You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

_______________________

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

ĐỀ TÀI
YẾU TỐ THU HÚT HỌC BỔNG NGOÀI NGÂN SÁCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Giảng viên hướng dẫn : Ths.


Mã lớp : INE1016 15

Hà Nội - 2023

0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
_______________________

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

ĐỀ TÀI
YẾU TỐ THU HÚT HỌC BỔNG NGOÀI NGÂN SÁCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Giảng viên hướng dẫn : Ths.


Mã lớp : INE1016 15

Hà Nội - 2023

0
THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã sinh Lớp Mã lớp học


viên phần
Khúc Thị Ngân Hà 22051021 QH 2022 E KTQT7 INE1016 15
Ma Thị Hà 22051024 QH 2022 E KTQT7 INE1016 15
Nguyễn Anh Quân 22052193 QH 2022 E KTQT7 INE1016 15
Đỗ Phương Anh 22050935 QH 2022 E KTQT7 INE1016 15
Nguyễn An Phương 22051787 QH 2022 E KTPT2 INE1016 15
Nguyễn Ngọc Minh Hà 22051671 QH 2022 E KTPT2 INE1016 15

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM

..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:..................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ:..........................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU:......................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................
2.1: Mục tiêu tổng quát:.............................................................................................

2
2.2: Mục tiêu cụ thể:...................................................................................................
2.2.1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng:......................................................................
2.2.2: Đánh giá mức độ thu hút:.................................................................................
2.2.3: Đề xuất cải thiện chính sách học bổng:............................................................
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:..........................................................................
3.1: Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................
3.2: Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................
3.2.1: Phạm vi thời gian:............................................................................................
3.2.2: Phạm vi không gian:.........................................................................................
3.2.3: Phạm vi nội dung:............................................................................................
4. Câu hỏi nghiên cứu:.............................................................................................
4.1: Câu hỏi tổng quan:..............................................................................................
4.2: Câu hỏi phụ:........................................................................................................
5. Giả thuyết nghiên cứu:.........................................................................................
5.1: Chất lượng đào tạo:.............................................................................................
5.2: Sinh viên UEB:....................................................................................................
5.3: Quyền lợi nhà tài trợ:..........................................................................................
5.4: Chính sách nhà nước:..........................................................................................
5.5: Mô hình liên quan:..............................................................................................
5.5.1: Mô hình lý thuyết đưa ra quyết định hợp lí:
6. Tổng quan nghiên cứu (Lịch sử nghiên cứu):....................................................
7. Khung khái niệm:.................................................................................................
7.1:Chất lượng đào tạo:..............................................................................................
7.2: Sinh viên UEB:....................................................................................................
7.3: Quyền lợi nhà tài trợ:..........................................................................................
7.4: Chính sách nhà nước:..........................................................................................
7.5: Khung khái niệm:................................................................................................
8. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................
8.1. Phương pháp định lượng:....................................................................................
8.2. Phương pháp định tính:.......................................................................................
9. Cấu trúc báo cáo dự kiến:....................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO:......................................................................................

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Mô hình lý thuyết đưa ra quyết định hợp lý


Hình 2: Khung khái niệm

3
PHẦN MỞ ĐẦU

4
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định cơ chế thu, quản lý học phí các
trường đại học và địa phương cả nước. Bộ đề nghị điều chỉnh lộ trình tăng học
phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81. Nghĩa là, mức
thu học phí vẫn thay đổi nhưng sẽ tăng ít hơn. Cụ thể, mức học phí năm học
2023-2024 sẽ bằng mức năm học 2022-2023 trong Nghị định 81. Mức trần học
phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm thường xuyên từ
năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 với khối ngành III: Kinh doanh và
quản lý, pháp luật có mức học phí như sau: năm học 2022-2023: 1.250 nghìn
đồng/sinh viên/tháng; năm học 2023-2024: 1.410 nghìn đồng/sinh viên/tháng;
năm học 2024-2025: 1.590 nghìn đồng/sinh viên/tháng; năm học 2025-2026:
1.790 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Theo đó, mức học phí tại nhiều trường Đại
học (ĐH) tăng phổ biến từ 10-20%.

