You are on page 1of 39

Viêm tai ngoài

Đoàn thị Hồng Hoa


Khoa tai thần kinh, bệnh viện TMH TƯ
Mở đầu
 Tai ngoài gồm vành tai và ống tai.
 Ống tai ngoài là một vùng da ít được biết đến
nhưng có một bệnh lý vô cùng phong phú vì :
- không chỉ khu trú ở tai nhiều bệnh về da
- có những bệnh đặc hiệu (lớp bao phủ hay cấu
trúc dưới da)
 Các cơ quan lân cận có thể biểu hiện bằng các
triệu chứng ban đầu ở ống tai.
Một số khái niệm
(về giải phẫu)

 OTN giống như túi cùng


da trái từ sụn vành tai
đến màng nhĩ.
 Hình thể : ống hẹp, gấp
khúc, giảm thông khí
gây ứ đọng các cặn biểu
bì.
Một số khái niệm
(về giải phẫu)
 Vị trí : ở dưới nền sọ, sau là xương
chũm có dây thần kinh mặt đi qua,
trước là khớp thái dương hàm,
dưới là tuyến mang tai. .
 Cấu trúc da:
- ống tai sụn, lớp phủ không có lớp
mô dưới da, lớp da dính trực tiếp
sụn, có cả lông và và các tuyến tạo
ráy tai.
- ống tai xương, da rất mỏng,
không có bộ phận phụ, chống lại sự
ứ trệ các mảng biểu bì tróc ra nhờ
sự di cư biều bì ra ngoài.
Ngày đầu

2 tuần sau

Di cư mảnh dính sau 6 tuần


Một số khái niệm
(Về sinh lý học và Sinh thái học)
 Để bảo vệ cân bằng da ống tai và chống nhiễm trùng có nhiêù
yếu tố :
- lipit bề mặt
- vi khuẩn cộng sinh
- Ph axít
 Túi cùng da giống như nếp da nên có một số yếu tố gây rối
loạn cấn bằng sinh thái da :
- ẩm ướt tạo điều kiện phát triển cho một số chủng Vk như
Pseudomonas aeruginosa
- kháng sinh tại chỗ làm rối loạn sinh thái
- chấn thương thường gặp nhất do ngoái tai, lấy ráy…
- sát khuẩn gây tổn thương lớp bao phủ
Một số khái niệm
( về sinh lý học)
 Hẹp ống tai ngoài có thể ảnh hưởng đến sức nghe,
gây ra điếc dẫn truyền đặc trưng ở tần số cao trên
2000 Hz.
 Ráy tai và nút ráy : là chất tiết của tuyến bã, tuyến
ráy và các vảy sừng, các cặn tế bào da. Ráy tai đóng
vai trò bảo vệ da OTN.
 Thăm khám OTN cần ống hút, dụng cụ vi phẫu thích
hợp. Lấy mẫu vi khuẩn, cần pipette.
Viêm tai ngoài
 Định nghĩa : VTN là viêm hay nhiễm khuẩn của ống tai ngoài
hay vành tai hoặc cả hai.
- Bệnh thường gặp đặc biệt ở những nước nhiệt đới, có thể gặp
ở mọi lứa tuổi.
- Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là P.aeruginosa hay Staph.
Aureus. Có thể có Vi khuẩn khác, nấm hay vi rút.
- Được xếp vào hàng giữa nhiễm khuẩn nhẹ và nhiễm khuẩn
nặng.
Phân loại
Triệu chứng lâm sàng
(đa dạng, thường 1 bên)
 Đau tai : nhẹ đến nặng tiến triển 1-2 ngày
 Nghe kém
 Ù tai
 Đầy tai hay áp lực
 Sốt
 Ngứa tai (VTN nấm hay mạn)
 Chảy tai
 Viêm mô tế bào vùng mặt hay hạch cổ cùng bên
 Tiền sử : bơi lội hay chấn thương.
Chẩn đoán
 Chủ yếu : dựa vào tiền sử và thăm khám.
 Chú ý : BN có đái đường hay suy giảm miễn
dịch kèm đau tai dữ dội
 Xét nghiệm : không cần thiết. Có thể làm :
đường máu, nước tiểu hay cấy mủ tai.
 Điện quang : CT và MRI chỉ cần trong trường
hợp nặng, đánh giá mức độ lan tràn nhiễm
trùng
Chẩn đoán phân biệt
 Viêm tai xương chũm
 Khối u tai bội nhiễm
 Viêm nhiễm vùng tuyến mang tai gây biểu
hiện ở OTN
 Áp xe hạch quanh tai
 Nang hay rò bẩm sinh
Nguyên tắc điều trị
 Kiểm soát đau
 Lấy sạch các cặn bã ống tai ngoài
 Thuốc tại chỗ : khống chế chàm và nhiễm
khuẩn
 Tránh các yếu tố thuận lợi
 Kháng sinh toàn thân trong trường hặp nặng
 Phẫu thuật : chích rạch dẫn lưu khi tạo áp xe
1. Viêm tai ngoài lan toả
- Viêm da biểu bì cấp do vi khuẩn

