You are on page 1of 209

CHƯƠNG 2.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

12/18/2023 1
Nội dung chương 2
Căn cứ pháp lý: Chương trình học phần triết học Mác – Lê nin

Nội dung: III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC


I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất duy vật biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiến đối
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
với nhận thức
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 4. Các giai đoạn của quá trình nhận
4. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy thức
vật 5. Tính chất của chân lý
5. Nội dung của phép biện chứng duy vật

12/18/2023 2
I. VẬT CHÁT VÀ Ý THỨC

12/18/2023 3
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật
chất

12/18/2023 4
Chương 2, I, 1

Phạm trù Vật chất


- Vị trí:

Phạm trù Vật chất là Nền tảng của chủ nghĩa duy vật triết học.
Việc nhận thức đúng đắn nội dung của phạm trù này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để khẳng
định tính chất khoa học, đúng đắn của quan điểm duy vật biện chứng về thế giới.
- Sự xuất hiện:
Vật chất với tính cách là phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp ở thời kỳ cổ đại.
Ngay từ lúc mới xuất hiện, xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan
nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Cũng với sự tiến triển của tri thức loài
người, đến nay nội dung của phạm trù này đã trải qua những biến đổi sâu sắc.

12/18/2023 5
Chương 2, I, 1, a

Quan điểm duy tâm về phạm trù Vật


chất
- Quan điểm:
Vật chất là thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản
nguyên tinh thần nào đó. Đó có thể là “ý chí của Thượng đế”, là “ý niệm
tuyệt đối”, hoặc là những quan hệ có tính chất siêu nhiên
- Ví dụ;
1. Quan điểm của nhà duy tâm chủ quan Gioóc Béccơly (1685 - 1753):
Sự vật là phức hợp của các cảm giác
2. Quan điểm của nhà duy tâm khách quan Platon (427-347 TCN):
Thế giới được tạo ra từ các ý niệm
12/18/2023 6
a. Quan niệm của CNDT và CNDV trước
Mác về vật chất
Chương 2, I, 1, a

Quan niệm duy vật trước Mácvề vật chất

** Quan điểm về Vật chất của các nhà duy vật thời cổ đại: mang tính trực
quan, cảm tính, họ đồng nhất vật chất nói chung với những vật thể hữu
hình, cảm tính đang tồn tại
** Ví dụ:
. * Anaximen coi thực thể đó là không khí.
* Hêraclít thực thể đó là lửa,
* Ămpêđôlơ thì thực thể đó bao gồm cả bốn yếu tố: đất, nước, lửa và
không khí.
* Anaximanđrơ cho rằng, thực thể của thế giới là apâyrôn.
* Lơxíp và Đêmôcrít thì thực thể của thế giới là nguyên tử.

12/18/2023 8
Chương 2, I, 1, a

Nhận định chung


Những quan điểm trên tuy còn thô sơ, nhưng có ưu điểm căn bản là vật chất
được coi là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

Điều này đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo coi cơ sở đầu tiên của thế
giới là tinh thần, ý thức.

Học thuyết nguyên tử là một bước phát triển mới trên con đường hình thành
phạm trù vật chất trong triết học, tạo cơ sở triết học mới cho nhận thức khoa học
sau này

12/18/2023 9
Chương 2, I, 1, a

Quan điểm duy vật thời cận đại


Quan điểm: Kế thừa nguyên tử luận cổ đại, các nhà duy vật thời
cận đại tiếp tục coi nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ
nhất, không phân chia được, vẫn tách rời chúng một cách siêu
hình với vận động không gian và thời gian. Họ chưa thấy được
vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Các nhà triết học của
thời kỳ này còn đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của
vật chất như đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng.
12/18/2023 10
Chương 2, I, 1, a

Quan điểm duy vật thời cận đại (tiếp)


Ví dụ:
CNDV nói chung và phạm trù VC nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa
đựng nhiều yếu tố biện chứng.
• Côbecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh
thánh
• và quan điểm của thần học về tg.
• Quan điểm của Fanxitbaycơn: coi tg VC tồn tại kquan, VC là tổng hợp các hạt.
Ông coi tự
hiên là tổng hợp của những VC có chất lượng luôn màu, muôn vẻ.
• Quan điểm của Gatxăngdi: Phát triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại cho
rằng TG
12/18/2023 11
b. Cuộc cách mạng khoa học tự nhiên
cuối TK XIX đầu TK XX
Chương 2, I, 1, b

Các phát minh mới mang ý nghĩa vạch thời đại


của khoa học tự nhiên
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X, một loại sóng điện tử có bước sóng từ 0,01 đến 100.10-8cm.

Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Với hiện tượng này, người ta hiểu rằng, quan niệm về
sự bất biến của nguyên tử là không chính xác.

Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo
nên nguyên tử. Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học, sự tồn tại hiện thực của nguyên tử đã được
chứng minh bằng thực nghiệm.

Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà là khối
lượng điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng

12/18/2023 13
Chương 2, I, 1, b

Nhận định
- Các phát minh trên mâu thuẫn với quan niệm quy vật chất về nguyên tử
hay khối lượng.

- Xuất hiện cuộc khủng hoảng về thế giới quan

- Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình để la lối lên rằng: nếu nguyên
tử bị phá vỡ thì tức là vật chất đã tiêu tan, và chủ nghĩa duy vật dựa
trên nền tảng là vật chất cũng không thể đứng vững được nữa.

- Nhu cầu tất yếu: xácđịnh lại nội dung của phạm trù Vật chất

12/18/2023 14
c. Quan điểm của triết học Mác – Lê nin
về Vật chất
Chương 2, I, 1, c

Quan điểm của C. Mác, F. Ăng nghen


về Vật chất
- Phân biệt phạm trù vật chất với bản thân sự vật hiện tượng

- Vật chất không có sự tồn tại cảm tính

- Nội hàm của phạm trù vật chất: sự tóm tắt các thuộc tính chung của
tính muôn vè nhưng có thể cảm biết
- Đặc tính chung của sự vật, hiện tượng: tính vật chất – tính tồn tại độc
lập không lệ thuộc vào ý thức
- Chưa đưa ra định nghĩa về phạm trù Vật chất

12/18/2023 16
Chương 2, I, 1, c

Vai trò của Lênin trong giải quyết cuộc khủng hoảng về
thế giới quan trong các nhà khoa học
- Kế thừa quan điểm của C. Mác, F. Ăng ghen và viết tác phẩm: “ chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
- Cách làm:
+ Hệ thống, phân tích các thành tựu khoa học tự nhiên
+ Chỉ ra: nhận thức không có giới hạn
+ Khẳng định: Nhận thức của con người ngày càng đi sâu vào vật chất,
phát hiện ra những kết cấu mới của nó.
+ Đưa ra một định nghĩa toàn diện và khoa học về phạm trù Vật chất

12/18/2023 17
Chương 2, I, 1, c

Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

[VI. Lênin, toàn tập, tập 18, NXB Tiến bộ. M. Tr 151] .

Phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học- một phạm trù khái quát
nhất và rộng cùng cực, không thể có một phạm trù nào rộng hơn, thì duy nhất về mặt
phương pháp luận chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức, xác
định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây ra cảm giác”.

12/18/2023 18
Chương 2, I, 1, c

Nội dung định nghĩa của V. I. Lênin về vật chất

1. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan

2. Vật chất là cái khi tác động vào giác quan thì gây nên cảm giác

3. Vật chất là cái được ý thức phản ánh

12/18/2023 19
Chương 2, I, 1, c

ND1. Vật chất là một phạm trù triết học


dùng để chỉ thực tại khách quan
* Khi nói vật chất là một phạm trù triết học - nó là sự trừu tượng.
* Song, sự trừu tượng này lại chỉ rõ cái đặc trưng nhất, bản chất nhất mà bất kỳ mọi sự vật
hiện tượng cụ thể nào cũng có đó là: tồn tại khách quan và độc lập với ý thức của con người.
Đặc tính này là tiêu chuẩn cơ bản duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là
vật chất.
Do đó, khi nghiên cứu nội dung này càn phải chú ý cả hai khía cạnh phân biệt nhau nhưng lại
gắn bó với nhau: đó là tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất.
+ Nếu chỉ thấy tính trừu tượng, thổi phồng tính trừu tượng, mà quên mất biểu hiện cụ thể của
vật chất thì không thấy vật chất đâu cả Î rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
+ Ngược lại: nếu chỉ thấy tính cụ thể của vật chất sẽ đồng nhất vật chất với vật thể.
12/18/2023 20
Chương 2, I, 1, c

