You are on page 1of 211

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hà Nội, tháng 7/2022


DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Ban hành kèm theo quyết định số 4909/QĐ-ĐHSPHN ngày 25 tháng 10 năm 2022 của
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội)
Chức danh,
TT Họ và tên Nhiệm vụ Chữ ký
chức vụ
1.
Nguyễn Văn Minh GS.TS Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ
2. Phó chủ tịch
Nguyễn Đức Sơn PGS.TS P. Hiệu trưởng

3. Phó chủ tịch
Đỗ Xuân Duyệt TS Trưởng khoa
HĐ thường trực
4.
Đỗ Việt Hùng Chủ tịch HĐT Thành viên
5.
Nguyễn Vinh Quang Ths CVC PGĐ TTĐBCL Thư ký HĐ
6.
Trịnh Tuấn Anh TS TP Đào tạo Thành viên
7. Nguyễn Thị Xuân
ThS P.TP KHTC Thành viên
Hiền
8. TS P.TP phụ trách phòng
Đinh Minh Hằng Thành viên
HC-ĐN Bí thư Đoàn trường
9.
Nguyễn Bá Hoà Ths PhóTrưởng khoa Thành viên
10.
Nguyễn Thị Thuỷ TS Trưởng BM Thành viên
11.
Trần Minh Thắng Ths Trưởng BM Thành viên
12.
Trần Văn Khôi TS Trưởng BM Thành viên
13.
Hà Mạnh Hưng TS P.Trưởng BM Thành viên
14.
Nguyễn Mạnh Tuân TS GVC Thành viên
15.
Đặng Huy Chương Sinh viên Thành viên
Danh sách gồm có 15 người./.
DANH SÁCH BAN THƯ KÝ TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Ban hành kèm theo quyết định số 4909/ QĐ-ĐHSPHN ngày 25 tháng 10 năm 2022 của
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội)
Chức danh, Chữ
TT Họ và tên Nhiệm vụ ký
chức vụ

1.
Nguyễn Quang Vinh Ths, PTTĐBCL Trưởng Ban

2.
Dương Thị Tuyết Nhung ThS. CVC TTĐBCL Thành viên

3.
Tô Thị Thuỳ Linh ThS. CV TTĐBCL Thành viên

4.
Đỗ Danh Tùng Cử nhân, Giáo vụ Thành viên

5.
Nguyễn Văn Hải TS. GVC Thành viên

6.
Lê Thị Giang ThS. GVC Thành viên

7.
Lương Thị Hà Thạc sĩ. GVC Thành viên

8.
Nguyễn Thị Minh Phương Cử nhân. QLSV Thành viên

Danh sách gồm có 08 người./.


DANH SÁCH NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Ban hành kèm theo quyết định số 4909/ QĐ-ĐHSPHN ngày 25 tháng 10 năm 2022 của
Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội)
TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ
Nguyễn Bá Hoà Thạc sĩ. Phó Trưởng khoa Trưởng nhóm
Nhóm 1
Tiêu chuẩn 1, Đỗ Danh Tùng Cử nhân. Giáo vụ Thư ký
2, 3 Hà Mạnh Hưng Tiến sĩ. Phó Trưởng BM Ủy viên
Nguyễn Thị Toàn Thạc sĩ. GVC Ủy viên
Nguyễn Thị Thuỷ Tiến Sĩ. Trưởng BM Trưởng nhóm
Nhóm 2
Tiêu chuẩn 4, Nguyễn Văn Hải Tiến sĩ. GVC Thư ký
5, 11 Lê Thị Thu Hoài Thạc sĩ. GVC Ủy viên
Nguyễn Thu Huyền Thạc sĩ. GVC Ủy viên
Nguyễn Mạnh Tuân Tiến sĩ.GVC Trưởng nhóm
Nhóm 3 Tiêu Lê Thị Giang Thạc sĩ. GVC Thư ký
chuẩn 6, 7
Đỗ Xuân Duyệt Tiến sĩ. Trưởng khoa Ủy viên
Phùng Thị Bích Hằng Thạc sĩ. GVC Ủy viên
Trần Minh Thắng Thạc sĩ. Trưởng BM Trưởng nhóm
Nhóm 4
Tiêu chuẩn 8, Lương Thị Hà Thạc sĩ. GVC Thư ký
9 Lê Văn Thanh Cư nhân. Phục vụ Ủy viên
Nguyễn Thị Ngọc Thạc sĩ. GVC Ủy viên
Nhóm 5 Trần Văn Khôi Tiến sĩ. Trưởng BM Trưởng nhóm
Tiêu chuẩn
10; Phần khái Nguyễn Thị Minh
Chuyên viên, QLSV Thư ký
quát, phần Phương
kết luận Nguyễn Thành Trung Tiến Sĩ. GVC Ủy viên
chung và
phần cơ sở
dữ liệu kiến Hoàng Thái Đông Thạc sĩ. GVC Ủy viên
định CTĐT
MỤC LỤC

PHẦN I. KHÁI QUÁT......................................................................................1


1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.1.1. Tóm tắt báo cáo tự đánh giá....................................................................1
1.1.2. Mục đích, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá..............3
1.2. Tổng quan chung........................................................................................6
1.2.1. Thông tin chung về Trường ĐHSPHN....................................................6
1.2.2. Thông tin về khoa đào tạo.......................................................................9
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ.............13
Tiêu chuẩn 1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.................13
Tiêu chuẩn 2. Bản mô tả chương trình đào tạo...............................................26
Tiêu chuẩn 3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học.............................38
Tiêu chuẩn 4. Phương pháp tiếp cận trong dạy học........................................54
Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả học tập của người học..................................66
Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên........................................83
Tiêu chuẩn 7. Đội ngũ nhân viên..................................................................117
Tiêu chuẩn 8. Chất lượng sinh viên và các hoạt động hỗ trợ sinh viên........135
Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị...............................................153
Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng.............................................................173
Tiêu chuẩn 11: Đầu ra...................................................................................206
PHẦN III. KẾT LUẬN.................................................................................225
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Tham chiếu mục tiêu của CTĐT ngành GDTC với mục tiêu GDĐH
được quy định trong Luật GDĐH năm 2019...................................................14
Bảng 3.1 cho thấy cấu trúc các học phần trong CTDH có thể hiện tỷ lệ cân đối,
logic với cấu phần của CĐR (CĐR chung, CĐR chuyên ngành, kiến thức, kỹ
năng cứng, kỹ năng mềm, thái độ, tự chủ và nghề nghiệp).............................39
Bảng 3.2. Ý kiến góp ý và những điều chỉnh trong CTDH.............................46
Bảng 3.3. So sánh CTDH ban hành năm 2015 và năm 2020..........................51
Bảng 6.1. Số lượng GV cơ hữu với học hàm, học vị đạt được ở các bộ môn
trong khoa Giáo dục thể chất đến tháng 12 năm 2021....................................84
Bảng 6.2. Số lượng giảng viên và trình độ giai đoạn 2017 - 2022..................88
Bảng 6.3. Tỉ lệ GV/NH sau quy đổi ngành CN GDTC từ năm học 2016-2017
đến năm học 2020-2021 của Khoa Giáo dục thể chất.....................................88
Bảng 6.4. Định mức giờ chuẩn nghĩa vụ của GV trong một năm học...........90
Bảng 6.5. Số lượng đề tài KHCN do GV Khoa Giáo dục thể chất chủ trì và tham
gia đã được nghiệm thu, số lượng bài báo và sách xuất bản từ 2017-2022 91
Bảng 6.6. Thống kê số lượng danh hiệu thi đua hàng năm.............................92
Bảng 6.3.1. Danh sách giảng viên được bổ nhiệm giai đoạn 2017 -2021.......95
Bảng 6.4.1. Thống kê đánh giá, phân loại GV..............................................100
Bảng 6.7. Kế hoạch cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo và được cấp
bằng, chứng chỉ.............................................................................................103
Bảng 6.8. Thống kê số lượng GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo và
được cấp bằng, chứng chỉ..............................................................................105
Bảng 6.9. Thống kê số lượng danh hiệu thi đua hàng năm...........................107
Bảng 6.10. Số lượng đề tài KHCN do GV Khoa Giáo dục thể chất chủ trì và
tham gia đã được nghiệm thu từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021
.......................................................................................................................111
Bảng 6.11. Số lượng bài báo của các GV Khoa Giáo dục thể chất được đăng tạp
chí từ 2017-2021 ....................................................................................112
Bảng 6.12. Số lượng sách của các GV Khoa Giáo dục thể chất được xuất bản từ
2017-2021 ...............................................................................................113
Bảng 7.1. Thống kê số lượng ĐNNV trường ĐHSPHN một số bộ phận và khoa
Giáo dục thể chất phục vụ CTĐT tính đến 30/6/2022 .........................119
Bảng 7.2. Tỉ lệ nhân viên so với GV, NCV trong toàn trường và Khoa Giáo dục
thể chất..........................................................................................................119
Bảng 10.1. Ý kiến góp ý và những điều chỉnh trong CTDH.........................180
Bảng 10.2. So sánh cấu trúc khung CTĐT của Trường năm 2015 và 2019. 181
Bảng 10.3. So sánh quy trình thiết kế và phát triển CTDH của Trường năm 2015
và 2019..........................................................................................................182
Bảng 10.4. Ý kiến phản hồi của người học về chất lượng hoạt động giảng dạy
của GV và hoạt động kiểm tra đánh giá........................................................187
Bảng 10.5. Số lượng học phần được đánh giá và lượt SV trả lời khảo sát qua các
năm học.........................................................................................................188
Bảng 10.6. Tỉ lệ đánh giá của GV và SV tốt nghiệp về PPGD và kiểm tra đánh
giá (năm 2019)..............................................................................................189
Bảng 10.7. Số lượng các công bố NCKH của cán bộ Khoa..........................192
Bảng 11.1.1 Thời gian người học tốt nghiệp, thôi học trong 5 năm gần nhất208
Bảng 11.1.2: Tỉ lệ % SV tốt nghiệp trong 5 năm gần đây gữi khoa GDTC với
khoa Tâm lý...................................................................................................208
Bảng 11.1.3: Tỉ lệ sinh viên chưa tốt nghiệp của khoa GDTC từ năm 2017 đến
năm 2021.......................................................................................................209
Bảng 11.3.1. Thống kê tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.................214
Hình 6.1. Biểu đồ số lượng đề tài các cấp được nghiệm thu hằng năm của GV
Khoa Giáo dục thể chất.................................................................................112
Hình 6.2. Biểu đồ số lượng công bố từ năm 2017 đến 2021.........................113
Hình 10.1. Quy trình hoạt động của hệ thống thu thập thông tin phản hồi...174
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TT CHỮ CÁI VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ


1 BCN Ban chủ nhiệm
2 CĐR Chuẩn đầu ra
3 CLC Chất lượng cao
4 CNGDTC Cử nhân Giáo dục thể chất
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 CTCT&HSSV Công tác Chính trị và Học sinh - Sinh viên
7 CTDH Chương trình dạy học
8 CTĐT Chương trình đào tạo
9 CVHT Cố vấn học tập
10 ĐHSPHN Đại học Sư phạm Hà Nội
11 ĐNNV Đội ngũ nhân viên
12 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
13 GV Giảng viên
14 GVTH Giáo viên thực hành
15 KHCN Khoa học Công nghệ
16 KH-TC Kế hoạch - Tài chính
17 KTX Kí túc xá
18 NCKH Nghiên cứu khoa học
19 NVSP Nghiệp vụ sư phạm
20 NTĐ Nhà thi đấu
21 PGS Phó Giáo sư
22 PPGD Phương pháp giảng dạy
23 SVĐ Sân vận động
24 SV Sinh viên
25 TC Tín chỉ
26 THPT Trung học phổ thông
27 Thạc sĩ Thạc sĩ
28 TS Tiến sĩ
29 TT ĐBCL Trung tâm Đảm bảo chất lượng
30 TT TT-TV Trung tâm Thông tin - Thư viện
PHẦN I. KHÁI QUÁT
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tóm tắt báo cáo tự đánh giá
Báo cáo tự đánh giá CTĐT CNGDTC cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt
động kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng theo “Tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học” ban hành kèm theo thông tư số
04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT). Báo cáo tự đánh giá gồm có ba phần là Phần I: Khái quát; Phần II: Tự đánh
giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí và Phần III: Kết luận.
Cụ thể như sau:
- Phần I. Khái quát.
Phần Khái quát giới thiệu tổng quan về cấu trúc và nội dung chính của báo cáo
tự đánh giá CTĐT CNGDTC theo các tiêu chuẩn; giải thích cách mã hoá các minh
chứng trong báo cáo tự đánh giá. Phần Khái quát cũng mô tả ngắn gọn mục đích, quy
trình tự đánh giá CTĐT, phương pháp và công cụ đánh giá để cung cấp thông tin về
bối cảnh của hoạt động tự đánh giá, sự tham gia của các bên liên quan. Phần này cũng
nêu mục đích, quy trình, phạm vi, sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, các chính sách chất
lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng của khoa Giáo dục thể chất, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN).
- Phần II. Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí
Phần Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí trình bày báo cáo tự đánh giá
CTĐT CNGDTC theo 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí ban hành kèm thông tư số
04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016. Cụ thể, đó là nội dung tự đánh giá về: (Tiêu
chuẩn 1) Mục tiêu và chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT; (Tiêu chuẩn 2) Bản mô tả
CTĐT; (Tiêu chuẩn 3) Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học (CTDH); (Tiêu
chuẩn 4) Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; (Tiêu chuẩn 5) Đánh giá kết quả học
tập của người học; (Tiêu chuẩn 6) Đội ngũ giảng viên (GV), nghiên cứu viên; (Tiêu
chuẩn 7) Đội ngũ nhân viên (ĐNNV); (Tiêu chuẩn 8) Người học và hoạt động hỗ trợ
người học; (Tiêu chuẩn 9) Cơ sở vật chất và trang thiết bị; (Tiêu chuẩn 10) Nâng cao
chất lượng; (Tiêu chuẩn 11) Kết quả đầu ra.
- Phần III. Kết luận:
Phần Kết luận của báo cáo mô tả tóm tắt các điểm mạnh cần phát huy, những
điểm tồn tại cần cải tiến chất lượng của CTĐT; đề xuất các biện pháp cải tiến chất
lượng.
Cuối phần Kết luận là bản Tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT CNGDTC của
Trường ĐHSPHN.
Phụ lục gồm có:
+ Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng CTĐT.
+ Các quyết định và văn bản liên quan khác.
+ Danh mục minh chứng.
* Giải thích cách mã hóa minh chứng trong báo cáo.
Mã thông tin và minh chứng được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 11 ký tự, bao
gồm 1 chữ cái, ba dấu chấm và 7 chữ số; cứ 2 chữ số có 1 dấu chấm (.) để phân cách
theo công thức sau: Hn.ab.cd.ef.
Trong đó:
- H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được tập hợp
trong 1 hộp hoặc một số hộp)
- n: số thứ tự của hộp minh chứng được đánh số từ 1 đến hết.
(trng hp n 10 thì chui ký hiu có 12 ký t tr lên).
- ab: số thứ tự của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1 viết 01, tiêu chuẩn 10 viết 10).
- cd: số thứ tự của tiêu chí (tiêu chí 1 viết 01, tiêu chí 10 viết 10).
- ef: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (thông tin và minh chứng thứ
nhất viết 01, thứ 15 viết 15...).
Ví dụ:
H1.01.01.01: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1
(xem phụ lục).
Tự đánh giá CTĐT là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển
CTĐT nhằm đảm bảo chất lượng CTĐT theo mục tiêu và CĐR của ngành đào tạo.
1.1.2. Mục đích, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá
* Mục đích tự đánh giá:
Mục đích của đợt tự đánh giá CTĐT CNGDTC là nhằm nhìn nhận lại toàn diện
các mặt hoạt động của Khoa Giáo dục thể chất trong 5 năm qua (2017 - 2021). Trên cơ
sở kết quả tự đánh giá, Khoa Giáo dục thể chất xác định rõ những điểm mạnh, những
điểm còn tồn tại và đề ra kế hoạch hành động để duy trì, phát huy những điểm mạnh,
khắc phục những điểm còn tồn tại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của
Khoa. Cụ thể:
+ Nâng cao chất lượng của CTĐT CNGDTC bằng việc tự rà soát và đánh giá
thực trạng của chương trình tại thời điểm tự đánh giá, từ đó có kế hoạch hành động cải
tiến và hoàn thiện hơn chất lượng chương trình; đảm bảo tính khoa học cho việc điều
chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, lập kế hoạch nâng cao chất lượng và triển khai
thực hiện kế hoạch.
+ Tự đánh giá CTĐT là căn cứ để triển khai công tác đánh giá ngoài, là cơ sở
để Trường cải tiến chất lượng của CTĐT, đồng thời thể hiện tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của đơn vị trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học
(NCKH), dịch vụ xã hội.
+ Nhà trường, Khoa và các cán bộ viên chức biết rõ các điểm mạnh cũng như
các vấn đề còn tồn tại của CTĐT; từ đó có hướng giải quyết nhằm cải tiến và nâng
cao chất lượng chương trình, để đào tạo ra các giáo viên trung học phổ thông (THPT),
THCS dạy môn Giáo dục thể chất đáp ứng nhu cầu của xã hội.
* Quy trình tự đánh giá:
Quy trình tự đánh giá:
Thành lập hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm công tác
Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuyên trách.
Thu thập thông tin và minh chứng để viết các tiêu chuẩn.
Xử lý thông tin và minh chứng thu được.
Viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn.
Hội đồng khoa GDTC họp, đánh giá tiến độ công tác tự đánh giá CTĐT cử
nhân GDTC của khoa. Các nhóm chuyên trách báo cáo các kết quả viết báo cáo tiêu
chí, tiêu chuẩn.
Họp với nhóm chuyên gia của TT Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí
của Trường đề hoàn thiện các báo cáo tiêu chí tiêu chuẩn.
Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá CTĐT cử nhân GDTC.
Công bố báo cáo cho các bên liên quan trong trường đọc và góp ý kiến.
Hoàn thiện lần cuối báo cáo tự đánh giá CTĐT cử nhân GDTC và đăng ký đánh
giá ngoài: Ban thư ký và các nhóm công tác họp với nhóm chuyên gia của TT Đảm
bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí của Trường đề hoàn thiện các báo cáo tiêu chí
tiêu chuẩn. Trên cơ sở các ý kiến góp ý của TT ĐBCL, Khoa tiến hành hoàn thiện báo
cáo tự đánh giá CTĐT CNGDTC. Công bố báo cáo cho các bên liên quan trong trường
đọc và góp ý kiến, hoàn thiện lần cuối báo cáo tự đánh giá CTĐT CNGDTC và đăng
ký đánh giá ngoài.
* Phạm vi tự đánh giá:
Trường ĐHSPHN thực hiện tự đánh giá CTĐT CNGDTC dưới sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu Nhà trường và sự cung cấp thông tin của các phòng, ban chức năng
trong trường qua các thông tin và minh chứng trong 5 năm gần đây từ 2017 - 2022.
* Phương pháp và công cụ tự đánh giá:
Hoạt động tự đánh giá CTĐT CNGDTC được dựa theo Tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng CTĐT các trình độ của giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo
Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/03/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gồm
11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí và Công văn hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá
CTĐT số 1669/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 31/12/2019.
Mỗi tiêu chí được viết theo trình tự: Mô tả thực trạng của CTĐT; Phân tích và
chỉ ra những điểm mạnh nổi bật và những tồn tại; Lên kế hoạch hành động để phát huy
điểm mạnh và khắc phục tồn tại trong thời gian tới.
* Sự tham gia của các bên liên quan:
Tự đánh giá là quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều bên. Vì vậy, Hội đồng tự
đánh giá CTĐT CNGDTC được thành lập theo quyết định số 4909/QĐ-ĐHSPHN
ngày 25/10/2021 của Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN gồm có đầy đủ các bên liên quan:
Ban Giám hiệu Nhà trường, GV, NV của khoa Giáo dục thể chất, cán bộ các phòng,
ban, trung tâm trong trường.
Cụ thể Ban Giám hiệu chỉ đạo chung, phòng Khoa học và Công nghệ cung cấp
thông tin về đề tài khoa học các cấp, các công trình như bài báo, sách…; phòng Hành
chính Tổng hợp cung cấp minh chứng về các quyết định của Trường, các công văn…;
Phòng Kế hoạch tài chính (KH-TC) lo kinh phí cho các hoạt động liên quan đến tự
đánh giá; Phòng Tổ chức Cán bộ cung cấp minh chứng các quyết định về cán bộ, khoa
Giáo dục thể chất tiến hành viết báo cáo tự đánh giá và tìm các minh chứng liên quan
đến khoa.
Ý kiến của các nhà tuyển dụng lao động, sự phản hồi của sinh viên (SV), các
cựu SV cũng là các thông tin rất quan trọng phục vụ cho việc tự đánh giá.
1.2. Tổng quan chung
1.2.1. Thông tin chung về Trường ĐHSPHN
Trường ĐHSPHN chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định
của Bộ Quốc gia Giáo dục. Trong quá trình phát triển, Trường mang nhiều tên khác
nhau như Trường Sư phạm Cao cấp, Trường ĐHSPHN 1, Trường ĐHSP-ĐHQG Hà
Nội và Trường ĐHSPHN như ngày nay. Đến nay, Trường đã có 70 GV được công
nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, hơn 350 PGS, 37 Nhà giáo Nhân dân
và 137 Nhà giáo Ưu tú. Tính đến nay, Trường có 23 khoa đào tạo và 2 bộ môn trực
thuộc. Trường có 2 trường THPT trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường THPT
Nguyễn Tất Thành, trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, trường Mầm non Búp sen
xanh; có 2 viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Sư phạm và Viện Khoa học Xã hội;
hơn 20 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN và khoa học giáo dục trực thuộc.
Ở bậc đào tạo đại học, cao đẳng, Trường có 39 CTĐT hệ chính quy, trong đó có 8
CTĐT CLC và liên kết nước ngoài; 22 CTĐT không chính quy. Ở bậc sau đại học có
57 CTĐT thạc sĩ, 43 CTĐT tiến sĩ và một số CTĐT thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với nước
ngoài. Trường là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Về cơ cấu tổ chức, Trường ĐHSPHN đã có 23 khoa đào tạo (Toán – Tin, Công
nghệ thông tin, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Sư phạm Kỹ thuật, GDTC, Lịch sử, Địa lý,
Việt Nam học, Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân, Tâm lý – Giáo dục, Quản lý
Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc
phòng, Giáo dục Đặc biệt, Nghệ thuật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Triết học, Công tác Xã
hội); 02 Bộ môn trực thuộc (Tiếng Nga và Tiếng Trung Quốc). Trường có 02 trường
trung học phổ thông trực thuộc (Trường PTTH Chuyên ĐHSPHN và Trường THCS &
THPT Nguyễn Tất Thành); có 01 trường tiểu học (Trường Tiểu học Nguyễn Tất
Thành); có 01 trường Mầm non thực hành (Trường Mầm non Búp Sen Xanh); có 02
viện nghiên cứu (Viện nghiên cứu Sư phạm và Viện Khoa học Xã hội); 01 Viện
GD&ĐT Quốc tế; hơn 20 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN và KHGD.
Về đội ngũ cán bộ của Trường, toàn trường có 1.223 cán bộ, công chức, viên
chức trong đó có 725 GV cơ hữu. Nhà trường có 16 GS – chiếm 2,2%; 158 PGS –
chiếm 21,8%; 418 TS – chiếm 57,66%; 303 thạc sĩ – chiếm 41,79%; 04 cử nhân –
chiếm 0,55%. Hiện nay, Trường có 40 Nhà giáo Nhân dân, 144 Nhà giáo Ưu tú. Tỷ lệ
GV cơ hữu từ thạc sĩ trở lên đạt 99,45%.
Về CTĐT, Trường hiện có 40 CTĐT TS, 51 CTĐT Thạc sĩ, 45 CTĐT đại học
chính qui, 40 CTĐT không chính qui và 01 CTĐT cao đẳng. Quy mô tuyển sinh của
Trường hàng năm là khoảng 2.000 SV chính qui tập trung; 1.500 học viên cao học và
150 nghiên cứu sinh.
Đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 91.000 cử nhân khoa học, hơn 15.000
thạc sỹ và trên 1200 tiến sỹ. Trường ĐHSPHN còn là một trung tâm NCKH lớn. Chỉ
tính từ năm 2000 đến nay, Trường đã có hơn 100 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước; gần
600 đề tài và nhiệm vụ cấp Bộ, trong đó có hơn 50 đề tài trọng điểm, gần 850 đề tài
cấp Trường.
Nhiều GV đã vinh dự được nhận những giải thưởng khoa học cao quý như: Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng khoa học Nhà nước, Giải thưởng quốc tế Cosmos,
Giải thưởng Nhân tài đất Việt. Việc công bố các kết quả nghiên cứu KHCN trên các
tạp chí khoa học quốc tế ngày càng nhiều. Chỉ riêng năm học 2015-2016 có 126 công
trình được công bố trên các tạp chí uy tín của nước ngoài. Trường ĐHSPHN đã được
Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huân chương Lao
động hạng Ba năm 1961, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1962, Huân chương
Lao động hạng Nhất năm 1981, Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 1986, Huân
chương Độc lập hạng Nhất năm 1996, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001 và danh
hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2004.
Sứ mạng: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm quốc
gia và khu vực, đào tạo các chuyên gia xuất sắc có đóng góp đặc biệt quan trọng cho
hệ thống giáo dục và xã hội thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác đào tạo
đại học và sau đại học có chất lượng cao.
Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ có những kết quả vượt
trội trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục, đào tạo giáo
viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế.
Giá trị cốt lõi: Chuẩn mực - Sáng tạo - Tiên phong
Chuẩn mực: Là thước đo về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên
môn, năng lực giáo dục của mỗi giảng viên, sinh viên của Trường trong quá trình đào
tạo và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp trong môi trường giáo dục quốc gia và quốc tế.
Sáng tạo: Là đặc trưng tạo nên giá trị khác biệt và vượt trội của Trường. Mỗi
giảng viên, sinh viên đều có cơ hội tốt nhất để phát huy tư duy sáng tạo trong dạy, học,
nghiên cứu để phát triển giáo dục, tạo ra những tri thức mới cho nhân loại, thúc đẩy
tiến bộ xã hội. Mỗi thành viên đều có ý tưởng khám phá cái mới, tìm kiếm những
những vấn đề thiết thực, những vấn đề chưa có trong thực tiễn bằng các giải pháp khoa
học và lan truyền tinh thần này đối với người học và xã hội.
Tiên phong: Là kim chỉ nam trong định hướng phát triển của Trường. Ý tưởng
dẫn đường trong hệ thống giáo dục quốc dân là đặc trưng nổi trội trong mọi hoạt động
của giảng viên, cán bộ, sinh viên của Trường. Do đó đòi hỏi tính cập nhật, khoa học và
chất lượng cao để đạt được khả năng phụng sự cao nhất cho hệ thống giáo dục và cho
toàn xã hội, giải quyết các vấn đề thời đại đòi hỏi và có tầm tư vấn chiến lược
Triết lý giáo dục: Đào tạo nhà giáo xuất sắc có tinh thần nhân văn, tư duy hiện
đại, hành động tích cực vì sự phát triển cộng đồng.
Với mục tiêu từng bước xây dựng Trường ĐHSPHN thực sự trở thành trường
sư phạm trọng điểm quốc gia, Nhà trường đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp từ xây dựng đội ngũ; đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
đào tạo và kiểm tra đánh giá cho đến đổi mới tư duy, phương thức quản lý; tổ chức
NCKH gắn với thực tiễn của đất nước và tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật
chất khang trang, hiện đại. Mục tiêu của Nhà trường được định kỳ rà soát, bổ sung,
điều chỉnh và được triển khai thực hiện đồng bộ: từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể
cho từng lĩnh vực hoạt động của nhà trường theo nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ trung
và dài hạn, có sự góp ý rộng rãi và đồng thuận trong tập thể trường. Truyền thống 65
năm “Mô phạm - Sáng tạo - Cống hiến” của Nhà trường sẽ tiếp tục được phát huy,
song hành mãi cùng với sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp để tiến tới kỉ
niệm 70 năm thành lập Trường vào tháng 10 năm 2021.
1.2.2. Thông tin về khoa đào tạo
Khoa Giáo dục thể chất được thành lập từ năm 2001. Từ khi mới thành lập, số
lượng cán bộ chưa đến 20 người. Hiện nay, số cán bộ đang biên chế ở khoa có 27
người. Trong đó số lượng giảng viên là 23 (trong đó có 7 tiến sỹ, 16 Thạc sỹ), 4 cán bộ
văn phòng phục vụ( 01 thạc sĩ và 03 cử nhân). Đội ngũ cán bộ này đảm đương các
nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo trong thời kì phát triển
và hội nhập của khoa Giáo dục thể chất.
Hiện tại khoa có 4 bộ môn: Bộ môn Thể thao Cơ bản; Bộ môn Thể thao Tập
thể; Bộ môn Thể thao Cơ bản và Bộ môn Lí luận và PP TDTT.
Khoa có 01 hệ đào tạo cử nhân là: CNGDTC, 01 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ:
Giáo dục thể chất.
Khoa có nhiệm vụ Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất Phổ thông có trình độ
Đại học, đào tạo nâng chuẩn giáo viên Giáo dục thể chất bậc Tiểu học, THCS từ trình
độ Trung cấp và Cao đẳng lên trình độ Đại học bằng các hình thức Liên thông, Từ xa,
Tại chức. Huấn luyện các đội tuyển thể thao của nhà trường tham dự các giải đấu thể
thao của Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Hà Nội và Toàn quốc...
Đào tạo
Hiện nay, Khoa GDTC đào tạo ngành cử nhân sư phạm Giáo dục thể chất.
Khung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên thế mạnh truyền thống trong hoạt
động nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và giảng dạy của Khoa, Khung
chương trình cũng được tham khảo với khung chương trình đào tạo cử nhân sư phạm
Giáo dục thể chất của nhiều cơ sở đào tạo giáo viên uy tín trên thế giới như Đại học Sư
phạm Bắc Kinh Trung Quốc, Đại học Sư phạm Matxicơva Liên Bang Nga....
Khoa GDTC là một trong những cơ sở đào tạo đầu tiên trong các trường Sư
phạm của Việt Nam triển khai chương trình đào tạo sau đại học từ năm 2008. Chương
trình đào tạo sau đại học được phát triển dựa trên thế mạnh truyền thống của khoa về
hoạt động nghiên cứu và học tập với nhiều giảng viên có trình độ cao tốt nghiệp tại
Trung Quốc và Nga.
Nghiên cứu khoa học
Từ năm 2017 đến nay khoa đã thực hiện 02 đề tài cấp Bộ, 5 đề tài cấp cơ sở);
Khoảng gần 100 bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí và Hội thảo Quốc
tế; Có sinh viên đạt giải Nhì, ba SV NCKH cấp trường.
CTĐT có cấu trúc hợp lí và được thiết kế một cách có hệ thống giữa các khối
kiến thức giúp người học được trang bị các kiến thức nền tảng của chuyên ngành rộng,
kết hợp kiến thức chuyên sâu, đảm bảo cơ cấu hợp lí giữa đào tạo kiến thức và rèn
luyện kĩ năng nghề, giữa kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành. Cụ thể, CTĐT
được thiết kế bao gồm các khối kiến thức: kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở khối
ngành, kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, kiến thức bổ trợ. Thiết kế các học phần
trong CTĐT rất chặt chẽ và khoa học thể hiện ở việc lựa chọn các học phần để đáp
ứng CĐR tương ứng. Trong tổng số 135 TC thời lượng của một CTĐT, khối kiến thức
chung gồm 20 TC nhằm trang bị cho SV năng lực về ngoại ngữ và kiến thức về khoa
học Mác - Lênin; khối kiến thức chuyên ngành có 81 TC nhằm đào tạo SV về kiến
thực nền tảng cơ bản và năng lực chuyên môn và khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm
(NVSP) gồm 34 TC nhằm trang bị cho SV kiến thức và năng lực NVSP, rèn luyện kĩ
năng nghề nghiệp. Để đảm bảo tính logic giữa các học phần, CTĐT qui định rõ ràng
về điều kiện tiên quyết cho từng học phần cụ thể, CTĐT còn bao gồm nội dung bắt
buộc về giáo dục quốc phòng theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT CTĐT được đánh
giá là xây dựng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của đào tạo trình độ đại học theo
Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR
ngành đào tạo của Bộ GD&ĐT. Ngoài những yêu cầu về kiến thức như: tri thức
chuyên môn, năng lực nghề nghiệp..., yêu cầu về kĩ năng cứng: Kĩ năng chuyên môn,
năng lực thực hành nghề nghiệp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề...,
CTĐT còn thể hiện rõ yêu cầu về kĩ năng mềm như: Kĩ năng giao tiếp, làm việc theo
nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học... Trường ĐHSP HN đã có qui định về
CĐR về ngoại ngữ cho tất cả các CTĐT theo học chế TC, đảm bảo tính hiện đại và hội
nhập quốc tế của các CTĐT.
Năm 2019, Khoa GDTC đã thực hiện tổ chức rà soát CTĐT theo kế hoạch của
nhà trường. CTĐT gồm có 135 TC: 10 TC của nhóm ngành; 66 TC chuyên ngành (46
TC bắt buộc; 20 TC tự chọn); 25 TC các môn chung; Tổng số TC của khối kiến thức
đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm là 34 TC, bao gồm: Khối học vấn NVSP chung
(12TC), Khối học vấn NVSP ngành (10TC) và Thực hành sư phạm (12TC). So với
CTĐT trước đây, khối học vấn NVSP được tăng lên cả về số lượng TC, hình thức và
thời gian rèn luyện NVSP thường xuyên, thực tập sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu của
đổi mới phương pháp dạy học.
Tự đánh giá CTĐT là cơ sở để Trường ĐHSPHN và khoa Giáo dục thể chất cải
tiến chất lượng của chương trình đồng thời thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của đơn vị trong toàn bộ hoạt động đào tạo, NCKH, dịch vụ xã hội; tạo cơ sở dữ liệu
cơ bản, đảm bảo tính khoa học cho việc điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo,
lập kế hoạch nâng cao chất lượng và triển khai thực hiện kế hoạch đồng thời là căn cứ
để triển khai công tác đánh giá ngoài CTĐT của Nhà trường.
Hoạt động đảm bảo chất lượng là một hoạt động mang tính quyết định, đã và
đang được thực hiện một cách hiệu quả tại khoa Giáo dục thể chất, Trường ĐHSPHN.
Khoa đã có kế hoạch cụ thế để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu
cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Việc tự đánh giá của Khoa và đánh giá ngoài của Trường đã có tác động tích
cực đến các hoạt động của Nhà trường, đặc biệt đến Khoa Giáo dục thể chất: Tất cả
các hoạt động đều được thực hiện theo đúng qui trình, qui định chuẩn, được ghi lại ở
dạng văn bản để tiện đối chiếu, so sánh và đánh giá kết quả thực hiện (cũng là minh
chứng cho sau này). Cán bộ trong khoa đã ý thức được vai trò và trách nhiệm trong
việc thực hiện các hoạt động dạy, học, NCKH và các công tác khác.
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Mở đầu
CTĐT CNGDTC được xây dựng trên cơ sở những qui định chung tại Luật Giáo
dục đại học, chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành và các quy định, hướng dẫn
của Trường ĐHSPHN. Các mục tiêu của CTĐT được xây dựng phản ánh rõ ràng sứ
mạng và tầm nhìn, mục tiêu giáo dục của Nhà trường. CĐR của CTĐT cũng được thiết
kế rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt liên quan tới
kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, nhóm ngành, khối ngành và theo lĩnh vực. Người
học sau khi tốt nghiệp đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
CĐR cũng được xây dựng, chỉnh sửa, rà soát vào những năm 2018, 2022 có sự đóng
góp của các bên liên quan.
Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù
hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đạo học, phù hợp với mục tiêu của
giáo dục đạo học quy định tại Luật giáo dục đại học
1. Mô tả
CTĐT ngành.... được xây dựng và ban hành theo các quy định của Bộ GDĐT và
được đào tạo từ năm .... Trong giai đoạn đánh giá, CTĐT được định kỳ rà soát cập
nhật các năm ...,...
Mục tiêu của CTĐT được xây dựng như thế nào?
Mục tiêu của CTĐT CNGDTC được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu đào tạo
chung của Nhà trường và các yêu cầu xây dựng CTĐT, mục tiêu đào tạo được xác
định rõ ràng, cụ thể là:
“- Mục tiêu chung:
+ Đào tạo cử nhân Sư phạm GDTC đáp ứng đầy đủ Khung chuẩn đầu ra của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về phẩm chất và năng lực của người học.
+ Đào tạo giáo viên môn GDTC đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình môn GDTC 2018 nói riêng.
- Mục tiêu cụ thể:
Đáp ứng được vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ
của người học sau khi tốt nghiệp, đó là:
+ Có khả năng dạy học môn GDTC ở trường THCS, THPT, môn Tiếng Việt ở
Tiểu học;
+ Có khả năng dạy học môn GDTC ở trường Cao đẳng và Đại học;
+ Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sỹ,
Tiến sỹ.” [H1.01.01.01].
Mục tiêu của CTĐT được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục đại học qui
định ở Luật GDĐH 08/2012/QH13 ban hành 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật GD ĐH sửa đổ 2018 [H1.01.01.02] "Đào tạo người học có
phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực
nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ
đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi
với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”. "Đào tạo trình độ đại học để
SV có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội,
có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết
những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” và đáp ứng những thay đổi trong chương
trình giáo dục phổ thông mới được công bố năm 2018, [H1.01.01.03].
Mục tiêu của CTĐT CNGDTC được điều chỉnh, cập nhật xây dựng phù hợp với
sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường công bố trong các văn bản “Sứ mạng, tầm nhìn
và giá trị cốt lõi của trường ĐHSPHN”, “Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của
trường ĐHSPHN giai đoạn 2017 - 2022, tầm nhìn 2030” được công khai trên website
của trường [H1.01.01.04], [H1.01.01.05].
Nếu có thể làm bảng ma trận thể hiện phù hợp giữa TN, SM với Mục tiêu của CTĐT
Bảng 1.1. Tham chiếu mục tiêu của CTĐT ngành GDTC với mục tiêu GDĐH
được quy định trong Luật GDĐH năm 2019
Mục tiêu ĐT trình độ ĐH
trong Luật giáo dục năm Mục tiêu giáo dục của CTĐT ngành GDTC
2019
- Phát triển con người có đạo Đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất có trình độ
đức, tri thức, văn hoá và nghề chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức
nghiệp nghề nghiệp để giảng dạy Giáo dục thể chất tại
các trường dạy nghề từ sơ cấp đến đại học; có
năng lực nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất
tại các cơ sở nghiên cứu. Sinh viên sau khi tốt
nghiệp có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn trong
cùng lĩnh vực khoa học
- Phát triển con người Về phẩm chất: Thấm nhuần thế giới quan Mác –
+ Có phẩm chất, năng lực và ý Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu
thức công dân chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý
+ Có lòng yêu nước, tinh thần thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, năng động,
dân tộc, trung thành với lý tích cực, sáng tạo, có phong cách mẫu mực của
tưởng độc lập dân tộc và chủ người giáo viên.
nghĩa xã hội;
- Phát huy tiềm năng, khả năng Về năng lực
sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng – Thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học và
cao dân trí, phát triển nguồn giáo dục trong các nhà trường
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, – Thực hiện nghiên cứu được các vấn đề của
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GDTC
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và – Vận dụng hiệu quả các thành tựu của Tâm lí học
hội nhập quốc tế. – Giáo dục học vào việc giải quyết các vấn đề của
xã hội
– Phát triển năng lực tự học và tự hoàn thiện nhân
cách.
Từ mục tiêu chung của chương trình đã được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ
thể là các CĐR và năng lực người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình
và tốt nghiệp. Việc thiết kế các học phần trong CTĐT cũng rất chặt chẽ và khoa học
thể hiện ở việc lựa chọn các học phần để đáp ứng CĐR tương ứng, đáp ứng mục tiêu
của CTĐT. Sau khi hoàn thành chương trình (tích luỹ đủ 135 TC), SV tốt nghiệp được
cấp Bằng cử nhân, đạt chuẩn giáo viên THCS và THPT, có thể giảng dạy môn Giáo
dục thể chất ở trường THCS và THPT. CTĐT cũng thể hiện được mối quan hệ giữa
CĐR với các hình thức dạy học; CĐR với đánh giá kết quả học tập của người học
thông qua ma trận kỹ năng [H1.01.01.06].
Đến năm học 2018-2019, các mục tiêu của chương trình và mục tiêu cụ thể đã
được điều chỉnh theo các kết quả phỏng vấn các nhà tuyển dụng, các góp ý của những
người sử dụng lao động đã được đào tạo ngành CNGDTC, ý kiến của người học tốt
nghiệp đang làm đúng nghề và các bên có liên quan về mục tiêu của CTĐT
[H1.01.01.07]; [H1.01.01.08].
2. Điểm mạnh
Mục tiêu của CTĐT CNGDTC rất rõ ràng, phù hợp sứ mạng và tầm nhìn của
trường ĐHSPHN và phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học. Mục tiêu CTĐT được
rà soát và điều chỉnh đã dựa trên ý kiến của các nhà khoa học và GV, chuyên gia, SV
và SV tốt nghiệp, đặc biệt là dựa trên ý kiến của người sử dụng lao động và các nhà
tuyển dụng.
3. Điểm tồn tại
Mục tiêu chưa lấy ý kiến của cựu sinh viên đã tốt nghiệp
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người
hoặc hoàn
thực hiện
thành
1 Khắc phục Rà sát lên kế hoạch lấy ý kiến Khoa Giáo Năm học
điểm tồn thường xuyên đối với các bên liên dục thể 2023
tại quan đặc biệt là cựu sinh viên để chất
CT đáp ứng được yêu cầu công tác
của người học hiện nay.
Định kỳ rà soát, chỉnh sửa, bổ sung
mục tiêu đào tạo thông qua khảo sát Khoa Giáo
Phát huy Từ năm học
2 ý kiến của các bên liên quan và dục thể
điểm mạnh 2022 - 2023
người học để chỉnh sửa CĐR đáp chất
ứng hơn nữa nhu cầu xã hội.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng,
bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt
được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo
1. Mô tả
CĐR của CTĐT là cam kết của Nhà trường về năng lực và chất lượng đào tạo
để xã hội giám sát, công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị
sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành và tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa
nhà trường và các nhà trường phổ thông trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội,
đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. Chuẩn đầu ra là cơ sở để xác định vị
trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp, khả năng học tập và nâng cao trình độ sau
khi tốt nghiệp của người học CĐR của CTĐT GDTC được mô tả rõ ràng trong
CTĐT xây dựng năm 2014 [H1.01.02.01] và ban hành năm 2015 [H1.01.02.02].
Đến nNăm 2020 thực hiện Chương trình đào tạo Cử nhân GDTC, sau khi tiến
thành khảo sát và nghiên cứu thực trạng, Trường ĐHSP Hà Nội đã thực hiện rà soát,
nghiên cứu và xây dựng CĐR mới cho Chương trình đào tạo Cử nhân GDTC cho phù
hợp với yêu cầu thực tế và đã có Quyết định ban hành CTĐT mới năm 2020
[H1.01.01.01].
Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT (2019) cử nhân GDTC – Trường ĐHSP Hà Nội
hiện nay gồm 4 tiêu chuẩn (23 tiêu chí), được xác định rõ ràng, cụ thể, với 2 nhóm
chuẩn [H1.01.02.01], [H1.01.02.02]:
- Nhóm CĐR về Phẩm chất
- Nhóm CĐR về Năng lực với 3 tiêu chuẩn: Năng lực chung; Năng lực sư phạm;
Năng lực chuyên ngành
Mỗi nhóm CĐR tiếp tục được xác định cụ thể ở 3 cấp độ: Tiêu chuẩn, tiêu chí,
chỉ báo.
Nhóm CĐR 1: gồm 1 tiêu chuẩn, 6 tiêu chí, 20 chỉ báo
Nhóm CĐR 2: gồm 3 tiêu chuẩn, 17 tiêu chí; 70 chỉ báo
Cụ thể:
+ 6 tiêu chí hướng tới các phẩm chất gồm (CĐR1, 2, 3, 4, 5, 6): trung thực,
trách nhiệm và tận tâm, đáng tin cậy và có ý thức thực hiện công bằng xã hội, yêu
thương học sinh và có niềm tin vào học sinh, yêu nghề và tự hào về nghề dạy học, ý
thức tự học, tự nghiên cứu suốt đời.
+ 6 tiêu chí hướng tới hình thành các năng lực chung cho sinh viên (CĐR 7, 8, 9,
10, 11, 12), tập trung vào các năng lực như: năng lực tự chủ và thích ứng với những
thay đổi, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực lãnh đạo, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo, năng lực nhận thức về văn hoá – xã hội và năng lực phản biện.
+ 5 tiêu chí hướng tới các năng lực sư phạm cần thiết của sinh viên (CĐR 13, 14,
15, 16, 17), bao gồm: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực định hướng sự
phát triển học sinh, năng lực hoạt động xã hội, và năng lực phát triển nghề nghiệp.
+ 6 tiêu chí hướng tới năng lực đặc thù ngành xác định rõ những năng lực mà
một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành GDTC cần có để có thể tham gia vào thị trường
lao động (CĐR 18, 19, 20, 21, 22, 23). Các năng lực này gồm: năng lực tâm lí học và
giáo dục học, năng lực hiểu và giải thích thấu đáo các nội dung dạy học tâm lí học và
giáo dục học, năng lực hiểu và vận dụng các tri thức giáo dục tổng quát và tri thức
khoa học liên ngành vào thực tiễn, năng lực nghiên cứu khoa học tâm lí giáo dục, năng
lực sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn, năng lực sử dụng CNTT và
truyền thông trong hoạt động chuyên môn.
Các tiêu chuẩn trong CĐR được thiết kế theo lô gic từ những phẩm chất, năng
lực chung có tính phổ quát đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại đến các năng lực sư
phạm của nhà giáo dục và năng lực chuyên ngành GDTC. Các phẩm chất, năng lực
chung như trung thực, trách nhiệm, ý thức tự học, tự nghiên cứu suốt đời... các năng
lực thuộc nhóm 4Cs của con người mới thế kỷ XXI như giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tư
duy phản biện, năng lực tự chủ và thích ứng với sự thay đổi để đảm bảo người học sau
khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện đại, thay đổi nhanh chóng.
Tiêu chuẩn năng lực chuyên ngành đã được thiết kế các chỉ báo và cả biểu hiện cụ thể,
thể hiện những năng lực phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của đội ngũ giáo viên,
chuyên gia làm việc trong lĩnh vực Giáo dục thể chất.
Việc xây dựng CĐR với 3 cấp độ, cấp độ nhỏ nhất là các chỉ báo (riêng tiêu
chuẩn 4 còn cụ thể thành các biểu hiện) cho thấy CĐR của CTĐT được thiết kế rõ ràng
đảm bảo có thể dễ dàng quan sát cũng như đo lường và đánh giá được. Điều này được
thể hiện cụ thể trong bảng ma trận kĩ năng, đảm bảo rằng tất cả CĐR được đánh giá
trong từng học phần thông qua các phương pháp kiểm tra, đánh giá [H1.01.02.03].
CĐR cũng đã nêu rõ những yêu cầu chung (6 tiêu chí về phẩm chất và 6 tiêu chí về các
năng lực chung) cho sinh viên và các yêu cầu chuyên biệt (5 tiêu chí về năng lực sư
phạm và 6 tiêu chí về năng lực ngành đặc thù) để họ thể hiện được các phẩm chất và
năng lực nghề nghiệp của mình. CĐR của CTĐT được thiết kế phát huy năng lực chủ
động, sáng tạo của SV, nhằm mục tiêu đảm bảo cơ hội học tập công bằng cũng như
khả năng phát triển học vấn cho SV, qua đó khuyến khích tinh thần nghiên cứu và học
tập có trách nhiệm và khả năng học tập suốt đời.
CĐR được các chuyên gia nhận định đã đảm bảo khung chuẩn đầu ra của trường
ĐHSPHN và được các cơ quan tuyển dụng đánh giá là xác định rõ ràng, cụ thể
[H1.01.02.04] và được công bố công khai trên trang web của trường và của khoa
[H1.01.02.05].
2. Điểm mạnh:
CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được các phẩm chất, năng lực
chung của công dân thế kỷ XXI, yêu cầu chung cũng như yêu cầu cụ thể của người
làm công tác Giáo dục thể chất và phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Điểm tồn tại:
Một số chỗ CĐR được phát biểu về chuẩn đầu ra chưa ngắn gọn, súc tích, phù
hợp với giáo dục phổ thông.
4. Kế hoạch hành động:
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người thực
hoặc hoàn
hiện
thành
Xem xét để điều chỉnh CĐR
Khắc phục Khoa Giáo Năm học
1 phù hợp với giáo dục phổ thông
tồn tại dục thể chất 2022-2023
mới
Định kỳ rà soát, chỉnh sửa, bổ
Hàng năm
sung CĐR của CTĐT đáp ứng
Phát huy Khoa Giáo và theo quy
2 nhu cầu xã hội (chương trình
điểm mạnh dục thể chất định của nhà
GDPT mới) và xu hướng phát
trường
triển của khu vực và thế giới.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 1.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phản ánh được yêu cầu
của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai
1. Mô tả
Sau khi hoàn thiện khung CTĐT theo CĐR, Khoa đã lấy ý kiến đóng góp thêm
của GV và chuyên gia, SV, cựu SV và nhà tuyển dụng. Mục tiêu của CTĐT được xây
dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của Ban chủ nhiệm (BCN) khoa, hội đồng khoa học
và đào tạo của khoa và có tham khảo ý kiến của các bên liên quan, khảo sát nhu cầu
của thị trường lao động nên đáp ứng yêu cầu của xã hội [H1.01.01.07]. Các bộ môn
trong khoa Giáo dục thể chất, đại diện của một số trường phổ thông (nơi tiếp nhận SV
ngành Sư phạm Giáo dục thể chất sau khi tốt nghiệp) và tài liệu khảo sát về nhu cầu
của thị trường lao động liên quan đến CTĐT đã cho thấy những kế hoạch liên quan
đến thực tập sư phạm của SV tại các trường phổ thông là rất quan trọng để SV có trải
nghiệm với nghề, yêu nghề hơn do đó có thể cho SV kiến tập từ năm thứ 2. Việc
NCKH nên bắt đầu năm thứ 2 để SV định hướng NCKH sớm hơn, đáp ứng mục tiêu
phục vụ xã hội và nhân dân. Việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ cũng như công nghệ
thông tin (CNTT) theo xu hướng thời đại là tiêu chí mà các nhà sử dụng lao động và
các bên liên quan đưa ra nhằm giúp SV khi ra trường có thể đáp ứng được với yêu cầu
của hội nhập quốc tế và thời đại công nghệ 4.0 [H1.01.01.07].
CĐR của CTĐT được xây dựng có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên
liên quan đó là SV cuối khóa, nhà tuyển dụng, cựu SV và GV, tổng hợp các ý kiến
chuyên gia trong hội đồng khoa học và đào tạo khoa, đại diện của một số trường phổ
thông là nơi tiếp nhận SV ngành sư phạm Giáo dục thể chất sau khi tốt nghiệp
[H1.01.01.07], [H1.01.03.01] [H1.01.03.02]. Các thông tin phản hồi thu được là cơ sở
để khoa rà soát, điều chỉnh CĐR của CTĐT phù hợp và đáp ứng tốt các yêu cầu của
giáo viên phổ thông [H1.01.02.01].
CĐR của CTĐT được xây dựng và ban hành năm 2009 [H1.01.02.01], được rà
soát, chỉnh sửa năm 2012 [H1.01.03.03], 2015, 2017 và 2019 [H1.01.01.01] trên cơ sở
tham khảo ý kiến góp ý của các bên liên quan (GV, SV, cựu SV, nhà tuyển dụng)
nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, sự thay đổi trong giáo dục, nhu cầu thị trường
lao động và phù hợp với xu thế phát triển giáo dục tiến bộ quốc tế [H1.01.02.01], ,
[H1.01.03.01], [H1.01.03.02], [H1.01.03.03]. Năm học 2018 - 2019, CĐR và CTĐT
CNGDTC được rà soát theo kế hoạch của nhà trường [H1.01.03.01]. Trên cơ sở những
căn cứ, đóng góp ý kiến phản hồi của các bên liên quan, CĐR được điều chỉnh với 4
tiêu chuẩn với 23 tiêu chí báo đóng góp cho CTĐT Cử nhân ngành Sư phạm Giáo dục
thể chất, với 4 tiêu chuẩn này, CĐR bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu
chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT [H1.01.02.01]. CĐR
ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn, giúp các SV định hướng tốt hơn về trong việc hoàn
thành chương trình học tập của mình CTĐT đã nêu rõ kết quả học tập mong đợi, mô tả
rõ ràng các tiêu chí về kiến thức, kĩ năng và thái độ đạt được sau quá trình đào tạo,
đồng thời phản ánh được yêu cầu của tất cả các đối tượng có liên quan thông qua danh
mục các CĐR (về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc, khả năng sử dụng ngoại
ngữ, tin học và cơ hội nghề nghiệp khi tốt nghiệp) [H1.01.02.01]. CTĐT được xây
dựng hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, không chỉ có kiến
thức chuyên sâu về ngành đào tạo mà còn được trang bị các kỹ năng thực hành theo
yêu cầu của xã hội. CTĐT được thiết kế hướng đến CĐR về kiến thức, kỹ năng và thái
độ phù hợp, qua đó đáp ứng được mục tiêu đào tạo chung của Trường ĐHSPHN và
những yêu cầu đặt ra của thị trường lao động [H1.01.01.01].
CĐR của CTĐT sau khi được hội đồng chuyên môn cấp khoa, cấp trường
nghiệm thu và được Trường ĐHSPHN phê chuẩn, ra quyết định thực hiện vào năm
2020 [H1.01.03.04]; được công bố công khai và rộng rãi trên website Nhà trường
[H1.01.03.05dẫn link]; được giới thiệu trực tiếp cho SV mới nhập học vào dịp sinh
hoạt chính trị đầu khóa, ngày hội “Open day” và ngày hội việc làm do Trường và Khoa
tổ chức [H1.01.03.06]. Ngoài ra, việc tìm hiểu CĐR và CTĐT còn được hướng dẫn
cho SV trong Sổ tay SV [H1.01.03.07], tài liệu quảng bá tuyển sinh, được các GV
thường xuyên giới thiệu khi bắt đầu các môn học, được quán triệt bởi hệ thống cố vấn
học tập (CVHT) và quản lý SV [H1.01.03.08].
Bổ sung mô tả thể hiện CĐR phiên bản mới nhất so với phiên bản trước đó được
bổ sung, cập nhật những gì.
2. Điểm mạnh:
CĐR của CTĐT cử nhân GDTC đã đáp ứng được yêu cầu các bên liên quan và
đáp ứng của thị trường lao động hiện nay .
CĐR được công bố công khai trên các kênh thông tin của trường ĐHSP Hà Nội,
giúp sinh viên và các nhà tuyển dụng có thể tiếp cận và tìm hiểu về ngành đào tạo của
khoa GDTC.
3. Tồn tại:
Việc lấy ý kiến đóng góp của các nhà tuyển dụng, cựu sinh viên cho CĐR của
CTĐT số lượng chưa nhiều.
4. Kế hoạch hành động:
TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị, người Thời gian
thực hiện thực hiện
hoặc hoàn
thành
Hàng năm tổ chức lấy ý kiến Khoa GDTC
Khắc phục Từ năm học
1 của các cựu sinh viên, nhà tuyển và Trung tâm
tồn tại 2022-2023
dụng góp ý cho CĐR của CTĐT ĐBCL
Lấy ý kiến của các bên liên Theo quy
quan để cập nhật CĐR, đáp ứng định điều
Phát huy
2 sự thay đổi của thị trường lao Khoa GDTC chỉnh CĐR
điểm mạnh
động và của xã hội của nhà
trường

