You are on page 1of 2

Lập luận 2:

Học thêm sẽ giúp cho trẻ củng cố lại những nội dung và kiến thức đã được học trên lớp, qua
đó giúp trẻ có thể nắm vững các kiến thức đã học trên lớp hơn và không quên đi những bài
học quan trọng. Vì thời gian học trên lớp là không đủ (cấp 1- 35 phút/ tiết) để cho các em có
thể hiểu, tiếp thu hết được những kiến thức mà giáo viên đã giảng dạy và trong một lớp học
có rất đông các em học sinh nên giáo viên cũng không thể nào đảm bảo được rằng tất cả các
em học sinh đều có thể hiểu hết những kiến thức mà mình đã giảng dạy. Và giáo viên cũng
không có thời gian cho việc tìm hiểu hoặc hỏi thăm rằng có em nào chưa hiểu bài hay không
để có thể giảng lại cho các em được, nên sẽ có một số em không hiểu bài bị bỏ sót lại. Với
việc không thể hiểu bài cứ lặp đi, lặp lại có thể từ bài này qua bài khác quá nhiều lần và có
nhiều kiến thức mà các em không hiểu sẽ làm cho trẻ bị mất đi một số khiến thức căn bản cần
có. Nên việc học thêm sẽ vô cùng cần thiết đối với những em học chậm, chưa thể ghi nhớ hết
được những kiến thức qua một buổi học trên lớp. Hỗ trợ được cho trẻ trong các môn học mà
mình còn yếu, bởi không phải lúc nào thì con trẻ cũng giỏi và tiếp thu được hết nội dung bài
trong mọi môn học. Lớp học thêm sẽ giúp trẻ khắc phục được những khó khăn và vượt qua
được những rào cản trong môn học đó. Trẻ em có thể sẽ không trở nên xuất sắc trong một
môn học mà mình yếu nhưng ít nhất thì trẻ có thể nắm vững được những kiến thức nền tảng
trong môn học này.
Dẫn chứng: Các nghiên cứu về tác động của dạy thêm, học thêm tại Việt Nam. Các tác giả
đã nhìn nhận một cách khách quan về những tác động tích cực của dạy thêm, học thêm như
sau. Một trong những khía cạnh tích cực của việc học thêm là bổ sung thêm kiến thức cho học
sinh, giúp học sinh nâng cao lực học sau một thời gian rèn luyện, giúp các em học yếu theo
kịp các bạn học của mình, giúp những em học giỏi đạt được trình độ cao hơn. Chương trình ở
nhà trường chỉ nhắm đến việc đạt những yêu cầu chung cho tất cả học sinh, hầu như sẽ không
bao giờ có đủ điều kiện để đáp ứng các đặc điểm về năng khiếu, sở thích hoặc nguyện vọng
nghề nghiệp của từng em. Việc tổ chức dạy và học thêm là để bù vào khoảng trống này. Học
sinh yếu sẽ được bổ trợ, củng cố kiến thức còn hổng, thiếu để đảm bảo việc học ở lớp mà
không bị tụt lại phía sau. Học sinh có năng khiếu sẽ được nâng cao năng lực, đáp ứng những
nhu cầu, mục tiêu học tập lớn hơn như đạt kết quả khá giỏi, tham gia các kì thi, vào các
trường chuyên lớp chọn.
http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/khgdvn_-_tap_19_-_s1_-108-114.pdf
Kết luận:
Từ việc phân tích những lập luận trên, dưới góc nhìn của nhóm em thì việc cho trẻ đi học
thêm từ sớm không hoàn toàn thiên về bên nên hoặc bên không nên. Mà ở đây, quan trọng là
cách nhìn nhận vấn đề về việc cho con em đi học thêm của bậc phụ huynh. Nếu ba mẹ có cách
nhìn nhận đúng đắn hơn với việc học thêm của con cái thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ
giúp trẻ có thể hoàn thiện hơn trong một môn học nào đó, giúp trẻ lắp được lỗ hỏng cho
những kiến thức, tạo cho trẻ cơ hội để phát triển hơn thêm nhiều kỹ năng mới, tăng tính sáng
tạo cho trẻ. Còn nếu lạm dụng việc cho trẻ đi học thêm để chạy theo những con điểm nhằm
thoả mãn cho sự ganh đua của các bậc phụ huynh về việc con mình phải là giỏi nhất thì điều
này sẽ tác động tiêu cực đến trẻ. Bởi trẻ khi còn nhỏ là những trang giấy trắng, đừng nên đặt
hết kỳ vọng và sợ con mình sẽ thua kém con người ta mà lại nhồi nhét quá nhiều kiến thức
cho trẻ khi còn quá nhỏ, những điều này vô tình sẽ tạo nên áp lực cho trẻ. Kiến thức là một
trong những thứ quan trọng nhưng đừng cho trẻ học quá nhiều khi chưa cần thiết mà hãy cho
trẻ một cuộc sống cũng như môi trường học tập thoái mái nhất có thể để trẻ có nhiều hứng thú
để tiếp thu những kiến thức ấy một cách tốt nhất. Hãy cho trẻ một môi trường học tập có thể
mang lại kiến mà cũng có niềm vui, giảm bớt áp lực lên trẻ nhiều nhất có thể.

You might also like