You are on page 1of 10

Bài 10

THIỂU NĂNG MIỄN DỊCH

Mục tiêu.
1. Trình bày phân loại thiểu năng MD bẩm sinh, mỗi loại
cho một ví dụ.
2. Trình bày cơ chế, biểu hiện của thiểu năng MD do
nhiễm HIV.
3. Trình bày cơ chế, biểu hiện của thiểu năng MD do suy
dinh dưỡng.
1. Đại cương.
Thiểu năng MD (suy giảm MD) : Immunodeficiencies là tình trạng hệ
thống MD đáp ứng yếu ớt dưới mức bình thường cần thiết trước các yếu
tố gây bệnh (KN) dẫn đến các bệnh lý.
Nguyên nhân của thiểu năng MD đa dạng, do tổn thương tiên phát hoặc tổn
thương thứ phát các cơ quan, tế bào có thẩm quyền MD,
Thiểu năng MD được chia thành 2 nhóm lớn:
1) Thiểu năng MD bẩm sinh (tiên phát).
2) Thiểu năng MD mắc phải (thứ phát).
Thiểu năng MD → đề kháng của cơ thể giảm sút , dễ bị nhiễm khuẩn (vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…), dễ bị bị các bệnh tự miễn, ung thư.
2. Thiểu năng miễn dịch bẩm sinh.
Thiểu năng MD bẩm sinh (tiên phát) xuất hiện sớm, thường có các tổn
thương mang tính di truyền,. được phân thành các nhóm nhỏ:
Thiểu năng MD Bệnh Đáp ứng MD Điều trị
bẩm sinh
Bổ thể Thiếu C3 MGTD, MDTB bình kháng sinh
thường nhưng hay bị
nhiẽm khuẩn
Tế bào B Không có  Giảm nặng MDTD,giảm  globulin
globulin máu ở trẻ số lương lympho B,
nhỏ: hội chứng giảm Ig. Nhiễm vi khuẩn
Bruton sinh mủ: Pneumocystic
carinii.
Tế bào T Giảm sản tuyến Giảm nặng MDTB. Ghép tuyến
ức. Hội chứng Giảm số lượng và chức ức
Digeorge năng lympho T. Dễ bị
nhiễm virus, nấm
Candida
Tế bào gốc Thiểu năng phối Giảm cả MDTB và Ghép tế bào
hợp MDTD gốc
2.1. Thiểu năng MD dòng T đơn thuần.
- Về lâm sàng: bệnh xuất hiện rất sớm, tiên lượng xấu. Trẻ thường bị nhiễm vi
sinh vật nội bào: vi khuẩn (lao, hansen, salmonella…) Nấm (candida), đặc
biệt các virus (cytomegalovirus, sởi, đậu mùa sốt xuất huyết…).
- Bệnh điển hình của suy giảm dòng T: Hội chứng Di George do giảm sản
tuyến ức trong thời kỳ phôi, túi hầu thứ 3,4 không phát triển. Túi hầu thứ 3
thứ 4 chịu trách nhiệm hình thành tuyến ức, tuyến cận giáp, cung động
mạch chủ, hình dạng vị trí của hàm,tai, mắt.
2.2. Thiểu năng MD dòng B đơn thuần.
- Thiểu năng MD dòng B do: Bất bình thường xẩy ra trong quá trình trưởng
thành của lympho B; Giảm khả năng đáp ứng của lympho B với KN; Chức
năng hỗ trợ của Th giảm.
- Biểu hiện lâm sàng: Dễ bị nhiễm các vi sinh ngoại bào, đặc biệt các vi
khuẩn sinh mủ: tụ cầu, phế cầu, liên cầu…Hay bị nhiễm khuẩn hô hấp,
xoang, tai mũi họng, màng não.
- Bệnh điển hình: Hội chứng Bruton, không có  globulin máu gắn liền với
giới tính. Bệnh di truyền theo thể lặn của nhiễm sắc thể X.
2.3. Thiểu năng MD phối hợp cả dòng T và B.
- Do giảm sút tế bào gốc dòng lympho ở tủy xương hoặc do giảm quá trình phân chia
biệt hóa và chức năng cả dòng T và B.
- Bệnh điển hình: SCID (severe combined immunodeficiencies: suy giảm MD phối hợp
nặng).
- Cơ chế: tổn thương thể lặn nhiễm sắc thể: Đột biến gen ADA (Adenosine diaminase)
trên NST số 2, gen PNP (Purine nucleoside phoshorylase) trên NST số 14 →ức chế
tổng hợp DNA dẫn đến giảm số lượng lympho.
3. Thiểu năng miễn dịch mắc phải.
Thiểu năng MD mắc phải hay là thiểu năng MD thứ phát, thường là hậu quả sau nhiều
quá trình bệnh lý khác nhau: nhiễm khuẩn, u bướu, suy dinh dưỡng, các thuốc gây
độc hoặc ức chế tế bào. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus như Epstein Barr, Sởi,
Retrovirus nhất là HIV.
3.1. Phân loại suy giame MD mắc phải.
- Tế bào MD bị tổn thương: HIV/AIDS.
- Suy dinh dưỡng protein-năng lượng.
- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn (lao); Virus (HBV, HCV, sởi…); Ký sinh trùng (sốt rét, giun
sán).
- Các thuốc ức ché MD (Azathioprin,.methotrexat, cyclophosphamid,corticoid).
- Tia xạ, hóa chất trong trị liệu ung thư.
- U ác tính hệ lympho.
3.2. Thiểu năng MD mắc phải do HIV.
3.2.1. Đặc điểm sinh học của HIV: HIV (human immunodeficiency virus)
thuộc họ Retrovirus gồm HIV-1 và HIV-2. Một HIV hoàn chỉnh có dạng
hình cầu, đường kính 80-120nm gồm 3 lớp.
- Lớp vỏ ngoài có KN: gp120 ở HIV-1, gp125 ở HIV-2. KN gp120 có ái tính
gắn với phân tử CD4 trên bề mặt tế bào Th, đại thực bào: CD4-gp120.
- Lớp vỏ trong có KN p18, p24.
- Lõi: gồm 2 sợi RNA có gen cấu trúc:gag, env, pol và một số gen khác như:
tat, rev, nef, vpr, vif, vpu…:
3.2.2. Cơ chế lan tràn của HIV trong cơ thể bị nhiễm.
Quá trình nhiễm HIV qua 5 giai đoạn:
- Gắn kết gp120 với phân tử CD4 của Th.
- Sao chép ngược: RNA của virus sao chép ngược chuyển thành DNA
- Nhân lên: DNA virus ken vào nhân tế bào chủ, mã hóa tổng hợp các protein
của virus
- Hình thành các hạt HIV mới trong bào tương tế bào chủ.
- Ly giải (làm tan) tế bào chủ, HIV mới ra ngoài gây nhiễm các tế bào lành
khác
1).HIV gắn vào CD4. 2) HIV hòa màng xâm nhập TB chủ. 3) HIV nhân lên. 4) HIV thoát ra ngoài. 5)
HIV gây nhiễm té bào lành khác.