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7


Kết luận về tiêu chuẩn 1
Mục tiêu của CTĐT ngành GDTC đã xác định rõ ràng, phù hợp với mục tiêu
giáo dục đại học của Luật giáo dục đại học. Mục tiêu cũng đã phản ánh được nhu cầu
của thị trường lao động. Tuy nhiên, mục tiêu chưa thực sự sát với, tầm nhìn của trường
ĐH Sư phạm Hà Nội. CĐR của CTĐT GDTC được xác định rõ ràng, cụ thể, phản ánh
được mục tiêu của CTĐT; trong đó nêu cụ thể được những năng lực cần có của sinh
viên tốt nghiệp bao gồm kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm và có thể đo
lường, đánh giá được. Với những năng lực này, CĐR cũng cho thấy triển vọng việc
làm của sinh viên tốt nghiệp trong tương lai. Bên cạnh những điểm mạnh trên, đôi chỗ
của CĐR chưa được trình bày súc tích. CĐR của CTĐT GDTC được xây dựng với sự
tham gia và đóng góp của các bên liên quan bao gồm các giảng viên của khoa, các
chuyên gia, nhà tuyển dụng, sinh viên đã tốt nghiệp và sinh viên đang học. CĐR đã
được thể hiện công khai để sinh viên và những đối tượng quan tâm được thông tin.
Đánh giá tiêu chuẩn 1:
Thang đánh giá
Tiêu chí Chưa đạt Đạt
❶ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼
Tiêu chí 1.1 x
Tiêu chí 1.2 x
Tiêu chí 1.3 x
Điểm tiêu chuẩn 5.00
Tiêu chuẩn 2. Bản mô tả chương trình đào tạo
Mở đầu
Bản mô tả CTĐT cử nhân GDTC được xây dựng trên cơ sở chương trình chi
tiết do Trường ĐHSP Hà Nội ban hành năm 2015 và 2020. Trong các năm 2019, 2022
bản mô tả CTĐT được rà soát, bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các CTĐT
trên thế giới và trong nước, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành GDTC. Đề
cương chi tiết các học phần trong CTĐT có đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành và hướng dẫn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khoa GDTC và nhà trường đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để công bố một
cách công khai các thông tin liên quan đến bản mô tả CTĐT và đề cương chi tiết của
các học phần trong CTĐT đến các bên liên quan, nhằm giúp họ có thể tiếp cận một
cách dễ dàng, hiệu quả.
Tiêu chí 2.1. Bản mô tả chương trình đào tạo đầy đủ thông tin và cập nhật
1. Mô tả
Bản mô tả CTĐT cử nhân Giáo dục thể chất năm 2015, 2020 được xây dựng
theo Kế hoạch của khoa Giáo dục thể chất [H2.02.01.01] đã thể hiện cụ thể và chi tiết
về các thông tin liên quan đến CTĐT, bao gồm [H2.02.01.02]:
-Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Tên gọi của văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Giáo dục thể chất
- Tên chương trình đào tạo: Cử nhân ngành Giáo dục thể chất
- Ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
- Mã ngành: 7140206
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Ngôn ngữ đào tạo: tiếng Việt
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Mục tiêu đào tạo: Gồm có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:
* Mục tiêu chung:
Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất trình độ đại học có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong
các trường phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông), các trường trung cấp
chuyên nghiệp, trung cấp nghề; có khả năng giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học
và có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
chuyên ngành Giáo dục thể chất.
*Mục tiêu cụ thể:
Chương trình được xây dựng theo tiếp cận năng lực với các mục tiêu về phẩm
chất và năng lực gắn với các vị trí công việc sau khi ra trường của cử nhân Giáo dục
thể chất đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
* Về phẩm chất:
Tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất, sinh viên có phẩm
chất của nhà giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luôn tin tưởng tuyệt
đối vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có
bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực, yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh; có sức khoẻ, có ý thức trách nhiệm cao trong
công tác giáo dục thể chất trường học.
* Về năng lực:
Tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất, sinh viên có thể:
Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản chung của giáo dục đại học; kiến thức
chuyên nghiệp, bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành Giáo dục thể
chất; kiến thức giáo dục thể chất ở nhà trường phổ thông.
Phân tích và thị phạm chính xác các kĩ thuật cơ bản của các môn thể thao trong
dạy học môn học Giáo dục thể chất ở các cấp học.
Tổ chức và huấn luyện các đội tuyển thể thao của nhà trường phổ thông tham gia
thi đấu các giải thể thao của học sinh hằng năm.
Biết tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá và tổ chức thi đấu trọng
tài các môn thể thao trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn ngành Giáo dục thể chất được xây dựng với các
tiêu chí, chỉ báo và biểu hiện cụ thể. Mối quan hệ giữa các tiêu chí, chỉ báo, các biểu
hiện của năng lực với các môn học trong chương trình đào tạo được thể hiện ở bảng
mô tả dưới đây:
- Chuẩn đầu ra
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất gồm 6 tiêu chí và 20 chỉ báo
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chung gồm 6 tiêu chí và 28 chỉ báo
Tiêu chuẩn 3: Năng lực sư phạm gồm 5 tiêu chí và 28 chỉ báo
Tiêu chuẩn 4: Năng lực khoa học ngành Giáo dục thể chất gồm 6 tiêu chí và 14
chỉ báo.
- Vị trí công tác (việc làm) có thể đảm nhận sau khi ra trường
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Tiêu chí tuyển sinh/yêu cầu của CTĐT
- Chương trình đối sánh, tham khảo
- Thời điểm thiết kế/điều chỉnh bản mô tả CTĐT
- Khung chương trình ngành GDTC
- Đề cương chi tiết từng học phần
Bản mô tả CTĐT được rà soát, điều chỉnh và cập nhật, bổ sung năm (2015,
2020, 2022) dựa trên Hướng dẫn Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
của trường ĐHSPHN. Cùng với các kế hoạch, mục tiêu thực hiện rà soát, điều chỉnh,
cập nhật CTĐT [H2.02.02.02], [H2.02.02.03], [H2.02.02.04], [H2.02.02.05] 100% đề
cương các học phần trong CTĐT hiện hành đã được chỉnh sửa, cập nhật
[H2.02.02.01]. Những chỉnh sửa, cập nhật này cụ thể gồm:
- Chỉnh sửa tên gọi một số học phần.
- Tổ chức lại, bổ sung các mục thông tin trong đề cương chi tiết học phần: Đề
cương chi tết học phần trong CTĐT CNGDTC năm 2015 được trình bày thành 11 mục
gồm Mã học phần, Số tín chỉ, Phân bố thời gian, Điều kiện tiên quyết, Mục tiêu học
phần, Mô tả vắn tắt nội dung học phần, Nhiệm vụ của sinh viên, Tài liệu học tập, Tiêu
chuẩn đánh giá sinh viên, Thang điểm, Nội dung chi tiết học phần. Đề cương chi tết
học phần trong CTĐT CNGDTC năm 2020 đã được điều chỉnh, cập nhật thành 6 mục
lớn gồm Thông tin chung (Tên học phần, Mã học phần, Số tín chỉ, Học phần tiên
quyết/học trước/song song, Bộ môn phụ trách, Giảng viên giảng dạy), Học liệu (Giáo
trình, Tài liệu tham khảo bắt buộc, Tài liệu tham khảo tự chọn, Website), Mục tiêu học
phần (Mục tiêu 1, Mục tiêu 2…), Chuẩn đầu ra của các học phần (CĐR1, CĐR2…),
Nội dung, Phương pháp, Phương pháp kiểm tra đánh giá (Cung cấp cụ thể các nội
dung học phần, phân bổ thời gian, phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm
tra, đánh giá…), Chính sách đối với học phần (theo quy chế đào tạo hiện hành). Như
thế, các thông tin trong đề cương chi tiết học phần trong CTĐT hiện hành đã được
chỉnh sửa, cập nhật đầy đủ, toàn diện hơn.
- Bổ sung nội dung chi tiết và phương pháp giảng dạy tương ứng đảm bảo cập
nhật các mô hình, phương pháp dạy học mới.
- Bổ sung các ma trận tích hợp giữa CĐR học phần với CĐR CTĐT, ma trận
tích hợp giữa mục tiêu học phần với CĐR học phần, ma trận liên kết nội dung giảng
dạy với CĐR học phần, ma trận tích hợp CĐR học phần với phương pháp kiểm tra,
đánh giá, phương pháp giảng dạy, học tập,
- Điều chỉnh học liệu theo hướng cắt giảm một số học liệu không còn phù hợp
và thêm mới những học liệu có tính cập nhật.
Bản mô tả CTĐT CNGDTC phiên bản 2020 đã có đủ các nội dung, bao gồm:
- Tóm tắt mục tiêu ĐT, CĐR, cấu trúc khóa học, nội dung, phương pháp và hoạt
động đào tạo [H2.02.01.06];
- Có đầy đủ các thông tin, bao gồm: tên Trường/cơ sở cấp bằng; cơ sở đào tạo,
giảng dạy; tên gọi của văn bằng; tên CTĐT; CĐR của CTĐT; tiêu chí tuyển sinh hay
các yêu cầu đầu vào của CTĐT được quy định rõ ràng và được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Trường, Khoa và trong các tài liệu quảng bá về CTĐT
[H2.02.01.07], [ [H2.02.01.08], [H2.02.01.09];
- Cấu trúc của bản mô tả CTĐT yêu cầu bao gồm trình độ, môn học, số TC...
được ban hành vào năm 2020 và thời điểm điều chỉnh, cập nhật CTĐT [H2.02.01.05];
- Có mô tả cách đánh giá, phương pháp dạy học xuyên suốt. SV sau khi tốt
nghiệp CTĐT CNGDTC được cấp bằng tốt nghiệp đại học Giáo dục thể chất
[H2.02.01.04]. Trường ĐHSPHN là cơ sở Đại học cấp bằng cho SV đã hoàn thành
CTĐT CNGDTC [H2.02.01.04].
Tiêu chí tuyển sinh hay các yêu cầu đầu vào của CTĐT đã được quy định bao
gồm hồ sơ học tập ở phổ thông kết hợp kết quả thi năng khiếu Bật xa tại chỗ (Hệ số 2)
và chạy 100m (hệ số 1) được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của
Trường, Khoa và trong các tài liệu quảng bá về CTĐT [H2.02.01.07], [H2.02.01.08]
[H2.02.01.07].
2. Điểm mạnh:
Các thông tin trong bản mô tả CTĐT ngành Giáo dục thể chất đầy đủ và tường
minh. Bản mô tả CTĐT đã được điều chỉnh, cập nhật dựa trên văn bản hướng dẫn của
nhà trường ĐHSPHN về xây dựng CTĐT.
Cấu trúc bản mô tả CTĐT rõ ràng, tuân thủ theo theo hướng dẫn của trường
ĐHSP Hà Nội. Các ma trận đã thể hiện được sự đóng góp của các học phần trong việc
đạt chuẩn đầu ra của CTĐT cũng như mối quan hệ của chuẩn đầu ra với các hình thức
dạy học và đánh giá kết quả học tập người học.
Phần mô tả nội dung các học phần bao gồm đầy đủ các thông tin về tên học phần,
số tín chỉ, điều kiện tiên quyết và mô tả vắn tắt về nội dung học phần.
3. Điểm tồn tại:
Hình thức trình bày bản mô tả CTĐT chưa thực sự đa dạng, thu hút người đọc.
4. Kế hoạch hành động:
Đơn vị, Thời gian thực
TT Mục tiêu Nội dung người hiện hoặc hoàn
thực hiện thành
Điều chỉnh mã môn học, nội Khoa Giáo
Khắc phục
1 dung chi tiết các học phần đáp dục thể Năm 2022
tồn tại
ứng yêu cầu của xã hội. chất
Tiếp tục điều chỉnh chương
Khoa Giáo
Phát huy trình đào tạo chuyên ngành
2 dục thể Năm 2022
điểm mạnh GDTC phù hợp với yêu cầu
chất
thực tiễn của xã hội.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 2.2. Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật
1. Mô tả
Năm 2015, CTĐT đã có đầy đủ các đề cương học các học phần. Đề cương học
phần được thiết kế và áp dụng cho khóa học theo học chế TC; mỗi đề cương môn học
có cấu trúc gồm các mục chính như sau: tên học phần tiếng Việt và tên tiếng Anh; mã
học phần; số TC; phân bố thời gian; điều kiện tiên quyết; mục tiêu kiến thức và mục
tiêu kĩ năng của học phần; mô tả tóm tắt nội dung học phần; tài liệu học tập gồm
sách và giáo trình chính, tài liệu tham khảo; tiêu chuẩn đánh giá [H2.02.02.01].
Năm 2019, đề cương CTĐT CNGDTC đều có bổ sung, cập nhật để đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên [H2.02.02.02], [H2.02.02.03],
[H2.02.02.04]. Nhà Trường còn bổ sung các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
được cập nhật cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của CTĐT, bồi dưỡng sau chỉnh
sửa [H2.02.02.05].
Trên cơ sở bản mô tả CTĐT cử nhân Giáo dục thể chất sửa đổi năm 2020, các đề
cương học phần được xây dựng với đầy đủ các thông tin cần thiết có liên quan đến nội
dung học phần, giúp sinh viên và giảng viên có thể tiếp cận một cách dễ dàng và xây
dựng kế hoạch học tập và giảng dạy một cách chủ động, có hiệu quả. Đề cương học
phần năm 2020 đều bao gồm những thông tin sau đây [H2.02.02.01]:
1) Tên gọi của học phần
2) Mã học phần
3) Số tín chỉ của học phần
4) Học phần tiên quyết
5) Bộ môn phụ trách giảng dạy học phần
6) Giảng viên giảng dạy học phần
7) Các thông tin về nguồn học liệu, bao gồm các giáo trình và tài liệu tham khảo
đa dạng.
8) Mục tiêu của học phần
9) Chuẩn đầu ra của học phần
10) Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần với chuẩn đầu ra của
CTĐT, giữa mục tiêu học phần với chuẩn đầu ra của học phần
11) Nội dung của học phần: Liệt kê đầy đủ các chương trong học phần, phân bổ
số buổi giảng dạy, số tín chỉ, số tiết lý thuyết, thảo luận, bài tập, thực hành, tự học của
mỗi chương.
12) Nội dung chi tiết và phương pháp giảng dạy của học phần: Liệt kê chi tiết,
đầy đủ nội dung chính của các mục/bài trong mỗi chương, phân bổ số tiết lý thuyết,
thực hành…, phương pháp giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập,
các yêu cầu dành cho sinh viên ở từng mục/bài.
13) Ma trận liên kết nội dung giảng dạy với chuẩn đầu ra học phần
14) Phương pháp kiểm tra, đánh giá của học phần: Xác định rõ các hình thức, tỷ
trọng đánh giá; ma trận tích hợp chuẩn đầu ra của học phần với phương pháp kiểm tra,
đánh giá, phương pháp giảng dạy, học tập, tiêu chí đánh giá [H2.02.02.02].
Đề cương chi tiết tất cả các môn học được rà soát hàng năm tại các tổ bộ môn, có
kiểm tra, giám sát từ Hội đồng Khoa học của khoa GDTC [H2.02.02.07] và BCN
Khoa trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan (gồm một số Trường THPT
có tuyển dụng SV tốt nghiệp hệ CNGDTC, GV Khoa GDTC và BCN Khoa GDTC)
về nội dung, chất lượng các học phần trong CTĐT [H2.02.01.04].
Năm 2019, Nhà Trường đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến GV, nhà sử dụng lao động
và cựu SV về các chất lượng CTĐT hiện hành [H2.02.01.04]. Từ các kết quả thu được
Nhà Trường đã rà soát, bổ sung, chỉnh sửa CĐR và bổ sung các ma trận phát triển kiến
thức kỹ năng trong các đề cương chi tiết học phần của CTĐT [H2.02.02.02]: ma trận
tích hợp giữa CĐR học phần với CĐR của CTĐT; ma trận tích hợp giữa mục tiêu học
phần và CĐR của học phần; ma trận liên kết nội dung giảng dạy với CĐR học phần;
ma trận tích hợp CĐR học phần với phương pháp kiểm tra, đánh giá, PPGD, học tập
[H2.02.01.02].
Những ý kiến góp ý của các bên liên quan là cơ sở để thay đổi đề cương môn học
là chủ trương đổi mới “căn bản, toàn diện” nền giáo dục Việt Nam theo nghị quyết số
29 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa 11, nghị quyết số 88 của Quốc
hội về việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa phổ thông [H2.02.02.07],
[H2.02.02.08], [H2.02.02.09].
Sau một thời gian giảng dạy CTĐT mới 2020 theo hướng phát triển năng lực
người học, khoa Giáo dục thể chất rà soát một lần nữa để điều chỉnh, bổ sung một số
nội dung cho đề cương học phần cho đầy đủ hơn. Trong đó, một số thông tin của đề
cương học phần đã được điều chỉnh và bổ sung cụ thể và rõ ràng hơn như: bổ sung
thông tin về giảng viên phụ trách học phần, bổ sung cập nhật tài liệu tham khảo, chỉnh
lại ma trận kĩ năng của một số học phần [H2.02.02.01].
2. Điểm mạnh
Bản đề cương chi tiết các học phần trong CTĐT CNGDTC có mục tiêu, nội dung
rõ ràng, đầy đủ thông tin và cập nhật. Trong mỗi đề cương chi tiết học phần đều có ma
trận tích hợp giữa CĐR học phần với CĐR của CTĐT; ma trận tích hợp giữa mục tiêu
học phần và CĐR của học phần; ma trận liên kết nội dung giảng dạy với CĐR học
phần; ma trận tích hợp CĐR học phần với phương pháp kiểm tra, đánh giá, PPGD, học
tập. Nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực
và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi người học.
3. Điểm tồn tại
Các tài liệu tham khảo trong đề cương của một số học phần còn chưa được bổ
sung, cập nhật thường xuyên (Học phần Tâm lí học TDTT, Phương pháp nghiên cứu
trong TDTT, Vệ sinh học TDTT...)
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị, người thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện hoặc hoàn
thành
Định kỳ hằng năm lập kế hoạch
Khắc phục Khoa Giáo dục Năm học
1 bổ sung các tài liệu tham khảo
tồn tại thể chất 2022-2023
trong mỗi học phần.
Giảng viên, tổ
bộ môn, Hội
Phát huy Tiếp tục cập nhật và điều chỉnh 2 Năm học
2 đồng Khoa học
điểm mạnh năm/lần đề cương chi tiết. 2023-2024
đào tạo của
khoa GDTC
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 2.3. Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần được công bố công
khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận
1. Mô tả
Sau khi CTĐT cử nhân ngành Giáo dục thể chất được trường Đại học Sư phạm
ban hành theo quyết định số 122/QĐ-ĐHSPHN-ĐT ngày 11 tháng 12 năm 2020
[H2.01.01.01], Khoa Giáo dục thể chất đã công bố công khai cho người học, giảng
viên, những người đang làm việc tại các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực Giáo dục
thể chất nội dung về bản mô tả CTĐT bằng nhiều hình thức khác nhau: công bố công
khai trên website nhà trường [H2.02.03.02]
(http://daotao.hnue.edu.vn/Uploads/files/CDR-GDTC.pdf), trong các buổi tư vấn
tuyển sinh cho học sinh phổ thông, sử dụng tờ rơi để quảng bá, cập nhật các thông tin
trên website của khoa GDTC [H2.02.03.02] (http://gdtc.hnue.edu.vn), niêm yết bản
mô tả CTĐT tại các bản thông báo của khoa hay cập nhật các thông tin cần thiết
trong sổ tay sinh viên [H2.02.03.03], tại các buổi Hội thảo của khoa.
Việc sử dụng, công bố bản mô tả CTĐT và các đề cương học phần thông qua đa
dạng các hình thức như trên đã giúp cho sinh viên dễ dàng biết được những học phần
có thể đăng ký trong một học kỳ, xác định đúng kế hoạch học tập, lộ trình học tập
trong cả năm học và khóa học; giúp cho học sinh THPT có ý định thi vào khoa Giáo
dục thể chất của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, biết được những kiến thức và kĩ
năng có được cũng như biết được những năng lực mình sẽ có sau khi kết thúc CTĐT,
những lĩnh vực và các tổ chức có thể làm việc sau khi tốt nghiệp; giúp cho các nhà
tuyển dụng liên quan đến lĩnh vực Giáo dục thể chất có được sự lựa chọn chính xác.
Bên cạnh đó, bản mô tả CTĐT và đề cương học phần đều được phản biện bởi các
chuyên gia trong và ngoài trường, được Hội đồng đào tạo khoa học của khoa đóng góp
ý kiến. Bản mô tả CTĐT và đề cương học phần được điều chỉnh định kỳ dựa trên việc
thu thập ý kiến của các nhà tuyển dụng, sinh viên, cựu sinh viên, những người đang
trực tiếp tham gia giảng dạy và thống kê khảo sát về nhu cầu của thị trường lao động.
Thông qua việc thu thập ý kiến này, nội dung các bản mô tả và đề cương các học phần
trong CTĐT cử nhân ngành Giáo dục thể chất được phổ biến tới các bên liên quan.
Tương tự bản mô tả CTĐT, toàn bộ đề cương trong chương trình đào tạo được
công bố công khai bằng nhiều hình thức:
- Công khai qua các văn bản chính thức của Nhà trường về bộ đề cương các học
phần ngành GDTC [H2.02.03.04]. Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần cũng
được giới thiệu đến các bên liên quan như cơ quan quản lý, nhà sử dụng lao động, các
nhà khoa học... dưới dạng tài liệu quảng bá, các bản tin… để Nhà trường có thể tiếp
cận một cách thuận tiện cho việc lấy góp ý phản hồi về CTĐT nhằm đáp ứng thực tiễn
giảng dạy, yêu cầu của xã hội và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
[H2.02.01.01], [H2.02.03.02], [H2.02.03.03], [H2.02.03.04], [H2.02.03.05],
[H2.02.03.06].
- Công bố công khai trong quá trình dạy học: GV khi lên lớp giảng dạy đều cung
cấp, giới thiệu cho sinh viên các thông tin trong đề cương học phần như CĐR, mục tiêu
chung, mục tiêu cụ thể của học phần, đánh giá, học liệu, đề cương chi tiết học phần,
phương pháp dạy, học... để người học nắm bắt, tổ chức, sắp xếp phương pháp học cho
phù hợp với môn học/học phần nhằm đạt kết quả cao.
Các bên liên quan như cơ quan quản lý, nhà sử dụng lao động, GV, Người học,
Người học đã tốt nghiệp… đều có thể tiếp cận với bản mô tả CTĐT dễ dàng và thuận
tiện nhất.
GV và cán bộ quản lý đào tạo đều có thể tiếp cận CTDH, bản mô tả CTĐT, đề
cương các học phần GDTC tại phòng Đào tạo và bản lưu tại văn phòng khoa.
Đồng thời, tại các buổi tư vấn tuyển sinh hàng năm, các thông tin chính của bản
mô tả CTĐT, các thông tin về CĐR, vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi tốt
nghiệp, giới thiệu về CTĐT được giới thiệu, cung cấp cho thí sinh, phụ huynh và các
đối tác liên quan.
Hiện nay, Khoa Giáo dục thể chất vẫn đang tiếp tục tiến hành rà soát, điều chỉnh,
sửa đổi đề cương chi tiết của tất cả các học phần trong CTĐT nhằm phù hợp với nhu
cầu của giáo dục phổ thông hiện nay.
2. Điểm mạnh:
- Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần được xây dựng trên nguyên tắc mở
nên luôn được bổ sung, điều chỉnh và cập nhật thường xuyên dựa trên nhiều nguồn
thông tin khác nhau như từ ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học và đào tạo khoa, ý
kiến phản hồi của sinh viên, cựu sinh viên, ý kiến của các giảng viên đã và đang trực
tiếp tham gia giảng dạy, của các nhà tuyển dụng và các chuyên gia.
- Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần được công bố công khai đến các
bên liên quan thông qua nhiều hình thức khác nhau (như tờ rơi, trang web) và dễ dàng
tiếp cận.
3. Điểm tồn tại:
Số lượng lấy ý kiến phản hồi cho bản mô tả CTĐT chưa phong phú
4. Kế hoạch hành động:
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người
hoặc hoàn
thực hiện
thành
Xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý
kiến đánh giá từ các nhà tuyển dụng,
giảng viên trong khoa và các trường
Khắc Khoa Giáo Học kỳ 2,
đào tạo giáo viên GDTC, cựu SV về
1 phục tồn dục thể năm học
CTĐT, về bản mô tả CTĐT và đề
tại chất 2022-2023
cương học phần bằng nhiều hình thức
khác nhau để tiếp tục bổ sung, điều
chỉnh CTĐT ngành GDTC.
22 Phát huy Tiếp tục sử dụng nhiều hình thức khác Khoa Giáo Hằng năm
điểm nhau để công bố công khai bản mô tả dục thể
mạnh CTĐT và đề cương các học phần chất
CTĐT giúp các bên liên quan dễ dàng
tiếp cận
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Kết luận tiêu chuẩn 2:
Bản mô tả CTĐT ngành Giáo dục thể chất năm 2020 cung cấp các thông tin
một cách đầy đủ và tường minh. Từ năm 2017 đến 2022, bản mô tả CTĐT ngành
GDTC đã được chiều chỉnh 01 lần. Năm 2019 là năm xây dựng chương trình mới, sau
1 năm thử nghiệm bản mô tả CTĐT đã được điểu chỉnh, cập nhật theo các quy định về
đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động đối với ngành GDTC. Khối kiến thức
ngành và chuyên ngành được thiết kế đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhấn
mạnh tính ứng dụng, thực hành của các kiến thức được đào tạo vào giảng dạy phổ
thông theo chương trình mới. Cấu trúc bản mô tả chương trình rõ ràng, tuân thủ theo
các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Trường ĐHSP Hà Nội; cụ
thể hóa trong các đề cương chi tiết học phần của CTĐT. Đề cương của các học phần
cung cấp thông tin đầy đủ và tường minh, được chuẩn hóa theo quy định của Đại học
Sư phạm Hà Nội. Các đề cương học phần đã được điều chỉnh, cập nhật, đáp ứng xu thế
phát triển hiện nay trên thế giới và trong nước về đào tạo GDTC. Mọi thông tin liên
quan đến học phần, cấu trúc, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá … của học
phần đều được cung cấp đầy đủ để SV đưa ra lựa chọn hợp lý cho lộ trình, kế hoạch
học tập của bản thân theo từng học kỳ, từng năm và trong toàn khóa. Đề cương chi tiết
được định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung về nội dung, học liệu, phương pháp kiểm tra,
đánh giá.
Bản mô tả và đề cương học phần trong CTĐT cử nhân ngành Giáo dục thể chất
được công bố công khai và dễ tiếp cận.
Tự đánh giá tiêu chuẩn 2:
Thang đánh giá

Tiêu chí Chưa đạt Đạt

❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼

Tiêu chí 2.1 X

Tiêu chí 2.2 X

Tiêu chí 2.3 X

Điểm tiêu chuẩn 5.00


Tiêu chuẩn 3. Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học
Mở đầu
CTDH ngành GDTC được thiết kế dựa trên mục tiêu và CĐR của CTĐT theo
hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới CTĐT của Nhà trường và thích ứng với nhu
cầu xã hội. CTDH ngành GDTC được xây dựng theo tiếp cận dựa trên chuẩn đầu ra
bao gồm tổng hợp các tiêu chí về phẩm chất và năng lực ngành nghề chuyên môn. Các
phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập được sử dụng phù hợp
nhằm đảm bảo người học đạt được CĐR của từng học phần và CĐR của CTĐT. Quy
trình xây dựng CTDH ngành GDTC được thực hiện một cách khoa học, trình tự logic,
hợp lý và tổng thể nhằm hướng đến chất lượng đầu ra của người học. CTĐT - CTDH
ngành GDTC được rà soát định kỳ để đảm bảo tính cập nhật
Tiêu chí 3.1. Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra
1. Mô tả
CTDH CNGDTC được thiết kế dựa trên các yêu cầu của CĐR về kiến thức, kĩ
năng, mức tự chủ và trách nhiệm.
CTDH CNGDTC được xây dựng dựa trên CĐR của trường ĐHSPHN theo quyết
định số 5340B/QĐ-ĐHSPHN ngày 18 tháng 12 năm 2009 [H3.03.01.01] đồng thời
tuân thủ quy trình thiết kế đã được hướng dẫn của trường ĐHSPHN [H3.03.01.02].
CTDH CNGDTC được thiết kế bao gồm 135 TC gồm 4 khối kiến thức [H3.03.01.03]:
(1) Khối kiến thức chung (20 TC); (2) Khối kiến thức đào tạo và rèn luyện năng lực sư
phạm (34 TC); (3) Khối kiến thức chung của nhóm ngành (15 TC); (4) Khối kiến thức
chuyên ngành Giáo dục thể chất (66 TC).
Các học phần ở các khối kiến thức này đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kiến thức
của CĐR, được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1 cho thấy cấu trúc các học phần trong CTDH có thể hiện tỷ lệ cân
đối, logic với cấu phần của CĐR (CĐR chung, CĐR chuyên ngành, kiến thức, kỹ
năng cứng, kỹ năng mềm, thái độ, tự chủ và nghề nghiệp).
Học phần trong CTDH Tương ứng kiến thức của CĐR
- Các học phần thuộc khối kiến thức
chung (20 TC): + Có hiểu biết về các nguyên lý cơ
+ Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin,
Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng của Đảng Cộng
Đường Lối cách mạch Đảng Cộng sản sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí
Việt Nam; Tâm lý học; Giáo dục học; Minh, có hiểu biết cơ bản về khoa
Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng. học xã hội và nhân văn phù hợp với
tiêu chuẩn đào tạo người giáo viên
trong nhà trường xã hội chủ nghĩa
Học phần trong CTDH Tương ứng kiến thức của CĐR
Việt Nam, có sức khỏe đáp ứng yêu
+ Ngoại ngữ cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bước đầu có khả năng sử dụng
ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên
cứu các tài liệu tham khảo chuyên
ngành
- Các học phần thuộc khối kiến thức đào - Có đủ kiến thức chuyên môn,
tạo và rèn luyện năng lực sư phạm (39 nghiệp vụ đảm bảo dạy thành thạo
TC): môn Giáo dục thể chất ở các trường
Giáo dục học; Lí luận dạy học; Phương trung học, cao đẳng và có đủ năng
pháp dạy học bộ môn 1 (Lí luận và học tập ở bậc cao hơn để giảng dạy
phương pháp dạy học Giáo dục thể chất/Lí Giáo dục thể chất ở các trường đại
luận dạy học phát triển năng lực môn Giáo học.
dục thể chất) (Chọn 1 trong 2 học - Có đủ kiến thức để giải quyết
phần) ;Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm những vấn đề nảy sinh trong thực
thường xuyên; Phương pháp dạy học bộ tiễn dạy học, giáo dục bằng con
môn 2 (Xây dựng kế hoạch dạy học môn đường tổng kết kinh nghiệm, NCKH.
Giáo dục thể chất); Giao tiếp sư phạm/ Biết xây dựng các giả thuyết khoa
Phát triển mối quan hệ nhà trường (Chọn học, soạn đề cương nghiên cứu, triển
1 trong 2 học phần) ; Thực hành kĩ năng khai nghiên cứu, viết báo cáo khoa
giáo dục học và triển khai ứng dụng những
Phương pháp dạy học bộ môn 3 (Tổ chức kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Có
dạy học môn Giáo dục thể chất); Đánh giá tiềm lực để tự hoàn thiện trình độ
trong giáo dục; Phát triển chương trình của mình, đáp ứng những yêu cầu
nhà trường/Triển khai Chương trình giáo mới của giáo dục.
dục phổ thông trong nhà trường (Chọn 1 - Có khả năng đáp ứng các yêu cầu
trong 2 học phần) ; Thực hành dạy học tại về đổi mới nội dung, phương pháp,
trường sư phạm/Trải nghiệm hoạt động hình thức tổ chức dạy và học; kiểm
dạy học (Chọn 1 trong 2 học phần) ;Thực tra, đánh giá kết quả giáo dục ở phổ
tập sư phạm I; Thực tập sư phạm II thông.
- Các học phần thuộc khối kiến thức - Có năng lực tổ chức thực hiện kế
chung chuyên ngành (10 TC): hoạch dạy học, giáo dục ở trường
Nhập môn Khoa học xã hội và nhân văn; phổ thông, cao đẳng. Có năng lực sử
Nhân học đại cương, Xã hội học địa dụng các học vấn giáo dục tổng quát
cương; Cơ sở văn hoá Việt Nam, Lịch sử và học vấn Giáo dục thể chất để giải
văn minh thế giới. thích các nội dung giáo dục Giáo dục
- Các học phần thuộc khối kiến thức thể chất trong CT GDPT. Sử dụng
chuyên ngành Giáo dục thể chất (66 TC): được các học vấn giáo dục tổng quát
+Khối học vấn cơ sở ngành và học vấn Giáo dục thể chất vào
Bắt buộc thực tiễn.
Giải phẫu và sinh lí thể dục thể thao; Lí
Học phần trong CTDH Tương ứng kiến thức của CĐR
luận và Phương pháp Giáo dục thể chất; Có năng lực nghiên cứu Giáo dục thể
Lí luận và phương pháp Giáo dục thể chất chất và khoa học giáo dục Giáo dục
trường học; Vệ sinh học – Thể dục thể thể chất. Sử dụng được tiếng Anh
thao; Đo lường – Thể dục thể thao. trong hoạt động chuyên môn . Sử
Tự chọn (6TC 2 môn): Tâm lí học thể dục dụng công nghệ thông tin và truyền
thể thao; Phương pháp nghiên cứu khoa thông trong hoạt động chuyên môn
học TDTT; Lịch sử và quản lí thể dục thể
thao; Y học – Thể dục thể thao; Hồi phục
– Thể dục thể thao
- Kiến thức ngành
Bắt buộc:
Điền kinh và phương pháp giảng dạy 1,2;
Thể dục và phương pháp giảng dạy 1,2;
Bơi lội và phương pháp giảng dạy 1,2;
Bóng đá và phương pháp giảng dạy; Bóng
chuyền và phương pháp giảng dạy; Cầu
lông và phương pháp giảng dạy; Bóng rổ
và phương pháp giảng dạy; Đá cầu và
phương pháp giảng dạy
Tự chọn(chọn 12/21 tín chỉ (4 môn)):
Bóng bàn và phương pháp giảng dạy; Võ
thuật (Taekwondo) và phương pháp giảng
dạy; Cờ vua và phương pháp giảng dạy;
Trò chơi vận động và phương pháp giảng
dạy; Bóng ném và phương pháp giảng
dạy; Quần vợt và phương pháp giảng dạy;
Yoga và phương pháp giảng dạy
Những học phần trong khối kiến thức đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm,
khối kiến thức chung chuyên ngành và khối kiến thức chuyên ngành Giáo dục thể chất
đều đáp ứng yêu cầu kĩ năng của CĐR đó là: (1) Có kỹ năng thực hành, ứng dụng các
thành tựu khoa học Giáo dục thể chất vào thực tiễn đời sống và dạy học Giáo dục thể
chất; (2) Có các kỹ năng dạy học như kỹ năng phân tích bài giảng, soạn giáo án, tổ
chức thực hiện giờ dạy trên lớn và ngoài giờ học, đổi mới phương pháp dạy và học
theo hướng lấy người học làm trung tâm...
Thêm vào đó, CTDH CNGDTC còn đáp ứng yêu cầu mức tự chủ, trách nhiệm
theo yêu cầu của bậc 6 (bậc đại học) trong khung trình độ quốc gia Việt Nam được thủ
tướng chính phủ phê duyệt ngày 18 tháng 10 năm 2016 theo quyết định số 1982/QĐ-
TTg [H3.03.01.04]. Qua việc học tập, thảo luận, kiểm tra đánh giá ở các học phần
trong CTDH, đặc biệt là học phần Phương pháp NCKH giáo dục Giáo dục thể chất,
học phần Phương pháp NCKH Giáo dục thể chất và các học phần chuyên ngành Giáo
dục thể chất, người học sẽ có năng lực làm việc độc lập; làm việc nhóm; hướng dẫn,
giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ; tự đánh giá kết quả thực hiện; bảo vệ được
quan điểm cá nhân và lập kế hoạch thực hiện hoạt động – là các yêu cầu về mức tự
chủ, trách nhiệm theo yêu cầu bậc đại học [H3.03.01.05].
Khoa Giáo dục thể chất đã xây dựng tổ hợp PPGD cho mỗi học phần của CTDH,
các PPGD ở mỗi học phần đều đa dạng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và hỗ
trợ đạt được CĐR về kiến thức, kĩ năng, thái độ, mức tự chủ. Cụ thể, các PPGD được
xây dựng đáp ứng phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực NCKH của
người học. Các GV hướng dẫn SV chủ động tự học, tự nghiên cứu, tự lựa chọn
phương pháp học tập phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân người học và phù
hợp đáp ứng CĐR [H3.03.01.05].
Để đảm bảo đánh giá kết quả học tập của người học đạt CĐR, mỗi Đề cương chi
tiết học phần và kế hoạch dạy học của học phần đều đã quy định rõ về quy trình kiểm
tra, đánh giá với các hình thức, phương pháp và nội dung đa dạng, đảm bảo sát với nội
dung kiến thức trong học phần mà SV đã được học [H3.03.01.03], [H3.03.01.05]. Mỗi
học phần gồm có điểm chuyên cần, điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Điểm
bộ phận là do GV phụ trách học phần đề xuất hình thức kiểm tra như thông qua thực
hành, dự án, làm các powerpoint, thuyết trình, làm bài kiểm tra. Đề thi kết thúc học,
thường áp dụng các hình thức đa dạng như: thi tự luận, thi trắc nghiệm hoặc làm thu
hoạch tài liệu chuyên môn, thực hành dạy học... tùy theo mục tiêu của môn học
[H3.03.01.03], [H3.03.01.05]. Các điều kiện tiên quyết đối với người học; việc xác
định tổ hợp các PPGD, kiểm tra đánh giá đều đảm bảo đạt CĐR và có sự tương thích
giữa PPGD và hình thức kiểm tra đánh giá.
2. Điểm mạnh
CTDH của khoa GDTC được thiết kế khoa học, logic dựa trên các yêu cầu của
CĐR, có cấu trúc chặt chẽ, có tính hệ thống.
CĐR của mỗi học phần rất chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
CTDH của khoa GDTC được tiến hành thiết kế một cách có hệ thống và chú
trọng tới tính logic của các môn học trong CTDH, dựa trên các yêu cầu của CĐR; Hệ
thônngs các phương pháp dạy-học và KTĐG được thiết kế phù hợp với CĐR của học
phần và CTĐT nhằm đảm bảo cho người học được tiếp cận các kiến thức theo trình tự
từ cơ bản đến chuyên ngành, từ những học phần thuộc lĩnh vực rộng đến các kiến thức
thuộc chuyên ngành hẹp.
3. Điểm tồn tại
Còn hạn chế trong việc lấy ý kiến của cựu sinh viên, số lượng ý kiến thu được
sau khi gửi đi chưa nhiều.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành
Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cho cán
Khắc Khoa Giáo
bộ, giảng viên lấy ý kiến đóng góp của
1 phục tồn dục thể Hàng năm
nhiều bên liên quan đảm bảo đủ số
tại chất
lượng theo yêu cầu đạt ra
Chủ động và tiếp tục bổ sung, điều
Phát huy chỉnh chương trình dạy học theo yêu Khoa Giáo
2 điểm cầu xã hội giúp cho SV tốt nghiệp đáp dục thể Hàng năm
mạnh ứng được yêu cầu cấp thiết của thị chất
trường lao động.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 3.2. Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là
rõ ràng
1. Mô tả
CTDH CNGDTC gồm 71 học phần, tất cả các học phần đều có sự tương thích về
nội dung và thể hiện được sự đóng góp cụ thể nhằm đạt được CĐR [H3.03.01.01],
[H3.03.01.03], [H3.03.02.01].
Hầu hết cCác học phần trong CTDH, đều góp phần giúp rèn luyệnhình thành
năng lực học tập, năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng với môi trường cho SV từ đó
giúp hình hành nhóm năng lực phát triển cá nhân tạo nền tảng cho việc học tập suốt
đời và xây dựng bản sắc cá nhân theo CĐR. Sự đóng góp của mỗi học phần cho các
nhóm năng lực nghề theo CĐR có sự khác nhau, có những học phần có đóng góp lớn
cho phát triển nhóm năng lực sư phạm, có những học phần lại có đóng góp lớn cho
phát triển nhóm năng lực NCKH hay nhóm năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã
hội [H3.03.02.01].
Cụ thể : sự đóng góp của các học phần với CĐR được thể hiện ở trong minh
chứng. Từ bảng ma trận ta thấy các học phần thuộc khối học phần Nghiệp vụ sư phạm
như: Tâm lý học, Giáo dục học, Thực hành nghề; Giao tiếp sư phạm, Kiểm tra đánh
giá trong giáo dục, Lý luận dạy học, Phương pháp dạy học Giáo dục thể chất; Thực
hành tại trường sư phạm; góp phần lớn trong việc rèn luyện các năng lực thuộc nhóm
năng lực sư phạm (như năng lực chuyên ngành, năng lực định hướng phát triển của
học sinh, năng lực dạy học và giáo dục) và các năng lực thuộc nhóm năng lực phát triển
cộng đồng nghề và xã hội.
Những học phần trong 66 TC cho khối kiến thức chuyên ngành Giáo dục thể chất
được chia thành 2 nhóm học vấn, giúp trang bị đầy đủ cả về khía cạnh năng lực Giáo
dục thể chất lí thuyết và năng lực Giáo dục thể chất thực nghiệm cũng như năng lực
dạy học Giáo dục thể chất. Các học phần chuyên ngành, trong đó có bao gồm khoá
luận tốt nghiệp trang bị cho học sinh các kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học
đồng thời cho phép sinh viên trải nghiệm thực hiện một đề tài nghiên cứu ở mức độ một
khoá luận.
Sự phối hợp của tất cả các học phần trong CTDH sẽ giúp SV hình thành được tất
cả các năng lực cần thiết cho định hướng nghề dạy học Giáo dục thể chất theo CĐR.
Không chỉ tương thích về nội dung, tất cả các học phần trong CTDH CNGDTC
đều xác định rõ tổ hợp các phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra/đánh giá
phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR. Như đã mô tả ở tiêu
chí 3.1 ở trên, mỗi học phần trong CTDH đều được cán bộ giảng dạy lên kế hoạch
giảng dạy hàng năm [H3.03.01.05]. Bản kế hoạch này thể hiện rõ tổ hợp phương pháp
dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá ở mỗi học phần. Tùy đặc thù mỗi môn học
mà phương pháp dạy và học ưu thế ở mỗi học phần là khác nhau, nhưng nhìn chung,
các PPGD của tất cả các học phần đều được xây dựng đáp ứng phát triển năng lực tự
học, năng lực hợp tác, năng lực NCKH của người học, phù hợp với nhu cầu và năng
lực của bản thân người học và phù hợp đáp ứng CĐR [H3.03.01.05]. Quá trình kiểm
tra, đánh giá với các hình thức, phương pháp và nội dung đa dạng, đảm bảo sát với nội
dung kiến thức trong học phần và yêu cầu của CĐR [H3.03.01.05].
Năm 2018, Khoa Giáo dục thể chất tiến hành lấy ý kiến của GV, cán bộ quản lí,
SV, cựu SV, giáo viên giảng dạy Giáo dục thể chất ở trường phổ thông về nội dung
các học phần trong CTDH, để từ đó có cơ sở chỉnh sửa CTDH ở mỗi học phần cho phù
hợp hơn với điều kiện thực tế [H3.03.02.02]. Nội dung những ý kiến góp ý của các bên
liên quan và những điều chình của CTDH được qua các năm được thể hiện ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ý kiến góp ý và những điều chỉnh trong CTDH
Năm Ý kiến góp ý của các bên liên quan Hoạt động điều chỉnh CTDH
2018 - Cần cập nhật tài liệu học tập và tài - Cập nhật tài liệu học tập và tài
liệu tham khảo ở mỗi học phần. liệu tham khảo ở mỗi học phần.
- Cần chuẩn bị xây dựng CTĐT hoặc - Các học phần cải tiến nội dung
cải tiến CTDH để phù hợp hơn với để phù hợp hơn với việc đổi mới
việc đổi mới toàn diện chương trình toàn diện chương trình phổ
phổ thông đang được thực hiện. thông bắt đầu thực hiện từ năm
2020.
Về cơ bản, đề cương các học phần đều được xây dựng dựa vào nội dung đề
cương các học phần đã hoàn thiện trước đây. Bên cạnh đó, Khoa đã tổ chức các buổi
họp Hội đồng khoa học, họp khoa, các buổi tọa đàm để bàn bạc, rà soát, xin ý kiến
đóng góp cũng như những phản hồi về hoạt động xây dựng CTDH của các đơn vị, cơ
sở thuộc ngành GDTC [H3.03.02.03]. Thông qua nhiều kênh để tìm hiểu, rà soát,
Khoa đã tiến hành điều chỉnh và bổ sung đề cương tất cả các học phần để phù hợp với
CTĐT theo CĐR hiện hành. Trong tất cả các đề cương của các học phần có mục tiêu
được thể hiện rõ ràng, cụ thể với những nội dung cần phải đạt được khi hoàn thành học
phần [H3.03.02.01].
Sau khi kết thúc chương trình học của mỗi năm, khoa đều tiến hành làm phiếu
lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy cũng như nội dung, phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập để có thể kịp thời điều chỉnh môn học cho phù
hợp [H3.03.02.03].
2. Điểm mạnh
Tất cả các học phần trong CTDH CNGDTC đều có sự tương thích về nội dung
theo yêu cầu CĐR. Phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra/đánh giá ở tất cả
học phần đều phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm bảo việc đạt được CĐR. Nội
dung CTDH được định kỳ lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan và điều chỉnh kịp
thời phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
3. Điểm tồn tại
Do thời lượng dành cho chuyên ngành chỉ có 66 tín chỉ do đó việc xây dựng
môn thể thao chuyên sâu không còn ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu của các nhà
tuyển dụng ở trường phổ thông.
4. Kế hoạch hành động

Đơn vị, Thời gian thực


TT Mục tiêu Nội dung người hiện hoặc
thực hiện hoàn thành

Rà soát lại các môn môn học


thuộc khối kiến thức chuyên
Khoa
Khắc phục ngành để giảm bớt thời lượng của Năm học 2022-
1 Giáo dục
tồn tại một số môn để có đủ số tín chỉ cho 2023
thể chất
việc xây dựng chương trình môn
học chuyên sâu.

2 Phát huy Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ Khoa Năm học 2022-
điểm sung một số học phần nhằm điều Giáo dục 2023
mạnh chỉnh CTDH chuyên ngành GDTC thể chất
phù hợp hơn cho người học.

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 3.3. Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập
nhật và có tính tích hợp
1. Mô tả
CTDH CNGDTC được thiết kế bao gồm 66 tín cho khối kiến thức chuyên ngành
Giáo dục thể chất [H3.03.01.03]. Các kiến thức Giáo dục thể chất được xây dựng đáp
ứng nội dung dạy học tích hợp và phân hóa ở phổ thông. Hầu hết các học phần thuộc
khối kiến thức này đều có phần thực hành là chủ yếu giúp tăng cường kĩ năng thực
hành và NCKH cho giáo viên môn Giáo dục thể chất.
Khối kiến thức đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm có 39 TC gồm các
học phần giúp rèn luyện các kĩ năng, năng lực sư phạm cần thiết theo cách thức
nâng cao dần kiến thức và năng lực. Từ việc cung cấp kiến thức về tâm lí học lứa
tuổi (trong học phần Tâm lý học), các kiến thức cơ bản của giáo dục (trong học
phần Giáo dục học), những kĩ năng giao tiếp (học phần Giao tiếp sư phạm), kĩ
năng kiểm tra đánh giá (học phần Kiểm tra đánh giá trong giáo dục) đến các kiến
thức, kĩ năng, năng lực đối với giảng dạy Giáo dục thể chất (học phần Lý luận
dạy học Giáo dục thể chất và học phần Phương pháp dạy học Giáo dục thể chất).
Sau khi trang bị kiến thức, kĩ năng, năng lực tại trường Đại học, SV được trực
tiếp thực hành nghề, thực tập sư phạm cần thiết cho NVSP thường xuyên, thực
tập sư phạm để chuẩn bị đầy đủ năng lực và tâm thế trở thành người giáo viên
khi ra trường.
Như vậy, số lượng và tỷ lệ TC của các khối kiến thức trong CTDH, tỷ lệ các học
phần bắt buộc và tự chọn là hợp lý với yêu cầu CĐR.
Tất cả các học phần trong CTDH CNGDTC được bố trí hợp lí về học phần điều
kiện tiên quyết, thời lượng mỗi học phần và thời điểm thực hiện. Trình tự các học phần
được sắp xếp hợp lý theo từng học kỳ đều nêu rõ trong đề cương chi tiết của từng học
phần [H3.03.01.03]. Việc sắp xếp thời khoá biểu và phân công cán bộ giảng dạy của
Khoa được thực hiện khoa học, đáp ứng chặt chẽ CTDH [H3.03.03.01], [H3.03.03.02].
Cụ thể: các học phần thuộc khối kiến thức chung (như Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục
quốc phòng, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin...) được học ở
những học kì đầu của khoá học để tạo nền tảng kiến thức chung. Tiếp theo đó là các
học phần thuộc khối kiến thức chung rèn luyện năng lực sư phạm, tiếp đến là nhóm
học phần về kiến thức, kỹ năng và năng lực dạy học chuyên ngành Giáo dục thể chất
rồi đến các học phần Thực hành sư phạm. Khối kiến thức của nhóm ngành khoa học xã
hội được học từ học kì 1 đến học kì 3 để tạo nền tảng cho các học phần khối kiến thức
chuyên ngành Giáo dục thể chất. Trong khối kiến thức chuyên ngành Giáo dục thể
chất, các học phần cũng được sắp xếp theo logic phức tạp dần, học phần Giáo dục thể
chất cơ sở sẽ là nền tảng cho các học phần Giáo dục thể chất chuyên môn sâu hơn.
Những học phần tiên quyết là những học phần tạo kiến thức nền cho học phần tiếp
theo (như học phần Thể dục và Điền kinh là điều kiện tiên quyết cho các học phần các
môn thể thao.....).
CTDH CNGDTC được định kì rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật ít nhất 2
năm 1 lần. Để nâng cao chất lượng của CTDH, Khoa Giáo dục thể chất định kì tổ chức
thực hiện việc lấy ý kiến góp ý của người học, cựu SV, giáo viên Giáo dục thể chất,
GV, cán bộ tuyển dụng về CTDH, từ đó có những chỉnh sửa, cập nhật phù hợp với
điều kiện thực tế [H3.03.03.03]. Cụ thể là: Năm 2015, CTDH có sự thay đổi lớn về số
TC và thời lượng các khối kiến thức so với chương trình ban hành năm 2020
[H3.03.03.04], những thay đổi này được thể hiện ở Bảng 3.3.
Bảng 3.3. So sánh CTDH ban hành năm 2015 và năm 2020

CTDH Ban hành năm 2015 CTDH Ban hành năm 2020
Tổng số TC cho cả khóa học: 130 Tổng số TC cho cả khóa học: 135
Khối kiến thức chung (Không tính môn Khối kiến thức chung (Không tính môn
Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc
phòng: 33 TC trong đó bắt buộc là: 31 phòng: 20 TC trong đó bắt buộc là: 20
và tự chọn là 2
Khối kiến thức chung của nhóm ngành: Khối kiến thức chung của nhóm ngành:
14 TC trong đó bắt buộc: 12 và tự chọn 15 TC trong đó bắt buộc: 15
là: 2
Khối kiến thức rèn luyện sư phạm: 26 Khối kiến thức rèn luyện sư phạm: 34
Khối kiến thức chuyên ngành: Bắt buộc Khối kiến thức chuyên ngành: Bắt
55 và tự chọn: 10/26 TC buộc 54 và tự chọn: 6/16 TC
Khóa luận tốt nghiệp hoặc các môn Khóa luận tốt nghiệp hoặc các môn
tương đương: 10 tương đương: 6
Ở những năm sau, cụ thể năm 2018, CTDH CNGDTC có một số thay đổi trên cơ
sở góp ý đã trình bày trong Bảng 3.2. Bên cạnh đó, Khoa Giáo dục thể chất đã tham
khảo một số CTDH tiên tiến của các nước như Nga và Trung Quốc từ đó điều chỉnh
phù hợp với điều kiện Việt Nam [H3.03.03.05]. Dựa vào các CTDH tham khảo được,
Khoa Giáo dục thể chất đã tham khảo nội dung một số môn học khối kiến thức chuyên
ngành Giáo dục thể chất.
CTDH của khoa Giáo dục thể chất được xây dựng chi tiết và cụ thể dựa trên các
yêu cầu của CĐR đã đề ra. Trong đó, các môn học trong CTDH đã đảm bảo được sự
gắn kết, liền mạch giữa các học phần đại cương và các môn chuyên ngành và đảm bảo
chương trình trở thành một khối thống nhất. Việc xác định các môn học tiên quyết
được ghi chú rõ ràng trong tất cả các đề cương chi tiết của học phần đó. Đây là nội
dung hết sức quan trọng trong CTĐT. Bên cạnh đó, nội dung các học phần trong
CTĐT của khoa đều tích hợp cả lý thuyết và thực hành nhằm giúp cho sinh viên vừa
củng cố được lý thuyết vừa hình thành được kỹ năng thực hành để có thể giải quyết
được các vấn đề thực tiễn [H3.03.03.02].
CTĐT của khoa được xây dựng gồm 3 khối kiến thức là: khối kiến thức chung,
khối kiến thức đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm, khối kiến thức chuyên ngành có
cấu trúc hợp lý và được thiết kế một cách có hệ thống giữa các khối kiến thức tạo điều
kiện thuận lợi cho người học. Cây chương trình đào tạo của khoa được thiết kế logic,
hợp lý và cân đối giữa các khối kiến thức. Nội dung của các học phần được thực hiện
xuyên suốt trong 4 năm học [H3.03.03.03].
Để có được khung CTĐT theo CĐR phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ như
hiện nay, khoa đã nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy trình và hướng dẫn của Bộ
GD và ĐT cũng như của nhà trường. Khung CTĐT của khoa hiện nay có 135 TC. Khi
chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ đã có một số học phần phải rút bớt số tiết để
có thể đáp ứng được tốt hơn yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của CĐR. Không những
vậy, nhiều học phần đã được chỉnh sửa về nội dung và phương pháp cho phù hợp yêu
cầu [H1.01.02.01].
Khoa Giáo dục thể chất đã tiến hành họp Hội đồng khoa học, họp khoa để rà soát
và điều chỉnh CTDH. Bên cạnh đó, khoa còn tổ chức các buổi tọa đàm góp ý và lấy
phản hồi của các bên liên quan để có thêm những thông tin phục vụ cho việc điều
chỉnh CTĐT được phù hợp hơn [H3.03.03.05].
Trang thông tin điện tử của khoa đã được cập nhật về CTDH nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh viên, các cá nhân, tổ chức quan tâm dễ dàng tra cứu, tìm hiểu
các thông tin về khoa, về CTĐT của khoa để phục vụ cho mục đích riêng của bản thân.
Ngoài việc tìm hiểu qua website của khoa, sinh viên còn có thể tìm hiểu qua website
của trường, hoặc cập nhật các thông tin cần thiết trong tay sinh viên.
Cần làm rõ, CTĐT có tham khảo đối sánh các CTĐT nào trong và ngoài nước
(nếu có).
2. Điểm mạnh
CTDH CNGDTC có cấu trúc, trình tự logic, tất cả các học phần đều được bố trí
hợp lí. Hơn nữa, CTDH được định kì rà soát, điều chỉnh, bổ sung 2 năm một lần nhằm
phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3. Điểm tồn tại
Việc tham khảo chương trình dạy học của một số nước tiên tiến trên thế giới
chưa được thường xuyên.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian thực
Mục Đơn vị, người
TT Nội dung hiện hoặc hoàn
tiêu thực hiện
thành

1 Khắc Cải tiến CTDH để phù hợp Phòng đào tạo Từ năm học
phục tồn hơn với việc đổi mới toàn và Khoa Giáo 2022-2023
tại diện chương trình phổ thông dục thể chất

2 Phát huy Cấu trúc, trình tự logic, nội Phòng đào tạo Từ năm học
điểm dung của CTDH hợp lí, liền và Khoa Giáo 2022-2023
mạnh mạch dục thể chất

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7


Kết luận về Tiêu chuẩn 3
CTDH của ngành Giáo dục thể chất được thiết kế với các học phần có nội dung
bao trùm các CĐR của CTĐT. CTDH có tính logic và tính tích hợp của các học phần
nhằm đảm bảo cho SV được tiếp cận các kiến thức theo trình tự từ cơ bản đến chuyên
sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ kiến thức chung đến kiến thức ngành hẹp. Bên cạnh
đó chương trình còn nhấn mạnh đến việc rèn luyện các năng lực và phẩm chất phát
triển nghề nghiệp cho SV. Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến
thức cơ sở ngành và chuyên ngành được thiết kế linh hoạt, thuận lợi cho SV trong việc
lựa chọn đăng ký học. Nội dung của các học phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên
ngành phù hợp, bổ trợ lẫn nhau.
Các học phần được thiết kế đề cao tính ứng dụng; các học phần kiến thức, kỹ
năng chuyên sâu được xây dựng có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, giúp SV lĩnh hội sâu sắc
đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành.
Việc lấy ý kiến đóng góp, phản hồi của nhà tuyển dụng và sinh viên về sự đóng
góp của mỗi học phần trong việc đạt CĐR cần được thực hiện thường xuyên 2 năm
một lần với số lượng tham khảo ý kiến lớn hơn.
Đánh giá tiêu chuẩn 3:
Thang đánh giá
Tiêu chí Chưa đạt Đạt
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼
Tiêu chí 3.1 X
Tiêu chí 3.2 X
Tiêu chí 3.3 X
Điểm tiêu 5,00
chuẩn

Tiêu chuẩn 4. Phương pháp tiếp cận trong dạy học


Mở đầu
Phương pháp dạy học là con đường, cách thức để đạt mục tiêu dạy học. Trong
thời đại hiện nay, mục tiêu dạy học hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực cho người học, vì vậy mà GV trong các trường đại học cũng như giáo viên phổ
thông cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực, đa dạng hóa các phương pháp dạy học. Đặc biệt, người học cần được trải
nghiệm thực tiễn, tự xây dựng sản phẩm học tập như video, đề tài khoa học, các dự án,
thực hành…và hướng tới phát triển năng lực tự các học suốt đời.
Tiêu chí 4.1. Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng
và được phổ biến tới các bên liên quan
1. Mô tả
Nhà trường có văn bản tuyên bố chính thức về mục tiêu giáo dục và triết lí giáo
dục. Mục tiêu giáo dục của trường ĐHSPHN được tuyên bố rõ ràng trong Đề án Quy
hoạch phát triển tổng thể Trường ĐHSPHN trọng điểm đến năm 2015 đó là “Xây dựng
Trường ĐHSPHN thành trường đại học trọng điểm của cả nước, để đào tạo đội ngũ
nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ đại học
và sau đại học CLC, đạt chuẩn trình độ giáo dục đại học của các nước trong khu vực
và trên thế giới; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, NCKH và sản xuất; thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu cơ bản, các nhiệm vụ ưu tiên, trọng điểm của nhà nước, đặc biệt là
khoa học giáo dục, làm nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sư phạm trong hệ
thống giáo dục quốc dân, góp phần tích cực phát triển sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” [H4.04.01.01]. Năm 2019, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã thành lập ban xây dựng “Mục tiêu đào tạo, Triết lý giáo dục trình
độ Đại học” [H4.04.01.02]. Để hoàn thiện triết lý giáo dục trước khi trình hội đồng
Khoa học và Đào tạo, Nhà trường yêu cầu các đơn vị tổ chức phổ biến, trao đổi, lấy ý
kiến góp ý của viên chức đơn vị về đề xuất dự thảo mục tiêu đào tạo và triết lí giáo dục
[H4.04.01.03]. Năm 2020, triết lý giáo dục của Trường ĐHSPHN sau khi được đưa ra
góp ý và chỉnh sửa thì được ban hành theo quyết định số 930 ngày 06/05/2020
[H4.04.01.04] với nội dung là đào tạo nhà giáo xuất sắc có tinh thần nhân văn, tư duy
hiện đại, hành động tích cực vì sự phát triển cộng đồng hướng tới mục tiêu đào tạo
những nhà giáo có lòng nhân ái, tình yêu con người, có ý thức bảo tồn và phát huy văn
hóa dân tộc; có tư duy độc lập, có khả năng cập nhật, sáng tạo cái mới, có năng lực
phản biện khoa học; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; hành
động tích cực vì sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc và nhân loại. Năm 2020,
căn cứ vào sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của Trường ĐHSPHN giai đoạn
2017-2022, tầm nhìn 2030, Nhà trường đã điều chỉnh lại Mục tiêu chung là: Xây dựng
trường ĐHSPHN trở thành trường Đại học sư phạm “chuẩn mực, sáng tạo và tiên
phong” trong đào tạo giáo viên, chuyên gia và lãnh đạo giáo dục, các nhà nghiên cứu
chất lượng cao ở cấp quốc gia và khu vực, năng lực NCKH công nghệ (đặc biệt là
khoa học giáo dục và khoa học cơ bản) đạt tầm khu vực và quốc tế [H4.04.01.05],
[H4.04.01.06].
triết lý giáo dục Mục tiêu giáo dục được tất cả các cán bộ, GV, người học của
Trường hiểu rõ và thực hiện. Mục tiêu giáo dục của Trường được cụ thể hóa trong các
Chương trình môn học của các khoa, các ngành. Cụ thể, mục tiêu ngành CNSP Giáo
dục thể chất: "Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất trình độ đại học có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy
trong các trường phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông), các trường trung cấp
chuyên nghiệp, trung cấp nghề; có khả năng giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học
và có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
chuyên ngành Giáo dục thể chất". [H4.04.01.05].
triết lý giáo dục Mục tiêu giáo dục của Trường được phổ biến tới các bên liên
quan như phổ biến cho các cán bộ, GV của nhà trường trong các Hội nghị của Trường,
hội nghị của các khoa; đăng trên trang web của Trường; phổ biến tới SV trong sổ tay
SV [H4.04.01.06]; [H4.04.01.07]. Mục tiêu giáo dục được phổ biến cho SV học tập tại
truờng ĐHSPHN, SV được giới thiệu, cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu giáo
dục cũng như CTĐT ngay từ khi nhập học. Vào đầu mỗi năm học, Nhà trường tổ chức
“Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” để giới thiệu, phổ biến cho SV về mục tiêu đào tạo
cũng như các kỹ năng cần thiết cho người học hiểu rõ và thực hiện [H4.04.01.08].
triết lý giáo dục Mục tiêu giáo dục của Trường được phổ biến tới các bên liên
quan như phổ biến cho các cán bộ, GV của nhà trường, xã hội và các đơn vị sử dụng
lao động trong các Hội nghị của Trường, hội nghị của các khoa; đăng trên trang web
của Trường; phổ biến tới SV trong sổ tay SV [H4.04.01.08, H4.04.01.09]. triết lý giáo
dục Mục tiêu giáo dục được phổ biến cho SV học tập tại truờng ĐHSPHN. SV được
giới thiệu, cung cấp đầy đủ các thông tin về triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục cũng
như CTĐT ngay từ khi nhập học. Vào đầu mỗi năm học, Nhà trường tổ chức “Tuần
sinh hoạt công dân – HSSV” để giới thiệu, phổ biến cho SV về mục tiêu đào tạo cũng
như các kỹ năng cần thiết cho người học hiểu rõ và thực hiện [H4.04.01.10].
Như vậy, về cơ bản, triết lí giáo dục và mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng
đến các bên liên quan, cụ thể trong các chương trình được đào tạo được xây dựng năm
2015, năm 2019. Chương trình đào tạo CN GDTC năm 2019 đã trình bày mục tiêu dạy
học một cách cụ thể hơn trong đề cương từng học phần. Ngoài ra, triết lí và mục tiêu
giáo dục cũng được phổ biến rõ ràng đến các bên liên quan qua nhiều kênh thông tin
khác nhau.
2. Điểm mạnh
Trường có văn bản tuyên bố về mục tiêu giáo dục và triết lí giáo dục của Trường;
Mục tiêu giáo dục được tất cả cán bộ, GV, người học hiểu rõ và được cụ thể hóa trong
các CTĐT của các ngành, trong đó có CTĐT CNGDTC. Mục tiêu giáo dục của nhà
trường đã được phổ biến tới GV, SV và các bên liên quan.
3. Điểm tồn tại
Chưa đa dạng hóa cách thức phổ biến triết lý giáo dục tới tất cả các bên liên quan
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người thực
hoặc hoàn
hiện
thành
1 Khắc Phổ biến rộng rãi triết lý giáo dục BGH nhà Bắt đầu từ
phục tồn đến các bên liên quan thông qua trường. năm học
tại nhiều hình thức đa dạng và các Phòng Công 2022 - 2023
kênh thông tin đại chúng như: báo tác Chính trị
chí, tọa đàm để các bên liên quan và học sinh
dễ dàng tiếp cận. sinh viên
Đưa triết lý giáo dục vào sổ tay sinh
viên, vào tuần sinh hoạt công dân
2 Phát huy Tiếp tục các hoạt động phổ biến Trường Bắt đầu từ
điểm mục tiêu giáo dục, triết lý giáo dục năm học
mạnh của trường thông qua các hoạt động 2022 - 2023
cũng như các văn bản đã thực hiện.
Tiếp tục sử dụng đa dạng các hình Khoa Bắt đầu từ
thức để tuyên truyền về mục tiêu GDTCH năm học
đào tạo của khoa tới tất cả các bên 2022 - 2023
liên quan.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 4.2. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu
ra
1. Mô tả
Hàng năm, các bộ môn trong khoa Giáo dục thể chất và mỗi GV đều xây dựng
hoạt động dạy học/phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp để đạt được CĐR.
Nhà trường chỉ đạo nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực tự
học, tự nghiên cứu nhằm phát huy tính tích cực học tập, tự học, tự nghiên cứu và làm
việc theo nhóm của SV như cho SV làm bài tập môn học, tham gia NCKH... Các PPDH
thường được các bộ môn sử dụng trong dạy học cho SV là: dạy học trải nghiệm, dạy học
tình huống, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác… SV được
hướng dẫn các phương pháp tự học, thảo luận nhóm, NCKH… [minh chứng]. Trong
CTĐT CNGDTC (từ năm 2016) đã xác định các nhóm năng lực bao gồm: năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng địa lí; năng lực Sư phạm; năng lực NCKH; năng lực sử dụng
ngoại ngữ trong chuyên môn, năng lực ứng dụng cộng nghệ thông tin trong chuyên
môn. Trong đó, các phương pháp dạy học góp phần phát triển các năng lực khác nhau,
ví dụ, dạy học thực hành góp phần phát triển năng lực sư phạm, năng lực NCKH, năng
lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội. Dạy học dự án góp phần phát triển năng lực
phát triển cá nhân, năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội... Mỗi học phần trong
CTĐT đều được thiết kết nhằm đạt được những CĐR cụ thể. Ví dụ, ở học phần Lí luận
dạy học GDTC, bộ môn xây dựng sử dụng các phương pháp dạy học như dạy học giải
quyết vấn đề, dạy học dự án vv... nhằm phát triển năng lực sư phạm, năng lực NCKH,
năng lực GDTC [H4.04.02.01].
Đầu mỗi năm học, trong các cuộc họp giao ban Khoa, Trưởng khoa yêu cầu các
bộ môn tổ chức họp bộ môn để xây dựng tổ hợp các PPDH cho từng học phần. Các bộ
môn thường họp bộ môn vào đầu năm học, trong đó có nhiệm vụ xây dựng tổ hợp
PPGD cho mỗi học phần, mỗi GV phụ trách dạy học học phần xây dựng kế hoạch dạy
học cho học phần đó, đảm bảo các PPDH đa dạng, hiệu quả trong các hoạt động dạy
học để đạt được CĐR, các PPDH được xây dựng đáp ứng phát triển năng lực tự học,
năng lực hợp tác, năng lực NCKH và đều được rà soát, chỉnh sửa hàng năm
[H4.04.02.01], [H4.04.02.02], [H4.04.02.03].
Hàng năm, CVHT và các GV bộ môn thường hướng dẫn SV các hoạt động học
tập như hoạt động tự học, tìm kiếm tài liệu, thảo luận nhóm, làm powerpoint, làm các
bài thực hành... thông qua các buổi họp giữa cố vấn với SV và trong các giờ học đầu
năm của mỗi học phần, từ đó giúp SV chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nhằm đạt
được CĐR. Kết quả là hầu hết SV khoa GDTC có khả năng tự học tốt, chủ động với
việc học tập ở lớp cũng như ở nhà, thực hiện các bài tập lớn đúng tiến độ và đạt kết
quả cao.
Có hệ thống LMS?
Để nâng cao chất lượng dạy học, hàng năm, các bộ môn tổ chức họp và seminar
thảo luận về PPDH các nội dung dạy học, tổ chức dự giờ và rút kinh nghiệm giờ giảng
nhằm lựa chọn các PPDH phù hợp cho từng nội dung, học phần trong CTĐT
[H4.04.02.03], [H4.04.02.04].
Các GV hướng dẫn SV chủ động tự học, tự nghiên cứu, tự lựa chọn phương pháp
học tập phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân người học và phù hợp đáp ứng
CĐR. Từ đó, SV tự học, tự thiết kế các sản phẩm học tập như các powerpoint, các bài
thực hành, thiết kế và thực hiện các dự án, thực địa, khảo sát điều tra... [H4.04.02.05].
NCKH của SV cũng là những hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu của
CTĐT CNSPĐL. Hàng năm, 40% SV năm thứ 3 của trường ĐHSPHN được làm khóa
luận tốt nghiệp, ngoài ra, SV năm thứ 2 cũng được khuyến khích thực hiện NCKH,
qua đó, vừa giúp SV rèn luyện phẩm chất của nhà khoa học, đồng thời phát triển năng
lực NCKH và các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vv... Cuối mỗi năm học,
khoa tổ chức Hội nghị NCKH SV vào khoảng tháng 4 nhằm lựa chọn những báo cáo
tốt gửi lên Trường để tham gia Hội nghị NCKH SV Trường [H4.04.02.06].
Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên ngành, việc đào tạo NVSP là nội dung quan
trọng đối với SV CTĐT CNSPĐL với số TC chiếm tỷ lệ cao trong CTĐT. Các học
phần này giúp SV phát triển năng lực chuyên môn và nghề nghiệp, đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng [H4.04.01.07].
Thông qua các báo cáo khảo sát SV định kỳ hàng năm và SV năm cuối sắp tốt
nghiệp cho thấy hầu hết GV và người học hài lòng với các PPDH được sử dụng trong
CTĐT cử nhân Sư phạm. Kết quả khảo sát SV cuối khóa định kì hàng năm về CTĐT,
trong đó có khảo sát việc có hài lòng với các phương pháp dạy và học được sử dụng
trong CTĐT qua các năm cho kết quả hầu hết SV hài lòng với các PPDH trong CTĐT
CNGDTC. Cụ thể, ở các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021,2022 khảo sát trên các SV
vừa tốt nghiệp các năm về CTĐT, trong đó có nội dung đổi mới PPDH, tích cực hóa
người học [H4.04.02.07].
NCKH của SV cũng là những hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu của
CTĐT CNGDTC. Hàng năm, 40% SV năm thứ 3 của trường ĐHSPHN được làm khóa
luận tốt nghiệp, ngoài ra, SV năm thứ nhất và năm thứ hai cũng được khuyến khích
thực hiện NCKH, qua đó, vừa giúp SV rèn luyện phẩm chất của nhà khoa học, đồng
thời phát triển năng lực NCKH và các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,...
Cuối mỗi năm học, khoa tổ chức Hội nghị NCKH SV vào khoảng tháng 4 hoặc đầu
tháng 5 nhằm lựa chọn những báo cáo tốt gửi lên Trường để tham gia Hội nghị NCKH
SV Trường [H4.04.02.08]. Cứ theo chu kì 2 năm một lần, Khoa GDTC trường
ĐHSPHN kết hợp với trường ĐHSP TDTT Hà Nội, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh tổ
chức Hội nghị nghiên cứu về GDTC và TDTT nhằm tạo điều kiện cho các GV, NCS,
học viên cao học và SV tham dự hội nghị để cùng nhau thảo luận về các kết quả
nghiên cứu cũng như đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực người học
[H4.04.02.09].
Có hệ thống LMS? Giáo án điện tử để hỗ trợ đào tạo trực tuyến?
Làm luận văn/ Khoá luận tốt nghiệp?
Thông qua các báo cáo khảo sát SV định kỳ hàng năm và SV năm cuối sắp tốt
nghiệp cho thấy hầu hết GV và người học hài lòng với các PPDH được sử dụng trong
CTĐT cử nhân Sư phạm.Kết quả khảo sát SV cuối khóa định kì hàng năm về CTĐT,
trong đó có khảo sát việc có hài lòng với các phương pháp dạy và học được sử dụng
trong CTĐT qua các năm cho kết quả hầu hết SV hài lòng với các PPDH trong CTĐT
CNSPVL. Nhìn chung, SVTN 2021 đánh giá tích cực về phương pháp giảng dạy và
kiểm tra đánh giá của giảng viên (trên 90%). Nội dung được đánh giá cao nhất là
Người học được khuyến khích thảo luận. Cụ thể với SV CNGDTC tốt nghiệp năm
2022 đánh giá cao về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của giảng viên
[H4.04.02.10].
Kết quả khảo sát 27 GV năm học 2020-2021 với các phương pháp dạy và học
được sử dụng trong CTĐT cho thấy: tỉ lệ % GV đồng ý về cơ bản và hoàn toàn đồng ý
chiếm tỉ lệ từ 87% đến 90% ở các tiêu chí như đa dạng PPDH, các hoạt động học tập
phát triển được các năng lực/khả năng, các hoạt động học tập nâng cao được khả năng
học tập suốt đời của người học [H4.04.02.08].
Khảo sát năm học 2020-2021 yêu cầu sinh viên toàn trường đánh giá về phương
pháp giảng dạy của giảng viên khi giảng dạy học phần. Kết quả khảo sát cho thấy có
83/408 giảng viên (chiếm tỷ lệ 20.3%) được sinh viên đánh giá ở mức "Xuất sắc". Có
319/408 giảng viên (chiếm 78.2%) được sinh viên đánh giá ở mức "Tốt". Có 6/408
giảng viên (chiếm 1.5%) được sinh viên đánh giá ở mức "Khá" [H4.04.02.11]. Cụ thể
với khoa Giáo dục thể chất, kết quả khảo sát 40 SV tham gia đánh giá 6 giảng viên
Khoa Giáo dục thể chất năm học 2020 – 2021 cho thấy SV đánh giá rất cao phương
pháp giảng dạy của các giảng viên. Cụ thể, trong báo cáo Kết quả đánh giá chất lượng
giảng dạy học phần trường Đại học Sư phạm Hà Nội học kỳ II năm học 2020-2021,
điểm trung bình của các giảng viên khoa Giáo dục thể chất đều từ 13 đến 14,5, nằm
trong mức Tốt và Xuất sắc trên thang đánh giá [H4.04.02.11].
2. Điểm mạnh
Các hoạt động dạy và học trong CTĐT, các kế hoạch dạy học, các bài giảng của
GV đã sử dụng các PPDH đa dạng, tập trung vào các PPDH tích cực, phù hợp để đạt
được CĐR.
3. Điểm tồn tại
Ngay từ năm thứ nhất, SV chưa được hướng dẫn xây dựng một kế hoạch học tập cụ
thể và chi tiết cho riêng mình, chưa đa dạng hóa các hình thức hướng dẫn người học sử
dụng tổ hợp các phương pháp học tập (do môn chung sinh viên phải học lớp quá đông).
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người thực
hoặc hoàn
hiện
thành
1 Khắc phục Tổ chức tập huấn nhằm CVHT Từ năm học
tồn tại giúp SV tự xây dựng được 2022-2023
kế hoạch học tập và nghiên
cứu cá nhân
2 Phát huy Xây dựng các tổ hợp PPDH Tất cả các Hàng năm.
điểm mạnh tích cực, đa dạng GV, bộ môn
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7
Tiêu chí 4.3. Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kĩ năng,
nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học
1. Mô tả
Trong CTĐT đã xác định rõ các CĐR, trong đó, đối với SV CNGDTC, bên cạnh
năng lực dạy học, một số các kĩ năng quan trọng cần đạt được như kĩ năng tự học, kĩ
năng NCKH, giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành… Các đề cương chi tiết các học
phần đều được xây dựng hướng tới các năng lực và kĩ năng này.
100% đề cương chi tiết các môn học/học phần trong CTĐT 2019 mô tả rõ việc sử
dụng các phương giảng dạy/học tập. Tổ hợp các phương pháp dạy học trong các học
phần của CTĐT được các GV xây dựng và thực hiện thành thạo rất đa dạng, bao gồm:
phương pháp trực quan (sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, video), dạy học
thực hành (đo đạc, thu thập số liệu, khảo sát điều tra…), dạy học dự án, dạy học giải
quyết vấn đề, seminar, dạy học hợp tác, vv…. Các hoạt động dạy học trong CTĐT
đảm bảo cho SV rèn luyện được các kĩ năng như kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng thực hành, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng NCKH, vv…
[H4.04.03.01], [H4.04.02.02], [H4.04.02.03], [H4.04.02.04]. Ngoài ra, hàng năm,
Khoa tổ chức cho SV năm thứ 2,3 đi thực địa.
Về kĩ năng dạy học và rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp, trong CTĐT từ năm
2016 có 8 TC về PPDH và phần thực tập sư phạm vào năm thứ 4, đến nay CTĐT có
22 TC và phát triển cho SV các kĩ năng này, [H4.04.03.01], [H4.04.03.03]. Ngoài ra,
mỗi năm Trường và Khoa tổ chức tuần lễ NVSP vào dịp 20/11 nhằm rèn luyện cho SV
kĩ năng nghề nghiệp, ở Tuần lễ này Trường và Khoa thường tổ chức các buổi nói
chuyện với SV về NVSP, tổ chức thi các kỹ năng viết bảng, Thực hành kỹ năng các
môn thể thao, sáng chế đồ dùng dạy học, thi tình huống sư phạm, thi thiết kế video, thi
giảng, vv… [H4.04.03.05].
100% các học phần trong CTĐT đều nhấn mạnh đến hoạt động tự học, mỗi tiết
dạy học lí thuyết tương ứng sẽ có 2 tiết tự học, tự nghiên cứu của SV. Thông qua các
hoạt động tự học (đọc tài liệu, làm thực hành trên PTN, quan sát tranh ảnh, mô hình
khám phá kiến thức…), tự thiết kế sản phẩm dự án, sản phẩm NCKH, tự lập kế hoạch
học tập và rèn luyện, SV được rèn luyện kĩ năng tự học và nâng cao khả năng tự học
suốt đời [H4.04.03.01].
Dạy học thông qua NCKH
Làm luận văn tốt nghiệp (nếu có)
GV sử dụng các hoạt động dạy học/phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm hỗ trợ
NH rèn luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời. Thông qua việc yêu
cầu sinh viên thực hiện các bài tập lớn, các dự án học tập như tìm hiểu về các vấn đề
của chương trình GDTC mới, Xu thế của GDTC và TDTT đối với học sinh, sinh viên,
vận dụng lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn của GDTC và TDTT, một phương pháp,
một kĩ thuật dạy học trong môn GDTC… Qua các hoạt động học tập đó, SV được rèn
luyện và phát triển NL tự học cũng như các NL hợp tác, giao tiếp, NL sư phạm,…
[H4.04.02.06].
GV sử dụng các hoạt động dạy học/PPGD phù hợp nhằm hỗ trợ NH rèn luyện
các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời. Thông qua việc yêu cầu HS thực
hiện các bài tập lớn, các dự án học tập. Qua các hoạt động học tập đó, SV được rèn
luyện và phát triển năng lực tự học cũng như các năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực
sư phạm.
Kết quả khảo sát SV cuối khóa định kì hàng năm về CTĐT, trong đó có khả năng
rèn luyện các kĩ năng và khả năng học tập suốt đời của người học cho kết quả hầu hết
SV hài lòng với các PPDH trong CTĐT.
2. Điểm mạnh
Các PPDH được sử dụng đa dạng và tích cực, các hoạt động dạy và học thúc đẩy
việc rèn luyện các kỹ năng của người học, đồng thời nâng cao khả năng học tập suốt
đời của người học. Các nguồn tư liệu nhằm phục vụ cho các hoạt động dạy và học
được quản lí và khuyến khích người dạy, người học sử dụng nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học thông qua các hoạt động thư viện của khoa.
3. Điểm tồn tại
Trong CTĐT chuyên ngành GDTC việc thiết kế thời gian học tập chủ yếu vẫn
là trên lớp học.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời gian thực
TT Mục tiêu Nội dung người hiện hoặc hoàn
thực hiện thành

