You are on page 1of 52

GÃY XƯƠNG Ở TRẺ

EM
GVHD:PGS.TS.BS TRƯƠNG NGUYỄN UY LINH

THS. BS HUỲNH MẠNH NHI

TRÌNH BÀY: BS BÙI NGỌC VÂN AN

BS CHU TRƯỜNG ĐẠT


1
Nội dung bài

1. Đại cương gãy xương trẻ em

2. Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ em

3. Chẩn đoán, xử trí gãy xương

4. Giới thiệu một số loại gãy xương thường gặp ở trẻ


em

2
Đại cương

Xương trẻ em là xương đang phát triển nên có vài điểm


khác người lớn như cơ chế gãy, loại gãy, phương pháp điều
trị và tiên lượng
Chi trên thường gặp nhiều hơn chi dưới
Tai nạn thường do sinh hoạt, đùa giỡn, thể thao, tai nạn
giao thông …
Tai nạn sinh hoạt thường lứa tuổi đi học (6-10t)
Tai nạn giao thông thường ở lứa tuổi biết đi xe (12 – 13t),
ngày càng tăng
3
Đại cương

Tần suất gãy xương theo vị trí


4
Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ em

1. Sụn tăng trưởng:


 Giúp xương phát triển theo
chiều dài.
 Thuận lợi: giúp khả năng tự
điều chỉnh xương gãy.
 Bất lợi: nếu bị tổn thương sẽ
gây biến dạng gập góc hoặc
ngắn chi.

5
Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ em

2. Cấu trúc xương:


Tỷ lệ sợi collagen cao: tăng độ đàn hồi, giảm sức căng.

Cấu trúc nhiều tế bào và xương xốp: giảm sức căng, giảm
gãy xương nên gãy nhiều mảnh ít gặp.
Chịu đựng kém với lực căng và lực ép: gãy lún

Có nhiều đoạn xương chuyển tiếp: làm mất tính liên tuc cơ
học nên có nhiều loại gãy khác nhau.

6
Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ
em

Gãy lún hành xương


đầu dưới xương đùi
7
Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ em

3. Màng xương: dày, đàn hồi, bao quanh


xương tới 2 mặt khớp, gồm 2 lớp: lớp ngoài
bảo vệ, lớp trong cùng đàn hồi tạo cốt bào
giúp phát triển bề ngang.

Thường còn nguyên khi xương gãy:

- Là bản lề để nắn xương

- Giúp lành nhanh

 Tạo xương giúp tự chỉnh xương


8
Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ em

4. Cấu trúc dây chằng:

Chắc hơn xương nên thường gãy


xương trước đứt dây chằng

5. Cấu trúc sụn:

Tăng cấu trúc sụn nên tăng độ đàn hồi

Khó đánh giá bằng X-Quang

Các mảnh sụn không đánh giá được


9
Đặc điểm sinh lý và chấn thương xương ở trẻ em

6. Đặc điểm tự điều chỉnh (Remodeling)

Tiêu xương và ức chế sụn tăng trưởng bên


lồi

Bồi xương và kích thích sụn tăng trưởng


bên lõm

Càng gần đầu xương tự điều chỉnh càng


nhiều.

10
http://www.hisbuildingblocks.com/2011/03/did-you-notice-something-different-we.html?m=1
11
http://www.brokenarmanswers.com/arm-still-crooked-cast-comes-off/arm-fracture-remodeling-
12
children/
Khả năng tự điều chỉnh

Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tự điều chỉnh

Tuổi: tuổi càng nhỏ (≤ 10 tuổi) khả năng tự chỉnh càng cao, tối ưu ≤
8 tuổi.

 Loại xương gãy: chi dưới > chi trên, do chi dưới bị ảnh hưởng trục
cơ học nhiều hơn theo định luật Pauwels

 Vị trí: đầu xương nhanh hơn thân – hành xương. Nhanh hơn ở vị
trí gần gối xa khuỷu

Mặt phẳng di lệch: Tự chỉnh nhiều ở mặt phẳng cử động của khớp
13
Triệu chứng, chẩn đoán

Triệu chứng không chắc chắn Triệu chứng chắc chắn:

Sưng, bầm tím Biến dạng: gập góc, ngắn

Mất cơ năng chi

Đau chói chỗ gãy Cử động bất thường

Tiếng lạo xạo xương

Chụp XQ thẳng nghiêng: xác định vị trí, đường gãy,


di lệch.