Điều này cũng gây ra nhiều sự lo lắng cho các trường Đại học cũng như
các chuyên gia vì tỉ lệ sinh viên không nhập học dù đỗ vào các trường Đại học
tăng cao do mức học phí Đại học ngày càng tăng.. Kỳ thi tốt nghiệp THPTQG
năm 2023, có trên 660.200 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến. Số thi
sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống là 612.283 thí sinh. Tính đến 17 giờ ngày
08/09/2023, số thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 trên hệ thống 494.488 em. So
với số thí sinh trúng tuyển đợt 1, tỷ lệ xác nhận nhập học trực tuyến chiếm
80,8%. Như vậy, có 19,2% thí sinh trúng tuyển đợt 1 (trên 117.000 em) không
xác nhận nhập học, từ chối quyền trúng tuyển của mình (Theo “Trúng tuyển đại
học nhưng không nhập học: Chuyện không còn lạ” - Báo Kinh tế & Đô thị).

Việc tăng học phí đi kèm với tỉ lệ sinh viên không xác nhận nhập học
tăng khiến xã hội đặt ra nhiều nghi vấn về chất lượng nguồn lao động, thị
trường lao động sẽ biến động như thế nào, mức lương. Thậm chí vấn đề về tính
cách, đạo đức cũng được đem ra bàn luận. Tăng học phí cũng sẽ gây áp lực cho
sinh viên và phụ huynh. Bởi ngoài học phí, sinh viên phải trang trải rất nhiều
khoản như: thuê phòng trọ, ăn uống, đi lại, mua và sao in tài liệu học tập, học
thêm các học phần, chương trình phụ trợ khác. Trong khi đó, thu nhập của
những gia đình ngoại tỉnh ở nông thôn, công nhân lao động, buôn bán nhỏ còn
thấp nhưng phải chịu mức chi tiêu đắt đỏ khi cho con theo học tại những thành
phố lớn.

Có thể thấy nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì giáo dục sẽ dần
trở nên khó tiếp cận và sự phân hoá sẽ diễn ra sâu sắc. Cơ hội học Đại học và
nâng cao chất lượng sẽ dần bị thu hẹp. Do đó cần có các biện pháp hỗ trợ sinh
viên hiệu quả và thiết thực nhất. Biện pháp hữu hiệu và được áp dụng rộng rãi
nhất tại tất cả các quốc gia đó là hỗ trợ sinh viên về học bổng. Học bổng chính
là cơ hội mở rộng kiến thức và học hỏi cho sinh viên khi mà cách thức tiếp cận
các chương trình giáo dục đại học chất lượng cao còn đắt đỏ, hạn chế và thách
thức. Học bổng Nhà nước (học bổng chính phủ, học bổng ngân sách) và học
bổng ngoài ngân sách là hai dạng học bổng chính mà sinh viên nhận dược để

5
hỗ trợ một phần học phí, sinh viên cũng như khuyến khích tinh thần học tập
của sinh viên.

Dù Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, học bổng ngân sách luôn được
cấp phát cho các trường Đại học nhưng sinh viên vẫn ưu tiên lựa chọn học
bổng ngoài ngân sách để tránh rắc rối về mặt giấy tờ, thủ tục xin học bổng lâu
hay phải đợi xét duyệt hồ sơ từ 1-2 tháng. Cũng như sự ràng buộc của học bổng
ngân sách đến sinh viên khi phải cam kết làm đúng nghề trong khoảng thời
gian quy định.

Nhận thấy tình hình đó, nhóm tôi đã quyết định nghiên cứu về yếu tố thu
hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Việc
chọn đề tài "Yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN" đặt ra từ một sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề giáo dục và cơ hội
học bổng. Cá nhân nhóm tôi đã luôn đánh giá cao giáo dục và sự phát triển cá
nhân thông qua việc học tập. Trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng sinh viên,
tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của học bổng ngoài ngân sách trong việc tạo
điều kiện cho sinh viên phát triển không chỉ về mặt học thuật mà còn về khía
cạnh kỹ năng cá nhân và chuyên sâu nghề nghiệp.