- Sau tổn thuơng da (rửa tai, lấy nút ráy tai...) hay do thay đổi đặc
tính sinh lý của da (ẩm ướt, sau bơi lội, chảy tai mạn....)

- Staphylocoques, Pseudomonase sau đó là Streptocoque,


Protéus…

- Triệu chứng : đau tai đặc biệt khi chạm vào cửa tai hay kéo
vành tai, +/- chảy tai hay nghe kém
Viêm ống tai ngoài toả lan

 Thực thể : tuỳ theo tiến


triển của bệnh
 ống tai xưng huyết đỏ,
đau khi chạm ống soi tai.
 ống tai hẹp, rất đau với
thanh dịch tiết.
 Màng nhĩ : khó quan sát
hay viêm màng nhĩ.
Viêm ống tai ngoài lan tỏa
(Thể lâm sàng)
 Thể giả viêm xương chũm :
VTN kèm phù nề quanh tai và
phản ứng hạch trước, sau tai
(khác biệt : rãnh sau tai còn, đau
khi chạm vào vành tai).
 Chàm hoá vành tai : VTN có
thể dẫn đến chàm hoá vành tai
với các mun nước,vẩy và mủ ở
cửa tai (chốc lở)
 Thể gây viêm sụn vành tai.

Viêm sụn vành tai


Viêm tai ngoài lan toả
(điều trị)
 Chủ yếu là điều trị tại chỗ
 Mục đích làm sạch ống tai và giữ khô tai : hút các
chất tiết và cặn biểu bì.
- nếu ống tai hẹp, sử dụng Merocel
 Lựa chọn thuốc KS nhỏ tai.:tác dụng với VK Gram
(-).
- kinh điển : Neomycin và Framycetine
- hiện nay : Ofloxacine +/- corticoide
KS toàn thân : khi có biến chứng (viêm sụn, viêm tai
ngoài ác tính, abces) +/- phẫu thuật
Thể kèm theo viêm vành tai (chốc lở) : Fucidine
Viêm tai ngoài lan tỏa

             

