You are on page 1of 10

🌑

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG


1. GÂY TÊ TRONG NHA KHOA

Liệt kê các thành phần cơ bản trong thuốc tê?

Thuốc tê

Thuốc co mạch

Chất bảo quản

Chất đệm

Dung dịch muối sinh lý

Liệt kê các thuốc tê thông dụng?

Phân loại thuốc tê theo cấu trúc

Thuốc tê loại este (chứa liên kết este -COO- trong cấu trúc hoá học)

cocaine

procaine

ravocaine

Thuốc tê loại amid (chứa liên kết amid -NHCO- trong cấu trúc hoá học)

lidocaine

Articaine

bupivacaine

tetracaine

Phân loại theo sự hiện diện thuốc co mạch

Có chứa thuốc co mạch: Thường là epinephrine (Adrenalin) hay Norepinephrine


(Noradrenalin)

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 1


Không có thuốc co mạch: tiềm năng không lớn, dùng trong một số bệnh lý đặc biệt

Procaine 2%

Ravocaine 0,4%

Lidocaine 2% có co mạch , 3% không co mạch

Mepivacaine: 2% có co mạch, 3% không co mạch

Articaine 4%: có hoặc không có co mạch

Bupivacaine 0,5% có co mạch

Cách lựa chọn thuốc tê và thuốc co mạch?


Cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng:

Thời gian cần thiết tiến hành can thiệp: các can thiệp lâu nên chọn thuốc tê có thời
gian tác dụng dài hơn.

Yêu cầu chế ngự đau sau can thiệp: đối với các can thiệp phức tạp, gây chấn thương
nhiều nên chọn loại thuốc tê có hiệu quả tê mạnh, thời gian tê kéo dài hơn. Nếu bệnh
nhân có cảm giác khó chịu do tê mô mềm xung quanh vùng can thiệp, bệnh nhân trẻ
em, bệnh nhân tâm thần, không kiểm soát được những cử động cắn môi, má, lưỡi,... cần
chọn thuốc tê có thời gian tác dụng ngắn hơn.

Yêu cầu cầm máu: Thuốc co mạch làm giảm lượng máu chảy tại vùng PT, nhưng có thể
gây chảy máu hậu phẫu khi nồng độ thuốc giảm, ảnh hưởng đến lành vết thương.

Cơ địa đặc biệt của bệnh nhân: có những bệnh lý toàn thân có liên quan đến chống chỉ
định tuyệt đối hay tương đối của một vài loại thuốc tê

2. TAI BIẾN DO GÂY TÊ

Liệt kê các tai biến do gây tê?

Biến chứng toàn thân

Mất tri giác: xỉu (mất tri giác một phần, tạm thời), ngất xanh (ngưng hô hấp, tim vẫn
hoạt động), ngất trắng (ngưng tim, ngưng hô hấp)

Dị ứng/ Ngộ độc với các thành phần của thuốc tê

Biến chứng tại chỗ

Gãy kim

Cứng khít hàm

Tê/dị cảm kéo dài

Đau, nhạy cảm khi gây tê

Cảm giác nóng rát khi chích

Hematoma

Nhiễm trùng

Phù

Tróc vảy mô

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 2


Liệt TK mặt

Cách xử trí tai biến do gây tê?

Xỉu

Dừng thủ thuật

Cho BN nằm đầu thấp, chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo

Kích thích mạnh: xoa cồn, day ấn nhân trung…

Ngửi chất kích thích hô hấp

Chích thuốc hỗ trợ hô hấp nếu có rối loạn hô hấp, tuần hoàn

Ngất xanh (ngưng hô hấp, tim vẫn hoạt động)

Xử trí nhanh trong 5p

Loại bỏ dị vật cản trở đường thở

Hô hấp nhân tạo

Tiêm thuốc hỗ trợ hô hấp

Mở khí quản khi không loại bỏ được dị vật

Ngất trắng (ngưng tim, ngưng hô hấp)

Xử trí trong 5p

Hỗ trợ hô hấp, thở oxy

Chích Adrenaline vào tâm thất trái

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Dị ứng

Hoãn lại thủ thuật

Đặt BN nằm ngửa, chân cao

Kiểm tra và hỗ trợ dấu hiệu sinh tồn, hô hấp, xoá bóp tim ngoài lồng ngực.

