You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH



KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI


PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C – V – P)
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ
– KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C – V – P)

 Định nghĩa: Phân tích C – V – P là nghiên cứu sự tác động


qua lại giữa các nhân tố sản lượng, giá bán, chi phí khả
biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng; đồng thời
nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại đó đến lợi
nhuận.
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

1. Số dư đảm phí:
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả
biến, nó được dung để bù đắp chi phí bất biến; số dôi ra
sau khi bù đắp chính là lợi nhuận, số dư đảm phí có thể
tính cho tất cả các loại sản phẩm, 1 loại sản phẩm và 1 đơn
vị sản phẩm.
 Nếu gọi:
x là sản lượng; g là giá bán; a là chi phí khả biến đơn vị; b
là chi phí bất biến; P là lợi nhuận , ta có báo cáo thu nhập
theo số dư đảm phí sau:
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

STT CHỈ TIÊU TỔNG ĐƠN VỊ

1 Doanh thu gx g

2 CPKB ax a

3 SDĐP (g-a)x (g – a)

4 CPBB b

5 LN (g-a)x - b
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0  Lợi


nhuận P = - b (Doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến).
 Khi tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí
bất biến [(g – a) x = b]  lợi nhuận P = 0

b CPBB
xh = =
g-a SDDP
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Tại sản lượng:


+ x1 > xh  Lợi nhuận P1 = (g – a)x1 – b
+ x2 > x1  Lợi nhuận P2 = (g – a)x2 – b
 Sản lượng tăng 1 lượng x = x2 – x1
 Lợi nhuận tăng 1 lượng: p = p2 – p1 = (g – a) (x2 – x1) = (g –
a) x
 Kết luận: Sản lượng tăng lên 1 lượng là x thì lợi nhuận
tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng nhân với số dư đảm
phí đơn vị: p = (g – a)x
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Ví dụ 1:Doanh nghiệp gốm Kim Phụng có tình hình sản xuất


như sau: x: 1000 sản phẩm; g: 100.000 đồng; a: 60.000
đồng; b: 30.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
2. Xác định sản lượng tại điểm hòa vốn
3. Nếu sản lượng tăng lên 17% thì lợi nhuận tăng 1 lượng bao
nhiêu?
4. Để sản lượng tăng 17% doanh nghiệp dự kiến tăng chi phí
quảng cáo là 1.500.000 đồng , hỏi doanh nghiệp có thực
hiện được biện pháp này hay không?
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Chú ý: Sử dụng SDĐP có 2 nhược điểm


- Nó không giúp cho người quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn
bộ DN, nếu DN sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm.
- Nó làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định.
- Ví dụ:
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

STT Sản phẩm Giá bán CPKB SDĐP Tỉ lệ

1 A 100 60 40 40%

2 B 1000 900 100 10%


I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

2. Tỉ lệ số dư đảm phí

STT CHỈ TIÊU TỔNG ĐƠN VỊ TỈ LỆ(%)

1 Doanh thu gx g

2 CPKB ax a

3 SDĐP (g-a)x (g – a) (g – a)/g

4 CPBB b

5 LN (g-a)x - b
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Tỉ lệ SDĐP là tỉ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu ,


chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, 1 loại sản
phẩm (1 loại sản phẩm = 1 đơn vị sản phẩm).
- Tại sản lượng x1 → Doanh thu: gx1 → Lợi nhuận P1 = (g–a)x1–
b
- Tại sản lượng x2 → Doanh thu: gx2 → Lợi nhuận P2 = (g–a)x2–
b
 Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là gx2 – gx1
→ Lợi nhuận tăng một lượng là: P = P2 – P1
P = (g – a) (x2 – x1)
Vậy : P = (g – a)(x2 – x1)g
g
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Kết luận: Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư đảm phí ta xác