1 Khắc Xây dựng kế hoạch dạy học Khoa và Từ năm học


phục tồn nhằm khắc phục thời gian các bộ môn 2022-2023
tại học bắt buộc trên lớp nhiều,
tăng cường một số nội
dung học online và tự học

2 Phát huy Xây dựng và thực hiện các Các GV Hàng năm
điểm PPDH tích cực và đa dạng
mạnh

5. Tự đánh giá: Đạt 4/7


Kết luận về Tiêu chuẩn 4
Khoa Giáo dục thể chất áp dụng Triết lí giáo dục và mục tiêu giáo dục của nhà
trường trong việc xây dựng CTĐT nhằm hướng đến CĐR cho SV. Triết lí giáo dục,
mục tiêu giáo dục áp dụng vào xây dựng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Giáo
dục thể chất đã được thể hiện rõ trong các văn bản của Bộ GDĐT và trường Đại học
SPHN triển khai xuống Khoa theo quy định. Khoa Giáo dục thể chất đã chú trọng và
có những đổi mới xây dựng CTĐT các ngành trong Khoa, phương pháp tiếp cận dạy-
học, kiểm tra đánh giá nhằm đạt được các yêu cầu của CĐR. Mục tiêu giáo dục được
thể hiện rõ ràng trong mục tiêu từng chuyên ngành. Mục tiêu giáo dục được tất cả cán
bộ, GV, người học hiểu rõ và được cụ thể hóa trong các CTĐT của các ngành, trong
đó có CTĐT CNGDTC. Mục tiêu giáo dục của nhà trường đã được phổ biến tới GV,
SV và các bên liên quan.
Các hoạt động dạy-học được thiết kế phù hợp với CĐR. Các hoạt động dạy và
học trong CTĐT, các kế hoạch dạy học, các bài giảng của GV đã sử dụng các PPDH
đa dạng, tập trung vào các PPDH tích cực, phù hợp để đạt được CĐR. Các PPDH được
sử dụng đa dạng và tích cực, các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ
năng của người học, đồng thời nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học. Các
bộ môn thường xuyên tổ chức những tiết dạy dự giờ, rút kinh nghiệm và kịp thời có
những điều chỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo. Các hoạt động dạy-học được thiết
kế nhằm phát huy được sự tự chủ của người học thông qua các nhiệm vụ học tập như
bài tập lớn, dự án học tập.
Các PPDH được sử dụng đa dạng và tích cực, các hoạt động dạy và học thúc đẩy
việc rèn luyện các kỹ năng của người học, bao gồm cả nghiệp vụ sư phạm, đồng thời
nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học. Khoa Giáo dục thể chất cũng đã
chú trọng các hoạt động nâng cao tính tự chủ trong việc phát triển nghiệp vụ của SV
như tổ chức cho sinh viên tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao và tham gia thi đấu
các giải thể thao của Hội đại học và chuyên chuyên nghiệp Hà Nội... Các nguồn tư liệu
nhằm phục vụ cho các hoạt động dạy và học được quản lí và khuyến khích người dạy,
người học sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thông qua các hoạt động thư
viện của khoa Giáo dục thể chất.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền phổ biến mục tiêu giáo dục của Trường chưa được
thực hiện thường xuyên và rộng rãi tới các bên liên quan bên ngoài trường như các nhà
tuyển dụng và với xã hội. Một số học phần được triển khai với các lớp có số lượng lớn
SV nên đôi lúc khó khăn trong việc sử dụng các PPDH theo dạy học phát triển phẩm
chất và năng lực cho người học.
Hội đồng tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Sư phạm Giáo dục thể chất tự
đánh giá tiêu chuẩn 4 đạt 3/3 tiêu chí và cả 3 tiêu chí này đều đạt 4/7 điểm.
Đánh giá tiêu chuẩn 4:
Thang đánh giá
Tiêu chí Chưa đạt Đạt
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼
Tiêu chí 4.1 X
Tiêu chí 4.2 X
Tiêu chí 4.3 X
Điểm tiêu chuẩn 4,33

Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả học tập của người học
Mở đầu
Việc đánh giá kết quả học tập của người học (NH) chương trình đào tạo cử nhân
sư phạm Giáo dục thể chất (SPVL) được thiết kế để đo lường mức độ đạt được của
chuẩn đầu ra và bao trùm các năng lực chung cũng như năng lực chuyên ngành. Căn
cứ vào các văn bản của BGD&ĐT, Nhà trường đã xây dựng Quy trình đánh giá và các
quy định về khiếu nại, phúc khảo và thông báo công khai tới NH thông qua sổ tay sinh
viên, tuần sinh hoạt công dân lúc mới nhập học cũng như tại buổi giảng đầu tiên của
mỗi học phần.
Việc đánh giá bắt đầu ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào và xuyên suốt quá trình
học tập của SV cho tới khi tốt nghiệp. Trước khi bắt đầu các học phần trong chương
trình đào tạo, tại buổi giảng đầu tiên, NH được thông báo về kế hoạch, hình thức và
tiêu chí kiểm tra đánh giá sử dụng trong học phần.
Các phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá trong chương trình CNGDTC
của trường ĐHSPHN đa dạng, phù hợp với đặc thù của từng học phần, đảm bảo độ tin
cậy, công bằng đối với người học. Các phương pháp đánh giá mới cũng được thử
nghiệm, sử dụng trong các học phần. Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để NH
cải thiện việc học tập. NH cũng dễ dàng tiếp cận với quy trình khiếu nại về kết quả,
đảm bảo tính công bằng.
Tiêu chí 5.1. Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù
hợp với mức độ đạt được của chuẩn đầu ra.
1. Mô tả
Để đào tạo đạt kết quả tốt thì việc tuyển sinh đầu vào, quy trình kiểm tra đánh giá
là rất quan trong Trường Địa Đại học Sư phạm Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc đúng
quy chế tuyển sinh của Bộ GD và ĐT được thể hiện tại Đề án tuyển sinh của Nhà
trường [H5.05.01.01], theo đó, quy trình tuyển sinh được thực hiện minh bạch, công
bằng và đúng quy định từ khâu công bố chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức xét tuyển và công
nhận kết quả tuyển sinh.
Đối với đánh giá học phần, Khoa GDTC dựa theo Quy chế đào tạo đại học chính
quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHSP Hà Nội [H5.05.01.02] và được thể hiện rõ
trong đề cương chi tiết của các học phần trong CT đào tạo của khoa[H5.05.01.03].
Quy trình đánh giá luôn đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan và phân hóa,
thường xuyên liên tục và định kỳ. Các thông tin về đánh giá có sự cung cấp kịp thời và
chia sẻ giữa các các cán bộ quản lý khoa, giảng viên và sinh viên. Các quy định về
đánh giá kết quả học tập của người học được thông báo công khai đến các bên liên
quan, đặc biệt là SV thông qua Sổ tay SV được phát cho người học vào đầu mỗi khóa
học [H5.05.01.04]; Ban chủ nhiệm Khoa yêu cầu GV công khai hình thức kiểm tra,
đánh giá cho SV trong quá trình giảng dạy các học phần cụ thể và đã được các GV của
Khoa thực hiện tốt [H5.05.01.05].
Để hướng dẫn việc thiết kế các phương pháp, công cụ kiểm tra/ đánh giá phù hợp
với mức độ đạt được CĐR, Khoa đã ban hành tài liệu hướng dẫn các nhóm phương
pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với chương trình dạy học [H5.05.01.06]. Theo đó, các
nhóm phương pháp như: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ từng chương nhằm
mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình) và đánh giá được
khuyến khích. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận
nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. Các phương pháp kiểm
tra đánh giá gắn với CĐR của học phần về kiến thức, kỹ năng tương ứng, trong đó có kỹ
năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện, v.v... Tất cả đều có trong
Đề cương chi tiết và được GV chủ động thông báo ngay khi bắt đầu môn học để người
học nắm được [H5.05.01.01]. Việc lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá và trọng số
các điểm kiểm tra đánh giá tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá chuyên cần, giữa kỳ, cuối kỳ,
do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt trong đề cương chi tiết học phần trong
Bản mô tả chương trình đào tạo [H5.05.01.07].
Đối với và đánh giá tốt nghiệp, Khoa GDTC dựa theo Quy chế đào tạo đại học
chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHSP Hà Nội [H5.05.01.02], Khoa cũng
thiết kế được quy trình chấm khoá luận tốt nghiệp được quy định cụ thể với các tiêu
chí đánh giá chi tiết, có thang điểm rõ ràng và quy định thời hạn sửa chữa, hoàn thiện
khoá luận tốt nghiệp theo quy định [H5.05.01.08]. Những học viên không đủ điều kiện
làm khoá luận tốt nghiệp hoặc không có nhu cầu làm khoá luận tốt nghiệp cũng được
Khoa thiết kế các học phần thay thế tốt nghiệp được quy định gồm các học phần bắt
buộc và học phần tự chọn đảm bảo việc đánh giá khách quan, công bằng
[H5.05.01.09].
Cuối mỗi học kỳ, các tổ chuyên môn tổ chức họp để rà soát, điều chỉnh các hoạt
động, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của NH phù hợp hơn và đáp ứng
đạt CĐR [H5.05.01.10].
Đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt
được của chuẩn đầu ra nhưng hình thức đánh giá điểm giữa kỳ của các học phần chưa
đa dạng thể hiện ở Đề cương chi tiết các học phần.
2. Điểm mạnh
Quy trình đánh giá đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan và phân hóa, bao
gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Việc đánh giá kết quả học tập của
người học được thiết kế với các nội dung bám sát Đề cương chi tiết các học phần,
phương pháp đánh giá phù hợp với mỗi học phần. Do vậy, GV có thể đánh giá mức độ
đạt được CĐR.
3. Điểm tồn tại
Khoa chưa thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học việc tổ chức thi,
kiểm tra, đánh giá để ghi nhận mức độ phù hợp với chuẩn đầu ra.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian thực
Đơn vị, người
TT Mục tiêu Nội dung hiện hoặc
thực hiện
hoàn thành

1 Khắc phục Cần thường xuyên khảo sát Khoa và các bộ Bắt đầu từ năm
tồn tại thu nhận ý kiến phản hồi
của người học về tổ chức môn 2022
thi, kiểm tra, đánh giá.

2 Phát huy Các phương pháp kiểm tra Khoa và các bộ Hằng năm.
điểm mạnh đánh giá đáp ứng CĐR. môn

5. Tự đánh giá: Đạt mức 4/7

Tiêu chí 5.2. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao
gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung
liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học
1. Mô tả
Theo quy định của nhà Trường, các quy định về đánh giá kết quả học tập của
người học tại Khoa được xây dựng và xác định rõ ràng [H5.05.02.01].
Về thời gian: Việc kiểm tra đánh giá theo các hình thức như: bài tập cá nhân,
bài tập nhóm, thuyết trình nhóm và cá nhân,… được thực hiện thường xuyên, suốt thời
gian môn học. Kiểm tra giữa kỳ được thực hiện sau khi học được từ 50% đến 60% thời
lượng rơi vào tuần 7 hoạc tuần 8 của học kỳ, bài kiểm tra cuối kì được thực hiện sau
khi kết thúc môn học (sau tuần thứ 15). Thời gian thi kết thúc học phần được thực hiện
theo quy định. Theo đó, học phần 2 tín chỉ thời gian thi kết thúc học phần là 60 phút.
Học phần 3 tín chỉ: thời gian thi là 90 phút, học phần 4 tín chỉ: thời gian thi là 120 phút
[H5.05.02.02].
Về nội dung: Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học được thực
hiện thông qua việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (Với hình thức thi tự luận, vấn
đáp, trắc nghiệm) [H5.05.02.03]. Ngân hàng các chủ đề (đối với hình thức thi tiểu
luận] đảm bảo bao quát nội dung, mục tiêu của từng học phần cũng như toàn bộ
chương trình [H5.05.02.04]
Về trọng số: Trọng số các điểm đánh giá bộ phận được quy định: điểm chuyên
cần: 0,1; điểm kiểm tra bộ phận 0,3 và điểm kết thúc học phần 0,6. Đối với các học
phần có lí thuyết hoặc có cả lí thuyết và thực hành, điểm tổng hợp đánh giá học phần
được tính căn cứ vào các điểm đánh giá bộ phận gồm: điểm chuyên cần (>5): điểm
chuyên cần có 3 mức: 0, 5 hoặc 10, điểm kiểm tra bộ phận (>3): trọng số của các điểm
kiểm tra bộ phận do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và quy định trong
đề cương chi tiết học phần, điểm kết thúc học phần [H5.05.02.01] và quy định trong sổ
tay SV [H5.05.02.05].
Về tiêu chí đánh giá: Để đảm bảo tối đa sự minh bạch, công bằng, việc chấm thi
kết thúc học phần do 2 giảng viên đảm nhiệm. Việc tổ chức làm phách bài thi trước
khi chấm đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật. Thời gian hoàn thành chấm thi học phần và
công bố kết quả không quá 7 ngày kể từ ngày thi. Thời gian lưu giữ các bài thi tại
Khoa ít nhất 2 năm kể từ ngày thi [H5.05.02.06].
Đối với sinh viên có đủ điều kiện làm khoá luận tốt nghiệp, trong Quy chế đào
tạo của Nhà trường cũng có quy định rõ ràng về việc chấm khoá luận tốt nghiệp cho
sinh viên. Theo đó, sinh viên phải bảo vệ khoá luận tốt nghiệp trước Hội đồng chấm
khoá luận tốt nghiệp. Mỗi hội đồng có ít nhất 3 thành viên do Hiệu trưởng quyết định.
Mỗi khoá luận tốt nghiệp có 1 người là phản biện và là thành viên trong hội đồng. Căn
cứ vào CĐR của chương trình đào tạo, tiêu chí đánh giá khoá luận tốt nghiệp được
Trưởng Khoa phê duyệt [H5.05.02.07], [H5.05.02.08].
Sinh viên được thông tin cụ thể về thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số và
cơ chế phản hồi công khai thông qua website https://hnue.edu.vn/ tại cổng thông tin
đào tạo http://daotao.hnue.edu.vn/, vàsổ tay sinh viên gửi tới người học trước mỗi
khóa học [Sổ tay SV]. Bên cạnh đó, những thông tin này cũng được thể hiện trong bản
mô tả chương trình đào tạo gửi tới NH trước mỗi khóa học/kỳ học/ học phần
[H5.05.02.09].
Các quy định về kiểm tra đánh giá được công bố liên tục và công khai tới người
học, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch đồng thời giúp người học theo dõi được kết quả
học tập của mình một cách thường xuyên, tạo cơ hội để người học hiểu về những điểm
mạnh, điểm chưa đạt của bản thân nhằm có hướng phấn đấu học tập và làm việc trong
những năm tiếp theo.
Tóm lại, các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học trong Chương
trình đào tạo ngành Cử nhân Sư phạm GDTC rõ ràng và được thông báo công khai tới
người học, đảm bảo 100% người học đều hiểu và nắm vững; tạo cơ hội để người học
biết điểm mạnh, hạn chế của bản thân để có hướng phấn đấu thường xuyên. Theo kết
quả khảo sát ý kiến của giảng viên, sinh viên về vấn đề tổ chức thi, kiểm tra đánh giá
trong năm học 2020-2021 với 18 giảng viên và 120 sinh viên, ở nội dung Các quy định
về đánh giá kết quả học tập của người học rõ ràng, chi tiết, kết quả cho thấy tỉ lệ đối
tượng khảo sát đồng ý về cơ bản và hoàn toàn đồng ý lần lượt là 100% ở giảng viên và
99,9% ở sinh viên [H5.05.01.10].
2. Điểm mạnh
Nhà trường và Khoa GDTC có các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của
người học bao gồm tuyển sinh đầu vào, đánh giá thường xuyên, thi hết học phần, thi
tốt nghiệp cuối khóa... Các tài liệu này đã nêu rõ thời gian, hình thức, phương pháp,
tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan; đồng thời, được công
khai tới người học thông qua nhiều kênh tiếp cận khác nhau.
3. Điểm tồn tại
Khoa chưa thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học về quy định kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian thực
Đơn vị, người
TT Mục tiêu Nội dung hiện hoặc
thực hiện
hoàn thành

1 Khắc phục Cần thường xuyên lấy ý Khoa và các bộ Định kì, hằng
tồn tại kiến phản hồi của người môn năm.
học về quy định kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập.

2 Phát huy Cụ thể hóa và công khai Khoa và các bộ Hằng năm.
điểm mạnh quy định kiểm tra, đánh môn
giá kết quả học tập của
người học.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 5/7


Tiêu chí 5.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá
trị, độ tin cậy và sự công bằng.
1. Mô tả
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện
theo Quy chế đào tạo quy định thi, kiểm tra, đánh giá và các văn bản hướng dẫn xây
dựng ngân hàng đề thi và ra đề thi của Trường. Từ việc ra đề thi phải phù hợp với nội
dung học phần đã quy định trong chương trình cho đến việc chấm thi phải do 2 giảng
viên đảm nhiệm. Việc tổ chức làm phách bài thi trước khi chấm thi phải đảm bảo tuyệt
đối tính bảo mật [H5.05.03.01].
Các bộ môn và giảng viên sử đụng da dạng nhiều phương pháp khác nhau để
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Các phương pháp này được thể hiện
trong Đề cương chi tiết các học phần thuộc Chương trình đào tạo [H1.01.01.02]. Theo
đó, kiểm tra đánh giá kết quả học tập đảm bảo bao quát toàn bộ nội dung học phần
cũng như toàn bộ mục tiêu chương trình về phẩm chất (tinh thần trách nhiệm, đam mê
nghề nghiệp, ý thức tự học, tự nghiên cứu...) và năng lực (năng lực chung, năng lực sư
phạm, năng lực ngành).
Cách thức kiểm tra đánh giá thường xuyên của từng học phần do giảng viên học
phần đó tự xây dựng cho phù hợp nội dung, đối tượng người học và có thể thay đổi
linh hoạt theo năm học, học kì. Phương pháp đánh giá phổ biến gồm bài kiểm tra tự
luận, bài thuyết trình, dự án, bài thảo luận nhóm... [Minh chứng]. Việc chấm thi đảm
bảo tin độ tin cậy vì ngoài phần đánh giá chính của giảng viên, sinh viên cũng được
tham gia tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Về đánh giá kết thúc học phần, phương
pháp được quy định trong Đề cương chi tiết các học phần, bao gồm thi tự luận, bài tập
lớn là chủ yếu. Việc ra đề thi và đáp án đảm bảo khách quan, công bằng, tin cậy, đúng
quy trình nêu tại Quy định về việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá và quản lí kết quả
trong kì thi kết thúc học phần của Trường ĐHSP Hà Nội Căn cứ tính chất và yêu cầu
chuyên môn của học phần, Trưởng bộ môn phân công cụ thể cho cán bộ giảng viên có
kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn tốt biên soạn và phản biện đề thi; cán bộ
giảng viên được phân công biên soạn, phản biện đề thi gửi bộ đề thi, đáp án cho
Trưởng Bộ môn kí duyệt đề trước khi nộp về Khoa.
Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo tính minh bạch, bảo
mật từ khâu ra đề, coi thi, rọc phách, chấm thi, vào điểm, lưu trữ bài thi đúng theo
nguyên tắc. Đối với bài thi tự luận trên giấy, Khoa chỉ đạo các bộ môn chấm thi tập
trung, không mang bài thi ra khỏi khu vực chấm. Túi bài thi đã rọc phách được bàn
giao cho cán bộ chấm thi. Cán bộ chấm thi kiểm tra số bài thi; chấm thi theo đúng
thang điểm và đáp án chính thức đã được phê duyệt, đảm bảo nghiêm túc, khách quan,
chính xác và công bằng [H5.05.02.03; H5.05.03.01]. Bên cạnh đó, mỗi bài thi đều có
hai giảng viên chấm độc lập rồi mới quyết định điểm kết luận [H5.05.01.03;
H5.05.03.01]. Nếu hai lần chấm thi không chênh nhau quá 0.75 điểm thì hai người
chấm đối thoại thống nhất. Khi chênh nhau từ 1 điểm trở lên, giảng viên thứ ba cũng
đảm nhiệm học phần hoặc Trưởng, Phó Trưởng Bộ môn tham gia chấm và tập thể
giảng viên quyết định điểm thống nhất [H5.05.03.01]. Đề thi đều có đáp án với tiêu chí
đánh giá được thiết kế rõ ràng, khoa học nên đảm bảo đánh giá bài làm khách quan,
công bằng [H5.05.01.05; H5.05.01.06].
Căn cứ vào văn bản, Khoa đã đưa ra các quy định cụ thể về kiểm tra đánh giá và
quy trình xây dựng đề thi tại Khoa với các phương pháp đánh giá kết quả học tập của
người học được xây dựng đa dạng về hình thức, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự
công bằng [H5.05.03.02]. Đối với việc đánh giá giữa kỳ của tất cả các học phần trong
CTĐT, GV có sử dụng nhiều loại phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau như bài
tập nhóm, bài tập cá nhân, thuyết trình nhóm, bài tập theo dự án, viết báo cáo, truyền
thông và có các tiêu chí đánh giá cụ thể, logíc và bám sát chuẩn đầu ra của học phần
và CTĐT; thi kết thúc học phần theo hình thức tự luận, trắc nghiệm học phần, vấn đáp,
tiểu luận được thể hiện cụ thể ở Đề cương chi tiết các học phần [H5.05.03.02]. Tất cả
các hình thức thi đều đảm bảo nguyên tắc 2 giảng viên thực hiện đánh giá và được Ban
khoa chủ nhiệm Khoa duyệt kết quả cuối cùng [H5.05.03.03] [H5.05.03.04]
[H5.05.03.05].
Có các hoạt động nào rà soát, đánh giá kết quả, hiệu quả để điều chỉnh hệ thống
các phương pháp KTĐG để hướng đến đảm bảo độ giá trị, tin cậy…

Với bài đánh giá cuối khóa, Khoa GDTC một mặt dựa theo quy định của Nhà
trường, mặt khác có quy định về điều kiện bổ sung đối với sinh viên được làm khóa
luận tốt nghiệp [H5.05.01.03; H5.05.01.04]. Cụ thể: sinh viên cần có điểm trung bình
chung tích lũy từ 2.5 trở lên và thuộc 40% sinh viên có điểm tích lũy cao nhất. Bài
khóa luận được đánh giá dựa trên tiêu chí rõ ràng nên có độ giá trị và tin cậy cao
[H5.05.01.07]. Số sinh viên còn lại học các học phần thay thế theo quy định, sao cho
tổng số tín chỉ các học phần chuyên môn không thấp hơn số tín chỉ của khóa luận tốt
nghiệp [H5.05.01.03; H5.05.01.04].
Theo kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá
trong năm học 2020-2021 với 18 GV và 120 SV, với tiêu chí Phương pháp đánh giá
kết học tập đa dạng; phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo độ giá trị, độ tin
cậy; phương pháp đánh giá đảm bảo sự công bằng, kết quả cho thấy tỉ lệ khảo sát đồng
ý về cơ bản và hoàn toàn đồng ý tương ứng là 95%; 100%; 100% ở GV và 98,1%;
98.2%; 98,5% ở SV [H5.05.01.08].
2. Điểm mạnh
Phương pháp đánh giá kết quả học tập được sử dụng đa dạng với nhiều hình thức
khác nhau, phù hợp với mức độ đạt được của chuẩn đầu ra. Kết quả thu được đảm bảo
độ giá trị, độ tin cậy. Quy trình đánh giá khách quan, minh bạch, công bằng với mọi
người học.
3. Điểm tồn tại
Ở một số học phần, phương pháp đánh giá thường xuyên chưa đa dạng thể hiện ở
Đề cương chi tiết học phần.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị, người thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện hoặc hoàn
thành
1 Khắc phục Cần đa dạng hóa các Khoa và các bộ Từ năm học
tồn tại phương pháp đánh giá môn 2022-2023
thường xuyên khi đánh giá
kết quả học tập.
2 Phát huy Tiếp tục thiết kế và thực Khoa và các bộ Hằng năm.
điểm mạnh hiện các phương pháp đánh môn
giá kết quả học tập đảm
bảo đa dạng, độ tin cậy, độ
giá trị và sự công bằng.
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7
Tiêu chí 5.4. Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện
việc học tập
1. Mô tả
Theo các quy định về phản hồi kết quả học tập của người học của Trường, Khoa
luôn tiến hành phản hồi kịp thời cho sinh viên về kết quả học tập sau mỗi học kì. Cụ
thể, điểm chuyên cần và điểm giữa kì được công bố trước lớp, trước khi kết thúc học
phần, kết quả thi cuối kì được phản hồi sau khi thi 1 tuần. Trong Sổ tay sinh viên
cũng ghi rõ các quy định về việc tích luỹ số tín chỉ hằng năm và cách xếp hạng học lực
căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ [H5.05.04.01]. Quy định về xếp loại học tập
của sinh viên được xếp loại khi điểm trung bình chung tích luỹ đạt từ 2,00 trở lên, gồm
các mức sau:

- Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,60 đến 4,00
- Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,20 đến 3,59
- Loại khá: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,50 đến 3,19
- Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 2,00 đến 2,49
- Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 2,00 nhưng chưa rơi
vào trường hợp bị buộc thôi học.
Người học đã nắm rõ quy trình kiểm tra đánh giá, quy định về phản hồi kết quả
học tập và phúc khảo, khiếu nại/kiểm tra kết quả học tập thông qua Sổ tay sinh viên
được phát từ ngay kì học đầu tiên của năm thứ nhất. Cùng với đó là thông qua tài
khoản cá nhân của chính NH trên trang thông tin điện tử của Nhà trường để nắm được
kết quả học tập của mình [H5.05.04.02]
NH đã được phản hồi kết quả đánh giá kịp thời và thông tin phản hồi về kết quả
đánh giá được sử dụng để cải thiện việc học tập. Theo quy định của Nhà trường, thời
hạn hoàn thành chấm thi học phần và công bố kết quả không quá 7 ngày kể từ ngày thi
[H5.05.04.03]. Sau khi công bố kết quả học tập, căn cứ vào điểm số và xếp loại của
sinh viên được ghi nhận trên hệ thống quản lí đào tạo http://daotao.hnue.edu.vn/, mà
mỗi SV đều có tài khoản và thông tin về quá trình học tập của mình, Nhà trường sẽ có
các cảnh báo học tập với sinh viên trong trường hợp sinh viên có điểm trung bình
chung học tập không đạt yêu cầu [H5.05.04.02]. Từ thông tin được phản hồi đó, SV có
kế hoạch cho việc cải thiện việc học tập của mình. Kết quả học tập của sinh viên các
khoá đều được thông báo tới giảng viên toàn khoa trong các cuộc họp Khoa sơ kết học
kỳ hay năm học. Những SV có đủ điều kiện theo điều 27 trong Quy chế đào tạo đại
học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường ĐHSPHN sẽ được
công nhận tốt nghiệp [H5.05.04.03]. Sau mỗi học kì, Hội đồng xét tốt nghiệp sẽ căn cứ
vào các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Quy chế đào tạo đại học
của trường để lập danh sách sinh viên tốt nghiệp. Việc xét tốt nghiệp của sinh viên
được ghi chú rõ ràng trong Biên bản xét tốt nghiệp và được lưu ở Khoa [H5.05.04.04].
Đối với sinh viên bảo vệ Khoá luận tốt nghiệp thì điểm được công bố công khai
sau buổi thi, buổi bảo vệ. Giáo vụ Khoa nhập điểm thi kết thúc học phần vào phần
mềm quản lý đào tạo và nộp bảng điểm về phòng Đào tạo và Khoa chậm nhất là 10
ngày sau khi kết thúc buổi bảo vệ.
SV sau khi nhận được kết quả học tập sẽ tự xây dựng cho mình kế hoạch cải
thiện việc học tập. Nếu SV chưa hài lòng với điểm của mình sẽ làm đơn phúc khảo,
hoặc chưa hài lòng với kết quả đạt được có thể đăng kí học nâng điểm [Minh chứng].
Quy trình tổ chức thi hết học phần được quy định cụ thể và được các cán bộ, GV
thực hiện từ các khâu ra đề, chấm thi, rọc phách, vào điểm luôn được đảm bảo đúng
nguyên tắc đã quy định. Theo kết quả Khảo sát ý kiến của SV về Tổ chức thi, kiểm tra,
đánh giá trong năm học 2020-2021 với 120 SV về tiêu chí Người học được phản hồi
kịp thời về kết quả đánh giá, kết quả cho thấy tỉ lệ đối tượng khảo sát đồng ý về cơ bản
và hoàn toàn đồng ý 98% [H5.05.01.08].
Nhà trường, Khoa tổ chức lấy ý kiến về mức độ hài lòng người học đối với cách
thức, thời gian phản hồi kết quả học tập bằng bảng hỏi sinh viên đánh giá giảng viên
từng học kỳ. Kết quả việc làm này được tổng hợp trong Báo cáo tổng hợp kết quả SV
đánh giá giảng viên, Báo cáo tổng hợp kết quả phản hồi của SV và các bên liên quan.
[H5.05.04.05]
2. Điểm mạnh
Trường có phần mềm quản lí đào tạo UniSoft, thông qua sử dụng phần mềm
người học được phản hồi kịp thời về kết quả kiểm tra đánh giá sau mỗi kì thi. Thông
tin phản hồi về kết quả đánh giá người học được sử dụng để cải thiện việc học tập.
3. Điểm tồn tại
Một số SV khi đã nhận kết quả học tập, chưa tích cực chủ động đổi mới phương
pháp học tập để cải thiện việc học tập của mình.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị,
Nội dung Thời gian
TT Mục tiêu người thực
thực hiện
hiện
1 Khắc phục Sinh viên cần tích cực chủ Đoàn thanh Từ năm học
tồn tại động đổi mới phương pháp học niên, Hội SV, 2020-2021
tập để cải thiện việc học tập cố vấn học tập,
SV

2 Phát huy Sử dụng phần mềm quản lí SV, Trường, Khoa, Hằng năm
phản hồi kết quả đánh giá kịp GV
điểm mạnh
thời

5. Tự đánh giá: Đạt mức 4/7


Tiêu chí 5.5. Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả
học tập
1. Mô tả
Trường có quy định về khiếu nại kết quả học tập, quy định này được cố vấn học
tập và giảng viên phổ biến cho SV từ khi bắt đầu vào học năm thứ nhất và trước mỗi kì
thi học phần. Theo Điều 16 trong Quy chế về kiểm tra đánh giá của Trường ĐHSP Hà
Nội [H5.05.05.01] đã quy định: Sau khi công bố điểm thi các học phần, đơn vị tổ chức
thi công bố công khai thời gian nhận đơn phúc khảo điểm bài thi của sinh viên trên
cổng thông tin điện tử và Hệ thống quản lí kết quả học tập của Nhà Trường, nếu có
khiếu nại hoặc xin phúc khảo điểm bài thi thì sinh viên thực hiện như sau:
1. Làm đơn theo mẫu trên cổng thông tin điện tử
2. Đơn khiếu nại, xin phúc khảo điểm SV nộp tại Trung tâm ĐBCL đối với học
phần chung; các học phần chuyên ngành nộp tại Văn phòng Khoa.
3. Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng (đối với môn chung) và khoa đào
tạo (đối với môn chuyên ngành) tổ chức chấm phúc khảo theo quy chế
Điểm chấm phúc khảo của bài thi được đơn vị tổ chức thi tổng hợp và kí
duyệt.Chậm nhất 07 ngày từ ngày kết thúc nhận đơn phúc khảo Trung tâm ĐBCL và
khoa đào tạo phản hồi thông tin cho sinh viên biết kết quả giải quyết rõ ràng và cụ thể.
Quy trình khiếu nại về kết quả học tập cũng được Khoa cụ thể hóa bằng văn bản
[H5.05.05.02]. Theo quy định, người học được quyền phúc tra khiếu nại kết quả học
tập theo quy trình: Sau khi SV được thông báo điểm, nếu có nhu cầu phúc khảo phải
nộp đơn xin phúc khảo cho giáo vụ khoa ghi rõ tên bài thi cần phúc khảo. Giáo vụ
tổng hợp, BCN Khoa phân công 2 giảng viên chấm phúc khảo (không phải giảng viên
chấm thi lần 1). Tổ chức đối thoại giữa giảng viên chấm lần 1 và giảng viên chấm
phúc khảo nếu cần thiết, đưa ra kết luận điểm bài thi. Sau đó, công bố kết quả phúc
khảo cho người học. Giáo vụ Khoa hướng dẫn phổ biến quy định về quy trình khiếu
nại cho người học khi người học có nhu cầu phúc khảo về kết quả học tập.
Điểm trung bình chung học tập năm học, sau mỗi học kỳ, SV đều được thông báo
điểm trên tài khoản cá nhân trong cổng thông tin đào tạo của trường và có quyền khiếu
nại khi có sai sót, bảng điểm tổng hợp toàn khoá cũng được giáo vụ in ra, Ban chủ
nhiệm duyệt và lưu tại văn phòng Khoa [H5.05.05.03].
Sinh viên muốn khiếu nại hoặc phúc khảo đều có thể tiếp cận thông tin về thời
gian, quy trình, thủ tục khiếu nại, phúc khảo kết quả bài thi trên cổng thông tin điện tử
và hệ thống quản lý học tập của Nhà trường. Đơn phúc khảo luôn được tiếp nhận và
giải quyết kịp thời, thỏa đáng giúp SV tin tưởng và tạo ra không khí học tập tích cực.
Đối với NH theo học CTĐT CN GDTC, trong 5 năm vừa qua, tình trạng khiếu nại về
kết quả học tập của người học có tỉ lệ nhỏ hơn 1% SV và nếu có khiếu nại đã được giải
quyết kịp thời, thỏa đáng [H5.05.05.01].
SV hài lòng về quy trình khiếu nại. Khảo sát trong năm học 2020-2021 với 120
SV ngành cử nhân Sư phạm GDTC về tiêu chí Người học tiếp cận dễ dàng với quy
trình khiếu nại về kết quả học tập, kết quả cho thấy tỉ lệ đối tượng khảo sát đồng ý về
cơ bản và hoàn toàn đồng ý 98,6% [H5.05.01.08].
2. Điểm mạnh
Trường và Khoa có các quy định, quy trình khiếu nại về kết quả học tập của
người học và SV được phổ biến đầy đủ các quy định, quy trình về khiếu nại kết quả
học tập trước mỗi khóa học/kỳ học/học phần.
3. Điểm tồn tại
Chưa lấy ý kiến phản hồi của SV về việc tiếp nhận đơn khiếu nại về kết quả học
tập một cách thường xuyên.
Sinh viên khiếu nại chưa đúng quy trình, mặc dù số lượng không nhiều sinh viên
khiếu nại, phúc khảo kết quả học tập.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị,
Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung người thực
thực hiện
hiện
1 Khắc phục Lấy ý kiến phản hồi của SV về việc Trung tâm Định kì
tồn tại tiếp nhận đơn khiếu nại về kết quả ĐBCL, hằng năm
học tập. Khoa GDTC
Khoa sẽ kiến nghị Nhà trường, cụ
thể là phòng Đào tạo có nhiều hình
thức tiếp cận hơn quy trình khiếu
nại về kết quả học tập cho SV
2 Phát huy Rà soát quy trình khiếu nại, phổ Cố vấn học tập Trước mỗi
điểm biến cho tất cả SV kì thi cuối
mạnh học phần

5. Tự đánh giá: Đạt mức 4/7


Kết luận tiêu chuẩn 5:
- Điểm mạnh: Nhà trường và Khoa đã có các quy định rõ ràng, minh bạch trong
quy trình kiểm tra đánh giá người học. Công tác kiểm tra đánh giá thể hiện sự đa dạng,
liên tục và đổi mới theo hướng đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính
xác, phù hợp với mục tiêu của CĐR của từng học phần và chương trình đào tạo.
Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học theo CTĐT ngành
GDTC rõ ràng và được thông báo công khai tới NH. Công tác đánh giá kết quả học tập
của người học được thực hiện theo đúng quy trình, phương pháp kiểm tra đánh giá
được đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp
với hình thức đào tạo, mục tiêu từng học phần và chuẩn đầu ra của CTĐT. Kết quả học
tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn
để NH cải thiện việc học tập của mình. Người học dễ dàng tiếp cận với quy trình khiếu
nại kết quả học tập của mình từ cán bộ phụ trách cấp khoa đến Trung tâm ĐBCL của
Nhà trường. SV được phổ biến quy trình khiếu nại kiểm tra kết quả thi nên việc khiếu
nại và xử lý khiếu nại của SV về kết quả học tập được tiến hành đúng quy trình, quy
định và minh bạch.
- Tồn tại: Đánh giá chuyên cần đối với sinh viên chưa hiệu quả và sát sao. Đôi
khi với một số học phần, giảng viên chưa đảm bảo quy định về tiến độ chấm thi.
Khoa chưa sử dụng phần mềm để dễ dàng khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
liên quan đến cách thức, thời gian phản hồi kết quả học tập của người học. Hình thức
tiếp cận quy trình khiếu nại về kết quả học tập cho SV chưa đảm bảo độ phong phú.Hệ
thống phần mềm quản lí đào tạo đôi lúc bị nghẽn. Các thủ tục, quy trình khiếu nại kết
quả học tập do thực hiện qua nhiều công đoạn, từ cấp khoa đến các đơn vị liên quan
cấp trường nên mất thời gian và công sức của người học khi thực hiện công việc này.
Đánh giá tiêu chuẩn 5:
Thang đánh giá
Tiêu chí Chưa đạt Đạt
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼
Tiêu chí 5.1 X
Tiêu chí 5.2 X
Tiêu chí 5.3 X
Tiêu chí 5.4 X
Tiêu chí 5.5 X
Điểm tiêu chuẩn 4.00

Tiêu chuẩn 6. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên


Mở đầu
Đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình thực hiện chương trình đào tạo của Khoa
Giáo dục thể chất bao gồm: Giảng viên, Giáo viên thực hành và Chuyên viên. Nhằm
đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội nói chung và Khoa Giáo dục thể chất nói riêng luôn đặt nhiệm vụ xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực
có trình độ cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Nhà trường. Để làm được điều này,
Nhà trường và Khoa Giáo dục thể chất đã triển khai các chính sách nhân sự, đề án việc
làm, có kế hoạch chuẩn bị nhân sự thay thế cho các vị trí quan trọng, có các chính sách
phát triển nhân sự đối với đội ngũ giảng viên trong tương lai. Kế hoạch tuyển dụng và
phát triển đội ngũ Giảng viên hằng năm được thực hiện công khai minh bạch theo
đúng quy định. Chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên được Nhà trường
hoạch định rõ ràng trong chiến lược phát triển cán bộ và trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Nhà trường chú trọng đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đồng
thời động viên cán bộ bằng nhiều hình thức khen thưởng kịp thời. Cụ thể như giảng
viên đi học sau đại học trong nước được hỗ trợ 100% học phí, giảm 50% số giờ giảng
dạy và hưởng nguyên lương cũng như mọi chế độ khác. Giảng viên đi học tập ở nước
ngoài được đóng bảo hiểm xã hội và hưởng 40% lương cơ bản.
Tiêu chí 6.1: Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (bao gồm
việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm, bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) được
thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục
vụ cộng đồng
1. Mô tả
Chiến lược phát triển của Trường đại học Sư phạm Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
và giai đoạn 2017 - 2022, tầm nhìn 2030; căn cứ theo đề án về vi trí việc làm của Nhà
trường, căn cứ theo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Trường ĐHSPHN
[H6.06.01.01; H6.06.01.02; H6.06.01.03; H6.06.01.04; H6.06.01.05], từ yêu cầu thực
tiễn của xã hội, đặt ra với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong
hiện tại và tương lai, Khoa Giáo dục thể chất đã có chiến lược quy hoạch đội ngũ GV
phục vụ cho chương trình đào tạo cử nhân công tác xã hội. Trong Biên bản, nghị quyết
Hội nghị cán bộ viên chức và người lao động của Khoa hàng năm đã luôn đánh giá và
định hướng cho công tác quy hoạch cán bộ đáp ứng yêu cầu về đào tạo, NCKH và các
hoạt động phục vụ cộng đồng, phù hợp với nhiệm vụ phát triển của Khoa và Nhà
trường và Khoa có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức [H6.06.01.07].
Đội ngũ cán bộ Khoa Giáo dục thể chất tham gia thực hiện CTĐT được xây dựng
trên cơ sở kế thừa các thế hệ đi trước với 70 năm truyền thống xây dựng và phát triển.
Cho đến tháng 30/06/ 2022, Khoa Giáo dục thể chất có 23 giảng viên cơ hữu, trong đó
số giảng viên có học vị Ths là 16 chiếm tỷ lệ 69,65% trên tổng số giảng viên cơ hữu
của Khoa; số giảng viên TS là 7 chiếm 30,25%. Hiện nay, 79 % giảng viên của Khoa
Giáo dục thể chất có tuổi đời dưới 45 hầu hết nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở
đào tạo ở Việt Nam và Trung Quốc. Số lượng GV trong Khoa Giáo dục thể chất được
thể hiện trong Bảng 6.1 [H6.06.01.08, H6.06.01.09].
Bảng 6.1. Số lượng GV cơ hữu với học hàm, học vị đạt được ở các bộ môn trong
khoa Giáo dục thể chất đến tháng 06 năm 2022
Phân loại
Số Tỷ theo giới Phân loại theo tuổi (người)
TT Trình độ / học vị lượng, lệ tính (ng)

người (%) 30 - 41 - 51 - >


Nam Nữ < 30
40 50 60 60

1 Giáo sư, Viện sĩ

2 Phó Giáo sư 0 0 0 0 0 0 0 0 0

3 Tiến sĩ khoa học 0 0 0 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 7 30,4 6 1 0 1 6 0 0

5 Thạc sĩ 16 69,6 7 9 0 4 11 1 0

6 Đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 23 100 13 10 0 5 17 1 0

Đội ngũ giảng viên hiện tại của Khoa GDTC gồm có 07 TS, 16 Thạc sĩ. Đây là
kết quả của công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ giảng viên
của Khoa trong nhiều năm. Đến tháng 5 năm 2022, Khoa Giáo dục thể chất có 02
giảng viên cơ hữu đã hoàn thành viết luận án tiến sĩ, do tình hình dịch bệnh Covid-19
nên chưa kịp bảo vệ luận án chưa bảo vệ cấp trường (đã bảo vệ cấp cơ sở). Đội ngũ
GV của Khoa thực hiện nghiêm túc và hiệu quả những Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ
và chế độ làm việc đối với GV của trường ĐHSPHN. Khoa GDTC quy hoạch đội ngũ
GV theo 4 bộ môn: Bộ môn LL và PP TDTT (5 GV), Bộ môn TTCB (7 GV), Bộ môn
TTCN (7 GV); Bộ môn TTTT (4 GV). Đội ngũ GV hầu hết là những cán bộ có năng lực
và nhiệt huyết với nghề, đảm bảo chuyên môn, được đào tạo đúng chuyên ngành
GDTC; đều có Quyết định của Trường ĐHSPHN về tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức
và hợp đồng lao động không thời hạn đối với từng GV Khoa GDTC [H6.06.01.05;
H6.06.01.10; H6.06.01.11; H6.06.01.12, H6.06.01.13]
Đội ngũ GV được yêu cầu không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ để đáp ứng các yêu cầu công việc được giao ở từng vị trí việc làm. Nhằm khảo sát
và nâng cao năng lực của đội ngũ GV, Nhà trường có hoạt động khảo sát nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giai đoạn 2017-2022 theo công văn số 174/ĐHSPHN ngày
18/4/2017 về việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị. Mỗi GV đã điền
Phiếu thông tin về quá trình đào tạo, bồi dưỡng của cá nhân (tính đến 04/2017) và
đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2022. Trên cơ sở phân tích nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV thông qua các bản đăng ký nhu
cầu bồi dưỡng cá nhân, Khoa và Nhà trường xét duyệt, lập kế hoạch và kinh phí bồi
dưỡng đào tạo phát triển chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV dựa trên yêu cầu của
CTĐT. Giai đoạn 2017 - 2022, Khoa GDTC có 03 GV tham gia học Tiến sỹ, 25 lượt
GV tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học, năng
lực quản lí, nghiệp vụ sư phạm và năng lực chuyên môn khác trong trường và ngoài
trường [H6.06.01.11; H6.06.01.14; H6.06.01.15].
Việc bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch giảng viên chính, giảng viên cao cấp được
thực hiện theo đúng quy trình. Các giảng viên đảm bảo các yêu cầu, sau khi có kết quả
thi đạt kì thi thăng hạng sẽ được bổ nhiệm vào ngạch Giảng viên chính và Giảng viên
cao cấp. Từ năm 2017 đến năm 2022 Khoa GVC có 16 GV được bổ nhiệm chức danh
nghề nghiệp giảng viên chính. Việc bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp cao hơn
khẳng định sự phát triển của đội ngũ GV của khoa GDTC [H6.06.01.16; H6.06.01.17;
H6.06.01.18]
Số lượng GV trong khoa có trình độ TS vẫn đang tiếp tục được đào tạo, phát
triển. Trong tiến trình hội nhập và quốc tế hóa, đặc biệt trước những yêu cầu đòi hỏi
của thực tiễn, nên GV của vẫn phải tự chủ học tập nâng cao trình độ, nhà trường chưa
có cơ chế cho đội ngũ đi học thêm nhiều bằng và không có kinh phí hỗ trợ cho GV
phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển chuyên môn và bằng cấp đối với đội ngũ khoa
GDTC. [H6.06.01.11].
2. Điểm mạnh
Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên (bao gồm việc thu hút, tiếp nhận, bổ nhiệm,
bố trí, chấm dứt hợp đồng và cho nghỉ hưu) đáp ứng nhu cầu đào tạo.
Nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đào tạo giảng viên, có tính kế thừa để đáp ứng
tốt yêu cầu phục vụ cộng đồng.
3. Điểm tồn tại
Một số giảng viên chưa chưa nâng cao trình độ theo đúng yêu cầu của nhà trường
(ngoại ngữ, tiến sĩ trước 35).
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người
hoặc hoàn
thực hiện
thành
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng
Khắc cao trình độ chuyên môn cho giảng
Trường Giai đoạn
1 phục tồn viên của khoa, Yêu cầu các bộ môn
ĐHSPHN 2022-2027
tại đăng ký hàng năm cử cán bộ đi học
NCS trong và ngoài nước
Tăng cường thu hút thêm nhân lực
trình độ cao về công tác tại Khoa, đề
nghị Nhà trường có quy định, chính Trường
Phát huy sách để tạo động lực hơn nữa để cán ĐHSPHN;
Giai đoạn
2 điểm bộ trở về công tác tại Khoa sau khi Khoa Giáo
2022-2027
mạnh kết thúc học tập tại NCS, tạo mọi điều dục thể
kiện để các GV TS tiếp tục phấn đấu chất GV
để đạt các tiêu chuẩn được bổ nhiệm
PGS.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 6.2: Tỉ lệ giảng viên/người học và khối lượng công việc của đội ngũ
giảng viên, nghiên cứu viên được đo lường, giám sát làm căn cứ cải tiến chất lượng
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu giảng
dạy và tương đối ổn định. Tính đến tháng 6/2022, tổng số cán bộ tham gia công tác
đào tạo ngành GDTC có 23 giảng viên. Hiện độ tuổi bình quân của cán bộ cơ hữu của
Khoa là 42 tuổi; Số cán bộ đạt trình độ Tiến sĩ là 7 (chiếm 30,25%); số cán bộ đang
làm nghiên cứu sinh là 3 (13,04%) [H6.06.01.08].
Bảng 6.2. Số lượng giảng viên và trình độ giai đoạn 2017 - 2022
Thạc
Năm học Cử nhân Tiến sỹ PGS Tổng số GV
sỹ GS
2017 – 2018 0 16 7 1 0 23
2018 – 2019 0 16 7 1 0 23
2019 – 2020 0 16 6 0 0 22
2020 – 2021 0 16 7 0 0 23
2021 – 2022 0 16 7 0 0 23
Tỉ lệ người học/giảng viên của GDTC sau khi quy đổi dao động trong khoảng từ
1,42 đến 4,88 sinh viên/giảng viên, đảm bảo tỷ lệ theo chuẩn chung của Bộ GD&ĐT
Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học của các cơ sở giáo dục
[H6.06.02.01] [H6.06.02.02] [H6.06.02.03]
Số lượng SV tuyển sinh và số lượng cán bộ tương ứng trong các năm học từ
2016-2017 đến 2020-2021 được thể hiện trong Bảng 6.4.
Bảng 6.3. Tỉ lệ GV/NH sau quy i ngành CN GDTC từ năm học 2016-2017
đến năm học 2020-2021 của Khoa Giáo dục thể chất

2016 - 2017- 2018- 2019- 2020- 2021-


Năm học
2017 2018 2019 2020 2021 2022
Tng Số SV
168 154 174 141 96 128

Tổng số GV 22 22 22 22 22 22
Tỉ lệ
7,0 7,9 6,4 4,36 5,82
GV/NH
Nội dung công việc cụ thể của mỗi GV được thể hiện rõ trong Đề án vị trí việc
làm của Trường và Bản mô tả vị trí việc làm của Khoa [H6.06.02.04, H6.06.02.05].
Nhà trường cũng ban hành Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chế độ làm việc đối với
GV và GVTH của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sửa đổi bổ sung cho phù hợp
sau quá trình thực hiện [H6.06.01.04]. Theo đó, việc quy đổi khối lượng công việc của
đội ngũ GV, GVTH theo giờ chuẩn được hướng dẫn chi tiết và được triển khai thực
hiện. Theo cách tính của nhà trường thì định mức giờ chuẩn giảng dạy cho GV trong 1
năm học là 290 giờ, giờ nghiên cứu khoa học là 250 giờ và giờ khác là 20 giờ. Khoa
GDTC đã triển khai thực hiện cách tính giờ chuẩn cho GV, đảm bảo giai đoạn 2017
- 2022 GV đáp ứng yêu cầu của nhà trường, nhiều GV hoàn thành vượt mức số giờ
quy định.
Trong quá trình đào tạo, GV cũng đã triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu cộng
đồng, những chương trình phát triển cộng đồng theo hướng ứng dụng GDTC tổ chức
bám sát tình hình thực tiễn, tìm về nhiều địa bàn ở HN và các tỉnh khác để triển khai
tìm hiểu, nghiên cứu, hướng dẫn cho sinh viên.
Bảng 6.4. Định mức giờ chuẩn nghĩa vụ của GV trong một năm học
T Chức danh Tổng quỹ thời gian làm việc Định mức giờ chuẩn
T NC Nhiệm Cộng Giản NC Nhiệm Cộng
Giản KH vụ g KH vụ
g khác dạy khác
dạy
1 2 3 4 5 6=3+4 7 8 9 10=7
+5 +8+9
1 Giảng viên
cao cấp, giảng
viên chính,
1.080 600 80 1.760 290 250 20 560
giảng viên có
tời gian công
tác trên 5 năm
2 Giảng viên có
thời gian
1.080 600 80 1.760 162 90 12 264
công tác dưới
5 năm (60%)
3 Giảng viên
1.080 600 80 1.760 135 75 10 220
tập sự (50%)
Các quy định về định mức giờ chuẩn giảng dạy, NCKH và nhiệm vụ khác được
nhà trường lấy ý kiến của cán bộ trước khi ban hành. Do vậy, định mức quy định giờ
chuẩn của GV là rõ ràng và cụ thể. Nhà trường cũng đã xây dựng phần mềm quản lý
giờ giảng trên website của trường để từng cán bộ chủ động kê khai và kiểm soát khối
lượng công việc giờ giảng, giờ NCKH và giờ các nhiệm vụ khác. Đồng thời Khoa
cũng nắm được để phân công công việc cho từng cán bộ một cách phù hợp trên năng
lực và vị trí việc làm quy định. Nhà trường sẽ tính vượt giờ, xếp loại viên chức và
người lao động cho từng cán bộ khi tổng số giờ tính trên đầu cán bộ của toàn khoa
theo quy định phải đạt [H6.06.02.05; H6.06.02.06; H6.06.02.07].
Nhà trường có các quy định cụ thể về chất lượng công việc đối với đội ngũ GV
làm căn cứ cải thiện chất lượng hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng. Trên
thực tiễn, hoạt động NCKH và phục vụ cộng đồng của GV trong Khoa đã thể hiện rõ
năng lực làm việc và chất lượng công việc của GV. Từ năm 2017 - 2022, các GV trong
Khoa đã thực 2 đề tài cấp Bộ và 03 đề tài cấp Trường; tham gia biên soạn được 10
giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách giáo khoa và nhiều cuốn sách phục
vụ môn học. Các GV cũng đã nghiên cứu và tham gia đăng bài trên các tạp chí trong
và ngoài nước để nâng cao năng lực của bản thân [H6.06.04.09; H6.06.04.10].
Nhà trường thực hiện giám sát khối lượng công việc của đội ngũ GV để cải tiến
chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng. Mỗi cán bộ được cung cấp một tài
khoản cá nhân trên hệ thống quản lý giờ giảng tại website của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội để chủ động kê khai, minh chứng các công việc đã làm và xác định được
tổng khối lượng đã đạt, chưa đạt, hay vượt giờ theo quy định. Hệ thống tự động tính
toán quy đổi số giờ theo quy định của trường trên cơ sở khai báo của giảng viên và xác
định giảng viên đã hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ [H6.06.02.11,
H6.06.02.12]
Với số lượng SV của từng khóa của nhà trường có xu hướng tăng trong hai năm
gần đây. Điều này phần nào gây nên áp lực về giờ dạy đối với giảng viên. Do vậy,
Khoa đã có sự cân đối lại về việc phân công nhiệm vụ giảng dạy có sự linh động giữa
các Bộ môn trong Khoa với nhau để đảm bảo cân đối giờ dạy đối với tất cả cán bộ
trong Khoa.
Bảng 6.5. Số lượng đề tài KHCN do GV Khoa Giáo dục thể chất chủ trì và
tham gia đã được nghiệm thu, số lượng bài báo và sách xuất bản từ 2017- 2022
Số lượng đề tài nghiệm thu
STT Phân loại đề tài 2016- 2017- 2018- 2019- 2020- 2020-
2017 2018 2019 2020 2021 2021
1 Đề tài cấp NN 0 0 0 0 0 0
2 Đề tài cấp Bộ 1 0 0 0 0 0
3 Đề tài cấp trường 1 1 1 1 1 2
Tổng: 2 1 1 1 1 2
Số lượng tạp chí
Phân loại tạp chí
2017 2018 2019 2020 2021 2022
1 Tạp chí KH Nước ngoài 0 0 6 5 4 4
2 Tạp chí KH cấp Ngành trong nước 22 21 20 21 19 21
3 Hội nghị trong nước và quốc tế 0 1 1 1 0 1
Tổng: 22 22 27 27 23 26
Số lượng sách
Phân loại sách
2017 2018 2019 2020 2021 2022
1 Sách giáo trình 0 0 0 0 0 0
2 Sách giáo khoa phổ thông 0 0 0 1 1 1
3 Sách tham khảo 1 1 1 1 1 1
4 Sách hướng dẫn 1 1 1 1 2 1
Tổng: 2 2 2 3 4 3
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Khoa GDTC tích cực đẩy
mạnh công tác. Trước tình hình đào tạo trong thời kỳ mới, Khoa GDTC nhận thấy
nhiệm vụ nghiên cứu trao đổi, hợp tác quốc tế rất cần thiết để chú trọng tập trung phát
triển nâng cao chất lượng đội ngũ, cũng là điểm mạnh trong phát triển chương trình
đào tạo cử nhân GDTC [H6.06.02.13].
Bảng 6.6. Thống kê số lượng danh hiệu thi đua hàng năm
Đơn vị tính: Người
LĐ tiên CSTĐ cấp cơ Bằng khen các
Năm học CSTĐ cấp Bộ
tiến sở cấp
2016 - 2017 24/27 3/27 0 0
2017 - 2018 25/27 3/27 0 0
2018 - 2019 25/27 3/27 0 0
2019 - 2020 25/26 4/26 0 0
2020 - 2021 24/26 5/26 0 0
2021 - 2022 21/26 3/26 0 0
Tỉ lệ GV trên người học đáp ứng tốt yêu cầu và đảm bảo đủ GV CLC cho đào
tạo ngành CNGDTC. Công việc của GV được đo đường một cách khoa học, minh
bạch dưới sự giám sát chất lượng chặt chẽ từ Bộ môn, Khoa và các đơn vị phòng ban
chức năng trong Nhà trường [H6.06.02.14; H6.06.02.15; H6.06.02.16].
2. Điểm mạnh
Tỉ lệ GV trên người học đáp ứng tốt yêu cầu và đảm bảo đủ GV CLC cho đào tạo
ngành CNGDTC. Công việc của GV được đo đường một cách khoa học, minh bạch
dưới sự giám sát chất lượng chặt chẽ từ Bộ môn, Khoa và các đơn vị phòng ban chức
năng trong Nhà trường.
3. Điểm tồn tại
Việc quy đổi tính giờ dạy, giờ nghiên cứu và phục vụ cộng đồng vẫn còn một số
chỗ chưa thật sự hợp lý...
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời gian
T Mục
Nội dung người thực
T tiêu thực hiện
hiện

Kiến nghị với Nhà trường có chính


Khắc sách riêng với đặc thù của Khoa
Khoa, Giai đoạn
1 phục GDTC về việc quy đổi giờ dạy và giờ
Trường 2022-2025
tồn tại NCKH được thay thế bằng giờ HL và
thi đấu TDTT.