Gọi cấp cứu nếu BN không tỉnh

3. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG

Liệt kê chỉ định nhổ răng?

Chỉ định liên quan đến tình trạng răng

Răng bị phá hủy thân/chân lớn không thể tái tạo hay sửa chữa

Chỉ còn chân răng hay một phần chân răng

Răng bị bệnh lý tủy không thể điều trị hoặc điều trị thất bại

Răng bị gãy quá sâu dưới nướu, Răng có tổn thương quanh chóp không thể điều trị

Răng bị bệnh nha chu nặng, tiêu xương quá nhiều

Răng sữa tới thời kỳ thay thế hoặc quá thời gian thay thế

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 3


Răng dư, mọc lệch, mọc kẹt không thể điều chỉnh được

Răng ngầm, lạc chỗ

Răng gây tổn thương mô mềm không thể khắc phục được

Răng gây ra các biến chứng viêm tại chỗ không thể điều trị

Chỉ định liên quan đến phục hình

Răng không còn chức năng (nghiêng, lệch, xoay…)

Răng gây cản trở phục hình

Răng gây ảnh hưởng thẩm mỹ

Chỉ định liên quan đến chỉnh hình

Răng dư, mất cân đối

Răng lệch gây ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ

Tạo khoảng để có thể di chuyển các răng còn lại (thường là răng cối nhỏ thứ nhất)

Nhổ răng phòng ngừa các sai lệch khớp cắn.

Chỉ định liên quan đến bệnh lý toàn thân

Răng gây bệnh lý hay làm trầm trọng thêm bệnh lý toàn thân

Răng cần nhổ trước một số chỉ định điều trị đặc biệt như: phẫu thuật tim, xạ trị vùng
đầu mặt cổ.

Liệt kê chống chỉ định nhổ răng?

Chống chỉ định tạm thời

Tại chỗ

Viêm miệng, viêm nướu cấp

Viêm nha chu cấp

Viêm xương ổ răng cấp

Nhổ các răng cối hàm trên khi BN viêm xoang hàm cấp

Nhổ răng cho những bệnh nhân đã xạ trị

Toàn thân

Bệnh tim mạch, cao huyết áp, suy thận, thấp khớp cấp, đái tháo đường, dùng
thuốc chống đông máu…

Phụ nữ có thai, kinh nguyệt

Bệnh nhân không yên tâm và không tin tưởng BS

Thiếu điều kiện và trang thiết bị

Chống chỉ định vĩnh viễn

Các bệnh lý toàn thân giai đoạn cuối

Sức khỏe toàn thân không cho phép

Ung thư máu…

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 4


4. NHỔ RĂNG THƯỜNG

Nêu các yếu tố tại chỗ có liên quan đến răng cần nhổ?

Thân răng: kích thước, thân răng đổi màu, vị trí răng trên cung hàm, độ lung lay…

Chân răng: Hình thể, kích thước, số lượng, cấu trúc (lỗ sâu, nội tiêu, ngoại tiêu), chóp
chân răng, quan hệ với các cấu trúc lân cận (xoang hàm, ống răng dưới…?)

Mô mềm xung quanh: sưng, viêm, áp xe, lỗ dò…?

Các răng lân cận: lệch, kẹt, miếng trám dễ sút?

Mô xương: quan sát và sờ nắn bề dày, mật độ; mức độ cản quang trên X quang…

Mô tả các loại kềm, nạy sử dụng trong NR?

Kềm

Mỏ kềm: Mặt ngoài cong lồi trơn láng, mặt trong lõm có nhiều rãnh để bắt chặt vào
răng. Hình dáng và kích thước phù hợp thân răng tương ứng, lớn dần từ răng cửa
đến răng cối, mỏ kềm có mấu nhọn để bám vào vùng chẽ các chân răng nhiều chân.

Cổ kềm (khớp kềm): Phần trung gian giữa cán kềm và mỏ kềm. Góc độ giữa mỏ kềm
và cán kềm có thể thẳng hay cong theo nhiều hướng khác nhau để khi bắt vào răng
thì mỏ kềm có thể ôm sát lấy thân răng. Đa số các kềm hàm dưới đều có mỏ kềm và
cán kềm vuông góc với nhau.

