You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

ĐỀ ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2020 – 2021


(Đề thi gồm 03 trang) Môn: HÓA HỌC – LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (2 điểm)
1. Tại sao khi bón nhiều phân đạm amoni ((NH4)2SO4) thì đất dễ bị chua?
2. Trong phòng thí nghiệm, khí cacbonđioxit điều chế bằng cách cho đá vôi
tác dụng với axit clohiđric mà không dùng dung dịch H 2SO4 loãng? Giải thích
và viết phương trình hóa học minh họa?
3. Từ ơgenol có trong tinh dầu hương nhu, người ta điều chế được
metylơgenol là chất dùng để dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích thành phần
nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C= 74,16%. %H = 7,86%, còn lại là oxi.
Metylơgenol có tỉ khối hơi so với không khí là 6,13794. Xác định công thức
phân tử của metylơgenol.
Câu 2: (2 điểm)
Chỉ dùng thêm dung dịch HCl hãy nhận biết các dung dịch sau bằng
phương pháp hóa học: NaCl, AgNO3, KOH, Fe(NO3)2, NH4NO3, Zn(NO3)2,
NaNO3, AlCl3. Viết phương trình hóa học minh họa?
Câu 3: (1,5 điểm)
Trong 3 chén sứ A, B,C mỗi chén đựng một muối nitrat. Nung 3 chén ở
nhiệt độ cao trong không khí đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó làm nguội
chén, nhận thấy:
- Trong chén A không còn dấu vết gì nữa.
- Nếu cho dung dịch axit clohiđric vào chén B thấy có khí thoát ra.
- Trong chén C còn lại chất rắn màu nâu đỏ.
Hỏi ba chén A, B, C có thể chưa muối nào. (mỗi chén hãy chọn 2 chất phù hợp
với các hiện tượng trên). Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 4: (2 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng minh họa khi:
1. Cho từ từ dung dịch NH4Cl đến dư vào dung dịch NaAlO 2, rồi đun
nóng.
2. Cho từ từ dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch Na2CO3.
3. Sục khí Stiren đến dư vào dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
4. Sục khí propin vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 5: (2,5 điểm)
Cho 9,1 gam hỗn hợpX gồm (Al, Cu) tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm
2 axit là H2SO4 và HNO3 đặc, đun nóng, lượng axit lấy dư 10% so với lượng
phản ứng. Sau phản ứng thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y màu nâu gồm 2
khí, tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 29, và dung dịch Z chứa muối của 2 kim
loại và axit dư.
1. Tính phần trăm khối lương của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

NAC_HSG11_HOA_01
2. Tính khối lượng muối trong dung dịch Z.
3. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH aM vào dung dịch Z, thấy khi thể tích dung
dịch NaOH đạt 600 ml thì kết tủa thu được là cực đại. Tính a và khối lượng kết
tủa thu được khi thể tích dung dịch NaOH cho vào là 656,4 ml.
Câu 6: (2 điểm)
Cho luồng hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau khi loại hết hơi nước thu được
hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2. Trộn hỗn hợp X với O2 dư vào bình kín có
dung tích không đổi được hỗn hợp A ở nhiệt độ 0 0C, áp suất p1. Đốt cháy hoàn
toàn A rồi đưa về nhiệt độ 0 0C thì áp suất trong bình là p 2 = 0,5p1, thu được hỗn
hợp khí B. Nếu cho NaOH rắn vào bình để hấp thụ hết CO 2, còn lại một kí duy
nhất thì áp suất trong bình là p3 = 0,3p1 (nhiệt độ 00C). Tính % thể tích các khí
trong A.
Câu 7: (1,5 điểm)
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa 41,575 gam gồm các chất
HCl, MgCl2, AlCl3. Tiến trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau:

Tính giá trị của a?


Câu 8: (2,5 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm etan, eten, propin. Cho 6,12 g X vào dung dịch AgNO3 dư
có NH3, thu được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác, 2,128 lít X (đktc) phản ứng với
dung dịch Br2 1M thấy dùng hết 70 ml dung dịch (tạo sản phẩm no). Tính khối
lượng của mỗi chất trong X?
2. Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn m gam isobutan, thu được hỗn hợp
A gồm 2 hidrocacbon. Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan
11,2 gam Br2 thì thấy dung dịch mất màu hoàn toàn và có 2,912 lít khí (đktc)
thoát ra khỏi bình brom, khí này có tỉ khối so với CO2 bằng 0,5. Tính giá trị của
m?
Câu 9: (2 điểm)
Hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và hiđro. Cho 7,84 lít X đi qua
chất xúc tác Ni, nung nóng, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn Y đi qua dung
dịch KMnO4 thì màu của dung dịch bị nhạt và thấy khối lượng bình tăng thêm
2,80 gam. Sau phản ứng, còn lại 4,48 lít hỗn hợp khí Z có tỷ khối so với hiđro là
20,25. Các khí cùng đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của các khí có trong hỗn
hợp Y.