Tiếp tục đảm bảo tỉ lệ GV/NH đáp


ứng quy định hiện hành.
Phát Tiếp tục thực hiện đo lường khối
Bộ môn,
huy lượng công việc của đội ngũ GVvà Giai đoạn
2 Khoa,
điểm đảm bảo có sự giám sát chất lượng 2022-2025
Trường
mạnh chặt chẽ từ bộ môn, khoa và các đơn
vị phòng ban chức năng trong Nhà
trường.

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7


Tiêu chí 6.3: Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, nghiên cứu viên
(bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) để bổ nhiệm, điều chuyển được xác
định và phổ biến công khai
1. Mô tả
Nhà trường có các chính sách tuyển dụng nhân sự trong giảng dạy và nghiên cứu
dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy, thành tích nghiên cứu khoa học phù
hợp với Luật giáo dục đại học cùng với các thông tư hướng dẫn [H6.06.03.01].
Nhà trường ban hành văn bản quy định về các tiêu chí tuyển dụng. Theo đó,
ngoài các điều kiện chung về đạo đức, năng lực chuyên môn, sức khỏe… các ứng viên
dự thi ngạch GV cần đảm bảo: có trình độ từ thạc sĩ trở lên; đối với ứng viên tạo
nguồn: tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên (có thể tốt nghiệp loại khá đối với những
chuyên ngành đặc thù, hoặc người có năng lực đặc biệt trong một lĩnh vực cụ thể), thời
gian làm việc tại đơn vị tạo nguồn được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tuổi đời
dự tuyển không quá 35 đối với người có học vị Thạc sĩ, không quá 45 đối với người có
học vị tiến sĩ và không quá 50 đối với người có chức danh Phó Giáo sư [H6.06.03.02;
H6.06.03.03,].
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của Bộ môn, Khoa GDTC đề xuất số lượng nhân
sự cần tuyển dụng trình Hiệu trưởng phê duyệt. Trường có kế hoạch phân bổ chỉ tiêu
biên chế cho Khoa trên cơ sở số lượng biên chế của trường đã được phê duyệt và ra
thông báo tuyển dụng viên chức được đăng công khai trên website của Trường, dán
niêm yết tại Bảng tin Phòng Tổ chức Cán bộ. Nhà trường đã ra Quyết định Thành lập
các Ban giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng viên chức Trường năm 2015
[H6.06.03.02, H6.06.03.02; H6.06.03.04 ].
Căn cứ theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi
giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý một cách công khai, minh bạch của nhà trường; Khoa GDTC luôn tuân
thủ chặt chẽ công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý về tiêu chuẩn bổ
nhiệm Trưởng, phó Khoa và Trưởng/Phó Bộ môn cũng như tiêu chuẩn bổ nhiệm chức
danh của giảng viên (Giảng viên chính, Phó giáo sư) trong đó nhấn mạnh đến các tiêu
chuẩn, tiêu chí về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm thực tế. Trong giai đoạn 2017 – 2021, Khoa GDTC có 7 cán bộ quản lý được
bổ nhiệm và bổ nhiệm lại [H6.06.03.05, H6.06.03.06].
Bảng 6.7. Danh sách giảng viên được bổ nhiệm giai đoạn 2017 -2022
Chức vụ từ
Năm Chức vụ được Trình Ngoại
Họ và tên 2015 - 2020
sinh bổ nhiệm độ ngữ
Đỗ Xuân Duyệt 1979 Phó Trưởng Trưởng khoa TS Tiếng
khoa Anh
Nguyễn Bá Hoà 1974 Phó Khoa Phó khoa Ths Tiếng
Anh
Nguyễn Thị Thuỷ 1974 Trưởng BM Trưởng BM LL TS Tiếng
LL Anh
Hoàng Thái Đông 1979 Trưởng BM Trưởng BM Ths Tiếng
TTTT TTCB Anh
Trần Minh Thắng 1985 Giảng viên Trưởng BM Ths Tiếng
TTTT Anh
Trần Văn Khôi 1979 GV Trưởng BM TS Tiếng
TTCN Trung
Hà Mạnh Hưng 1982 GV Phó Trưởng BM TS Tiếng
TTCN Trung
Việc bổ nhiệm GV của Khoa vào các chức vụ lãnh đạo, quản lí được thực hiện
theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ,
từ chức, miễn nhiệm, điều động bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí.
Quy trình lựa chọn ứng viên (bao gồm cả đạo đức và năng lực học thuật) cho các chức
vụ lãnh đạo, quản lí thực hiện CTĐT Cử nhân GDTC được thực hiện công khai, thông
báo đến toàn Khoa; xét và bầu trực tiếp ở Tổ bộ môn và trong tập thể lãnh đạo Khoa,
trước khi trình lên Lãnh đạo Trường. Tuy nhiên trang Web của Khoa chưa được nâng
cấp nên chưa cập nhật được các thông tin chung về tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ của
Khoa [Minh chứng].
Từ năm 2017 - 2021 Khoa GDTC chỉ có thêm 01 nhân sự mới, mặt khác năm
2017 -2019 khoa có 06 GV chuyển công tác tính đến tháng 12 năm 2021 tổng số là 27
người trong đó có 23 GV đã được tuyển dụng từ những năm trước đó đảm bảo các yêu
cầu tuyển dụng của nhà trường và lưu giữ đầy đủ các Quyết định bổ nhiệm ngạch viên
chức của đội ngũ GV [H6.06.03.05; H6.06.03.06] và Bản mô tả vị trí công việc của
từng giảng viên trong Khoa theo các năm [H6.06.03.07].
Dựa theo Công văn bổ nhiệm CDNN giảng viên chính của Bộ nội vụ và Công
văn và Kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giảng viên (Hạng III) lên
giảng viên chính (hạng II) của Bộ GD và ĐTT [H6.06.03.06; H6.06.03.08;], trong giai
đoạn 2017 - 2021, Khoa GDTC có 17 GV được bổ nhiệm GVC [H6.06.03.09,
H6.06.01.10]
Tuy nhiên, do số lượng SV tuyển vào trường những năm gần đây đang có chiều
hướng tăng dẫn tới áp lực về số giờ giảng dạy cho cán bộ. Vì vậy, trong thời gian gần
đây, Khoa Giáo dục thể chất, cũng như các Bộ môn một mặt không ngừng tìm kiếm để
tiếp tục bổ sung ngồn nhân lực. Mặt khác, Khoa tập trung nâng cao chất lượng cán bộ
trong việc các GV phải hoàn thành đào tạo TS, thi nâng ngạch GV chính. Theo đó, số
lượng cán bộ GV có học học vị tăng lên đáng kể (07 TS).
2. Điểm mạnh
Tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV để bổ nhiệm, điều chuyển được xác định rõ
ràng, quy trình tuyển dụng minh bạch, bổ nhiệm công khai. Đội ngũ GV tham gia
giảng dạy có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt đáp ứng được yêu cầu
của Nhà trường về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
3. Điểm tồn tại
Các tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng GV cần được công bố rộng rãi hơn nữa.

4. Kế hoạch hành động


Thời gian
Đơn vị,
T Mục thực hiện
Nội dung người
T tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành
Xây dựng cơ chế để phát huy thế mạnh
của từng cán bộ trong giảng dạy và
Khắc
trong NCKH. Công bố tiêu chuẩn, tiêu Khoa, Giai đoạn
1 phục
chí tuyển dụng GV rộng rãi hơn nữa Trường 2022-2025
tồn tại
trên các kênh thông tin đại chúng khác
nhau.
Tiếp tục thực hiện Tiêu chí tuyển dụng
Phát rõ ràng, quy trình tuyển dụng minh
Bộ môn,
huy bạch, bổ nhiệm công khai; thu hút ngày Giai đoạn
2 Khoa,
điểm càng nhiều GV có năng lực chuyên 2022-2025
Trường
mạnh môn sư phạm nghiên cứu để bổ sung
cho đội ngũ cán bộ của Khoa.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 6.4: Năng lực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được xác định
và được đánh giá
1. Mô tả
Chất lượng của đội ngũ GV quyết định chất lượng đầu ra của chương trình đào
tạo. Nhà trường có các văn bản quy định về các tiêu chí xác định năng lực của GV bao
gồm: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực NCKH, năng lực ứng dụng và sử
dụng công nghệ thông tin. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn GV dựa vào năng lực
đã được quy định trong Quy chế tuyển dụng viên chức của trường [H6.06.03.01]. Các
tiêu chí xác định năng lực của GV được thể hiện rõ ràng trong Quy định tiêu chuẩn,
nhiệm vụ và chế độ làm việc đối với đội ngũ của Trường [H6.06.01.10]. Năng lực
chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của GV và chế độ ưu đãi về việc nâng cao năng lực
được thể hiện trong Công văn Quy định về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học
đối với cán bộ, GV [H6.06.04.01]. Các quy định nêu rõ tiêu chuẩn về đào tạo, bồi
dưỡng có trình độ từ đại học trở lên; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; có năng lực
ngoại ngữ, tin học; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực NCKH của GV. Bên
cạnh đó, vị trí công việc của GV cũng được mô tả trong Đề án vị trí việc làm của
trường [H6.06.01.04].
Từ tháng 7 năm 2017, Nhà trường có văn bản hướng dẫn cụ thể về phương thức,
quy trình đánh giá năng lực của GV, GVTH thể hiện trong Quy định đánh giá, phân
loại đối với đơn vị, công chức, viên chức của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hàng
năm, Nhà trường có công văn về việc đánh giá, phân loại đơn vị, công chức, viên
chức, người lao động [H6.06.04.02]. Cuối mỗi năm học, dựa trên kết quả thực hiện các
nhiệm vụ của GV, GVTH sẽ tiến hành đánh giá năng lực, xếp hạng. Việc đánh giá
năng lực GV, GVTH thực hiện theo đúng quy trình từ cá nhân tự đánh giá đến đơn vị
đánh giá. Ngoài ra, mỗi GV, GVTH tự viết phiếu đánh giá để Bộ môn đánh giá theo
bốn mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm
vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Các kết quả đánh giá năng lực hằng năm của GV,
GVTH được Khoa tổng hợp, đánh giá và gửi lên Trường để tiếp tục thực hiện đánh
giá, phân loại [H6.06.04.03, [H6.06.04.04]. Sau quá trình thực hiện, Nhà trường điều
chỉnh văn bản đánh giá để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, Trường ban hành QĐ
số 05/QĐ-ĐHSPHN ngày 04/01/2022 về việc đánh giá, phân loại đối với đơn vị, công
chức, viên chức của Trường ĐHSPHN [H6.06.04.05]
Nhà trường cũng ban hành Quy định Công tác thi đua, khen thưởng và công văn
về việc bình xét danh hiệu thi đua và công tác khen thưởng cuối năm học
[H6.06.04.05]. Căn cứ vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ của GV, GVTH hàng năm
có đánh giá thông qua các tiêu chí xếp loại thi đua. Các tiêu chí trong phiếu đánh giá
năng lực của GV được tính theo thang điểm 100 gồm các phần chính: Tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống (20 điểm); Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc (20 điểm);
Nhiệm vụ chuyên môn (60 điểm) bao gồm Đảm bảo khối lượng, chất lượng giảng dạy
và thực hiện các công việc liên quan tới giảng dạy theo quy định, quy chế (30 điểm),
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (20
điểm), Kết quả thực hiện nhiệm vụ khác được giao như: công tác tuyển sinh, cố vấn
học tập... (10 điểm) [ H6.06.04.06]
Kết quả đánh giá được công bố trong các văn bản của Nhà trường hàng năm, kết
quả bình xét các danh hiệu thi đua các năm học, kết quả bình xét đề nghị danh hiệu thi
đua. Trong giai đoạn 2017 - 2022, ngành Cử nhân GDTC có 04 GV đạt danh hiệu
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Hàng năm, Khoa GDTC có biên bản gửi lên trường theo
đúng quy định về bình xét danh hiệu thi đua. Khoa GDTC luôn là Khoa hoàn thành tốt
các nhiệm vụ; tất cả các GV luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xếp loại A
[H6.06.04.07].
Với Khoa GDTC việc đánh giá đội ngũ GV dựa trên cả Quy chế làm việc của
Khoa [H6.06.04.08], các bản LLKH, các văn bằng, chứng chỉ, bằng khen, giấy khen
của mỗi GV hàng năm để có thể đánh giá, bình xét một cách toàn diện [H6.06.04.09].
Bên cạnh đó, chức danh nghề nghiệp và học hàm cũng là tiêu chí quan trọng thể
hiện năng lực của đội ngũ. Trong 5 năm, Khoa GDTC có 17 GV cơ hữu đạt tiêu chuẩn
chức danh Giảng viên Giảng viên chính nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH
của trường ĐHSPHN [H6.06.04.10]
Việc đánh giá năng lực đội ngũ GV còn được đánh giá thông qua hoạt động khảo
sát lấy ý kiến người học đối với công tác giảng dạy của GV được thực hiện bởi Trung
tâm đảm bảo chất lượng, định kỳ một học kỳ/một lần. Kết quả khảo sát cho thấy giảng
viên ngành GDTC được phản hồi tương đối tốt. Đại đa số người học thỏa mãn với hoạt
động giảng dạy của đội ngũ giảng viên Khoa [H6.06.04.11].
Bảng 6.8. Thống kê đánh giá, phân loại GV
Đơn vị tính: Người

Đánh giá, phân loại GV


Năm học Hoàn
Không Hoàn Hoàn thành xuất
hoàn thành thành thành tốt sắc
2016 - 2017 0 0 1 23
2017 - 2018 0 0 1 23
2018 - 2019 0 0 2 22
2019 - 2020 0 0 0 22
2020- 2021 0 0 1 21
2021 - 2022 0 2 9 15
Đến nay, đội ngũ giảng viên tham gia CTĐT (22 GV) có trình độ cao, có kiến
thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy; nắm vững mục tiêu, kế
hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt yêu
cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo; tham gia NCKH, triển khai ứng dụng;
biên soạn giáo trình, tài liệu; viết bài báo khoa học; có phương pháp dạy học hiệu quả,
phù hợp với nội dung môn học đào tạo các bậc học tại khoa [H6.06.01.12].
2. Điểm mạnh
Năng lực của GV được xác định rõ ràng dựa trên các tiêu chí tuyển dụng, lựa
chọn, các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc và được đánh giá theo đúng các tiêu
chí công khai, minh bạch. Các GV tham gia CTĐT có trình độ cao, đáp ứng tốt các
yêu cầu cho giảng dạy, NCKH và phục vụ cộng đồng.
Các tiêu chí đánh giá năng lực của giảng viên được xác định rõ và được đánh giá
thường xuyên, minh bạch, công khai. Điều này giúp giảng viên ngày càng cải thiện
hiệu quả của việc giảng dạy và nghiên cứu.
3. Điểm tồn tại
Hồ sơ lưu trữ của giảng viên, kết quả nghiên cứu khoa học chưa được cập nhật
đầy đủ, thường xuyên.

4. Kế hoạch hành động

Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành

Cập nhật thường xuyên, định kì hồ sơ


Khắc
lưu trữ của giảng viên, kết quả nghiên Khoa
1 phục 2022-2027
cứu khoa học trên hệ thống quản lý của GDTC
tồn tại
nhà trường và khoa
Dựa trên kế hoạch phát triển đội ngũ
Phát GV, NCV, Nhà trường và Khoa tiếp tục
Từ năm học
huy quản trị, đánh giá và thực hiện khen Khoa và
2 2022 –
điểm thưởng kịp thời để khuyến khích GV Trường
2023
mạnh nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 6.5: Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng
viên, nghiên cứu viên được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu
cầu đó
1. Mô tả
Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển chuyên môn cho giảng viên không những
là trách nhiệm của bản thân mỗi giảng viên mà còn là trách nhiệm của cán bộ quản lý
của Nhà Trường và của Khoa Giáo dục thể chất. Trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng của đội ngũ GV và yêu cầu của CTĐT, Khoa tổng hợp và gửi Phòng Tổ
chức cán bộ tập hợp, trình Ban Giám hiệu xét duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của
các đơn vị [H6.06.05.01] và căn cứ vào qui chế chi tiêu nội bộ [H6.06.05.02] để có
công văn cử đi bồi dưỡng với nguồn kinh phí bồi dưỡng cụ thể.
Trong chiến lược phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường để đáp
ứng nhu cầu đào tạo của trường ĐHSP trọng điểm, nhà trường đã qui định các GV
phải bảo vệ luận án TS (ít nhất là cấp bộ môn) trước 35 tuổi. Do đó, Trường và Khoa
đã tạo luôn tạo điều kiện và động viên các GV đi học TS, sau TS trong nước, ngoài
nước, nâng cao trình độ chuyên môn và khuyến khích nhiều cán bộ làm học hàm để
được bổ nhiệm chức danh PGS, GS. [H6.06.05.03].
Cùng với việc đào tạo và phát triển chuyên môn, Khoa GDTC còn chú trọng đến
công tác bồi dưỡng về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm (NVSP). Một số GV
được bồi dưỡng về đánh giá giáo dục theo tiếp cận năng lực và được cung cấp kinh phí
[H6.06.05.04]. Nhằm mục đích nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, Nhà trường và Khoa
luôn khuyến khích các GV có tham gia các chương trình trao đổi chuyên môn, các
khóa tập huấn, liên kết hợp tác với các trường đại học. Nâng cao trình độ tin học cũng
được chú trọng nhằm giúp GV ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động giảng dạy và
NCKH [H6.06.05.05, H6.06.05.06, H6.06.05.07, H6.06.05.08]. Năm 2018 theo Công
văn v/v cử viên chức tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trường, Khoa đã cử 2
cán bộ tham gia học bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và các cán bộ đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập [H6.06.05.09].
Kế hoạch phát triển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV được chú trọng, chiến lược
phát triển của Trường giai đoạn 2011-2020, 2017- 2022 và tầm nhìn đến 2030 và được
đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường và Khoa đồng thời được thể hiện trong
báo cáo tổng kết hàng năm của Trường và của Khoa [H6.06.01.01; H6.06.01.02;
H6.06.01.03; H6.06.05.04; H6.06.02.03]. Khoa đã quyết tâm xây dựng kế hoạch nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ tiến tới 50% GV có trình độ học vị TS. Đồng thời, các
TS tiếp tục tích lũy kinh nghiệm giảng dạy và công trình NCKH để được thi chuyển
ngạch từ GV lên GV chính và tiếp tục được công nhận và bổ nhiệm học hàm PGS, GV
cao cấp. Nhà trường, Khoa còn chú trọng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng năng lực
chuyên môn, ngoại ngữ và tin học của GV và có chế độ ưu đãi về kinh phí đào tạo thể
hiện trong Quy định về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, GV và
Quy chế chi tiêu nội bộ [H6.06.04.01; H6.06.05.05, H6.06.05.08, H6.06.05.09,
H6.06.05.10, H6.06.05.11, H6.06.05.12, H6.06.05.13, H6.06.05.14, H6.06.05.15]. Kế
hoạch bồi dưỡng về ngoại ngữ và nghiệp vụ Sư phạm trong giai đoạn 2017-2021 của
Khoa Giáo dục thể chất được thể hiện trong bảng 6.9.
Bng 9. K hoch c GV tham gia các lp bi dng, ào to và c cp bng, chng ch

Đơn vị tính: Người


Năm
TT Số lượng GV tham gia 2017 2018 2019 2020 2021 2022

1 Chức danh GV chính 8 8 0 1 1 1


2 Trình độ TS 7 2 3 3 3 3
3 NVSP 8 0 8 0 2 0
4 Ngoại ngữ 0 0 0 1 1 1
Bồi dưỡng cán bộ quản
5 0 0 0 0 0 1

6 CNTT 8 8 0 0 0 0
Cùng với việc nâng cao về năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, Trường và Khoa luôn
chú trọng về nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ. Khi chương trình GDPT được đổi mới
theo hướng tiếp cận năng lực thì nhà Trường đã tạo điều kiện và cấp kinh phí cho GV
được bồi dưỡng về đánh giá giáo dục theo tiếp cận năng lực và được cung cấp kinh phí
[H6.06.05.08]. Các GV được đào tạo về NVSP và phát triển chương trình
[H6.06.05.09; H6.06.05.10; H6.06.05.11].
Nâng cao năng lực công nghệ thông tin cũng được chú trọng nhằm đảm bảo các
GV sử dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động giảng dạy và NCKH [H6.06.05.15]. Bên
cạnh đó, để phục vụ nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, các bộ môn phân
công những GV có kinh nghiệm hướng dẫn cán bộ, kèm cặp, giúp đỡ để chia sẻ kinh
nghiệm cho GV toàn khoa [H6.06.03.08]. Nhà trường cũng chú trọng bồi dưỡng đội
ngũ kế cận trong công tác quản lý [H6.06.05.16].
Với những kế hoạch cụ thể cùng với những chính sách hỗ trợ như trên từ Nhà
trường, giai đoạn 5 năm từ 2017 đến 2022, cán bộ giảng viên Khoa Giáo dục thể chất
đã không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Kết quả cụ thể được thống kê
cụ thể trong Bảng 10 cho thấy có ít nhất 75% số Gv được đào tại, bồi dưỡng và phát
triển chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch[H6.06.05.03].
Bảng 6.10. Thống kê số lượng GV đã tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo
và được cấp bằng, chứng chỉ
Đơn vị tính: Người
TT Số lượng GV tham gia Năm
2017 2018 2019 2020 2021 2022

1 Chức danh GV chính 8 8 0 1 1 1


2 Trình độ TS 7 2 3 3 3 3
3 NVSP 8 8 0 0 2 0
4 Ngoại ngữ 0 0 0 1 1 1
Bồi dưỡng cán bộ quản 1
5 0 0 0 0 0

6 CNTT 8 8 0 0 0 0
Nhìn chung, các Bộ môn trong Khoa GDTC đã bám sát kế hoạch bồi dưỡng.
Cho đến thời điểm 6/2022, Khoa GDTC còn 03 GV đang làm NCS trong nước (có 2
NCS đã hoàn thành luận án TS và bảo vệ thành công luận án cấp cơ sở). Trong giai
đoạn từ 2017-2022, Khoa GDTC đã có 08 GV bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Cũng
trong giai đoạn này, có 16 GV được bổ nhiệm GV chính [H6.06.05.14]. Đặc biệt, các
GV trong Khoa đều có chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản. Kết quả thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV được giám sát, đánh
giá thông qua Báo cáo của cá nhân, Bộ môn và được Khoa tập hợp xem xét và điều
chỉnh [H6.06.04.09, H6.06.04.10].
2. Điểm mạnh
Các GV tham gia vào quá trình đào tạo trong Khoa Giáo dục thể chất luôn có ý
thức, trách nhiệm học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào
tạo. Đến thời điểm tháng 12/2021, Khoa Giáo dục thể chất đã có 7/22 GV đạt học vị
TS, tạo vị thế và uy tín cho Khoa.
3. Điểm tồn tại
Một số GV có học vị tiến sĩ đã chuyển công tác nên ảnh hưởng đến kế hoạch đào
tạo chung của Khoa.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành

Cần có các cơ chế pháp lí để quản lí


Khắc
chặt chẽ các cán bộ giảng viên được Trường
1 phục tồn 2022-2027
cử đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước và Khoa
tại
ngoài.
Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành

Tiếp tục triển khai các kế hoạch đào


Phát huy tạo, bồi dưỡng cho các GV. Tạo Từ năm
Trường
2 điểm điều kiện để các cán bộ mới được học
và Khoa 2022-2023
mạnh tuyển dụng hoàn thành các nhiệm
vụ, học tập để nâng cao trình độ.

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 6.6: Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu
viên (gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ
cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng
1. Mô tả
Theo quy định của Nghị định 56 Về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức,
viên chức của Chính Phủ [H6.06.06.01]; Thông tư liên tịch 36 Quy định mã số và tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ [H6.06.06.02 ]; Thông tư 47 và 20 quy định
chế độ làm việc đối với giảng viên, giảng viên cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT
[H6.06.06.03], Trường ĐHSPHN đã triển khai quản trị theo kết quả công việc của đội
ngũ giảng viên, NCV dựa theo những Nghị định và Thông tư một cách phù hợp.
Theo quy định của nhà trường sau khi kết thúc học kỳ II hàng năm, Khoa GDTC
thực hiện công văn hướng dẫn của nhà trường về việc tổng kết đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của từng giảng viên theo Hướng dẫn của Nhà trường với những quy
định cụ thể về khối lượng công việc cũng như các quy chế về khen thưởng, kỷ luật để
làm cơ sở bình xét các hình thức khen thưởng khác nhau [H6.06.06.04]. Các hình thức
thi đua khen thưởng được công bố công khai trong quy chế hoạt động của Khoa và của
quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà Trường. Quyết định của Hội đồng thi đua khen thưởng
của Nhà trường được đưa về Khoa và công khai cho toàn cán bộ trong toàn Khoa
[H6.06.06.05; H6.06.06.06].
Bảng 6.11. Thống kê số lượng danh hiệu thi đua hàng năm
Đơn vị tính: Người

Năm học LĐ tiên tiến ST cp c s CST cp B Bng khen các cp

2016 - 2017 22 3 0 0
2017 - 2018 21 3 0 0
2018 - 2019 21 4 0 0
2019 - 2020 21 4 0 0
2020 - 2021 19 5 0 0
2021 - 2022 21 3 0 0
Nhà trường có quy định rất cụ thể về trách nhiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của các GV theo chức danh. Cụ thể là, trong 1 năm học, ngoài việc phải giảng dạy
đủ giờ chuẩn theo định mức, GV còn phải có các công trình nghiên cứu khoa học và
các hoạt động chuyên môn khác như soạn bài giảng, đề cương bài giảng, viết bài báo,
giáo trình, hướng dẫn SV NCKH, tham gia hội thảo, seminar... căn cứ theo bản mô tả
công việc của Nhà trường [H6.06.01.07].
Đầu năm học, dựa trên kế hoạch đào tạo, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ
của GV, bộ môn phân công khối lượng giảng dạy cho GV đảm bảo cân đối giữa các
giảng viên trong khoa. Mỗi giảng viên của khoa GDTC có kế hoạch cụ thể trong đó
thể hiện khối lượng, tiến độ, thời gian hoàn thành các công việc được giao và đảm bảo
tiến độ công việc và định mức lao động [H6.06.06.03]. Từ năm học 2017-2018, các
cấp quản lý và GV có thể theo dõi kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, NCKH,
và các nhiệm vụ khác như hướng dẫn SV NCKH, đào tạo sau đại học... trên hệ thống
quản lý giờ giảng [H6.06.02.07, H6.06.02.08]. Bên cạnh đó, cứ 6 tháng một lần, các
GV cập nhật các kết quả công việc từ giảng dạy, NCKH, thành tích khen thưởng...
đồng thời, các kết quả NCKH như sách, bài báo, đề tài NCKH cũng được cập nhật
theo kỳ 6 tháng/1 năm [H6.06.02.09].
Có sử dụng kết quả SV đánh giá để đánh giá kết quả hiệu quả giảng dạy của GV?
Để đánh giá chất lượng giảng dạy của các GV các bộ môn tổ chức đi dự giờ, sau
đó nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm đối với người giảng theo qui trình: GV được dự
giờ trình bày mục đích và nội dung của giờ giảng…, sau đó các thành viên dự giờ
đóng góp ý kiến theo những tiêu chí cụ thể [H6.06.06.10].
2. Điểm mạnh
- Kết quả công việc của giảng viên được quản lí, đánh giá, công nhận và khen
thưởng hằng năm, tạo động lực để giảng viên tham gia tích cực hơn nữa trong đào tạo,
nghiên cứu khoa học và hoạt động cộng đồng.
- Phân công công việc và quản trị kết quả công việc của GV có tiêu chí, qui trình
rõ ràng, hợp lý, phù hợp với từng thành viên. Việc đánh giá kết quả công việc của GV
được thực hiện theo quy định, công khai, minh bạch và có khen thưởng, công nhận kịp
thời tạo ra động lực cho GV trong giảng dạy, NCKH và huấn luyện và thi đấu TDTT.
3. Điểm tồn tại
Các nhiệm vụ NCKH, Huấn luyện và thi đấu TDTT đã được đưa ra, tuy nhiên
việc quy đổi ra giờ chuẩn cho nhiệm vụ NCKH, Huấn luyện và thi đấu TDTT còn
chưa phân biệt rõ ràng liên quan đến chất lượng của các công bố.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời gian
Mục người thực hiện
TT Nội dung
tiêu thực hoặc hoàn
hiện thành
Nhà trường xây dựng tiêu chí xác
Khắc định rõ ràng và chi tiết hơn nữa giờ Từ năm học
Trường
1 phục quy đổi cho các nhiệm vụ NCKH 2022-2023
và Khoa
tồn tại đối với khoa đặc thù của khoa
GDTC.
Nhà trường tiếp tục quản trị theo
kết quả công việc của GV đặc biệt
Phát
thông qua công tác thi đua khen
huy Trường Từ năm học
2 thưởng khi GV hoàn thành nhiệm
điểm và Khoa 2022-2023
vụ để khuyến khích GV nâng cao
mạnh
năng lực và tích cực đóng góp cho
sự phát triển của Nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 6.7: Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng
viên và nghiên cứu viên được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Các loại hình và các hoạt động NCKH của GV đã được trường Đại học Sư
phạm Hà Nội quy định cụ thể trong các văn bản: Quy định về hoạt động NCKH của
Trường ĐHSPHN, Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chế độ làm việc đối với GV
của Trường ĐHSP Hà Nội [H6.06.01.10; H6.06.07.01]. Ngoài ra, phòng Khoa học
công nghệ cũng soạn các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học gồm các mẫu giấy
tờ, văn bản, hợp đồng, đề tài nhằm hỗ trợ GV thực hiện công tác nghiên cứu khoa
học một cách thuận lợi nhất [H6.06.07.02; H6.06.07.03]. Từ 01/07/2017, Nhà trường
và Khoa đã thực hiện quy đổi giờ NCKH từ các bài báo khoa học, đề tài và các hoạt
động khác cho GV để xác định đúng khối lượng công việc mà mỗi GV đảm nhận, tạo
sự công bằng, tạo động lực thúc đẩy làm việc. Các loại hình và số lượng các hoạt
động NCKH của GV được giám sát. Đầu mỗi năm học, các GV tham gia họp Bộ
môn, họp Khoa để triển khai các công tác trong năm học. Do quy định của trường về
số giờ chuẩn hoạt động NCKH với mỗi chức danh, học vị của GV, Khoa đề xuất
phân công nhiệm vụ cho các GV trong đơn vị, từ đó bộ môn họp bàn và thống nhất
phân công [H6.06.05.16].
Nhà trường đã quy định số giờ chuẩn hoạt động khoa học công nghệ hằng năm
đối với mỗi chức danh, học vị của GV trong Trường và số lượng giờ quy đổi ứng với
từng loại hình. Cụ thể, đối với GV cao cấp, Giáo sư/Phó giáo sư, GV chính, GV có
thời gian công tác trên 5 năm là 250 giờ; GV có thời gian công tác dưới 5 năm là 180
giờ, giảng viên tập sự là 0 giờ; giảng viên đang trong thời gian học Cao học, Nghiên
cứu sinh trong nước là 75 giờ. Theo phân công của Khoa và Bộ môn, nhiệm vụ NCKH
của mỗi GV là hoàn thành ít nhất 1 bài báo và đó là cơ sở để đánh giá hoàn thành
nhiệm vụ cuối năm học. Đối với các GV làm đề tài, bộ môn, Khoa chủ động đôn đốc
và kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài của các GV. Để theo dõi, giám sát các hoạt động
NCKH, trên phần mềm quản lý giờ giảng của GV phải có MC cụ thể hoạt động NCKH
trong năm để đảm bảo quy định; hàng năm Nhà trường và khoa định kỳ thành lập các
Hội đồng kiểm tra tiến độ thực hiện và hội đồng nghiệm thu đề tài các cấp
[H6.06.07.04]
Các loại hình, số lượng các hoạt động NCKH của GV được đối sánh để cải tiến
chất lượng. Hàng năm, Khoa đều tiến hành tổng kết công tác NCKH của Khoa theo
công văn tổng kết công tác NCKH của trường [H6.06.07.04, H6.06.07.05]. Số đề tài
KHCN mà GV, khoa GDTC tham gia giảng dạy ngành đào tạo cử nhân GDTC qua các
năm được thống kê cụ thể [H6.06.07.05].
Bảng 6.12. Số lượng đề tài KHCN do GV Khoa Giáo dục thể chất chủ trì và tham
gia đã được nghiệm thu từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022
S lng tài
TT Phân loi tài 2021-
2016-2017
2017-2018
2018-2019
2019-2020
2020-2021
2022

1 tài cp NN 0 0 0 0 0 0

2 tài cp B 1 0 0 1 1 1

3 tài cp trng 1 1 1 1 1 1

Tng: 2 1 1 2 2 2

Cùng với việc triển khai đề tài NCKH các cấp, số lượng các bài báo của GV
trong 5 năm qua tăng lên đáng kể , đặc biệt là các bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài
và Hội thảo quốc tế. Đặc biệt trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù khó khăn về dịch
Covid-19 nhưng cán bộ của Khoa vẫn duy trì số lượng công bố khoa học. Điều này
được thể hiện trong bảng (Bảng 6.13) Song song với việc triển khai các đề tài khoa
học, một số GV còn tích cực viết sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, tuân
theo các thủ tục qui định về xuất bản giáo trình.

2022

TT S lng
Phân loi tp chí
2022
2017 2018 2019 2020 2021
1 4
Tp chí KH nc ngoài 0 0 6 5 4
2 20
Tp chí KH cp Ngành22
trong nc21 20 21 19

3 2
0 t
Hi ngh trong nc và quc 1 1 1 0
4 Tng 22 22 27 27 21 26
Bảng 6.14. Số lượng sách của các GV Khoa Giáo dục thể chất được xuất
bản từ 2017- 2022

S lng
TT Phân loại sách
2017 2018 2019 2020 2021 2022

1. Sách chuyên kho 0


0 0 0 0 0

2. Sách giáo trình 0


0 0 0 0 0

3. Sách hng dn 2
8 2 6 2 2

4. Tng 2
8 2 6 2 2

Trong 5 năm qua số lượng các đề tài NCKH, số lượng các công trình khoa học và
các hoạt động hợp tác với các đơn vị trong ngoài, nước ngoài có tăng hơn hẳn so với
những năm trước, từ năm 2017, có 22 bài báo đến năm 2018, 2019 tăng lên 27 bài
tương ứng 27 bài/22 cán bộ, giảng viên. Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực phấn đấu của các
GV, sự quan tâm động viên kịp thời và sự tạo điều kiện thuận lợi của Nhà trường và
của Khoa. Những thành tích NCKH của các bộ môn, thành tích về NCKH của cán bộ
được Khoa, Nhà Trường ghi nhận, kịp thời động viên khuyến khích các cán bộ trong
Khoa không ngừng phấn đấu, say mê trong công tác NCKH, góp phần đẩy mạnh công
tác NCKH của Trường [H6.06.07.06].
Việc đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng các hoạt
động NCKH của GV cũng là cơ sở cho việc đánh giá phân loại GV hàng năm. Các GV
khoa GDTC có năng lực tốt, đáp ứng các yêu cầu về NCKH và phục vụ cộng đồng.
Hàng năm, đội ngũ này luôn được bình xét đánh giá, phân loại danh hiệu thi đua Lao
động tiên tiến, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở [H6.06.07.07]
2. Điểm mạnh
GV thực hiện CTĐT CNGDTC tham gia nhiều loại hình hoạt động nghiên cứu,
có nhiều công trình khoa học như đề tài, bài báo, sách được công bố. Các hoạt động
nghiên cứu được giám sát thường xuyên, định kỳ để cải tiến chất lượng, đồng thời có
các hình thức khen thưởng phù hợp để khuyến khích hoạt động NCKH của đội ngũ
GV, NCV.
3. Điểm tồn tại
Chưa có cơ chế khuyến khích động viên, khen thưởng phù hợp cho những giảng
viên thực hiện vượt định mức giờ NCKH
4. Kế hoạch hành động
Thi gian

TT Mc tiêu Nội dung n v, ngi thc hin


thc hin hoc hoàn thà

Xây dựng kế hoạch thành lập


Khắc phục Khoa, Giai on
1 các nhóm nghiên cứu mạnh, 2022-2027
tồn tại Trường
nhóm nghiên cứu liên ngành
Tiếp tục thực hiện giám sát
thường xuyên, định kỳ các
hoạt động nghiên cứu để cải
Phát huy tiến chất lượng, đồng thời có Khoa, Giai on
2 2022-2027
điểm mạnh các hình thức khen thưởng Trường
phù hợp để khuyến khích
hoạt động NCKH của đội
ngũ GV, NCV.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Kết luận về tiêu chuẩn 6:


Đội ngũ giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn tốt, năng động, nhiệt huyết
do vậy công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ công đồng của Khoa đã có
những thành tích nhất định. Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũ
giảng viên của Nhà trường và khoa cụ thể, đáp ứng nhu cầu của giảng viên phù hợp
với chiến lược phát triển đại học của nhà trường. Nhà trường và Khoa cũng tích cực
tiến hành các hoạt động hỗ trợ GV tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kể cả
ngoại ngữ, tin học, công tác NCKH cũng được đề cao.
Tuy nhiên, việc quy hoạch theo vị trí việc làm dựa trên đầu sinh viên và môn học
đang còn nhiều bất cập, số lượng sinh viên ngành GDTC được thu hút vào khoa
GDTC còn hạn chế. Số lượng đề tài nghiên cứu chưa đồng đều, chưa có nhiều đối với
cán bộ trong Khoa. Nhìn chung, đội ngũ GV khoa GDTC đủ về số lượng, đảm bảo về
chất lượng nhiệt huyết trong giảng dạy, NCKH, phục vụ cộng đồng và có những đóng
góp đáng kể cho việc thực hiện sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Nhà trường.
Tự đánh giá tiêu chuẩn 6:
Thang đánh giá
Tiêu chí
Chưa đạt Đạt

Tiêu chí 6.1 X

Tiêu chí 6.2 X

Tiêu chí 6.3 X

Tiêu chí 6.4 X

Tiêu chí 6.5 X

Tiêu chí 6.6 X

Tiêu chí 6.7 X

Điểm tiêu chuẩn 5.00

Tiêu chuẩn 7. Đội ngũ nhân viên


Đội ngũ nhân viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm việc tại thư viện,
phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đội ngũ
NV làm việc tại khoa GDTC trực tiếp hỗ trợ CTĐT của khoa đủ về số lượng và được
đào tạo cơ bản về chuyên môn, kỹ thuật vững vàng, đủ khả năng để hỗ trợ giảng dạy
cho giảng viên và tư vấn chuyên môn cho sinh viên. Nhà trường và Khoa GDTC đã có
những chiến lược về quy hoạch đội ngũ nhân viên, tiêu chuẩn và tiêu chí tuyển dụng rõ
ràng để tuyển được đội ngũ NV giỏi nghề và có phẩm chất đạo đức tốt. Trong quá
trình công tác, đội ngũ NV được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hỗ trợ đào tạo, có quá trình đánh giá
năng lực của đội ngũ nhân viên, khảo sát mức độ hài lòng của GV và người học để có
hướng khắc phục và phát triển hiệu quả hơn đối với đội ngũ nhân viên.

Tiêu chí 7.1: Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên (làm việc tại thư viện, phòng
thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được thực
hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ
cộng đồng
1. Mô tả
Việc quy hoạch ĐNNV (làm việc tại thư viện, PTN, hệ thống CNTT và các dịch
vụ hỗ trợ khác) được thực hiện đáp ứng nhu cầu về đào tạo, NCKH và phục vụ cộng
đồng, phù hợp với chiến lược phát triển trường ĐHSPHN giai đoạn 2011-2020, tầm
nhìn 2030 và giai đoạn 2017- 2021, tầm nhìn 2030 [H7.07.01.01]. Để làm tốt công tác
này, Nhà trường đưa ra Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở tuyển dụng đội ngũ hỗ trợ
phục vụ công tác đào tạo, NCKH cũng như hoàn thành nhiệm vụ của Nhà trường
[H7.07.01.02]. Nhà trường cũng ban hành quyết định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ
làm việc đối với GVTH và quyết định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc đối
với viên chức hành chính, người lao động [H7.07.01.03; H7.07.01.04]. Để đảm bảo số
lượng người làm việc tại văn phòng các khoa đáp ứng yêu cầu đào tạo, trường đã ban
hành Quy định số lượng người làm việc tại văn phòng các khoa [H7.07.01.05].
CTĐT CNGDTC được hỗ trợ về tài liệu, thông tin thông qua ĐNNV thư viện
Trường; hỗ trợ CNTT và hệ thống mạng từ TTCNTT; hỗ trợ về cơ sở vật chất (các tòa
nhà, giảng đường, Sân vận động, Nhà thi đấu…) từ phòng Quản trị; hỗ trợ rèn luyện
nghề cho SV sư phạm từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển NVSP cũng như được hỗ
trợ về công tác tư vấn người học đăng ký TC, công tác SV, các hoạt động đoàn thể,
hoạt động ngoại khóa… từ Phòng Đào tạo, Phòng CTCT-HSSV và Đoàn thanh niên.
ĐNNV này của trường đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
đáp ứng tốt cho công việc (Bảng 7.1). Tính đến năm 2020, Trung tâm Thông tin - Thư
viện (TT TT-TV) trường ĐHSPHN có tổng số 29 người: trong đó có 11 Thạc sĩ, 16
ĐH, 02 trình độ khác. TT TT-TV trường có vai trò thực hiện chức năng phục vụ hoạt
động giảng dạy, học tập, đào tạo, NCKH, triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN và quản
lý của Nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong thư viện
(tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu điện tử, mạng
Internet...). ĐNNV phòng đào tạo gồm 7 người: 1 TS, 6 Thạc sĩ tham mưu giúp Hiệu
trưởng, quản lí, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo, bao gồm kế hoạch,
chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo
của Bộ và quy định của Trường đã ban hành. Phòng Hành chính – Đối ngoại gồm 12
người: 1 TS, 2 Thạc sĩ, 8 ĐH và 1 trình độ khác có chức năng tham mưu, giúp việc
cho Hiệu trưởng về công tác quản lý hành chính và hợp tác quốc tế của Trường. Phòng
Công tác SV gồm 7 người: 5 Thạc sĩ, 2 ĐH, là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp
việc Hiệu trưởng về công tác chính trị tư tưởng, công tác tuyên huấn và công tác quảng
bá hình ảnh của trường, công tác học sinh, SV. Trung tâm CNTT gồm 4 người: 2 Thạc
sĩ, 2 ĐH, đây là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong hoạch định chiến
lược và quản lý các công tác liên quan đến CNTT (CNTT) và truyền thông của
Trường. Ngoài ra, khi so sánh tỉ lệ ĐNNV với đội ngũ GV và NCV trong toàn trường
cao hơn so với khoa Giáo dục thể chất từ năm 2017 2022, trong đó, về cơ bản tỉ lệ này
ở khoa Giáo dục thể chất là 50% đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ đào tạo, NCKH và
các hoạt động khác (Bảng 7.2). Như vậy, ĐNNV trong trường có trình độ chuyên môn
tốt, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ CTĐT CNGDTC [H7.07.01.06]. Tuy nhiên, vẫn còn
có sự chưa đồng đều về trình độ chuyên môn giữa các đơn vị so với toàn trường.
Bảng 7.1. Thống kê số lượng ĐNNV trường ĐHSPHN một số bộ phận và
khoa Giáo dục thể chất phục vụ CTĐT tính đến 30/6/2022
Trình độ Giới tính
Khoa phòng, ban
TS Thc s H Khác Nam N
0 1 3 3 1
Khoa Giáo dc th cht

Th vin 0 11 16 2 5 24
Phòng ào to 1 6 0 0 2 5
1 2 8 1 3 9
Phòng Hành chính – i ngoi

0 5 2 0 2 5
Phòng Công tác HSSV

Trung tâm CNTT 0 2 2 0 4 0


Toàn trng 26 181 143 35 157 228

Bảng 7.2. Tỉ lệ nhân viên so với GV, NCV trong toàn trường
và Khoa Giáo dục thể chất
Toàn trường Khoa Giáo dục thể chất
Năm
GV, GV,
NV Tỉ lệ % NV Tỉ lệ %
NCV NCV
2017 414 739 56,02 3 24 12,5
2018 412 757 54,43 4 24 16,67
2019 395 715 55,24 4 24 16,67
2020 385 684 56,29 4 22 18,18
2021 304 668 45,5 4 22 18,18
Trong đội ngũ NV phục vụ CTĐT GDTC, có vai trò rất quan trọng của đội ngũ
NV làm việc tại Khoa GDTC. Hiện nay đội ngũ NV của khoa gồm 04 NV (01 chuyên
viên phụ trách công tác Giáo vụ; 01 chuyên viên phụ trách công tác QLSV, 01 nhân
viên phục vụ Nhà thi đấu, 1 nhân viên phục vụ Sân vận động). Dựa trên bản mô tả
công việc của nhà trường, các chuyên viên của Khoa có bản mô tả công việc cá nhân.
Các chuyên viên đều có trình độ từ cử nhân trở lên [H7.07.01.02; H7.07.01.04;
H7.07.01.06; H7.07.01.07]. Hồ sơ lí lịch của đội ngũ nhân viên được cập nhật hàng
năm. Việc quy hoạch đội ngũ nhân viên Khoa GDTC, trường ĐHSPHN được thực
hiện đáp ứng các nhu cầu về đào tạo và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Căn cứ vào
công việc và con người cụ thể, khoa cũng phân công đội ngũ NV tham gia các hoạt
động phục vụ cộng đồng như công đoàn, đoàn thanh niên, các trợ lý, do đó đã huy
động được cán bộ toàn khoa cùng cộng tác hỗ trợ nhau hoàn thành tốt mọi công việc.
Bảng 7.3. Thống kê số lượng ĐNNV trường ĐHSPHN một số bộ phận và khoa
GDTC phục vụ CTĐT năm 2021

Trình độ Giới tính


Khoa/Phòng ban
TS ThS ĐH Khác Nam Nữ
Khoa GDTC 0 1 3 0 3 1
Thư viện 0 11 16 2 5 24
Phòng Đào tạo 2 6 0 0 3 5
Phòng Hành chính – Đối ngoại 3 3 8 1 4 11
Phòng Công tác HSSV 0 6 1 0 2 5
Trung tâm CNTT 0 2 3 0 5 0
Toàn trường 10 113 110 71 124 180
Trong đội ngũ NV phục vụ CTĐT CNGDTC, có vai trò rất quan trọng của đội
ngũ NV làm việc tại Khoa GDTC. Khoa GDTC đã quy hoạch các khu vực giảng dạy
của khoa, sắp xếp ĐNNV phù hợp với định hướng phát triển của Khoa và CTĐT. Hiện
nay, đội ngũ NV của Khoa gồm 1 NV làm việc tạiNTĐ; 01 NV làm việc tại SVĐ và
02 NV văn phòng (01 trợ lý hành chính; 01 trợ lý giáo vụ). Hồ sơ lí lịch của ĐNNV:
04 cũng được cập nhật hàng năm. [H7.07.01.07; H7.07.01.08].
Việc quy hoạch ĐNNV dựa trên phân tích/dự báo nhu cầu về ĐNNV (làm việc
tại thư viện, PTN, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác). Hàng năm Khoa và
trường đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ nhân viên và chuyên viên để
từ đó có những nhận xét góp ý để đội ngũ nhân viên, chuyên viên nâng cao chất lượng
và làm việc hiệu quả hơn [H7.07.01.09].
Ở phạm vi cấp Trường, TT Đảm bảo chất lượng đã thực hiện khảo sát mức độ
đáp ứng của đội ngũ nhân viên hỗ trợ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và
các hoạt động phục vụ cộng đồng và đã nhận được những phản hồi tích cực. Kết quả
khảo sát cho thấy trên 95% ý kiến đánh giá chất lượng nhân viên hành chính ở mức
Tốt, Xuất sắc và không có ý kiến đánh giá Đạt hay mức Cần cải thiện [H7.07.01.10].
Với 4 nhân viên của Khoa GDTC, việc triển khai lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát
của các bên liên quan chưa được Khoa thiết kế điều tra thường xuyên, định kỳ .
2. Điểm mạnh
Việc quy hoạch đội ngũ NV của Nhà trường hợp lý, phù hợp và đáp ứng nhu cầu
về đào tạo, NCKH và tình hình thực tế của trường.
3. Điểm tồn tại
Khoa GDTC chưa thực hiện được thường xuyên khảo sát đánh giá phản hồi của
các bên liên quan về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân viên của khoa.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời
Mục người gian
TT Nội dung
tiêu thực thực
hiện hiện
Khảo sát phản hồi định kỳ các bên liên quan Khoa Bắt đầu
Khắc về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân viên GDTC từ năm
1 phục trong việc thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ 2022
tồn tại hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và
các hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút, Tất cả 2022
tuyển dụng, phát triển đội ngũ nhân viên GV
làm việc tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ Khoa
Phát
thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác. GDTC
huy
2 - Nhân viên làm việc tại Khoa có đủ về số
điểm
lượng và đảm bảo về chất lượng đáp ứng
mạnh
nhu cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động
phục vụ cộng đồng cần được tiếp tục tập
trung bồi dưỡng.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 7.2. Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều
chuyển được xác định và phổ biến công khai
1. Mô tả
Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển được
trường ĐHSPHN xác định phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển trường giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, giai đoạn 2017- 2022 và tầm nhìn 2030
[H7.07.01.01]. Nhà trường ban hành văn bản quy định về quy trình và tiêu chí tuyển
dụng rõ ràng minh bạch đối với đội ngũ NV trong đó có các tiêu chí về đạo đức, về
năng lực chuyên môn, về độ tuổi, về chuyên ngành phù hợp với từng vị trí việc làm
theo nhu cầu và chiến lược phát triển chung của Nhà trường, phù hợp với nhu cầu thực
tế của các đơn vị trong trường [H7.07.02.01].
Các tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển nhân viên được xác định rõ ràng
trên cơ sở phân tích khảo sát nhu cầu và ý kiến góp ý của các đơn vị trong toàn trường.
Trước khi ban hành các văn bản để thực hiện, Nhà trường luôn có công văn để lấy ý
kiến đóng góp của GV và được tổng hợp theo đơn vị để gửi các phòng chức năng tập
hợp, sau đó Hội đồng Trường họp, thảo luận, thống nhất và ban hành sử dụng trong
toàn trường, điển hình là Góp ý dự thảo Đề án vị trí việc làm của Trường
[H7.07.02.02].
Các tiêu chí tuyển dụng, kế hoạch, thời gian thi tuyển và lựa chọn nhân viên để
bổ nhiệm và điều chuyển được phổ biến công khai. Đối với ngạch cán sự và ngạch
nhân viên ngoài điều kiện chung cần có: bằng tốt nghiệp phổ thông trở lên, văn bằng
chứng chỉ phù hợp với công việc tuyển dụng đạt loại Khá trở lên, tuổi đời dự tuyển
không quá 35, trình độ ngoại ngữ và tin học do Hội đồng tuyển dụng quyết định với
từng vị trí việc làm [H7.07.01.02; H7.07.02.03]. Công tác tuyển dụng nhân sự được
thực hiện đúng theo quy định và quy trình tuyển dụng viên chức. Các tiêu chí bổ
nhiệm được quy định đầy đủ rõ ràng, minh bạch: các cán bộ được bổ nhiệm bảo bảo
tiêu chuẩn chung về: chính trị tư tưởng, đạo c lối sống, trình độ chuyên môn, năng
lực và uy tín; và thỏa mãn những tiêu chuẩn cụ thể đối với viên chức giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lí như Trưởng phòng ào tạo, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện…
[H7.07.02.04, H7.07.02.05]
Các tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, điều chuyển nhân viên được phổ biến tới toàn
thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và công khai bằng nhiều hình thức. Đối với công tác
tuyển dụng: Thông báo tuyển dụng được đăng trên trang thông tin điện tử của Trường,
Trên Báo Hà Nội mới và dán tại Bảng tin Phòng Tổ chức cán bộ. Thông báo trúng
tuyển cũng được đăng tải trên Website Trường và niêm yết tại Bảng tin Phòng Tổ
chức cán bộ [H6.06.01.11]. Đối với việc bổ nhiệm, điều chuyển, Nhà trường phổ biến
tới cá nhân, đơn vị và công khai trên trang thông tin điện tử của Trường
[http://docs.hnue.edu.vn/Vanbanden.aspx].
Khoa GDTC luôn tuân thủ mọi quy định của Nhà trường trong công tác tuyển
dụng, bổ nhiệm, điều chuyển nhân viên của Nhà trường. Khoa đã ban hành quy chế
làm việc mô tả vị trí công việc của nhân viên hỗ trợ trong Quy chế tổ chức và hoạt
động Khoa GDTC. Đối với nhân viên Khoa GDTC có các quyết định tuyển dụng
[H7.07.02.01]; Bản tự đánh giá năng lực hàng tháng /hàng Quý và hàng năm
[H7.07.03. 14]; Bản đăng ký của chuyên viên khoa GDTC về nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ [H7.07.04.02]. Khoa GDTC cần chủ động hơn nữa
trong việc thu thập thêm ý kiến đánh giá của các bên liên quan để
t vn cho Nhà trng b sung
thêm những tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn chuyên viên/nhân viên
bổ nhiệm, điều chuyển được sâu sát đồng thời công khai trên trang Web của Khoa.
2. Điểm mạnh
Nhà trường đã có văn bản qui định đầy đủ các tiêu chí về tuyển dụng, lựa chọn
nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển. Công tác tuyển dụng đều có quy trình rõ ràng,
công khai, minh bạch và phù hợp.
3. Điểm tồn tại
Thông tin về tuyển dụng và lựa chọn nhân viên trên hệ thống thông tin của
trường chưa được sắp xếp một cách khoa học, khó cho người tìm kiếm.
4. Kế hoạch hành động
Thời
Đơn vị,
Mục gian
TT Nội dung người
tiêu thực
thực hiện
hiện
Nâng cấp hệ thống thông tin, sắp xếp lại Nhà Giai
Khắc
các mục để tiện theo dõi trên trang Web trường đoạn
1 phục
của trường
tồn tại 2022-2027
- Tiếp tục rà soát hoàn thiện văn bản quy Trường
định về việc tuyển dụng bổ nhiệm, điều ĐHSPHN;
chuyển nhân viên phù hợp tình hình thực P.TCCB;
Phát Giai
tế. Khoa
huy đoạn
2 - Các tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm, điều GDTC
điểm
chuyển nhân viên được phổ biến tới toàn 2022-2027
mạnh
thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và được
công khai rõ ràng trang thông tin điện tử
của CSGD.
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7
Tiêu chí 7.3. Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và được đánh giá
1. Mô tả
Năng lực của đội ngũ nhân viên Nhà trường được xác định thông qua hiệu quả
thực hiện các công việc, nhiệm vụ cụ thể được quy định trong các văn bản: Quy định
tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chế độ làm việc đối với viên chức hành chính, người lao động
của Trường ĐHSPHN [H7.07.01.04], Đề án vị trí việc làm [H7.07.01.02].
Quy trình, phương pháp, công cụ, tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ nhân
viên đã được Nhà trường xây dựng và ban hành trong các văn bản: Quy định đánh giá,
phân loại đối với đơn vị, công chức, viên chức của Trường ĐHSPHN [H7.07.03.01],
Quy định Công tác thi đua, khen thưởng của Trường ĐHSPHN [H7.07.03.02], Quy
định nâng bậc lương trước thời hạn do có thành tích xuất sắc [H7.07.03.03].
Trong văn bản Quy định đánh giá, phân loại đối với đơn vị, công chức, viên
chức, Nhà trường đã cụ thể hóa các yêu cầu, thời gian, nội dung, trình tự cũng như tiêu
chuẩn đánh giá, phân loại viên chức và người lao động[H7.07.03.04].. Theo quyết định
số 05/QĐ-ĐHSPHN ngày 04/01/2022, viên chức hành chính và người lao động được
đánh giá phân loại theo tháng, trình tự đánh giá được thực hiện theo quy trình gồm bốn
bước: Các cá nhân tự đánh giá, chấm điểm về hiệu quả công việc, kỹ năng, thái độ của
bản thân theo mẫu nhà trường ban hành; Tập thể (Phòng, Tổ, Bộ môn) góp ý cho bản
tự đánh giá của cá nhân; Trên cơ sở tham khảo ý kiến của tập thể lãnh đạo đơn vị,
Trưởng đơn vị trực tiếp đánh giá và phân loại đội ngũ nhân viên; Căn cứ vào đề nghị
phân loại của các Trưởng đơn vị, Phòng TCCB rà soát, hoàn tất thủ tục trình Hội đồng
đánh giá cấp Trường xét duyệt và Hiệu trưởng quyết định [H7.07.03.01]. Trình tự
đánh giá cả năm cũng được quy định cụ thể trong văn bản này.
Các nhân viên sau khi được đánh giá sẽ được xếp loại theo thang gồm 5 loại A+,
A, B, C1, D. Dựa trên kết quả đó, nhân viên sẽ được đánh giá, phân loại cho cả năm
theo các mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành
nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này sẽ là cơ sở để đánh giá thi đua,
khen thưởng theo năm học, đồng thời cũng là cơ sở để Nhà trường phân bổ thu nhập
tăng thêm, cũng như xét nâng bậc lương trước thời hạn [H7.07.03.03].
Hằng năm, trước khi kết thúc năm học, Nhà trường đều có công văn hướng dẫn
cụ thể về việc đánh giá phân loại cán bộ, viên chức và công văn hướng dẫn bình xét thi
đua của năm học [H7.07.03.05; H7.07.03.06]. Nhà trường cũng có văn bản hướng dẫn
về xét nâng lương trước thời hạn do có thành tích xuất sắc vào tháng 12 hằng năm
[H7.07.03.03]. Khoa GDTC đã thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn. Theo đó,
kế hoạch đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên được thực hiện theo trình tự: tự
đánh giá, cấp trên đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, người học đánh giá. Dựa trên kế
hoạch năm học và kết quả thực hiện các công việc được giao trên cơ sở phiếu đánh giá
phân loại hàng tháng, nhân viên tự viết phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc của
bản thân trong năm học, tiếp đó các Tổ, Bộ môn tổ chức đánh giá, bình xét năng lực
của các nhân viên, rồi nộp biên bản cho Khoa [H7.07.03.07; H7.07.03.08]. Trưởng
Khoa, Hội đồng thi đua của Khoa sẽ họp để quyết định danh sách đề xuất lên Trường
[H7.07.03.09]. Kết quả về phân loại CCVC và Kết quả thi đua của mỗi năm học sau
khi được Hội đồng Thi đua Khen thưởng của Trường họp và quyết định đều được công
khai trên hệ thống văn bản của trường [H7.07.03.10]. Theo kết quả đánh giá phân loại
hàng tháng đối với nhân viên hành chính, trong các năm gần đây 2019,2020,2021 ,2022
các nhân viên hành chính khoa GDTC đều xếp loại A, cuối năm học đạt danh hiệu thi
đua Lao động tiên tiến.
Bên cạnh đó, Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường ĐHSPHN cũng thực hiện
đánh giá về việc thực hiện quy định về thời gian, tác phong làm việc, thái độ ứng xử,
hiệu quả giải quyết công việc của các cán bộ hành chính các khoa thông qua phiếu
khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên đối với cán bộ hành chính. Kết quả khảo sát
năm 2019, tỉ lệ cán bộ hành chính của Nhà trường được sinh viên phản hồi đánh giá
tổng thể ở mức tốt và xuất sắc trên 95% [H7.07.03.10].
2. Điểm mạnh
Việc đánh giá năng lực của đội ngũ nhân viên được thực hiện theo quy trình dựa
trên các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, công khai, đảm bảo sự công bằng, theo đúng quy định.
Khoa GDTC có đội ngũ nhân viên có năng lực đáp ứng đa dạng các nhu cầu hỗ
trợ đào tạo và NCKH và quản lý.
3. Điểm tồn tại
Đã có các tiêu chí đánh giá xếp loại đối với đội ngũ nhân viên và chuyên viên
nhưng chưa bám sát hết cụ thể từng đặc thù công việc của cá nhân.