Chọn đề tài này cũng đồng nghĩa với việc tôi muốn đóng góp vào cộng
đồng học thuật, chia sẻ thông tin hữu ích về cách các yếu tố khác nhau có thể
ảnh hưởng đến khả năng thu hút học bổng. Nghiên cứu này có thể không chỉ
mang lại lợi ích cho trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN mà còn cho những
người quan tâm đến việc tìm hiểu về cơ hội học bổng và cách nâng cao chất
lượng giáo dục.

Ngoài ra, đề tài này cũng đặt ra những thách thức nghiên cứu thú vị, như
việc phân tích tác động của các yếu tố như thành tích học tập, hoạt động xã hội,
và kỹ năng cá nhân, độ uy tín nhà trường và nhà tài trợ, quyền lợi, chính sách-
quy định nhà nước đối với việc thu hút học bổng. Tôi tin rằng qua quá trình
này, tôi sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được để đưa ra những đề xuất cụ
thể nhằm cải thiện chính sách học bổng tại trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, hỗ trợ nhà trường tìm kiếm, đưa ra và cải thiện học bổng, tạo ra
môi trường học tập tích cực.

Cuối cùng, lựa chọn này cũng phản ánh mong muốn cá nhân của nhóm
trong việc không chỉ là người học mà còn là người đóng góp tích cực cho sự
phát triển của cộng đồng giáo dục. Tôi hi vọng rằng thông qua bài tiểu luận
này, tôi có thể đưa ra những đối thoại cần thiết về tầm quan trọng của học bổng
ngoài ngân sách và làm nổi bật vai trò của nó trong việc thúc đẩy sự phát triển
bền vững của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

6
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích các yếu tố
thu hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ hội học bổng
mà nhà trường có thể cải thiện, đồng thời hiểu rõ những yếu tố quyết định đến
sự thành công của việc thu hút học bổng trong cộng đồng học thuật.

2.2 Mục tiêu cụ thể:


2.2.1: Phân tích yếu tố ảnh hưởng:
Mục tiêu đầu tiên là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu
hút học bổng. Các yếu tố này có thể bao gồm thành tích học tập, hoạt động xã
hội, kỹ năng cá nhân, và độ uy tín nhà trường và nhà tài trợ, quyền lợi, chính
sách-quy định nhà nước.

2.2.2: Đánh giá mức độ thu hút:


Mục tiêu thứ hai là đánh giá chất lượng của các loại học bổng mà trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được tài trợ từ ngoài ngân sách. Việc này bao
gồm việc xem xét các tiêu chí đưa ra trong học bổng, mức độ hỗ trợ tài chính,
và các điều kiện liên quan.

2.2.3: Đề xuất cải thiện chính sách học bổng:


Mục tiêu cuối cùng là đề xuất những cải thiện cụ thể đối với chính sách
học bổng tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Dựa trên kết quả phân tích
và đánh giá, nghiên cứu sẽ đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện quá trình xét
tuyển và chất lượng học bổng, nhằm tăng cường khả năng thu hút của trường
đối với nhà tài trợ..

Tóm lại, mục tiêu của nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về nguyên
nhân và kết quả của quá trình thu hút học bổng mà còn tạo ra những góc nhìn
chi tiết hơn để đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chính sách học
bổng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển học bổng ngoài ngân sách của
trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


3.1: Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng
ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế.

3.2: Phạm vi nghiên cứu:


3.2.1: Phạm vi thời gian:
Từ năm 2022 đến năm 2023. Phạm vi thời gian nghiên cứu được xác
định như vậy nhằm đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại
học Kinh tế. Trong giai đoạn 2022-2023, Trường Đại học Kinh tế đang có
nhiều chính sách thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách.
Nghiên cứu trong giai đoạn này sẽ giúp người nghiên cứu có được kết quả
nghiên cứu có tính thực tiễn cao.

7
3.2.2: Phạm vi không gian:
Trường Đại học Kinh tế và các nhà tài trợ, doanh nghiệp cung cấp học
bổng cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế. Đây là một trường đại học lớn, uy
tín, có nhiều mối quan hệ với các nhà tài trợ, doanh nghiệp. Nghiên cứu tại
trường Đại học Kinh tế sẽ giúp đánh giá được các yếu tố thu hút học bổng
ngoài ngân sách từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp một cách toàn diện và khách
quan.