14
Xử trí gãy xương ở trẻ em

1. Nguyên tắc:
a) Sơ cứu: đảm bảo chống đau, đặt nẹp chống đau tốt trước
khi di chuyển.
b) Nắn thật sớm: nắn “ngay trong đêm” vì can mọc rất nhanh
c) Việc nắn sửa không cầu toàn như ở người lớn vì khả năng tự
điều chỉnh, nhưng phải nắn hết di lệch xoay
d) Thời gian bất động ngắn hơn người lớn
e) Rất ít cần sự can thiệp của vật lý trị liệu
f) Hầu hết điều trị bảo tồn, ít khi mổ.

Nguồn: Bài Các thương tích và gãy xương ở trẻ em, BM CTCH-PHCN, DHYD TPHCM

15
Thời gian liền xương

16
Xử trí gãy xương ở trẻ em

2. Nắn chỉnh di lệch:


a) Gãy thân – hành xương: xử trí tuỳ thuộc vào
 Tuổi: càng nhỏ tuổi tự điều chỉnh càng lớn.
 Vị trí gãy: càng gần khớp khả năng tự điều chỉnh càng lớn.
 Kiểu di lệch: Chồng ngắn, xa nhau, sang bên, xoay và gập
góc. Biến dạng nằm trên mặt phẳng vận động của khớp kế
cận tự điều chỉnh tốt hơn.
 Thời gian tự điều chỉnh xương gãy là 5-6 năm, chủ yếu là 1-
2 năm đầu.

17
Xử trí gãy xương ở trẻ em

Độ gập góc tối đa có thể chấp nhận được


https://global-help.org/products/chinh-hinh-nhi-thuc-hanh/#translations: PPO vietnamese
https://global-help.org/products/practice_of_pediatric_orthopaedics/: PPO English

18
Xử trí gãy xương ở trẻ em

b) Gãy bong sụn tiếp hợp:


 Loại gãy Salter-Harris III và IV cần nắn sửa hoàn chỉnh

c) Gãy phạm khớp:thường là gãy Salter-Harris III và IV


 Ít gặp ở trẻ em

 Khả năng tự điều chỉnh có thể sửa một phần biến dạng

 Chấp nhận di lệch trên mặt phẳng ngang nhiều hơn mặt phẳng đứng
dọc.
 Áp dụng quy tắc 2mm

19
Xử trí gãy xương ở trẻ em

2. Kết hợp xương.


 Tối thiểu là đủ, có thể bó bột tăng cường vì xương lành
nhanh và phuc hồi biên độ vận động khớp nhanh.
 Tránh xuyên qua sụn tiếp hợp, ngoại trừ kim nhỏ.

 Kết hợp xương mềm dẻo thường là đủ.

 Thường phải tháo dụng cụ khi xương lành.

 Cân nhắc việc kết hợp xương theo từng hoàn cảnh.
20
Xử trí gãy xương ở trẻ em

21
Xử trí gãy xương ở trẻ em

22
Một số gãy xương thường gặp ở trẻ em

Gãy trên 2 lồi cầu cánh tay

Gãy bong sụn tiếp hợp

Gãy trật Monteggia

Gãy lồi cầu ngoài

Gãy thân xương đùi

Gãy 2 xương cẳng chân


23
1. Gãy trên 2 lồi cầu cánh tay

Chiếm tỉ lệ cao nhất (50-60%) các gãy xương vùng khuỷu ở


trẻ em
Tuổi trung bình: 6.5

Trai (73%) > gái

Trái > phải

93% cơ chế duỗi khuỷu, 7% gập khuỷu

24
1. Gãy trên 2 lồi cầu cánh tay

Phân loại Gartland (1959) – Wilkins

Loại I: không di lệch. Đường thẳng qua bờ trước xương cánh tay đi qua
trung tâm cốt hóa lồi cầu, hình ảnh di lệch ra sau của lớp mỡ đệm
Loại II: di lệch (vỏ sau còn tiếp xúc). Đoạn gãy xa di lệch xoay và gập góc
Loại III: di lệch hoàn toàn. IIIA di lệch sau trong. IIIB di lệch sau ngoài
25
1. Gãy trên 2 lồi cầu cánh tay

