You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

BÀI GIẢNG CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ Ô TÔ
Năm học 2021-2022

Giảng Viên: Hoàng Quang Tuấn


Điện thoại liên hệ: 0988598860

1
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

CHƯƠNG 2 NHÂN TRẮC/ CÔNG THÁI HỌC TRONG THIẾT KẾ Ô TÔ

* Nôi dung chương 2:


- Tổng quan về nhân trắc học và cơ sinh học.
- Mối quan hệ nhân trắc học cơ sinh học trong thiết kế ô tô.
- Tính toán các thông số nhân trắc học đối với thiết kế ô tô.
- Các vấn đề cơ bản của cơ sinh học trong thiết kế ô tô.
* Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm về nhân trắc học và cơ sinh học
- Các thông số nhân trắc học đối với thiết kế ô tô.
- Các vấn đề cơ bản của cơ sinh học đối với thiết kế ô tô.
- Ứng dụng nhân trắc học đối với thiết kế ô tô.
- Ứng dụng cơ sinh học đối với thiết kế ô tô.

2
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÂN TRẮC HỌC VÀ CƠ SINH HỌC

Nhân trắc học và cơ sinh học là hai lĩnh vực liên quan theo nghĩa đều phụ thuộc vào kích thước của con người và khả năng
của con người để đảm nhận các tư thế khác nhau trong khi làm việc hoặc lái xe. Bước đầu tiên trong việc thiết kế xe là xác
định các thông số nhân trắc học (số lượng người dùng, chỉ số nhân trắc học con người-xác định các kích thước thiết kế); dữ
liệu cơ sinh học con người (mức độ thoải mái, an toàn).
- Nhân trắc học: Áp dụng toán học để phân tích kích thước, tỷ lệ cũng như mối quan hệ của các bộ phận trên cơ thể con
người từ đó tìm ra quy luật trong sự phát triển hình thái con người. Sau đó ứng dụng những quy luật này vào khoa học kỹ
thuật, sản xuất, thiết kế…

3
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

Từ những quan sát bình thường nhất, tác giả Stanford đã cho các sinh viên thấy sự hiện diện của Nhân trắc học ở mọi mặt
hoạt động của đời sống thường ngày: Bạn sử dụng máy tính, các thiết bị văn phòng; bạn tập thể dục; bạn ngồi trên ghế, bạn
lái xe… tất cả đều không nằm ngoài “tầm mắt” của Nhân trắc học

Căng thẳng khi ngồi trước máy tính do đâu, tại sao lại xảy ra tổn thương khi tập luyện, vị trí nắm cửa sao phải nằm ở chiều
cao đó,… Và tầm quan trọng của Nhân trắc học trong thiết kế là ở góc độ này, giúp các nhà thiết kế làm ra những sản phẩm
không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn đáp ứng được yêu cầu tiện lợi tối đa và an toàn với sức khỏe con người.

4
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

- Cơ sinh học: Nghiên cứu liên quan đến kích thước, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể, các khớp liên kết trong cơ thể
tạo ra khả năng vận động của khớp, các chuyển động của cơ thể, các phản ứng cơ học của cơ thể đối với lực (ví dụ: lực tĩnh và
động, rung động, tác động) và chuyển động của cơ thể khi tác dụng các lực, mô men (sức mạnh) lên các đối tượng bên ngoài
(ví dụ: điều khiển, công cụ, tay cầm). Nó được sử dụng để đánh giá xem các bộ phận cơ thể con người thoải mái (trong khả
năng chịu đựng, chịu được lâu dài) và an toàn (tránh bị thương) trong khi vận hành hoặc sử dụng máy móc và thiết bị hoặc
phương tiện.

5
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

2.2 NHÂN TRẮC HỌC TRONG THIẾT KẾ Ô TÔ

Xác định các thông số liên quan đến con người: số lượng người dùng; chỉ số nhân trắc học con người
Nhà toán học danh tiếng Carl F. Gauss (người Đức) phát triển các đặc điểm của luật phân phối chuẩn và chỉ ra rằng luật
phân phối này phù hợp với các hiện tượng tự nhiên. Thật vậy, hầu hết các hiện tượng sinh học tự nhiên (như chiều cao,
trọng lượng cơ thể, huyết áp, mật độ xương, v.v…) đều có thể mô tả bằng luật phân phối chuẩn một cách chính xác. Chính
vì thế mà luật phân phối chuẩn được ứng dụng cực kì rộng rãi trong khoa học thực nghiệm
• Phân phối chuẩn của một biến ngẫu nhiên x được xác định theo µ, σ:
  1 2 2

𝑓 𝑥=
( ) 𝑒 − ( 𝑥 − 𝜇) /2 𝜎

𝜎 √2 𝜋
Trong đó:
x: chỉ số nhân trắc học (ví dụ: chiều cao đứng, chiều cao ngồi…)
f(x): Hàm mật độ xác suất của x
µ: Trung bình của phân phối chuẩn x
σ: độ lệch chuẩn của phân phối x
Giá trị trung bình (μ) và độ lệch chuẩn (σ) là hai tham số của phân phối chuẩn.