3.2.3: Phạm vi nội dung:


Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng
nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế, bao
gồm:
-Chất lượng đào tạo của trường
-Sinh viên
-Quyền lợi nhà tài trợ
-Chính sách nhà nước

Phạm vi nội dung nghiên cứu được xác định như vậy nhằm đảm bảo tính
khoa học của nghiên cứu. Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động đến
việc thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách là các yếu tố
quan trọng nhất. Nghiên cứu về các yếu tố này sẽ giúp người nghiên cứu có
được kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao.

4. Câu hỏi nghiên cứu:


Nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết một số câu hỏi chính nhằm hiểu
rõ hơn về yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN. Các câu hỏi cụ thể như sau:

4.1: Câu hỏi tổng quan:


-Các yếu tố nào tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của
Trường Đại học Kinh Tế?
-Mức độ tác động của các yếu tố như thế nào?

4.2: Câu hỏi phụ:


-Yếu tố “chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế” có phải là yếu tố tác
động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế
không? Mức độ tác động như thế nào?
-Yếu tố “sinh viên Trường Đại học Kinh tế” có phải là yếu tố tác động đến việc
thu hút học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ
tác động như thế nào?
-Yếu tố “quyền lợi của nhà tài trợ” có phải là yếu tố tác động đến việc thu hút
học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ tác
động như thế nào?

8
-Yếu tố “chính sách nhà nước” có phải là yếu tố tác động đến việc thu hút học
bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ tác động
như thế nào?

Các câu hỏi nghiên cứu này được xác định dựa trên mục tiêu nghiên cứu
là nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh
nghiệp ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế. Các câu hỏi nghiên cứu
này cũng được xác định dựa trên phạm vi nghiên cứu của đề tài, bao gồm các
yếu tố liên quan đến nhà tài trợ, doanh nghiệp, sinh viên và Trường Đại học
Kinh tế.
Việc xác định các câu hỏi nghiên cứu một cách rõ ràng và cụ thể sẽ giúp
người nghiên cứu định hướng cho quá trình nghiên cứu và thu thập được các
dữ liệu cần thiết để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

5. Giả thuyết nghiên cứu:


5.1 Chất lượng đào tạo:
Theo Trần Khánh Đức (Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục). “Chất
lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng
về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề
của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các
ngành nghề cụ thể”

Chất lượng đào tạo và độ uy tín của nhà trường đóng rất quan trọng
trong việc quyết định lựa chọn hợp tác, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức tư
nhân. Một trường đại học có uy tín sẽ bao gồm các tiêu chí như: chất lượng
giáo dục, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, khả năng tạo
ra cơ hội nghề nghiệp, danh tiếng, chi phí và hỗ trợ tài chính,.... Chính vì vậy ta
đặt ra giả thuyết

Giả thuyết H1 (+): Chất lượng giáo dục tác động đến việc thu hút học bổng
ngoài ngân sách của UEB.

5.2 Sinh viên UEB:

Là những người trực tiếp nhận học bổng, tất nhiên sinh viên là một nhân
tố ảnh hưởng đến việc thu hút học bổng ngoài chính sách của các trường đại
học. Bên đối tác, nhà tài trợ có thể sẽ dựa vào điểm GPA trung bình của sinh
viên toàn trường, khả năng đạt học bổng, nhu cầu tìm kiếm học bổng của sinh
viên, chất lượng đầu ra,... để lựa chọn chỉ tiêu nhận học bổng cũng như trị giá
của học bổng. Ta có giả thuyết:

Giả thuyết H2 (+): Sinh viên UEB tác động đến việc thu hút học bổng ngoài
ngân sách của UEB

5.3 Quyền lợi nhà tài trợ:

9
Với việc đầu tư một số tiền lớn vào các trường đại học, các doanh nhân
có cơ hội quảng bá thương hiệu cá nhân lẫn doanh nghiệp. Ngoài ra, khi trở
thành một trong những mạnh thường quân của các trường đại học, họ có cơ hội
tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ với những cá nhân nổi bật, ban lãnh đạo hay
mạng lưới cựu sinh viên thành đạt của nhà trường. Điều này sẽ giúp họ mở
rộng kinh doanh và tăng lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp của mình.