NAC_HSG11_HOA_01
Câu 10: (2 điểm)
Một hỗn hợp A gồm R2CO3, RHCO3 và RCl. Cho 23,685 gam A tác dụng hết
với V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch B và 4,032 lít khí (đktc). Chia
B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: trung hòa bằng 10 ml dung dịch KOH 2M vừa đủ.
- Phần II: tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,005 gam kết
tủa.
Xác định R và tính V?
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;K=39 Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl
= 35,5; P = 31; Ca = 40; Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108; I
= 127; Ba = 137, Mn =55.
-----------------HẾT--------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học).
- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
- Họ và tên thí sinh…………………………………… Số báo danh…………………

NAC_HSG11_HOA_01
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2019 – 2020
ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn: HÓA HỌC – LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Ý Nội dung Điểm


Câu
2,0
1
+¿¿
1 Khi hòa tan trong nước, các muối amoni phân li ra các ion NH 4 có tính
axit, chính ion này đã làm cho đất bị chua. Vì vậy khi bón phân đạm 0,25
amoni cần chú ý bón đúng liều lưỡng và nên bón ở những vùng đất đã
được khử chua.
+¿¿ ¿
Phương trình phân li: (NH4)2SO4  2 NH 4 + SO2−¿
4 0,25
+¿¿ +¿¿
NH 4 + H2O  NH3 + H 3 O

2 - Khi cho CaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4, xảy ra phản ứng:
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4↓ + CO2 + H2O. 0,25
- CaSO4 sinh ra bao quanh CaCO3, ngăn cản tác dụng của CaCO 3 với
H2SO4, làm cho lượng CO2 sinh ra ít. Do đó, người ta dùng dung
dịch HCl để hòa tan CaCO3 điều chế CO2: 0,25
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
3 Khối lượng phân tử của metylơgenol là: M = 6,13794 × 29 = 178 g/mol

0,5

0,5

Câu
2,0
2
- Nhỏ dung dịch HCl lần lượt vào từng ống nghiệm chứa các dung
dịch trên, nếu thấy:
+ Có kết tủa trắng là AgNO3.
0,25
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
+ Có sủi bọt khí, dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ là : Fe(NO3)2
Fe2+ + NO3- + H+ → Fe3+ + NO + H2O. 0,25
+ Không có hiện tương là : NaCl, KOH, NH4NO3, Zn(NO3)2, AlCl3,
NaNO3. (nhóm I)
- Dùng dung dịch AgNO3 nhận biết các dung dịch nhóm I :

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm
+ Có kết tủa đen là KOH.
2AgNO3 + 2KOH → Ag2O + 2KNO3 + H2O 0,25
+ Có kết tủa trắng là NaCl, AlCl3 (nhóm II).
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
0,5
AlCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl + Al(NO3)3
+ Không hiện tượng là : NH4NO3, Zn(NO3)2, NaNO3. (nhóm III).
- Đung KOH nhận biết nhóm II:
+ Xuất hiện kết tủa keo trắng, tan trong KOH dư là AlCl3.
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O 0,25
+ không hiện tượng là NaCl.
- Dùng KOH nhận biết nhóm III :
+ Có khí mùi khai là NH4NO3. 0,25
NH4NO3 + KOH → KCl + NH3 + H2O.
+ Có kết tủa trắng, tan trong KOH dư là Zn(NO3)2.
Zn(NO3)2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2KNO3
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O 0,25
+ Không hiện tượng là NaNO3.
Câu
1,5
3
0,25
Chén A không còn dấu vết chứng tỏ muối đã nhiệt phân chuyển hết thành
thể hơi và khí, do đó muối là Hg(NO3)2 , NH4NO3 0,25
Hg(NO3)2 Hg + 2NO2 + O2
Hoặc NH4NO3 N2O + 2H2O
Sản phẩm sau nhiệt phân muối ở chén B tác dụng với HCl cho khí không 0,25
màu chứng tỏ muối ban đầu là muối nitrat của kim loại Ba(NO3)2,
Ca(NO3)2
Ca(NO3)2 Ca(NO2)2 + O2 0,25
Hoặc Ba(NO3)2 Ba(NO2)2 + O2
Ca(NO2)2 + 2HCl  CaCl2 + 2HNO2
Hoặc Ba(NO2)2 + 2HCl  BaCl2 + 2HNO2
3HNO2  HNO3 + 2NO + H2O 0,25
Chén C chứa muối nitrat của sắt (II): Fe(NO3)2 hoặc Fe(NO3)3 0,25
4Fe(NO3)2 2Fe2O3(Nâu) + 8NO2 + O2
4Fe(NO3)3 2Fe2O3(Nâu) + 12NO2 + 3O2