4. Kế hoạch hành động


Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành

Tiếp tục hoàn thiện quy trình và tiêu chí Trường Giai đoạn
Khắc đánh giá năng lực của ĐNNV bám sát đặc ĐHSP Hà 2022-2027
1 phục thù công việc của từng cá nhân, đảm bảo, Nội và
tồn tại công khai, đảm bảo sự công bằng, theo Khoa
đúng quy định. GDTC

Động viên đội ngũ nhân viên tích cực, chủ Khoa Giai đoạn
Phát động tham gia các hoạt động để nâng cao GDTC 2022-2027
huy thành tích thi đua.
2
điểm Tiếp tục tạo điều kiện đội ngũ nhân viên
mạnh phát huy năng lực phù hợp với vị trí việc
làm

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7


Tiêu chí 7.4. Nhu cầu về đào tạo và phát triển chuyên môn của nhân viên
được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó
1. Mô tả
Chất lượng đội ngũ nhân viên hỗ trợ đào tạo là một thành tố quan trọng góp
phần làm nên chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường ĐHSPHN. Vì vậy, Nhà
trường luôn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhân
viên. Trong Đề án vị trí việc làm đã chỉ rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với
từng vị trí nhân sự [H7.07.01.02]. Về cơ bản, trong quá trình tuyển dụng, đội ngũ nhân
viên của Nhà trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, tuy nhiên, trong thực
tế, có phát sinh một số quy định, tiêu chuẩn mới yêu cầu về các chứng chỉ nghiệp vụ,
ngoại ngữ tin học đối với đội ngũ giảng viên, nhân viên. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện
nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, bản thân các cán bộ nhân
viên cũng luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, k
năng ngoại ngữ, tin học để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc trong thời đại hội nhập
[H7.07.04.01].
Chiến lược và Kế hoạch hành động 2011-2020, Nhà trường đã xác định nhu cầu
cần thiết phải bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bao gồm cả
giảng viên và nhân viên [H7.07.01.01]. Nhà trường đã có công văn số 174/ĐHSPHN
ngày 18/4/2017 về việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị. Trên cơ sở
phân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV thông
qua các bản đăng ký nhu cầu bồi dưỡng cá nhân, Khoa và Nhà trường xét duyệt, lập kế
hoạch và kinh phí bồi dưỡng đào tạo phát triển chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
nhân viên dựa trên yêu cầu của CTĐT [H7.07.04.02; H7.07.04.03].
Giai đoạn 2017 - 2021, Nhà trường thường xuyên cử cán bộ tham dự các hội
thảo, chương trình tập huấn, các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ [H7.07.04.03;
H7.07.04.04]. Bên cạnh các chuyên viên của Khoa luôn nâng cao tinh thần tự học hỏi,
tự nghiên cứu, Khoa GDTC cũng có các chuyên viên được Nhà trường cử đi học.
Khoa đã thống kê Danh sách đội ngũ chuyên viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ các năm từ 2017 - 2021. Mặc dù Khoa và Nhà trường không có nhiều
lớp tập huấn, kinh phí dành cho đội ngũ chuyên viên để nâng cao trình độ nhưng bản
thân chuyên viên Khoa GDTC cũng đã tự ý thức bồi dưỡng trau dồi học tập, đào tạo
nâng cao trình độ [H7.07.04.05].
Nhà trường thực hiện phân bổ ngân sách dành cho hoạt động đào tạo và phát
triển đội ngũ nhân viên [H7.07.04.06]. Bên cạnh đó, các nhân viên được cử đi học đào
tạo, bồi dưỡng luôn được Nhà trường hỗ trợ về kinh phí học tập, đi lại và hỗ trợ về mặt
thời gian tạo điều kiện tối đa cho họ hoàn thành nhiệm vụ học tập [H7.07.04.07]
2. Điểm mạnh
Nhà trường và Khoa thực hiện việc xác định/đánh giá nhu cầu về đào tạo, bồi
dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên và có kế hoạch triển
khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ nhân viên.
Đội ngũ nhân viên được tạo điều kiện khuyến khích đi học tập, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cũng như phục vụ hiệu quả cho công tác
hỗ trợ đào tạo và NCKH ở Khoa và ở Trường.
3. Điểm tồn tại
Kinh phí dành cho hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên còn hạn
chế, việc bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cá nhân trong đội ngũ nhân viên, nếu
không thuộc yêu cầu cấp thiết, bắt buộc, các cá nhân sẽ phải tự túc kinh phí.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành
Dành thêm một phần kinh phí cho việc
Khắc đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ Giai đoạn
Khoa,
1 phục nhân viên nếu nhân viên tự ý thức đi học 2022-2027
Trường
tồn tại dù không thuộc yêu cầu cấp thiết, bắt
buộc.
Phát
Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích nhân Giai đoạn
huy Khoa,
2 viên tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kĩ 2022-2027
điểm Trường
năng, chuyên môn, nghiệp vụ
mạnh
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 7.5. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên (gồm cả khen
thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, NCKH
và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
1. Mô tả
Nhà trường có hệ thống văn bản quy định về khối lượng công việc cụ thể đối với
nhân viên và quy định về việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của
đội ngũ nhân viên. Trong các Hợp đồng lao động ký giữa Nhà trường và đội ngũ nhân
viên cũng ghi rõ công việc cụ thể và nhiệm vụ của Nhân viên là làm việc theo sự phân
công của Hiệu trưởng, Trưởng khoa. Trưởng khoa căn cứ trên năng lực chung và năng
lực chuyên môn của từng nhân viên để phân công công việc cụ thể cho mỗi nhân viên
nhằm phát huy tốt nhất thế mạnh, sở trường của từng người đồng thời phối hợp chặt
chẽ với Nhà trường và các Phòng, Ban chức năng thực hiện việc theo dõi, giám sát và
đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên dựa trên quy định về khối lượng
công việc cụ thể đã xác định [H7.07.01.03; H7.07.01.04; H7.07.01.02; H7.07.05.01].
Nhà trường cũng có văn bản quy định chi tiết về thời gian làm việc của công
chức, viên chức và người lao động. Theo đó, giờ làm việc nhân viên hành chính cụ thể
là: buổi sáng từ 8h00 đến12h00; buổi chiều từ 13h00 đến 17h00. Đa số các cán bộ đều
tuân thủ nghiêm túc theo khung giờ đã quy định. Để đảm bảo công bằng cũng như
giám sát việc tuân thủ giờ giấc làm việc của đội ngũ nhân viên, Nhà trường còn thành
lập Tổ kiểm tra hành chính và Công vụ theo quyết định số 3148 /QĐ-ĐHSPHN
[H7.07.05.02; H7.07.05.03].
Việc đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên được thực hiện theo Quy
định đánh giá, phân loại đối với đơn vị, công chức, viên chức của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Kết quả đánh giá hiệu quả công việc và phân loại cán bộ viên chức sẽ là
cơ sở để đề xuất xét Thi đua, Khen thưởng theo quy định của Nhà trường cũng như
phân bổ thu nhập tăng thêm. Các nhân viên có thành tích xuất sắc còn được xem xét đề
nghị nâng bậc lương trước thời hạn theo Quy định. Các chính sách trên đã có tác dụng
động viên kịp thời, thúc đẩy các cán bộ nhân viên Nhà trường luôn hăng say làm việc
và cống hiến hết mình để thực hiện sứ mệnh của Nhà trường [H7.07.03.01;
H7.07.03.02; H7.07.03.03].
Nhà trường cũng thường xuyên tiếp thu các ý kiến góp ý của toàn thể cán bộ,
nhân viên để tiếp tục hoàn thiện các chính sách động viên, khuyến khích kịp thời thông
qua việc tăng khoản hỗ trợ thu nhập tăng thêm hàng tháng, các khoản phúc lợi khác,
cũng như kinh phí khen thưởng hàng năm, tạo động lực để đội ngũ nhân viên cố gắng
phấn đấu, trau dồi k năng nghiệp vụ, hỗ trợ và phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho
công tác đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng [H7.07.03.04].
Trong giai đoạn 2017-2021, đội ngũ nhân viên hành chính tham gia thực hiện
CTĐT Cử nhân GDTC luôn được xếp loại A và đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Đội
ngũ nhân viên của Khoa luôn tích cực, hoàn thành tốt các công việc được giao. Tuy
nhiên, số lượng nhân viên đạt thành tích thi đua khen thưởng cấp cao còn hạn chế.
Trước khi ra quyết định ban hành Quy định về đánh giá, Nhà trường luôn xây
dựng bản dự thảo, sau đó có công văn yêu cầu các CCVC tại các đơn vị góp ý cho Dự
thảo. Tất cả các cán bộ GV và nhân viên của Nhà trường được tham gia góp ý một
cách dân chủ. Biên bản góp ý của Bộ môn được gửi lên Khoa, Khoa tập hợp gửi lên
Trường. Nhà trường căn cứ vào các ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, GV, nhân
viên của Trường để điều chỉnh, sửa đổi trước khi ban hành các quyết định chính thức
[H7.07.05.05, H7.07.05.06].
Đội ngũ nhân viên của Trường và Khoa cơ bản là hài lòng về việc quản trị theo
kết quả công việc. Trong giai đoạn 2017-2021, đội ngũ nhân viên của Khoa không có
bất kỳ khiếu nại nào về công tác thi đua khen thưởng, đánh giá phân loại viên chức bởi
vì các quy định là rất rõ ràng và cụ thể, đánh giá đúng mức năng lực và hiệu quả công
việc của đội ngũ nhân viên.
2. Điểm mạnh
Việc quản trị theo kết quả công việc của đội ngũ nhân viên Nhà trường được quy
định rõ ràng và được triển khai một cách dân chủ, hiệu quả, góp phần thúc đẩy, tạo
động lực cho đội ngũ nhân viên của Khoa, của Trường thực hiện tốt vai trò phục vụ,
hỗ trợ các hoạt động đào tạo, NCKH. Đội ngũ nhân viên của Khoa luôn tích cực, nhiệt
tình, hoàn thành tốt các công việc được giao.
3. Điểm tồn tại
Một số tiêu chí đánh giá kết quả chưa hoàn toàn phù hợp với đặc thù công việc
của đội ngũ nhân viên của Khoa.
4. Kế hoạch hành động

Đơn vị, Thời gian thực


Mục
TT Nội dung người hiện hoặc hoàn
tiêu
thực hiện thành
Ban chủ nhiệm Khoa đề xuất với
Khắc Nhà trường về việc điều chỉnh một
Khoa, Giai đoạn
1 phục số tiêu chí phù hợp với đặc thù công 2022-2027
Trường
tồn tại việc của đội ngũ nhân viên trong
khoa.
Tăng cường ứng dụng CNTT trong
quản lý công việc để đội ngũ nhân
Phát viên phát huy hiệu quả công việc.
huy Tiếp tục thực hiện quản trị theo kết Khoa, Giai đoạn
2 2022-2027
điểm quả công việc của nhân viên để tạo Trường
mạnh động lực và hỗ trợ cho đào tạo,
nghiên cứu khoa học và các hoạt
động phục vụ cộng đồng.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Kết luận về tiêu chuẩn 7:
Đội ngũ nhân viên của Nhà trường nói chung và của CTĐT hệ Cử nhân GDTC
nói riêng đã đảm bảo về số lượng, chất lượng về năng lực chuyên môn đáp ứng nhu
cầu về đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đội ngũ này được tuyển
dụng theo đúng quy định về quy trình và tiêu chí tuyển dụng của Nhà trường và lựa
chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển đã được xác định và phổ biến công khai.
Năng lực của đội ngũ nhân viên được xác định và đánh giá thường xuyên để đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu của CTĐT. Thêm vào đó việc đào tạo và phát triển chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên được thực hiện đầy đủ, đúng kế hoạch và đáp ứng
dược yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân
viên cũng được Nhà trường triển khai kịp thời để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo,
nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên
còn hạn chế; các tiêu chí Thi đua còn chưa xét đến đặc thù công việc đối với đội ngũ
nhân viên nên số lượng nhân viên đạt thành tích thi đua khen thưởng cấp cao còn ít.
Mặc dù vậy, chất lượng đội ngũ nhân viên hiện nay của Nhà trường nói chung và của
khoa GDTC nói riêng nhìn chung đã đảm bảo công tác phục vụ giảng dạy, NCKH của
Khoa và Nhà trường.
Đánh giá tiêu chuẩn 7:
Thang đánh giá

Tiêu chí Chưa đạt Đạt

❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼

Tiêu chí 7.1 X

Tiêu chí 7.2 X

Tiêu chí 7.3 X

Tiêu chí 7.4 X

Tiêu chí 7.5 X

Điểm tiêu chuẩn 5.00

Tiêu chuẩn 8. Người học và các hoạt động hỗ trợ người học
Mở đầu
Chất lượng người học là một trong những yếu tố quan trọng của chương trình
đào tạo. Nếu có chất lượng đầu vào tốt, hoạt động đào tạo sẽ có được kết quả tích cực.
Vì vậy, khoa GDTC đã nỗ lực thực hiện tốt công tác liên quan đến người học và các
hoạt động hỗ trợ người học. Tuân thủ các chính sách của trường ĐHSP Hà Nội, Khoa
đã xây dựng được chính sách tuyển sinh rõ ràng, cụ thể; phương pháp xét tuyển sinh
công khai; hệ thống giám sát sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học được
triển khai minh bạch; các hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học được thực hiện kịp
thời, thường xuyên; xây dựng môi trường tâm lí xã hội tích cực, cảnh quan khuôn viên
trường sạch, đẹp trang thiết bị dạy-học hiện đại, tiện ích, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học nói riêng, chất lượng đào tạo nói
chung.
Tiêu chí 8.1. Chính sách tuyển sinh được xác định rõ ràng, được công bố công
khai và được cập nhật
Mô tả
Chương trình đào tạo ngành GDTC được tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh
của Bộ GD&ĐT cũng như quy chế tuyển sinh của Nhà trường. Chính sách tuyển sinh
được xác định rõ ràng, minh bạch trong Đề án tuyển sinh hàng năm [H8.08.01.01].
Năm 2020, Khoa GDTC được tuyển sinh trong cả nước với ba phương thức tuyển sinh
chính là Thi năng khiếu (Bật xa và chạy 100m) và điều kiện được xét dựa trên kết quả
kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét học bạ năm lớp 12 phải từ loại khá trở lên hoặc
điểm thi năng khiếu từ 9,0 điểm trở lên (thì thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT). Theo
quy định của trường ĐHSPHN, các thí sinh phải có hạnh kiểm khá trở lên ở tất cả các
kỳ học. Chính sách tuyển sinh của Khoa cũng được cập nhật hàng năm, đặc biệt là cập
nhật một số nội dung liên quan đến chỉ tiêu, đối tượng, quy trình xét tuyển, phương
thức xét tuyển. Năm 2020, chính sách tuyển sinh được thay đổi hơn những năm trước
ở việc bổ sung phương thức xét tuyển học bạ của thí sinh. [H8.08.01.01]
Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy nhóm ngành đào tạo giáo viên của Bộ
GD&ĐT năm 2017 đã đưa ra các quy định chung về việc tổ chức tuyển sinh, việc xây
dựng đề án tuyển sinh của các Trường; việc chỉ đạo, thanh tra công tác tuyển sinh;
điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh; các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Quy chế cũng quy định rõ công tác tuyển sinh tại các Trường sử dụng kết quả của kì
thi THPT Quốc gia, cũng như công tác tuyển sinh tại các Trường không sử dụng kết
quả của kì thi THPT Quốc gia. Từ các căn cứ đó, Trường ĐHSPHN đã xây dựng các
chính sách và quy định tuyển sinh của Trường cho các chương trình đào tạo cụ thể bao
gồm: đối tượng tuyển sinh, phạm vi tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển
sinh dự kiến và tổ hợp môn xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều
kiện nhận đăng ký xét tuyển cùng các thông tin cần thiết khác để thí sinh đăng ký xét
tuyển vào CTĐT, tổ chức tuyển sinh, chính sách ưu tiên, tuyển thẳng, ưu tiên xét
tuyển, lệ phí xét tuyển/thi tuyển, học phí, thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung
trong năm [H8.08.01.02].
Chính sách và quy định tuyển sinh của Trường nêu rõ phạm vi tuyển sinh trên
cả nước [H8.08.01.02]. Do vậy, Nhà trường đã công bố công khai các thông tin tuyển
sinh thông qua các kênh và sử dụng nhiều hình thức khác nhau. Đó là thông qua
website chính thức của Trường: www.hnue.edu.vn ở chuyên mục tuyển sinh, hay trên
website riêng của khoa GDTC: k.gdtc.hnue.edu.vn/ ở mục tuyển sinh [H8.08.01.03].
Đặc biệt, để việc thông báo được cụ thể và rõ ràng hơn, từ năm 2019, Nhà trường đã
có xây dựng chuyên trang riêng về thông tin tuyển sinh của trường ở địa chỉ:
tuyensinh.hnue.edu.vn [H8.08.01.04]. Ngoài ra, thông tin tuyển sinh của trường các
năm cũng được công khai trên các trang thông tin tuyển sinh điện tử, báo điện tử khác
để người quan tâm có thể tìm đọc [H8.08.01.05]. Bên cạnh đó, Nhà trường và Khoa đã
thiết kế các Tờ rơi tuyển sinh có những thông tin tuyển sinh gửi trực tiếp đến những
người quan tâm trong các buổi Tư vấn tuyển sinh hoặc gửi đến các địa phương, trường
THPT trong và ngoài thành phố để các trường THPT gửi đến các phụ huynh, học sinh
quan tâm [H8.08.01.06].
Trước mỗi kỳ tuyển sinh, Nhà trường tổ chức tư vấn, giới thiệu về chính sách
tuyển sinh thông qua nhiều hình thức hoạt động, Chương trình thăm quan trường (ngày
Open Day) cho học sinh các trường phổ thông, bao gồm các hoạt động: nghe giới thiệu
tổng quan về Nhà trường, các ngành Đào tạo, tham quan và trải nghiệm thực tế
ngànhnghề của trường tại khu giảng đường, khu phòng thực hành; nghe giới thiệu
chính sách tuyển sinh mà trọng tâm là các điểm nổi bật, các chính sách thu hút, học
bổng, cơ hội việc làm,…[H8.08.01.07]. Năm 2019, Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng
nghiệp của Nhà trường được tổ chức ở các tỉnh thành để phụ huynh và họcsinh ở các
địa phương xa được tiếp cận thông tin tuyển sinh và nhận tư vấn những thắcmắc tuyển
sinh hay lựa chọn ngành nghề phù hợp cho mình [H8.08.01.08]. Cùng với Ban tư vấn
tuyển sinh của Nhà trường, Khoa cùng các khoa bộ môn khác trong toàntrường đều cử
đại diện của khoa để tư vấn, thu hút người học cho CTĐT của khoa mình. Đặc biệt,
Nhà trường, Khoa đã tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến nhằm giải
đáp trực tiếp các thắc mắc về tuyển sinh cho phụ huynh và các em học sinh trên truyền
hìn [H8.08.01.09]. Khoa cũng giới thiệu tư vấn tuyển sinh trực tuyến, qua mạng
facebook, hay trang tư vấn tuyển sinh của Trường nhằm thu hút nhiều người học vào
CTĐT [H8.08.01.10].
Chính sách tuyển sinh được Trường cập nhật hàng năm theo Quy chế tuyển
sinh của Bộ GD&ĐT cùng với các thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy
chế tuyển sinh các năm 2018, 2019 [H8.08.01.01].Theo đó, từ năm 2018, trong đề án
tuyển sinh của Trường có cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất
lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị
chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có
việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh
theo khối ngành. Thực hiện đề án đổi mới công tác tuyển sinh đại học, từ năm 2015,
Nhà trường đã sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển các thí sinh vào hệ đại
học chính quy cho CTĐT. Khi xét tuyển, các đối tượng thuộc diện ưu tiên theo khu
vực theo chế độ chính sách được thụ hưởng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét duyệt theo
đúng quy định [H8.08.01.01]. Ngoài ra, Nhà trường sử dụng kết quả thi học sinh giỏi
quốc tế, quốc gia để tuyển vào các ngành đào tạo, trong đó có CTĐT. Chính sách này
được công bố công khai, rõ ràng, đặc biệt là từ năm 2017 đến nay [H8.08.01.01;
H8.08.01.02]. Trong các năm gần đây, chính sách tuyển sinh của Trường có nhiều thay
đổi, cập nhật [H8.08.01.02], đó là mở rộng đối tượng xét tuyển với 3 phương thức xét
tuyển và 2 tổ hợp xét tuyển từ năm 2020. Trong đó, phương thức xét tuyển 3 là hình
thức xét theo học bạ THPT. Đặc biệt trong chính sách tuyển sinh năm 2022 của
Trường đã bổ sung thêm phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi của một hoặc một
số môn thi đánh giá năng lực do Trường ĐHSPHN tổ chức.
Chính sách tuyển sinh của Trường được xây dựng theo đúng các quy định hiện
hành, có thu thập thông tin của các bên liên quan (các giảng viên, bộ môn, Hội đồng
khoa học và đào tạo Khoa, Hội đồng Trường, sinh viên có việc làm, thị trường sử dụng
lao động) về lựa chọn các tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh và các yêu cầu đặc thù
ngành [H8.08.01.02]. Phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực thông qua các yếu tố: Số
lượng SV được tuyển hàng năm, SV nhập học, tình hình việc làm của SV đã tốt nghiệp
hàng năm của Trường và của CTĐT [H8.08.01.11; H8.08.01.12, H8.08.01.13]. Theo
thống kê, tỉ lệ sinh viên có việc làm trên tổng số sinh viên tốt nghiệp hàng năm của
Khoa GDTC đạt tỉ lệ cao, đạt trên 80%
2. Điểm mạnh
Công tác tuyển sinh của Nhà trường, Khoa được thực hiện đúng quy định của Bộ
GD&ĐT; chính sách tuyển sinh của khoa mang tính lượng hóa (quy định về số điểm
trúng tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh) giúp cho khoa có thể tuyển được thí sinh có kết quả
thi tuyển tốt và đánh giá được năng lực người học từ cao xuống thấp. Ngoài ra, chính
sách tuyển sinh được công khai và cập nhật hàng năm từ đó người học có thông tin về
ngành học, chương trình học tập, tạo ra tâm thế học tập tích cực cho sinh viên ngay từ
năm thứ nhất.
3. Điểm tồn tại
Việc khảo sát ý kiến các bên liên quan về chính sách tuyển sinh của chương trình
đào tạo ngành GDTC còn chưa thực sự đa dạng (chủ yếu tập trung lấy ý kiến của
người học, giảng viên, còn chưa lấy được ý kiến của nhiều nhà tuyển dụng). Quá trình
phân tích, dự báo nguồn nhân lực đôi khi còn chưa cụ thể hoặc chưa sát hợp với tình
hình thực tiễn.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung
người thực hiện thực hiện
- Bổ sung hoạt động lấy ý kiến của nhà
Khắc tuyển dụng về chương trình tuyển sinh
Toàn giảng viên Bắt đầu từ
1 phục tồn - Cập nhật việc phân tích nguồn nhân
Khoa GDTC năm 2023
tại lực từ chính sách của nhà nước, từ các
nhà tuyển dụng
Lồng ghép giữa chương trình tuyển
Phát huy sinh và các chương trình hỗ trợ kỹ
Toàn thể giảng Bắt đầu từ
2 điểm năng sống cho học sinh các trường
viên khoa GDTC năm 2023
mạnh THPT của cán bộ giảng viên khoa
GDTC
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 8.2: Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học được xác định rõ
ràng và được đánh giá.
1. Mô tả
Phải mô tả được nội dung: Có tiêu chí và phương pháp tuyển sinh/tuyển chọn
người học rõ ràng; căn cứ để đưa ra các tiêu chí và nhà trường đã thể hiện các tiêu
chí đó ở đâu? các minh chứng cụ thể cho nội dung này.
Trước năm học 2015 - 2016, thí sinh tham dự kì thi ba chung do Bộ GD&ĐT tổ
chức, kết quả tuyển sinh của Trường được xác định dựa trên điểm sàn chung của Bộ.
Sau khi có kết quả thi đại học, Trường xác định điểm chuẩn của từng ngành học. Từ
năm học 2015 - 2016 đến nay, Trường đã tuyển sinh dựa trên 04 phương thức với các
tiêu chí và cách xét tuyển cụ thể: một là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm
2021 để xét tuyển, hai là phương thức xét tuyển thẳng, ba là xét học bạ THPT và bốn
là kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc kết quả học bạ với kết
quả thi năng khiếu tại trường ĐHSPHN với ngành GDTC. Quy trình, phương pháp và
tiêu chí tuyển chọn người học ngành theo ngành Giáo dục thể chất được Nhà trường và
Khoa xác định rõ ràng dựa trên quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo
[H8.08.02.01], đồng thời tiếp thu sự góp ý của các bên liên quan để hoàn thiện đề án
tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh hàng năm. Nhà trường xác định và công bố chỉ
tiêu, tiêu chí tuyển sinh công khai trên website và các phương tiện thông tin đại chúng
[H8.08.02.02].
Căn cứ vào thông báo của Bộ GD&ĐT về điểm sàn xét tuyển đối với các
Trường, Trường ĐHSPHN đưa ra quyết định về điểm sàn xét tuyển. Căn cứ vào các
tiêu chí tuyển chọn người học cho CTĐT đã được công khai, thí sinh sẽ đăng kí xét
tuyển. Căn cứ vào chỉ tiêu, số lượng thí sinh đăng kí cũng như thí sinh đăng kí xét
tuyển thẳng, Trường sẽ thông báo điểm chuẩn xét tuyển cho CTĐT [H8.08.02.03].
Điểm trúng tuyển theo các tổ hợp xét tuyển trong các năm gần đây gồm xét tuyển
thẳng với học sinh đạt giải (huy chương ) từ cấp Quốc gia trở lên, xét học bạ với thi
năng khiếu (bật xa và chạy 100m); thi đánh giá năng lực (toán, sinh) và điểm thi năng
khiếu. Danh sách trúng tuyển, công nhận kết quả và nhập học cho SV vào ngành
CTĐT được thực hiện theo đúng quy định [H8.08.01.11, H8.08.02.03].
Tiêu chí và phương pháp tuyển sinh/ tuyển chọn người học được Trường, Khoa
rà soát, đánh giá hàng năm sau các kỳ tuyển sinh và chuẩn bị các kỳ tuyển sinh tiếp
theo [H8.08.02.04, H8.08.02.05; H8.08.02.06]. Trước kỳ tuyển sinh, trong các cuộc
họp giao ban ở Khoa, lãnh đạo các Bộ môn, chính sách tuyển sinh cũng được bàn bạc,
trao đổi và sau đó xin ý kiến của các GV để đề xuất với nhà Trường chỉ tiêu, phương
pháp tuyển sinh phù hợp. Sau mỗi đợt tuyển sinh, Khoa tổ chức cuộc họp để đánh giá
các chỉ tiêu, phương pháp tuyển sinh hàng năm. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa
tiếp thu ý kiến của các thành viên trong cuộc họp và tổng hợp, đề xuất với hội đồng
tuyển sinh Nhà trường để đưa vào kế hoạch năm học, kế hoạch và quy định tuyển sinh
năm sau [H8.08.01.02, H8.08.02.04].
2. Điểm mạnh
- Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn người học rõ ràng, được đánh giá khách
quan, minh bạch, theo đúng các quy định chung của Bộ GD&ĐT. Các tiêu chí và
phương pháp tuyển chọn người học được linh hoạt điều chỉnh hàng năm, phù hợp tình
hình thực tế và đặc điểm các khoa.
- Tăng cường công tác truyền thông về các ngành học trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
- Thường xuyên xây dựng và bồi dưỡng năng lực tư vấn tuyển sinh cho các cán
bộ chủ chốt của khoa.
- Khoa đã phối hợp chặt chẽ với các trường THPT trên địa bàn Hà Nội và các
tỉnh, thành phố khác để đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp để các em học sinh
hiểu rõ hơn về khoa và các ngành đào tạo của khoa, từ đó có sự lựa chọn nghề nghiệp
đúng đắn.
- Khoa thường xuyên thu thập tThông tin phản hồi của học sinh, sinh viên và các
bên liên quan về công tác tuyển sinh của khoa và của nhà trường được sử dụng để có
sự điều chỉnh hợp lý phương pháp, chính sách tuyển sinh.
- Từ năm 2020, ban tuyển sinh của khoa đã thích ứng dần với bối cảnh dịch bệnh
và luôn của phương án dự phòng cho công tác tư vấn và hỗ trợ công tác tuyển sinh của
nhà trường.
3. Điểm tồn tại
- Tiêu chí tuyển chọn người học vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kết quả thi năng
khiếu và kỳ thi THPT, học bạ mà chưa có những thay đổi đột phá để tiệm cận với quan
điểm tuyển sinh theo tiếp cận năng lực thực hiện của người học.
- Từ năm 2020 đến nay, do dịch bệnh Covid 19, công tác tuyển sinh được thực
hiện chủ yếu online nên cũng gây ra những khó khăn nhất định cho công tác khảo sát,
kiểm tra, đánh giá kết quả tuyển sinh.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Mục Đơn vị, người thực hiện
TT Nội dung
tiêu thực hiện hoặc hoàn
thành
- Tăng cường khảo sát các bên liên
quan để xây dựng tiêu chí tuyển sinh
dựa trên đánh giá năng lực người Khoa GDTC,
học; bổ sung tổ hợp xét tuyển để đa phòng đào tạo,
Khắc dạng hóa đối tượng tuyển sinh. trung tâm công
phục - Phối hợp với trung tâm công nghệ nghệ thông tin, Từ năm
1
điểm thông tin của trường để xây dựng cơ trung tâm khảo thí 2022
tồn tại sở dữ liệu tuyển sinh một cách đầy đủ, và đảm bảo chất
khái quát và giúp cho việc tra cứu lượng của trường
thuận tiện. ĐHSP HN
- Đa dạng hóa cách thức tuyển sinh
theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
- Duy trì và hoàn thiện ban tuyển sinh
Phát của khoa Ban chủ nhiệm
huy -Thường xuyên cải tiến, cập nhật khoa, ban tuyển Từ năm
2
điểm thông tin và cách thức tuyển sinh theo sinh và giảng viên 2022
mạnh hướng phát triển năng lực của người của khoa
học.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 8.3. Có hệ thống giám sát phù hợp về sự tiến bộ trong học tập và rèn
luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người học.
1. Mô tả
Quá trình học tập và rèn luyện cũng như kết quả học tập và khối lượng học tập
của người học thuộc CTĐT là các vấn đề được Nhà trường và Khoa GDTC quan tâm,
giám sát phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất của CTĐT. Hệ thống giám sát được
Trường phân công cho các phòng ban chức năng phụ trách là: Phòng Đào tạo, Phòng
Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên (CTCT&HSSV), Đoàn thanh niên với các
nhiệm vụ giám sát sự tiến bộ học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học
tập của người học, cảnh báo học tập [H8.08.03.01]. Dựa trên các quy định của Nhà
trường, Khoa đã phân công đội ngũ cố vấn HT, giáo vụ và trợ lý SV để giám sát tiến
bộ học tập và rèn luyện của người học [H8.08.03.01; H8.08.03.02; H8.08.03.03;
H8.08.03.04]. Trong các năm gần đây, CVHT đóng vai trò quan trọng trong đào tạo
theo học chế tín chỉ. Do đó, Trường đã ban hành quyết định phân công nhiệm vụ,
nguyên tắc làm việc của CVHT. CVHT cho tất cả các lớp tại Khoa đều là GV thuộc
CTĐT nên đảm bảo hiểu sâu sắc về ngành và các SV. Tất cả SV ở các lớp được
CVHT tư vấn về học tập, được theo dõi kế hoạch và tiến độ học tập, được làm thủ tục
đăng ký TC từng học kỳ theo đúng quy định. Ngoài ra, CVHT cũng theo sát về ý thức
học tập, các hoạt động ngoại khóa... của SV. Các hoạt động trên nhằm mục đích đánh
giá điểm rèn luyện từng kỳ của SV, kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ SV trong quá trình học
tập [H8.08.03.02].
Các dữ liệu về theo dõi tiến độ học tập, rèn luyện, những quy định về học tập
theo TC, khối lượng học tập của người học cùng với các quy định về xét cảnh báo học
tập, thôi học, dừng học đều được thể hiện trong Sổ tay SV Trường và Quy chế đào tạo
theo hệ thống TC [H8.08.03.05; H8.08.03.06]. Khung chương trình CTĐT cũng được
thông báo công khai trên trang web: https://hnue.edu.vn/Daotao [H8.08.03.07]. Đầu
mỗi năm học, Nhà trường đều xây dựng kế hoạch đào tạo và gửi về cho các đơn vị
trong toàn trường, lấy ý kiến góp ý, sau đó ban hành cho cán bộ và toàn thể người học
[H8.08.03.08]. Kế hoạch đào tạo được dán công khai ở các khu vực giảng đường hoặc
tìm kiếm dễ dàng trên trang web của trường và phòng đào tạo: daotao.hnue.edu.vn; rất
tiện lợi cho GV, SV theo dõi và thực hiện. Trường xây dựng, phát triển phần mềm
quản lý đào tạo, hệ thống đào tạo TC, cung cấp tài khoản cho người học, người dạy,
cán bộ văn phòng Khoa [H8.08.03.09]. Kết quả học tập của người học được Giáo vụ
khoa quản lý giám sát và người học có tài khoản riêng để cập nhật tình hình học tập,
đăng ký TC, cảnh báo học vụ.
Theo thiết kế của CTĐT, khối lượng học tập mỗi học kỳ đối với CTĐT tối thiểu
14 TC, trừ học kỳ cuối khóa [H8.08.03.10]. Khối lượng học tập này được thiết kế cho
người học có lực học trung bình để hoàn thành chương trình đúng thời gian quy định.
SV được phép đăng ký học tập với khối lượng học tập nhỏ hơn khối lượng thiết kế mỗi
học kỳ nhưng không được ít hơn 10 TC. Đặc biệt, đối với SV từ học kỳ 3 nếu có điểm
trung bình chung tích lũy dưới 2.0 chỉ được phép đăng ký học tối đa 16 tín, điều này
đảm bảo khối lượng học phù hợp với sức học của SV. Ngoài ra, hàng năm từ tháng 6 -
tháng 8, Nhà trường đều tổ chức học kỳ 3, với học kỳ này sẽ giúp cho sv có cơ hội cải
thiện điểm với những học phần điểm thấp hay học lại với học phần bị trượt, giúp giảm
gánh nặng học tập cho SV ở những kỳ học chính (Kỳ 1 và kỳ 2). Nội dung này cũng
được thông tin rõ ràng cho SV ở Sổ tay SV từ năm 2018 [H8.08.03.05].
Trường ban hành Quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV, 2497
QĐ/ĐHSPHN-ĐT ngày 03 tháng 05 năm 2018 [H8.08.03.11]. Quy định nêu rõ phạm
vi đối tượng, nguyên tắc đánh giá, nội dung đánh giá và thang điểm, phân loại để đánh
giá, quy trình đánh giá kết quả rèn luyện, sử dụng kết quả rèn luyện, quyền khiếu nại,
chức năng nhiệm vụ của Phòng Đào tạo và các Khoa. Quy trình đánh giá kết quả rèn
luyện được trình bày rõ ràng trong Quy định này và được thực hiện công khai. SV tự
đánh giá, CVHT chủ trì lớp và đề nghị văn bản đến BCN Khoa kèm theo biên bản họp
lớp, điểm rèn luyện của SV. BCN Khoa họp và giao cho cán bộ thông báo công khai
đến SV. Cuối năm gửi kết quả điểm rèn luyện cùng kết quả học tập cho gia đình người
học.
Công tác xét sự tiến bộ học tập và rèn luyện của SV thường được sự quan tâm,
là nhiệm vụ có sự kết hợp giữa CVHT, giáo vụ Khoa, Liên chi đoàn và BCN Khoa.
CVHT thường xuyên bám sát, hỗ trợ và giám sát SV trong học tập và rèn luyện. Kết
thúc mỗi kỳ học Khoa triển khai cho Giáo vụ khoa, trợ lý SV và Liên chi đoàn tiến
hành đánh giá tình hình học tập và rèn luyện của SV. Điểm rèn luyện của SV đều dược
đánh giá qua các mốc phân loại: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Ngoài ra
số liệu kết quả thi, số lượng và tỷ lệ SV thôi học, buộc thôi học, SV cảnh báo kết quả
học tập, SV đạt điểm học tập xuất xắc, giỏi, khá, trung bình, yếu và những lưu ý về SV
được thống kê trong báo cáo xét lên lớp từng học kỳ của CVHT [H8.08.03.09]. Kết
quả đánh giá rèn luyện và học tập sinh được Khoa gửi lên Trường. Đại diện khoa,
Phòng Đào tạo, Phòng CTCT&HSSV tiếp tục đưa ra kết quả đánh giá để xét các loại
học bổng theo quy định cũng như các học bổng khác [H8.08.03.12]. Từ các kết quả
trên CVHT thông báo, nhắc nhở đến SV qua kênh CVHT, chi đoàn, lớp. Mặc dù số
lượng SV lớn, việc thông báo kết quả học tập, điểm rèn luyện đều được tiến hành theo
các bước như trên với sự tham gia của CVHT, của Ban cán sự lớp, của quản lý SV và
BCN Khoa [H8.08.03.13]. Ngoài ra, Khoa và Liên chi đoàn cũng có những phương
thức phù hợp để hỗ trợ Khoa trong công tác này, như phổ biến, theo dõi SV tham gia
các hoạt động tập thể, hoạt động rèn luyện nghiệm vụ sư phạm [H8.08.03.14].
Nhà trường làm báo cáo và gửi về Khoa thông tin về kết quả học tập, khối
lượng học tập được thể hiện qua từng kỳ như sau: số TC tích lũy, điểm trung bình
chung tích lũy, điểm trung bình của kỳ, số TC tích lũy của kỳ, của từng môn học
[H8.08.03.15]. Nhà trường ra quyết định xét cảnh báo học tập, dừng học theo học kỳ
và năm học và chỉ đạo Khoa và CVHT thông báo tư vấn, hỗ trợ các SV dạng cảnh báo
chú ý cải thiện tình hình học tập [H8.08.03.16]. Khoa và Nhà trường có cơ sở dữ liệu
theo dõi tỉ lệ chậm tiến độ, thôi học, tốt nghiệp theo hàng năm. Đó là các báo cáo kết
quả, tiến độ học tập và rèn luyện được lưu trữ tại các phòng ban chức năng như phòng
Đào tạo, Phòng CTCT&HSSV và Văn phòng khoa, ngoài ra còn được lưu trực tiếp
trong tài khoản cá nhân của mỗi SV, trong hệ thống quản lí trên website đăng kí môn
học của trường [H8.08.03.09]; thống kê kết quả học tập từng năm [H8.08.03.16] (Bảng
8.1); thống kê SV thôi học, tốt nghiệp (hàng năm) của Trường [H8.08.03.15;
H8.08.03.17].
Bảng 8.1. Kết quả học tập của SV CTĐT từ năm 2017 đến 2021

Khóa 2017 2018 2019 2020 2021


(K63) (K64) (K65) (K66) (K67)
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Tỉ lệ tốt
45 91,8 44 81,5 22 100 24 87,3 9 56,3
nghiệp
Loại xuất
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
sắc
Loại giỏi 8 17,8 11 25 9 41,0 11 45,8 7 77,8
Loại khá 37 82,2 33 75 13 59,0 13 54,2 2 22,2
Loại trung
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
bình
Chưa tốt
4 8,2 10 18,5 0 0 5 12,7 7 43,7
nghiệp

2. Điểm mạnh
Hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau giúp giảng viên, cố vấn học tập nắm
bắt kịp thời sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của người học.
3. Điểm tồn tại
Cố vấn học tập còn chưa chủ động việc giám sát và cảnh báo sớm những trường
hợp nợ môn, thiếu tín chỉ. Công cụ theo dõi UNISOFT thỉnh thoảng còn có một số trục
trặc trong vấn đề tổng hợp kết quả học tập của sinh viên.
4. Kế hoạch hành động
TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị, người Thời gian
thực hiện thực hiện

1 Khắc phục - Tăng cường vai trò của cố vấn Khoa GDTC Từ tháng
tồn tại học tập trong việc cảnh báo sớm 6/2022
những trường hợp nợ, thiếu tín chỉ
- Đề xuất việc hoạt động ổn định
của hệ thống UNISOFT

2 Phát huy Phát huy vai trò của cố vấn học tập BCN Khoa Bắt đầu từ
điểm mạnh năm 2022
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 8.4. Có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt
động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học tập và khả năng
có việc làm của người học
1. Mô tả
Khoa giáo dục thể chất ngoài việc đào tạo sinh viên chuyên ngành GDTC còn
đảm nhận giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên toàn trường. Bên cạnh hoạt động
giảng dạy và nghiên cứu, các cán bộ của khoa cũng tham gia tích cực vào các hoạt
động tư vấn cho sinh viên. Cụ thể là khoa có các cán bộ chuyên trách đảm nhiệm chức
năng cố vấn học tập [H8.8.4.01, H8.8.4.02, H8.8.4.03].
Ngoài sự trợ giúp của cố vấn học tập của khoa, các em sinh viên còn nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của từng thầy, cô trong quá trình học tập. Bên cạnh đó,
nhờ có sự hướng dẫn của các thầy, cô có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên được diễn ra thường niên và đạt được kết quả
đáng kích lệ. Từ năm 2017 đến nay nhiều cá nhân, nhóm sinh viên của khoa đã được
những thành tích đáng kể trong NCKH cấp khoa, cấp trường [H8.8.4.05]. Nếu chỉ có
học tập và nghiên cứu khoa học thì sinh viên không thể phát triển toàn diện. Hiểu được
điều đó, Ban Cchủ nhiệm khoa và các cán bộ của khoa đã tích cực tổ chức cho sinh
viên tham gia các hoạt động ngoại khóa (văn, thể, mỹ) tạo điều kiện cho sinh viên học
hỏi giao lưu với các sinh viên khác trong và ngoài trường [H8.8.4.04.]. Khoa GDTC
còn là khoa nghiệp vụ của trường nên các hoạt động thực tập sư phạm và rèn nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên được khoa rất chú trọng. Các chương trình thực tập sư phạm
của khoa vừa đáp ứng yêu cầu của nhà trường vừa được tổ chức linh hoạt theo điều
kiện của từng năm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay với tiêu chí an toàn
nhưng vẫn hiệu quả, đáp ứng được chuẩn năng lực của nhà giáo [H8.8.4.06.]. Trong sự
thành công của khoa (thể hiện ở chất lượng đào tạo sinh viên), phải kể đến sự quan
tâm của lãnh đạo của nhà trường, các phòng ban, Ban chủ nhiệm khoa; sự đóng góp
của đội ngũ cán bộ làm công tác trợ lý có trình độ chuyên môn cao, có tình yêu nghề
và tôn trọng người học [H8.8.4.07.].
-
Để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của sinh viên, khoa còn
hợp tác với các cơ sở giáo dục ngoài trường và quốc tế trong việc hỗ trợ thực hành,
thực tập, trao đổi kinh nghiệm giáo dục…[H8.8.4.7.08]. Đào tạo phải hướng tới nhu
cầu xã hội, thị trường giáo dục. Hiểu được điều đó, từ năm 2017 đến nay khoa không
ngừng phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ
việc làm cho sinh viên tốt nghiệp [H8.8.4.09.].
Ngoài hoạt động hỗ trợ sinh viên trong học tập và NCKH, các hoạt động phát
triển tâm-thể -mỹ, khoa còn có những hoạt động hỗ trợ thiết thực về vật chất và thông
tin cho sinh viên trong giải quyết những khó khăn của cuộc sống đời thường, đặc biệt
những khó khăn do dịch Covid -19 đem lại [H8.8.4.10. và H8.8.4.11.]
Bổ sung các mô tả liên quan đến hỗ trợ, phát triển kỹ năng cho SV:
- Tổ chức các câu lạc bộ
- Đào tạo kỹ năng khác…

2. Điểm mạnh
- Các hoạt động hỗ trợ thực hiện đúng theo điều lệ trường đại học, bám sát các
văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, của trường ĐHSP Hà Nội.
- Các hoạt động hỗ trợ sinh viên diễn ra toàn diện, kịp thời, thường xuyên.
- Có sự phối hợp linh hoạt, sáng tạo giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài
khoa.
- Có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
- Ban lãnh đạo khoa luôn có sự chỉ đạo sát sao.
- Hệ thống nhân lực tham gia các hoạt động hỗ trợ sinh viên có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, có thái độ tận tình.
- Các kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ công khai, minh bạch, có tác
động tích cực lên các chủ thể giáo dục.
- Các mối quan hệ được xây dựng trên tinh thần an toàn, dân chủ, bình đẳng bác
ái, không xuất hiện hiện tượng vụ lợi cá nhân.
3. Điểm tồn tại
- Cơ sở vật chất của trường (sân bãi, nhà thi đấu …) chưa đáp ứng được sự đa
dạng hóa các hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
- Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cố vấn học tập, các trợ lý chưa diễn ra
thành hệ thống và thường niên.
- Nguồn tài chính của khoa còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh phí của nhà
trường.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người thực
tiêu hoặc hoàn
hiện
thành
1 Khắc - Đề xuất các sáng kiến về chế độ khen thưởng Trung tâm 2022-2023
đối với các trợ lý.
- Tích cực phối hợp với các đơn vị trong và
công nghệ
ngoài nhà trường để tổ chức các khóa tập huấn
thông tin
cho các cố vấn, các trợ lý của khoa để nâng cao
phục Ban giám
trình độ nghiệp vụ của họ
điểm hiệu trường
- Ban chủ nhiệm khoa tích cực tìm các nguồn
tồn tại ĐHSP Hà
lực ngoài trường, quốc tế để có tài chính đầu
Nội.
tư cho các hoạt động của sinh viên.
Khoa GDTC
- Đề xuất với nhà trường những sáng kiến đa
dạng hóa cơ sở vật chất của trường.
Phát - Duy trì những thế mạnh của khoa.
Toàn thể
huy - Phát huy các truyền thống tốt đẹp của khoa.
2 giảng viên 2022-2023
điểm -Xây dựng các phương án dự phòng cho các
của khoa
mạnh tình huống bất ngờ.
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 8.5. Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt
động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học.
1. Mô tả
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có khuôn viên thoáng đãng, sạch sẽ, tiện lợi
với nhiều khu vực chức năng trên tổng diện tích lớn 263.346 m2. Trường có nhiều hệ
thống cây xanh, ghế đá, hệ thống đường đi rộng, dễ dàng di chuyển và tiếp cận các toà
nhà, giảng đường và các khu vực chức năng khác đã tạo nên môi trường thoải mái,
thân thiện với người học [H8.08.05.01]. Nhà trường và khoa thường xuyên tổ chức
hoạt đông văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, hoạt động học thuật,
hướng nghiệp… để tạo môi trường tâm lý thoải mái, giúp sinh viên yên tâm học tập và
nghiên cứu. Nhà trường tiếp tục hoàn thiện việc đầu tư xây dựng cơ bản theo quy
hoạch tổng thể của Trường để hình thành hệ thống giảng đường, nhà làm việc, kí túc
xá, các công trình phụ trợ đồng bộ, đáp ứng quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học
[H8.08.05.02].
Trường có hệ thống sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền và nhà thi đấu đa năng
tiêu chuẩn, có thể phục vụ hầu hết nhu cầu tập luyện và thi đấu của sinh viên nằm trên
diện tích 3.868m2 [H8.08.05.03].
Hàng năm, sinh viên ngành GDTC được lấy ý kiến đánh giá về môi trường môi
trường tâm lý, xã hội và cảnh quan của trường, khoa theo phiếu khảo sát chung của
Nhà trường đối với người học. Các khảo sát này được thực hiện vào mỗi cuối năm học
do TT ĐBCL của nhà trường thực hiện thông qua các cố vấn học tập tại Khoa. Số liệu
thống kê năm 2019, 2020 cho thấy 100% sinh viên khoa GDTC hài lòng với môi
trường tâm lý, xã hội và cảnh quan của trường, và khoa [H8.08.05.04].
Khu Kí túc xá có hệ thống phòng ốc hiện đại, thoáng mát, với tổng diện tích sử
dụng là 46.502 m2, gồm 237 phòng ở với sức chứa 1145 sinh viên, bình quân diện tích
8,3 m2 sử dụng/1 sinh viên; được trang bị điện sáng và nguồn nước sạch, an ninh đầy
đủ. Ngoài ra, sinh viên được dùng wifi miễn phí phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu
và giải trí [H8.08.05.05].
Công tác khám sức khỏe, quy định về quy tắc ứng xử vả công tác đảm bảo an
toàn cho người học được quy định rõ ràng và triển khai thường xuyên, hiệu quả. Hàng
năm, sinh viên được thăm khám sức khỏe cơ bản định kỳ và hướng dẫn tham gia các
hoạt động tích cực của y tế [H8.08.05.06]. Sinh viên được cung cấp Cẩm nang sinh
viên và được phổ biến các văn bản về quy tắc ứng xử của cán bộ cũng như học sinh,
sinh viên trong Nhà trường [H8.08.05.07]. Công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn
học đường/an toàn vệ sinh thực phẩm được trường, khoa quan tâm chỉ đạo và giám sát
hiệu quả [H8.08.05.08].
Hàng năm, Nhà trường đều lên kế hoạch và tổ chức Ngày hội việc làm với sự
tham gia của nhiều nhà tuyển dụng và người học [H8.08.04.09]. Năm 2018, hoạt động
này thu hút hơn 30 đơn vị từ hệ thống các trường, các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, truyền thông và sự tham dự của hơn 1800 SV K64 và nhiều
SV các khóa 65-67. Năm 2019, số lượng các đơn vị tham dự tăng lên đến 39 và có tới
2900 SV K65 [H8.08.04.09]. Nhà trường, Khoa thường xuyên phối hợp với các đơn vị
tuyển dụng thông báo đăng tải các thông tin tuyển dụng trên Website, Facebook của
Nhà trường, Khoa. Ngoài ra mỗi GV của Khoa cũng tích cực tìm kiếm, kết nối với các
doanh nghiệp và gửi các thông tin tuyển dụng trực tiếp đến SV. Khoa có danh sách
cựu SV, họ là một kênh kết nối giúp tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho SV đang học
[H8.08.04.10]. Khoa và Nhà trường lên kế hoạch và tổ chức thực hiện nâng cao chất
lượng thực tập của SV bằng cách gửi SV đến thực tập các trường và cử các GV có
kinh nghiệm làm trưởng đoàn để hỗ trợ, hướng dẫn SV thực hành giảng dạy và kĩ năng
làm giáo viên chủ nhiệm [H8.08.04.11]. GV và SV Khoa tích cực tham gia các hoạt
động liên quan ở các trường phổ thông. Qua đó, SV có cơ hội bồi dưỡng năng lực
chuyên môn dưới sự hướng dẫn của các GV, SV có định hướng trong học tập nhằm
đáp ứng yêu cầu ở trường phổ thông [H8.08.04.12].
2. Điểm mạnh
Người học được học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển đầy đủ cả về thể chất,
tinh thần trong một môi trường đào tạo thuận lợi về an ninh, an toàn, xanh, sạch, đẹp.
3. Điểm tồn tại
Dù có nhà thi đấu đa năng, sân bóng song sinh viên mới chỉ được sử dụng trong
các giờ chính khóa, các giờ ngoại khóa và thứ 7 chủ nhật chưa được tiếp cận để rèn
luyện và nâng cao sức khỏe.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, người Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung
thực hiện thực hiện

Đề xuất cho sinh viên được sử dụng


Khắc
sân bóng và nhà thi đấu đa năng vào
1 phục tồn Phòng Quản trị 9/2022
thời gian ngoài giờ học và thứ 7, chủ
tại
nhật

Phát huy Tạo điều kiện cho sinh viên có đầy đủ Cố vấn học
2 điểm điều kiện cho việc tập luyện và học tập, Liên chi 8/2022
mạnh tập. đoàn

5. Tự đánh giá: Đạt 5/7


Kết luận tiêu chuẩn 8
Công tác tuyển sinh của Nhà trường, Khoa được thực hiện đúng quy định của
Bộ GD&ĐT. Chính sách tuyển sinh của Khoa với những tiêu chí và phương pháp
tuyển sinh rõ ràng, được cập nhật và được công khai đã giúp cho khoa có thể tuyển
được thí sinh có chất lượng và phù hợp. Hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của người học được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau giúp
giảng viên, cố vấn học tập nắm bắt kịp thời sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của
người học.
Trong quá trình hỗ trợ người học, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
của người học được khoa GDTC thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện
nhiều lần, giúp giảng viên, cố vấn học tập nắm bắt kịp thời sự tiến bộ trong học tập,
rèn luyện của người học.
Ban chủ nhiệm khoa, Ban chấp hành Liên chi đoàn - Hội sinh viên, giảng viên
tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập, giúp sinh viên nâng cao
thành tích học tập và tìm kiếm cơ hội việc làm khi ra trường; các hình thức hoạt động
ngoại khóa đa dạng và được tổ chức thường xuyên, thiết thực (tham gia câu lạc bộ,
nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên quốc tế, tham gia công tác tình nguyện…). Mặt
khác, người học được học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển đầy đủ cả về thể chất
cũng như tinh thần trong một môi trường đào tạo thuận lợi về an ninh, an toàn, xanh,
sạch, đẹp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: thời gian sử dụng nhà thi đấu và sân
bóng chưa linh hoạt, nhà trường chủ yếu cho sinh viên sử dụng trong các giờ học thể
chất chứ chưa cho sinh viên sử dụng để rèn luyện và nâng cao sức khỏe ngoài giờ học.
Tự đánh giá tiêu chuẩn 8:
Thang đánh giá