Giả thuyết H3 (+) quyền lợi nhà tài trợ là yếu tố thu hút học bổng ngoài
ngân sách UEB

5.4 Chính sách nhà nước:


Theo James Anderson: Chính sách là một quá trình hành động có mục
đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn
đề mà họ quan tâm. Các chính sách nhà của nhà nước góp phần quan trọng
trong việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của UEB

Giả thuyết H4 (+) Chính sách nhà nước là yếu tố thu hút học bổng ngoài
ngân sách của UEB

5.6 Mô hình lý thuyết liên quan:


5.6.1 Mô hình lý thuyết ra quyết định hợp lý:

Hình 1: Mô hình lý thuyết ra quyết định hợp lý

Mô hình ra quyết định hợp lý đặt trên các giả định hợp lý, qua đó nhà tài
trợ đưa ra những lựa chọn thích hợp, tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ
những ràng buộc nhất định.Các giả định bao gồm vấn đề là rõ ràng, mục tiêu
không quá phức tạp và phải thực hiện được, sự ưu tiên là ổn định và không
thay đổi, giải pháp và kết quả được biết, không có ràng buộc về thời gian và chi

10
phí. Người ra quyết định hợp lý sẽ xác định vấn đề một cách cẩn thận và có
mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

6. Tổng quan nghiên cứu (Lịch sử nghiên cứu):

Nam Du (2022), “Chính sách học bổng hấp dẫn của các trường đại
học”, NXB BÁO KINH TẾ ĐÔ THỊ đã viết: “Bên cạnh việc tăng học phí thì
trong năm học 2022- 2023, các trường ĐH cũng có nhiều chính sách học bổng
hấp dẫn cùng cơ chế hỗ trợ tài chính hợp lý vừa để thu hút sinh viên giỏi, vừa
là động lực, khuyến khích sinh viên nỗ lực vươn lên trong học tập.Giám đốc
ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa ký quyết định triển khai Chương trình
học bổng cho các ngành khoa học cơ bản từ năm học 2022 - 2023 nhằm thu hút
học sinh giỏi, xuất sắc vào chương trình ươm tạo nhà khoa học của ĐHQG Hà
Nội .Theo đó, có 18 ngành triển khai chương trình học bổng, trong đó Khoa
học Tự nhiên gồm 9 ngành: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý tự
nhiên, Địa chất học, Tài nguyên và môi trường nước, Hải dương học, Công
nghệ kĩ thuật hạt nhân. Khoa học Xã hội gồm 9 ngành: Văn học, Lịch sử, Triết
học, Tôn giáo học, Chính trị học, Nhân học, Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Hán
Nôm.Theo quyết định này, mỗi ngành sẽ có tối thiểu 5 suất học bổng trong một
khóa học. Số suất học bổng hàng năm do hiệu trưởng quyết định tùy thuộc vào
số lượng và chất lượng hồ sơ ứng tuyển. Mức học bổng bao gồm miễn học phí
và bố trí chỗ ở trong ký túc xá cho cả khóa học (4 năm học), hỗ trợ sinh hoạt
phí tối thiểu 2 triệu đồng/tháng trong năm thứ nhất và các năm tiếp theo nếu
duy trì được học lực loại giỏi trở lên.Bên cạnh đó, sinh viên được ưu tiên xét và
nhận các học bổng khác, có mức hỗ trợ cao hơn của ĐHQGHN nếu đáp ứng
yêu cầu. Sinh viên được nhận tham gia chương trình Ươm tạo nhà khoa học,
được phân công nhà khoa học đỡ đầu, tham gia nghiên cứu khoa học, hoạt
động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế trong suốt quá trình học.’