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm

Câu
2,0
4
a) Có khí mùi khai thoát ra, xuất hiện kết tủa keo trắng
NaAlO2→ Na+ + AlO2- (1)
NH4Cl → NH4+ + Cl- (2)
NH4 + H2O  NH3 + H3O+ (3)
+

Khi đun nóng khí NH3 mùi khai bay hơi, cân bằng (3) chuyển dịch sang
phải, xảy ra phản ứng (4):
AlO2- + H3O+ → Al(OH)3↓ (4) 0,5
Xuất hiện kết tủa keo trắng.
b) Xuất hiện sủi bột khí không màu và có kết tủa trắng không tan trong
KHSO4 dư:
2KHSO4 + CaCO3 → CaSO4↓ + K2SO4 + CO2 + H2O 0,5
c) - Dung dịch KMnO4 mất màu, xuất hiện kết tủa màu nâu:
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH +
2MnO2↓ + 2KOH 0,5
d) Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt:
Hoặc: CH3-C≡CH + AgNO3 + NH3 →CH3-C≡CAg↓ + NH4NO3 0,5

Câu
2,5
5
1 - Khí Y có màu nâu nên trong Y có khí NO2.
- MY = 29× 2 = 58> 46 → khí còn lại là SO2 (M=64).
PTHH:
Al + 6H+ + 3NO3- → Al3+ + 3NO2 + 3H2O (1)
+ - 2+
Cu + 4H + 2NO3 → Cu + 2NO2 + 2H2O (2)
+ 2- 3+
2Al + 12H + 3SO4 → 2Al + 3SO2 + 6H2O (3) 0,25
Cu + 4H+ + SO42- → Cu2+ + SO2 + 2H2O (4)
Có: nY= 0,3 mol, MY = 58 0,25
- Đặt nAl = x mol; nCu = y mol.
Ta có :
Al0 → Al3+ + 3e NO3- + 2H+ + 1e→ NO2 + H2O 0,25
Cu0 → Cu2+ + 2e SO42- + 4H+ + 2e → SO2 + 2H2O
3x + 2y = 0,5 (mol) (5)
MX = 27x + 64y = 9,1 (gam) (6)
Từ (5) và (6): x= 0,1 mol, y= 0,1 mol.
%Al = 29,67%, %Cu = 70,33%. 0,25
2 Dung dịch Z chứa: H+, Al3+, Cu2+, có thê có 1 hoặc cả 2 ion NO3-, SO42-.

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm

+ Nếu Z chỉ chứa muối sunfat:


0,25
mmuối = mkl + tạo muối = 9,1 + 0,25×96= 33,1 (gam)
+ Nếu Z chỉ chứa muối nitrat: 0,25
mmuối = mkl + tạo muối = 9,1 + 0,5×62 = 40,1 (gam)
Vậy: 33,1 gam< mmuối< 40,1 gam 0,25

3 Phương trình ion rút gọn:


H+ + OH- → H2O
0,1mol 0,1 mol
3+
Al + 3OH- → Al(OH)3
0,1 mol 0,3 mol 0,1 mol 0,25
2+ -
Cu + 2OH → Cu(OH)2
0,1 mol 0,2 mol 0,2 mol
Al(OH)3 + OH → AlO2- + 2H2O (7)
-

- Khối lượng kết tủa đạt cực đại khi chưa xảy ra phản ứng (7)
0,25
= 0,6 mol a= 0,6: 0,6 = 1(M)

- Khi =0,6564 mol thì xảy ra phản ứng (7):

Khối lượng kết tủa thu được là:


0,2×98 + (0,1- 0,0564)×78 = 23,0008 (gam) 0,25

Câu
2,0
6
- Cho hơi nước qua than nóng đỏ:
C + H2O → CO + H2 (1)
C + 2H2O → CO2 + 2H2 (2)
- Đốt cháy A:
0,25
2CO + O2 → 2CO2 (3)
2H2 + O2 → 2H2O (4)
- Hấp thụ CO2 bằng NaOH:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (5)
Giả sử hỗn hợp X gồm 1 mol khí, trong đó có x mol CO, y mol CO2. 0,25
Từ (1) và (2): X có (x + 2y) mol H2.
Vì p2 = 0,5p1 nên sau khi cháy số mol khí giảm một nửa :
Từ (3) và (4) ta có số mol các khí trong B:
0,25