Tiêu chí Chưa đạt Đạt

❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼

Tiêu chí 8.1 X

Tiêu chí 8.2 X

Tiêu chí 8.3 X

Tiêu chí 8.4 X

Tiêu chí 8.5 X

Điểm tiêu chuẩn 5,00

Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị


Mở đầu
Cơ sở vật chất và trang thiết bị được coi là điều kiện cần và quan trọng trong việc
đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và học tập. Trường
ĐHSPHN nói chung và Khoa GDTC nói riêng có hệ thống phòng học, phòng chức
năng trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết; có hệ thống phòng thí nghiệm và thực
hành với các thiết bị được đầu tư; có Trung tâm thông tin thư viện hiện đại; hệ thống
công nghệ thông tin rộng khắp. Bên cạnh đó, Nhả trường cũng đầu tư hệ thống sân vận
động hiện đại, Nhà thi đấu đa năng hiện đại, ký túc xá, Trạm Y tế nhằm phục vụ cho
nhu cầu học tập, rèn luyện, sinh hoạt và sức khỏe của cán bộ và sinh viên. Vấn đề cảnh
quan môi trường, an toàn, vệ sinh lao động cũng được nhà trường và khoa chú trọng,
luôn được giữ gìn sạch sẽ, góp phần nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu.
Tiêu chí 9.1. Có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng
với các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
1. Mô tả:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường đại học có cở vật
chất và thiết bị hiện đại đứng hàng đầu trong hệ thống các trường đại học trong nước
nói chung, và các trường sư phạm trong cả nước nói riêng. Nhà trường hiện nay có hệ
thống giảng đường ở hai cơ sở chính là 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội và Phân
hiệu tại Hà Nam, với tổng cộng hơn 100 phòng thí nghiệm, thực hành, xưởng thực tập,
02 trung tâm thư viện, 01 trung tâm học liệu, cùng với hệ thống sân vận động, nhà thi
đấu đa năng, và các trường chuyên, trường thực hành, tạo điều kiện tối đa cho việc học
tập và rèn luyện kiến thức và thể chất, lý thuyết và thực hành. Các phòng thực hành,
phòng thí nghiệm được trang bị với các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, có
đội ngũ quản lý chuyên trách. Trường có 226 phòng học truyền thống và 03 phòng học
Đa phương tiện nằm rải rác ở các giảng đường với diện tích hơn 36000m2 và sức chứa
từ 30 – 120 chỗ ngồi và cũng được trang bị đầy đủ với bảng chống lóa xanh,
bảng chống lóa trắng, bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh, cáp tín hiệu, màn chiếu treo
tường hoặc máy chiếu và hệ thống loa…. Tất cả nhằm đảm bảo cho thầy và trò có
những điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập và nghiên cứu. Ký túc xá sinh viên của
trường cũng được mở rộng và nâng cấp, cung cấp 719 phòng ở cho học sinh, sinh viên
và lưu học sinh. Điều này đã hỗ trợ cho sinh viên, đặc biệt những trường hợp hoàn
cảnh khó khăn có điều kiện thuận lợi để hoàn thành việc học tập và nghiên cứu tại
trường [H9.09.01.01] [H9.09.01.02] [H9.09.01.03] [H9.09.01.04] [H9.09.01.05].
Trường còn thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ hoạt động giảng dạy và
nghiên cứu như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm, Trung tâm
Thông tin thư viện, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Trung tâm nghiên cứu và sản
xuất học liệu …[H9.09.01.01]. Trong đó Trung tâm thư viện với 6 phòng đọc, hơn
105.650 đầu sách báo, tài liệu, luận văn, luận, đề tài và 1.200 chỗ ngồi là địa điểm
quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên toàn trường nói chung, sinh viên khoa
GDTC nói riêng ôn tập và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, đặc biệt vào giai đoạn thi
cuối kì cũng như làm khoá luận tốt nghiệp [H9.09.01.01].
Kể từ khi thành lập vào năm 2001, Khoa Giáo dục thể chất luôn được sự quan
tâm của Nhà trường dựng xây mới (sân vận động, nhà thi đấu) cơ sở vật chất và thiết
bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu. Hệ thống phòng làm việc, phòng
học và phòng chức năng, khu tập luyện các môn thể thao của Khoa GDTC được bố trí
tập trung chủ yếu tại nhà V, sân vận động (có diện tích trên 15000m2), Sân đa năng
(trên 5000m2) và nhà thi đấu đa năng (có đầy đủ trang thiết bị tập luyện các môn
Thểthao trong nhà) chủ yếu phục vụ cho các môn học chuyên ngành. Bên cạnh đó là
một số các phòng thuộc các tòa nhà K và các giảng đường khác phục vụ cho các môn
học khác như tin học và các môn chung [H9.09.01.05]. 8 phòng: phòng chủ nhiệm
khoa, phòng phó chủ nhiệm khoa, phòng Bộ môn TTCB, Phòng BMTTCN, Phòng
BM LL và PP TDTT, Phòng BM TTTT, phòng hành chính/giáo vụ và phòng đa
năng/phòng họp. Các phòng đều được kết nối wifi/internet của Nhà trường. Phòng
hành chính, phòng chủ nhiệm khoa và phó chủ nhiệm khoa được trang bị đầy đủ các
phương tiện để ban chủ nhiệm khoa làm việc và điều hành như hệ thống máy tính, bàn
ghế tiếp khách, hệ thống bàn làm việc tiêu chuẩn, tủ hồ sơ. Phòng cho các tổ bộ môn
có đầy đủ hệ thống bàn làm việc cho các giảng viên các tổ có thể cùng làm việc một
thời điểm và sử dụng để họp chuyên môn. Phòng đa năng/phòng họp có diện tích 20
m2, trang bị hệ thống bàn ghế vừa để họp Khoa và sử dụng các hoạt động sinh hoạt
chuyên môn cùng các hoạt động khác [H9.09.01.05]. Hàng năm, Khoa đều có những
đề xuất về việc bổ sung và thay mới các trang bị và cơ sở vật chất và được duyệt theo
nhu cầu [H9.09.01.03].
Sinh viên và giảng viên khoa GDTC được sử dụng hệ thống các phòng học tại
nhà K và một số giảng đường tại các khu nhà khác trong Trường, phòng học có diện
tích vừa đủ và khá tiện lợi trong công tác học tập và giảng dạy. Hầu như tất cả các
phòng đều thoáng, sách, có lắp đặt hệ thống điều hòa, quạt, hệ thống phục vụ việc học
tập và giảng dạy như máy chiếu, bảng, hệ thống âm thanh, loa, micro, bàn ghế được
sắp xếp thuận lợi cho việc học nhóm và các hình thức tổ chức học khác [H9.09.01.04].
Cụ thể các trang thiết bị tại giảng đường dành cho khoa GDTC bao gồm những trang
thiết bị cơ bản. Trước hết là diện tích giảng đường dành cho sinh viên của Khoa là
60m2 với hệ thống chiếu sáng là 12 đèn led, cửa sổ và hai cửa ra vào, hệ thống làm
mát gồm có 6 quạt treo tường được bố trí khoa học và 2 điều hòa nhiệt độ công suất
18.000 BTU, hệ thống thiết bị phục vụ giảng dạy gồm có 1 máy chiếu hiện đại, một
phông chiếu, bảng viết bằng phấn hoặc bút dạ, hệ thống âm thanh gồm hai loa công
suất 20W và 1 micro không dây. Với các môn học thực hành (các môn thể thao) khoa
GDTC được sử dụng sân vận động hiện đại với diên tích trên 15.000m2, Nhà thi đấu
đa năng có đầy đủ dụng cụ tập luyện cho việc giảng dạy và tập luyện của giảng viên và
sinh viên.
Ngoài ra, tại các giảng đường, đều có những nội quy, quy định về ý thức, hướng
dẫn sử dụng thiết bị, sử dụng phòng và các thông báo khác [H9.09.01.06].
Đối với SV nội trú, Nhà trường đảm bảo điều kiện tốt nhất cho SV ăn ở,
sinh hoạt, học tập tại KTX theo quy định của Quy chế công tác Học sinh, SV nội
trú của Bộ GD&ĐT [H8.08.05.07].
Qua khảo sát lấy ý kiến phản hồi của giảng viên, người học về mức độ đáp ứng
của hệ thống phòng học, Khu tập luyện thực hành của Nhà trường và hệ thống phòng
học, giảng đường lớn, hệ thống trang thiết bị phục vụ CTĐT ngành GDTC, được trên
95% người học, giảng viên đánh giá mức độ “tốt” [H9.09.01.08; H9.09.01.09].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường cung cấp đầy đủ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các khu tập
luyện thể dục thể thao với các trang thiết bị đầy đủ và phù hợp. Công tác khảo sát đánh
giá luôn được tiến hành hàng năm tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên
cứu của giảng viên và sinh viên.
Các phòng học đều được cung cấp đầy đủ các thiết bị công nghệ như máy chiếu,
điều hòa, bàn ghế linh hoạt phù hợp với việc tổ chức các hình thức hoạt động học tập
khác nhau. Đồng thời các thiết bị luôn được quản lý, duy tu và mua mới hàng năm.
Các phòng ban, viện nghiên cứu… đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và hỗ
trợ các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
3. Điểm tồn tại:
Do thời gian sử dụng, một số trang thiết bị đã xuống cấp hoặc chưa đầy đủ
4. Kế hoạch hành động:
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người
hoặc hoàn
thực hiện
thành
1 Khắc Tăng cường bảo dưỡng máy chiếu, thay Từ năm
phục tồn thế khi cần thiết, Mua sắm dụng cụ đảm Khoa học 2022 -
tại bảo chất lượng tốt. GDTC 2023
2 Phát huy Sử dụng hợp lý khoa học các phòng học Từ năm
điểm và phòng chức năng, Sân vận động, Khoa học 2022 -
mạnh Nhà thi đấu theo kế hoạch của nhà GDTC 2023
trường- thường xuyên theo dõi tình
trạng trang thiết bị trong khoa, định kỳ
bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị,
CSVC bị hỏng, hao mòn để đáp ứng tốt
các hoạt động dạy và học của khoa
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 9.2. Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ
trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
1. Mô tả
Trường ĐHSPHN có Trung tâm Thông tin-Thư viện với đầy đủ phòng đọc, trang
thiết bị, nguồn học liệu phù hợp phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu cho sinh
viên.
Trung tâm Thông tin-Thư viện trường ĐHSPHN được thành lập năm 1951.
Trung tâm là một tòa nhà độc lập 4 tầng có diện tích sử dụng khoảng 5.881m2 và
1.200 chỗ ngồi với đầy đủ trang thiết bị và bàn ghế chuyên dụng, phù hợp với hoạt
động của thư viện [H9.09.02.01] [H9.09.02.02]. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên môn
của Trung Tâm Thông tin – Thư viện gồm 26 người với cơ cấu tổ chức gồm có ban
giám đốc (02 người) và 02 tổ chuyên môn (tổ nghiệp vụ tin học, tổ phục vụ bạn đọc);
ngoài ra còn có 03 nhân viên bảo vệ và vệ sinh. Về trình độ, 73% cán bộ chuyên môn
có trình độ cử nhân trở lên trong đó có 12 thạc sĩ chiếm 46,1%. Hàng năm, Trung tâm
thường xuyên cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn về
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học do Nhà trường và các cơ quan thông tin thư
viện tổ chức [H9.09.02.03].
Những năm gần đây, Trung tâm Thông tin-Thư viện đã có nhiều cải tiến trong
công tác tổ chức hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin tài liệu, học
tập, giảng dạy, nghiên cứu của đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường.
Trung tâm có đầy đủ các các văn bản thông báo công khai thời gian phục vụ bạn đọc,
nội quy, quy định cũng như các thông báo hướng dẫn tra cứu tài liệu và sử dụng thiết
bị tại Trung tâm Thông tin – Thư viện hàng năm. Đặc biệt, trong nhiều năm qua,
Trung tâm đã mở cửa phục vụ ngoài giờ tất cả các buổi trưa và buổi tối trong tuần, thời
gian cụ thể là: Sáng từ 7h45 đến 11h30; Trưa từ 11h30 đến 13h30; Chiều và tối từ
13h30 đến 21h30 [H9.09.02.04].
Trung tâm Thông tin-Thư viện đang quản lý và phục vụ 114.010 đầu tài liệu với
khoảng gần 289.100 bản in gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau (Tiếng Việt, Anh, Đức,
Nga, Trung Quốc,...) cho tất cả các loại hình tài liệu như sách, báo, tạp chí, luận án,
luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu. Không chỉ vậy, Trung tâm đã xây dựng
được một hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử với 15.257 biểu ghi thư mục; 15.379 luận án,
luận văn đã được số hóa trên phần mềm Libol 8.0, 140 băng cassette, 85 băng video;
7.350 đĩa CD, phần mềm học tiếng Anh, cơ sở dữ liệu tạp chí Việt, cơ sở dữ liệu đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước Việt Nam…đảm bảo phục vụ các hệ đào
tạo của trường [H9.09.02.05]. Năm 2018, nhà trường đầu tư khoản kinh phí
45.000.000 VNĐ/năm để mua thêm cơ sở dữ liệu Proquest Central gồm 24.000 xuất
bản phẩm định kỳ trên 40 cơ sở dữ liệu phổ biến. Từ năm 2017, Nhà trường đầu tư từ
150 triệu/năm đến 230 triệu/năm để mua thêm cơ sở dữ liệu điện tử Turnitin với tính
năng chính giúp kiểm tra nội dung trùng lặp trong bản thảo với nguồn cơ sở dữ liệu
của 60 tỉ trang web, 165 triệu công trình nghiên cứu từ hơn 590 nhà xuất bản học thuật
uy tín và 750 triệu bài luận sinh viên trên toàn cầu. Đặc biệt từ năm 2020 TT TT TV
còn được đầu tư mua thẻ bạn đọc đặc biệt phục vụ công tác nghiên cứu cho GV trong
trường[H9.09.02.06].
Hàng năm, Trung tâm Thông tin – Thư viện luôn có những thông báo công khai
gửi đến các đơn vị trong toàn trường về việc bổ sung tài liệu cũng như tài liệu đã mua
để cán bộ, sinh viên, học sinh trong toàn trường biết và tham khảo [H9.09.02.07;
H9.09.02.08]. Nhà trường cũng luôn dành một khoản kinh phí thường xuyên để đầu tư
mua tài liệu bổ sung (sách, báo, tạp chí) cho Trung tâm theo đề nghị bổ sung tài liệu
thực tế của các Khoa hàng năm [H9.09.02.09]. Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm
Thông tin – Thư viện đã bổ sung được 3.126 đầu sách với 8.359 bản; 494 đầu tạp chí
với 6.428 bản; 6.555 bản luận văn, luận án; 1.510 bản đề tài nghiên cứu khoa học và
13.350 tờ báo. Điều này, giúp cho tư liệu của thư viện ngày càng trở lên phong phú,
đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, giảng viên và người
học [H9.09.02.09], [H9.09.02.10].
Hiện nay, Trung tâm Thông tin - Thư viện có khoảng 90 máy tính với 4 máy chủ
được kết nối internet và cài đặt phần mềm hoạt động chuyên dụng [H9.09.02.02].
Trung tâm Thông tin – Thư viện điện tử được kết nối giúp quản lý và liên thông dữ
liệu để bạn đọc tìm kiếm tài liệu dễ dàng, nhanh chóng, chính xác. Bạn đọc có thể tra
cứu trực tiếp qua mạng LAN hoặc internet thông qua tên miền: http://lib.hnue.edu.vn
[H9.09.02.05]. Trung tâm thống kê và theo dõi việc sử dụng tài liệu thông qua phần
mềm Libol 8.0 của Công ty Công nghệ Tin học Tinh Vân (với 9 module được sử dụng
chính là:: Bổ sung, Biên mục, Bạn đọc, Lưu thông, Sưu tập số, OPAC, Định kì, ILL,
Quản lý) hoạt động đã tiết kiệm thời gian công sức của cán bộ thư viện. Những ấn
phẩm mới và những ấn phẩm được tra cứu nhiều nhất luôn được cập nhật trên phần
mềm tra cứu của Trung tâm Thông tin - Thư viện. Các phòng chức năng của Trung
tâm có thể dễ dàng thống kê số lượt bạn đọc và số lượt tài liệu được mượn, trả; cũng
như quản lý từng tài liệu sinh viên đã mượn [H9.09.02.05]. Từ năm 2015 đến năm
2019, trung bình mỗi năm có khoảng 960 lượt tài liệu được mượn [H9.09.02.10].
Công tác phục vụ bạn đọc luôn được chú trọng, bên cạnh các kho đóng, Trung
tâm đã tổ chức các kho phục vụ theo hình thức mở để người đọc được trực tiếp vào
kho lựa chọn tài liệu, hình thức phục vụ này không những tiết kiệm được thời gian tra
tìm tài liệu mà còn kích thích hứng thú của bạn đọc. Phòng đọc đa phương tiện cũng
đã thu hút được một số lượng lớn bạn đọc đến sử dụng các thiết bị, các dạng tài liệu
điện tử cho mục đích học tập nghiên cứu. Tổng số lượt bạn đọc đến thư viện trong 5
năm gần đây là 901.177 lượt [H9.09.02.11].
Hệ thống thư việc cũng đáp ứng được đầy đủ sách phục vụ cho ngành GDTC,
ngoài những sách chung, sách của các môn chuyên ngành GDTCcũng được thư viện
cung cấp tương đối đầy đủ [H9.09.02.07].
Hàng năm, TT TT-TV có lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan
về các nguồn học liệu và chất lượng phục vụ của TT TT-TV. Nhìn chung, giảng viên,
người học cơ bản hài lòng về mức độ đáp ứng của hệ thống thư viện của Nhà trường
[H9.09.02.12].
2. Điểm mạnh
Trung tâm TT-TV của Trường có đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng
Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng cơ bản nhu cầu cho người học và giảng viên. Giảng
viên và người học có thể tra cứu tài liệu trực tuyến, truy cập và tải về cơ sở dữ liệu của
Nhà trường, các thư viện trong và ngoài nước.
3. Điểm tồn tại
+ Số lượng Tài liệu số chưa nhiều, do còn cản trở các luật bản quyền
+ Các tài liệu điện tử chưa được bổ sung đều đặn do hạn chế về nguồn kinh phí
+ Các kết nối, chia sẻ tài liệu chưa có hệ thống do kỹ thuật và yêu cầu của phần
mềm chưa tương thích
+ Cần tăng cường bổ sung các giáo trình điện tử để thuận tiện cho việc nghiên
cứu, học tập của sinh viên.
+ Tăng cường kết nối với giảng viên trong việc cung cấp các bài giảng môn học
khi chưa có giáo trình điện tử
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị,
Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung người
thực hiện
thực hiện
Bổ sung nguồn tài liệu, giáo trình, Khoa Từ năm học
tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập GDTC 2022 - 2023
cho ngành GDTC trên trang web của
Khắc phục
1 Khoa.
tồn tại
Tăng cường bổ sung nguồn tài liệu
phục vụ cho công tác đào tạo đặc
biệt là tài liệu tiếng nước ngoài.
Phát huy Phát huy nguồn tài liệu sách, luận Khoa Từ năm học
2 điểm văn, khóa luận tốt nghiệp đa dạng. GDTC 2022 - 2023
mạnh
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 9.3. Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được
cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
1. Mô tả
Nhà trường có khu tập luyện rất tốt (Sân vận động (tiêu chuẩn), nhà thi đấu (tiêu
chuẩn) phục vụ đào tạo và nghiên cứu với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ và hiện
đại… [H9.09.03.01].. Ngoài khu tập luyện TDTT, nhà trường cũng quan tâm đến việc
đầu tư các phòng thực hành giảng dạy cho sinh viên tại trung tâm NC&PT Nghiệp vụ
Sư phạm với các thiết bị hiện đại để phục vụ việc thực hành giảng dạy của sinh viên
như hệ thống phòng học chuẩn, bàn ghế dễ tiếp cận, máy chiếu, bảng phấn, bảng
viết…[H9.09.03.02]. Đối với các môn chung có thực hành (học phần Tin học đại
cương và Ngoại ngữ) của SV năm thứ nhất và thứ 2 (trong đó sinh viên của Khoa
GDTC sử dụng), Nhà Trường đã đầu tư đầy đủ các phòng thực hành tin học (14 phòng
tại tầng 5 và tầng 8 nhà K1) và các phòng thực hành tiếng (5 phòng từ tầng 8 đến tầng
11 nhà K1). Các phương tiện học nêu trên đều có trang thiết bị phù hợp như hệ thống
máy tính có kết nối internet (435 bộ), máy chủ, hệ thống máy chiếu (18 bộ), hệ thống
âm thanh-video-loa đài (đủ cho 14 phòng thực hành) và các phần mềm cơ bản phục vụ
đào tạo (MS Windows 10, MS. Office 2010, Unikey) [H9.09.03.03].
Hằng năm, nhà trường đều tiến hành lấy phiếu khảo sát của người học về công
tác giảng dạy của giảng viên và khảo sát về khoa ngành học để làm cơ sở cho việc
đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu của Khu thực hành tập
luyện thể thao và các trang thiết bị. Nhà trường luôn coi trọng các ý kiến đánh giá của
người học [H9.09.03.04] và các bên liên quan [H9.09.03.05] về mức độ hài lòng đối
với hệ thống phương tiện nghề, phương tiện học các trang thiết bị phục vụ đào tạo.
Với đặc thù đào tạo giáo viên GDTC khoa GDTC luôn được sự tạo điều kiện của
BGH, các phòng ban chức năng đầu tư rất lớn cho cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của
khoa, Khoa được sử dụng Nhà thi đấu đa năng hiện đại, sân vận động tiêu chuẩn tốt và
đẹp nhất trong các trường đại học ở khu vực Hà Nội, CSVC hàng năm đều được mua
sắm mới và sửa chữa bảo dưỡng, duy tu đảm bảo tốt cho công tác tổ chức đào tạo và
các hoạt động phục vụ cộng đồng của nhà trường. Khoa với chức năng nhiệm vụ được
quản lý và sử dụng sân vận động, nhà thi đấu nên khoa có kế hoạch sử dụng, hồ sơ
theo dõi, quản lý, nội quy, các kế hoạch nâng cấp, sửa chữa [H9.09.03.06;
H9.09.03.07; H9.09.03.08; H9.09.03.09].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Khu thực hành dành cho giảng dạy và tập luyện thể thao và trang
thiết bị hiện đại và được mua sắm, cải tạo và làm mới với chất lượng rất tốt để hỗ trợ
các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
3. Điểm tồn tại
Việc quản lý, bố chí thời gian cho Nhà thi đấu và sân vận động chưa được hợp
lý.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị,
Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung người thực
thực hiện
hiện
1 Khắc Đề xuất Trường Đại học Sư Phạm cho Khoa Năm học
phục tồn mua trang thiết bị học tập tốt hơn cho GDTC, 2022-2023
tại sinh viên ngành GDTC Trường
ĐHSPHN
Tiếp tục đảm bảo phòng làm việc,
Phát huy phòng học, khu thực hành tập luyện
Trường Năm học
2 điểm các môn thể thao được bố trí hợp lý và
ĐHSPHN 2022-2023
mạnh đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà
trường
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 9.4. Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả hạ tầng cho học tập
trực tuyến) phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên
cứu.
1. Mô tả
Hiện tại Nhà trường có 1023 máy tính để bàn và máy tính xách tay, trong đó có
883 máy tính ở thư viện, ở các khoa và các bộ môn nhằm phục vụ quản lý, đào tạo và
nghiên cứu khoa học, 140 máy tính ở các phòng ban và ban quản lý kí túc nhằm phục
vụ công tác quản lý. Tại thư viện có 120 máy phục vụ tra cứu, học tập của bạn đọc.
Nhà trường có 15 phòng máy đặt tại nhà K1 với tổng số 396 máy tính phục vụ đào tạo
tập trung các môn như tiếng Anh, tin học và học trực tuyến. [H9.09.04.01]
Nhà Trường đã đầu tư kinh phí để xây dựng mạng lưới CNTT hiện đại và đồng
bộ. Tất cả các giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu, thư viện và kí túc xá
đều có mạng Internet với tốc độ 2Gbps [H9.09.04.02], [H9.09.04.03]. Nhà Trường nói
chung và khoa GDTC nói riêng đều có website, các cổng thông tin trên hệ thống
website đã hỗ trợ phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các
công tác khác của nhà trường [H9.09.04.04]. Để vận hành hệ thống cổng thông tin
điện tử và mạng internet đồng bộ và thông suốt, Nhà Trường đã đề ra các quy chế hoạt
động của cổng thông tin điện tử [H9.09.04.05], quy chế quản lý hệ thống mạng và sử
dụng dịch vụ mạng của Trường [H9.09.04.06]. Bên cạnh đó, để chuyên nghiệp hóa
công tác đào tạo, Nhà Trường đã đầu tư kinh phí mua phần mềm phục vụ công tác
quản lý, học tập. Nhà trường sử dụng phần mềm Unisoft-Thiên An để quản lý đào tạo
tín chỉ [H9.09.04.07]. Không chỉ đối với người học, Nhà trường cũng đã sử dụng phần
mềm để quản lý giờ dạy/giờ NCKH/các nhiệm vụ khác của giảng viên
(https://qlnt.hnue.edu.vn/Account/Login). Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng
cao, nhà trường đã xây dựng kho học liệu học trực tuyến https://olm.vn/ với các bài
giảng do giảng viên của Trường biên soạn, bám sát theo chương trình từ lớp 1 đến lớp
12 của Bộ GD&ĐT và mới đây nhà trường đã cho truy cập miễn phí kho học liệu này.
Nhà trường cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ học trực tuyến, Người học có
thể học online qua hệ thống học trực tuyến của trường tại địa chỉ :
http://lms.hnue.edu.vn và cst.hnue.edu.vn. Cũng qua hệ thống học trực tuyến này, nhà
trường đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ các tỉnh và đào tạo trực tuyến cho
sinh viên trong trường. Đồng thời với đó là tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ đào
tạo trực tuyến cho các khoa và bộ môn, nhằm khuyến khích cán bộ giảng viên áp dụng
CNTT trong đào tạo.
Cổng thông tin điện tử của Trường ĐHSPHN tại địa chỉ hnue.edu.vn hoạt động
hiệu quả, nội dung phong phú; cập nhật đầy đủ các mặt hoạt động của Nhà trường.
Mọi thông tin về Nhà trường như công tác tuyển sinh, năng lực đào tạo, đội ngũ cán bộ
và cơ sở vật chất điều được chia sẻ đầy đủ trên cổng thông tin này [H9.09.04.04].
Người học có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết nhanh chóng và thuận lợi. Cũng trên
cổng thông tin này, mỗi cán bộ được cấp một không gian riêng (có tài khoản và
password) để cập nhật thông tin cá nhân, và chia sẻ tài liệu giảng dạy với đồng nghiệp
và sinh viên Ngoài ra, Nhà trường cũng dành một server riêng truy cập nội bộ tại địa
chỉ http:\\10.1.1.88 cho phép sinh viên và giảng viên lưu trữ và chia sẻ dữ liệu chung.
Để thuận tiện cho công tác quản lý và sử dụng trang thông tin điện tự, và hệ thống
mạng, trường cũng đã có các quy định cụ thể cho các hoạt động tại trang thông tin điện
tử và hệ thống mạng, dịch vụ mạng của trường [H9.09.04.08].
Khoa GDTC có trang thông tin điện tử với đầy đủ nội dung và giao diện đẹp,
thông tin về Cơ sở vật chất Khoa, lý lịch khoa học của cán bộ giảng viên, cơ cấu khoa,
các bài viết, thông báo và nguồn tư liệu cũng như các thông tin tuyển sinh. Trang web
của Khoa được thường xuyên cập nhật và giao cho một nhóm cán bộ quản lý tại địa
chỉ http://gdtc.hnue.edu.vn/. [H9.09.04.04]
Nhà Trường cũng đã thành lập Trung tâm CNTT để làm công việc chuyên trách
quản lý CNTT cho cả trường [H9.09.04.09; H9.09.04.10]. Để duy trì hoạt động của hệ
thống trang thiết bị CNTT hiện có, Nhà Trường luôn có thông báo để khuyến nghị các
đơn vị kiểm tra, rà soát và đề xuất duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng
về CNTT để hỗ trợ phục vụ tốt nhất hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Để hệ thống CNTT hoạt động ổn định, an toàn, Nhà Trường đã đầu tư kinh phí
mua các phần mềm có bản quyền, phân mềm bảo vệ hệ thống và đầu tư mua mới, nâng
cấp hệ thống CNTT hiện có [H9.09.04.11], đồng thời lên kế hoạch xây dựng dự án
phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của Nhà Trường [H9.09.04.12].
Kết quả khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người học về mức độ đáp ứng của hệ
thống máy tính (HTMT) phục vụ học tập và NCKH trong 3 năm gần đây cho thấy:
năm 2019 – 78,5%, năm 2020 – 72,9% và năm 2021 – 88.9% sinh viên hài lòng và
đánh giá tốt về mức độ đáp ứng của hạ tầng CNTT 159 với nhu cầu học tập và NCKH
của sinh viên [H9.09.04.13]. Kết quả khảo sát lấy ý kiến giảng viên về hệ thống máy
tính của trường năm 2019 cho thấy có khoảng 64,4% giảng viên được hỏi là hài lòng
và đánh giá tốt về HTMT, có đến 7,7% số GV được hỏi không đồng ý và hoàn toàn
không đồng ý về mức độ đáp ứng của HTMT [H9.09.04.13].
2. Điểm mạnh
Hệ thống công nghệ thông tin của nhà trường đồng bộ, hiện đại. Các hoạt động
giảng dạy, học tập, NCKH và quản lí của Nhà trường được tin học hóa sử dụng hệ
thống thông tin điện tử và các phần mềm chuyên dụng. Sinh viên và cán bộ giảng viên
có thể dễ dàng tiếp cận mạng internet, dữ liệu trực tuyến, làm thủ tục và đăng ký tín
chỉ qua mạng.
3. Điểm tồn tại
Tốc độ wifi chung của trường vẫn còn chậm, có lúc, có khi chưa đáp ứng hoàn
toàn nhu cầu truy cập của người dùng trong giảng dạy và nghiên cứu.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị,
Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung người
thực hiện
thực hiện
Bảo trì khắc phục các trục trặc của Khoa 2022-2023
phần mềm quản lý dạy học, xây dựng, GDTC
nâng cấp đường truyền internet để SV Trường
Khắc phục
1 dễ dàng trong việc đăng ký học. ĐHSPHN
tồn tại
Đa dạng hoá các phần mềm soạn thảo Trường 2022-2023
bài giảng và kỹ thuật giảng dạy trực ĐHSPHN
tuyến
Phát huy Tiếp tục duy trì Hệ thống công nghệ Trường 2022-2023
2 điểm thông tin của nhà trường đồng bộ, ĐHSPHN
mạnh hiện đại…
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 9.5. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định
và triển khai có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật.
1. Mô tả
Nhà Trường luôn tiếp nhận và triển khai hiệu quả các văn bản chính sách của
nhà nước, các bộ ngành nhằm bảo vệ an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường tại các
giảng đường, PTN, phòng nghiên cứu, các khu làm việc cũng như tại KTX
[H9.09.05.01]. Trên cơ sở tiếp thu tinh thần chỉ đạo của các cấp, nhà Trường đã ban
hành các nội quy, quy định về an toàn sức khỏe và môi trường làm việc cho cán bộ,
GV, người học và các bên liên quan, bên cạnh các quy định chung của nhà Trường,
Khoa GDTC cũng ban hành nội quy, quy định cụ thể cho từng khu vực giảng dạy làm
việc (Sân vận động, nhà thi đấu, văn phòng làm việc của khoa) [H9.09.05.02]. Nhà
Trường cũng ban hành quy định các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn vệ sinh lao động
[H9.09.05.03], quy định về phòng cháy chữa cháy [H9.09.05.04].

Để đảm bảo an ninh trật tự, Nhà Trường đã có Phòng bảo vệ được thành lập và
hoạt động theo quy định của Chính phủ và Bộ công an [H9.09.05.05], cán bộ phòng
bảo vệ được phân công túc trực 24/24 nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản
cho các phòng làm việc, PTH, phòng nghiên cứu, các khu giảng đường, KTX, sân vận
động, NTĐ [H9.09.05.06], [H9.09.05.07]. Lực lượng bảo vệ cũng luôn được bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
[H9.09.05.08]. Không chỉ chủ động trong công việc của mình, Phòng Bảo vệ đã có
liên kết, phối hợp tốt với Công an Phường Dịch Vọng Hậu trong công tác bảo đảm an
ninh của khu vực [H9.09.05.09]. Nhờ những thành tích này mà Phòng bảo vệ đã nhận
được nhiều giấy khen của chính quyền và công an địa phương [H9.09.05.10].

Nhằm thực hiện tốt các quy định về an toàn phòng chữa cháy nổ, Nhà Trường
đã ban hành các quy định phòng cháy chữa cháy [H9.09.05.04], thành lập Ban chỉ đạo
phòng cháy chữa cháy [H9.09.05.11], đội phòng cháy chữa cháy [H9.09.05.12] và ban
hành các phương án chữa cháy cơ sở, có chuyển giao công nghệ phòng cháy chữa
cháy [H9.09.05.13]. Các khu giảng đường, KTX, PTH, PTN, NTĐ và Phòng nghiên
cứu đều có cửa thoát hiểm, có bình cứu hỏa [H9.09.05.14], hàng năm Nhà Trường đều
phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy
[H9.09.05.15], nhằm nâng cao nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cán bộ và SV,
Nhà Trường cũng thường xuyên cử cán bộ, SV tham gia các lớp tập huấn phòng cháy
chữa cháy [H9.09.05.16]. Bên cạnh các hoạt động thường nhật, trong các dịp nghỉ lễ
tết, Nhà Trường luôn có các thông báo hướng dẫn các đơn vị đảm bảo an ninh, phòng
chống cháy nổ [H9.09.05.17].

Nhà Trường cũng đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cán bộ GV và người học. Nhà Trường đã thành lập trạm y tế, đồng
thời có những quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của trạm y tế [H9.09.05.18],
[H9.09.05.19]. Các cán bộ y tế luôn được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
[H9.09.05.20], ngoài lịch trực cố định, trạm y tế còn bố trí cán bộ trực thêm ngoài giờ
để duy trì chế độ trực ban 24/24 nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ GV và
người học [H9.09.05.21]. Bên cạnh đó nhằm kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho cán
bộ, định kì hàng năm Trường đều tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức
[H9.09.05.22]. Đối với SV thì Nhà Trường ra thông báo về việc lập danh sách tham
gia bảo hiểm y tế bắt buộc cho cán bộ và SV [H9.09.05.23].

Bên cạnh đó những chính sách về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường
cũng được Nhà Trường nghiêm túc triển khai. Nhà Trường đã thành lập Ban an toàn
vệ sinh lao động [H9.09.05.24], ban hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động
[H9.09.05.03], kí hợp đồng với dịch vụ vệ sinh để thường xuyên thu dọn vệ sinh các
khu giảng đường, KTX, PTN, NTĐ và Phòng nghiên cứu [H9.09.05.25],
[H9.09.05.26], ngoài ra để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường của các khu làm việc,
Nhà Trường cũng thường xuyên có thông báo và tổ chức phun thuốc phòng dịch bệnh,
thông báo an toàn vệ sinh phòng bệnh trong đợt dịch Covid-19 [H9.09.05.27] và có
những biên bản kiểm tra giám sát công tác vệ sinh trường học cũng như báo cáo định
kì [H9.09.05.28].

Đối với những tòa nhà cũ (xây từ trước năm 2000) thì không có những lưu ý hỗ
trợ người khuyết tật. Những khu nhà mới xây, Nhà Trường có chú trọng đến vấn đề
bằng việc bố trí thang máy ví dụ như nhà K, nhà D, nhà V, nhà hiệu bộ, khu KTX
A12. Ở một số ngôi nhà như nhà K và KTX A12, xe lăn của người khuyết tật có thể dễ
dàng đi vào cầu thang máy [H9.09.05.29]. Tuy nhiên nhìn chung vấn đề này vẫn còn
nhiều hạn chế.

Ngoài các vấn đề nêu trên, vấn đề thu gom và xử lý hóa chất sau khi thực hành
thí nghiệm cũng chưa có các quy định cụ thể, quy chế chung cho toàn trường mà mới
chỉ là các biện pháp thu gom tạm thời ở các PTN.

Khoa GDTC đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của cán bộ GV và SV về vấn đề
an toàn, vệ sinh các khu giảng đường NTĐ, an toàn phòng chống cháy nổ và tư vấn
chăm sóc sức khỏe. Kết quả cho thấy: theo thang đánh giá 5 bậc từ không hài lòng
(mức 1) đến rất hài lòng (mức 5), có 30% GV và 35% người học chọn mức 4 (Hoàn
toàn hài lòng) và 70% GV và 65% người học chọn mức 5 (Rất hài lòng) với đánh giá
“Các khu giảng đường, NTĐ và SVĐ tại khoa luôn đáp ứng vệ sinh sạch sẽ và an
toàn” [H9.09.05.30]

2. Điểm mạnh
Nhà trường quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, sức khỏe và an toàn cho
cán bộ và sinh viên; có phòng y tế độc lập phục vụ tốt nhu cầu y tế của cán bộ và sinh
viên.
3. Điểm tồn tại
Một số toà nhà xây dựng trước đây chưa có phòng vệ sinh riêng và đường dành
riêng cho người khuyết tật.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời
TT Mục tiêu Nội dung người gian thực
thực hiện hiện
Xây dựng phòng vệ sinh riêng và dành Trường 2022-
Khắc phục
1 riêng cho người khuyết tật tại các tòa ĐHSPHN 2023
tồn tại
nhà chưa có
2 Phát huy - Tiếp tục thực hiện giám sát đảm bảo Phòng bảo 2022-
điểm môi trường, sức khỏe và an toàn trong vệ và Trạm 2023
toàn trường. y tế
mạnh - Tiếp tục tham gia các lớp tập huấn về Trường
đảm bảo công tác an ninh trường học ĐHSPHN
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7
Kết luận về Tiêu chuẩn 9
Nhà trường cung cấp đầy đủ hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng
chức năng với các trang thiết bị phù hợp. Các phòng học liên quan tới các học phần
đặc thù như Sân vận động, Nhà thi đấu, Sân đa năng. Công tác sửa chữa, mua mới
luôn được cập nhật hàng năm tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của
giảng viên và sinh viên.Trung tâm thông tin thư viện trường và Phòng tư liệu khoa có
nguồn tài liệu đa dạng, phù hợp và thường xuyên được cập nhật các tài liệu tham khảo
cả bản cứng và bản mềm nhằm giúp cho việc tra cứu và khai thác tài liệu của cán bộ
và sinh viên được hiệu quả. Các tài liệu chuyên ngành của khoa cũng được đưa lên hệ
thống chung của trường nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu đa dạng của sinh viên.
Các cán bộ phụ trách đều là những cán bộ có chuyên môn nên theo sát được lịch
học thực hành của sinh viên cũng như nắm được tình hình cơ sở vật chất để có những
cập nhật kịp thời. Hệ thống công nghệ thông tin của nhà trường được trang bị đầy đủ,
hiện đại để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, nhà trường chú
trọng đầu tư cho hệ thống này, phục vụ kịp thời cho công tác đào tạo trực tuyến. Nhà
trường đã đáp ứng đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo các tiêu chuẩn về
môi trường, sức khỏe và an toàn. Không chỉ thực hiện theo các quy định và hướng dẫn
của Bộ/ngành liên quan mà Nhà trường còn xây dựng thêm các tiêu chí cụ thể cho các
khu vực trong trường, đáp ứng đầy đủ các công tác kiểm tra. Bên cạnh đó, Nhà trường
còn tham gia tập huấn, tổ chức định kì các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo môi
trường, sức khỏe và an toàn.
Phòng làm việc của khoa chưa được số hóa đồng bộ; Tốc độ wifi chung của
trường vẫn còn chậm, có lúc, có khi chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu truy cập của
người dùng.
Đánh giá tiêu chuẩn 9:
Thang đánh giá
Tiêu chuẩn 9
Chưa đạt Đạt
      
Tiêu chí 9.1 X
Tiêu chí 9.2 X
Tiêu chí 9.3 X
Tiêu chí 9.4 X
Tiêu chí 9.5 X
Điểm tiêu chuẩn 4.8

Tiêu chuẩn 10. Nâng cao chất lượng

Tiêu chí 10.1: Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan được sử
dụng làm căn cứ để thiết kế và phát triển chương trình dạy học

1. Mô tả

CTĐT CNGDTC được xây dựng theo quy định đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT
[H10.10.01.01]. Khoa Giáo dục thể chất đã kết hợp với Nhà trường tiến hành rà soát,
điều chỉnh CTĐT nhằm đảm bảo tính hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện của Nhà
trường về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, GV, đáp ứng nhu cầu của xã hội và khả
năng làm việc của SV sau khi tốt nghiệp [H10.10.01.02], [H10.10.01.03].

Trường và Khoa có hệ thống thu thập thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực khi
thiết kế CTDH và phản hồi từ các bên liên quan (gồm chuyên gia, cán bộ quản lý, GV,
nhân viên, NH, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà sử dụng lao động và
NH đã tốt nghiệp). Cụ thể như sau: TT ĐBCL (trước đây là TT ĐBCL và Khảo thí) là
đơn vị đầu mối để thu thập thông tin phản hồi từ phía các bên liên quan (cựu sv, nhà
khoa học chuyên môn, GV, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, nhà tuyển dụng lao động...) để làm cơ sở tham mưu cho Nhà trường trong
công tác ĐBCL [H10.10.01.04; H10.10.01.05].

Năm 2021, Trường ĐHSPHN đã ban hành Hướng dẫn quy trình lấy ý kiến phản
hồi các bên liên quan, gồm: Đối tượng lấy ý kiến phản hồi; Nội dung lấy ý kiến phản
hồi; Công cụ thực hiện và phương pháp thu thập thông tin. Các phản hồi từ các bên
liên quan giúp Nhà trường đánh giá hiện trạng các hoạt động đảm bảo chất lượng nội
bộ; Giúp Nhà trường có cơ sở để nhận xét, đánh giá hiệu quả công tác quản lý và các
hoạt động đào tạo để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng; Đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục cũng như chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xậy
dựng và phát triển văn hóa Nhà trường [H10.10.01.06]. Hướng dẫn quy trình lấy ý
kiến phản hồi các bên liên quan gồm 7 bước cụ thể như sau (Hình 10.1).
Hình 10.1. Quy trình hoạt động của hệ thống thu thập thông tin phản hồi

Trung tâm thực hiện lấy ý kiến của SV về chất lượng giảng dạy học phần cuối
mỗi kỳ, lấy ý kiến của nhà khoa học chuyên môn, GV, nhà tuyển dụng thông, cựu SV
về CTĐT, lấy ý kiến của SV năm cuối về chất lượng khóa/ngành đào tạo, lấy ý kiến
của người học đối với đội ngũ phục vụ (cán bộ hành chính) [H10.10.01.07],
[H10.10.01.08], [H10.10.01.09], [H10.10.01.10], [H10.10.01.11].
Việc rà soát, điều chỉnh CTĐT, CTDH, CĐR được thực hiện theo quy trình cụ
thể, trong đó có bước khảo sát hoặc tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến của các bên liên
quan, thực hiện thu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan để xây dựng và phát
triển CTDH thông qua sự phối hợp giữa TTĐBCL cùng với Khoa [H10.10.01.02],
[H10.10.01.03].
Về cấp Khoa, theo quyết định về quy chế tổ chức, hoạt động, chức năng và
nhiệm vụ của Khoa ban hành năm 2016 thì cán bộ đảm nhận vị trí công việc là công
tác quản lý SV có nhiệm vụ phối hợp với TT ĐBCL trong việc thực hiện các khảo sát
định kì về GV, nhân viên hành chính, dịch vụ tiện ích trong trường, CTĐT, tình hình
việc làm của cựu sv… [H10.10.01.12].
Ngoài ra, trong các đợt SV đi thực tập sư phạm, Khoa cũng kết hợp lấy thông
tin phản hồi từ các bên liên quan thông qua trao đổi, phỏng vấn. Bên cạnh đó, trong 2
năm gần đây, 2019 và 2020, Trường tổ chức Tọa đàm trực tiếp với SV để lắng nghe
các tâm tư, nguyện vọng từ phía SV để có các điều chỉnh kịp thời [H10.10.01.13].
Việc lấy ý kiến phản hồi và các góp ý được trường, khoa tiến hành bằng các
biện pháp: sử dụng bảng hỏi (đối với SV, cựu người học); đối thoại trao đổi với các
nhà tuyển dụng. Phương pháp lấy ý kiến phản hồi người học về CTĐT, CTDH được
thực hiện một cách có hệ thống, khoa học, được điều chỉnh và cải tiến sau mỗi lần thực
hiện trong các cuộc họp tổng kết của khoa và TT. Việc lấy ý kiến nhà tuyển dụng cũng
đã được tiến hành hàng năm, tuy chưa mang tính chủ động, chưa có các tiêu chí và các
yêu cầu cụ thể từ phía khoa, nhà trường.
CTDH được định kì rà soát, bổ sung và điều chỉnh có tham khảo ý kiến phản
hồi của, GV (các chuyên gia trong lĩnh vực GDTC), nhà tuyển dụng, SV các khóa và
cựu SV. Điều đó giúp cho việc thu thập thông tin có hiệu quả cao; độ tin cậy của bộ
công cụ trên các mẫu lấy ý kiến các bên liên quan được đảm bảo do hệ số tin cậy alpha
nằm trong mức cao và rất cao (từ 0,85 đến 0,96) [H10.10.01.07].
Nhà trường đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phản hồi về chất lượng học phần và
hoạt động giảng dạy của GV để thu thập thông tin nhằm đánh giá chất lượng CTĐT
định kỳ. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV năm cuối về khóa ngành đào tạo. Hoạt
động tiếp nhận thông tin phản hồi và nhu cầu các bên liên quan là căn cứ để Nhà
trường và Khoa thiết kế và phát triển CTDH nhằm nâng cao chất lượng CTĐT nói
chung, CTDH nói riêng, phương pháp tổ chức đào tạo để SV ra trường đáp ứng tốt
thực tế và nhu cầu thị trường. Hoạt động lấy ý kiến phản hồi được tiến hành qua hệ
thống Phiếu khảo sát trực tiếp (đối với SV đang học) và qua kênh liên lạc của cựu
người học như email, facebook và điện thoại (đối với cựu SV) [H10.10.01.07],
[H10.10.01.08], [H10.10.01.09], [H10.10.01.10].
Các thông tin phản hồi thu được là căn cứ để khoa thiết kế, rà soát, điều chỉnh
và phát triển CTDH- CTĐT theo qui định 2 năm 1 lần [H10.10.01.13],
[H10.10.01.14].
Trong lần khảo sát các bên liên quan tới việc điều chỉnh CTĐT năm 2019,
Khoa Giáo dục thể chất đã tổ chức hội thảo dành cho các giảng viên trong Khoa vào
ngày 18 tháng 5 năm 2018 để đánh giá CTĐT Cử nhân Sư phạm Giáo dục thể chất
[H10.10.01.14]. Trong buổi hội thảo này, các giảng viên cho rằng, trên thực tế, sinh
viên tốt nghiệp còn yếu về năng lực chuyên môn khối học vấn năng lực sư phạm. Tiếp
thu các ý kiến này, so với CTĐT năm 2015, trong CTĐT năm 2019 khối học vấn đào
tạo năng lực sư phạm đã tăng thêm 3 tín chỉ (từ 32 tín chỉ thành 35 tín chỉ)
[H10.10.01.16; H10.10.01.17].
CTĐT 2019 được chỉnh sửa theo khung CĐR chung của nhà trường và đáp ứng
nhu cầu đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất cũng như nhu cầu học văn bằng kép của
SV các ngành đào tạo SP khác với và đề xuất như sau: tổng số TC cho CTĐT
CNGDTC vẫn là 135 TC, được phân bố như sau: khối học vấn chung: 34 TC (chiếm tỉ
lệ ≈ 25 %), khối học vấn chuyên ngành: 66 TC (tỉ lệ ≈ 50 %), khối học vấn đào tạo và
rèn luyện năng lực Sư phạm: 35 % (tỉ lệ ≈ 25 %), trong đó thực tập Sư phạm là 7 TC,
tăng 1 TC so với CTĐT 2015 [H10.10.01.16]. Trong đó có một số môn mới xuất hiện
trong CTDH như nhập môn khoa học xã hội, Phát triển chương trình nhà trường/Triển
khai Chương trình giáo dục phổ thông trong nhà trường (Chọn 1 trong 2 học phần),
Thực hành dạy học tại trường sư phạm/Trải nghiệm hoạt động dạy học (Chọn 1 trong
2 học phần), tăng cường mã các học phần tự chọn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị
trường cũng như mong muốn của SV, cựu người học [H10.10.01.16; H10.10.01.17].
2. Điểm mạnh
Các kênh phản hồi được Trường sử dụng đa dạng: Phiếu khảo sát, hội nghị, đối
thoại, email, ý kiến chuyên gia. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan
được sử dụng làm cơ sở góp phần giúp Khoa, bộ môn rà soát, điều chỉnh và nâng cao
chất lượng CTĐT của ngành cũng như chất lượng CTDH. Nhà trường đã sử dụng
thông tin phản hồi để xây dựng, phát triển và điều chỉnh CTĐT nói chung và CTDH
nói riêng. Hoạt động lấy ý kiến SV về quá trình đào tạo được triển khai hàng năm.

3. Điểm tồn tại


Số lượng ý kiến phản hồi của nhà s dng lao ng , cựu người học còn chưa
nhiều. Chưa thực hiện thu thập ý kiến phản hồi từ chuyên gia nước ngoài.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người
tiêu hoặc hoàn
thực hiện
thành
1 Khắc - Tổ chức các hội thảo khoa học về thực TT ĐBCL, Từ năm
phục tập sư phạm của người học với các cơ sở phòng ĐT học 2022 -
tồn tại thực tập để đánh giá nhu cầu thực tế của Các Khoa, 2023
CTĐT theo CĐR bộ môn
2 Phát huy -Tiếp tục thu thập thông tin phản hồi từ TT ĐBCL Từ năm
điểm SV Phòng ĐT học 2022 -
mạnh - Duy trì họp HĐKH Trường/Khoa thường Khoa 2023
xuyên
- Thường xuyên rà soát CTĐT
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Tiêu chí 10.2: Việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được thiết lập,
đưọc đánh giá và cải tiến
1. Mô tả
CTDH, CTĐT CNGDTC theo học chế TC được thiết kế căn cứ vào vào CĐR
được ban hành năm 2009 và theo một qui trình chặt chẽ từ khâu thiết kế cho đến phát
triển, thẩm định, thực hiện, giám sát và điều chỉnh chương trình gắn liền với sứ mạng,
tầm nhìn chiến lược, mục tiêu của Trường và nhiệm vụ được giao và đảm bảo đúng
yêu cầu của Bộ GD&ĐT [H10.10.02.01, H10.10.02.02, H10.10.02.03, H10.10.02.04].
Căn cứ theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16
tháng 04 năm 2015 về Ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu
về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của
giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngày 06 tháng 9 năm 2017 Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở
ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại
học; Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành theo Quyết định số 9779/QĐ-ĐHSPHN-
ĐT ngày 07 tháng 12 năm 2017, ngày 14 tháng 10 năm 2019, Trường ĐHSPHN đã
ban hành Hướng dẫn qui trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ đại
học Trường ĐHSPHN. Quy trình thiết kế và phát triển CTDH theo Hướng dẫn Số:
486b/HD-ĐHSPHN ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
[H10.10.02.05].
Căn cứ theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
16 tháng 04 năm 2015 về Ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu
cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo
của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo
trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngày 06 tháng 9 năm 2017 Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ
tục mở ngành đào tạo và định chi tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo
trình độ đại học, ngày 26 tháng 10 năm 2020 Trường ĐHSPHN đã ban hành hướng
dẫn Số: 432b/HD-ĐHSPHN, về Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương
trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chương trình Bồi dưỡng của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. [H10.10.02.05].
Căn cứ theo Thông tư 22/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
06 tháng 9 năm 2017 Ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo
và định chi tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học; Thông tư
17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22 tháng 06 năm 2021 Quy
định về chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình
đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, ngày 24 tháng 9 năm 2021, Trường
ĐHSPHN đã ban hành Hướng dẫn Số: 425b/HD-ĐHSPHN, về Quy trình xây dựng,
thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục và chương trình
Bồi dưỡng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [H10.10.02.05]. Các bước của các quy
trình này gồm:
Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/ chuyên
ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp
ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và
yêu cầu về năng lực người học đạt c sau khi tốt nghiệp.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của CTĐT;
Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của CTĐT, xây dựng
CTĐT đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra;
Bước 4: Đối chiếu, so sánh với CTĐT cùng trình độ, cùng ngành/ chuyên ngành
của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn thiện CTĐT;
Bước 5: Thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo CTĐT đã xác định;
Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của GV, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ
sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao dộng liên quan và người đã
tốt nghiệp (nếu có) về CTĐT;
Bước 7: Hoàn thiện dự thảo CTĐT trong cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các
bên liên quan và trình Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét tiến
hành các thủ tục thẩm định và áp dụng;
Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình môn học và
phương pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành và yêu
cầu của việc sử dụng lao động.
Năm 2017, Nhà trường đã ra công văn yêu cầu các Khoa, bộ môn trực thuộc
trường rà soát CĐR và CTĐT [H10.10.01.02]. Khoa cũng đã chủ động rà soát CTDH
thường xuyên 2 năm 1 lần dựa trên ý kiến của GV, cán bộ quản lí, SV, cựu SV, giáo
viên giảng dạy Giáo dục thể chất ở trường phổ thông về nội dung các học phần trong
CTDH, để từ đó có cơ sở chỉnh sửa CTDH ở mỗi học phần cho phù hợp hơn với điều
kiện thực tế và kết quả ý kiến góp ý của các bên liên quan và những điều chỉnh của
CTDH được qua các năm được thể hiện ở Bảng 10.1 [H10.10.02.06, H10.10.02.07].
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT năm 2017, nhà trường đã ra công văn yêu cầu
các Khoa, bộ môn trực thuộc trường rà soát CĐR và CTĐT [H10.10.02.06].
Bảng 10.1. Ý kiến góp ý và những điều chỉnh trong CTDH
Năm Ý kiến góp ý của các bên liên quan Hoạt động điều chỉnh CTDH

2016 - Cựu SV: Ở mỗi môn học, giáo viên - Nội dung các học phần đều bổ
nên liên kết các kiến thức liên quan sung những kiến thức liên quan
đến GD phổ thông. đến phổ thông.

2018 - Cựu SV: Cần cập nhật tài liệu học - Cập nhật tài liệu học tập và tài
tập và tài liệu tham khảo ở mỗi học liệu tham khảo ở mỗi học phần.
phần.
- Các học phần cải tiến nội dung
- Giáo viên phổ thông: Ở mỗi học để phù hợp hơn với việc đổi mới
phần nên gắn liền hơn nữa với định toàn diện chương trình phổ
hướng phát triển năng lực người học thông bắt đầu thực hiện từ năm
đặc biệt là với việc đổi mới chương 2020, đặc biệt là theo hướng tích
trình giáo dục phổ thông, đặc biệt là hợp các môn khoa học xã hội.
theo hướng tích hợp các môn khoa
học tự nhiên.

Năm 2019, Nhà trường và Khoa đã tiến hành thiết kế và xây dựng CTDH theo
đúng như quy trình trên của BGDĐT [H10.10.02.02]. Căn cứ trên kết quả phản hồi của
người học, cựu người học và các bên liên quan [H10.10.01.08, H10.10.01.09] năm
2019, Nhà trường và Khoa đã tiến hành thiết kế và xây dựng CTDH theo đúng như
quy trình trên của BGDĐT và đến thời điểm hiện nay, đang thực hiện ở Bước 6 (Bước
6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của GV, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo,
các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp
(nếu có) về CTĐT) của quy trình (Bảng 10.2) [H10.10.02.02].
Bảng 10.2. So sánh cấu trúc khung CTĐT của Trường năm 2015 và 2019

Khung CTĐT năm 2015 Khung CTĐT năm 2019


Cấu trúc CT
Tỉ lệ % Số TC Tỉ lệ % Số TC

Khối kiến thức chung 15 20 25 34

Khối kiến thức chuyên ngành 60 81 50 66

Khối kiến thức đào tạo năng


25 34 25 35
lực sư phạm

Tổng số TC 100 135 100 135

Như vậy, khung CTĐT của Trường về ngành CNGDTC tuy không có sự thay
đổi về số TC nhưng đã có sự điều chỉnh về thời lượng học giữa các khối kiến thức
[H10.10.02.05].
Từ những căn cứ, đóng góp ý kiến phản hồi của các bên liên quan, các GV,
quản lý của Khoa và các chuyên gia xây dựng được 6 tiêu chí với 22 chỉ báo đóng góp
cho CĐR cho CTĐT Cử nhân ngành Sư phạm Giáo dục thể chất [H10.10.01.06];
[H10.10.02.08]; [H10.10.02.10].

Năm 2018, Trường đã quyết định thành lập Ban xây dựng CTĐT ĐH và sau
ĐH [H10.10.01.11] để tập trung nhân sự trong việc phát triển CTĐT của Trường.

Bảng 10.3. So sánh quy trình thiết kế và phát triển CTDH của Trường
năm 2015 và 2019

Các bước
Năm 2015 Năm 2019
quy trình

Bước 1 Chưa lấy ý kiến đầy đủ các bên liên Đã lấy đầy đủ phản hồi của các bên
quan (nhà tuyển dụng) liên quan

Bước 2 Xác định nội dung kiến thức rồi xây Xác định mục tiêu chung, mục tiêu
dựng mục tiêu cụ thể rồi CĐR

Bước 3 Xác định cấu trúc, khối lượng kiến Xác định cấu trúc, khối lượng kiến
thức cần thiết của CTĐT, xây dựng thức cần thiết của CTĐT, xây dựng
CTĐT đảm bảo mục tiêu đào tạo CTĐT đảm bảo mục tiêu đào tạo và
nhưng chưa so lại với CĐR CĐR

Như vậy, quy trình thiết và phát triển CTDH năm 2019 của Trường và Khoa đã
có cải tiến so với năm 2015 là đã khảo sát nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng, lấy ý
kiến phản hồi của các bên liên quan và xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và
xác định CĐR, trong khi quy trình (Bảng 10.3) [H10.10.02.08, H10.10.02.09].
Khoa cần lập bản đối sánh giữa 03 phiên bản của Quy trình xây dựng thẩm định
ban hành CTĐT của nhà trường để thấy được các cải tiến trong quy trình thiết kế
2. Điểm mạnh
Việc thiết kế và phát triển CTDH được thiết lập, được đánh giá và cải tiến định
kỳ.
3. Điểm tồn tại
Vai trò của nhà tuyển dụng chưa thể hiện rõ nét trong quá trình thiết kế CTĐT.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian
Đơn vị,
thực hiện
TT Mục tiêu Nội dung người thực
hoặc hoàn
hiện
thành
1 Khắc phục - Thc hin ly ý kin phn hi ca GV kiêmTT ĐBCL
nhim v QT thitTừk và2022-
phát trin CTDH
điểm tồn Phòng ĐT 2023 và
tại các năm
học tiếp
tuyển dụng để lấy ý kiến phản hồi theo
- Kt ni vi ông o các nhà tuyn dng ly ý kin phn hi v quy trình thit k, phát trin

2 Phát huy -Tiếp tục thu thập thông tin phản Phòng ĐT Từ 2022-
điểm mạnh hồi từ SV Khoa 2023 và
- Trường/Khoa định kỳ rà soát các năm
CTDH học tiếp
theo
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7

Tiêu chí 10.3: Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập được rà
soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn
đầu ra
1. Mô tả
Căn cứ yêu cầu của tiêu chí, mô tả các hoạt động của cơ sở giáo dục có CTĐT
được đánh giá kèm theo các thông tin, minh chứng để chứng minh mức độ đạt được
tiêu chí)Việc đánh giá quá trình dạy và kết quả học tập của người học được rà soát và
đánh giá thường xuyên để đảm bảo thực hiện được CĐR đã công bố. Quá trình dạy và
học, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV được quy định rõ trong đề cương
chi tiết các học phần mà GV phải thực hiện [H10.10.03.01, H10.10.03.02]. Khoa cũng
ban hành văn bản quy định quy trình dự giờ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
người học và văn bản về biểu mẫu chấm dự giờ để GV thực hiện [H10.10.03.03].
Trong đào tạo theo tín chí, kĩ năng tự học của SV giữ vai trò rất quan trọng. Kĩ
năng tự họclà nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu tự
học của SV, GV phải thay đổi PPGD, lấy người học làm trung tâm và hỗ trợ các trang
thiết bị hiện đại.. Đối với PP đánh giá kết quả học tập, GV cũng đưa ra đa dạng các
hình thức đánh giá: làm bài tập môn học, bài tập lớn, bài tập dự án, thi tự luận, thi trắc
nghiệm... [H10.10.03.01, H10.10.03.02].
Khoa đã đưa ra quy định về rà soát, đánh giá quá trình dạy - học [H10.10.03.01]
trong đó có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng: BCN Khoa, GV trực tiếp
giảng dạy, Giáo vụ, quản lý SV, SV. Khoa đưa ra quy định về rà soát kết quả học tập
của SV [H10.10.01.12] như sau:
- Kết thúc mỗi học kì, Giáo vụ tổng hợp, thống kê điểm số của các học phần
trong kì đó và gửi lại cho BCN Khoa
- BCN Khoa chuyển thống kê điểm số của các học phần cho từng Bộ môn phụ
trách để họp, rà soát, đánh giá kết quả và có định hướng cho những môn học Bộ môn
phụ trách trong những kì tiếp theo.
- Các bộ môn báo cáo lại BCN khoa những điều chỉnh cần thiết (nếu có).
Quá trình dạy và học được rà soát và đánh giá thường xuyên để đảm bảo sự
tương thích và phù hợp với CĐR, cụ thể như sau: Các bộ môn thường xuyên tổ chức
các buổi dự giờ đối với những giảng viên nhằm đóng góp ý kiến cho các GV về nội
dung bài giảng, cách thức tổ chức dạy học, các PPGD, cách thức tiến hành kiểm tra -
đánh giá kết quả học tập của SV. Ngoài ra, Ban Thanh tra Giáo dục trường cũng
thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học của GV, giám sát việc dạy- học
theo thời khóa biểu, theo sự phân công GV giảng dạy từng học phần của các bộ môn
hàng năm và thi cử ở tất cả các học phần do Khoa đảm nhận [H10.10.03.04,
H10.10.03.05, H10.10.03.06].
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV được quy định rõ trong đề cương
học phần và quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống TC của Trường,
chỉ rõ hình thức, thời gian (theo từng tuần trong một học kỳ) và trọng số của từng loại
điểm cho từng lần kiểm tra, đánh giá [H10.10.03.01, H10.10.03.02], [H10.10.03.07].
Các lần kiểm tra, đánh giá trong một học kỳ bao gồm: tham dự giờ học, đánh giá
thường xuyên, đánh giá qua các bài thực hành, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ.
Các hình thức kiểm tra đánh giá cho mỗi học phần được đa dạng hoá theo yêu cầu và
sự chủ động của GV và đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần, bao gồm: bài tập
cá nhân, bài tập nhóm, bài thảo luận trên lớp, tiểu luận, tự luận, trắc nghiệm, bài thực
hành [H10.10.03.01]. Ý kiến phản hồi của SV tốt nghiệp (điều tra năm 2019) cho thấy
nhìn chung, SV tốt nghiệp đánh giá tích cực về PPGD và kiểm tra đánh giá của GV.
Nhà trường và giáo vụ Khoa sử dụng phần mềm quản lý đào tạo TC để thường
xuyên kiểm tra sv [H10.10.03.08]. Gần đây, 6/12/2019, Trường đã ban hành QĐ
12020/QĐ-ĐHSPHN về việc “Qui định về công tác CVHT trong đào tạo ĐH hệ chính
qui” cho phép CVHT được quyền truy nhập vào phần mềm quản lý đào tạo liên quan
đến nhóm sv phụ trách để rà soát kết quả học tập của người học thường xuyên (Điều 6)
[H10.10.03.09].
Việc ra đề, chấm thi đều được thực hiện theo quy trình như sau: đầu tiên, bộ phận
đào tạo gửi đến giáo viên danh sách và lịch các học phần cần ra đề thi (các môn tự
luận) [H10.10.03.06], trong vòng 1 tuần, các giáo viên bộ môn gửi lại đề thi kèm đáp
án có chữ ký của Trưởng bộ môn cho Phó Khoa phụ trách đào tạo - sẽ đảm nhận việc
in sao đề và giao phong bì đề cho Giáo vụ Khoa, Giáo vụ Khoa sẽ giao lại cho cán bộ
phụ trách coi thi học phần đó 15 phút trước khi bắt đầu giờ thi.
Dựa trên kết quả học tập của sv hàng năm [H10.10.03.10], căn cứ vào CĐR
[H10.10.02.01], Hội đồng khoa học Khoa họp để rà soát lại CTĐT ngành Sư phạm
Giáo dục thể chất để điều chỉnh cho phù hợp với CĐR.
Về quy trình chấm khóa luận tốt nghiệp: (1) thông báo cho GV và SV trước ít
nhất 1 tháng về thời gian chấm khóa luận tốt nghiệp thông qua Họp giao ban Khoa và
các Bộ môn đề xuất danh sách Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp lên phòng Đào tạo
[H10.10.03.11], sau đó các Bộ môn tổ chức cho sv bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Kết
quả của sv sẽ được Hội đồng khoa học của Khoa rà soát, thông qua và giáo vụ khoa
vào điểm cho sv trên hệ thống [H10.10.03.12].
Thực tập sư phạm (TTSP) là học phần rất quan trọng và bắt buộc đối với SV hệ
Sư phạm Giáo dục thể chất [H10.10.03.13]. Trong thời gian đi TTSP, sv sẽ được rèn
luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho công việc trong tương lai khi sv tốt
nghiệp. Hàng năm, Trường đều cử các GV có kinh nghiệm làm công tác Trưởng đoàn
TTSP [H10.10.03.14] đưa sv xuống thực tập tại trường phổ thông. Hầu hết các SV đều
đạt kết quả TTSP xuất sắc [H10.10.03.10] và sau mỗi đợt TTSP thì phòng Đào tạo
Trường đều tổ chức Họp tổng kết báo cáo công tác TTSP [H10.10.03.15] với các
Khoa/Bộ môn thuộc Trường để các Khoa nắm bắt kịp thời kết quả thực tập về công tác
chủ nhiệm, công tác chuyên môn của sv, từ đó chủ động điều chỉnh quá trình dạy và
học.
Triển khai rà soát, đánh giá việc sử dụng các phương pháp dạy và học, phương
pháp đánh giá kết quả học tập của người học trong CTĐT để đảm bảo sự tương thích
và phù hợp với CĐR thông qua các buổi dự giờ và kết quả đánh giá định kì và đánh
giá cuối mỗi học phần [H10.10.03.03, H10.10.03.10].
Kết thúc mỗi học kỳ, TT ĐBCL của Trường đều phối hợp với Khoa tiến hành lấy
ý kiến phản hồi của người học liên quan tới chất lượng hoạt động giảng dạy của GV,
hoạt động kiểm tra đánh giá. Trung bình từ 8 đến 12 GV của Khoa sẽ được đánh giá
hiệu quả giảng dạy mỗi học kỳ. Khảo sát sử dụng bộ câu hỏi 30 câu đã được chuẩn hóa
để lấy ý kiến phản hồi của người học về chất lượng hiệu quả giảng dạy các học
phần/môn học của cán bộ GV Khoa về các tiêu chí cụ thể như sau (Bảng 10.4)
[H10.10.01.07]:
Bảng 10.4. Ý kiến phản hồi của người học về chất lượng hoạt động giảng
dạy của GV và hoạt động kiểm tra đánh giá

Tiêu Năm học Năm học Năm học


chí 2016-2017 2020-2021 (KI) 2020-2021 (KII)

1 Đảm bảo đúng nội quy Việc thực hiện nề Việc thực hiện nề
Tiêu Năm học Năm học Năm học
chí 2016-2017 2020-2021 (KI) 2020-2021 (KII)

nếp dạy học, kỹ


nếp dạy học, kỹ năng
lên lớp năng tổ chức quản
tổ chức quản lý lớp
lý lớp

Đánh giá thái độ quan Thái độ-ứng xử với Đánh giá thái độ -
2
tâm đến SV SV ứng xử với sinh viên

Đánh giá PPGD của Đánh giá nội dung


3 Nội dung dạy học
GV dạy học

Đánh giá kĩ năng tổ Đánh giá PPGD của


4 PPGD của GV
chức, quản lý lớp học GV

Các hoạt động KT- Các hoạt động KT-


5 PP kiểm tra, đánh giá
ĐG ĐG

Sự hài lòng của SV đối Một số nội dung về Một số nội dung về
6
với hoạt động giảng dạy dạy học online dạy học online

Đánh giá về năng lực


7
đầu ra

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các GV được khảo sát đều có kết quả từ mức
khá trở lên, trong các kì luôn có GV nằm trong top 10% có điểm số cao nhất. Kết quả
thu được cho thấy chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả tốt được SV đánh giá cao. Đánh
giá phương pháp giảng dạy của giảng giảng viên, trong báo cáo kết quả đánh giá chất
lượng giảng dạy học phần, Trường ĐHSP Hà Nội, học kì II, năm học 2020-2021, trong
20 GV được khảo sát có 18/20 GV đạt mức độ tốt, 2/20 GV đạt mức xuất sắc. Đánh
giá về các hoạt động kiểm tra đánh giá, trong báo cáo kết quả đánh giá chất lượng
giảng dạy học phần, Trường ĐHSP Hà nội, học kí II, năm học 2020-2021, trong 10
GV được khảo sát có 17/20 GV đạt mức độ tốt, 3/20 GV đạt mức xuất sắc.
[H10.10.01.07].
Bảng 10.5. Số lượng học phần được đánh giá và lượt SV trả lời khảo sát
qua các năm học

Số học phần được đánh Số lượt SV trả lời khảo


TT Năm học
giá sát

1 2016 – 2017 7 100


2 2020 – 2021 8 180
(KI)

3 2020 – 2021 10 200


(KII)