                 
Sau 6 ngày

 
2. Nhọt ống tai ngoài
 Tụ cầu là loại vi khuẩn cộng sinh ở da OTN.
 Viêm nang lông do tụ cầu vàng.
 Thường thứ phát sau chấn thương ( lấy ráy tai
bằng các vật nhọn…)
 Triệu chứng : đau tai dữ dội, khu trú, tăng khi
cắn.
Nhọt ống tai ngoài
 Thực thể :
- khối phồng sưng đỏ
khu trú, trên đỉnh khối
có điểm trắng.
- phản ứng hạch
- màng nhĩ bình thường
Nhọt ống tai ngoài
 Biến chứng : hiếm gặp, như viêm tấy hạch cổ,
nhiễm trùng huyết hay viêm ống tai ngoài hoại
tử chủ yêú xảy ra trên cơ địa đặc biệt ( đái tháo
đường, bệnh tự miễn).
 Điều trị :
- KS chống tụ cầu ( Penicilline nhóm M)
- Giảm đau
- Giai đoạn nhọt chín : trích rạch, dẫn lưu mủ
+/- cấy VK
3. Viêm ống tai ngoài mạn
 Tiến triển sau nhiều lần tái
phát.
 Tổn thương “ chàm hóa bội
nhiễm”
 Triệu chứng chính : ngứa,
da ống tai dày, khô đôi khi
gây chít hẹp OTN
 Nếu có mủ thường xuyên
- hoặc nhiễm nấm+ VK
- hoặc tăng nhạy cảm thuốc
sát khuẩn
Viêm ống tai ngoài mạn
 Điều trị : tuỳ theo tứng trường hợp
- nếu do nhạy cảm thuốc tại chỗ, ngừng thuốc
+/- corticoide
- nếu do nấm +VK : Triderm
- nếu chít hẹp OTN: chỉnh hình OTN với ghép
da toàn phần.
4. Nấm ống tai ngoài
 Yếu tố thuận lợi : nóng ẩm đặc biệt khi làm
tổn thương lớp ráy bảo vệ
 Bệnh cảnh : hay gặp khi viêm da mạn, hốc mổ
tiệt căn thiếu thông khí, nhiễm khuẩn, hay lạm
dụng KS tại chỗ.
 Loại nấm : chủ yếu là Aspergilus, hiếm thấy
Candidas.
Nấm ống tai ngoài
 Lâm sàng : 3 bệnh cảnh
- Nấm tai không có triệu
chứng
- Nấm cấp : đau+ chảy tai. Có
thể phối hợp với vi khuẩn gây
thủng nhĩ (đinh nấm)
Soi tai : mảng như giấy ướt màu
trắng, vàng…, da ống tai viêm
đau, màng nhĩ viêm hạt.
Nấm ống tai ngoài
- Nấm mạn : ngứa, cảm
giác bít tắc OT +/- chảy
tai.
Soi tai: thấy mảng giấy
thấm. Da ống tai tổn
thương dang viêm da,
hoặc phỏng nước nhỏ
hay dày sừng.
Nấm ống tai ngoài
 Chẩn đoán : lâm sàng đủ chẩn đoán. Xét
nghiệm cận lâm sàng cho phép khẳng định và
xác định loại nấm.
 Chú ý : trước mọi viêm tai không đáp ứng tốt
với KS nên làm xét nghiệm nấm.
 Điều trị : chỉ điều trị tại chỗ.
- Làm sạch OTN, dùng thuốc chống nấm
imidazole
- H2O2 nếu màng nhĩ thủng
5. Chàm ống tai ngoài
 Có hai loại khác nhau : chàm thể tạng và chàm
tiếp xúc
 Triệu chứng chính : ngứa
 Chàm thể tạng : da thường dày sừng, chỉ
corticoid chống ngứa
 Chàm tiếp xúc : mun nước nhỏ. Loại bỏ các
loại thuốc tại chỗ, bệnh tốt lên. Dễ chẩn đoán
ở bn đeo máy trợ thính..
6. Viêm ống tai ngoài ác tính

 Thuật ngữ :
- không phải chỉ quá trình khối u
- mà chỉ mức độ trầm trọng của bệnh.
Sau giai đoạn viêm tế bào, nhiễm khuẩn tiến sâu gây viêm xương
nền sọ. Còn gọi là viêm OTN hoại tử.
 Nhiễm khuẩn nặng : Cốt tủy viêm của ống tai ngoài.
 Vi khuẩn : pseudomonase aeruginosa, +/- Staph.
 Yếu tố thuận lợi :sau chấn thương (rửa tai hay lấy ráy).
 Cơ địa suy yếu : người già (tuổi 60-75), đái đường, suy giảm
miễn dich (HIV).
Viêm ống tai ngoài ác tính
 Lâm sàng :
- Đau dữ dội dai dẳng
làm mất ngủ
- +/- Chảy mủ nhiều,
thối
 Soi tai : vùng polyp hay
hoại tử ở sàn ống tai,
vùng nối giữa ống tai
xương-sụn.
Viêm ống tai ngoài ác tính
 Biến chứng :
- Tổn thương các dây TK sọ, đầu tiên là dây VII.
- Lan tràn nhiễm trùng sang tuyến mang tai, xương chũm, và
xương hàm.
- Lan vào nền sọ ( hố thái dương dưới, vòm mũi họng và
ngăn trong sọ)
- Không điều trị, nhiễm khuẩn kết thúc bằng viêm màng não.
 Xét nghiệm :
- Cấy mủ tai, sinh hóa và chọc rò tủy sống khi VMN.
- Chụp cắt lớp xương đá +/- IRM và nhấp nháy đồ.
Viêm ống tai ngoài ác tính
 Điều trị :
 Kháng sinh tĩnh mạch, phối hợp
 Pénicilline chống pseudomonas hay céphalosporine thế hệ
3.
 Fluroroquinolone ( hoặc aminoside)