6
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

• Phân phối tích lũy của f(x) được ký hiệu là F(x) và được định nghĩa như sau

𝑥 𝑥
  1 2
− ( 𝑥 − 𝜇) /2 𝜎 2
𝐹 ( 𝑥 )= ∫ 𝑓 ( 𝑥 ) 𝑑𝑥= ∫𝑒 𝑑𝑥
−∞ 𝜎 √2 𝜋 −∞

Vì phân phối chuẩn đối xứng về giá trị trung bình, Với xác suất 95% của x sẽ được xác định tại F(x) = 0,95. Do đó xác suất
50% của x bằng giá trị trung bình (μ)
Giá trị phần trăm được sử dụng để đánh giá một biến nhất định x (nghĩa là bao nhiêu phần trăm dân số có thể phù hợp với
một giá trị nhất định của một biến nhân trắc học x).
• Ví dụ:
Với xác suất 95% của x sẽ được xác định tại F(x) = 0,95. Do đó, nếu x là chiều cao của người, thì 95% dân số sẽ thấp hơn
giá trị của x (hay chỉ 5% dân số sẽ cao hơn giá trị x).
Từ Bảng 2.1, hàng 1, ở xác suất 95% chiều cao của đàn ông Mỹ là 1855 mm. Điều này có nghĩa 95% đàn ông trưởng thành
ở Mỹ có chiều cao dưới 1885 mm (hay chỉ 5% nam giới trưởng thành ở Mỹ cao hơn 1855 mm). Vì vậy, nếu một cánh cửa
(ví dụ cho một lớp học) cần được thiết kế để 95% nam giới có thể đi qua mà không phải cúi đầu thì cửa phải có chiều cao ít
nhất là 1885 mm (cộng thêm chiều cao của giày và mũ)

7
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

• Tính toán giá trị phần trăm (%)


Tiếp theo, chúng ta cần xác định giá trị của biến chuẩn hóa (z) như sau:

 𝑧= 𝑥 − 𝜇
𝜎
• Ví dụ:
Xác định xác suất phần trăm của một nam giới trưởng thành có chiều cao là 1778 mm. Từ Bảng 2.1, hàng 1, các giá trị trung
bình và độ lệch chuẩn về chiều cao của nam giới là lần lượt là 1756 mm và 67 mm.
  𝑥 − 𝜇 1778 −1756
𝑧= = =0.3284
𝜎 67
Các giá trị của F (z) cho các giá trị khác nhau của z (có sẵn trong các bảng phân phối chuẩn được cung cấp trong sách giáo
khoa về số liệu thống kê). Tham khảo bảng của phân phối chuẩn tích lũy, giá trị F(z): với z = 0,3284, F (z) = 0,6287.
Ta có thể sử dụng Microsoft Excel để tính toán bằng lệnh NORMDIST: [ví dụ: NORMDIST (1778,1756,67, TRUE) =
0,628679].
Như vậy, xác suất nam giới có chiều cao1778 mm là 62,87, nghĩa là 62,87% nam giới thấp hơn 1778 mm hoặc ngược lại,
37,13 = (100 - 62,87)% nam giới cao hơn 1778 mm

8
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

Bảng 2.1 Dữ liệu nhân trắc học của người trưởng thành ở Mỹ

9
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

10
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

11
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

Dữ liệu nhân trắc học cung cấp trong Bảng 2.1 có thể được sử dụng để đưa ra các giá trị gần đúng của các kích thước xe
khác nhau (ví dụ: ra vào từ khoang hành khách, ngồi trong xe…)

12
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

• Một số ứng dụng nhân trắc học (tĩnh) để thiết kế kích thước phương tiện:
1) Chiều rộng đệm ghế tối đa có thể được ước tính bằng cách xem xét xác suất 95% chiều rộng mông của phụ nữ. (Giá trị là
432 mm từ hàng 25 của Bảng 2.1).
2) Chiều dài đệm ghế tối đa có thể được ước tính bằng cách xem xét xác suất 5% của chiều dài mông đến đầu gối của phụ
nữ. (Giá trị là 440 mm từ hàng 22 của Bảng 2.1).4.
3) Chiều rộng vai của nam giới được ước tính ở xác suất 95% (620 mm, hàng 24 của Bảng 2.1).
4) Chiều dài của tay nắm bên trong và tay nắm cửa bên ngoài có thể được ước tính bằng cách xem xác suất 95% của chiều
rộng lòng bàn tay không có ngón tay cái. (Giá trị là 98 mm từ hàng 32 của Bảng 2.1)
5) Không gian phía trên đầu của người lái xe có thể được ước tính bằng cách xem xét xác suất 95% của chiều cao ngồi của
nam, góc thân và đỉnh ghế lệch.