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm

2x + 3y = 0,5 (I) 0,25


Vì p3 = 0,3p1 , từ (5) số mol CO2 bị hấp thụ = 0,5- 0,3 = 0,2 (mol). 0,25
Số mol CO2 trong B là: x + y = 0,2 (mol) (II)
0,25
Từ (I) và (II) có: x= 0,1 mol ; y = 0,1 mol.
0,25
Vậy: %V CO2 = %V CO =
%V H2 = 10 + 2×10 = 30% 0,25
%V O2 = 50%
Câu
1,5
7
Gọi số mol của MgCl2 và AlCl3 lần lượt là x và y. Ta có đồ thị sau:

0,25

Ta có PTHH:
H+ + OH- → H2O
Mg2+ + 2OH-→ Mg(OH)2↓ 0,25
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O
+ Từ đồ thị suy ra Ta có:

0,5

Câu
2,5
8
1 Gọi x, y, z lần lượt là số mol của C 2H6, C2H4, C3H4 trong 6,12 gam hỗn
hợp X.
Ta có: mX = 30x + 28y + 40z = 6,12 (g) (1) 0,25

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm
CH3-C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3-C≡CAg + NH4NO3
z mol z mol

→ z= , thay vào (1) ta được: 30x + 28y = 4,12 (2)

0,25
Có : ;
Gọi kx, ky,kz lần lượt là số mol của C2H6, C2H4, C3H4 trong 2,128 lít X.
→ k(x + y + z) = 0,095 (mol) (3)
C2H4 + Br2 → C2H4Br2 0,25
ky ky
C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4
kz 2kz
→ k(y + 2z) = 0,07 (4)
0,25

Từ (3) và (4) ta có :
→ 14x – 5y = 1,2 (5)
0,25
Từ (2) và (5) : x = 0,1 mol ; y = 0,04 mol

0,25
Vậy :
2 - Hỗn hợp khí A dẫn qua bình đựng dung dịch Br , thì thấy dung dịch Br
2 2
mất màu hoàn toàn. Vậy khí đi ra khỏi bình Br 2 gồm ankan, có thể có
anken dư.
0,25
- Ta có :
→ anken còn dư sau khi ra khỏi bình Br 2 ; phản ứng crackinh xảy ra theo
phương trình :
C4H10 CH4 + C3H6 0,25
C3H6 + Br2 → C3H6Br2
0,07 0,07

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm
Vậy: 0,25
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
= 0,07×42 + 2,86 = 5,8 (g) 0,25
Câu
2,0
9
Vì hỗn hợp Y làm nhạt màu dung dịch KMnO 4 nên Y có anken dư và H 2
hết
0,25
0,35 mol X (H2, CxH2x, CyH2y+2) 0,3 mol Y (CxH2x, CxH2x+2, CyH2y+2) 0,25
0,3 mol Y 0,2 mol Z (CxH2x+2, CyH2y+2). 0,25

n
0,25

0,25
CxH2x là C2H4.
0,25

0,25
mZ= 0,2×40,5=0,1×30 + 0,15(14y + 2)
0,25
y = 3 Vậy : CyH2y+2 là C3H8

Câu
2,0
10
- Gọi x,y,z lần lượt là số mol của R2CO3, RHCO3, RCl (x,y,z>0).
- PTHH :
R2CO3 + 2HCl → 2RCl + CO2 + H2O (1)
RHCO3 + HCl → RCl + CO2 + H2O (2)
Dung dịch B chứa: RCl, HCl dư. Chia B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: HCl + KOH → KCl + H2O (3)
- Phần II: HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 (4) 0,25
RCl + AgNO3 → AgCl + RNO3 (5)

Từ (3):
0,25

NAC_HSG11_HOA_01
Câu Ý Nội dung Điểm

Từ (4) và (5):
Từ (1) và (2):
0,25

(6)

(7)
Có: mA = (2R + 60)x + (R + 61)y + (R + 35,5)z = 24,14 (gam)
0,25
→ 0,42R + 60x + 61y + 35,5z = 23,685 (8)
Lấy (7) - (6) ta được : x + z = 0,24 → z = 0,24 - x ; y = 0,18 – x.
0,25
Thay vào (8) ta được : 0,42R – 36,5x = 4,64 →

Có: 9,96 < R <30,8.


0,25
Vậy R là Na (R= 23, R hóa trị I)
- nHCl = 2x + y + 0,04 = 0,37 (mol)
0,5
VHCl =

-----------------HẾT--------------

NAC_HSG11_HOA_01

You might also like