định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó
là: Nếu doanh thu tăng (hoặc giảm) một lượng, thì lợi nhuận
sẽ tăng lên (hoặc giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng
lên (hoặc giảm xuống) nhân với tỉ lệ số dư đảm phí.
 Hệ quả: Nếu tăng 1 lượng doanh thu như nhau ở tất cả những
doanh nghiệp, bộ phận, những sản phẩm thì những doanh
nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ SDĐP lớn thì lợi
nhuận sẽ tăng lên nhiều hơn.
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

STT CHỈ TIÊU DN X DN Y

1 Doanh thu 100000 100000

2 CPKB 30000 70000

3 SDĐP 70000 30000

4 CPBB 60000 20000

5 LN 10000 10000
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Yêu cầu:
Nếu doanh thu tăng lên 18.000 tính lợi nhuận tăng lên của
Doanh nghiệp X và Y?
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

3. Kết cấu chi phí.


3.1 Khái niệm:
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại CPKB và
CPBB chiếm trong tổng chi phí.
Tại Ví dụ 3: Ta có
- KCCP của DN X:
CPKB: (30.000/90.000)% = 33,3%
CPBB: (60.000/90.000)% = 66,7%
- KCCP của DN Y:
CPKB: (70.000 / 90.000)% = 77,8%
CPBB: (20.000 / 90.000)% = 22,2%
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

3.2 Nhận xét:


- Những DN có CPBB chiếm tỉ trọng lớn, CPKB chiếm tỉ
trọng nhỏ thì tỉ lệ SDĐP lớn , nếu tăng hoặc giảm doanh thu
thì lợi nhuận sẽ tăng hoặc giảm nhiều hơn .Những DN có
CPBB chiếm tỉ trọng lớn là những DN có mức đầu tư lớn vì
vậy nếu gặp thuận lợi thì tăng trưởng nhanh, tuy nhiên nếu gặp
rủi ro thì dễ dẫn đến tình trạng phá sản.
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

- Những DN có CPBB chiếm tỉ trọng nhỏ, CPKB chiếm tỉ


trọng lớn thì tỉ lệ SDĐP nhỏ ,nếu tăng hoặc giảm doanh thu thì
lợi nhuận sẽ tăng hoặc giảm ít hơn . Những DN có CPBB
chiếm tỉ trọng nhỏ là những DN có mức đầu tư thấp, vì vậy tốc
độ phát triển chậm , tuy nhiên nếu gặp rủi ro thì sự thiệt hại sẽ
ít hơn.
I – MỘT SỐ KHÁI NiỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Ví dụ 4.Với tài liệu đã cho ở ví dụ 3.


Yêu cầu:
1. Nếu tăng doanh thu lên 29.000 tính lợi nhuận tăng lên và lợi
nhuận kỳ này của DN X và DN Y?
2. Nếu giảm doanh thu 29.000 tính lợi nhuận giảm và lợi nhuận
kỳ này của DN X và DN Y
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

4. Đòn bẩy hoạt động:

Năm 2010 2011

Doanh thu 100.000.000 120.000.000

Lợi nhuận 10.000.000 18.000.000


I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

 Tốc độ tăng lợi nhuận:


18.000.000 - 10.000.000
= 80%
10.000.000
ĐBHĐ
 Tốc độ tăng doanh thu: 4
120.000.000 - 100.000.000
= 20%
100.000.000
Đòn bẩy hoạt động là mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận
với tốc độ tăng doanh thu ,nhưng với điều kiện là tốc độ tăng lợi
nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Tốc độ tăng LN
Vậy ĐBHD =
Tốc độ tăng doanh thu

Ví dụ 5. Với tài liệu đã cho ở DNX và DNY nếu doanh thu tăng
lên 20.000 tính đòn bẩy hoạt động của DNX, DNY, nêu ý
nghĩa của đòn bẩy hoạt động.