ThS. Nguyễn Đình Hưng (Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), “Bài học kinh nghiệm về tự chủ tài chính ở
một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam”, NXB Báo Tạp chí
Công thương viết: “Qua nghiên cứu cho thấy mô hình TCTC hiện đang là xu
hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở mỗi nước cách thức
tự chủ cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, điều kiện kinh tế của nước đó,
nên khó có thể lựa chọn mô hình TCTC khuôn mẫu để áp dụng cho các quốc
gia; dù mô hình đó được đánh giá là ưu việt, nhưng cũng cần phải chọn lọc,
xem xét kỹ lưỡng và đặc biệt không nên rập khuôn bê nguyên mô hình để học
tập. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, TCTC tạo ra
những cơ hội, nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội
nói chung và GDĐH nói riêng. Để phát triển GDĐH theo đúng với mục tiêu, sứ
mạng, tầm nhìn của nó, cần có được cơ chế tài chính, nguồn lực tài chính phù
hợp, theo đó là sự phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, cần

11
phải thay đổi tư duy về trông chờ vào NSNN đầu tư ở các cơ sở GDĐH công
lập; thay vào đó là tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách tài chính, nhằm
tăng cường trao quyền TCTC gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, trách nhiệm
giải trình, huy động nguồn lực tài chính từ nhiều đối tượng khác nhau, giảm
dần kinh phí từ NSNN cấp. Từ những nghiên cứu về kinh nghiệm các trường
đại học tại một số quốc gia trên thế giới và các cơ sở GDĐH công lập tại Việt
Nam về cơ chế TCTC đã tổng hợp, rút ra được một số nội dung đề xuất nhằm
đẩy mạnh tự chủ tài chính tại các cơ sở GDĐH công lập”.

Bài NCKH “Nghiên cứu phương thức tự tài trợ tại các cơ sở giáo dục
đại học công lập được tự chủ ở Việt Nam”của TS. Ngô Thu Giang - Nguyễn
Tài Phương có viết: “Bài nghiên cứu phân tích kinh nghiệm thực tiễn về quản
lý tài chính tại các trường đại học trên thế giới và thực trạng quản lý tài chính
tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, rà soát các nguồn thu/nguồn vốn huy
động trong điều kiện tự chủ, đánh giá tính khả thi, bền vững của các nguồn
thu/nguồn vốn huy động. Kết quả phân tích cho thấy, cơ sở giáo dục đại học có
thể huy động 6 nguồn vốn/nguồn thu, cụ thể là: Ngân sách nhà nước, học phí,
tài trợ, dịch vụ hỗ trợ, hợp tác tư vấn, nghiên cứu khoa học và hoạt động đầu
tư. Tuy nhiên có ba nguồn vốn/nguồn thu có tính bền vững, kỳ hạn dài và lãi
suất huy động linh hoạt là là học phí, dịch vụ hỗ trợ và đầu tư. Dựa trên kết quả
phân tích, nghiên cứu đề xuất các phương thức để huy động từ ba nguồn vốn và
nguồn thu này.

Nghiên cứu “Preliminary data of the biodiversity in the area” của


Birutė Pranevičienė, Aurelija Pūraitė, (2010) đánh giá về tính hiệu quả của
nguồn vốn nhà nước tài trợ cho các trường đại học và đề xuất mô hình tài chính
cho các trường đại học công lập theo định hướng tự chủ tài chính. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tổ chức tài chính của các trường đại học cần phù hợp với
mục tiêu đào tạo và nghiên cứu, cụ thể là đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguyên
tắc tổ chức tài chính phải là sự có mặt, đóng góp và can thiệp của các bên là (1)
các nhà đầu tư nước ngoài với hình thức đầu tư dự án, tài trợ cho các hoạt động
nghiên cứu; (2) Hộ gia đình với hình thức ký cam kết với trường đại học các
hợp đồng đào tạo, (3) Các chủ thể kinh tế trong nước hoặc trong nội bộ trường
dưới hình thức cung ứng các dịch vụ hoặc đầu tư các dự án và các hợp đồng
nghiên cứu; (4) Nhà nước với vai trò cung ứng vốn ngân sách nhà nước, quản
lý nhà nước về các chương trình đào tạo, đầu tư dự án và các hoạt động nghên
cứu.