Khi lấy ý kiến phản hồi về PPGD và kiểm tra của GV, tỉ lệ những người tham
gia cung cấp thông tin đồng ý về cơ bản và rất đồng ý với các phương pháp được nhà
trường áp dụng rất cao (thường trên 90%) (Bảng 10.6) [H10.10.01.07, H10.10.01.011].
Bên cạnh đó, Khoa thường tổ chức các cuộc họp giữa BCN Khoa, Trợ lý học
phần và các CVHT, Bí thư Liên chi Đoàn, Bí thư CĐ cán bộ nhằm mục đích kịp thời
nắm bắt về tình hình chung của SV [H10.10.03.09]. Các ý kiến phản hồi là căn cứ để
Khoa điều chỉnh quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả học tập của người học
nhằm đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR [H10.10.03.01], [H10.10.03.03].
Bảng 10.6. Tỉ lệ đánh giá của GV và SV tốt nghiệp về PPGD và kiểm tra
đánh giá (năm 2019)

SV tốt nghiệp (tỉ lệ %) GV (tỉ lệ %)

Không
PP giảng dạy, kiểm tra Đồng ý về Không đồng Đồng ý về
đồng ý
đánh giá của GV cơ bản và ý hoặc chỉ cơ bản và
hoặc chỉ
hoàn toàn đồng ý 1 rất đồng
đồng ý 1
đồng ý phần ý
phần

PPGD đang được áp


dụng phù hợp với CĐR 8.3 91.7 9.1 90.9
CTĐT

Nhìn chung PPGD của


GV đã tích cực hóa 10.0 90.0 4.5 95.5
người học

Nhìn chung GV đã thực


hiện hiệu quả các PP 17.5 82.5 9.1 90.9
dạy học tích cực

Người học được khuyến


6.7 93.3 13.6 86.4
khích thảo luận

Người học được khuyến


9.2 90.8 9.1 90.9
khích tham gia NCKH
SV tốt nghiệp (tỉ lệ %) GV (tỉ lệ %)

Không
PP giảng dạy, kiểm tra Đồng ý về Không đồng Đồng ý về
đồng ý
đánh giá của GV cơ bản và ý hoặc chỉ cơ bản và
hoặc chỉ
hoàn toàn đồng ý 1 rất đồng
đồng ý 1
đồng ý phần ý
phần

PP kiểm tra đánh giá kết


quả học tập của các môn
8.3 91.7 4.5 95.5
học thể hiện được tính
đa dạng, có sự đổi mới

PP kiểm tra đánh giá kết


quả học tập của các môn
12.5 87.5 13.6 86.4
học đảm bảo tính chính
xác, khách quan

Năm 2020, Trường thông qua TTĐBCL đã tiến hành khảo sát hiệu quả, chất
lượng đào tạo đối với .. SV của Khoa vừa tốt nghiệp năm 2020 (khóa 66: 2016-2020)
nhằm thu thập thông tin về thực trạng SV khi ra trường đáp ứng như thế nào so với
mục tiêu đào tạo, so với CĐR để Trường/Khoa có cơ sở điều chỉnh, cải tiến CTĐT
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Kết quả cho thấy đa
số SV tốt nghiệp có nhận xét tích cực về chất lượng đào tạo (ngành học), người học
được khuyến khích tham gia NCKH, PP kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của các
môn học đảm bảo chính xác, khách quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa
được SV tốt nghiệp đánh giá cao như: các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ học tập, cơ hội phát
triển các kỹ năng mềm cần thiết để ứng dụng trong cuộc sống… [H10.10.03.16;
H10.10.03.17].
Nên có mô tả thể hiện hệ thống các PP giảng dạy, hoạt động học tập và KTĐG có cải
tiến gì so với phiên bản CTĐT trước?
2. Điểm mạnh

Việc đánh giá kết quả học tập và quá trình dạy và học được Trường, Khoa và
bộ môn rà soát và đánh giá thường xuyên, nghiêm túc Các qui định về nhân sự trong
việc hỗ trợ công tác rà soát, kiểm tra quá trình dạy-học được qui định rõ ràng (Thanh
tra Giáo dục, Phó Khoa phụ trách học tập, cố vấn học phần-cố vấn giảng dạy, CVHT).
3. Điểm tồn tại
Hình thức đánh giá kiểm tra các môn học chưa lấy ý kiến thường xuyên, liên
tục từ phía các giảng viên, nhà quản lý.
4. Kế hoạch hành động
Thời gian thực
Đơn vị, người
TT Mục tiêu Nội dung hiện hoặc
thực hiện
hoàn thành
Khắc Các GV cần tham gia dự giờ Phòng ĐT,
phục của các đồng nghiệp không Phòng KHCN, Từ 2023 và các
1 điểm tồn chỉ trong cùng bộ môn mà các Trung tâm năm học tiếp
tại bộ môn khác CNTT, theo
TT ĐBCL
Phát huy -Tiếp tục thu thập thông tin
Phòng đào tạo Từ 2023 và các
điểm phản hồi từ SV
2 Khoa năm học tiếp
mạnh -Bộ môn, Khoa và các cán bộ
Các bộ môn theo
đặc thù thường
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 10.4. Các kết quả nghiên cứu khoa học được sử dụng và cải tiến
việc dạy và học
1. Mô tả
Tháng 3, năm 2017, Trường ĐHSP Hà Nội ban hành Quy định tiêu chuẩn,
nhiệm vụ và chế độ làm việc đối với GV của Trường ĐHSP Hà Nội. Theo Quy định,
yêu cầu GV cần dành ít nhất 1/3 tổng quĩ thời gian làm việc trong năm học (1760 giờ)
đề làm nhiệm vụ NCKH [H10.10.04.01].
Đáp ứng yêu cầu của Trường về việc gắn quá trình NCKH với quá trình đào
tạo, các kết quả nghiên cứu khoa học của GV được sử dụng gắn với quá trình đào tạo
giúp cải tiến việc dạy và học ở nhiều mặt như: Cập nhật và diều chỉnh nội dung dạy
học các môn học; cập nhật và linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học; đưa vào sử
dụng các hình thức, kĩ thuật kiểm tra đánh giá và đặc biệt là hỗ trợ SV NCKH, góp
phần nâng cao năng lực của SV, đáp ứng yêu cầu cho nguồn lực tương lai khi thực
hiện giáo dục phát triển năng lực ở trường phổ thông. Các hoạt động cụ thể như cập
nhật cho sinh viên các kiến thức khoa học chuyên ngành mới nhất gắn với nội dung
một số môn học [H10.10.04.02; H10.10.04.03], tổ chức các seminar thường niên để
các GV phổ biến các kết quả nghiên cứu mới nhất đến đồng nghiệp và sinh viên
[H10.10.04.04]; Hàng năm, trên 30 luận văn tốt nghiệp của sinh viên có nội dung theo
hướng nghiên cứu của các đề tài của giảng viên hướng dẫn [H10.10.04.05]. Hàng
năm, trung bình 20 báo cáo trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường,
Khoa và Bộ có liên quan đến các đề tài nghiên cứu của giảng viên [H10.10.04.06,
H10.10.04.07]. Có nhiều đề tài khoa học do sinh viên thực hiện thành công, hướng tới
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Giáo dục thể chất ở phổ thông
[H10.10.04.08].
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các giảng viên khoa
Giáo dục thể chất luôn thực hiện song hành nhiệm vụ đào tạo gắn với NCKH. Các
thống kê hàng năm [H 10.10.04.04] thể hiện sự ổn định ở mức cao các kết quả
NCKH và được thể hiện ở bảng 10.7.
Bảng 10.7. Số lượng các công bố NCKH của cán bộ Khoa

2016- 2017- 2018- 2019- 2020-


Năm
2017 2018 2019 2020 2021

Số đề tài NCKH các cấp 2 1 1 1 2

Số bài báo trong nước 22 21 20 21 19

Số bài báo nước ngoài 0 1 1 1 0

Sách giáo trình/sách chuyên khảo 0 0 0 0 0

Để có được sự ổn định này, ngoài các hoạt động NCKH gắn với đặc thù của
từng lĩnh vực của các GV, Khoa Giáo dục thể chất luôn hướng GV và SV tham gia các
hoạt động NCKH thường xuyên được nhà trường tổ chức thường niên như: Hội nghị
SV NCKH các cấp với sự tham gia hướng dẫn của các GV; đề tài NCKH các cấp của
GV; tổ chức/tham gia các hội thảo, hội nghị; viết bài báo khoa học; tham gia cuộc thi
Tài năng khoa học dành cho SV trẻ cấp trường; tập huấn nâng cao năng lực NCKH...
[H10.10.04.01, H10.10.04.06, H10.10.04.07, H10.10.04.09, H10.10.04.10]. Khoa cũng
xác định các hoạt động này vừa là điều kiện, vừa là môi trường? và vừa là cơ hội để
thực hiện việc gắn NCKH với hoạt động đào tạo.
Kết quả của một số công trình NCKH của GV được áp dụng vào giảng dạy từ
điều chỉnh, cập nhật các nội dung ở các học phần. Ví dụ trong nghiên cứu Khoa học
giáo dục, các kết quả nghiên cứu về “Phát triển năng lực trong dạy học Giáo dục thể
chất ở trường phổ thông” đã được sử dụng trong việc cấu trúc lại các nội dung của học
phần “ Lý luận dạy học Giáo dục thể chất”, “ Phân tích chương trình Giáo dục thể chất
phổ thông”, “ Thực hành dạy học tại trường sư phạm, được sử dụng trong việc cải tiến
tổ chức dạy học các học phần thể thao cho sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4, trong đó
SV được hướng dẫn tham gia chế tạo thiết bị dạy học gắn với các nội dung chương
trình Giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Đặc biệt, việc tổ chức thường niên Hội
nghị SV NCKH đã tạo điều kiện cho việc gắn nghiên cứu chuyên ngành của GV được
sử dụng trong nâng cao năng lực nghiên cứu của SV, đồng thời việc tổ chức các báo
cáo tại Hội nghị cũng nâng cao những hiểu biết của GV về việc điều chỉnh cách thức
tổ chức dạy học của bản thân [H 10.10.04.11; H 10.10.04.12] .
Gần đây, năm 2020, Trường đã có các công văn về việc góp ý cho Hoạt động
KHCN của Trường [H10.10.04.13]- chưa có MC này trong DMMC, trong đó có đề
cập về việc lựa chọn phát triển các lĩnh vực KHCN để phát triển chương trình, kiểm
định chất lượng giáo dục (Điều 18). Những định hướng này ngày càng góp phần tạo
nên sự gắn kết chặt chẽ giữa NCKH với nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Điểm mạnh

Hoạt động NCKH của GV trong Khoa được sử dụng để điều chỉnh hoạt động
dạy và học: điều chỉnh nội dung dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới cách thức kiểm tra
đánh giá, định hướng hoạt động NCKH của SV.

3. Điểm tồn tại

Chưa có nhóm NCKH mạnh, sự tham gia của các SV ở các lớp còn hạn chế.
Hiện đa số các SV năm 3, năm 4 mới tham gia NCKH. Số lượng bài báo về khoa học
giáo dục trên các tạp chí nước ngoài của các GV trong khoa còn rất hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Thời gian
Đơn vị,
Mục thực hiện
TT Nội dung người thực
tiêu hoặc hoàn
hiện
thành

1 Khắc Khuyến khích và tạo cơ chế để SV Khoa Giáo Từ 2023


phục năm thứ nhất, năm thứ hai cùng tham dục thể chất và các
tồn tại gia NCKH với những nhiệm vụ thích Phòng Đào năm học
hợp. tạo, Phòng tiếp theo
Có kế hoạch tổ chức tọa đàm, seminar KHCN,
mời chuyên gia về các hướng nghiên TT ĐBCL.
cứu có gắn với các nội dung học tập,
đặc biệt là các nội dung nghiên cứu về
KHGD
2 Phát -Tiếp tục phát huy thế mạnh NCKH Phòng KH- Từ 2023
huy của cán bộ Khoa CN và các
điểm Khoa năm học
mạnh Các bộ môn tiếp theo
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7

Tiêu chí 10.5. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng
thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) được đánh
giá và cải tiến
1. Mô tả
Tất cả chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, sân vận động, nhà
thi đấu, hệ thống CNTT và các dịch vụ hỗ trợ khác) có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng công tác giảng dạy, học tập, NCKH. Nhà trường luôn xác định nhiệm vụ trọng
tâm của chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, sân vận động, nhà thi
đấu, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác) đó là thái độ phục vụ và
chất lượng phục vụ. Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích có ảnh hưởng rất lớn đến
công tác giảng dạy, học tập và NCKH vì vậy Nhà trường luôn giám sát và đánh giá
tính hiệu quả của các dịch vụ này.
Nhà trường đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình lấy ý kiến phản hồi các
bên liên quan. Trong đó, có nội dung lấy ý kiến phản hồi của người học về đánh giá
chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ
thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác [H10.10.05.01]. Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch khảo sát. Các khoa đào tạo lập kế hoạch khảo sát
chi tiết theo kế hoạch của nhà trường và gửi lên TT ĐBCL.
Bước 2: Tổ chức thu thập thông tin: TT ĐBCL chuẩn bị phiếu khảo sát; ban
hành công văn chỉ đạo triển khai khảo sát; phối hợp với các Khoa để triển khai điều tra
các đối tượng liên quan
Bước 3: Xử lý thông tin và phân tích kết quả (phân loại phiếu, sử dụng phần
mềm SPSS để xử lý dữ liệu thu thập được; phân tích kết quả)
Bước 4: Viết báo cáo tổng hợp từ các thông tin thu thập được
Bước 5: Công bố báo cáo tổng hợp. TT ĐBCL công bố báo cáo và gửi kết quả
đến hiệu trưởng, gửi dữ liệu tách riêng đến các đơn vị liên quan.
Bước 6: Cải tiến và thực hiện cải tiến. Các đơn vị họp thảo luận về kết quả đánh
giá, lập kế hoạch cải tiến và gửi kế hoạch cải tiến cho TT ĐBCL.
+ Bước 7: Lưu trữ dữ liệu khảo sát và minh chứng.
Hoạt động của thư viện: Nhà trường có một trung tâm thư viện khá lớn cho cán
bộ và SV toàn trường. Các tài liệu và học liệu trong thư viện được cập nhật và mua bổ
sung hàng năm để phục vụ nhu cầu của bạn đọc [H10.10.05.02; H10.10.05.03]. Dựa
trên Hướng dẫn quy trình lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan, hàng năm thư viện
nhà trường cũng đã định kỳ lấy ý kiến phản hồi của GV, SV về mức độ đáp ứng tài
liệu của thư viện, thư viện điện tử phục vụ công tác đào tạo và NCKH của GV, SV;
Thực hiện kiểm kê, đánh giá chất lượng của thư viện [H10.10.05.04, H10.10.05.05].
Trên cơ sở lấy ý kiến đánh giá, thư viện đề xuất với BGH nhà trường về việc tiến hành
mua sắm, bổ sung các thiết bị để cải tiến chất lượng dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, như bổ
sung sách, báo, mua bán các phần mềm điện tử … [H10.10.05.05]. Ngoài việc sử dụng
thư viện chung của trường, tại các bộ môn trong Khoa có phòng tư liệu của bộ môn
lưu trữ các sách, khoá luận, luận văn tốt nghiệp cho các SV có thể mượn đọc tham
khảo và nghiên cứu dưới dạng bản cứng [H10.10.05.06]. Thư viện cũng bổ sung trang
thiết bị, máy tính phục vụ tra cứu tài liệu bạn đọc; HD khai thác sử dụng tài liệu số
phục vụ học tập trực tuyến do ảnh hưởng COVID-19 (năm 2019, 2020)
[H10.10.05.02]
Hoạt động của hệ thống Công nghệ thông tin: Nhà trường có hệ thống mạng
Internet dùng chung cho toàn trường. Hệ thống này được trang bị rộng khắp khuôn
viên Trường, Thư viện và trong Kí túc xá, bao gồm cả mạng không dây (wi-fi) và
mạng có dây (cable). Nhà trường trang bị đầy đủ các thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả
các hoạt động quản lí của trường. Nhà trường có bộ phận chuyên trách quản trị mạng
(Trung tâm Công nghệ thông tin), đảm bảo hệ thống mạng hoạt động thông suốt. Để
đảm bảo hoạt động sử dụng CNTT có mục đích và hiệu quả, việc nâng cấp và bảo trì
các hệ thống phần mềm phục vụ, hỗ trợ công tác dạy và học được thực hiện thường
xuyên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo và nghiên cứu, theo dõi phản hồi người
học và các bên liên quan về mức độ đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu của hệ
thống công nghệ thông tin, nhà trường đã xây dựng và ban hành một số văn bản về
quy chế, quy định và quy trình, chẳng hạn như quy trình quản lý tài khoản Internet
dành cho sinh viên [H10.10.05.07], quy chế quản lý hệ thống mạng và sử dụng dịch vụ
mạng của trường đảm bảo có sự hỗ trợ, đáp ứng tất cả nhu cầu sử dụng máy tính,
mạng của các đơn vị, giảng viên và người học [H10.10.05.08], quy chế hoạt động của
Cổng thông tin điện tử Trường ĐHSPHN có ban biên tập và quản trị viên hệ thống để
quảng bá hình ảnh của Trường và cung cấp thông tin cũng như tiếp nhận mọi ý kiến
đóng góp và trao đổi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ [H10.10.05.09]. Ngày
24/10/2019, Nhà trường đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực về
cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin trong khuôn khổ chương trình ETEP tại
Trường ĐHSPHN” với mục tiêu: Phát triển cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng CNTT, hệ
thống thông tin phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của Trường
ĐHSPHN [H10.10.05.10].
Tư vấn hỗ trợ người học về công tác đào tạo, tư vấn việc làm: Cố vấn học tập của
Khoa tổ chức họp lớp định kỳ; nhân viên văn phòng khoa hướng dẫn, giải quyết các vấn
đề học vụ cho SV kịp thời/hiệu quả; Các thông tin liên quan quá trình học của SV được
cung cấp kịp thời: lịch học/lịch thi/đăng ký học phần được công khai để SV dễ dàng sắp
xếp thời gian học theo học chế tín chỉ; Cán bộ nhân viên thân thiện nhiệt tình tư vấn hỗ trợ
SV về các vấn đề đào tạo…). Nhà trường cũng định kỳ tổ chức các ngày hội việc làm; có
mạng lưới cựu SV tại website: allumni.hnue.edu.vn cung cấp thông tin việc làm…
Như vậy, có thể thấy, dựa trên mức độ đáp ứng của các dịch vụ hỗ trợ, nhà
trường thường xuyên thực hiện cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ.
Trong thời gian gần đây, dưới sự chỉ đạo của nhà trường và Khoa GDTC, 100%
giảng viên đang giảng dạy trong Khoa đã ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy trực
tuyến cho sinh viên trong Khoa [H10.10.05.11]. Kết quả mang lại rất tích cực và hiệu
quả. Trong quá trình dạy học, GV thường xuyên cho SV làm các bài tập nghiên cứu,
bài tập nhóm và yêu cầu SV sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thu thập thông tin
phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên hệ thống mạng Internet đôi lúc còn
chậm gây khó khăn cho việc truy cập. Để nâng cao chất lượng các dịch vụ và phù hợp
với nguyện vọng của cán bộ công nhân viên chức và của người học, Nhà trường và
Khoa thường xuyên ghi nhận ý kiến phản hồi thông qua nhiều hội nghị và nhiều kênh
khác nhau. SV GDTC có thể thực hiện ý kiến phản hồi thông qua website hoặc
fanpage của Khoa về các hoạt động dạy và học [H10.10.05.12].
Hàng năm, Trường và Khoa đều tiến hành lấy ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về
chất lượng ngành, khóa đào tạo, trong đó có nội dung về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ
và tiện ích (tại thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin và các dịch
vụ hỗ trợ khác) [H10.10.05.13]. Kết quả khảo sát của Thư viện năm 2019 cho thấy
85% bạn đọc cho rằng tra cứu thuận lợi trên cơ sở dữ liệu và 15% bạn đọc cho là khó
khăn, hoặc 38% ý kiến bạn đọc cho là CSVC thư viện tốt, 55% cho là khá và 7% cho
là trung bình [H10.10.05.04].
Với những nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến chất lượng các dịch vụ hỗ trợ,
Trường ĐHSPHN nói chung và Khoa GDTC nói riêng luôn mong muốn cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ và tiện ích đạt chất lượng nhất cho những cán bộ, giảng viên và người học.
2. Điểm mạnh
Chất lượng dịch vụ hỗ trợ và tiện ích được cải tiến kịp thời theo từng năm học
dựa trên phản hồi và đánh giá của người học.
3. Điểm tồn tại
Khoa chưa xây dựng được kế hoạch về dịch vụ hỗ trợ và tiện ích, chưa có kiến
nghị và đề xuất kịp thời.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị,
Thời gian
TT Mục tiêu Nội dung người thực
thực hiện
hiện
1 Khắc Rà soát lại chất lượng của các Nhà trường Từ năm
phục tồn thiết bị máy móc ở các giảng và Khoa học 2022 –
tại đường và thay thế những thiết bị GDTC 2023
đã sử dụng lâu, không còn tốt,
đồng thời nâng cấp hệ thống
mạng wifi ổn định hơn nhằm
phục vụ công tác dạy và học.
Tiếp tục và định kì lấy ý kiến Nhà trường Hằng năm
Phát huy
của các bên liên quan để nâng (Thư viện,
2 điểm
cấp, cải tiến dịch vụ đáp ứng yêu TTCN…) và
mạnh
cầu dạy và học. Khoa GDTC
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7

Tiêu chí 10.6: Cơ chế phản hồi của các bên liên quan có tính hệ thống được
đánh giá và cải tiến
1. Mô tả
Từ năm 2005, Trường ĐHSP Hà Nội thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng
và khảo thí với chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác đánh
giá, kiểm định, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đến năm
2018, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm Đảm bảo chất lượng, bổ sung chức năng
nghiên cứu, tư vấn về tổ chức Tự đánh giá định kì, theo các tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng của Bộ GD&ĐT, của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia, khu vực.
Trung tâm Đảm bảo chất lượng là đầu mối thu thập các thông tin phản hồi của các bên
liên quan đến các hoạt động của nhà trường [H10.10.06.01, H10.10.06.02].
Việc thu thập thông tin được tiến hành một cách có hệ thống dựa trên các văn
bản quy định, hướng dẫn quy trình, công cụ và phương pháp thu thập, lựa chọn, xử lý,
sử dụng thông tin phản hồi của các bên liên quan [H10.10.06.03, H10.10.06.04]. TT
ĐBCL phối hợp cùng Khoa thực hiện công tác định kỳ lấy ý kiến phản hồi của SV về
công tác giảng dạy của GV tiến hành 2 lần/năm học sau khi thi kết thúc học phần
[H10.10.06.05, H10.10.06.06, H10.10.06.07]; Lấy ý kiến phản hồi của SV năm cuối
về chất lượng ngành/ khóa đào tạo tiến hành 1 lần/năm sau khi SV năm cuối kết thúc
thi tốt nghiệp cuối khóa [H10.10.06.08]; Khảo sát tình hình việc làm của SV sau 1
năm tốt nghiệp tiến hành 1 lần/năm [H10.10.06.09].
Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện khảo sát lấy ý kiến phản hồi của các bên liên
quan (người học, cựu người học, GV, nhà tuyển dụng) về CTĐT; Lấy ý kiến của người
học về cán bộ hành chính; Lấy ý kiến của người học về các dịch vụ công
[H10.10.06.10], [H10.10.06.11], [H10.10.06.12]. Việc thu thập, lựa chọn, xử lý và sử
dụng thông tin phản hồi được thực hiện đúng trình tự, khoa học. Phương pháp sử dụng
đa dạng, các công cụ sử dụng có độ tin cậy. Kết quả phản hồi thu được là căn cứ để
trường đã tiến hành rà soát, đánh giá và điều chỉnh cải tiến CTĐT cử nhân GDTC,
CĐR… và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích [H10.10.06.13].
Hệ thống phiếu khảo sát cũng thường xuyên được đánh giá và điều chỉnh cho
phù hợp nhằm thu thập thông tin chuẩn xác nhất [H10.10.06.14]. Mẫu phiếu lấy ý kiến
của người học về công tác giảng dạy năm học 2016-2017 có 30 câu hỏi với 4 mức
đánh giá: không đồng ý, phân vân, đồng ý và hoàn toàn đồng ý đã được thay thế bằng
mẫu phiếu mới là Mẫu phiếu lấy ý kiến phản hồi của người học đối với GV (Phụ lục 3)
với 16 câu hỏi ở 5 mức độ đánh giá: cần cải thiện, đạt, khá, tốt và xuất sắc sau khi gửi
lấy ý kiến của các bên liên quan [H10.10.06.06] [H10.10.06.12], [H10.10.06.15].
Hàng năm, Trung tâm ĐBCL phối hợp cùng Khoa GDTC thực hiện công tác
lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy của GV tiến hành định kỳ 2
lần/năm học sau khi thi kết thúc học phần [H10.10.06.02]; Lấy ý kiến phản hồi của
sinh viên năm cuối về chất lượng ngành/ khóa đào tạo tiến hành 1 lần/năm sau khi
SV năm cuối kết thúc thi tốt nghiệp cuối khóa [H10.10.06.03]; Khảo sát tình hình việc
làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp tiến hành 1 lần/năm [H10.10.06.04]. Ngoài ra,
Trung tâm còn thực hiện khảo sát lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan (người
học, cựu người học, GV, nhà tuyển dụng) về chương trình đào tạo; Lấy ý kiến của
người học về cán bộ hành chính; Lấy ý kiến của người học về các dịch vụ công
[H10.10.06.16, H10.10.06.17].
Trên cơ sở các phản hồi của các bên liên quan, nên khi triển khai xây dựng
CTĐT mới năm 2019, Trường và Khoa đã có các điều chỉnh kịp thời CTĐT, điều
chỉnh hoạt động dạy - học, cụ thể như sau: tăng cường thời lượng cho khối học vấn
đào tạo và rèn luyện năng lực sư phạm 35 TC đó thực tập Sư phạm là 7 TC, tăng 1 TC
so với CTĐT 2015 [H10.10.01.17]; Khoa và các bộ môn xây dựng và điều chỉnh các
học phần theo hướng tiếp cận chương trình phổ thông 2018 cũng như nhu cầu của xã
hội. Đặc biệt, trong năm 2018, 2019, 2020 Khoa kết hợp với bộ môn PPDH đã tổ chức
huấn luyện các SV năm thứ 2, 3, 4 tìm hiểu về chương trình và một số mô đun của
chương trình phổ thông 2018.
2. Điểm mạnh
Cơ chế phản hồi của các bên liên quan đã được thiết lập có tính hệ thống, được
đánh giá và cải tiến giúp nhận được các ý kiến phản ánh, đóng góp. Các thông tin thu
được là một kênh quan trọng góp phần điều chỉnh các hoạt động của Nhà trường đặc
biệt là về CTĐT, CTDH, chuẩn đầu ra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV.
3. Điểm tồn tại
Việc lấy ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng về CTĐT chưa được thực hiện thường
xuyên và rộng rãi theo hướng đa dạng gắn với các loại hình trường hay gắn theo vùng
miền.
4. Kế hoạch hành động
Đơn vị, Thời gian thực
Mục
TT Nội dung người hiện hoặc hoàn
tiêu
thực hiện thành
1 Khắc Chủ động định kỳ lấy ý kiến TT ĐBCL Từ năm học
phục phản hồi từ rộng rãi các nhà Khoa 2022-2023
tồn tại tuyển dụng về CTĐT để làm
căn cứ rà soát, điều chỉnh
CTĐT phù hợp với thực
tiễn.
2 Phát Tiếp tục thực hiện khảo sát TT ĐBCL Từ năm học
huy thường xuyên về nội dung, Khoa 2022-2023
điểm cách thức giảng dạy trên Phòng ĐT
mạnh phạm vi toàn bộ các học
phần
5. Tự đánh giá: Đạt 5/7
Kết luận về Tiêu chuẩn 10
Công tác nâng cao chất lượng đào tạo ngành GDTC được Trường ĐHSPHN và
Khoa GDTC hết sức quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
của xã hội và các nhà tuyển dụng. Việc thu thập các thông tin phản hồi từ các chuyên
gia, giảng viên, người học, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên được chú trọng và thực
hiện đầy đủ, có hệ thống và thường xuyên hằng năm. Các thông tin phản hồi là cơ sở
để xây dựng, hoàn thiện và cải tiến CTDH. Quá trình dạy và học, việc đánh giá kết quả
học tập của người học được rà soát và đánh giá thường xuyên theo quy trình chặt chẽ
để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với CĐR.
Các nghiên cứu khoa học thông qua đề tài; các loại sách; bài báo cho hội nghị,
hội thảo luôn được các giảng viên, sinh viên trong khoa quan tâm và được sử dụng
trong cải tiến chất lượng dạy và học.
Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích (tại thư viện, phòng học thực hành, hệ
thống công nghệ thông tin, sân vận động, nhà thi đấu, sân đa năng, các dịch vụ hỗ trợ
khác) thường xuyên được rà soát và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tạo điều kiện
tốt nhất cho giảng viên và người học trong dạy-học và nghiên cứu khoa học.
Việc thu thập ý kiến phản hồi từ người học của Trung tâm ĐBCL của trường
được tiến hành định kỳ hàng năm và tương đối bài bản.
Tuy nhiên, trong quá trình thu thập thông tin của các bên liên quan số lượng ý
kiến phản hồi của cựu sinh viên, nhà tuyển dụng còn chưa nhiều. CTDH đã được cải
tiến và phát triển tuy nhiên đôi khi chưa bắt kịp với xu thế của thị trường lao động luôn
vận động không ngừng. Việc đăng bài báo trên các tạp chí quốc tế của các GV trong
Thang đánh giá
Tiêu chuẩn 10: Chưa đạt Đạt
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼
Tiêu chí 10.1 x
Tiêu chí 10.2 x
Tiêu chí 10.3 x
Tiêu chí 10.4 x
Tiêu chí 10.5 x
Tiêu chí 10.6 x
Điểm tiêu chuẩn 4.50
khoa còn hạn chế. Công trình NCKH của SV chưa đồng đều hằng năm, số lượng bài
báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành còn chưa nhiều. Một số phản hồi của các
bên liên quan về cơ sở vật chất, tiện ích chưa kịp thời đáp ứng cho việc đổi mới CTĐT
do còn phụ thuộc vào kế hoạch ngân sách và quy hoạch tổng thể chung của Nhà
trường. Việc lấy ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng về CTĐT chưa chủ động, gặp khó
khăn và chưa thường xuyên.
Đánh giá tiêu chuẩn 10:

Tiêu chuẩn 11: Đầu ra


Mở đầu
Kết quả đầu ra là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng của chương
trình đào tạo. Nhà trường có các công cụ để giám sát kết quả đầu ra thông qua việc
theo dõi, đánh giá tỉ lệ thôi học, tỉ lệ tốt nghiệp, thời gian tốt nghiệp trung bình và tỉ lệ
người học có việc làm sau tốt nghiệp chuyên ngành được đào tạo. Căn cứ trên kết quả
giám sát hằng năm, Nhà trường phối hợp cùng Khoa đưa ra các biện pháp để hỗ trợ
người học và cải tiến chất lượng chương trình đào tạo.
Trong chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học được xem là hoạt động song
hành với hoạt động học tập của sinh viên, tham gia nghiên cứu khoa học giúp sinh
viên nâng cao năng lực thực hành, củng cố và vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết.
Nhận thức được vai trò của hoạt động này, Nhà trường và Khoa luôn có các chính sách
động viên, khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học theo
các cấp độ và loại hình khác nhau với mục đích nâng cao kết quả đầu ra.
Bên cạnh việc giám sát của Nhà trường thì kết quả đầu ra được đánh giá khách
quan thông qua mức độ hài lòng của các bên liên quan gồm giảng viên, sinh viên và
nhà tuyển dụng. Sự phản hồi của các bên liên quan đối với chất lượng sinh viên tốt
nghiệp là căn cứ để điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo, đáp ứng được nhu cầu
tuyển dụng và sử dụng lao động tốt nghiệp chuyên ngành Cử nhân GDTC của xã hội.
Tiêu chí 11.1: Tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để
cải tiến chất lượng.
1. Mô tả
Nhà trường giao cho Phòng Đào tạo trực tiếp quản lý tỉ lệ thôi học và tỉ lệ tốt
nghiệp của người học [H11.11.01.01]. Phòng Đào tạo gửi các văn bản, công văn
hướng dẫn về Khoa, Khoa GDTC đã giao nhiệm vụ phân công cho giáo vụ Khoa,
Cán bộ quản lý sinh viên và cố vấn học tập để giám sát tỉ lệ SV thôi học, tốt nghiệp từ
đó cải tiến chất lượng đào tạo [H11.11.01.02]. Với những SV thôi học, Quản lý sinh
viên, Giáo vụ Khoa, Cố vấn học tập đều có sự trao đổi để nắm tình hình, qua đó hiểu
được những khó khăn vướng mắc của SV để có những tư vấn phù hợp cho SV, cũng
như có những đề xuất kịp thời với Khoa và Nhà trường. Quyết định SV thôi học được
lưu trong hồ sơ của Quản lý sinh viên [H11.11.01.03]. Bên cạnh đó, SV tốt nghiệp và
thôi học được cập nhật trên phần mềm hệ thống quản lý đào tạo của Nhà trường. Điều
này thuận tiện cho việc giám sát tình hình SV trong quá trình đào tạo [H11.11.01.04].
Hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệp và thôi học của SV ngành GDTC được xác lập và
giám sát chặt chẽ dựa trên các Quy định về điều kiện tốt nghiệp, Quy định về thi tốt
nghiệp, đánh giá kết quả thi thi tốt nghiệp và thông qua Hội đồng xét, xử lý học sinh,
sinh viên thôi học, bỏ học hàng năm [H11.11.01.05, H11.11.01.06].
Hàng năm, Khoa đều thống kê đánh giá kết quả học tập của các sinh viên, rà
soát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn, sinh viên tốt nghiệp quá hạn, tỷ lệ sinh viên
thôi học. Cụ thể thông tin về tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ SV bỏ học của 5 khóa gần đây
được thể hiện qua Cơ sở dữ liệu về người học [H11.11.01.07], trong đó có số liệu
thống kê, theo dõi, báo cáo tổng kết, đánh giá tỉ lệ tốt nghiệp, thôi học của người học
trong 05 năm gần đây được tóm tắt bằng bảng số liệu sau
Bảng 11.1.1 Thời gian người học tốt nghiệp, thôi học trong 5 năm gần nhất

Khóa 2017 2018 2019 2020 2021 (K67)

(K63) (K64) (K65) (K66)

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

Tỉ lệ tốt


45 91,8 44 81,5 22 100 24 87,3 9 56,3
nghiệp
Loại xuất
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
sắc

Loại giỏi 8 17,8 11 25 9 41,0 11 45,8 7 77,8

Loại khá 37 82,2 33 75 13 59,0 13 54,2 2 22,2

Loại trung
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
bình

Chưa tốt
4 8,2 10 18,5 0 0 5 12,7 7 43,7
nghiệp

Học sinh
1 2,0 4 7,4 0 0 2 6,8 3 18,75
thôi học

Số liệu trên cho thấy, tỉ lệ SV tốt nghiệp đúng hạn có sự giảm nhẹ qua các năm,
từ 2016 đến 2021, trong đó tỉ lệ SV tốt nghiệp đúng hạn năm học 2020 – 2021 giảm
nhiều nhất trong chu kỳ, xuống còn 56,25%. Thực trạng này tồn tại là do trong thời
gian học một số SV đã xin thôi học và bảo lưu. Song song với việc giám sát tỷ lệ tốt
nghiệp, thôi học Khoa giao cho Cố vấn học tập, giáo vụ Khoa và cán bộ quản lý sinh
viên giám sát chặt chẽ tiến độ học tập của SV, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân bảo
lưu, thôi học thông qua Sổ tay nghiệp vụ chậm tốt nghiệp, thôi học [H11.11.01.08],
[H11.11.01.09].
Đối chiếu so sánh tỷ lệ tốt nghiệp qua các năm cho thấy năm 2020 – 2021, tỷ lệ
SV sinh viên bảo lưu (không tốt nghiệp đúng hạn) tăng cao đột biến so với các năm
trước, chiếm đến 18,5% so với tỉ lệ sinh viên đầu vào [H11.11.01.10].

Khoa GDTC cũng tiến hành đối sánh tỉ lệ tốt nghiệp của khoa với một số khoa
khác trong trường khoa đã đối sánh với khoa Tâm lý và được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 11.1.2: Tỉ lệ % SV tốt nghiệp trong 5 năm gần đây gữi khoa GDTC với
khoa Tâm lý

Số lượng SV toàn Số lượng sv tốt Tỉ lệ %


Năm học khóa nghiệp SV tốt nghiệp

TL GDTC TL GDTC TL GDTC

2016-2017 26 49 26 45 100% 91,83%

2017-2018 21 54 20 44 95.24% 81,48%

2018-2019 31 22 29 22 93.55% 100%


2019 - 2020 23 29 22 24 95,65% 82,75%

2020 - 2021 19 16 12 9 63,15% 56,25%

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các khóa của chương trình sư phạm GDTC thấp hơn
so với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các chương trình Sư phạm Tâm lý (ngoại trừ năm học
2018 - 2019 của K65).
Tỉ lệ sinh viên chưa tốt nghiệp các khóa theo các năm như sau.
Bảng 11.1.3: Tỉ lệ sinh viên chưa tốt nghiệp của khoa GDTC từ năm 2017 đến
năm 2021.
Khóa 2017 (K63) 2018 (K64) 2019 (K65) 2020 (K66) 2021 (K67)
Số lượng SV 49 54 22 29 16
SV chưa tốt
4 10 0 5 7
nghiệp
Tỉ lệ 8,2% 18,5% 0% 17,2% 43,75%
Từ bảng số liệu cho thấy, các khóa từ 2016 đến 2018 tỉ lệ trung bình khoảng
20% sinh viên chưa tốt nghiệp. Khóa 2019 và 2020 sinh viên vẫn còn học, chưa hết
thời gian tốt nghiệp nên tỉ lệ còn cao. Các sinh viên lưu khóa, không tốt nghiệp đúng
số năm đào tạo chuẩn chủ yếu là do điều kiện, hoàn cảnh bản thân sinh viên gặp khó
khăn, không liên quan trực tiếp đến chương trình đào tạo của chương trình
[H11.11.01.07].
2. Điểm mạnh
Chương trình thiết kế khoa học, tăng tính trải nghiệm trong đào tạo. CTĐT có
nguồn lực hỗ trợ việc học và giám sát, hỗ trợ sinh viên kịp thời. Thời gian học các học
phần quy định rõ thời gian sinh viên lên lớp tối thiểu và yêu cầu cụ thể về chất lượng
giúp sinh viên bố trí kế hoạch tự học phù hợp..
3. Điểm tồn tại
Thời gian học trực tiếp, trên lớp nhiều, sinh viên chưa tập trung toàn bộ thời
gian cho việc học, sinh viên vẫn bị phân tán nhiều việc khác do điều kiện sinh hoạt,
hoàn cảnh gia đình, tư tưởng vẫn phân tán trong chọn ngành nghề, lập gia đình trong
quá trình học, đi làm thêm nhiều vào buổi tối, vào các buổi học,...
4. Kế hoạch hành động

TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị, Thời gian Ghi chú
người thực thực hiện
hiện hoặc hoàn
thành
1 Khắc Sự phân tán Khoa, cố vấn 2022 Tăng cường tư vấn,
phục tồn tư tưởng của học tập hỗ trợ sinh viên về sư
tại sinh viên phạm
Phong trào Khoa, đoàn 2022 Yêu cầu sinh viên tổ
thanh niên chức đa dạng các hoạt
động trải nghiệm
2 Phát huy Giám sát sinh Khoa, giáo 2022 Thường xuyên gặp gỡ
điểm viên vụ, cố vấn sinh viên
mạnh học tập
Tiêu chí 11.2: Thời gian tốt nghiệp trung bình được xác định, giám sát và đối
sánh để cải tiến chất lượng .
1. Mô tả
Thời gian của một khóa đào tạo ( thông thường với SV ĐHSPHN là 4 năm) là
thời gian cần thiết cho những SV bình thường hoàn thành chương trình học tập của
mình để được cấp bằng tốt nghiệp. Từ năm 2009, khoa GDTC và Trường ĐHSPHN
bắt đầu thực hiện qui định đào tạo hệ đại học chính qui theo tín chỉ. Thời gian đào tạo
và nghiên cứu trong trường đại học kéo dài trung bình 4 năm, và sinh viên có thể rút
ngắn hoặc kéo dài thời gian tốt nghiệp sau khi tích lũy đủ số tín chỉ (như hiện nay là
135 tín chỉ)[H11.11.01.06]. Để giám sát quá trình học tập của người học Phòng Đào
tạo được giao nhiệm vụ giám sát tốt nghiệp người học, Phòng Đào tạo và Khoa GDTC
có cơ sở dữ liệu theo dõi thời gian tốt nghiệp trung bình của SV theo học CTĐT cử
nhân GDTC thông qua phần mềm quản lý đào tạo [H11.11.01.01]; [H11.11.02.01],
Theo chương trình đào tạo, thời gian hoàn thành khóa học là từ 3 đến 6 năm
[H11.11.01.04]. Trong quá trình đào tạo, thời gian tốt nghiệp thực tế của sinh viên
trung bình là 4 năm [H11.11.02.02] theo thống kê như bảng sau:
Năm học 2017 (K63) 2018 (K64) 2019 (K65) 2020 (K66) 2021 (K67)
TTL TTL TTL TTL TTL
SSL SSL SSL SSL SSL
% % % % %
Tổng số sinh 50(4 47(4 26(2 26(2
89 82 100 83,7 11(9) 55
viên 5) 4) 2) 4)
Tỉ lệ tốt
nghiệp 4 năm 45 91,8 44 81,5 22 100 24 82,7 9 56,3
học
Tỉ lệ tốt
nghiệp 5 năm 5/7 71,4 3/6 50 4/5 80 0 0 2/4 50
học
Tỉ lệ tốt
nghiệp 6 năm 0 0 0 0 0 0 2/4 50% 0 0
học
Bổ sung số liệu đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình với CSGD khác
trong, ngoài nước (nếu có)
Từ bảng số liệu cho thấy, từ năm 2018 trở đi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp 5 năm tăng lên,
một phần nguyên nhân là do điều chỉnh của chương trình đào tạo và việc quán triệt của
BCN khoa trong việc cố vấn học tập cho sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên được
học các học phần thay thế trong chương trình chỉnh sửa.
Khoa đã có nhiều biện pháp để đảm bảo tỉ lệ tốt nghiệp trung bình hằng năm
giảm xuống như thông tin đầy đủ khóa học đến sinh viên ngay khi nhập học
[H11.11.02.03] khuyến khích sinh viên học vượt, bổ sung học kỳ 3 [H11.11.02.04]
tăng cường đối thoại tìm giải pháp phù hợp với sinh viên [H11.11.02.05] tạo điều kiện
để sinh viên được xét tốt nghiệp nhiều lần [H11.11.02.06], xây dựng đội ngũ ban cán
sự lớp để nắm bắt kịp thời những sinh viên gặp khó khăn trong học tập
[H11.11.02.07], đồng thời tăng cường cảnh báo, thường xuyên thông tin về tình hình
học tập với các sinh viên có nguy cơ không tốt nghiệp đúng kỳ hạn [H11.11.02.01] và
thực hiện đánh giá, tổng kết về tình hình sinh viên chưa tốt nghiệp đúng hạn hằng năm
[H11.11.02.08].
Khoa đề xuất và tổ chức các hoạt động cho sinh viên tham gia chuyên môn,
nghiệp vụ để sớm đạt chuẩn đầu ra, xây dựng các hoạt động khuyến khích sinh viên
tích lũy điểm tốt nghiệp, tăng cường lấy ý kiến các bên liên quan để cải thiện việc đào
tạo, đánh giá điều chỉnh chương trình như của giảng viên, của sinh viên năm thứ 4 và
của các cựu sinh viên.
2. Điểm mạnh
Kế hoạch đào tạo của khoa luôn được thông báo cho giảng viên và sinh viên
ngay từ đầu năm học để SV lựa chọn tiến độ học tập phù hợp với bản thân; Ban Chủ
nhiệm Khoa luôn chỉ đạo Cán bộ quản lý SV, Cố vấn học tập, Giáo vụ khoa để hỗ trợ
SV kịp thời, nhất là trong việc phê duyệt các môn học chuyển đổi, học thay thế (với
những SV bị chậm tiến trình do bảo lưu kết quả học tập) để SV được hoàn thành
CTĐT đúng hạn. Khoa cũng liên hệ phối hợp với gia đình SV để hỗ trợ SV nắm thông
tin và hoàn thành chương trình học.
3. Điểm tồn tại
Vẫn còn một số sinh viên chưa hoàn thành chương trình học đúng kỳ hạn.
4. Kế hoạch hành động
TT Mục Nội dung Đơn vị, Thời gian thực Ghi chú
tiêu người thực hiện hoặc hoàn
hiện thành

1 Khắc Xây dựng các Bộ môn, 2022 Cần có các nhóm
phục tồn nhóm nghiên trưởng bộ nghiên cứu để hỗ
tại cứu mạnh môn trợ tốt cho sinh
viên

2 Phát Kết nối với Khoa, ban 2022 Tăng cường kết nối
huy hoạt động chủ nhiệm với nhà trường phổ
điểm nghiệp vụ, thông để sinh viên
mạnh chuyên môn hình thành năng
lực sớm

5. Tự đánh giá: Đạt 4/7


Tiêu chí 11.3. Tỷ lệ có việc làm của SV sau khi tốt nghiệp được xác định, giám
sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.
1. Mô tả
Với mục tiêu của người học sau khi tốt nghiệp là có việc làm đúng ngành nghề
đào tạo, thu nhập phù hợp, môi trường làm việc thuận lợi. Hàng năm, Nhà trường và
Khoa GDTC đã tổ chức hội thảo tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu cơ hội việc làm
cho SV [H11.11.03.01].
Nhà trường cũng giao cho Trung tâm đảm bảo chất lượng xây dựng quy trình,
kế hoạch và tiến hành điều tra, khảo sát việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp các năm [H10.10.06.01; H10.10.06.04], đồng thời nhà trường cũng đã thành
lập Hội cựu người học năm 2019 để thu thập ý kiến từ người học góp ý cho chương
trình đào tạo, dạy học của Nhà trường, trong đó có Khoa GDTC [H11.11.03.02]. Bên
cạnh đó, Khoa GDTC giao nhiệm vụ cho cán bộ chuyên trách quản lý sinh viên kết
hợp với Trung tâm ĐBCL thực hiện điều tra khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt
nghiệp [H11.11.03.03].
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm khá cao
(đều trên 80%), tỉ lệ cựu sinh viên chưa có việc làm thấp. Những nghề nghiệp cựu SV
đang làm việc đúng chuyên ngành GDTC: GV giảng dạy ở các nhà trường ĐH, CĐ;
trung tâm Huấn luyện thể thao, các câu lạc bộ TDTT..[H10.10.01.07].
Căn cứ vào báo cáo tình trạng việc làm trong 05 năm gần đây, khoa đã có thống
kê tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, môi trường làm việc cụ thể theo từng khóa
học như sau [H11.11.03.04; H11.11.03.05]:
Bảng 11.3.1. Thống kê tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp
Chưa có Khu vực việc làm

việc làm Chưa Tự
Ngàn việc
Năm nhưng có việc Nhà Tư tạo Liên
h làm
học nâng làm nước nhân việc doanh
cao làm
GDTC 38/45 2/45 5/45 25/45 12 0 0
2017
2018 GDTC 36/44 3/44 6/44 22/44 14 0 0

2019 GDTC 18/22 2/22 2/22 11/22 7 0 0

2020 GDTC 20/24 1/24 3/24 12/24 8 0 0

2021 GDTC 7/9 0/9 2/9 4/9 3 0 0

Bổ sung số liệu đối sánh với CSGD khác trong, ngoài nước (nếu có)
Nhà trường và Khoa kết hợp với các nhà tuyển dụng tổ chức các ngày hội việc làm cho
sinh viên năm thứ 4 [H11.11.03.05] và truyền thông cho các nhà tuyển dụng về tỉ lệ
việc làm của sinh viên các khóa [H11.11.03.06] để các nhà tuyển dụng tạo điều kiện
cho sinh viên ra trường tiếp cận việc làm, và cho sinh viên các khóa biết tình hình việc
làm, cơ hội việc làm cao của chương trình đào tạo [H11.11.03.07]. Tổng kết năm học,
khoa đều tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên vừa tốt nghiệp
[H11.11.03.08]. Đối với các khóa đã ra trường nhiều năm, Nhà trường và khoa đều
thường xuyên cập nhật tình trạng việc làm của cựu sinh viên qua hình thức trực tuyến,
mạng xã hội của Khoa để đánh giá chất lượng đào tạo [H11.11.03.09] và nắm bắt
nguyên nhân, thực trạng của sinh viên chưa có việc làm [H11.11.03.10]
2. Điểm mạnh
Khoa GDTC đã quan tâm và tiến hành khảo sát đối với tất cả các khóa SV tốt
nghiệp để có thông tin đầy đủ về tình trạng tốt nghiệp.
3. Điểm tồn tại
Một số SV còn chưa lập kế hoạch cá nhân, định hướng mục tiêu nghề nghiệp
chưa rõ ràng.
4. Kế hoạch hành động

TT Mục Nội dung Đơn vị, Thời gian Ghi chú


tiêu người thực hiện
thực hiện hoặc hoàn
thành
1 Khắc Nâng cao kỹ năng Bộ môn, 2023 Tăng cường các
phục mềm và ngoại ngữ giảng nhiệm vụ học tập
tồn tại viên sử dụng ngoại ngữ

2 Phát Duy trì việc tổ chức Khoa, 2023 Tăng cường các
huy các buổi tọa đàm giảng hoạt động mở rộng
điểm giới thiệu việc làm viên phù hợp với thay
mạnh cho sinh viên. đổi nghề nghiệp
- Thống kê tỉ lệ sinh
viên tốt nghiệp có
việc làm đúng
chuyên ngành định
kỳ hàng năm.
5. Tự đánh giá: Đạt 4/7

Tiêu chí 11.4. Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên được quy định rõ, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng.
1. Mô tả
Loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của người học được xác lập.
Hàng năm, phòng Khoa học Công nghệ trường ĐHSPHN đều có các công văn hướng
dẫn về kế hoạch tổ chức hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa cũng như
tuyển chọn các công trình nghiên cứu khoa học tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học
cấp trường. [H11.11.04.01]. Dựa vào đó, khoa GDTC xây dựng các chiến lược, kế
hoạch tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong khoa cũng như định hướng các
nghiên cứu khoa học cho phù hợp với mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và chuẩn đầu ra
của chương trình đào tạo.
Hàng năm, Khoa phân công cho Liên chi đoàn tổ chức tọa đàm hướng dẫn sinh
viên nghiên cứu khoa học cho sinh viên năm thứ nhất, giúp sinh viên hiểu rõ thêm về
lợi ích của công tác NCKH và những nhiệm vụ sinh viên cần thực hiện để tham gia
NCKH. [H11.11.04.01]
Sinh viên được đăng ký đề tài muốn nghiên cứu, thể loại nghiên cứu, số lượng
nghiên cứu cũng như giáo viên hướng dẫn.
Hàng năm, phòng khoa học công nghệ và khoa GDTC đều xây dựng kế hoạch
NCKH cho sinh viên, hướng dẫn quy trình thực hiện NCKH [H11.11.04.02];
[H11.11.04.03]. Sau khi SV đăng ký các hướng đề tài NCKH, Hội đồng Khoa học
Khoa đã phân công những giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn sâu hướng dẫn
SV hoặc nhóm SV triển khai các đề tài NCKH [H11.11.04.04], [H.11.11.04.05]. Bên
cạnh việc phân công GV hướng dẫn SV NCKH, nhà trường và Khoa GDTC cũng
luôn luôn đầu tư và dành kinh phí cho hoạt động NCKH của SV để nhằm khuyến
khích SV tham gia nghiên cứu và có chất lượng [H11.11.04.06; H11.11.04.07]. Hàng
năm, Khoa tổ chức “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học” để chọn ra những báo
cáo xuất sắc tham dự Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường và cấp Bộ.
Một số đề tài được chọn này đã đạt được thành tích cao [H11.11.04.06];
H11.11.04.07]. Hàng năm, Khoa tổ chức “Hội nghị sinh viên NCKH" [H11.11.04.08]
[H11.11.04.09], [H11.11.04.10].
Khoa thực hiện tổ chức hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học một cách khoa
học, từ xây dựng kế hoạch, thông tin khoa học, bố trí cơ sở vật chất phục vụ nghiên
cứu [H11.11.04.11], công bố công khai các nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu
[H11.11.04.12], để tăng cường minh bạch thông tin, quá trình rèn luyện, nghiên cứu
của sinh viên để khi sinh viên ra trường được tuyển dụng vào vị trí nghiên cứu viên ở
các trung tâm nghiên cứu, giảng viên ở các trường đại học lớn và đi học tập, nghiên
cứu chuyên sâu ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới và giáo viên ở cơ sở giáo
dục phổ thông.
Bảng tỉ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học theo các khóa đào tạo giai đoạn
2017-2021.
Tổng SV
Khóa của khóa Tổng lượt SVNCKH Tỉ lệ SV NCKH/khóa
K63 (2013-2017) 49 18 36,7
K64 (2014-2018) 54 14 25,9
K65 (2015-2019) 22 8 36,36
K66 (2016-2020) 29 11 37,93
K67 (2017-2021) 16 6 37,5
Dựa trên bảng số liệu cho thấy, tỉ lệ số lượt sinh viên tham gia nghiên cứu khoa
học trong các khóa trung bình khoảng 33 %, có những khóa 37,93%.
Bảng tỉ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học theo năm đào tạo của
khóa học giai đoạn 2017-2021.
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Năm 4 36,7 25,9 36,36 37,93 37,5
Năm 3 0 0 0 0 6,25
Năm 2 0 0 0 0 0
Năm 1 0 0 0 0 0
Từ bảng số liệu cho thấy, sinh viên năm thứ 4 đăng kí nghiên cứu và báo cáo
khoa học vì điều kiện để sinh viên được báo cáo khoá luận tốt nghiệp phải tham dự hội
nghị sinh viên nghiên cứu khoa học.
Về giải pháp khuyến khích sinh viên NCKH, Khoa GDTC đã có biện pháp hỗ
trợ, tư vấn, giải đáp thắc mắc, kiểm tra tiến độ từ giáo viên hướng dẫn, trợ lý khoa học
giúp sinh viên có thể thể tham gia nghiên cứu khoa học một cách tích cực nhất. Thêm
vào đó, ngoài hệ thống trung tâm thông tin thư viện của trường, Khoa cũng có phòng
thư viện với các tài liệu tham khảo, sách chuyên phù hợp chuyên ngành nhằm cung
cấp cho sinh viên các tài liệu tham khảo và môi trường nghiên cứu phù hợp.
[H11.11.04.05]. Đồng thời, các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng được hỗ trợ từ
nguồn kinh phí thường xuyên từ phía nhà trường để giúp cho sinh viên và các giáo
viên có kinh phí thực hiện trong quá trình nghiên cứu khoa học [H11.11.04.06;
H11.11.04.07].
2. Điểm mạnh
Giảng viên là các nhà khoa học giàu kinh nghiệm nghiên cứu cơ bản và ứng dụng
nên sinh viên được kế thừa và phát triển đảm bảo tính mới, tính sáng tạo trong nghiên
cứu.
3. Điểm tồn tại
Kinh phí và thời gian đầu tư cho các nghiên cứu lớn, dài hạn còn bị hạn chế nên
chưa có kết quả lớn
4. Kế hoạch hành động
TT Mục Nội dung Đơn vị, Thời gian Ghi chú
tiêu người thực hiện
thực hiện hoặc hoàn
thành
1 Khắc Xây dựng hướng Khoa, 2022 Xây dựng nhóm nghiên
phục tồn nghiên cứu giảng viên cứu mạnh để tập hợp
tại mạnh sinh viên và tập trung
nguồn lực

2 Phát huy Tăng cường kết Trường, 2022 Tạo môi trường để sinh
điểm nối với các trung Khoa viên được nghiên cứu ở
mạnh tâm nghiên cứu những nước có nền khoa
nước ngoài học phát triển

5. Tự đánh giá: Đạt 4/7

Tiêu chí 11.5. Mức độ hài lòng của các bên liên quan được xác định, giám sát
và đối sánh để cải tiến chất lượng
1. Mô tả
Chương trình thường xuyên được đánh giá bởi các bên liên quan từ cấp trường
là trung tâm khảo thí, cấp khoa là các hoạt động kết nối với cựu sinh viên, lãnh đạo các
nhà trường [H11.11.05.01], [H11.11.05.02] và với sinh viên các năm qua đối thoại và
phản hồi trực tiếp [H11.11.05.03], [H11.11.05.04], [H11.11.05.05] về chương trình
đào tạo [H11.11.05.06], về các dịch vụ, tài nguyên, nhân lực phục vụ quá trình đào tạo
[H11.11.05.07], [H11.11.05.08].
Để duy trì kết quả và nâng cao mức độ hài lòng của các nhà tuyển dụng, khoa
thường xuyên thảo luận đánh giá, điều chỉnh nội dung và cách thức đào tạo
[H11.11.05.09], [H11.11.05.10] và định hướng tầm nhìn, sứ mệnh theo xu hướng đào
tạo của nhà trường qua tổ chức hội nghị toàn trường [H11.11.05.11], của khoa
[H11.11.05.12] để đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng phục
vụ đào tạo, chất lượng đào tạo như tăng cường đáng giá thực tiễn, kiểm kê
[H11.11.05.13] để mua sắm học liệu, thiết bị, giáo trình kịp thời [H11.11.05.14] và tổ
chức các hoạt động đào tạo bổ trợ cho chương trình học như seminar nâng cao năng
lực dạy học [H11.11.05.15], tham gia các kỳ thi, giao lưu giữa các trường đại học
[H11.11.05.16], tăng cường rèn nghề nghiệp trong trường sư phạm [H11.11.05.17].
Khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2019 để đánh giá về mục tiêu và chuẩn đầu
ra, mức độ đạt được của các kỹ năng và năng lực nghề nghiệp của nhà trường đều
được sinh viên đánh giá mức độ hài lòng về đồng ý với mục tiêu, chuẩn đầu ra trên
88% số sinh viên được hỏi, các kỹ năng và năng lực đầu ra của chương trình đều nhận
được sự hài lòng cao.
Kết quả khảo sát lấy ý kiến phản hồi của giảng viên về kỹ năng và năng lực đầu
ra của sinh viên tốt nghiệp năm 2019 cũng thể hiện sự hài lòng của các giảng viên nhất
là với các nhóm kỹ năng tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin nhưng cũng thể hiện sự
yếu nhất của sinh viên là kỹ năng tư vấn cho học sinh, kỹ năng viết báo cáo tham luận.
Kết quả khảo sát lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của chương trình đào
tạo với sinh viên tốt nghiệp năm 2019 đối với các nhà tuyển dụng của nhà trường thể
hiện mức độ hài lòng từ cao xuống thấp theo bảng sau:
Nội dung các kỹ năng/năng lực được nhà tuyển dụng đánh giá Mức độ
hài lòng

Kiến thức ngành/chuyên ngành được đào tạo 1

Năng lực tự học/tự nghiên cứu/tự bồi dưỡng 2

Khả năng người lao động giải quyết công việc tốt 3

Kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức nền tảng xã hội liên quan 4

Năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc 5

Năng lực tư duy logic 6

Kỹ năng khai thác, phân loại, xử lí dữ liệu/thông tin 7

Kỹ năng sử dụng tin học 8

Năng lực sử dụng ngoại ngữ 9

Các nhà tuyển dụng hài lòng nhất là kiến thức chuyên ngành của sinh viên và khả
năng tự học, tự nghiên cứu, còn không hài lòng nhất là sử dụng tin học và ngoại ngữ.
Hàng năm, Trung tâm Đảm bảo chất lượng kết hợp với các khoa trong trường
tiến hành lấy ý kiến của SV về chất lượng giảng dạy của giảng viên; Lấy ý kiến của
sinh viên năm cuối về chất lượng khoá/ngành đào tạo; Thực hiện khảo sát việc làm của
sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp [H11.11.05.02]. Bên cạnh đó, TT tiến hành lấy ý kiến
của cựu sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng về mức độ hài lòng đối với CTĐT; Lấy
ý kiến của SV về cán hộ hành chính của khoa [H11.11.05.03]. Báo cáo kết quả khảo
sát của Trung tâm đảm bảo chất lượng về ý kiến đánh giá của người học đối với GV
cho thấy, sinh viên có mức độ hài lòng cao những nội dung, phương pháp giảng dạy
của GV và các hình thức kiểm tra, đánh giá của GV trong các học phần. Báo cáo kết
quả khảo sát của TTĐBCL lấy ý kiến sinh viên năm cuối về mức độ hài lòng đối với
CTĐT cho thấy: tỷ lệ sinh viên đánh giá về mức độ hài lòng với CTĐT
[H11.11.05.02]; [H11.11.05.03].
2. Điểm mạnh
Có bộ phận thường xuyên thăm dò và đánh giá điều chỉnh chương trình đào tạo
cho phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan.
3. Điểm tồn tại
Các ý kiến phản hồi của các bên liên quan còn hạn chế về địa lí và chưa có khảo
sát trên quy mô rộng.
4. Kế hoạch hành động
TT Mục tiêu Nội dung Đơn vị, Thời gian Ghi chú
người thực thực hiện
hiện hoặc hoàn
thành

1 Khắc phục Khảo sát Trường, 2022 Khảo sát diện rộng
tồn tại diện rộng phòng khảo các cơ sở sử dụng
thí sinh viên của chương
trình

