You are on page 1of 31

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ

PHẬT GIÁO

H&T: VIÊN THỊ HẰNG


MSSV: 2021171
LỚP: 138673
• TÓM TẮT SƠ LƯỢC:
1. MỞ ĐẦU
2. NỘI DUNG
3. KẾT LUẬN

3
MỞ ĐẦU

• Lý do chọn đề tài: Lĩnh hội sâu hơn cũng như giúp mọi người có được cái nhìn
tổng quan, bao quát về phật giáo
• Thực trạng, tình hình nghiên cứu:
 Thực trạng: Phật giáo được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là châu Á nói
chung và Việt Nam nói riêng và trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn.
 Tình hình nghiên cứu: Phật giáo Việt Nam có quá trình phát triển mạnh mẽ trong công
cuộc đổi mới đất nước, góp phần tạo nên nền văn hóa hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, trong sự biến đổi của nó, Phật giáo đã một phần nào đó đánh mất bản thân
mình, khi mà xuất hiện nhiều dạng biến tướng, các trường phái tự phát hình thành. Có
vẻ như mang trong mình tinh hoa của Phật giáo nhưng thực chất là một dạng biến tướng
của sự phân hóa Phật giáo vì: xuất hiện nhiều trường phái và sự lạm dụng tôn giáo -
phật giáo

4
MỞ ĐẦU

• Phương pháp nghiên cứu:


tìm hiểu trên mạng internet và trải nghiệm thực tế (đến một số ngôi chùa, miếu theo đạo
phật dâng hương và trao đổi với các nhà sư
• Phạm vi nghiên cứu:
• Phật giáo ở Việt Nam
• Mục đích/Giá trị:
để tham khảo và nghiên cứu sơ bộ về phật giáo
• Kết cấu
gồm 3 phần

5
MỞ ĐẦU

• DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO


• Một số vấn đề Phật giáo Việt Nam hiện nay-
https://tapchinghiencuuphathoc.vn/mot-so-van-de-phat-giao-viet-nam-hien-nay.html

• Phật giáo là gì ? Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo là gì ?


https://luatminhkhue.vn/phat-giao-la-gi-nguon-goc-dia-ly-va-lich-su-cua-phat-giao-la-gi.a
spx

• Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
https://bdv.tuyenquang.dcs.vn/DetailView/2309/6/Doi-net-ve-dao-Phat-va-Giao-hoi-
Phat-giao-Viet-Nam.html
• Lịch sử phật giáo Việt Nam:
http://chuathaclackiengiang.mov.mn/bvct/chua-dang-xay-dung-dong-gop-xay-chua-keu-g
oi-cac-nha-hao-tam/49/lich-su-phat-giao-viet-nam.html

6
NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM PHẬT GIÁO LÀ GÌ?


Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức
Phật vì phúc lợi của chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng
sinh và vì sự tiến  bộ  của thế  giới con người.
Mọi người từ mọi xứ sở đều có thể áp dụng những giáo
lý và hướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của
mình, tùy theo căn cơ,  khả  năng, điều kiện và ý chí tự
do của mình.

7
NỘI DUNG

• Phật giáo là một tôn giáo chủ trương • Tóm lại: Phật giáo là là giáo lý của
lẽ-thật và sự thực hành của chính Đức Phật (người Giác Ngộ), nhằm
bản thân mỗi người hướng dẫn và phát triển con người
bằng cách làm cho thân tâm trong
• Phật giáo vừa là triết-học vừa là
sạch (thông qua con đường Đạo
thực-hành
Đức)
• đạo Phật dạy con người phải tu tập
những phẩm chất như luôn biết Sĩ
nhục và Sợ hãi về mặt lương tâm để
tránh bỏ làm những điều bất thiện
• Hơn nữa, Phật giáo chỉ dạy rằng một
người nếu  trừ bỏ được những ô
nhiễm như Tham, Sân, Si thì người
đó được cho là một người tốt  lành 
và  siêu việt

8
NỘI DUNG
2. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
• Xuất xứ: Ấn Độ
• Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
• Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca

• Chủ thuyết: Tránh làm những điều ác,  Làm  những điều thiện, Tu dưỡng Tâm trong  sạch 
(kinh Pháp Cú).
• Loại tôn giáo: Phổ biến, mở rộng, được truyền bá qua nhiều nước trên thế giới; thuộc về vô-
thần, không chủ trương hữu thần, không công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết
định số mạng con người; chủ trương về lý nhân-quả.
• Những nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và Đại Thừa (Mahayana).
• Tổ chức Thống Nhất: Hội Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhist) là tổ chức
thống nhất và đoàn kết tất cả Phật tử  trên  thế giới.
Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ và hàng trăm triệu người có tình
cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo.