 Nếu khởi đầu viêm tế bào


 Fluroroquinolone: 2 đến 4 tuần
 Nếu viêm ống tai ngoài hoại tử
 2 kháng sinh phối hợp trong 8 đến 10 ngày, rồi dùng
fluoroquinolone theo đường uống – khoảng 9 tuần.
 Nếu không tiến triển tốt, phẫu thuật.
7. Biến chứng.
 Viêm sụn vành tai
 Nhiễm trùng sụn và màng sụn
 Thường xảy ra sau tai nạn, sau mổ,
+/- tự phát.
 Pseudomonas et staphylo
 Lâm sàng:
 Đau dữ dội và ngứa sâu
 Vành tai viêm, nhưng dái tai nguyên vẹn.
 Điều trị
 Kháng sinh : Céphalosporine 3G,
fluroroquinolones, hay pénicilline chống
staph +/- aminosides
 Phẫu thuật : nếu abcès hay điều trị nội
khoa không hiệu quả.
Biến chứng
 Cốt tủy viêm nền sọ  Viêm xương chũm
Hướng dẫn điều trị (2014)
 Chẩn đoán phân biệt VTN cấp lan tỏa với các nhiễm trùng khác
gây chảy tai, đau tai
 Đánh giá BN VTN lan tỏa với các yếu tố liên quan đến điều trị
(thủng nhĩ, cơ địa suy giảm miễn dịch)
 Xử lý ban đầu với VTN không có biến chứng là thuốc tại chỗ.
Làm sạch tai và đặt bấc khi ống tai chít hẹp
 Chỉ dùng KS trong trường hợp viêm tấy ngoài OT hay cơ địa
đặc biệt
 Sử dụng thuốc không độc với tai khi có nghi ngờ thủng nhĩ
 Khẳng định chẩn đoán và đánh giá lại sau 48-72 giờ
Bệnh lý da không đặc hiệu
 Tổn thương da
 Viêm quầng
 Viêm da biểu bì cấp với mảng đỏ, phù nề vành tai + sốt,
do Streptoccoque
 Vào viện. KS tĩnh mạch (pénicilline 10 đến 15 ngày)

 Chốc lở vành tai


 Viêm da mủ nông với các tổn thương phỏng nước và vẩy
ở ống tai ngoài, do Strep. Hay Staph.
 Ở trẻ em

 Fucidine và KS uống
Bệnh lý da không đặc hiệu

Viêm quầng Chốc lở


Vẩy nến
 Vẩy nến :
- là bệnh mang tính gia
đình
- thường gặp ở ống tai.
- tìm tổn thương khác như
da đầu
- đặc trưng bởi sự làm mới
biểu bì nhanh chóng bất
thường.
Zona
 Zona tai
Chẩn đoán
- Mụn nước ở vùng Ramsay-
Hunt (loa tai) phân bố TK VII’,
đôi khi muộn.
- Liệt mặt chiếm 2/3 cas
- Tổn thương ốc tai- tiền đình.
Điều trị
- Chăm sóc tại chỗ
- Thuốc chống virut dùng càng
sớm càng tốt.
- Corticoid

You might also like