You are on page 1of 30

LOGO

KINH TẾ KHU VỰC

CHƯƠNG 5
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA
PHƯƠNG

ThS. Lê Thu Trang 1


NỘI DUNG CHƯƠNG 5

1 Giới thiệu chung về Năng lực cạnh tranh

2 Khung phân tích PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

3 Phân tích cụm ngành

2
ThS. Lê Thu Trang
1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT)

Năng lực cạnh tranh là thể hiện thực lực và lợi thế
của chủ thể kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh trong
việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để
thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh phải so
với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ
thể trên cùng thị trường và cùng thời gian. 

3
ThS. Lê Thu Trang
1.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh (NLCT)

1.2.1 NLCT quốc gia


▪ NLCT quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những
thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt
được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng
sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.

▪ Năng lực cạnh tranh quốc gia được đo lường bằng năng
suất sử dụng lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên

4
ThS. Lê Thu Trang
1.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh (NLCT)

1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp


Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai
thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm
tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để
tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và
cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Các yếu tố tạo nên NLCT DN: chất lượng, khả năng cung ứng, chuyên
môn hóa đầu vào, các ngành sx và dv phụ trợ giúp cho Dn, yêu cầu của
khách hàng về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, vị trí của DN so với đối thủ
cạnh tranh

5
ThS. Lê Thu Trang
1.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh (NLCT)

1.2.3 Năng lực cạnh tranh sản phẩm


▪Lý thuyết thương mại truyền thống đã xem xét năng lực cạnh
tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí
sản xuất và năng suất so với đối thủ cạnh tranh.

▪Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của
sản phẩm cụ thể trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm thể hiện
những lợi thế của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. 

6
ThS. Lê Thu Trang
Mối quan hệ NLCT giữa các cấp độ

▪ Giữa năng lực cạnh tranh các cấp độ có mối quan


hệ ảnh hưởng qua lại với nhau rất chặt chẽ. Năng
lực cạnh tranh quốc gia là điều kiện cần thiết để các
ngành, các doanh nghiệp và sản phẩm phát triển
bền vững và cải thiện năng lực cạnh tranh của
mình. 

▪ Môi trường kinh tế càng tự do thể hiện cơ chế chính


sách càng thông thoáng thì năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, sản phẩm càng cao. 

7
ThS. Lê Thu Trang
2. Khung phân tích phát triển địa phương

2.1 Các công cụ then chốt


▪Ba chỉ tiêu then chốt: VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ THU
NGÂN SÁCH

▪Ba đối tượng cần thu hút: DOANH NGHIỆP, NGƯỜI


GIỎI VÀ NGƯỜI GIÀU

▪Ba nhân tố quyết định: tinh thần doanh nhân công


cộng, liên minh ủng hộ, sự tham gia của các đối tác có
lợi ích dài hạn.

8
ThS. Lê Thu Trang
2.2 Phân tích khả năng tạo việc làm và nguồn thu
ngân sách
Ma trận BCG (Boston Consulting Group – BCG) xác
định chu trình sống của một sản phẩm

9
ThS. Lê Thu Trang
Phân tích ma trận BCG của Vinamilk

10
ThS. Lê Thu Trang
11
ThS. Lê Thu Trang
2.3. Khung phân tích NLCT địa phương

2.3.1 Khung phân tích ba lớp của Michael Porter

12
ThS. Lê Thu Trang
2.3.1 Khung phân tích ba lớp của Michael Porter

i) Các yếu tố sẵn có ở địa phương


Bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, quy mô địa
phương

13
ThS. Lê Thu Trang
2.3.1 Khung phân tích ba lớp của Michael Porter

ii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương


▪ Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố cấu thành nên
môi trường hoạt động của doanh nghiệp

▪ Có thể chia nhóm nhân tố này thành 2 nhóm nhỏ hơn đó


là:
- chất lượng hạ tầng xã hội và các thể chế chính
trị, pháp luật, văn hóa, giáo dục, y tế và
- các thể chế chính sách kinh tế như chính sách
tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế.

