You are on page 1of 46

Dinh dưỡng trong điều trị

bệnh đái tháo đường

Ts. Bs. Lưu Ngân Tâm


Mục tiêu

• Một số khái niệm về bệnh đái tháo đường


• Khuyến nghị dinh dưỡng trong điều trị bệnh ĐTĐ-
Khuyến nghị ADA (American Diabetes Association)
2017
• Ứng dụng thực tế và thực phẩm thay thế tương
đương
Mục tiêu

• Một số khái niệm về bệnh đái tháo đường


• Khuyến nghị dinh dưỡng trong điều trị bệnh ĐTĐ-
Khuyến nghị ADA (American Diabetes Association)
2017
• Ứng dụng thực tế và thực phẩm thay thế tương
đương
Tăng cường tiêu thụ glucose

Tế bào
beta tụy
tiết
insulin
Gan dự trữ glucose
ở dạng glycogen
Tăng
đường Giảm
huyết đường
huyết

Tế bào alpha
tụy tiết
glucagon
Ly giải glycogen ở gan
Tác động chuyển hóa của insulin
Kích thích Ức chế
Gan:
Tổng hợp glycogen Ly giải glycogen
Tổng hợp triglyceride.Tạo ceton
Tân tạo đường
Cơ xương:
Tiêu thụ glucose làm năng lượng
Tổng hợp protein Thoái biến protein
Tổng hợp glycogen cho cơ. Ly giải glycogen
Mô mỡ:
Tiêu thụ glucose làm năng lượng
Tổng hợp triglyceride cho mô mỡ. Ly giải béo

KÍCH THÍCH ĐỒNG HÓA ỨC CHẾ DỊ HÓA


Bệnh đái tháo đường

• Là một bệnh lý mạn tính, phức tạp đòi hỏi chăm sóc
y tế liên tục với kiểm soát đường huyết và chiến lược
giảm nhiều yếu tố nguy cơ
• ĐTĐ được phân loại thành 4 nhóm chính:
– Type 1 (do phá hủy tế bào beta tự miễn  thiếu hụt
insulin tuyệt đối)
– Type 2 (do kháng insulin  hạn chế bài tiết insulin của tế
bào beta)
– Thai kỳ
– Đặc thù khác (bởi nhiều nguyên nhân)

ADA-2017
Các biến chứng trong bệnh ĐTĐ

Bệnh mạch máu


• Bệnh lý mạch máu
Tim mạch
ngọai biên
• Bệnh tim mạch vành
• Chứng đau cách hồi
• Bệnh tim mạch

Đường huyết cao

Bệnh lý thận Bệnh lý thần kinh


• Microalbinuria • Bệnh lý thần kinh ngọai
Bệnh lý mắt
• Bệnh lý thận biên
• Bệnh võng mạc
• Glaucoma

American Diabetes Association. Diabetes Care 2006;29(Suppl 1):S4-S42.


TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT LÚC ĐÓI & SAU ĂN
LIÊN QUAN TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG
Tỷ số nguy cơ tử vong

ol iờ
m 2g
)
/L
(m ết
ăn huy
sa ờng
Đường huyết đói (mmol/L)

Đư
u
Lancet 1999;354: 617-621.
Nghiên cứu kiểm soát Đái tháo đường và biến chứng
(DCCT): Mối quan hệ giữa HbA1C và nguy cơ vi mạch.

Bệnh võng mạc

15
Nguy cơ/ Người /năm

13 Bệnh thận
11
9
7 Bệnh thần kinh
5
3 Albumin niệu vi lượng
1
6 7 8 9 10 11 12
HbA1c (%)
Skyler. Endocrinol Metab Clin 1996;25:243–25
Câu hỏi 1

• Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường khi


đường huyết lúc đói:
A. ≥ 126mg/dL
B. ≥ 140mg/dL
C. ≥ 160mg/dL
D. ≥ 180mg/dL
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ-ADA Guideline 2017

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường


Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dL (7,0mmol/L) HOẶC
ĐH sau uống Glucose 2 tiếng (75g G) (11,1mmol/L) HOẶC
A1C ≥ 6,5% (48mmol/mol)
Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của các đợt tăng hoặc hạ ĐH,
đường huyết kiểm tra bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L)
Câu hỏi 2