Ý nghĩa của nội dung 1


+ Khắc phục triệt để sai lầm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác quy vật
chất vào một dạng cụ thể. Nội dung này trong định nghĩa Lênin đã đưa học
thuyết duy vật tiến lên một bước mới, đáp ứng được những đòi hỏi mới do
những phát minh mới của khoa học tự nhiên tạo ra.

+ Là cơ sở khoa học để nhận thức vật chất dưới dạng xã hội, đó là những
quan hệ sản xuất, tổng hợp các quan hệ sản xuất là cơ sở hạ tầng, tạo thành
quan hệ vật chất, và từ đây làm nảy sinh quan hệ tư tưởng, đó là kiến trúc
thượng tầng.

12/18/2023 21
Chương 2, I, 1, c

ND2. Vật chất là cái khi tác động vào


giác quan thì gây nên cảm giác
- Vật chất biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan bằng các thực
thể, sự vật hiện tượng
- Các thực thể khi tác động (trực tiếp hay gián tiếp) vào giác
quan con người sẽ tạo nên cảm giác
- Vật chất được tìm hiểu rong mối quan hệ với ý thức

12/18/2023 22
Chương 2, I, 1, c

Ý nghĩa của nội dung 2

Góp phần chống lại mọi luận điệu sai lầm của chủ nghĩa duy tâm

(cả khách quan và chủ quan và nhị nguyên luận) - luận giải tinh thần là

cái quyết định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh.

12/18/2023 23
Chương 2, I, 1, c

ND3. Vật chất là cái được ý thức phản ánh


- Ý thức là sự phản ánh vật chất
- Bản chất của thế giới là vật chất
- Thế giới gồm 2 loại hiện tượng: hiện tượng vật chất và hiện
tượng tinh thần
+ Hiện tượng vật chất tồn tại khách quan
+ Hiện tượng tinh thần: có nguồn gốc từ hiện tượng vật chất
- Cảm giác là cơ sở của hiểu biết
- Ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn có một dấu
hiệu quan trọng khác là tính có thể nhận thức được

12/18/2023 24
Chương 2, I, 1, c

Ý nghĩa của ND3

1. Hoàn toàn bác bỏ thuyết không thể biết;


2. Cổ vũ động viên các nhà khoa học đi sâu vào thế giới vật chất, phát hiện ra
những kết cấu mới, những thuộc tính mới cũng như những quy luật vận động
và phát triển của thế giới, từ đó, làm giàu thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
Tháng 9/1995 tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), theo các lý
thuyết về phản hạt, các nhà khoa học đã tiến hành một thực nghiệm tạo ra
được 9 phản nguyên tử.
Thực nghiệm chứng tỏ phản nguyên tử cũng là thực tại khách quan, con
người ngày càng nhận thức được một cách sâu sắc hơn những kết cấu phức
tạp của thế giới vật chất.
12/18/2023 25
Chương 2, I, 1, c

Tóm lại: những nội dung cơ bản của


định nghĩa vật chất
1.Vật chất - là những thực thể tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và
không phụ thuộc vào ý thức.

2. Vật chất - là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó
(trực tiếp hoặc gián tiếp) tác động lên giác quan của con người.

3.Vật chất - là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản
ánh của nó.
12/18/2023 26
Chương 2, I, 1, c

Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ


định nghĩa của Lênin về vật chất
* Vật chất có trước, quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
“phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật
khách quan
+ Xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan đã và đang có làm cơ sở cho mọi
hành động của mình; không được lấy ý muốn chủ quan làm điểm xuất phát.
+ Khi đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
phải nắm chắc tình hình thực tế khách quan dể đi đến thắng lợi trong hoạt động.
* Chống thái độ chủ quan, duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan,
không đếm xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tuỳ tiện, phiến diện, lấy ý
muốn, nguyện vọng, cảm tính làm xuất phát điểm cho chủ trương chính sách.

