You are on page 1of 25

Sang thương do nguyên nhân

vật lý – hóa học

GV. BSNT. NGUY ỄN VĂN TH ẮNG


Tổng quan

Tổn thương miệng liên quan đến chấn thương


thường gặp trong thực hành lâm sàng nha khoa.
 Ảnh hưởng đến chức năng miệng bình thường của
bệnh nhân (đau khi ăn, nhai và nói)
Tổn thương niêm mạc miệng có thể do chấn thương
vật lý, hóa học hoặc nhiệt.
Nguyên nhân do vô tình cắn răng, thức ăn cứng, các
cạnh sắc của răng, thức ăn nóng hoặc đánh răng quá
nhiều.
Một số chấn thương cũng có thể được gây ra do quá
trình điều trị nha khoa hoặc các thủ thuật khác liên
quan đến khoang miệng.
Chấn thương cơ học của niêm mạc miệng
Đường cắn má
Tự gây tổn thương và các thói quen về miệng
U lợi (Epulis)
Viêm miệng do hàm giả
Loét do chấn thương
Viêm miệng do nicotin
Tổn thương hóa học của niêm mạc miệng.
Bỏng do hóa chất.
Dị ứng do tiếp xúc.
Sang thương gây ra do sử dụng thuốc
Đường cắn má

Tổn thương niêm mạc ngang mức mặt phẳng khớp cắn.
Đặc điểm lâm sàng:
- Không có triệu chứng.
- Vệt nằm ngang với mức khớp cắn của răng tiền hàm và
răng hàm ở cả hai bên trái và phải.
- Nổi bật hơn ở những người có giảm độ cắn chìa của răng
sau.
- Sờ có dạng vỏ sò và hạn chế ở những vùng không có răng
Tổn thương chủ yếu phát sinh do chấn thương khớp cắn
của các răng sau do bệnh nhân mút má cận chức năng
hoặc thói quen mút tay
Điều trị: Không cần điều trị; vệt trắng có thể biến mất
một cách tự nhiên ở một số người.
Những răng rất sắc nhọn có thể được mài chỉnh.
Tự gây tổn thương và các thói quen về
miệng

Thường liên quan đến tình trạng cắn niêm mạc miệng
mãn tính gặp ở những bệnh nhân căng thẳng về tâm lý.
Thói quen cắn cận chức năng, khiến niêm mạc vùng má,
môi và lưỡi bị tổn thương và hình thành vết thương.
Lâm sàng:
- Tổn thương thấy trên niêm mạc má ngang đường nhai hai
bên, niêm mạc môi và đầu trước bên của lưỡi..
- Tổn thương xuất hiện như là các nếp lằn nông màu trắng,
lan tỏa và biểu hiện không đều trên niêm mạc má, môi và
lưỡi.
- Sự tróc vảy biểu mô xảy ra trên bề mặt.
- Một số trường hợp, có thể nhìn thấy vết loét và chấm xuất
huyết.
Điều trị:
- Can thiệp điều trị thường là không cần thiết.
- Khuyến khích để dừng thói quen hoặc điều trị tâm lý có
thể được đề nghị để ngăn chặn một thói quen xấu.
- Máng nhai có thể được chỉ định để bảo vệ mặt khớp cắn
khớp của răng.
U lợi (Epulis)

Là sự phát triển quá mức của các mô trong miệng do kích
ứng mãn tính.
Tăng sản sợi xơ phản ứng của niêm mạc miệng với áp lực
cơ học quá mức lên niêm mạc hoặc tăng sản xơ do kích
ứng mãn tính của hàm giả (cũ, mòn, không khít sát).
Lâm sàng:
- Tổn thương không cuống nổi lên ở dạng nếp gấp với bề
mặt nhẵn với niêm mạc bình thường hoặc ban đỏ bên trên.
- Khi chấn thương thì bề mặt có thể bị loét.
Điều trị:
- Phẫu thuật cắt bỏ (dao hoặc laser)
- Thiết kế lại hàm giả khít sát hơn
Viêm miệng do hàm giả

Tăng sản u nhú do viêm


Viêm nướu miệng, nhiễm nấm
Loét do chấn thương

Loét do chấn thương là tổn thương thường gặp trong thực


hành nha khoa
Những tổn thương này cũng có thể phát sinh do chấn
thương liên quan đến vết cắn của niêm mạc, viền bên của
lưỡi hoặc môi trong quá trình nhai.
Loét do chấn thương

Tùy thuộc vào độ sâu của vết loét mà mức độ tổn thương
biểu mô khác nhau, dày ngoại vi từ nhẹ đến nặng
Đáy phủ màng giả trắng hoặc vàng
Viêm miệng do Nicotine

Viêm miệng do nicotin là một loại dày sừng liên quan đến
hút thuốc lá, chỉ xảy ra trên vòm miệng cứng.
Lâm sàng:
- Ban đầu niêm mạc vòm miệng sưng đỏ.
- Sau đó, các lỗ tiết của tuyến nước bọt phụ bị viêm và giãn
ra
- Hình thành các nếp nhăn lan tỏa, màu trắng xám
- Không phải là tổn thương tiền ung thư.
Viêm miệng do Nicotine
Bệnh căn: Nhiệt độ cao, chứ không phải do hóa chất
thuốc lá, là nguyên nhân gây ra tổn thương này.
Điều trị: Cai thuốc lá
Bỏng do hóa chất

Thuốc ngậm Tetracyline hoặc đặt Arpirin trên niêm mạc


nước làm mô niêm mạc lột vảy
Tổn thương màu trắng, hơi vàng, đau nhức
Trong điều trị Nha khoa, dung dịch bơm rửa tủy cũng gây
kích ứng niêm mạc
Điều trị phòng ngừa bằng đê cao su
Dị ứng do tiếp xúc

Sang thương là những ban đỏ, mụn nước, loét


Khu trú hoặc lan tỏa
Bệnh nhân bỏng rát, đau đớn
Bất kỳ vị trí da, niêm mạc nào tiếp xúc với dị ứng nguyên
Sang thương gây ra do sử dụng thuốc

Các thuốc gây triển dưỡng nướu như Cyclosporin (ngăn


ngừa loại bỏ mảnh ghép), một số thuốc chặn Canxi trong
điều trị huyết áp (Verapamil)
Thuốc chống động kinh Dilatin (Phenytoin100mg)
Sử dụng penicillin dài ngày có thể gây ra tình trạng triển
dưỡng gai lưỡi (lưỡi lông đen)
Không phải tổn thương tiền ung thư

You might also like