• Đường huyết lúc đói được xác định khi:


A. Cách bữa ăn ít nhất 8 tiếng
B. Không thu nạp năng lượng ít nhất 8 tiếng
Câu hỏi 3

• Tiền đái tháo đường (giảm dung nạp đường)


nên được kiểm tra ở người thừa cân hoặc béo
phì có yếu tố nguy cơ:
A. Trưởng thành
B. Thanh thiếu niên
C. Trẻ em
D. Tất cả đều đúng
Tiêu chuẩn kiểm tra ở bn người trưởng thành tiền ĐTĐ
hoặc ĐTĐ không triệu chứng

BMI≥ 23 và có ≥ 1
yếu tố nguy cơ:
 A1C ≥ 5,7%
 Thế hệ huyết
thống 1 với
người ĐTĐ
 Phụ nữ mắc ĐTĐ
khi mang thai
 Mắc bệnh tim
mạch
 Cao huyết áp
 HDL-C <35mg/dL
 Ít vận động
Sàng lọc nguy cơ đái tháo đường
4feet
10inch
1 # 147cm

1
1
1
1feet= 30,48cm
1 inch = 2,54 cm
Mục tiêu

• Một số khái niệm về bệnh đái tháo đường


• Khuyến nghị dinh dưỡng trong điều trị bệnh ĐTĐ-
Khuyến nghị ADA (American Diabetes Association)
2017
• Ứng dụng thực tế và thực phẩm thay thế tương
đương
Kiểm soát lối sống-ADA 2017
Lifestyle Management- Diabetes Care 2017
Điều trị dinh dưỡng (Nutrition therapy)- ADA
2017

1. 3 bữa ăn chính (có thể có 1 bữa phụ trong ĐTĐ type 1)


2. Kiểm soát cân nặng là quan trọng ở ngườ thừa cân béo
phì với ĐTĐ týp 1 và 2
3. Thành phần chất dinh dưỡng : Carbohydrate, đạm, béo
4. Sodium<2300mg/ngày
5. Hạn chế alcohol, vì dễ hạ ĐH, tăng cân, tăng ĐH với
người uống nhiều
6. Vận động thể chất: ít nhất 150 phút/ tuần (3 lần/tuần)
với mức độ trung bình nặng
2. Kiểm soát cân nặng

 Sụt cân vừa phải Giảm 500 đến


(5% so với ban 750kcal /ngày Cải thiện:
đầu) và duy trì hoặc ăn vào  Đường
sụt cân 1200 đến huyết
 Người béo phì: 1500kcal/ngày  Lipid
>5% so với ban (nữ); 1500 đến máu
đầu và duy trì 1800kcal /ngày  Huyết áp
mức sụt ≥ 7% (nam)
3. Thành phần chất DD sinh năng lượng
(carbohydrate, protein, béo)
Đái tháo đường
ADA 2017 EASD Vương quốc Anh CDA
Dưỡng chất (% Năng lượng) (% Năng lượng) (% Năng lượng) (% Năng lượng)
Chỉnh tùy Chỉnh tùy
cá nhân: 45-60 45-60 50-60
CHO cá nhân Nhấn mạnh thức Thức ăn có
(Gluxít + béo); ăn có ↓ chỉ số giảm chỉ số
(Glucid) (GI, GL thấp giàu chất xơ, chỉ
giúp giảm 0,2- đường máu đường máu có
số đường máu (GI thấp) thể hữu ích
0,5% A1C) thấp
Chỉnh tùy
Béo 25-35 <35 ≤30
cá nhân
Chỉnh tùy cá
nhân (20-30%)
Đạm 0,8g/kg/ngày 10-20 ≤1 g/kg thể trọng 15-20
(bệnh thận
ĐTĐ)
Carbohydrate là quan trọng nhất trong
điều chỉnh chế độ ăn ĐTĐ. Vì:

• Carbohydrate chiếm tỉ lệ cao nhất (45- 60% tổng


năng lượng).
• Là nguồn năng lượng chính cho nhiều loại tế bào
(não, gan, hồng cầu, thận hoặc cơ khi tập luyện…).
• Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm tăng đường
huyết sau ăn (GI, GL, chất xơ)
• Là nguồn dự trữ năng lượng khi cơ thể bị đói  hạ
ĐH lúc đói
• Điều chỉnh rối loạn lipid/ máu (chất xơ)
Tổng quan Cochrane 2009: GI thấp, GL thấp,
11RCT, 402 bn ĐTĐ

Dùng chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp trong thời gian (1-12
tháng) dài sẽ làm giảm 0,5% HbA1c. Đồng thời làm giảm tần suất
đợt hạ đường huyết
GI (Glycemia Index): Chỉ số ĐH của thực phẩm

 GI của thực phẩm: mô tả khả năng làm tăng ĐH


sau khi ăn một lượng thực phẩm
 GI = Khả năng tăng ĐH sau khi ăn 50g CHO
Khả năng tăng ĐH sau ăn 50g CHO của bánh mì
trắng
• GI bị ảnh hưởng:
– Loại CHO (phức, trung bình, đôi, đơn)
– Dạng tinh bột (còn cám, chà xát …, chứa nước)
– Dạng thực phẩm, cách chế biến
– Hiện diện của đạm, béo, xơ có trong bữa ăn
 GI: thấp < 55; Trung bình 55-70; Cao >70
GI của thực phẩm VN
Nguồn: Trung tâm DD- TPHCM

Thấp (<55) Trung bình (55-70)


Bánh ướt Bánh mì (55,4)
Bún tươi Cơm gạo lứt (ít nước) (58)
Cơm gạo tấm Cơm gạo lứt (nước TB) (63)
Xôi Ngỗng lứt (63)
Cao (>70)

Cơm gạo tài nguyên Cơm gạo Đài Loan (VD20)


Cơm Ngỗng Cơm gạo lứt C1 (nhiều nước)

Cơm Hoa Vàng Xôi Ngỗng


Cơm gạo huyết rồng Xôi Hoa Vàng
Cơm gạo lức huyết rồng
Carbohydrate trong điều trị DD ở bn bệnh ĐTĐ

Carbohydrate

Tránh Nên
Đường Ngũ cốc còn cám
Carbohydrate (Whole grain)
tinh chế Legumes
Rau củ quả
3. Thành phần chất DD sinh năng lượng
(carbohydrate, protein, béo)
Đái tháo đường
ADA 2017 EASD Vương quốc Anh CDA
Dưỡng chất (% Năng lượng) (% Năng lượng) (% Năng lượng) (% Năng lượng)
Chỉnh tùy Chỉnh tùy
cá nhân: 45-60 45-60 50-60
CHO cá nhân Nhấn mạnh thức Thức ăn có
(Gluxít + béo); giảm chỉ số
(Glucid) (GI, GL thấp giàu chất xơ, chỉ ăn có ↓ chỉ số
giúp giảm 0,2- đường máu đường máu có
số đường máu thể hữu ích
0,5% A1C) thấp
Chỉnh tùy
Béo 25-35 <35 ≤30
cá nhân
Chỉnh tùy cá
nhân (20-30%)
Đạm 0,8g/kg/ngày 10-20 ≤1 g/kg thể trọng 15-20
(bệnh thận
ĐTĐ)
3. Thành phần chất DD sinh năng lượng
(carbohydrate, protein, béo)

Đái tháo đường


ADA 2017 Vương quốc CDA
Dưỡng (% Năng EASD Anh (% Năng
chất lượng) (% Năng lượng) (% Năng lượng) lượng)
Chỉnh tùy
Béo 25-35 <35 ≤30
cá nhân
SFA <7 <10 <10 ≤10
chỉnh tùy cá Nên dùng
MUFA Giàu MUFA nhân cho gluxít 10-20 MUFA trong hoạch
+ MUFA định bữa ăn
khi có thể
Giàu omega 3 n–6 <10 n–3,
PUFA (EPA và DHA từ ≤10 Ăn cá 1 hoặc 2 <10
cá, hạt, đậu) lần trên tuần
Câu hỏi 4