Bên cạnh nguồn thu bền vững từ đầu tư, . K. Sudha Rao (2002) với hai
bài nghiên cứu “Self-financed courses in the Universities and Colleges”,
“National Institute of Educational Plannning and Administration, India” đề
xuất cung ứng các khóa học theo yêu cầu. Có 78% trường đại học tại Ấn Độ đã
coi đây là nguồn thu đầu tiên, có khả thi và cơ bản nhất. Các khóa học được tổ
chức dựa trên quan điểm “chia sẻ chi phí” toàn bộ và một phần với người học.
Mục tiêu đào tạo là kỹ năng và chuyên môn nghề, được xã hội và các cơ quan
quản lý nhà nước ủng hộ. Như vậy, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy cần

12
thay đổi tổ chức tài chính, tăng cường sự tham gia của các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước, của xã hội dưới hình thức chia sẻ chi phí của các hộ gia đình và
sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các hình thức thu hút nguồn thu phải hướng tới
phục vụ và kết nối chặt chẽ với nhu cầu xã hội về giáo dục.

7. Khung Khái niệm


7.1. Thứ nhất, chất lượng học tập của nhà trường:
Chất lượng đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động
đến việc thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách của
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nhà tài trợ thường có xu hướng muốn
hợp tác với các trường đại học có chất lượng đào tạo cao, có thể đào tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

7.2.Thứ hai, sinh viên UEB:


Sinh viên là đối tượng trực tiếp thụ hưởng học bổng của các nhà tài trợ,
doanh nghiệp. Các nhà tài trợ, doanh nghiệp thường quan tâm đến các sinh viên
có thành tích học tập tốt, có định hướng nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề
mà nhà tài trợ, doanh nghiệp hoạt động.

7.3.Thứ ba, quyền lợi nhà tài trợ:


Các nhà tài trợ, doanh nghiệp tài trợ học bổng cho sinh viên thường
mong muốn nhận được các quyền lợi nhất định từ các chương trình học bổng.
Các quyền lợi này có thể bao gồm:
-Được quảng bá thương hiệu
-Được kết nối với sinh viên tài năng
-Được tham gia các hoạt động của trường đại học

7.4.Thứ tư, chính sách nhà nước.


Chính sách nhà nước là một yếu tố quan trọng tác động đến việc thu hút
học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách của Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội. Các chính sách nhà nước có thể bao gồm:
-Chính sách khuyến khích các nhà tài trợ, doanh nghiệp tài trợ học bổng
-Chính sách hỗ trợ các trường đại học trong việc quản lý và sử dụng học bổng

13
Hính 2: Khung khái niệm

8. Phương pháp nghiên cứu:


8.1. Phương Pháp Định Lượng:
-Bảng Điểm và Thống Kê: Phương pháp này sẽ sử dụng dữ liệu từ bảng điểm
của sinh viên, điểm đạt được từ các hoạt động ngoại khóa, và điểm số của các
học bổng mà sinh viên đã nhận được. Sự phân tích thống kê sẽ giúp xác định
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố học tập đối với khả năng thu hút học bổng.
-Khảo Sát Trực Tuyến: Một cuộc khảo sát trực tuyến sẽ được tiến hành để thu
thập ý kiến của các nhà tài trợ đã và đang đồng hành cùng trường về việc cung
cấp học bổng, các yêu cầu và tiêu chí về chất lượng, độ uy tín, cam kết của nhà
trường. Dữ liệu từ cuộc khảo sát sẽ được phân tích bằng các phương pháp
thống kê mô tả và phân tích nhóm.

8.2. Phương Pháp Định Tính:


-Phỏng Vấn: Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành với sinh viên, ban lãnh đạo
nhà trường và nhà tài trợ đã và đang đồng hành cùng nhà trường để hiểu rõ
hơn về trải nghiệm và quan điểm của họ. Phỏng vấn sẽ tập trung vào việc xác
định những yếu tố mà nhà tài trợ yêu cầu và nhận xét về hiệu quả của chính
sách học bổng hiện tại.
-Phân Tích Nội Dung: Dữ liệu từ cuộc phỏng vấn và các tài liệu chính sách liên
quan đến học bổng, các báo cáo, số liệu, các nghiên cứu trước đây về học bổng
sẽ được phân tích bằng phương pháp phân tích nội dung để truy xuất những
khái niệm và xu hướng xuất hiện trong ý kiến và thông tin thu thập được. Phân
tích này sẽ giúp xác định những điểm mạnh và yếu của chính sách học bổng
hiện tại và đề xuất những cải thiện cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp này nhằm mang lại cái nhìn đầy đủ và
sâu sắc về yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế -

14
ĐHQGHN, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm cải thiện chính sách và tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên.