Doanh thu tăng 20.000  lợi nhuận tăng:


DNX: 20.000 x 70% = 14.000
DNY: 20.000 x 30% = 6000
Tốc độ tăng doanh thu của DNX, DNY:
(20.000/100.000)% = 20%
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

- Tốc độ tăng lợi nhuận:


+ DNX: (14.000/10.000)% = 140%
+ DNY: (6000/10.000)% = 60%
 Vậy đòn bẩy hoạt động của:
+ DNX: 140%/20% = 7
+ DNY: 60%/20% = 3
Nhận xét: Giả định có 2 DN cùng doanh thu và lợi nhuận nếu
tăng cùng 1 lượng doanh thu như nhau thì những DN nào có tỉ
lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhiều hơn ,suy ra tốc độ
tăng lợi nhuận lớn hơn nên ĐBHĐ lớn hơn
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có:


Tại sản lượng x1 thì doanh thu gx1 nên lợi nhuận P1 = (g – a)x1 –
b
Tại sản lượng x2 thì doanh thu gx2 nên lợi nhuận P2 = (g – a)x2 –
b P2 - P1
Tốc độ tăng LN = x 100%
P1
(g - a)(x2 - x1)
= x 100%
(g - a)x1 - b
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

gx2 - gx1
Tốc độ tăng DT = x 100%
gx1
(g - a)(x2 - x1) gx1
ĐBHĐ = x
(g - a)x1 - b gx2 - gx1
(g - a)x1
=
(g - a)x1 - b

Vậy ta có công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động:


- Đòn bẩy hoạt động = Số dư đảm phí/ Lợi nhuận
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Ví dụ 6:
Với tài liệu đã cho ở DN X và DN Y
Yêu cầu:
1. Tính đòn bẩy hoạt động của DN X, nếu DT tăng 12% thì lợi
nhuận của DN X tăng 1 số tiền là bao nhiêu?
2. Tính đòn bẩy hoạt động của DN Y để LN tăng lên 45% thì
doanh thu phải tăng 1 số tiền là bao nhiêu?
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Nhận xét:
- Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được
đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được
tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận
và ngược lại.
* Sản lượng tăng lên thì doanh thu tăng lên và kéo theo lợi
nhuận cũng tăng lên nhưng đòn bẩy hoạt động thì ngày càng
giảm đi.
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN
TÍCH

(g - a)x - b + b
ĐBHĐ =
(g - a)x - b
b
=1+
(g - a)x - b
I – MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

STT CHỈ TIÊU

1 Doanh thu 100.000(100% 120.000 140.000

2 CPKB 30.000(30%) 36.000 42.000

3 SDĐP 70.000(70%) 84.000 98.000

4 CPBB 60.000 60.000 60.000

5 LN 10.000 24.000 38.000

7 3.5 2.58
II. Phân tích điểm hòa vốn

- Tại điểm hòa vốn ta có lợi nhuận P = 0 thì SDĐP = CPBB


Gọi xh là sản lượng hòa vốn: (g – a)xh = b
b
Xh =
(g - a)
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = CPBB/SDĐP
- Từ công thức trên ta có:
b
gxh =
(g - a/g)
- Doanh thu hòa vốn = CPBB/Tỉ lệ SDĐP
II. Phân tích điểm hòa vốn

 Đồ thị biểu diễn:


Đường doanh thu: y = gx
Đường tổng chi phí: y = ax + b
Đường chi phí khả biến: y = ax
Đường chi phí bất biến: y = b
y

Y = gx

Y = ax + b
Lãi

gxh
Y=b

0 xh x
III. Phân tích lợi nhuận

Tại điểm lợi nhuận P > 0 thì:


Số dư đảm phí = chi phí bất biến + lợi nhuận
Hoặc:
Doanh thu = chi phí khả biến + chi phí bất biến + lợi nhuận
Gọi xp là sản lượng tại điểm lợi nhuận P
Vậy (g – a)xp = b + P
xp = (b + P)/(g – a) (1)
III. Phân tích lợi nhuận