14
ThS. Lê Thu Trang
2.3.1 Khung phân tích ba lớp của Michael Porter

iii) Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp


▪ Đây là nhóm nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của
doanh nghiệp bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh
và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành,
hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp

▪ 4 đặc tính của chất lượng môi trường kinh doanh:


- Điều kiện về nhân tố đầu vào
- Điều kiện cầu
- Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan
- Chiến lược công ty, cấu trúc cạnh tranh nội địa

15
ThS. Lê Thu Trang
2.3.2 Một số xếp hạng NLCT địa phương ở VN

✔ Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI)

✔ Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công


cấp tỉnh ở VN (PAPI)

✔ Chỉ số cái cách hành chính (PAR Index)

16
ThS. Lê Thu Trang
17
ThS. Lê Thu Trang
Lưu ý, ngoài 4 đặc tính đã nêu cần phải nhấn mạnh đến
vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định
và thực thi các chính sách kinh tế hướng đến việc cải
thiện năng suất
Nhân tố về hoạt động và chiến lược của DN đánh giá các
điều kiện bên trong nhằm giúp DN đạt được mức năng
suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất.

18
ThS. Lê Thu Trang
3. Cơ sở lý thuyết về cụm ngành

3.1. Khái niệm về cụm ngành


Cụm ngành (cluster) là sự tập trung về mặt địa lý của các
DN, các nhà cung ứng và các DN có tính liên kết cũng
như của các công ty trong các ngành có liên quan và các
thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu
chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc
thù vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau.
-> Như vậy KN cụm ngành đã đem đến một cách tiếp cận
mới về NLCT

19
ThS. Lê Thu Trang
3. Cơ sở lý thuyết về Cụm ngành

3.2. Vai trò của cụm ngành đối với NLCT và nâng cấp
công nghiệp
▪ Cụm cung cấp cho các DN thêm một ưu thế cạnh tranh
nữa nhờ tăng năng suất, đổi mới, thương mại hóa và khởi
nghiệp

20
ThS. Lê Thu Trang
2. Cơ sở lý thuyết về Cụm ngành

Thúc đẩy năng suất và hiệu quả


▪ Tăng khả năng tiếp cận với những nhân tố đầu vào như
nguyên vật liệu, thông tin, dịch vụ, lao động kỹ năng, thể chế
▪ Tăng tốc độ, giảm chi phí điều phối và chi phí giao dịch giữa
các DN trong cụm ngành
▪ Tăng khả năng truyền bá kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả
▪ Tăng động cơ và NLCT nhờ so sánh trực tiếp với các DN trong
cụm ngành
▪ Tăng sức ép đổi mới và nhu cầu định vị chiến lược (phân biệt
hóa) DN của mình với các đối thủ cạnh tranh

21
ThS. Lê Thu Trang
Thúc đẩy đổi mới
▪ Tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ và mở
rộng thị trường do tiếp cận nhiều nguồn thông tin
▪ Tăng cường khả năng đổi mới nhờ hiện hữu của nhiều nhà
cung ứng, các chuyên gia hàng đầu và các thể chế hỗ trợ
▪ Giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới nhờ sự
sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ

22
ThS. Lê Thu Trang
Thúc đẩy thương mại hóa và ra đời DN mới
▪ Cơ hội cho các công ty mới và dòng sản phẩm mới được
cụm ngành “kiểm định” chính xác hơn so với trường hợp
đứng biệt lập bên ngoài cụm ngành
▪ Khuyến khích việc hình thành các công ty độc lập và công
ty mới nhờ sự tập trung các công ty trong ngành
▪ Giảm chi phí thương mại hóa sản phẩm mới và thành lập
DN mới trong hệ sinh thái cụm ngành nhờ sự có sẵn các
nguồn lực về tài chính và kỹ năng