Cán kềm: dẹp, có rãnh để khỏi tụt tay khi bắt và lực truyền lên răng được chính xác,
cán kìm có kích thước phù hợp với bàn tay để tạo được sự thoải mái khi cầm. Cán
kìm được cầm theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào vị trí của răng cần nhổ, đối
với răng hàm trên, cán kìm được đặt phía trên lòng bàn tay để mỏ kìm quay theo
hướng lên trên; còn đối với răng hàm dưới, cán kìm được đặt dưới lòng bàn tay để
mỏ kìm quay xuống dưới.

Nạy

Mũi nạy: là phần tác động của nạy, được dùng để truyền lực tác động lên răng,
xương ổ hay cả hai. Mũi nạy có hình dáng và kích thước rất khác nhau, thường có
dạng cong lõm.

Thân nạy: là phần trung gian giữa mũi và cán nạy, có cấu trúc chắc chắn để truyền
lực từ cán nạy đến mũi nạy.

Cán nạy: thường có dạng thẳng hay hình T

→ Tuỳ theo hình dạng mà cán và mũi nạy có thể thẳng trục (nạy thẳng) hoặc tạo góc
45 độ (nạy khuỷu).

Mô tả các tư thế BS và BN khi NR?

1. Tư thế bệnh nhân

Hàm trên: đầu, cổ, mình thẳng trục, lưng ghế tạo một góc 45o so với sàn nhà. Điều
chỉnh chiều cao của ghế để hàm trên của bệnh nhân ngang với ngực hay khuỷu tay
của BS. Khi can thiệp, bệnh nhân có thể nhìn thẳng hay hơi xoay nhẹ đầu về phía
bác sĩ để giúp họ có thể quan sát rõ phẫu trường.

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 5


Hàm dưới: đầu, cổ, mình thẳng trục. Khi bệnh nhân há miệng, mặt phẳng nhai hàm
dưới song song nền nhà, hạ ghế để hàm dưới ngang bụng thầy thuốc. Như vậy, bệnh
nhân ở tư thế hơi ngửa hơn so với can thiệp ở hàm trên.

Tư thế bệnh nhân sẽ được chỉnh thấp hơn nếu bác sĩ can thiệp ở tư thế ngồi

2. Tư thế bác sĩ

Hàm trên: đứng phía trước và bên phải bệnh nhân, hơi chếch người ra phía trước để
nhìn rõ phẫu trường, hai chân dang rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể phân bố đều
trên hai chân.

Hàm dưới: tư thế bác sĩ thay đổi theo từng loại kềm sử dụng:

Nếu nhổ răng vùng hàm 3 và vùng răng cửa, nanh:

Dùng kìm mỏ chim: đứng trước và bên phải.

Dùng kìm càng cua: đứng sau và bên phải.

Nếu nhổ răng vùng hàm 4:

Dùng kìm mỏ chim: đứng sau và bên phải.

Dùng kìm càng cua: đứng trước và bên phải.

Mô tả các nguyên tắc khi thực hiện thao tác nhổ răng an toàn?

Phòng ngừa không cho biến chứng xảy ra: đánh giá đầy đủ kỹ lưỡng trước phẫu thuật và
lập KHĐT toàn diện.

Bác sĩ cần thực hiện can thiệp trong phạm vi khả năng của mình, phải cẩn thận đánh giá
khả năng của mình trước khi thực hiện một phẫu thuật chuyên biệt. Nếu nghi ngờ kế
hoạch phẫu thuật vượt quá trình độ của mình, nên chuyển bệnh nhân đến một chuyên
gia có kinh nghiệm, đây không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là vấn đề có tính pháp y.

Việc đánh giá trước can thiệp: xem xét bệnh sử, chụp phim X. quang thích hợp, việc này
cũng giúp chuẩn bị một kế hoạch phẫu thuật chi tiết bao gồm cả việc kiểm soát sự lo sợ,
phản ứng đau của bệnh nhân và việc hồi phục sau phẫu thuật. Cần giải thích kỹ cho
bệnh nhân về phẫu thuật và các biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.

Cuối cùng phải theo nguyên tắc phẫu thuật cơ bản:

Cần quan sát rõ phẫu trường làm việc.