Sản lượng tại điểm lợi nhuận P = (CPBB + LN)/SDĐPĐV

Từ (1) b+p
gxp = (2)
(g - a)/g
Doanh thu tại điểm lợi nhuận P = (CPBB + LN)/Tỉ lệ SDĐP
III. Phân tích lợi nhuận

Nhận xét:Như vậy dựa vào các công thức trên, khi
đã biết chi phí bất biến, số dư đảm phí đơn vị hoặc tỉ lệ số
dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định được
sản lượng tiêu thụ, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và
ngược lại.
y
 Đồ thị biểu diễn:
 y = (g –a)x - b
Y = (g – a)x - b

xh = b/(g –a)
0
x

Y=-b
IV. Phân tích kết cấu mặt hàng

 Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỉ trọng giữa doanh thu từng mặt
hàng chiếm trong tổng doanh thu. Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng
đến lợi nhuận thông qua tỉ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng
khác nhau. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh tăng tỉ trọng
của những mặt hàng có tỉ lệ số dư đảm phí lớn, giảm tỉ trọng những
mặt hàng có tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, thì tỉ lệ số dư đảm phí bình
quân tăng lên, vì vậy lợi nhuận tăng lên. Mặt khác do tỷ lệ SDĐP
bình quân tăng lên, nên doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp giảm
đi và từ đó độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên .
 Độ an toàn thể hiện ở chỉ tiêu số dư an toàn:
Số dư an toàn = Doanh thu đạt được – doanh thu hòa vốn.
V. Một số ví dụ ứng dụng

Giả định DNX sản xuất kinh doanh SP Y, hàng kỳ SX


và tiêu thụ 1000 sp, với giá bán: 100.000 đ/sp, CPKB: 60.000
đ/sp, CPBB: 30.000.000 đ
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập theo SDĐP, xác định sản lượng và doanh
thu tại điểm hòa vốn, vẽ đồ thị biểu diễn?
2. Để đạt được lợi nhuận: 14.000.000 đ thì sản lượng bán ra trên
thị trường là bao nhiêu?
3. DN dự kiến bán 1 sản phẩm tặng 1 món quà trị giá 2.000 đồng,
tăng CPQC lên 2.100.000 đ, qua biện pháp này lượng tiêu thụ
tăng 28%. Hãy xác định lợi nhuận cho trường hợp này?
V. Một số ví dụ ứng dụng

4. Doanh nghiệp dự kiến giảm giá bán 3.000 đồng, tăng CPQC lên
2.500.000 đồng ,để LN tăng lên 20% so với trước thì sản lượng
bán ra trên thị trường là bao nhiêu?
5. DN dự kiến thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bán hàng,
cụ thể là chuyển 8.000.000 tiền lương theo thời gian sang trả
8000 đồng cho 1 SP bán ra. Mặt khác, DN giảm giá bán 1000
đồng, tăng CPQC lên 2000.000 , qua biện pháp này lượng tiêu
thụ tăng 30%. Hãy xác định LN cho trường hợp này?
6. a. Có một khách hàng dự kiến mua thêm 500 sản phẩm và đề nghị
giảm giá, mục tiêu của DN khi bán thêm 500 SP thu được LN là
5000.000. Hỏi giá bán thấp nhất cho 500SP này là bao nhiệu ?
V. Một số ví dụ ứng dụng

b. Có một khách hàng dự kiến mua thêm 500 sản phẩm và đưa
ra các điều kiện sau đây:
- Giá bán phải giảm ít nhất 10% so với trước.
- Phải vận chuyển hàng đến kho theo yêu cầu, CP vận chuyển là
2.500.000 đồng
- Phải trả hoa hồng cho khách hàng 2.000 đồng/SP.
Mục tiêu của DN khi bán thêm 500 sp thu được LN là
5000.000 đồng. hỏi giá bán thấp nhất cho 500 sp này là bao
nhiêu và hợp đồng có được thực hiện không?

You might also like