12/18/2023 27
d. Các hình thức tồn tại của Vật chất
Chương 2, I, 1, d

Vận động - phương thức tồn tại của vật chất


* Khái niệm về vận động
“Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Sách đã dẫn, t.20, tr.519

* Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: vận động là sự tự vận động của vật chất
+ Nguồn gốc của sự vận động ở trong sự vật, do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại.
+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không bao giờ mấy đi, nó chỉ chuyển hoá từ hình thức
vận động này sang hình thức vận động khác.
+ Quan điểm về sự tự vận động của vật chất trong triết học Mác - Lênin về cơ bản đã được chứng
minh bởi những thành tựu của khoa học tự nhiên và càng ngày những phát kiến mới nhất của khoa
học hiện đại càng khẳng định quan điểm đó.
12/18/2023 29
Chương 2, I, 1, d

Những hình thức vận động cơ bản của vật


chất (cách phân loại phổ biến nhất hiện nay)
(1) Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
(2) Vận động vật lý (vận động của các phần tử, các hạt cơ bản, vận động
điện tử, các quá trình nhiệt, điện, v.v…).
(3) Vận động hoá học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp
và phân giải các chất).
(4) Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
(5) Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội của các
hình thái kinh tế - xã hội)

12/18/2023 30
Chương 2, I, 1, d

Mối quan hệ giữa các dạng vận động


(1) Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất và tương ứng với trình
độ của các kết cấu vật chất.

(2) Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động
thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn.

(3) Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể gắn liền với nhiều hình
thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự bao giờ cũng
đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
12/18/2023 31
Chương 2, I, 1, d

Vận động và đứng im


- Vận động không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im tương
đối, không có hiện tượng đứng im thì không có sự vật nào tồn tại được.
- Đứng im là tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trong quá
trình vận động của nó, còn vận động là tuyệt đối, bởi vì:
+ Trên thực tế, đứng im chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một quan hệ
nào đó.
+ Hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động.
+ Hiện tượng đứng im chỉ là biểu hiện của trạng thái vận động trong thăng
bằng, trong sự ổn định tương đối. Nhờ ổn định, vật chất biểu hiện thành các sự
vật, hiện tượng cụ thể và qua đó sự vật mới có điều kiện để thực hiện sự phân
hoá tiếp theo.
12/18/2023 32
Chương 2, I, 1, d

Không gian và thời gian


a. Khái niệm

• Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở
một khung cảnh nhất định trong tương quan về kích thước so với các khách
thể khác… Đó là không gian.

• Sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại
lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, của sự kế tiếp trước sau của các giai
đoạn vận động… Đó là thời gian.
12/18/2023 33
Chương 2, I, 1, d

Tính chất của không gian và thời gian

(1) Tính khách quan, gắn liền với vật chất.

(2) Tính vĩnh cửu và vô tận, không có tận cùng về một phía nào cả. Những
thành tựu khoa học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và tính vô tận của
không gian và thời gian.

(3) Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian: tính ba
chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao, tính một chiều của
thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.

12/18/2023 34
e. Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chương 2, I, 1, e

Tính thống nhất vật chất của thế giới


(1) Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất tồn tại khách quan, có
trước và độc lập với ý thức con người.
(2) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng đều
là những dạng cụ thể của vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, và chịu sự chi phối của
những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
(3) Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không bị
mất đi.
Tính vật chất của thế giới đã được kiểm nghiệm bởi chính cuộc sống hiện thực của
con người và nó trở thành cơ sở cho cuộc sống và hoạt động của con người. Con người
không thể bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng vật chất được. Con người chỉ có cải
biến thế giới vật chất theo những quy luật vốn có của nó.
12/18/2023 36
Chương 2, I, 1, e

Ý nghĩa phương pháp luận

• Các quá trình đó cho phép thấy đầy đủ sự thống nhất vật chất của thế giới
trong các hình thức và giai đoạn phát triển, từ hạt cơ bản đến phân tử, từ phân
tử đến các cơ thể sống, từ các cơ thể sống đến con người và xã hội loài người.