9
NỘI DUNG
• CÁC TRƯỜNG PHÁI TRONG ĐẠO PHẬT

Cách đây khoảng 2.000 năm, Phật giáo đã phân chia thành hai trường phái chính là Phật
giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa.

-Hai trường phái trên có sự bất đồng chủ yếu trong học thuyết về Vô ngã
+ Theo học thuyết này, không có gì gọi là tự ngã, bởi mọi trạng thái vô thường, bản thể
đều là không.
+ Phật giáo Nguyên thủy xem vô ngã hàm nghĩa sự tồn tại về “cái tôi” của mỗi cá nhân,
hoặc cá tính nào đó đều là một ảo tưởng.
+ Quan điểm về Vô ngã của Phật giáo Đại thừa cao hơn, theo quan điểm Phật giáo Đại
thừa thì tất cả các hiện tượng bản chất vốn là không, và chúng có mối tương quan mật
thiết với các hiện tượng khác.

10
NỘI DUNG

• MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ PHẬT GIÁO


- Có hai điều mà hầu hết mọi người cho rằng họ hiểu biết về Phật giáo là Phật giáo tin
tưởng sự tái sinh và tất cả người Phật tử đều ăn chay.
- Tuy nhiên, hai quan niệm này hoàn không đúng
+ Sự tái sinh trong Phật pháp rất khác so với những gì mà hầu hết mọi người gọi là sự đầu
thai.

+ Trong khi đó việc ăn chay được khuyến khích trong một số trường phái, ăn chay chỉ là sự
lựa chọn của mỗi cá nhân, mà hoàn toàn không có một sự bắt buộc nào

11
NỘI DUNG

3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO KHÁC

PHẬT GIÁO CÁC TÔN GIÁO KHÁC

Tâm điểm Vô thần Hầu hết là Thượng đế hoặc các đấng


toàn năng

Nhận thức chú trọng việc hành trì hơn là Hầu hết các tôn giáo lấy niềm tin làm
niềm tin nền tảng căn bản

12
NỘI DUNG
4. TÌM HIỂU CHI TIẾT
4.1 VỀ GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT, LỄ NGHI CỦA ĐẠO PHẬT
• sau nhiều năm tu hành gian khổ để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để con người
thoát khỏi khổ-  đau và sinh-tử”. Những lời dạy của Phật đã được ghi chép và bảo tồn bởi đại
đa số tu sĩ đệ tử của Người trong tàng thư “Tam Tạng Kinh” (Tipitaka), mà nghĩa đen của từ
này là “Ba Rổ Kinh”

13
4.1 VỀ GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT, LỄ NGHI CỦA ĐẠO PHẬT

• Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):
• + về số lượng: kinh sách của Phật giáo được coi là một kho tàng vĩ đại với hàng chục
nghìn pho sách và được dịch ra nhiều thứ tiếng

14
4.1 VỀ GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT, LỄ NGHI CỦA ĐẠO PHẬT
• GIÁO LÝ
• không ép buộc mà hướng mọi người đến cược sống yên vui, ấm no, tốt đẹp
• gồm 2 vấn đề quan trọng: Lý Nhân duyên và Tứ Diệu đế (4 chân lý)
• + Lý nhân duyên: mọi vật tồn tại và vận động theo quy luật: Thành - Trụ - Hoại – Không

• + Tứ Diệu đế: gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

15
• GIÁO LUẬT
• Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.

• - Ngũ giới là 5 giới cấm:


• + Không sát sinh; 
• + Không nói sai sự thật;
• + Không tà dâm;
• + Không trộm cắp;
• + Không uống rượu.
• - Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
• + Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;
• + Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác, không
nói thêu dệt;
• + Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.

16
• NGÀY LỄ
• thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập
Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):
- Tết Nguyên đán
- Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
- Ngày 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
- Ngày 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
- Ngày 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
- Ngày 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo

VÀ NHIỀU NGÀY LỄ KHÁC

17
4.2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO PHẬT VÀO VIỆT NAM

- Đạo Phật du nhập vào Việt Nam cả 2 hệ phái:


+ Phật giáo Nam tông (từ phía Nam truyền xuống)
+ Phật giáo Bắc tông (từ phía Bắc truyền sang)
- Con đường du nhập: qua đường bộ và đường thủy
- Người truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam là Ngài Mâu-Bác-người TQ
- Người truyền giáo thứ hai đến Việt Nam là Ngài Khương-Tăng-Hội ( người Ấn Độ)
=> có thể nói rằng: Ðạo Phật du nhập đầu tiên sang Việt-Nam trong khoảng cuối thế kỷ thứ
II đến thế kỷ thứ III, sau Tây lịch