9. Cấu trúc báo cáo dự kiến:


Chương 1: Lý Thuyết Cơ Sở:
1.1. Giới Thiệu
1.1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu
1.2. Tổng Quan Lịch Sử Nghiên Cứu
1.2.1. Các nghiên cứu trước đây về yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách
1.2.2. Đóng góp của những nghiên cứu trước đó
1.3. Khung Khái Niệm
1.3.1. Định nghĩa yếu tố thu hút học bổng
1.3.2. Mô tả khung khái niệm
Chương 2: Thực Trạng Thu Hút Học Bổng tại Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN:
2.1. Mục Tiêu Nghiên Cứu
2.2. Phương Pháp Nghiên Cứu
2.2.1. Phương pháp hỗn hợp định lượng và định tính
2.2.2. Mô tả phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
2.3. Phân Tích Yếu Tố Học Tập
2.4. Đánh Giá Chất Lượng Học Bổng
Chương 3: Giải Pháp và Đề Xuất:
3.1. Tóm lược các điểm chính từ phần thực trạng
3.2. Đề Xuất Cải Thiện Chính Sách Học Bổng
3.2.1. Những đề xuất cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu
3.2.2. Các biện pháp để tối ưu hóa chính sách học bổng
3.3. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo dựa trên những thách thức và hạn
chế của nghiên cứu hiện tại
Chuơng 4: Kết Luận:
TÓM LƯỢC LẠI CÁC ĐIỂM CHÍNH CỦA BÁO CÁO:
ĐÁNH GIÁ SỰ QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu nước ngoài:


1. Times Higher Education - World University Ranking.
2. Federal state funding higher education
3. “Cải cách tài chính tiểu bang cho đào tạo đại học công như thế nào” -
Donald E. Heller,
4. Loi relative aux libertés et responsabilités des universités
5.”Tự chủ Đại học: Thực trạng và giải pháp cho Đại học Việt Nam” -
Sinvienusa.org.com
6. “Học phí các trường Đại học ở Hàn quốc” - Koreanet
7. “Preliminary data of the biodiversity in the area” của Birutė Pranevičienė,
Aurelija Pūraitė, (2010)
8. “National Institute of Educational Plannning and Administration, India”.
K. Sudha Rao (2002)
9. “Self-financed courses in the Universities and Colleges”, K. Sudha Rao
(2002)
10.”Chính sách giáo dục đại học công (tiểu Bang và Liên Bang)” NXB ĐH
Johns Hopkins, Tái bản lần 2, 2011 - Arthur M. Hauptman

Tài liệu trong nước:

16
1. “Trúng tuyển đại học nhưng không nhập học: Chuyện không còn lạ” - Báo
Kinh tế & Đô thị)
2. . Giáo dục khuyến học - Báo dân trí
3. “Bài học kinh nghiệm về tự chủ tài chính ở một số cơ sở giáo dục đại học
trên thế giới và ở Việt Nam”, NXB Báo Tạp chí Công thương
4. “Đại học trên thế giới và ở Việt Nam”, NXB Báo Tạp chí Công thương,
5. “Giao quyền tự chủ đại học: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc” - Đặng Văn Huấn
6. Tự chủ Đại học không phải chiêc đũa thàn - Vietnamnet
7. Ba công khai - Neu.edu.vn
8. “Chính sách học bổng hấp dẫn của các trường đại học”, NXB BÁO KINH
TẾ ĐÔ THỊ - Nam Du (2022),
9. “Trường Quốc tế trao 35 tỷ đồng học bổng cho sinh viên”, NXB
VNEXPRESS - Khánh Hạ (2023),

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
SV: sinh viên
ĐH: đại học
TCTC: tự chủ tài chính
NXB: nhà xuất bản
GDĐH: giáo dục Đại học
NSNN: ngân sách nhà nước
NCKH: nghiên cứu khoa học
ĐHQG: Đại học Quốc gia
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội

17

You might also like