Tạo được đường giải phóng cho răng.

Sử dụng lực có kiểm soát và hợp lý.

5. CHĂM SÓC SAU NHỔ RĂNG

Mô tả quá trình lành thương sau nhổ răng?


Sự lành thương sau nhổ răng là quá trình lành thương thứ phát, tiến hành qua 3 giai đoạn:

GĐ hình thành cục máu đông

Trong những giờ đầu tiên: Sau nhổ răng, ổ răng sẽ còn lại lớp vỏ xương (lamina dura)
được phủ bởi các sợi dây chằng nha chu đã bị đứt, viền biểu mô quanh phần cổ răng.
Cục máu đông hình thành sau giai đoạn chảy máu, lấp kín ổ răng, đảm bảo sự cầm máu
và bảo vệ vết thương.

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 6


GĐ tổ chức mô liên kết mạch máu

Từ vài giờ cho đến vài ngày: Cục máu đông mất đi dạng đồng đều ban đầu, hồng cầu
ngưng tụ, bạch cầu thực hiện thực bào vi khuẩn và mảnh vụ mô còn sót. Sau đó nguyên
bào sợi và mao mạch tăng sinh, chiếm cục máu đông từ ngoại biên vào trung tâm. Biểu
mô cũng tăng sinh từ bề mặt di chuyển xuống dưới đến khi vào trung tâm.

GĐ hoá xương

Từ vài tuần đến vài tháng: Tế bào tạo xương tăng sinh (từ đáy và vách ổ răng) tạo mầm
xương phục hồi, lắng đọng dọc theo đỉnh xương ổ

Nêu được những việc làm ngay sau nhổ răng?

Răng được lau khô, kiểm tra sự toàn vẹn của chân răng

Kiểm tra ổ răng: dùng cây nạo hai đầu thăm dò hốc nhổ

Lấy sạch mảnh vụn răng/xương; vật liệu trám/vôi răng trong hốc nhổ

Nếu nghi ngờ nên chụp X quang kiểm tra để loại bỏ: mô hạt viêm, bao nang chân răng…

Nếu không có nhiễm trùng chóp hay mô tổn thương đã đi ra cùng với chân răng: tránh
đưa cây nạo vào quá sâu

Răng bị viêm nha chu: Nạo sạch mô hạt viêm vùng viền nướu, cắt bỏ bớt phần mô
mềm/bệnh lý dư

Tôn trọng sự chảy máu: 2-3 phút (giúp rửa vết thương, tẩy trừ mầm bệnh/thuốc tê)

Nếu chảy máu nhiều nên sử dụng vật liệu cầm máu

Bóp nhẹ hốc nhổ để mép vết thương (mô mềm + XOR) xích lại gần nhau

Cắn chặt gòn/gạc 20-30 phút

Chỉ ra được những lời dặn cho bệnh nhân?

Báo trước cho bệnh nhân những hiện tượng có thể xảy ra sau nhổ răng: phản ứng đau,
chảy máu, sưng….

Đau: phản ứng sau khi thuốc tê hết tác dụng. Cường độ đau khác nhau, nếu kéo dài nên
đến tái khám

Chảy máu: có thể bị rỉ máu thêm trong vài giờ, bệnh nhân tự thay gòn cho đến khi
ngừng chảy. Nếu vẫn bị chảy nhiều nên quay lại tái khám.

Sưng: tùy vào can thiệp và cơ địa có thể bị sưng từ nặng đến nhẹ

Sốt: thường khá nhẹ từ 38-39,5 độ C, không đáng lo ngại. Nếu sốt cao và kéo dài nên
gặp bác sĩ

Ăn uống: ăn uống bình thường, tránh nhai nơi răng nhổ. Tránh thức ăn khó nhai trong
trường hợp nhổ răng khó, dùng thức ăn lỏng, cháo và uống nhiều nước. Không ăn thức
ăn nóng.

Nghỉ ngơi: nghỉ ngơi đầy đủ 24h sau nhổ răng.