18
4.2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO PHẬT VÀO VIỆT NAM

• Trong thời kỳ đầu tiên du nhập Việt-Nam, đạo Phật chỉ phớt qua trên đất nước, chưa có
màu sắc riêng biệt, chỉ ở phương diện thờ cúng lễ bái
• . Phải đợi đến vài ba năm sau, đạo Phật mới thâm nhập dần vào dân chúng và do ảnh
huởng của Phật Giáo Trung Hoa

19
4.2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO PHẬT VÀO VIỆT NAM

- Giáo hội phật giáo Việt Nam: thành lập “Ban Vận động thống nhất Phật giáo” (1980)
bao gồm đại diện của 9 tổ chức, hệ phái

- Các môn phái du nhập: có nhiều môn phái nhưng chỉ có Thiền – Tông là gây ảnh hưởng
mạnh mẽ hơn cả
- Đạo phật được đón nhận và truyền bá rộng rãi qua các triều đại như: Lý, Trần, Nguyễn....

Hội nghị thống nhất phật giáo Việt Nam

20
4.2 QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO PHẬT VÀO VIỆT NAM
• 4.2.1 Phật Giáo Dưới Thời Hậu Lý Nam Ðế (571-602) Và Bắc Thuộc Lần Thứ Ba (603-939

• Khi mới du nhập, Phật giáo vẫn còn nằm trong thời kỳ phôi-thai chưa có gì đáng gọi là
thạnh hành lắm.

• Ðến thời Hậu Lý Nam-Ðế (571-602) và Bắc thuộc lần thứ III (603-939) Phật Giáo mới
bắt đầu bước vào thời thành đạt

• trong khoảng thời gian gần bốn trăm năm này, sự truyền giáo ở Việt-Nam có thể chia làm
ba giai đoạn:

+ giai đoạn thứ nhất, do công đức của phái Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi

+ giai đoạn thứ hai, do các đoàn truyền giáo Trung Hoa vá Việt-Nam và sự khuyến khích
ủng hộ của các đời vua Tùy và Ðường

+ giai đoạn thứ ba, do phái Vô-Ngôn-Thông. 

21
4.2.2 Phật Giáo Dưới Thời Ðinh Và Tiền Lê (968-1009)
Trong hai đời vua này, có thể nói Ðạo Phật trở thành độc tôn vì:
• các vị tăng-sĩ phần nhiều là những vị bác học thâm Nho. Những vị sư lúc bấy giờ, vừa túc
Nho, vừa hiểu đạo lý mà vừa có đức hạnh, thì lẽ dĩ nhiên trong triều được vua trọng vọng,
ngoài dân chúng được kính nể.

một số ngôi chùa được xây dựng tỏng thời Đinh và Tiền Lê

  
22
4.2.3Phật Giáo Dưới Thời Nhà Lý (1010-1225)
Nếu ở Trung Hoa, đời Ðường là đời Phật Giáo thịnh hành nhất, thì ở Việt-Nam đời Lý là đời
Phật Giáo được thịnh hành nhất
Tám đời vua nhà Lý đều sùng một Ðạo Phật và có nhiều vị đã xuất gia đắc đạo
Ðọc lịch sử Phật Giáo nước nhà đến đọan này, chúng tăng-sĩ thật vô cùng phấn khởi và càng
thêm tin tưởng vào sứ mệnh cứu đời của Phật Giáo

Chùa Một Cột – được xây dựng dưới triều Lý

23
4.2.4 Phật Giáo Dưới Thời Nhà Trần (1225-1400)
• Nhà Trần nối nghiệp nhà Lý, thừa hưởng về mọi phương-diện , một di sản quý báu mà
nhà Lý đã xây dựng trên hai thế kỷ

• Các vị vua nhà Trần có công với sự truyền bá Phật-Pháp, tiêu biểu là vua Trần Nhân
Tông -Sau khi đã đánh bại quân Mông-Cổ một cách oai hùng, Ngài truyền ngôi lại cho
con và vào tu ở núi Yên-Tử.