3.2.3. Cơ chế gây suy giảm MD khi bị nhiễm HIV.


- Tế bào TCD4 (Th; T hỗ trợ) bị HIV diệt hoặc ức chế. gp120 bộc lộ trên
tế bị nhiễm liên kết với CD4 của Th tạo thành hợp bào →TCD4 mất chức
năng.
- TCD4 mất hoặc giảm vai trò hỗ trợ các tế bào MD khác hoạt hóa.
+ KT chống gp41 phản ứng chéo với phân tử MHC lớp II, KT chống gp120
phản ứng chéo với IL-2,
+ Lympho B giảm khả năng hoạt hóa thành tương bào sản xuất Ig.
+ Lympho T gây độc (Tc) giảm chức năng tiêu diệt tế bào đích mang KN do
thiếu IL-2.
+ Đai thực bào giảm khả năng di chuyển, giảm khả năng thực bào, giảm tiết
IL-1, giảm khả năng trình diện KN.
+ Tế bào NK giảm khả năng hoạt hóa.

Chu trình lây nhiễm,nhân lên của


HIV
. . Thiểu năng MD mắc phải do suy dinh dưỡng.
3 3
- Suy dinh dưỡng thường là hậu quả của nhiều quá trình bệnh lý làm kém hấp
thu nhất là các bệnh đường tiêu hóa và bệnh nhiễm khuẩn, SDD có thể do
kinh tế nghèo nàn kém phát triển.
SDD -đề kháng MD -nhiễm khuẩn liên quan và thúc đẩy lẫn nhau.

SUY DINH DƯỠNG

Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch thu được

Khả năng đề kháng miễn dịch

Nhiễm khuẩn

- Cơ chế gây thiểu năng MD trong SDD.


+Thiếu protein, thiếu năng lượng, thiếu vitamin và các chất vi lượng → làm các
cơ quan MD không phát triển, teo nhỏ: tuyến ức, hạch bạch huyết .
+ Giảm số lượng chất lượng HC;BC,TC.
+ Giảm KT, BT, cytonkin, enzym do thiếu protein để tổng hợp.
3.4. Thiểu năng MD mắc phải do các nguyên nhân khác.
3.4.1. Do các bệnh nhiễm khuẩn.
- Vi khuẩn: vi khuẩn lao, liên cầu, tụ cầu, não mô cầu,giang mai, phong.
- Virus: virus gây viêm gan, sởi, sốt xuất huyết, cúm…
- Ký sinh trùng: giun sán, amip, đặc biệt là nhiễm KST sốt rét.
3.4.1. Do bị các bệnh ác tính:
Ung thư: Hodgkin, ung thư máu dòng lympho, dòng tủy...
3.4.3. Do thuốc ức chế MD.
Các thuốc ức chế MD dùng trong điều trị: Thiopurin, Cyclophosphamid,
Cycloporin, Corticoid, Huyết thanh chống lympho, Kháng thể đơn clon,
Hóa chất dùng trong hóa trị liệu ung thư.
Tia xạ dùng trong điều trị ung thư.

You might also like