You are on page 1of 4

Nội nha là phương pháp điều trị có tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên vẫn có

không ít bệnh nhân gặp phải vấn đề sau nội nha. Bài này xin phép được trình
bày một số vấn đề có thể gặp phải trong và sau khi nội nha cũng như phương
pháp nhằm giảm thiểu và kiểm soát chúng
Đau dữ dội
   Đau dữ dội có thể xảy ra giữa các lần hẹn hoặc sau khi kết thúc điều trị nội
nha, đó là kết quả của sự bùng phát của một hoặc một số triệu chứng lâm
sàng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, một số chính bao gồm:
- Hệ thống ống tủy chưa sạch, còn vi khuẩn trong các mảnh vụn, tình trạng
viêm tiếp diễn
- Các mảnh vụn bị đưa ra ngoài chóp trong quá trình sửa soạn ống tủy, gây ra
sự phản ứng của hệ miễn dịch. Nguyên nhân là do xịt hơi/nước vào ống tủy,
kỹ thuật bơm rửa không đúng, lỗi trong quá trình xác định chiều dài làm việc
- Dụng cụ quá chóp gây tổn thương mô, đưa mảnh vụn ra vùng chóp
- Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân kém. Nội nha cũng giống như các điều trị
khác trong y học và nha khoa. Bác sĩ làm tốt công việc của mình, nhưng kết
quả cũng còn phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân
   Khi xảy ra đau, ngoài mức độ đau làm bệnh nhân khó chịu, đôi khi còn kèm
sưng, sốt. Để kiểm soát các trường hợp đau dữ dội, bác sĩ có thể kê toa
thuốc kháng sinh, giảm đau, có thể rạch dẫn lưu nếu cần thiết. Có một điều
may mắn là đau dữ dội không ảnh hưởng đến tiên lượng của quá trình điều
trị.
   Rõ ràng với rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau, chúng ta không thể
phòng ngừa chúng 100%, nhưng một số đề nghị sau đây có thể giúp chúng ta
giảm thiểu vấn đề này:

 Cần làm sạch hệ thống ống tủy


 Tránh xịt hơi xuống ống tủy, đối với các răng hoại tử tủy chỉ cần bơm
rửa để loại bỏ mảnh vụn. Nên làm khô ống tủy bằng côn giấy. Kiểm
soát tốt chiều dài làm việc
 Cho toa thuốc
 Mở trống ống tủy hoặc rạch dẫn lưu khi sưng không có lỗ dò

Đau trong thời gian ngắn sau điều trị


   Thường diễn ra 1-2 tuần sau điều trị, bệnh nhân có cảm giác khó chịu ở
răng liên quan. Quá trình điều trị tủy bao gồm loại bỏ mô, cắt thần kinh,
trám...những yếu tố này có thể gây ra tình trạng khó chịu. Một điều cần lưu ý
trong nội nha là tình trạng đau trước điều trị thường là thông tin đáng tin cậy
để bác sĩ có thể tiên lượng đau sau điều trị. Nếu một bệnh nhân cảm thấy
đau, có khả năng là do họ chưa nhận thấy răng điều trị có cảm giác giống với
các răng bình thường của họ mà thôi.
   Để tránh những than phiền không đáng có của bệnh nhân, chúng ta cần
báo trước với bệnh nhân. Việc lành thương phải cần có thời gian, không thể
hồi phục 100% ngay sau điều trị. Nếu bệnh nhân có cảm giác đau khi nhai,
chúng ta cần nói với họ dây chằng quanh cần khoảng 1-2 tuần để lành
thương. Hãy viết cho bệnh nhân những lời dặn cần thiết để giúp họ nhớ trước
khi rời khỏi phòng khám.
Đau dai dẳng
   Sau thời gian 2 tuần, có một số bệnh nhân vẫn còn vấn đề. Một số nguyên
nhân gây ra tình trạng đau dai dẳng:

 Có thể là đau ở một răng khác?


 Có thể sót ống tủy?
 Răng bị gãy?
 BN có bị viêm xoang không? Nếu răng liên quan ở hàm trên, đôi khi tiệu
chứng viêm xoang cũng tương tự với đau do răng
 Vấn đề về nha chu?
 Hệ miễn dịch của bệnh nhân yếu, khó lành thương
 Chấn thương khớp cắn? 
 Thói quen nghiến răng hay các thói quen cận chức năng khác? Việc tác
động lực quá mức lên răng cũng có khả năng làm chậm lành thương

   Khi bệnh có triệu chứng đau dai dẳng, đầu tiên hãy kiểm tra khớp có cản
trở, tiếp xúc quá mức hay không? và điều chỉnh nếu có. Kê kháng viêm
steroid trong thời gian ngắn cũng giúp giảm tình trạng viêm của hệ thống dây
chằng. Kháng sinh có thể cũng cần thiết trong các trường hợp đau nhiều.
    Nếu đã kiểm tra kỹ các nguyên nhân kể trên mà bệnh nhân vẫn đau, bác sĩ
cần xem xét việc điều trị lại hoặc can thiệp phẫu thuật (hình 1a-1d) để giải
quyết các ổ nhiễm trùng dai dẳng.
Hình 1: Răng 26 được nội nha lại, một ống tủy còn sót đã được tìm thấy và
sửa soạn lại. 1 tuần sau điều trị bệnh nhân hết triệu chứng và lành thương tốt.
Nhưng 3 tháng sau, BN quay lại với tình trạng sưng và đau (c). Phẫu thuật cắt
chóp được tiến hành (d)
   Nếu đau vẫn còn sau khi điều trị lại, chúng ta phải làm gì? Trong một vài
trường hợp có thể răng đã bị gãy và nhổ răng là lựa chọn duy nhất. Khi phim
x quang không cho thấy bất kỳ điều gì bất thường, mọi biểu hiện lâm sàng
điều trong giới hạn bình thường thì một số dạng đau mãn tính vùng hàm mặt
nên được xem xét. Mô tả chung cho các thể đau mãn tính vùng hàm mặt, đau
vùng hàm mặt không điển hình, đau răng không điển hình là dạng đau thần
kinh, các dạng trên có thể kết hợp lẫn nhau gây ra đau dai dẳng cho BN
Đau thần kinh
   Là dạng bệnh lý gây ra do chấn thương thần kinh, có thể xảy ra sau nội
nha, phẫu thuật nha chu, nhổ răng...Đau thần kinh răng thường diễn ra trong
vòng 1 tháng sau điều trị, đau dai dẳng và không đáp ứng với thuốc giảm
đau, phẫu thuật hay các biện pháp can thiệp khác. 
   Điều trị đau thần kinh răng thường bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, thuốc
chống động kinh. Ngoài ra tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa thần kinh
cũng là một lựa chọn tối ưu.
Có một điều may mắn là là tỷ lệ đau mãn tính sau các thủ thuật nha khoa thấp
hơn các thủ thuật ở các vị trí khác trên cơ thể người. Đau mãn tính sau nội
nha hoặc nội nha thường vào khoảng 3-5%.

You might also like