You are on page 1of 22

LUẬT

LAO
ĐỘNG
I. Việc làm và tiền lương
1. Việc làm
⁃ Khái niệm: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không
cấm.
⁃ Việc làm có hai đặc tính cơ bản là:
• Là hoạt động của con người tạo ra thu nhập (xét dưới góc độ kinh tế).
• Những hoạt động tạo ra thu nhập đó không bị pháp luật cấm (xét dưới góc
độ pháp lý ).
I. Việc làm và tiền lương
1. Việc làm
⁃ Trên thực tế có nhiều hoạt động chỉ đáp ứng được 1 trong 2 yếu tố
trên thì không được coi là việc làm.

Không tạo ra Bị pháp luật ngăn


thu nhập: những cấm thì cũng
hoạt động lao không được công
động công ích nhận là việc làm,
xã hội , các hoạt ví dụ như buôn gỗ
động từ thiện, lậu, buôn bán chất
… cấm , hàng giả
hàng nhái
I. Việc làm và tiền lương
2. Tiền lương
- Khái niệm: là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương
theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
khác, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp
hơn mức lương thỏa thuận tối thiểu.
I. Việc làm và tiền lương
3. Tiền lương tối thiểu
- Khái niệm: là mức lương thấp nhất
mà người thuê lao động phải trả cho
người lao động làm công việc giản
đơn nhất, trong điều kiện lao động
bình thường và phải đảm bảo nhu
cầu sống tối thiểu của người lao
động và gia đình họ, phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế và xã hội.
I. Việc làm và tiền lương
4. Tiền lương giờ làm thêm
- Khái niệm : Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền
lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày thường, ít
nhất bằng 150% ; vào ngày nghỉ hàng tuần quy định, ít nhất bằng 200%;
vào ngày lễ , ngày nghỉ có hưởng lương thì ít nhất bằng 300%

Giờ hành chính Giờ làm thêm Ngày nghỉ hàng Ngày lễ
(ngày thuờng) tuần

40.000VND/1h 60.000VND/1h 80.000VND/1h 120.000VND/1h


II. Hợp đồng lao động
1. Khái niệm hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- 3 yếu tố cấu thành hợp đồng lao động:

• Sự cung ứng 1 công việc


• Sự trả công lao động dưới dạng tiền lương
• Sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao
động trước người sử dụng lao động.
II. Hợp đồng lao động
1. Chủ thể của hợp đồng lao động
Chủ thể của hợp đồng lao động là các bên trong quan hệ hợp đồng lao động, trong đó:
- Người lao động: Là cá nhân với điều kiện:
• Dưới 15 tuổi: giao kết hợp đồng lao động cần có sự đồng ý của bố mẹ
Độ tuổi
hoặc người giám hộ hợp pháp, chỉ được làm những việc nhẹ và thời gian
lao động hạn chế.
• Từ 15 đến dưới 18 tuổi: tự mình giao kết hợp đồng lao động; chỉ được
làm những việc không cấm sử dụng lao động chưa thành niên; và giờ lao
động bị hạn chế.
• Trên 18 tuổi: tự mình giao kết hợp đồng lao động với tất cả mọi việc làm.

- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
II. Hợp đồng lao động
3. Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động
⁃ Nội dung của hợp đồng lao
động.
Hợp đồng lao động phải có
những nội dung chủ yếu sau
đây: công việc phải làm, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, tiền lương, địa điểm làm
việc, thời hạn hợp đồng, điều
kiện về an toàn lao động, vệ
sinh lao động và bảo hiểm xã
hội đối với người lao động.
II. Hợp đồng lao động
3. Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động
- Hình thức: có 2 loại hình thức hợp đồng lao động là hợp
đồng bằng miệng và hợp đồng bằng văn bản.
• Hợp đồng bằng miệng( bằng lời nói) chỉ áp dụng với
công việc có thời hạn dưới 1 tháng, làm công việc theo
mùa vụ, người lao động dưới 15 tuổi,…
• Hợp đồng lao động bằng văn bản là bắt buộc trong
trường hợp giao kết hợp đồng lao động, trừ các trường
hợp cho phép giao kết hợp đồng bằng lời nói nêu trên.
⁃ Loại hợp đồng lao động: có 2 loại hợp đồng lao động
• Hợp đồng lao động không xác định thời gian
• Hợp đồng lao động xác định thời hạn lao động
II. Hợp đồng lao động
4. Chấm dứt hợp đồng lao động
- Khái niệm: Chấm dứt hợp đồng là kết thúc
việc thực hiện các thoả thuận mà các bên đã
đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng,
làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn
lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền
không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ được nữa.
II. Hợp đồng lao động
4. Chấm dứt hợp đồng lao động
Mà muốn đơn phương thì cần phải báo trước cho
người sử dụng lao động theo khoản 1 Điều 35 Bộ
luật Lao động 2019 như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác
định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ từ 12 tháng
đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày đối với HĐLĐ dưới 12
tháng.
II. Hợp đồng lao động
Tình huống: Chị S xin đi làm công
nhân, nhưng công ty may F chỉ tuyển
lao động có bằng cấp ba, mà chị S
mới học hết lớp 9. Chị S đã mượn
bằng cấp ba của chị họ để xin đi làm
công nhân ở công ty may F và được
nhận vào. Một thời gian sau chị bị
phát hiện là khai bằng cấp không
đúng, vậy chị S đã vi phạm quy định
nào của pháp luật về lao động?
II. Hợp đồng lao động
Trả lời:

Trường hợp của chị S đã vi phạm quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi
giao kết hợp đồng lao động:

 Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động
về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ
kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp
đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ làm việc
- Khái niệm:
 Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo
quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao động.
 Theo bộ luật lao động năm 2019, điều 105. Thời giờ làm việc bình thường quy định:

8 giờ trong 1 48 giờ trong 01


ngày
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ làm việc
- Thời giờ làm thêm:
 Người lao động làm việc ngoài những thời
gian được xác định là thời giờ làm việc bình
thường theo quy định pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể hoặc theo nội quy lao động được
tính là làm thêm giờ.
Thời giờ làm thêm không
 Việc người sử dụng lao động sử dụng người quá 50% số giờ làm việc
bình thường trong 01 ngày
lao động làm thêm giờ phải đáp ứng điều kiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 107 BLLĐ
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
2. Thời giờ nghỉ ngơi
⁃ Khái niệm:
• Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử
dụng ngoài nghĩ vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.

• Trong đó có hai loại thời giờ


nghỉ ngơi:
o thời giờ nghỉ ngơi được
hưởng lương
o thời giờ nghỉ ngơi không
được hưởng lương.
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
2. Thời giờ nghỉ ngơi
⁃ Thời gian nghỉ giữa ca (nghỉ giải lao) (điều
109 bộ luật lao động năm 2019):
• Ca ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30'
liên tục.
• Ca đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45'
liên tục.
⁃ Thời giờ nghỉ tuần. ( điều 111 BLLD năm
2019)
• Mỗi tuần lễ người lao động được nghỉ ít
nhất một ngày (24 giờ liên tục)
• Tính bình quân mỗi tháng, người lao động
được nghỉ ít nhất 4 ngày.
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
2. Thời giờ nghỉ ngơi
- Thời gian nghỉ năm. ( điều 113 BLLĐ năm 2019 )
 Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng
liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.
 Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng
năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày

12 14 16
ngày ngày ngày
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
2. Thời giờ nghỉ ngơi
- Thời giờ nghỉ lễ, nghỉ tết. ( điều 112 theo BLLĐ năm 2019 )
 Trong 1 năm, người lao động được nghỉ lễ tết tất cả 10 ngày : 1 ngày tết
dương lịch, 5 ngày tết âm lịch, 1 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 1 ngày chiến
thắng, 1 ngày quốc tế lao động, 2 ngày quốc khánh.
 Nếu những ngày đó trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động
được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
 Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1
ngày quốc khánh và 1 ngày tết cổ truyền dân tộc họ nếu có.
III.Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
2. Thời giờ nghỉ ngơi
- Thời giờ nghỉ việc riêng. ( điều 115 BLLĐ năm 2019 )
 Nghỉ việc riêng là người lao động được nghỉ để giải quyết tình cảm cá nhân
và gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.
 Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong
các trường hợp sau đây:
o Kết hôn, nghỉ 3 ngày;
o Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;
o Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết,
con chết, nghỉ 3 ngày.
THANK YOU FOR WATCHING

You might also like