Nếu có triệu chứng bất thường, gọi điện hoặc lập tức trở lại gặp bác sĩ

6. Tai biến do nhổ răng và phẫu thuật miệng

Liệt kê các tai biến do nhổ răng và phẫu thuật miệng

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 7


Trong phẫu thuật

Mất tri giác

Tổn thương mô mềm

Tổn thương xương

Tổn thương răng

Thông xoang

Chấn thương thần kinh

Chấn thương khớp TDH

Sau phẫu thuật

Chảy máu

Chậm lành thương, nhiễm trùng

Liệt kê cách xử trí tai biến do nhổ răng và phẫu thuật miệng

Mất tri giác?

Ngất xanh?

Ngất trắng?

Tổn thương mô mềm: Bơm rửa, cầm máu, khâu, giảm đau

Tổn thương xương ổ: loại bỏ xương gãy hoặc cố định xương, khâu đóng

Tổn thương lồi củ: Tách mãnh gãy khỏi chân răng, khâu đóng, cố định mảnh gãy, kháng
sinh phổ rộng

Gãy xương hàm dưới: Cố định hàm, nẹp vít

7. CÁC ĐƯỜNG RẠCH TRONG PHẪU THUẬT MIỆNG- HÀM MẶT

Liệt kê các nguyên tắc khi tạo vạt?

Đường rạch thẳng góc với bề mặt xương

Không đi qua vùng tổn thương

Bờ tự do không bao giờ rộng hơn đáy vạt (trừ khi có động mạch chính trong bờ tự do)

Bờ vạt nên tạo song song hoặc tốt nhất nên hội tụ từ đáy vạt đến bờ tự do của vạt.

Chiều rộng vạt nên lớn hơn 2 lần chiều dài vạt → nuôi dưỡng tốt

Nguồn cung cấp máu chính nên nằm trong đáy vạt

Đường rạch giảm căng phía xa tốt hơn phía gần, xiên tốt hơn thẳng

Hạn chế rạch giảm căng vùng răng cửa hàm trên (thẩm mỹ) và RCN hàm dưới (tránh TK
cằm)

Không rạch qua gai nướu → hoại tử, sẹo xấu

Liệt kê các loại vạt trong nhổ răng và phẫu thuật miệng?

Vạt bao

Vạt tam giác

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 8


Vạt bán nguyệt

Vạt ở khẩu cái

Vạt hình thang

8. PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG

Liệt kê chỉ định - chống chỉ định?

Chỉ định

Răng có chân răng dị dạng; quá triển cement ; phân kỳ, gập góc; cứng khớp

Răng ngầm hoặc bán ngầm; dính nhau ở vùng chóp

Chân răng gãy trong xương; gãy sâu dưới nướu

Chân răng sau hàm trên nằm trong xoang

Răng có sang thương quanh chóp lớn, không thể nạo sạch qua đường ổ răng

Răng trồi cả răng và xương ổ

Chân răng sữa bao phủ mầm răng vĩnh viễn chưa mọc

Chống chỉ định

Sức khoẻ toàn thân chống chỉ định phẫu thuật

Chân răng gãy không triệu chứng (mãnh gãy nhỏ, tuỷ sống, không ảnh hưởng phục
hình…)

Nguy cơ đưa mảnh chân răng gãy vào xoang, hoặc tổn thương các cấu trúc quan
trọng: TK xương ổ dưới, TK cằm, TK lưỡi…

Cần loại bỏ phần xương ổ lớn mới có thể lấy chân răng

Liệt kê Trình tự phẫu thuật?

Tạo vạt, bóc tách bộc lộ đủ phẫu trường

Cắt xương: loại bỏ xương ổ, bộc lộ răng, chân răng

Cắt răng

Nhổ răng, chân răng bằng nạy, kềm

Làm sạch vết thương sau mổ

Khâu đóng

Liệt kê Kỹ thuật phẫu thuật?

Rạch mô mềm

Rạch đường giảm căng

Bóc tách vạt

Khâu

Liệt kê quá trình săn sóc hậu phẫu?

Súc miệng, loại bỏ các mảnh vụn, máu trong miệng, cắn gạc 30 phút

Thông báo các biến cố có thể xảy ra (sưng, đau, chảy máu…)

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 9


Sử dụng thuốc: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau…

Chườm lạnh 24h đầu

Tuỷ vào tình huống cụ thể

CÂU HỎI ÔN THI PHẪU THUẬT MIỆNG 10

You might also like