• Quan điểm về bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới của
chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ định hướng trong việc giải thích về
tính phong phú, đa dạng của thế giới, mà còn định hướng nhận thức về tính
phong phú, đa dạng ấy trong quá trình hoạt động cải tạo tự nhiên hợp quy luật.

12/18/2023 37
Chương 2, I, 1, e
Những thành tựu của khoa học tự nhiên -
minh chứng
* Trong TK XIX: thuyết tế bào, định luật bảo toàn, chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá
* Thành tựu mới.
+ Về cấu trúc phức tạp và chuyển hoá lẫn nhau của các hạt cơ bản.
+ Tạo ra nhiều vật liệu tổng hợp mới và các sản phẩm mới
+ Về sự sống ở trình độ phân tử, sự phát triển di truyền học,
+ Về cấu trúc của bộ não người
* Các dạng vật chất :
+ Trong giới tự nhiên vô sinh, có hai dạng vật chất cơ bản là chất và trường.
+ Trong giới tự nhiên hữu sinh, có các trình độ tổ chức vật chất là: sinh quyển - sinh khu -
quần thể - cơ thể đa bào - tế bào - tiền tế bào; các axít nuclêích (AND và ARN) và chất đản
bạch.
+ ... 12/18/2023
Đó là căn cứ khoa học cho chủ nghĩa duy vật biện chứng. 38
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu
của ý thức
Chương 2, I, 2

Nội dung
* Khái quát về ý thức

* Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Nguồn gốc xã hội của ý thức

* Bản chất của ý thức

* Kết cấu của ý thức


12/18/2023 40
Chương 2, I, 2, a

Khái quát về ý thức


- Ý thức là một trong những phạm trù cơ bản của triết học, tâm lý học và xã
hội học;
- Dùng để chỉ tính tích cực ở mức độ cao nhất về tinh thần của con người với
tính cách là một thực thể xã hội.
- Điểm đặc biệt của tính tích cực đó là sự phản ánh hiện thực khách quan
trong dạng hình ảnh do cảm giác mang lại và đến lượt mình, ý thức định
hướng hoạt động thực tiễn của con người.
- Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, ý thức là một phạm trù triết
học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất diễn
ra trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt
nhờ ngôn ngữ.

12/18/2023 41
a. Nguồn gốc của ý thức
Chương 2, I, 2, a

Quan điểm duy tâm về nguồn gốc của ý thức

- Ý thức là nguyên thể đầu tiên, là nguyên nhân sinh ra thế giới vật chất

+ CNDTKQ (tiêu biểu Platon, G. Hê ghen):

• tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, của ý niệm

• Ý thức con người chỉ là sự hồi tưởng về ý niệm

+ CNDTCQ (tiêu biểu G. Beccơli, E. Ma khơ):

• Tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác

• Ý thức con người là do cảm giác sinh ra


12/18/2023 43
Chương 2, I, 2, a

Quan điểm duy vật siêu hình về


nguồn gốc của ý thức
- Phủ nhận tính siêu tự nhiên của ý thức

- Xuất phát từ thế giới hiện thực để giải thích nguồn gốc của ý thức

- Đồng nhất ý thức với 1 dạng đặc biệt của vật chất

Minh họa:

Đêmôcrít cho rằng ý thức do nguyên tử hình cầu, linh động tạo nên

Phoogtow, Môletsốt cho ý thức do não tiết ra như gan tiết ra mật
12/18/2023 44
Chương 2, I, 2, a

Quan điểm DVBC về nguồn gốc của ý thức


- Phê phán quan điểm sai lầm của CNDT và CNDV siêu hình
- Dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên
- Khẳng định: ý thức xuất hiện từ 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội
+ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
• Gồm: bộ não người và sự tác động của TGKQ tới não người
• Tác dụng: tạo ra khả năng hình thành ý thức
+ Nguồn gốc xã hội của ý thức:
• Gồm: các hoạt động xã hội, lao động, ngôn ngữ
•12/18/2023
Tác dụng: biến khả năng thành hiện thực ý thức 45
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Chương 2, I, 2, a

