You are on page 1of 2

Slide 13: Sau khi cho học sinh làm bài tập điền từ để so sánh hai quy tắc

vào việc giải


bài tập, chúng em tổng hợp lại kiến thức về quy tắc một lần nữa cho học sinh nắm rõ
hơn về hai quy tắc
Slide 14, 15: Chúng em đưa các ví dụ ở SGK vào để học sinh dần hình dung được
những tính chất của phép cộng hai vectơ và hình thành kiến thức ở Slide 16
Slide 17: Nhằm giúp học sinh có một hướng đi đúng khi làm bài tập liên quan đến kiến
thức, ở slide này chúng em đã sử dụng ví dụ ở trong SGK để hướng dẫn cách giải bài
tập từ đó hoc sinh có thể áp dụng vào các dạng bài tập tương tự
Slide 18: Sau khi hướng dẫn học sinh ở ví dụ 1, chúng em sẽ đưa ra một bài tập Luyện
tập. Mục đích của bài này là giúp học sinh hình thành được năng lực tư duy lập luận và
giải quyết vấn đề Toán học
Slide 19: Hoạt động thứ hai là Hiệu của hai vectơ
Slide 20,21,22: Chúng em đưa ra hình ảnh hai đội đang kéo co bất phân thắng bại
nhằm cho học sinh đoán ra đó là lực Lực cân bằng và trả lời câu hỏi Lực cân bằng là gì
và chúng ta dùng vectơ để biểu diễn lực cân bằng này như nào => Từ đó, hình thành
cho học sinh kiến thức về vectơ đối
Slide 23: Phép trừ hai vectơ nghĩa là vectơ này cộng với vectơ đối của vectơ kia =>
Định nghĩa hiệu của hai vectơ
Slide 24: Tương tự như hoạt động 1, chúng em cũng lấy ví dụ trong SGK để hướng dẫn
cho học sinh hiểu rõ hơn về hướng đi và cách làm bài tập liên quan đến hiệu của hai
vectơ
Slide 25, 26: Nhằm học sinh biết đến dấu hiệu nhận biết trung điểm đoạn thẳng, trọng
tâm tam giác qua vectơ chúng em đã cho học sinh sử dụng các kiến thức đã học để
hoàn thành hai ví dụ liên quan
Slide 28,29: Với mục đích củng cố các kiến thức vừa được học, chúng em đã đưa ra
các bài tập dạng trắc nghiệm A, B, C, D từ dễ đến khó. Chúng em sử dụng dạng trắc
nghiệm này là vì nó có thể giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra
phán đoán, phát huy được tính tích cực nhận thực của học sinh
Slide 30: Hoạt động 3 là vận dụng
Slide 31,32: Chúng em đưa vào bài giảng câu hỏi vận dụng nhằm phát triển năng lực
mô hình hóa Toán học của học sinh. Tuy nhiên, vì mức độ vận dụng nên bước đầu
chúng em có đưa ra những câu hỏi nhỏ nhằm hướng dẫn học sinh đi đúng hướng làm
bài.
Slide 33: Đây cũng là một dạng bài tập trắc nghiệm chọn đáp án A,B,C,D yêu cầu học
sinh phải hiểu và áp dụng kiến thức vừa thu được để giải chi tiết mới có thể chọn được
đáp án đúng.
Slide 34: Cuối bài giảng, chúng em sử dụng hình ảnh sơ đồ tư duy nhằm hệ thống lại
tất cả kiến thức vừa học được cho học sinh.

You might also like