23
ThS. Lê Thu Trang
III. Công cụ chính sách phát triển Vùng

1. Các mục tiêu của chính sách phát triển Vùng


1.1 Mục tiêu chung
- Mục tiêu tăng trưởng
- Mục tiêu ổn định
- Muc tiêu phân phối lại thu nhập và cân đối sự phát triển
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Phát huy tối đa nội lực của các Vùng, huy động các
nguồn lực cho phát triển Vùng
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế Vùng
- Giảm sự phát triển chênh lệch giữa các Vùng
- Bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái

24
ThS. Lê Thu Trang
III. Các công cụ chính sách phát triển Vùng

2. Các công cụ chính sách phát triển Vùng


2.1 Nhóm công cụ chính sách quy định về pháp lý
2.1.1 Bắt buộc xây dựng quy hoạch và tuân thủ theo quy
hoạch phát triển Vùng
2.1.2 Hạn chế đầu tư vào các Vùng có mật độ xây dựng cao
tránh nguy cơ tập trung lãnh thổ quá mức
2.1.3 Quy định về bảo vệ Môi trường

25
ThS. Lê Thu Trang
III. Các công cụ chính sách phát triển Vùng

2. Các công cụ chính sách phát triển Vùng


2.2. Nhóm công cụ chính sách điều tiết nguồn lực
2.2.1 Điều tiết nguồn nhân lực
▪ Mục đích của chính sách: cải thiện sự phù hợp giữa cung và
cầu lao động cụ thể: thu hút bộ phận dân cư cần thu hút,
phân bổ lao động cho các vùng có sẵn việc làm và tạo thêm
việc làm thông qua các chương trình phát triển địa phương
▪ Nội dung của chính sách: di chuyển lao động giữa các Vùng,
phân bổ lao động tới các Vùng có sẵn việc làm hoặc những
nơi có năng suất lao động cao*

26
ThS. Lê Thu Trang
2. Các công cụ chính sách phát triển Vùng
2.2. Nhóm công cụ chính sách điều tiết nguồn lực
2.2.2 Điều tiết nguồn vốn
Mục tiêu của điều tiết chính sách nguồn vốn là nhằm phân
bổ nguồn lực tài chính đến các Vùng đang được ưu tiên
phát triển. Các chính sách cụ thể thường được áp dụng
như các khuyến khích tài khóa, thuế và trợ cấp…

27
ThS. Lê Thu Trang
2. Các công cụ chính sách phát triển Vùng
2.3. Nhóm công cụ hỗ trợ trực tiếp (thuế, trợ cấp, khấu hao)
📫Thực hiện các cải cách cấp tiến nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cũng như các hoạt động kinh doanh của Vùng
📫Phát triển Vùng từng bước, đảm bảo tính hiệu quả và công
bằng thông qua các định hướng bằng chính sách trợ cấp
hoặc khuyến khích của chính quyền địa phương

28
ThS. Lê Thu Trang
2. Các công cụ chính sách phát triển Vùng
2.3. Nhóm công cụ hỗ trợ trực tiếp (thuế, trợ cấp, khấu hao)
2.3.1 Hỗ trợ cho các DN đầu tư vào vùng khuyến khích đầu tư
2.3.2 Cho vay vốn lãi suất thấp, giảm thuế, giảm khấu hao tài
sản
2.3.3 Đặt hàng nhà nước cho các vùng sản xuất ưu hiên hay
ưu tiên phân bố hạn ngạch có quota

29
ThS. Lê Thu Trang
2. Các công cụ chính sách phát triển Vùng
2.4. Nhóm công cụ hỗ trợ gián tiếp
2.4.1 Hạ tầng kỹ thuật
2.4.2 Hoàn thiện kết cấu hạ tầng thông tin
2.4.3 Hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo
2.4.4 Nhóm công cụ cung cấp thông tin tư vấn
2.4.5 Nhóm công cụ tư vấn và bồi dưỡng
2.4.6 Nhóm công cụ khuyến khích nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ

30
ThS. Lê Thu Trang

You might also like