You are on page 1of 20

Bài 3: Đường Xu Hướng

(Trendline)
Đường Xu Hướng (Trendline)
• Thị trường luôn luôn ở trong 3
xu hướng chính: xu hướng lên,
xu hướng nằm ngang (sideway),
xu hướng xuống.

• Định nghĩa: đường xu hướng


cho biết xu hướng trong tương
lai của giá, đồng thời cho biết
các điểm kháng cự và hỗ trợ
trong tương lai.
Đường xu hướng lên (uptrendline): Đường xu hướng lên cấp 2
• Cho biết xu hướng giá đang lên
• Đồng thời là đường hỗ trợ mỗi khi giá chạm
vào trendline
• Vẽ bằng cách nối 2 đáy với nhau, đáy sau cao
hơn đáy trước
Đường xu hướng xuống (downtrendline): Đường xu hướng xuống cấp 2
• Cho biết xu hướng giá đang lên
• Đồng thời là đường cản mỗi khi giá chạm vào
trendline
• Vẽ bằng cách nối 2 đỉnh với nhau, đỉnh sau thấp
hơn đỉnh trước
Lưu ý:
• Sẽ có rất nhiều đường xu hướng, trong
xu hướng dài có xu hướng ngắn, thậm
chí các đường xu hướng sẽ mâu thuẫn,
đâm chéo nhau. Do đó nhiều lúc,
chúng ta cần phải nhìn toàn cảnh để
nhận ra đâu mới thực sự là xu hướng
chính để đánh theo.

• Đường xu hướng nào càng có nhiều


lần giá phản ứng tại đó, thì càng khẳng
định sự quan trọng của đường xu
hướng đó.

• Cách mua bán theo trendline


Đường hỗ trợ & kháng cự
(support & resistance)
Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà tại đó giá có
xu hướng dừng giảm điểm và bật tăng trở
lại.

Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà tại đó giá


có xu hướng dừng tăng điểm và giảm điểm
trở lại.
Đường cản và hỗ trợ:
• Thường là đỉnh và đáy cũ trước đó
• Khi giá đang nằm trên đáy và đỉnh cũ trước đó, thì đỉnh và đáy cũ đó gọi là hỗ trợ
• Khi giá nằm dưới đáy và đỉnh cũ trước đó, thì đỉnh và đáy cũ đó gọi là ngưỡng cản
Ngưỡng hỗ trợ kháng cự
ít khi nào là 1 điểm, mà
thường là một vùng giá.
Như MBB ở bên phải, nếu
có 2 đáy hoặc 2 đỉnh gần
bằng nhau, thì có thể tạo
thành 1 vùng hỗ trợ kháng
cự.
Ngưỡng cản (hình trái) và ngưỡng hỗ trợ (hình phải) có thể là 1 vùng giá mà tại đó giá biến động đi ngang đủ
lâu để khiến cho ngưỡng cản và hỗ trợ đó đủ mạnh (cái này thiên về kinh nghiệm và cảm nhận)
FIBONACCI
• Leonardo Fibonacci là một nhà toán học sống ở thế kỷ thứ 12 ở Pisa (Ý). Ông đã
khám phá ra dãy số Fibonacci (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...) khi
nghiên cứu về số lượng thỏ sinh sản được sau 1 năm từ 1 đôi thỏ duy nhất.  
• Dãy Fibonacci có tỷ lệ hai số liền kề nhau xấp xỉ 161.8% (hoặc 61.8%) được gọi là
tỷ lệ vàng (golden ratio). Khi được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci còn
có các tỷ lệ sau: 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 161.8%...
• Fibonacci trong phân tích kỹ thuật có nhiều dạng nhưng thường được dùng nhiều
nhất là Fibonacci Retracement, Fibonacci Extension, Fibonacci Fan và Fibonacci
Time Zones.
Fibonacci Retracement:
• Ý nghĩa của FR:
• A retracement is a temporary
reversal in the direction of a stock's
price that goes against the
prevailing trend. Xác định độ hồi
của giá so với xu hướng trước đó.

• Cách sử dụng:
• Kéo từ đáy lên đỉnh hoặc kéo từ
đỉnh xuống đáy.Có 2 mức quan
trọng nhất cần nhớ là 38.2% và
61.8%. Thường giá sẽ hồi về 2
ngưỡng này trước khi tiếp tục xu
hướng cũ trước đó.
Trong trường hợp này, giá VNM đi lên từ
119.4 tới đỉnh là 175.3 và điều chỉnh xuống.
Để biết được giá sẽ điều chỉnh về những
ngưỡng nào và nên bắt đáy ở đâu, chúng ta
kéo Fibonacci Retracement từ đáy lên đỉnh.
Như trong hình, có 2 ngưỡng giá VNM sau
khi giảm xuống đó đã bật lại ngay là FR
23.6% và 38.2% tương đương 162.1 và
153.9.
Trong trường hợp giá hồi vượt quá ngưỡng
61.8%, thì có khả năng cao giá sẽ tiếp tục đi
theo xu hướng đang hồi luôn. Nhấn mạnh
khả năng cao chứ ko nhất định là như vậy.

Như ví dụ đồ thị VNM bên phải. Giá sau khi


giảm từ 134.9 về 121.99 đã hồi trở lại vượt
mức 61.8% và sau đó bật tăng tiếp tục, vượt
qua cả đỉnh cũ trước đó.
Fibonacci Extension
• FE dùng để xác định các mức giá tiếp theo của một xu hướng, hiểu đơn giản là FE sẽ giúp bạn định
ra các target giá để chốt lời hay mua vào.
• Những điểm quan trọng khi giá chạm phải: 61.8%, 100%, 161.8%
• Lưu ý: Chỉ khi nào giá vượt qua đỉnh cũ mới dùng FE (đối với xu hướng tăng) hoặc khi giá xuống
thấp hơn đáy cũ (đối với xu hướng giảm)
FE sử dụng khi giá bắt đầu đi vào một xu hướng mới:

• Xu hướng tăng: lấy 3 điểm để vẽ, đáy 1 - đỉnh • Xu hướng giảm: lấy 3 điểm để vẽ, đỉnh 1 – đáy -
– đáy 2 (đáy 2 cao hơn đáy 1) đỉnh 2 (đỉnh 2 thấp hơn đỉnh 1)
Hình bên phải là đồ thị cổ
phiếu HCM. Sau khi giá tạo
đỉnh tại quanh 90 và đi xuống
64, từ 64 hồi lại lên 72 và sau
đó tiếp tục phá đáy 64 đi
xuống. Từ lúc này ta có 3
điểm đỉnh – đáy – đỉnh đầu
tiên, đủ để vẽ FE và ra các
ngưỡng hỗ trợ. Ta thấy HCM
phản ứng lại tại các ngưỡng
FE 50% và FE 100%.
Cổ phiếu SSI năm 2018, tăng
mạnh từ 22 lên 29 và hồi về
24.8. Sau khi hồi về 24.8 và
SSI vượt qua lại đỉnh cũ 29, lúc
đó để xác định các ngưỡng cản
trong tương lai, chúng ta vẽ FE
với 3 điểm đáy – đỉnh – đáy
ban đầu là 22 – 29 – 24.8. Như
trên đồ thị chúng ta thấy, các
ngưỡng cản quan trọng mà tại
đó giá điều chỉnh là FE 100%,
161.8% và 261.8%.

You might also like