• Tuy nhiên, đến cuối thời Trần thì Đạo Phật bắt đầu

suy sụp

Tượng phật vua Trần Nhân Tông

24
4.2.5 Phật Giáo Dưới Ðời Nhà Hồ (1400-1407) Và Dưới Ðời Hậu Lê (1428-1527) 
Phật Giáo dần dần suy sụp từ dưới đời các vua cuối nhà Trần, sang nhà Hồ và kéo dài cho đến
cuối đời Hậu Lê. Trên gần hai ngàn năm Phật Giáo có mặt trên đất nước này, có thể nói giai
đoạn này là giai đoạn tối tăm nhất của Phật Giáo 
• Trong 7 năm chiếp đoạt ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly chưa làm gì được thì nhà Minh mượn cớ
khôi phục nhà Trần, kéo quân sang đánh nước, và đặt nền đô hộ khốc liệt trong bảy năm trời,
bảy năm tuy ngắn ngủi, nhưng nhà Minh đã để lại mmột hậu quả rất tai hại mà 100 năm sau
vẫn chưa xóa nhòa hết. Thật vậy, sau khi xâm chiếm nước ta Nhà Minh tịch thu hết cả sách
vở trong nước, trong ấy gồm cả kinh điển nhà Phật, đem về Kim Lăng, và đốt phá nhà chùa
rất nhiều.
• Trong thời Hậu Lê có thể nói ''thời đại Phật Giáo suy đồi'' ! 

25
4.2.6 Phật Giáo Trong Thời Nam Bắc Phân Tranh (1528-1802) 
 Trong thời vua Lê chúa Trịnh: Phật Giáo ở Bắc được chúa Trịnh ủng hộ mạnh: trùng tu yự
viện, thỉnh Ðại tạng ở Trung Hoa về...Các cao tăng lúc bấy giờ củng khá đông, danh tiếng
nhất là Ngài Hương Hải thiền-sư
 Trong thời chúa Nguyễn: Trong khi Phật Giáo miền ngoài trổi dậy, thì Phật Giáo miền
trong cũng phát đạt. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa, cho đến khi nhà Nguyễn
thống nhất đất nước,trong hơn hai trăm năm, họ Nguyễn đối với Phật Giáo hết lòng sùng
thượng, tạc tượng, đúc chuông, lập tự viện rất nhiều

Tượng Hoàng thái hậu Hình ảnh chùa Thiên Mụ( Huế) – được xây dựng
Trịnh Thị Ngọc Trúc(Chùa Mật, tỉnh Thanh Hóa) dưới thời chúa Nguyễn

26
4.2.7 Phật Giáo Dưới Ðời Các Vị Vua Ðầu Triều Nguyễn 
- Trong giai đoạn này, một số chùa chiền bị tàn phá, kinh- điển thất -lạc, cảnh hoang tàn
thật tiêu điều buồn bã.
- Đến đời Minh- Mạng và Thiệu Trị, các Ngài cũng bắt đầu sắc trùng tu những ngôi chùa
tổ đình quan trọng ,nhưng trong dân gian thì ảnh hưởng đạo Phật mỗi ngày mỗi lu mờ,
phai nhạt dần.
- Ðến khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất
hết cả những gì thuần túy, cao siêu,mà chỉ còn như là một thần đạo, mà nhiệm vụ chính
là lo việc cúng bái mà thôi

hình ảnh chùa Bảo Thiên trước khi bị Pháp phá hủy

27
KẾT LUẬN

• Gần hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với
lịch sử dân tộc, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ bi để giáo hoá chúng sinh, lấy
trí tuệ làm sự nghiệp. Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu
nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

28
KẾT LUẬN

Tiếp nối truyền thống đó của Phật giáo Việt Nam, GHPGVN đã và đang viết tiếp vào trang
sử vàng của Phật giáo Việt Nam, tiếp tục khẳng định chỗ đứng của Phật giáo trong lòng dân
tộc. Với bản chất từ bi, yêu tự do, yêu hoà bình, tôn trọng sự sống, GHPGVN hôm nay với
phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” luôn tích cực trong các
phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh, xứng đáng là một tôn
giáo “Hộ quốc - An dân”

các hoạt động từ thiện của hội Phật giáo Việt Nam

29
LIÊN HỆ BẢN THÂN VÀ XÃ HỘI

Đạo đức con người hiện nay đang rơi vào suy thoái trầm trọng với loại tệ nạn xã hội thì
việc tìm hiểu về Phật giáo là một sự cần thiết để giáo dục, uốn nắn lại nhân cách đồng
thời giáo lý, giáo pháp là những lời răn đe cảnh tỉnh “Phật tính” trong mỗi con người.
Hiện nay ở nước ta, Phật giáo phát triển rộng khắp các vùng miền, nhu cầu thị hiếu của
người dân ngày càng tăng, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn
hóa – tín ngưỡng. Bản thân tôi cũng thường xuyên đi lễ chùa thắp hương vào những
ngày lễ tết, mùng 1 âm lịch hoặc ngày rằm. Thi thoảng sẽ ăn chay gián đoạn, nghe nhạc
Phật để tịnh tâm, thấu những lời Phật dạy để tâm luôn hướng thiện, giữ được sự bình
tình và kìm chế sự nóng nảy.

tụng kinh niệm phật & ngồi thiền tu tâm dưỡng tính
30
THANKS FOR WATCHING !

31

You might also like