2 Phát huy Điều chỉnh Khoa, Bộ 2022 Điều chỉnh cho phù
điểm mạnh chương trình môn hợp với thực tiễn và
mang tính quốc tế

5. Tự đánh giá: Đạt 4/7

Kết luận về Tiêu chuẩn 11


Với sự hỗ trợ của phần mềm quản lí học tập cùng các cố vấn học tập, cán bộ giáo
vụ, quản lí sinh viên của Khoa GDTC và hoạt động giám sát chung của Nhà trường, tỉ
lệ thôi học, tốt nghiệp, thời gian tốt nghiệp của SV được giám sát chặt chẽ. Sau khi tốt
nghiệp, Khoa GDTC và Nhà trường vẫn giữ liên lạc thường xuyên với người học
nhằm thu thập thông tin về tình hình việc làm, đồng thời có các hình thức hỗ trợ, giới
thiệu việc làm cho SV tốt nghiệp. Hoạt động NCKH của SV được quan tâm, giám sát
và hỗ trợ tốt cả nguồn nhân lực và quy trình tổ chức thực hiện từ nhiều cấp độ là Bộ
môn, Khoa và Nhà trường, thu hút được sự quan tâm của giảng viên hướng dẫn, nhà
khoa học, hội đồng khoa học cấp Khoa và Nhà trường. Qua đó, thu hút được đông đảo
SV tham gia NCKH.
Song song với các hoạt động này, Nhà trường đã xác lập được hệ thống các đơn
vị, quy trình, công cụ và phương pháp để tiếp nhận phản hồi từ các bên liên quan gồm
GV, SV, nhà tuyển dụng. Thông qua các Báo cáo phản hồi, Nhà trường và Khoa đưa
ra các kế hoạch điều chỉnh nhằm cải thiện chất lượng đào tạo.
Kết quả, tỉ lệ SV thôi học, chậm tốt nghiệp cao hơn so với các Khoa đối sánh
trong Nhà trường, không có SV tốt nghiệp trước hạn, tỉ lệ SV tham gia NCKH khá
thấp. Việc thu thập thông tin về tính hình việc làm cho thấy, đa số các năm điều tra, tỉ
lệ SV có việc làm cao dựa trên kết quả phản hồi của sinh viên trong khảo sát của Nhà
trường. Ngoài ra, chất lượng SV sau tốt nghiệp đã được phản hồi bởi các nhà tuyển
dụng, tuy nhiên, việc thu thập ý kiến này mới được tiến hành trong năm gần đây.
Kết quả tự đánh giá tiêu chuẩn 11
Thang đánh giá
Tiêu chuẩn 11
Chưa đạt Đạt

Tiêu chí 11.1 x

Tiêu chí 11.2 x

Tiêu chí 11.3 x

Tiêu chí 11.4 x

Tiêu chí 11.5 x

Điểm tiêu chuẩn 4,00


PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Những điểm mạnh và những điểm cần phát huy của chương trình đào tạo
Mục tiêu của CTĐT CNGDTC được xây dựng rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và
tầm nhìn của Trường ĐHSPHN trong kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường, phù
hợp với mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học và CTĐT phản
ánh được yêu cầu của thị trường lao động.CĐR của CTĐT khi xây dựng đều hướng
đến sứ mạng, mục tiêu, đội ngũ của trường và khảo sát nhu cầu của xã hội nên đã phản
ánh được tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường. CĐR của CTĐT CNGDTC đơn giản,
dễ hiểu, đo lường được, đã bao quát được các yêu cầu chung của bậc giáo dục đại học
mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp và bao gồm các điểm riêng biệt dành
cho SV CNGDTC. CĐR đã phản ánh đúng yêu cầu của các bên liên quan đã góp ý và
đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng được thể hiện rõ trong chương trình chi tiết
đào tạoCNGDTC và được công khai trên trang thông tin điện tử của Khoa và Trường.
Bản mô tả CTĐT CNGDTC có tương đối đầy đủ thông tin và cập nhật giúp
người học có cái nhìn tổng quát về toàn bộ CTĐT. Bản đề cương chi tiết các học phần
trong CTĐT CNGDTC có mục tiêu, nội dung rõ ràng, được công bố công khai bằng
nhiều hình thức khác nhau cho SV, GV, giáo vụ khoa, phòng Đào tạo, BCN Khoa, nhà
tuyển dụng, cựu SV, các nhà khoa học tương đối dễ dàng tiếp cận, truy cập tìm hiểu
nội dung và góp ý phản hồi.
CTDH của hệ CNGDTC được thiết kế logic, khoa học, sư phạm dựa trên CĐR.
Nội dung của CTDH không chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng, tự chủ và
trách nhiệm của CĐR mà việc tổ chức các phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá
cũng hỗ trợ hiệu quả đạt được CĐR. Tất cả các học phần trong CTDH CNGDTC đều
có sự tương thích về nội dung theo yêu cầu CĐR. Phương pháp dạy và học, phương
pháp kiểm tra/đánh giá ở tất cả học phần đều phù hợp và hỗ trợ nhau tốt nhất để đảm
bảo việc đạt được CĐR. Hơn nữa, CTDH được định kỳ lấy ý kiến góp ý của các bên
liên quan và được định kì rà soát, điều chỉnh, bổ sung 2 năm một lần nhằm phù hợp
với điều kiện thực tiễn.
Trường có văn bản tuyên bố về mục tiêu giáo dục và triết lí giáo dục, mục tiêu
giáo dục được cụ thể hóa trong CTĐT CNGDTC. Các hoạt động dạy và học trong
CTĐT, các kế hoạch dạy học, các bài giảng của GV đã sử dụng các PPDH đa dạng, tập
trung vào các PPDH tích cực, phù hợp để đạt được CĐR. Các PPDH được sử dụng đa
dạng và tích cực, các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng của
người học, đồng thời nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.
Trong CTĐT, thể hiện việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết
kế phù hợp với mức độ đạt được CĐR. Các quy định về đánh giá kết quả học tập của
Nhà trường đã được xây dựng cụ thể, rõ ràng và được công bố công khai tới người
học. Phương pháp đánh giá kết quả học tập được sử dụng đa dạng như: trắc nghiệm, tự
luận, thực hành, bài tập lớn… Kiểm tra đánh giá kết quả học tập thể hiện trong CTĐT
đảm bảo bao quát toàn bộ nội dung học phần cũng như toàn bộ CTĐT về kiến thức, kỹ
năng đạt được. Quy trình đánh giá khách quan, công bằng, minh bạch, tổ chức thi cử
nghiêm minh đã tạo ra được nề nếp dạy và học tích cực. Trường có phần mềm quản lí
đào tạo UniSoft, thông qua sử dụng phần mềm người học được phản hồi kịp thời về
kết quả kiểm tra đánh giá sau mỗi kì thi. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá người
học được sử dụng để cải thiện việc học tập. Khoa có các quy định, quy trình khiếu nại
về kết quả học tập của người học và SV được phổ biến đầy đủ các quy định, quy trình
về khiếu nại kết quả học tập trước mỗi khóa học/kỳ học/học phần.
Đội ngũ GV, NCV ngành CNGDTC có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và
NCKH đáp ứng tốt yêu cầu của CTĐT. Điều đó xuất phát từ chiến lược quy hoạch,
tuyển dụng theo đúng quy định về quy trình và tiêu chí công khai của Nhà trường.
Trong giai đoạn 2015- 2020, năng lực, các công việc của GV, NCV được quản trị và
đánh giá công khai, minh bạch và khách quan đồng thời được khen thưởng dưới nhiều
hình thức tạo động lực phấn đấu cho các GV, NCV. Nhà trường và Khoa cũng tích cực
tiến hành các hoạt động hỗ trợ GV tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kể cả
ngoại ngữ, tin học. Công tác NCKH cũng được đề cao.
ĐNNV của Nhà trường nói chung và của CTĐT hệ CNGDTC nói riêng đã đảm
bảo về số lượng, chất lượng về năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu về đào tạo,
NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đội ngũ này được tuyển dụng theo đúng
quy định về quy trình và tiêu chí tuyển dụng của Nhà trường và lựa chọn nhân viên để
bổ nhiệm, điều chuyển đã được xác định và phổ biến công khai. Năng lực của ĐNNV
được xác định và đánh giá thường xuyên để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của
CTĐT. Thêm vào đó, việc đào tạo và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNNV
được thực hiện đầy đủ, đúng kế hoạch và đáp ứng dược yêu cầu đặt ra trong tình hình
mới. Việc quản trị theo kết quả công việc của nhân viên cũng được Nhà trường triển
khai kịp thời để tạo động lực và hỗ trợ cho đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ
cộng đồng.
Chính sách tuyển sinh, tiêu chí và phương thức tuyển sinh rõ ràng và được công
bố công khai trong toàn xã hội, được cập nhật theo các quy định của Bộ GD&ĐT cũng
như xu thế nghề nghiệp và dựa trên kết quả tuyển sinh của các năm trước. Tiêu chí và
phương pháp tuyển chọn người học của CTĐT rõ ràng và được đánh giá thường xuyên
để đảm bảo tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và trình độ vào trường
cũng như vào CTĐT. Tiêu chí và phương pháp tuyển chọn được cập nhật, mở rộng đặc
biệt với đối tượng tuyển thẳng để có thể tuyển chọn người học giỏi. Hệ thống giám sát
sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng học tập của người
học, cảnh báo học vụ đã thực hiện đồng bộ, rõ ràng, kịp thời và có hiệu quả cao. Người
học được tiếp cận các thông tin về học tập, rèn luyện từ nhiều kênh khác nhau và theo
hệ thống, dễ thực hiện và SV CTĐT đã hoàn thành tốt CTĐT. Nhà trường, Khoa đã
triển khai sâu rộng và hiệu quả các hoạt động tư vấn học tập, nhiều hoạt động ngoại
khóa, hoạt động thi đua, hỗ trợ SV tìm hiểu về việc làm khi tốt nghiệp, giúp SV nâng
cao thành tích học tập, rèn luyện kỹ năng nghề và cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra
trường. Các hoạt động hợp tác với các trường, tình nguyện viên quốc tế mở ra nhiều cơ
hội cho SV bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Người học
được học tập, NCKH và sinh hoạt trong môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan thuận
lợi; được đảm bảo về an ninh, an toàn, xanh, sạch và đẹp.
Trường ĐHSP Hà Nội và Khoa Giáo dục thể chất có đầy đủ hệ thống phòng
làm việc, phòng học và các phòng chức năng với các trang thiết bị hiện đại, phù hợp
để phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Khoa Giáo dục thể chất. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị thường xuyên được theo doi, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp. TT TT-
TV đang áp dụng các chuẩn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng phần mềm
Lib5.5 trong các khâu xử lí tư liệu và quản lý bạn đọc. Nguồn tài liệu đáp ứng được
yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ, GV, SV và học sinh trong toàn
trường.
Hàng năm Nhà Trường đều có kế hoạch, ngân sách cho nâng cấp cơ sở hạ tầng
(sân vận động, nhà thi đấu) và kinh phí đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, kinh
phí sửa chữa thường xuyên cho sân vận động, nhà thi đấu. Do vậy, hệ thống sân vận
động, nhà thi đấu và các trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành CNGDTC hoàn toàn đáp
ứng được nhiệm vụ đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất theo hướng đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục. Nhà trường đã tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý
đào tạo, KH-TC, quản lý nhân sự, học sinh, SV, khảo thí và đảm bảo chất lượng. Toàn
thể cán bộ, GV và người học có thể được truy cập internet tại các giảng đường, khu
làm việc và trong khu nội trú. Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khoẻ, an toàn được
xác định và được triển khai chi tiết cụ thể. Phòng bảo vệ, Ban quản lý KTX, Ban quản
lý giảng đường, cán bộ Trạm y tế được phân công nhiệm vụ cụ thể, luôn được đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo môi trường làm việc an toàn, sức
khỏe người dạy và người học được chăm lo tư vấn, môi trường làm việc xanh-sạch-
đẹp.
Các kênh phản hồi được Trường sử dụng đa dạng: Phiếu khảo sát, hội nghị, đối
thoại, email, ý kiến chuyên gia. Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên liên quan
được sử dụng làm cơ sở góp phần giúp Trường, Khoa, bộ môn rà soát, điều chỉnh và
nâng cao chất lượng CTĐT của ngành cũng như chất lượng CTDH. Khoa Giáo dục thể
chất đã thực hiện thường xuyên và định kỳ nhiều công việc để đảm bảo và nâng cao
chất lượng đào tạo. Các GV của Khoa tiếp tục phát huy thế mạnh về NCKH, đặc biệt
tham gia chủ trì nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước cũng như công bố các kết quả
NCKH trên các tạp chí quốc tế uy tín, hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong việc biên soạn SGK,
sách hướng dẫn cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Các kết quả NCKH được
sử dụng để cải tiến việc dạy và học. Việc đánh giá kết quả học tập và quá trình dạy và
học được Trường, Khoa và bộ môn rà soát và đánh giá thường xuyên, nghiêm túc đặc
biệt là công tác lấy ý kiến phản hồi từ SV về hoạt động giảng dạy của GV. Các qui
định về nhân sự trong việc hỗ trợ công tác rà soát, kiểm tra quá trình dạy-học được qui
định rõ ràng (Thanh tra Giáo dục, Phó Khoa phụ trách học tập, cố vấn học phần-cố vấn
giảng dạy, CVHT). Các kết quả học tập của SV được công bố công khai, minh bạch.
Các đánh giá kết quả học tập và quá trình dạy và học được Trường, Khoa và bộ môn rà
soát và đánh giá thường xuyên, nghiêm túc đặc biệt là công tác đánh giá, cải tiến
CTĐT, CTDH và các dịch vụ hỗ trợ giảng dạy và học tập.
Với sự hỗ trợ của phần mềm quản lí học tập cùng các CVHT, cán bộ Giáo vụ,
Quản lí SV của Khoa Giáo dục thể chất và hoạt động giám sát chung của Nhà trường,
tỉ lệ thôi học, tốt nghiệp, thời gian tốt nghiệp của SV được giám sát chặt chẽ. Sau khi
tốt nghiệp, Khoa và Nhà trường vẫn giữ liên lạc thường xuyên với người học nhằm thu
thập thông tin về tình hình việc làm, đồng thời có các hình thức hỗ trợ, giới thiệu việc
làm cho SV tốt nghiệp. Hoạt động NCKH của SV được quan tâm, giám sát và hỗ trợ
cả về chuyên môn và kinh phí thực hiện từ nhiều cấp độ gồm giáo viên hướng dẫn, Bộ
môn, Khoa và Nhà trường. Qua đó, thu hút được SV tham gia NCKH.
2. Tóm tắt những điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của CTĐT của
cơ sở giáo dục đại học (tổng hợp theo từng tiêu chuẩn)
- Tiêu chuẩn 1: CTĐT cần tham khảo CTĐT của các trường ĐH trong khu vực
khi xây dựng CTĐT. Việc rà soát và cập nhật CĐR của CTĐT cần được đảm bảo hơn
về mặt tiến độ.
- Tiêu chuẩn 2: Công tác quảng bá tuyển sinh, CTĐT bằng tờ rơi cần được đầu
tư hơn về hình thức và cách thức triển khai.
- Tiêu chuẩn 3: Do hạn chế về thời gian nên ở một số học phần chưa áp dụng
được nhiều phương pháp dạy học dự án, dạy học trải nghiệm và chưa đi sâu về cơ chế
của một số vấn đề Giáo dục thể chất mới xuất hiện gần đây. Trong hoạt động rà soát
CTDH, chưa tham khảo hết được tất cả các CTDH liên quan ở các nước trên thế giới.
- Tiêu chuẩn 4: Việc tuyên truyền phổ biến mục tiêu giáo dục của Trường chưa
được thực hiện thường xuyên và rộng rãi tới các bên liên quan bên ngoài trường như
các nhà tuyển dụng và với xã hội. Chương trình còn bắt buộc SV lên lớp vẫn còn
nhiều, chưa xây dựng các nội dung dạy học online.
- Tiêu chuẩn 5: Việc đánh giá kết quả học tập của SV theo CĐR đôi khi còn
chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các học phần. Phương pháp kiểm tra
đánh giá ở một vài học phần chưa thật sự đa dạng. Việc khảo sát lấy ý kiến phản hồi
của SV về tỷ lệ hài lòng đối với việc phản hồi kịp thời kết quả đánh giá học tập chưa
được thực hiện thường xuyên.
- Tiêu chuẩn 6: việc quy hoạch theo vị trí việc làm dựa trên đầu SV và môn học
đang còn nhiều bất cập. Một số cán bộ dạy môn cơ bản thừa giờ, một số cán bộ dạy
môn chuyên môn hẹp thiếu giờ. Đội ngũ cán bộ cũng như số lượng đề tài nghiên cứu
cũng chưa đồng đều ở các bộ môn.
- Tiêu chuẩn 7: sự phối hợp giữa ĐNNV của Khoa với các đơn vị trong trường,
kinh phí dành cho hoạt động đào tạo và phát triển ĐNNV còn hạn chế. Ngoài ra, các
tiêu chí thi đua còn chưa xét đến đặc thù công việc đối với ĐNNV nên số lượng nhân
viên đạt thành tích thi đua khen thưởng cấp cao còn ít.
- Tiêu chuẩn 8: chưa có nhiều ý kiến của các bên liên quan và các phân tích/dự
báo về nhu cầu nhân lực trong việc xây dựng chính sách tuyển sinh. Sự tham gia của
các bên liên quan chưa được chủ động. SV chưa chủ động trong phối hợp công tác
thông báo kết quả học tập, rèn luyện cho gia đình. Sự hợp tác của SV khi lấy ý kiến
người học về hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ việc làm
còn hạn chế.
- Tiêu chuẩn 9: Một số ứng dụng của phần mềm còn phát sinh lỗi trong quá
trình sử dụng. Thư viện điện tử chưa kết nối chia sẻ tài liệu với các thư viện của các cơ
sở đào tạo uy tín trong khu vực và quốc tế. Kinh phí đầu tư các trang thiết bị mới còn
chưa đi kèm kinh phí bảo trì cho các trang thiết bị này dẫn đến kinh phí sửa chữa
thường xuyên tăng cao khi các thiết bị này sử dụng quá 5 năm. Do kinh phí đầu tư của
trường hạn hẹp nên chưa có hệ thống máy tính chuyên dụng có cấu hình cao và đồng
bộ để phục vụ giảng dạy và đặc biệt là NCKH. Nhà Trường chưa có quy định cụ
thể về thu gom và xử lý hóa chất độc hại sau khi thí nghiệm và thực hành. Những tiện
ích đặc thù cho người khuyết tật đã được chú ý nhưng còn ít.
- Tiêu chuẩn 10: chưa tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về thực tập sư
phạm của người học với các cơ sở thực tập để đánh giá nhu cầu thực tế của CTĐT theo
CĐR; (ii) cần chủ động hơn trong việc lấy thông tin phản hồi từ các bên liên quan,
trong đó có cả các nhà tuyển dụng, chuyên gia (đặc biệt các chuyên gia đang giảng dạy
ngành Sư phạm Giáo dục thể chất ở các nước tiên tiến) và các GV về cả CTĐT và các
dịch vụ hỗ trợ, tiện ích cho quá trình dạy-học; (iii) việc tổ chức dự giờ vẫn chưa huy
động được sự tham gia của tất cả các giảng viên trong khoa; (iv) Việc đăng bài báo về
giáo dục trên các tạp chí quốc tế của các GV trong khoa còn hạn chế; (v) Khoa sẽ tổ
chức seminar tập huấn cho giáo viên các PPDH tích cực; các GV đăng kí thực tập,
kiến tập PPDH mới; sẽ tổ chức họp rút kinh nghiệm và lấy ý kiến phản hồi của SV;
(vi) việc lấy ý kiến khảo sát của các nhà tuyển dụng về CTĐT chưa được thực hiện
thường xuyên.
- Tiêu chuẩn 11: tỉ lệ SV thôi học vẫn còn cao, không có SV tốt nghiệp trước
hạn, tỉ lệ SV tham gia NCKH khá cao nhưng số lượng SV được giải thưởng cấp cao
còn thấp. Việc thu thập thông tin về tính hình việc làm cho thấy, đa số các năm điều
tra, tỉ lệ SV có việc làm khá cao (trên 90%) nhưng vẫn có giai đoạn tỉ lệ này chỉ đạt
76,1%; SV tốt nghiệp thường ít phản hồi về thu nhập cá nhân, việc thu thập ý kiến bởi
các nhà tuyển dụng mới được tiến hành trong năm gần đây.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT
- Đảm bảo hơn về mặt tiến độ khi rà soát, điều chỉnh CTĐT, có sự tham khảo,
đối sánh CTĐT với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước khi xây dựng CTĐT mới
- Có những định hướng và triển khai cụ thể cách kiểm tra đánh giá các học phần
cũng như đa dạng hóa hình thức dạy học cho SV.
- Có những giải pháp cụ thể về vị trí việc làm đối với đội ngũ CBHC cũng như
tiêu chuẩn cụ thể về thi đua khen thưởng đối với đội ngũ này, đảm bảo quyền lợi cho
CBHC.
- Khoa chủ động đề xuất các phương án cải tạo CSVC của sân vận động và nhà
thi đấu. Ưu tiên đầu tư các nguồn ngân sách phục vụ cho công tác đào tạo: hệ thống
thiết bị tập luyện TDTT…
- Khoa tiến hành xác lập được hệ thống các đơn vị, quy trình, công cụ và
phương pháp để tiếp nhận phản hồi từ các bên liên quan gồm GV, SV, nhà tuyển dụng.
Thông qua các Báo cáo phản hồi, Khoa đưa ra các kế hoạch điều chỉnh nhằm cải thiện
chất lượng đào tạo.
4. Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT đánh giá
(theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Thông tư số 02/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số
39/2020/TT-BGDĐT)
- Tên cơ sở giáo dục: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Mã: SPH.
- Tên CTĐT: CNGDTC.
- Mã CTĐT: D140213.
Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn,
Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
Số tiêu
tiêu chí trung tiêu chí
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼ chí đạt
bình đạt (%)

Tiêu chuẩn 1 X

Tiêu chí 1.1 X


5,0 3 100%
Tiêu chí 1.2 X

Tiêu chí 1.3 X

Tiêu chuẩn 2

Tiêu chí 2.1 X


5,0 3 100%
Tiêu chí 2.2 X

Tiêu chí 2.3 X

Tiêu chuẩn 3

Tiêu chí 3.1 X


5,00 3 100%
Tiêu chí 3.2 X

Tiêu chí 3.3 X

Tiêu chuẩn 4

Tiêu chí 4.1 X


4,3 3 100%
Tiêu chí 4.2 X

Tiêu chí 4.3 X

Tiêu chuẩn 5 4,00 5

Tiêu chí 5.1 X

Tiêu chí 5.2 X 100%

Tiêu chí 5.3 X

Tiêu chí 5.4 X


Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn,
Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
Số tiêu
tiêu chí trung tiêu chí
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼ chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chí 5.5 X

Tiêu chuẩn 6

Tiêu chí 6.1 X

Tiêu chí 6.2 X

Tiêu chí 6.3 X 100%


5,0 7
Tiêu chí 6.4 X

Tiêu chí 6.5 X

Tiêu chí 6.6 X

Tiêu chí 6.7 X

Tiêu chuẩn 7

Tiêu chí 7.1 X

Tiêu chí 7.2 X


4,8 5 100%
Tiêu chí 7.3 X

Tiêu chí 7.4 X

Tiêu chí 7.5 X

Tiêu chuẩn 8

Tiêu chí 8.1 X

Tiêu chí 8.2 X


5,0 5 100%
Tiêu chí 8.3 X

Tiêu chí 8.4 X

Tiêu chí 8.5 X

Tiêu chuẩn 9 4,8 5 100%


Thang đánh giá Tổng hợp theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn,
Chưa đạt Đạt Mức Tỷ lệ số
Số tiêu
tiêu chí trung tiêu chí
❶ ❷ ❸ ❹ ❺ ❻ ❼ chí đạt
bình đạt (%)
Tiêu chí 9.1 X

Tiêu chí 9.2 X

Tiêu chí 9.3 X

Tiêu chí 9.4 X

Tiêu chí 9.5 X

Tiêu chuẩn 10

Tiêu chí 10.1 X

Tiêu chí 10.2 X

Tiêu chí 10.3 X 4,5 6 100%

Tiêu chí 10.4 X

Tiêu chí 10.5 X

Tiêu chí 10.6 X

Tiêu chuẩn 11

Tiêu chí 11.1 X

Tiêu chí 11.2 X


4,00 5 100%
Tiêu chí 11.3 X

Tiêu chí 11.4 X

Tiêu chí 11.5 X

Đánh giá chung CTĐT 4,52 50 100%

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...

HIỆU TRƯỞNG
GS.TS Nguyễn
Văn Minh

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT đánh giá (theo Thông tư 04/2016/TT-
BGDĐT, Thông tư số 02/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 39/2020/TT-BGDĐT)

- Tên cơ sở giáo dục: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Mã: SPH.

- Tên CTĐT: CNGDTC.

- Mã CTĐT: D140213.

Tiêu chuẩn, tiêu Kết quả đánh giá Tông hợp theo tiêu chuẩn
chí Đạt Chưa đạt Số tiêu chí đạt Tỷ lệ số tiêu chí đạt (%)
Tiêu chuẩn 1 3 100%
Tiêu chí 1.1 Đ
Tiêu chí 1.2 Đ
Tiêu chí 1.3 Đ
Tiêu chuẩn 2 3 100%
Tiêu chí 2.1 Đ
Tiêu chí 2.2 Đ
Tiêu chí 2.3 Đ
Tiêu chuẩn 3 3 100%
Tiêu chí 3.1 Đ
Tiêu chí 3.2 Đ
Tiêu chí 3.3 Đ
Tiêu chuẩn 4 3 100%
Tiêu chí 4.1 Đ
Tiêu chí 4.2 Đ
Tiêu chí 4.3 Đ
Tiêu chuẩn 5 5 100%
Tiêu chí 5.1 Đ
Tiêu chí 5.2 Đ
Tiêu chí 5.3 Đ
Tiêu chí 5.4 Đ
Tiêu chí 5.5 Đ
Tiêu chuẩn 6 7 100%
Tiêu chí 6.1 Đ
Tiêu chí 6.2 Đ
Tiêu chí 6.3 Đ
Tiêu chí 6.4 Đ
Tiêu chí 6.5 Đ
Tiêu chí 6.6 Đ
Tiêu chí 6.7 Đ
Tiêu chuẩn 7 5 100%
Tiêu chí 7.1 Đ
Tiêu chí 7.2 Đ
Tiêu chí 7.3 Đ
Tiêu chí 7.4 Đ
Tiêu chí 7.5 Đ
Tiêu chuẩn 8 5 100%
Tiêu chí 8.1 Đ
Tiêu chí 8.2 Đ
Tiêu chí 8.3 Đ
Tiêu chí 8.4 Đ
Tiêu chí 8.5 Đ
Tiêu chuẩn 9 5 100%
Tiêu chí 9.1 Đ
Tiêu chí 9.2 Đ
Tiêu chí 9.3 Đ
Tiêu chí 9.4 Đ
Tiêu chí 9.5 Đ
Tiêu chuẩn 10 6 100%
Tiêu chí 10.1 Đ
Tiêu chí 10.2 Đ
Tiêu chí 10.3 Đ
Tiêu chí 10.4 Đ
Tiêu chí 10.5 Đ
Tiêu chí 10.6 Đ
Tiêu chuẩn 11 5 100%
Tiêu chí 11.1 Đ
Tiêu chí 11.2 Đ
Tiêu chí 11.3 Đ
Tiêu chí 11.4 Đ
Tiêu chí 11.5 Đ
Đánh giá chung CTĐT
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...

HIỆU TRƯỞNG

GS.TS Nguyễn Văn Minh


CƠ SỞ DỮ LIỆU

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN GIÁO
DỤC THỂ CHẤT

Thời điểm báo cáo: Tính đến ngày 10/7 /2022

Thông tin chung về cơ sở giáo dục đại học

Tên cơ sở giáo dục đại học (theo Quyết định thành lập)

Tiếng Việt: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tiếng Anh: Hanoi National University of Education

Tên viết tắt của cơ sở giáo dục đại học

Tiếng Việt: ĐHSPHN

Tiếng Anh: HNUE

Tên trước đây (nếu có): Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I

Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ trường: 136-Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Thông tin liên hệ: Điện thoại 04-37547823 Số fax 04-37547971

E-mail: Website: http://hnue.edu.vn

Năm thành lập cơ sở giáo dục đại học (theo quyết định thành lập): 1951

Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 2008

Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 2012

Loại hình cơ sở giáo dục đại học:

Công lập Bán công Dân lập Tư thục


Loại hình khác (đề nghị ghi rõ).............................................................

Thông tin chung về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

Tên Khoa/Bộ môn thực hiện chương trình đào tạo (theo Quyết định thành lập)

Tiếng Việt: Khoa Giáo dục thể chất

Tiếng Anh: Faculty of Phycical education and sprort

Tên viết tắt của Khoa/Bộ môn thực hiện chương trình đào tạo:
Tiếng Việt:

Tiếng Anh:

Tên trước đây (nếu có):

Tên chương trình đào tạo

Tiếng Việt: Cử nhân Giáo dục thể chất

Tiếng Anh:

Mã CTĐT:

Tên trước đây của chương trình đào tạo (nếu có):

Địa chỉ của Khoa/Bộ môn thực hiện chương trình đào tạo: Số 136 Xuân Thủy, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại liên hệ: Số fax:

E-mail:k.gdtc@hnue.edu.vn Website http://gdtc.hnue.edu.vn

Năm thành lập Khoa/Bộ môn (theo Quyết định thành lập): 2001

Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I (của chương trình đào tạo được KĐCL): 2001

Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa I (của chương trình đào tạo được KĐCL):
2005.

Giới thiệu khái quát về đơn vị thực hiện chương trình đào tạo

Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị thực hiện CTĐT: -
Năm 2001: Do yêu cầu của thực tiễn đào tạo của nhà trường, Bộ môn Thể dục đã được
Nhà Trường đề nghị Bộ GD&ĐT thành lập Khoa Giáo dục Thể chất. Ngoài nhiệm vụ
giảng dạy môn Giáo dục Thể chất cho sinh viên khối không chuyên, Khoa GDTC còn
đảm nhận đào tạo tội ngũ Cử nhân Sư phạm TDTT. Tính đến nay đã đào tạo được 13
khóa với hàng trăm sinh viên ra trường công tác ở mọi miền của đất nước.

- Năm 2009: Khoa GDTC mở Mã ngành đào tạo Sau đại học, đến nay đã đào tạo được
6 khóa Thạc sĩ.

- Hiện nay, Khoa GDTC với trên 30 cán bộ, giảng viên, trong đó có 01 PGS.TS; 3 TS;
03 NCS ngoài nước; 05 NCS trong nước; các giảng viên khác đều có trình độ Thạc sĩ.

- Trong xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, Khoa GDTC đã nghiên cứu đổi
mới chương trình đào tạo cho tất cả các hệ đào tạo trong và ngoài trường nhằm đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở giáo dục đại học và đơn vị thực hiện CTĐT (vẽ
sơ đồ riêng).

a. Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở giáo dục đại học:

Trường ĐHSPHN chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ
Quốc gia Giáo dục. Trong quá trình phát triển, Trường mang nhiều tên khác nhau như
Trường Sư phạm Cao cấp, Trường ĐHSPHN 1, Trường ĐHSP-ĐHQG Hà Nội và
Trường ĐHSPHN như ngày nay. Hiện nay, Trường có hơn 1.125 cán bộ, công chức,
viên chức, trong đó có gần 697 GV. Hơn 2/3 số GV (414 GV) có học vị Tiến sĩ và
Tiến sĩ khoa học, số còn lại đều đã có bằng Thạc sĩ chuyên ngành.

Hiện nay, Trường đã có 18 GV được phong học hàm GS, hơn 152 PGS, 37 Nhà giáo
Nhân dân và 137 Nhà giáo Ưu tú. Tính đến nay, Trường có 23 khoa đào tạo và 2 bộ
môn trực thuộc. Trường có 4 trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên ĐHSP HN;
Trường THPT&THCS Nguyễn Tất Thành, Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành và
trường Mần non Búp sen xanh; có 3 Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Sư phạm,
Viện Khoa học Xã hộ; viện Giáo dục và Đào tạo Quốc tế; hơn 30 trung tâm nghiên
cứu và chuyển giao KHCN và khoa học giáo dục trực thuộc.

Trường có 39 chương trình đào tạo hệ chính quy, trong đó: 24 chương trình đào
tạo giáo viên, 7 chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngoài sư phạm, 7 chương trình
đào tạo cử nhân sư phạm chất lượng cao; 42 chương trình đào tạo không chính quy
(đào tạo tại chức và đào tạo từ xa), trong đó: 38 chương trình đào tạo giáo viên phổ
thông, 4 chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngoài sư phạm; 1 chương trình đào tạo
cử nhân (Ngôn Ngữ – Văn hóa Việt Nam) liên kết với nước ngoài.

Ở bậc sau ĐH, có 51 chương trình đào tạo thạc sĩ, 43 chương trình đào tạo tiến
sĩ và một số chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (Toán, Hóa, Lí...) liên kết với các
trường đại học nước ngoài. Trường là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Đến nay, Trường đã đào tạo được hơn 91.000 cử nhân khoa học, 15000 thạc sỹ và hơn
1.200 tiến sỹ.

Trường ĐHSPHN còn là một trung tâm NCKH lớn. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay,
Trường đã có hơn 100 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước; gần 600 đề tài và nhiệm vụ
cấp Bộ, trong đó có hơn 50 đề tài trọng điểm, gần 850 đề tài cấp Trường. Cơ cấu tổ
chức của Trường như sau:
Nhiều GV đã vinh dự được nhận những giải thưởng khoa học cao quý như: Giải thưởng Hồ
Chí Minh, Giải thưởng khoa học Nhà nước, Giải thưởng quốc tế Cosmos, Giải thưởng Nhân
tài đất Việt. Việc công bố các kết quả nghiên cứu KHCN trên các tạp chí khoa học quốc tế
ngày càng nhiều. Trường ĐHSPHN đãđược Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần
thưởng, danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2004. Huân
chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng
Nhì; Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2001 và lần thứ hai năm 2011, Huân
chương Độc lập hạng Nhất lần thứ 2 năm 2016

Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo - Khoa Giáo dục thể chất

Khoa giáo dục thể chất được thành lập từ năm 2001. Đến nay Khoa có 27 cán bộ trong đó
có 23 giảng viên gồm: 7 TS, 17 ThS và 3chuyên viên (1ThS, 2 CN), 01 cán bộ phục vụ
(CN). Khoa có chức năng:

Đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất hệ chính qui

Đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất hệ vừa làm vừa học

Tham gia giảng dạy môn học GDTC cho các khoa trong Trường.

Đào tạo thạc sĩ các ngành Giáo dục thể chất

- Tham gia công tác NCKH: Các đề tài NCKH cấp Bộ, đề tài cấp Sở, cấp trường. Đa
dạng các đề tài nghiên cứu từ Huấn luyện thể thao, khoa học giáo dục, nghiên cứu ứng
dụng...

- Khoa còn tham gia các hoạt động tập huấn của Bộ GD&ĐT, biên soạn SGK cho
các cấp học, giáo trình cho ĐH, các hoạt động bồi dưỡng giáo viên trên phạm vi cả nước,
tham gia giảng dạy các lớp vừa học vừa làm ở các tỉnh

Cơ cấu tổ chức của Khoa Giáo dục thể chất

Chi uỷ Khoa

Ban chủ nhiệm khoa

Công đoàn Khoa

Liên Chi Đoàn Thanh niên

Các Bộ môn: Thể thao cơ bản, Thể thao tập thể, Thể thao cá nhân, Lý luận và Phương
pháp TDTT

Tổ Văn phòng, phục vụ - Giáo vụ.

+ Chi uỷ Khoa

Để có được những thành công như ngày nay, Khoa GDTC đã phát huy sức mạnh tổng hợp
từ nhiều nguồn lực như được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào
tạo; sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, các phòng ban, các
khoa trong trường ĐHSPHN; sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.., nhưng trước hết và chủ yếu
là nhờ vào đội ngũ cán bộ công chức, giảng viên, sinh viên các thế hệ của Khoa. Trong đó
sự lãnh đạo của Chi uỷ khoa có vai trò tiên quyết đối với từng bước trưởng thành và phát
triển của khoa GDTC như:

- Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng.

- Lãnh đạo công tác chuyên môn: đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ.

- Lãnh đạo các tổ chức quần chúng - Công đoàn và Đoàn thanh niên

- Công tác xây dựng Đảng

+ Ban chủ nhiệm khoa

Trong công tác điều hành đơn vị Ban Chủ nhiệm khoa luôn thống nhất và phối hợp
nhịp nhàng với Chi ủy. Trong đó, Ban Chủ nhiệm khoa luôn tích cực, chủ động cụ thể hóa
các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành hành động thực tiễn của đơn vị.

+ Công đoàn Khoa

- Công đoàn khoa Giáo dục Thể chất nằm trong Công đoàn trường ĐHSPHN, Công
đoàn khoa Giáo dục Thể chất luôn phát huy tốt vai trò chức năng của mình, chăm lo bảo vệ
quyền lợi của cán bộ công chức, tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy
chính quyền góp phần quan trọng vào những thành công của Khoa.

+ Liên Chi Đoàn Thanh niên

- Liên Chi Đoàn Thanh niên Khoa Giáo dục Thể chất là một cơ sở Đoàn trực thuộc
Đoàn trường ĐHSPHN. Hoạt động với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên, sinh viên, là lực lượng dự bị tin cậy của Đảng Bộ Khoa Giáo dục Thể chất, là hạt nhân
chính trị của tổ chức Hội sinh viên Khoa. Liên Chi Đoàn khoa có nhiệm vụ tập hợp, giáo
dục đoàn viên - sinh viên học tập, rèn luyện và phấn đấu theo lý tưởng của Đảng, đóng góp
tích cực và có hiệu quả trong công tác giáo dục toàn diện cho đoàn niên - sinh viên của
Khoa Giáo dục Thể chất.

+ Các Bộ môn: Thể thao cơ bản, Thể thao tập thể, Thể thao cá nhân, Lý luận
và Phương pháp TDTT.

- Các bộ môn là những hạt nhân cấu thành của khoa GDTC có nhiệm vụ giảng dạy, NCKH
và hướng dẫn NCKH cho sinh viên chuyên ngành, giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên
khối sư phạm chung của nhà trường ngoài ra còn tham gia vào các hoạt động chung như: tổ
chức các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, tham gia các hoạt động huấn luyện và thi đấu
thể thao cho sinh viên và cán bộ của nhà trường….
Danh sách Ban lãnh đạo CSGD và danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị thực hiện
CTĐT.

(Riêng Ban Lãnh đạo đơn vị thực hiện chương trình đào tạo ghi đầy đủ cả cấp trưởng, phó,
còn lại các bộ phận khác chỉ ghi cấp trưởng).

Thông Họ và tên Năm Học vị, chức danh, Điện thoại Email
tin sinh
chức vụ

Ban lãnh đạo cơ sở giáo dục

1. Hội đồng trường

Đỗ Việt Hùng Chủ tịch 0912922288 hungdv@hnue.


HĐ edu. vn
1966 GS TS
Trường

2. Ban Giám hiệu

Nguyễn Văn 1963 GS TS Hiệu 0906294414 minhsp@gmail


Minh .com
trưởng

Nguyễn Đức Sơn Phó 0913303387


Hiệu
1970 PGS TS sonnd@
trưởng hnue.edu.vn

Nguyễn Văn Trào Phó 0983755469

1973 PGS TS Hiệu traonv@hnue.e


trưởng du.vn

Nguyễn Văn Hiền 1975 PGS TS Phó 0913363623 hiennv@hnue.


edu.vn

Đơn vị thực hiện CTĐT

1. Ban chủ nhiệm Khoa

Đỗ Xuân Duyệt 1979 TS Trưởng 0985999868 duyetdx@hnue


khoa, .edu.vn
Nguyễn Bá Hoà 1974 Ths Phó 0983998274 hoanb1974@g
trưởng mail.com

khoa

2. Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn, Hội

2.1. Chi uỷ

Đỗ Xuân Duyệt 1979 TS Bí thư 0985999868 duyetdx@hnue


CB .edu.vn

Nguyễn Bá Hoà 1974 Ths Phó Bí 0983998274 hoanb1974@g


thư CB mail.com

2.2. Công đoàn

Nguyễn Văn Hải 1977 TS Chủ tịch 0982323886 hainv@gmail.c


om

Hoàng Thái Đông 1979 Ths Phó Chủ 0983573936 donght@hnue.


tịch edu.vn

Phùng Thị Bích 1982 Ths Uỷ viên 0915095970 phungthibichha


Hằng ng.gdtc@gmail
.com

2.3. Đoàn Thanh niên

Trần Minh Thắng 1985 Ths Bí thư 0978653235 tmthangdhsp@


LCĐ gmail.com

4. Các bộ môn

Nguyễn Thị Thuỷ 1974 TS Trưởng 0902146989 thuynguyen1974h


nue@gmail.com
BM
Hoàng Thái Đông 1979 Ths Trưởng 0983573936 donght@hnue.ed
u.vn
BM

Trần Minh Thắng 1985 Ths Trưởng 0978653235 tmthangdhsp@g


mail.com
BM

Trần Văn Khôi 1979 TS Trưởng 0987778989 tranvankhoihnue


BM @gmail.com

Các ngành/chuyên ngành đào tạo:

Số lượng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: 0 Số lượng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: 01 Số lượng
ngành đào tạo đại học: 01

Số lượng ngành đào tạo cao đẳng: 0

Số lượng ngành (chuyên ngành) đào tạo khác (đề nghị nêu rõ): 0

28. Các loại hình đào tạo của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo (đánh dấu x vào các ô
tương ứng)

Có Không
Chính quy
x

x
Không chính quy

Từ xa x

x
Liên kết đào tạo với nước ngoài

x
Liên kết đào tạo trong nước

Các loại hình đào tạo khác (nếu có, ghi rõ từng loại hình)

Tổng số các ngành đào tạo: 17

Cán bộ, giảng viên, nhân viên của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo
Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của đơn vị thực hiện chương trình đào
tạo

STT Phân loại Nam Nữ Tổng số

I Cán bộ cơ hữu1 16 11 27

Trong đó:

I.1 Cán bộ trong biên chế

Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 16 11 27


năm trở lên) và hợp đồng
I.2
không xác định thời hạn

Các cán bộ khác 0 0

II Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1


năm, bao gồm cả giảng viên
thỉnh giảng2)

Tổng số 16 11 27

(Đơn vị thực hiện chương trình đào tạo cần có cơ sở dữ liệu về cán bộ của đơn vị, bao gồm cả cơ
hữu và hợp đồng ngắn hạn. Từ cơ sở dữ liệu lấy ra các thông tin trên).

Thống kê, phân loại giảng viên

GV cơ hữu
GV
GV trong GV hợp GV kiêm
Trình độ, Số thỉnh GV
biên chế đồng dài nhiệm là
STT học vị, chức lượng giảng quốc tế
trực tiếp hạn3 trực cán bộ
danh GV trong
giảng dạy tiếp giảng quản lý
nước
dạy
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1 GS, Viện sĩ 0 0 0 0 0 0

2 Phó Giáo sư 0 0 0 0 0 0

3 Tiến sĩ KH 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 7 0 7 0 0 0

5 Thạc sĩ 16 0 16 0 0 0
Cán bộ cơ hữu là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế và cán bộ hợp đồng
dài hạn (từ 1 năm trở lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật
lao động sửa đổi.

Giảng viên thỉnh giảng là cán bộ ở các cơ quan khác hoặc cán bộ nghỉ hưu hoặc diện tự do
được đơn vị thực hiện chương trình đào tạo mời tham gia giảng dạy theo những chuyên đề, khoá
học ngắn hạn hoặc theo các học phần, thông thường được ký các hợp đồng thời vụ, hợp đồng
ngắn hạn (dưới 1 năm) theo quy định của Luật lao động sửa đổi.

Hợp đồng dài hạn (sử dụng ở đây) bao gồm hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp
đồng không xác định thời hạn.

GV cơ hữu
GV
Trình độ, Số GV trong GV hợp GV kiêm thỉnh GV
STT học vị, chức lượng biên chế đồng dài nhiệm là giảng quốc tế
danh GV trực tiếp hạn3 trực cán bộ trong
giảng dạy tiếp giảng quản lý nước
dạy
6 Đại học 0 0 0 0 0 0
7 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0
8 Trình độ 0 0 0 0 0 0
khác
Tổng số 37 0 37 12 0 0

Tổng số giảng viên cơ hữu = Cột (3) - cột (7) - cột (8) = 23 người Tỷ lệ giảng viên cơ
hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu: 85,18%

Quy đổi số lượng giảng viên của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo theo Quy định
tại khoản 3, Điều 3 Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu đơn vị có giảng viên có trình độ tiến sĩ khoa học nhưng
không có học hàm thì tính ngang với phó giáo sư) theo thứ tự như cột 3 trong bảng).

Số liệu bảng 31(32) được lấy từ bảng 30 (31) nhân với hệ số quy đổi.

GV cơ hữu

GV GV hợp GV
trong biên đồng dài kiêm
Trình độ, Hệ số Số GV GV GV
chế trực hạn trực nhiệm là
học vị, chức quy lượn g
Stt tiếp giảng tiếp giảng cán bộ thỉnh quốc quy đổi
danh đổi GV
dạy dạy quản giản g tế

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
Hệ số quy 1,0 1,0 0,3 0,2 0,2
đổi

1 Giáo sư, 5,0


Viện sĩ

2 Phó GS 3,0

3 Tiến sĩ 3,0

khoa học

4 Tiến sĩ 2 7 7 3 15,8

5 Thạc sĩ 1 15 15 3 15,9

6 Đại học 0,5

Tổng 22 22 6 49,84

Cách tính: Cột 10 = cột 3*(cột 5 + cột 6 + 0,3*cột 7 + 0,2*cột 8 + 0,2*cột 9)1

Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi (số người):

Phân loại
Trình độ / học Số Tỷ lệ theo giới Phân loại theo tuổi (người)
Stt vị lượng, (%) tính (ng)
người Na m Nữ < 30-40 41-50 51-60 > 60
30
1 Giáo sư, Viện 0 0

2 Phó Giáo sư 0 0

3 Tiến sĩ khoa 0 0
học
4 Tiến sĩ 7 21,87 6 1 0 7
%
5 Thạc sĩ 16 65,23 7 9 2 12 1
%
6 Đại học
Tổng 23 100% 13 11 2 19 1 0
34.1. Tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu: 44,6 tuổi

34.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của
đơn vị thực hiện chương trình đào tạo: 21,87%
34.3. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của đơn vị
thực hiện chương trình đào tạo: 65,23%

Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại ngữ và
tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

Tỷ lệ (%) GV cơ hữu sử
STT Tần suất sử dụng dụng ngoại ngữ và tin học
Ngoại ngữ Tin học
1 Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của công 0% 0%
việc).
2 Thường sử dụng (60-80% thời gian của công 0% 8,69%
việc).
3 Đôi khi sử dụng (40-60% thời gian của công 0% 43,480%
việc).
4 Ít khi sử dụng (20-40% thời gian của công 13,0% 47,830%
việc).
5 Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng (0- 87,0% 0%
20% thời gian của công việc).
Tổng 100% 100%
Người học (chỉ tính số lượng người học của chương trình đào tạo)

Người học bao gồm SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Tổng số người đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo, số người học trúng tuyển
và nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy):

Điểm Số
Số thí sinh Số trúng Số nhập trung lượng
Năm học đăng ký tuyển Tỷ lệ học thực Điểm tuyển bình của SV
vào CTĐT (người) cạnh tế đầu vào/ SV được quốc tế
(người) tranh (người) thang điểm tuyển nhập học
(người)
2016- 40 21 1,9/1 16 18,5 18,5 2
2017
2017- 54 35 1,54/1 31 18,00 18,00 0
2018
2018- 42 25 1,68/1 20 17,00 17,00 0
2019
2019 - 90 60 1,5 57 21,00 21,00 0
2020
2020 - 147 70 2,1/1 51 24,00 24,00 0
2021

Thống kê, phân loại số lượng người học theo học chương trình đào tạo này trong 5 năm gần
đây các hệ chính quy và không chính quy.

Đơn vị: người

Các tiêu chí 2016- 2017- 2018- 2019 - 2020 -


2020 2021
2017 2018 2019

1. Nghiên cứu sinh 0 0 0 0 0

2. Học viên cao học 35 12 15 3 23

3. Sinh viên đại học 16 31 20 57 181

Trong đó:

Hệ chính quy 16 31 20 57 51

Hệ không chính quy 0 0 0 0 130

4. Sinh viên cao đẳng 0 0 0 0 0

Trong đó:

Hệ chính quy

Hệ không chính quy

5. Học sinh TCCN 0 0 0 0 0

Trong đó:

Hệ chính quy

Hệ không chính quy

6. Khác… 0 0 0 0 0

Số sinh viên quốc tế theo học chương trình đào tạo này trong 5 năm gần đây: Không có

Đơn vị: người

Năm học
2016- 2017- 2018- 2019 - 2021 -
2020 2022
2017 2018 2019

Số lượng (người) 0 2 0 0 0

Tỷ lệ (%) trên tổng số người 0 12,5% 0 0 0


học quy đổi

Người học của CTĐT có chỗ ở trong kí túc xá/tổng số người học có nhu cầu:

Các tiêu chí 2016- 2017- 2018- 2019 - 2021 -


2020 2022
2017 2018 2019

1. Tổng diện tích phòng ở (m2) 9441 9441 9441 17289 17289

2. Người học có nhu cầu về phòng ở 50 60 80 70 100

(trong và ngoài ký túc xá) (người)

3. Người học được ở trong ký túc xá 9 12 10 11 9


(người)

4. Tỷ số diện tích trên đầu người học ở 5,31 5,31 5,31 6,12 6,12
trong ký túc xá, m2/người

Số lượng (người) và tỷ lệ (%) người học tham gia nghiên cứu khoa học

Năm học

2016- 2017- 2018 - 2019 - 2021 -


2017 2018 2019 2020 2022

Số lượng(người) 11/121 8/97 12/95 10/132 12/128

Tỷ lệ (%) trên tổng số sinh 9% 8,2% 12,6% 7,6% 9,4%


viên

Thống kê số lượng người học tốt nghiệp trong 5 năm gần đây: Đơn vị: người

Năm tốt nghiệp


Các tiêu chí 2016- 2017- 2018- 2019 - 2021-
2020 2022
2017 2018 2019

1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công 0 0 0 0 0


luận án tiến sĩ

2. Học viên tốt nghiệp cao học 20 32 12 14 2

3. Sinh viên tốt nghiệp đại học Trong 50 47 26 26 11


đó:

Hệ chính quy 50 47 26 26 11

Hệ không chính quy 0 0 0 0 0

4. Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng 0 0 0 0 0

Trong đó:

Hệ chính quy 0 0 0 0 0

Hệ không chính quy

5. Sinh viên tốt nghiệp trung cấp Trong 0 0 0 0 0


đó:

Hệ chính quy 0 0 0 0 0

Hệ không chính quy

6. Khác 0 0 0 0 0

(Tính cả những người học đã đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng đang chờ cấp bằng)

Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy của chương trình đào tạo:

Khóa 2017 2018 2019 2020 2021


(K67)
(K63) (K64) (K65) (K66)

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

Tỉ lệ tốt


45 91,8 44 81,5 22 100 24 87,3 9 56,3
nghiệp

Loại xuất 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
sắc

Loại giỏi 8 17,8 11 25 9 41,0 11 45,8 7 77,8

Loại khá 37 82,2 33 75 13 59,0 13 54,2 2 22,2

Loại trung
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
bình

Chưa tốt
4 8,2 10 18,5 0 0 5 12,7 7 43,7
nghiệp

Năm tốt nghiệp

Các tiêu chí 2016 2017- 2018- 2019 2021


- - -
2018 2019
2020 2022
2017

1. Số lượng người học tốt nghiệp (người). 45/49 44/54 22/22 24/29 9/16

2. Tỷ lệ người học tốt nghiệp so với số tuyển 91,8 81,5 100 87,3 56,3
vào (%).

Đánh giá của người học tốt nghiệp về chất


lượng chương trình đào tạo:

Cơ sở giáo dục đại học/Đơn vị thực hiện


chương trình đào tạo không điều tra về vấn đề
này 🡪 chuyển xuống câu 4

Cơ sở giáo dục đại học/Đơn vị thực hiện


chương trình đào tạo có điều tra về vấn đề này

🡪 điền các thông tin dưới đây:

3.1. Tỷ lệ người học trả lời đã học được những


kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc

theo ngành tốt nghiệp (%).

3.2. Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được một


phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công
việc theo ngành tốt nghiệp (%).

3.3. Tỷ lệ người học trả lời KHÔNG học được


những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công

việc theo ngành tốt nghiệp

4. Người học có việc làm trong năm đầu tiên


sau khi tốt nghiệp:

A. Cơ sở giáo dục đại học/đơn vị thực hiện

chương trình đào tạo không điều tra về vấn đề


này 🡪 chuyển xuống câu 5

B. Cơ sở giáo dục đại học/ đơn vị thực hiện


chương trình đào tạo có điều tra về vấn đề này

🡪 điền các thông tin dưới đây:

4.1. Tỷ lệ người học có việc làm đúng ngành

ĐT (%).

- Sau 6 tháng tốt nghiệp.

- Sau 12 tháng tốt nghiệp.

4.2. Tỷ lệ người học có việc làm trái ngành


đào

tạo (%).

4.3. Thu nhập bình quân/tháng của người học

có việc làm

Đánh giá của nhà tuyển dụng về người học tốt


nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo:

Cơ sở giáo dục đại học/đơn vị thực hiện


chương trình đào tạo không điều tra về vấn đề
này 🡪 chuyển xuống kết thúc bảng này.

Cơ sở giáo dục đại học/đơn vị thực hiện


chương trình đào tạo có điều tra về vấn đề này

🡪 điền các thông tin dưới đây:


5.1. Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của công

việc, có thể sử dụng được ngay (%).

5.2. Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu cầu

của công việc, nhưng phải đào tạo thêm (%).

5.3. Tỷ lệ người học phải được đào tạo lại

hoặc đào tạo bổ sung ít nhất 6 tháng (%).

Ghi chú:

Người học tốt nghiệp là người học có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp theo quy định,
kể cả những người học chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

Người học có việc làm là người học tìm được việc làm hoặc tạo được việc

làm. Năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp: 12 tháng kể từ


ngày tốt nghiệp.

Các mục bỏ trống đều được xem là cơ sở giáo


dục đại học/đơn vị thực hiện

chương trình đào tạo không điều tra về việc này.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của đơn vị thực hiện
chương trình đào tạo được nghiệm thu trong 5 năm gần đây:

ST Hệ Số lượng
T
Phân loại đề tài 2016- 2017- 2018- 2019 2021 Tổng (đã
- -
số** 2017 2018 2019 quy đổi)
2020 2022

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Đề tài cấp NN 0 0 0 0 0

2 Đề tài cấp Bộ* 1,0 1 0 0 0 1 2

3 Đề tài cấp 0,5 1 1 1 1 1 2,5

trường
4 Tổng 2 1 1 1 2 55,5

Cách tính: Cột 9 = cột 3*(cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8)

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp nhà nước.

*Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng học hàm và chức danh
khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số đề tài quy đổi: : 36,5

Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy đổi) trên cán bộ cơ
hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo: 0,66

Doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đơn vị thực hiện chương trình
đào tạo trong 5 năm gần đây: Không
Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo tham gia thực
hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây:

Số lượng cán bộ tham gia

Số lượng đề tài Đề tài cấp Đề tài cấp Đề tài cấp Ghi


NN Bộ* trường chú

Từ 1 đến 3 đề tài 0 10 8

Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0

Trên 6 đề tài 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 0 10 8

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp nhà nước

Hệ Số lượng
số*
Stt Phân loại sách 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng
*
(đã
quy
đổi)

1 Sách chuyên khảo 2,0 0 0 0 0 0 0

2 Sách giáo trình 1,5 0 0 0 0 0 0

3 Sách tham khảo 1,0 2 2 0 1 1 6

4 Sách hướng dẫn 0,5 1 0 1 0 0 1

5 Tổng 3 2 1 1 1 7

Số lượng đầu sách của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo được xuất bảntrong 5
năm gần đây:

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng học hàm
và chức danh khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số sách (quy đổi): 7

Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 1,05
Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo tham gia viết
sách trong 5 năm gần đây:

Số lượng

Phân loại sách Sách Sách giáo Sách tham Sách

chuyên khảo trình khảo hướng


dẫn

Từ 1 đến 3 cuốn sách 0 0 6 2

Từ 4 đến 6 cuốn sách 0 0 0 0

Trên 6 cuốn sách 0 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 0 0 6 2

Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo được
đăng tạp chí trong 5 năm gần đây:

Hệ Số lượng
số**
Stt Phân loại tạp chí 201 201 201 202 202 Tổng (đã
7 8 9 0 1 quy đổi)

1 Tạp chí KH quốc tế 0 0 0 3 4

2 Tạp chí KH cấp 1,0


Ngành trong nước

3 Tạp chí / tập san của 0,5 0 0 0 0 0 0


cấp trường

Tổng

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng học hàm
và chức danh khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số bài đăng tạp chí (quy đổi): 520,5

Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 9,46

Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo tham gia viết bài
đăng tạp chí trong 5 năm gần đây:

Số lượng cán bộ giảng dạy/giảng Nơi đăng


viên (nghiên cứu viên?) có bài báo Tạp chí KH Tạp chí KH Tạp chí /
đăng trên tạp chí quốc tế
cấp Ngành tập san cấp
trong nước trường

Từ 1 đến 5 bài báo 4 22 0

Từ 6 đến 10 bài báo 0 0 0

Từ 11 đến 15 bài báo 0 0 0

Trên 15 bài báo 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 0 0 0

Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào
tạo báo cáo tại các hội nghị, hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình
hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây:

Số lượng

Stt Phân loại hội thảo Hệ 201 201 201 202 2021 Tổng (đã
số** 7 8 9 0 quy đổi)

1 Hội thảo quốc tế 1,0

2 Hội thảo trong 0,5

nước

3 Hội thảo cấp 0,25

trường

4 Tổng

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của cơ sở giáo dục
đại học vì đã được tính 1 lần)

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng học hàm
và chức danh khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số bài báo cáo (quy đổi):

Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu:

Số lượng CB có báo cáo khoa Cấp hội thảo

Hội thảo Hội thảo Hội thảo ở


học tại các hội nghị, hội thảo quốc tế trong nước trường

Từ 1 đến 5 báo cáo 2 3 3

Từ 6 đến 10 báo cáo 0 0 0

Từ 11 đến 15 báo cáo 0 0 0

Trên 15 báo cáo 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 0 0 0

Số lượng cán bộ cơ hữu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo có báo cáo khoa
học tại các hội nghị, hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ
yếu trong 5 năm gần đây:

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của trường)

Số bằng phát minh, sáng chế được cấp

Năm học Số bằng phát minh, sáng chế được cấp (ghi rõ nơi
cấp, thời gian cấp, người được cấp)

2016-2017 0

2017-2018 0

2018-2019 0

2019 - 2020 0

2020 - 2021 0

Nghiên cứu khoa học của người học

Số lượng người học của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo tham gia thực hiện
đề tài khoa học trong 5 năm gần đây:

Số lượng người học tham gia

Số lượng đề tài Đề tài Đề tài Đề Ghi chú


tài
cấp NN cấp Bộ*
cấp
trườ
ng

Từ 1 đến 3 đề tài 0 2 5

Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0

Trên 6 đề tài 0 0 0

Tổng số người học tham 0 10 7

gia

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp nhà nước

Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:

(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình
được công bố)

Thành tích nghiên cứu Số lượng


khoa học
Stt 2016- 2017- 2018- 2019 - 2020 -
2020 2021
2017 2018 2019

1 Số giải thưởng nghiên 0 0 0 0 0

cứu khoa học, sáng tạo

2 Số bài báo được đăng, 0 0 0 0 0

công trình được công


bố

Cơ sở vật chất, thư viện

Tổng diện tích đất sử dụng của CSGD (tính bằng m2): 7.900m2

Tổng diện tích đất sử dụng của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo (tính bằng
m2): 7900 m2

Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):

Nơi làm việc: 1.700 m2 Nơi học: 3.700 Nơi vui chơi giải trí: 2.500

Diện tích phòng học (tính bằng m2)

Tổng diện tích phòng học: 2200


Tỷ số diện tích phòng học trên người học chính quy: 10,32

Tổng số đầu sách thuộc ngành đào tạo này được sử dụng tại Trung tâm TT –TV:
131

Tổng số đầu sách trong phòng tư liệu của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo
(nếu có): 147

Tổng số máy tính của đơn vị thực hiện chương trình đào tạo: 28

Dùng cho hệ thống văn phòng: 9

Dùng cho người học học tập: 19

Tỷ số số máy tính dùng cho người học/người học chính quy: 19/274

VII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng

Từ kết quả khảo sát ở trên, tổng hợp thành một số chỉ số quan trọng dưới đây:

Số liệu

(Người) (%) Ghi chú

Tổng số giảng viên cơ hữu 37

1. Giảng (người):
viên
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số 67,25
cán bộ cơ hữu (%): %

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến 38,18


sĩ trở lên trên tổng số %

giảng viên cơ hữu của đơn vị thực hiện


chương trình đào tạo (%):

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc 3,63


sĩ trên tổng số giảng viên %

cơ hữu của đơn vị thực hiện chương


trình đào tạo (%):

Tổng số người học chính quy 1.304

2. Người (người)
học
Tổng số người học quy đổi 1.304
(người)

Tỷ số người học trên giảng viên 23,7


%
(sau khi quy đổi)

Tỷ lệ người học tốt nghiệp so với 94,37


%
số tuyển vào (%)

Tỷ lệ người học trả lời đã học được 79,5


những kiến thức và kỹ năng cần thiết %
3. Đánh
cho công việc theo ngành
giá của
người học tốt nghiệp (%)
tốt nghiệp
về chất Tỷ lệ người học trả lời chỉ học được 17,5
lượng một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết %
chương cho công việc theo
trình đào ngành tốt nghiệp (%)
tạo

Tỷ lệ người học có việc làm đúng 68,68


ngành đào tạo (%) %
4. Người
học có việc Tỷ lệ người học có việc làm trái 13,66
làm trong %
năm đầu ngành đào tạo (%)
tiên sau khi Thu nhập bình quân/tháng của người 4,1tr
tốt nghiệp học có việc làm (triệu

VNĐ)

Tỷ lệ người học đáp ứng yêu cầu của


công việc, có thể sử dụng
5. Đánh
giá

của nhà được ngay (%)


tuyển dụng
về người Tỷ lệ người học cơ bản đáp ứng yêu
học tốt cầu của công việc, nhưng phải đào tạo
nghiệp có thêm (%)

việc làm
đúng
ngành đào
tạo

Tỷ số đề tài NCKH và chuyển 0,66


%
6. Nghiên giao khoa học công nghệ (quy đổi) trên
cứu khoa cán bộ cơ hữu
học và
chuyển Tỷ số doanh thu từ NCKH và chuyển 0
giao công giao công nghệ trên cán bộ
nghệ cơ hữu

Tỷ số sách đã được xuất bản (quy 1,03


%
đổi) trên cán bộ cơ hữu

Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) 9,46


%
trên cán bộ cơ hữu

Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên 1,44


%
cán bộ cơ hữu

Tỷ số máy tính dùng cho người 0,08


%
7. Cơ sở học trên người học chính quy
vật chất
Tỷ số diện tích phòng học trên 10,32
%
người học chính quy

Tỷ số diện tích ký túc xá trên 5,31m2/


ng
người học chính quy
(6,12m2
/ng)

Doanh thu từ Tỷ lệ doanh thu từ NCKH và Tỷ số Doanh thu từ


NCKH và chuyển giao công nghệ so NCKH và chuyển
chuyển giao với tổng kinh phí đầu vào giao công nghệ trên
STT Năm công nghệ của đơn vị thực hiện chương cán bộ cơ hữu
(triệu VNĐ) trình đào tạo (%) (triệu VNĐ/ người)

1 2017 0 0 0

2 2018 0 0 0

3 2019 0 0 0

4 2020 0 0 0

5 2021 0 0 0

You might also like