13
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

2.3 CƠ SINH HỌC TRONG THIẾT KẾ Ô TÔ

Cơ sinh học được áp dụng ở đây để nghiên cứu và đánh giá về thiết kế phương tiện trong bốn vấn đề sau:
- Sự thoải mái khi ngồi (thiết kế chỗ ngồi và các tính năng điều chỉnh của chúng)
- Thoải mái và thuận tiện trong quá trình ra vào
- Bảo vệ người trong các tác động với phần cứng bên trong khi xảy ra tai nạn
- Đánh giá các tư thế trong quá trình xếp dỡ hang hóa trong thùng xe hoặc các khu vực: thay lốp, bảo dưỡng xe, tiếp nhiên
liệu, v.v.

14
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

• Các vấn đề cơ bản về cơ sinh học:

(1) Sức mạnh của nam so với nữ: Phụ nữ thường chỉ đạt được
65% –70% so với sức mạnh của nam giới (xem Hình 2.2).
(2) Ảnh hưởng của tuổi tác: Khả năng tạo ra lực tối đa (tức là
sức mạnh cơ bắp) của người trưởng thành giảm dần theo độ tuổi
(trung bình giảm khoảng 5% –10% mỗi 10 năm sau độ tuổi 25
năm (Hình 2.2).
(3) Sự co cơ: Một cơ tạo ra sức mạnh của nó trong quá trình co.
Giá trị lớn nhất sức mạnh đạt được vào khoảng 4 giây sau khi
bắt đầu co cơ.

Hình 2.2 Sức mạnh của cánh tay và chân của nam giới và phụ
nữ theo chức năng của tuổi tác
15
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

(4) Thời gian bền bỉ và sức mạnh: Thời gian mà con người có
thể liên tục chịu lực tác dụng (sức bền) tăng lên khi mức độ lực
tác dụng giảm xuống (sức mạnh): Ở khoảng 15% –20% mức độ
lực tối đa, con người có thể duy trì được trong một thời gian dài
(xem Hình 2.3). Hình dạng các đường cong của sức bền thay
đổi tùy thuộc vào các yếu tố như sự khác biệt của từng cá nhân,
điều kiện làm việc, tỷ lệ gắng sức, thời gian nghỉ giữa các lần
gắng sức …

Hình 2.3 Sự cân bằng giữa lực tương đối của cơ và thời gian chịu đựng

16
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

2.4 VÍ DỤ ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ Ô TÔ


Ví dụ 1: Tính toán lực tác động lên cánh tay
Hình 2.4 cho thấy cánh tay dưới được giữ ở vị trí nằm ngang
bởi cơ (bắp tay) với khuỷu tay làm điểm tựa.
Lực cần thiết mà bàn tay có thể nắm được tính toán như sau:
Giả sử rằng 10 N tải được giữ trên tay và ở khoảng cách 36 cm
(tính từ tải trọng ở tay đến điểm khuỷu tay). Trọng tâm của cánh
tay dưới với bàn tay cách điểm khuỷu tay khoảng 17 cm, và
trọng lượng của cánh tay và bàn tay là 16 N.
Mô men kéo vật nặng tại khuỷu tay sẽ bằng:
([10 × 36] + [16 × 17]) = 632 (N.cm)
Giả sử cơ giữ thấp hơn cánh tay gắn cách khuỷu tay 5 cm thì
lực tác dụng vào cơ sẽ là:
(632/5) = 126,4 (N)
Như vậy, trong trường hợp này, để giữ một tải trọng 10 N trong
tay, thì phản lực tác dụng lên cơ giữ bàn tay ở trạng thái cân Hình 2.4: Mô tả lực, mô men tác động lên cánh tay
bằng là 126,4N

17
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

Ví dụ 2: Thiết kế gương: Đối với các loại xe được


bán tại Hoa Kỳ, gương bên trong và bên ngoài phải
được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về tầm nhìn
trường quy định trong FMVSS 111 (NHTSA,
2010). Hình 6.13 và 6.14 cho thấy các trường bắt
buộc tối thiểu đối với gương ngoài bên trong và
bên người lái, tương ứng đối với ô tô chở người
như sau:
- Gương mặt phẳng bên trong cung cấp góc mặt
phẳng ngang ít nhất 20 độ và độ xa đến mặt đất
là 61 m (200 ft) (xem Hình 6.13).

18
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

Gương ngoài cung cấp góc ngang rộng 2,4


m (8 ft) ở phía sau người lái xe, thấy mặt
đất ở khoảng cách 10,7 m (35 ft) Hình 6.14

19
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved
THIẾT KẾ Ô TÔ

20
Webiste: https://haui.edu.vn © 2021 Hanoi University of Industry All rights reserved

You might also like