IIIA IIIB
26
1. Gãy trên 2 lồi cầu cánh tay

Xử trí.

Gãy không di lệch , không lún cột trong: bó bột không cần
nắn.
Gãy di lệch: nắn kín, xuyên đinh nếu không vững.

Biến chứng:

Giảm biên độ vận động, vẹo trong, tổn thương thần kinh
vĩnh viễn.
Co rút Volkmann, hoại tử vô mạch ròng rọc.
27
2. Gãy bong sụn tiếp hợp

28
2. Gãy bong sụn tiếp hợp

29
3. Gãy trật Monteggia

Gãy xương trụ, trật chỏm


quay kèm tổn thương dây
chằng và bao khớp

30
3. Gãy trật Monteggia

Phân loại Bado

31
3. Gãy trật Monteggia

Đường quay lồi cầu


32
https://www.imageinterpretation.co.uk/elbow.php?bandwidth=lo
3. Gãy trật Monteggia

Xquang:

Phải đủ 2 bình diện thẳng, nghiêng lấy qua 2 khớp. Nghi ngờ chụp
lại Xquang thẳng, nghiêng của khuỷu

Tất cả gãy xương vùng cẳng tay ở TE đều phải nghi ngờ có trật chỏm
quay. Cần đánh giá kỹ đường quay – lồi cầu.

Phải theo dõi sát bằng Xquang trong tháng đầu để tránh trường
hợp trật lại

Lưu ý “dấu xương trụ cong”

34
4. Gãy lồi cầu ngoài

16,9% các gãy xương vùng đầu dưới xương cánh


tay

Nếu gãy ít di lệch dễ bỏ sót

Có thể gây trật khuỷu

Bỏ sót  khớp giả, hư khớp

35
4. Gãy lồi cầu ngoài

36
4. Gãy lồi cầu ngoài

A: Gãy LCN Milch I, gây


biến dạng gập góc

B: Gãy LCN Milch II, không


vững, gây gập góc và trật
khuỷu ra phía ngoài

37
4. Gãy lồi cầu ngoài

Phân độ di lệch

Độ 1: <2mm, mặt khớp còn

Độ 2: di lệch mặt khớp

Độ 3: di lệch hoàn toàn và


xoay, làm mỏm khuỷu và
chỏm quay lệch ra ngoài

38
4. Gãy lồi cầu ngoài

Điều trị:

Độ 1 (di lệch < 2mm):


XK dưới màn tăng sáng
Bó bột, theo dõi hằng tuần: khi không di lệch trong 3 phim:
thẳng, nghiêng 90º, nghiêng 45º, cánh tay xoay trong.

Độ 2: nắn kín, XK dưới màng tăng sáng ± mổ XK

Độ 3: mổ nắn, xuyên kim (XK), rút kim sau 6 tuần.

39
4. Gãy lồi cầu ngoài

Biến chứng:

Không lành xương: nắn hở, cố định nén ép, ghép


xương.

Khuỷu vẹo ngoài: có thể xảy ra khi không lành


xương, có thể kèm liệt trụ muộn (dãn khớp ra
ngoài).

40
41
41
5. Gãy thân xương đùi

 Đứng hàng thứ 3 gãy xương trẻ em

 1/2000

 Trai/ gái = 2.5/1

42
5. Gãy thân xương đùi

 Gãy 1/3 trên (13-20%): Đoạn gần: di lệch


gập, dang, xoay ngoài do cơ psoas, mông
nhỡ, cơ chậu mấu chuyển lớn; đoạn xa:
chồng ngắn, áp, xoay trong do cơ tứ đầu
đùi, cơ ụ ngồi cẳng chân.

