You are on page 1of 7

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI

TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO


TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ- CNDL ngày tháng năm 2023 của
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội)

Hà Nội, năm 2023


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành theo quyết định số: ………./2023/QĐ - CNDL ngày …..tháng …
năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội)

Tên nghề đào tạo : Pha Chế Đồ Uống


Trình độ đào tạo : Sơ cấp
Đối tượng tuyển sinh : Người đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, Có đủ sức
khỏe để học tập, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Số lượng mô đun đào tạo : 06
Chứng chỉ sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Sơ cấp nghề.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:


1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, cơ hội việc làm:
- Kiến thức:

+ Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận pha chế đồ uống trong
hoạt động của quầy bar độc lập, nhà hàng, khách sạn;
+ Liệt kê được các vị trí công việc trong bộ phận pha chế đồ uống;
+ Mô tả được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ pha chế đồ
uống;
+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong bộ phận pha chế
đồ uống;
+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ sử dụng tại bộ phận pha
chế đồ uống và công dụng của chúng;
+ Phân loại và mô tả được các loại đồ uống có cồn: Đặc điểm, tính
chất, nguyên liệu, phương pháp sản xuất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
+ Phân loại và mô tả được các loại đồ uống không cồn: Đặc điểm, tính
chất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
+ Trình bày được các nội quy, quy định của bộ phận pha chế đồ uống.
- Kỹ năng
+ Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ quầy bar;
+ Sắp xếp, trưng bày được đồ uống và các nguyên liệu pha chế theo
nhóm;

2
+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống không cồn theo đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Phân loại, nhận biết được các loại rượu mạnh thông qua màu sắc và
mùi vị;
+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống có cồn theo đúng định lượng,
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
+ Thực hiện được quy trình làm vệ sinh, bảo dưỡng các loại trang thiết
bị, dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Sử dụng các loại nguyên liệu pha chế một cách hợp lý và tiết kiệm;
+ Giám sát được các tiêu chuẩn và quy trình pha chế, phục vụ;
- Thái độ:
+ Có ý thức tổ chức kỹ luật;
+ Có đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường, ý thức bảo
vệ thiên nhiên và mội trường sinh thái;
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Việc làm:
Sau khi tốt nghiệp Sơ cấp nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống, sinh viên sẽ làm
việc ở các vị trí công việc khác nhau tại bộ phận pha chế đồ uống trong khách sạn,
nhà hàng và các quầy bar như: Nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ rượu, vị trí
giám sát của bộ phận pha chế đồ uống trong nhà hàng, vị trí trợ lý trưởng bộ phận
pha chế đồ uống trong các quán Bar, vị trí trưởng bộ phận pha chế đồ uống trong
các khách sạn, nhà hàng và quán bar.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian thực học tối thiểu: 310 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 13 giờ (Trong đó thi tốt
nghiệp: 5giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

3
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 15 tín chỉ (310 giờ)
Thời gian học lý thuyết: 67 giờ; Thời gian học thực hành: 235giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Số tín Thời gian đào tạo (giờ)
chỉ
Mã Tên môn học, Trong đó
MH,M mô đun Tổng số
Đ Lý Thực
Kiểm tra
thuyết hành

Tổ chức kỹ
MĐ01 2 25 20 5
thuật quầy Bar
Vệ sinh an
MĐ02 toàn thực 1 15 15 -
phẩm
Pha chế và
phục vụ đồ
MĐ03 3 60 8 50 2
uống không
cồn
Phục vụ bia,
MĐ04 3 60 8 50 2
rượu vang
Pha chế và
phục vụ rượu
MĐ05 3 75 8 65 2
mạnh, rượu
mùi
Phục vụ các
MĐ06 loại cocktail, 3 75 8 65 2
Mocktail
Tổng 15 310 67 235 8
IV. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỂU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Quy trình đào tạo sơ cấp “pha chế đồ uống” được thực hiện theo quy trình
khép kín từ khâu tuyển sinh đến cấp phát chứng chỉ tốt nghiệp.
Thực hiện chi tiết cụ thể theo quy trình đào tạo sau:
1. Mục đích:
- Nhằm hướng dẫn chi tiết cho quá trình đào tạo sơ cấp tại Trường Trung
cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội.