• Thức ăn nào chứa nhiều béo bão hòa và/hoặc


cholesterol:
a. Mỡ cá
b. Mỡ heo
c. Đồ lòng
d. Dầu dừa
e. Dầu cọ
f. Dầu nành
Chọn 1 đáp án đúng:
A. a, b, c, d
B. b, c, d, e
C. b, c, d, f
Câu hỏi 5

• Thức ăn nào chứa nhiều béo omega 3


a. Cá basa
b. Cá tra
c. Cá trích
d. Cá hồi
Chọn 1 đáp án đúng:
A. a, b
B. b, c
C. c, d
Các loại acid béo

 SFA: acid béo bão hòa


 MUFA: Acid béo không bão
hòa 1 nối đôi (như omega 9)
 PUFA: Acid béo không bão
hòa nhiều nối đôi (omega 6,
3)
Các loại chất béo thực vật trong điều chỉnh RL
chuyển hóa lipid
Hàm lượng các loại acid béo

Dầu thực vật Loại acid béo (g/100g)


SFA MUFA PUFA
Cọ (palm oil) 49,30 37,0 9,3
Đậu nành 15,65 22,78 57,74
Hướng dương 10,10 45,40 40,10
Phộng 16,90 46,20 32,00
Oliu 13,81 72,96 10,52
Dừa 86.50 5,80 1,8
Rapesseed 7,37 63,28 28,14

Leong XF. Austin Jounal of Pharmacology and Therapeutics. 2015


Protein trong điều trị DD ở bn ĐTĐ

• Nhu cầu lượng đạm cao hơn bình thường


(0,8-1,0g/kg/ngày # 12-13% tổng năng lượng): 15-
20% tổng năng lượng
• Giảm đạm ở mức vừa phải (0,8g/kg/ngày) ở người
bệnh thận mạn ĐTĐ
• Nên ăn thường xuyên các loại đạm giảm nguy cơ
bệnh tim mạch (thịt nạc, đậu hũ, cá)
Thức ăn giàu đạm ít cholesterol, béo bão hòa

• Thịt nạc, bỏ mỡ,


da
• Gia cầm nạc
(không da)
• Cá các loại

• Đậu đỗ
Mục tiêu

• Một số khái niệm về bệnh đái tháo đường


• Khuyến nghị dinh dưỡng trong điều trị bệnh ĐTĐ-
Khuyến nghị ADA (American Diabetes Association)
2017
• Ứng dụng thực tế và thực phẩm thay thế tương
đương
Khẩu phần DD cho bn đái tháo đường
(nữ lao động nhẹ, trung bình 50kg, BMI bình thường)

1300-1400kcal; 18-20% đạm, 30% béo


 Điểm tâm: bánh mì (90g), hột gà ốp la (1 trứng gà
công nghiệp), 5 lát cà chua
 Trưa: Cơm (1 chén lưng 200g), cá ngân chiên (125g),
su su (80g) xào cà rốt (50g), canh cải soong (100g)
 Chiều: Cơm (1 chén lưng 200g), gà kho gừng (130g),
rau muống xào (100g), canh bí đỏ (50g)
 Gia vị: 5g nước mắm, 4g muối, 8g đường, 20g dầu ăn
Khẩu phần DD cho bn đái tháo đường
(nam, lao động vừa, trung bình 65kg, BMI bình thường)
1700-1800kcal; 18% đạm, 28% béo
Bữa ăn Món chính Thay thế

Điểm tâm Hủ tíu thịt heo


100g bánh hủ tíu bánh phở 100g/ bánh canh 130g/ổ
80g thịt heo nạc; bánh mì 100g; Đạm: 90g bò/ gà/tôm
giá và rau thơm 60g tươi hoặc 2 trứng gà công nghiệp
Trưa Cơm (250g cơm)
cá basa kho (120g), Cá trê 120g/ Cá bạc má 100g/ Cá thu
đậu bắp luộc (100g) và 100g
canh bí đao (70g) Các loại rau tương đương
Chiều Cơm (250g) Gia vị dùng cho cả ngày:
thịt bò (100g) xào với Nước mắm 10g, muối 5g
rau bó xôi (100g), Đường 8g
canh bắp cải (70g) Dầu ăn: 25g

You might also like