Gãy 1/3 giữa: (60-70%) di lệch chồng ngắn

Gãy 1/3 dưới: (6-20%): đoạn xa di lệch ra


sau do cơ sinh đôi, dễ có nguy cơ chèn ép
mạch máu, thần kinh
43
5. Gãy thân xương đùi

Điều trị:

 Sơ sinh: nẹp Pavlik.

 Dưới 5 tuổi: bó bột sớm: 4 số 30 khi gãy 1/3 trên: háng


gập 300, dạng 300, xoay ngoài 300; gối gập 300.

 5-10 tuổi:
 Bó bột sớm nếu chồng ngắn ≤ 2cm, tái khám kiểm tra di
lệch.
 Kéo da 2 tuần và bó bột nếu chồng ngắn > 2cm.
 KHX bằng đinh nội tủy dẻo.
44
5. Gãy thân xương đùi

DI LỆCH CHẤP NHẬN


Tuổi Varus/Valgus Trước/ Sau Chồng ngắn
(độ) (độ) (mm)

Sơ sinh -2t 30 30 15
2-5t 15 20 20
6-10t 10 15 15
≥ 10t 5 10 10

45
Nẹp Pavlik

46
Nẹp Pavlik cho trẻ sơ sinh

47
Bó bột sớm, dành cho trẻ dưới 2-6 tuổi:
Háng gập 300, xoay ngoài 300, dạng 300,
Gối gập 300: 4 số 30
48
6. Gãy 2 xương cẳng chân

Đặc điểm
Gãy xương chày thường gặp nhất ở chi dưới.
Gãy 2 xương thường do chấn thương trực tiếp.
Gãy xương chày đơn thuần do lực xoắn gián tiếp,
thường biến dạng gập góc mở vào trong và ra
trước.
Gãy đầu gần thân xương gây di chứng cẳng chân
vẹo ngoài dù nắn hoàn chỉnh.

49
Trẻ 3 tuổi, gãy đầu gần thân xương chày(A), được nắn chỉnh bó bột(B)
1 năm sau có biến dạng vẹo ngoài (C).
50
6. Gãy 2 xương cẳng chân

Điều trị
 Nắn kín và bó bột là phương pháp chuẩn.

 < 10 tuổi: chấp nhận 150 gập góc mở vào trong, chồng ngắn
10 mm, gập góc mở ra sau 100, xoay ngoài 150.
 Trẻ lớn: chấp nhận gập góc < 100.

 Gãy xương chày đơn thuần: khó nắn, bột đùi bàn chân gập
gối 300 và gập lòng bàn chân 150 để giảm lực gập góc mở
vào trong.

51
Take home message

Đa số gãy xương ở chi trên

Sụn tăng trưởng: tự điều chỉnh, biến dạng gập góc


chi.

Cơ chế tự điều chỉnh (Remodeling).

Đa phần điều trị bảo tồn, nắn sớm, không cầu toàn,
hồi phục sớm.

52
Tài liệu tham khảo

• Bài Chấn thương cơ-xương-khớp ở trẻ em, “Ngoại nhi lâm sang”, Bộ môn Ngoại
nhi, DHYD TPHCM

• Bài giảng gãy xương trẻ em – Bs Nguyễn Thành Nhân

• Bài Các thương tích và gãy xương ở trẻ em, “Bài giảng bệnh học chấn thương
chỉnh hình phục hồi chức năng”, Bộ môn chấn thương chỉnh hình – phục hồi
chức năng, Trường DHYD TPHCM.

• Bài gãy xương trẻ em – Bs Nguyễn Văn Phiên.

• https://global-help.org/products/chinh-hinh-nhi-thuc-hanh/#translations: PPO
vietnamese

• https://global-help.org/products/practice_of_pediatric_orthopaedics/: PPO
English
53

You might also like