4
2. Tuyển sinh trình độ sơ cấp:
- Căn cứ vào giấy phép đào tạo trình độ sơ cấp đã cấp phép, xác định chỉ tiêu
tuyển sinh cho từng đợt.
- Tổ chức tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đối tượng tuyển sinh đào tạo đúng quy định.
3. Thành lập lớp đào tạo trình độ sơ cấp:
- Căn cứ kết quả tuyển sinh thông báo trúng tuyển;
- Thành lập các lớp đào tạo trình độ sơ cấp nghề pha chế đồ uống đúng quy
định (không quá 25 học sinh/lớp).
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo sơ cấp:
- Căn cứ vào quyết định thành lập lớp, triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo
và tiến độ đào tạo chi tiết cho lớp học; xây dựng kế hoạch giáo viên giảng dạy
đúng theo quy định tại thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm
2015 và thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao Động – Thương
binh và Xã hội.
5. Phân công giáo viên giảng dạy:
- Căn cứ kế hoạch và tiến độ đào tạo, phòng Đào tạo lựa chọn giáo viên đạt
chuẩn về chuyên môn, tin học ngoại ngữ, kỹ năng nghề phù hợp với nghề pha
chế đồ uống làm công tác giảng dạy.
6. Kế hoạch thi kết thúc khóa học:
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra, kết thúc môn học mô đun của lớp học, phòng
Đào tạo xây dựng và ban hành kế hoạch thi kết thúc khóa học.
- Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư phục vụ kỳ thi kết thúc khóa học.
7. Công nhận tốt nghiệp và cấp phát chứng chỉ sơ cấp:
- Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc khóa học. Hiệu trưởng quyết định
công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ sơ cấp Nghề pha chế đồ uống cho những
học sinh đủ điều kiện.
- Phòng đào tạo thực hiện công việc sao lưu sổ sách theo mẫu quy định tại
thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 và thông tư
34/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm
kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô-đun gồm: điểm
kiểm tra đánh giá quá trình học và điểm kiểm tra kết thúc mô-đun.

5
- Thang điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ
1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 01 con số.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH
ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân
bố thời gian và chương trình cho, mô đun đào tạo nghề ;
- Tổng thời gian thực hành dành cho các, mô đun đào tạo nghề pha chế đồ
uống là 235 giờ chiếm 75% tổng số thời gian thực học dành cho các mô đun đào
tạo nghề (310 giờ);
- Thời gian kiểm tra được tính vào thời gian thực học.
2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:
TT Hình thức Thời gian kiểm
Mô đun kiểm tra
kiểm tra tra
Trắc Từ 90 – 120
1 Kiến thức nghề
nghiêm/Tự luận phút
2 Thực hành nghề Thực hành Từ 90 – 240 phút
3. Các chú ý khác:
- Khi sử dụng chương trình, giáo viên có thể kết hợp kiến thức tổng hợp để
xây dựng các bài giảng tích hợp.
- Trong quá trình học thực hành, giáo viên có thể chia nhóm nhỏ để rèn luyện
kỹ năng làm việc theo nhóm.
VII. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Phòng học chuyên môn, nhà xưởng: Phòng thực hành
- Trang thiết bị:
ĐVT Số
STT Danh mục
lượng
1 Máy xay Cái 03
2 Máy ép hoa quả Cái 01
3 Tủ lạnh Cái 01
4 Tủ bảo quản Cái 01
5 Bình Shaker Cái 05
6 Muỗng pha chế (barspoon) Cái 05
7 Dụng cụ đong Cái 05
8 Dụng cụ lọc Cái 05
9 Dụng cụ mở nắp rượu Cái 02

6
10 Ly thủy tinh Cái 10

VIII. YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY:


Yêu cầu tối thiểu về giáo viên để giảng dạy trình độ sơ cấp, nghề “pha chế
đồ uống” phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
- Giáo viên dạy sơ cấp phải đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống và tác phong nghề nghiệp như quy định tại điều 4 thông tư số
40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2010.
- Giáo viên dạy sơ cấp, nghề “pha chế đồ uống” phải đảm bảo tiêu chuẩn về
kiến thức chuyên môn phải có bằng từ trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp với
nghề.
- Giáo viên dạy sơ cấp, nghề “pha chế đồ uống” phải có chứng chỉ kỹ năng
nghề để dạy trình độ sơ cấp hoặc có bậc thợ từ 3/7 trở lên.
- Giáo viên dạy nghề phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, hoặc
bằng sư phạm kỹ thuật, hoặc sư phạm bậc 1 trở lên./.
HIỆU TRƯỞNG

ThS. Vũ Thị Ngọc Anh

You might also like