Não người – khí quan sinh học của ý thức


- Sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ tới
hữu cơ, chất sống (thực vật và động vật) rồi đến con người - sinh vật -
xã hội.
- Cấu trúc tinh vi; khoảng 370g gồm 14- 15 tỷ tế bào thần kinh
- Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của thần
kinh não bộ; bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả,
ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc.
- Quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực
của nhận thức, của tư duy và đời sống tinh thần bị rối loạn khi não bị tổn
thương.
12/18/2023 46
Chương 2, I, 2, a

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: sự tác động


của TGKQ tới bộ não - Lý luận phản ánh
- Mọi hình thức vật chất đều có thuộc tính phản ánh và phản ánh phát
triển từ hình thức thấp lên hình thức cao- tùy thuộc vào kết cấu của tổ
chức vật chất.
- Phản ánh là sự tái tạo lại những đặc điểm, tính chất của dạng vật chất
này (dưới dạng đã thay đổi) trong một dạng vật chất khác.
- Quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin, vật nhận tác động
(cái phản ánh là cái chứa đựng thông tin về những sự vật, hiện tượng)
mang thông tin của vật tác động (cái được phản ánh là những sự vật,
hiện tượng cụ thể của vật chất)

12/18/2023 47
Chương 2, I, 2, a

Các hình thức phản ánh


(1) Phản ánh của giới vô cơ (gồm phản ánh vật lý và phản ánh hoá học)
là những phản ánh thụ động, không định hướng và không lựa chọn.
(2) Phản ánh của thực vật là tính kích thích
(3) Phản ánh của động vật đã có định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà
động vật thích nghi với môi trường sống. Thể hiện bằng phản xạ có và
không điều kiện.
(4) Phản ánh tâm lý ở động vật có thần kinh trung ương.
(5) Ý thức - hình thức phản ánh cao nhất (phản ánh năng động, sáng tạo)
là của con người, đặc trưng cho một dạng vật chất có tổ chức cao là não
người.
Tóm lại, sự phát triển của các hình thức phản ánh gắn liền với các trình
độ tổ chức vật chất khác nhau và ý thức nảy sinh từ các hình thức phản
ánh đó.
12/18/2023 48
Chương 2, I, 2, a
Nguồn gốc xã hội của ý thức
- Vai trò của lao động
Qua lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan, con người có thể phản ánh
được thế giới khách quan, có ý thức về thế giới.
Lao động tác động vào các đối tượng hiện thực, làm bộc lộ những thuộc
tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện
tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người.
Con người có ý thức chính vì con người chủ động tác động vào thế giới
thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới. Qua đó, con người khám
phá ra những bí mật của thế giới, ngày càng làm phong phú và sâu sắc ý
thức của mình về thế giới.
Tìm ra lửa thực hiện ăn chín làm bộ não phát triển

12/18/2023 49
Chương 2, I, 2, a

Nguồn gốc xã hội trực tiếp của ý thức


- Vai trò của ngôn ngữ
Trong lao động, cần trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng ngôn ngữ xuất hiện.
• Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
• là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ,
con người không thể có ý thức.
• Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy.
• Nhờ ngôn ngữ, khái quát hóa, trừu tượng hoá, mới có thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật
cảm tính.
• Ngôn ngữ làm kinh nghiệm, hiểu biết của người này được truyền cho người kia, thế hệ
này cho thế hệ khác.
• Ý thức không phải là hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất
xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không
thể 12/18/2023
hình thành và phát triển được. 50
b. Bản chất của ý thức
Chương 2, I, 2, b

Quan điểm phi Mác – xít về bản chất của ý thức


1. Quan điểm của CNDT:
- Cường điệu vai trò ý thức,
- biến ý thức thành thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh
ra thế giới vật chất, chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.
2. Quan điểm của CNDV siêu hình: tầm thường hóa vai trò ý thức,
- Coi ý thức là 1 dạng vật chất
- Là sự phản ánh giản đơn, thụ động mà không thấy được tính năng động sáng
tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh
- Tách rời thực tiễn xã hội
12/18/2023 52
Chương 2, I, 2, b

Quan điểm CNDVBC về bản chất ý thức

b1. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ
óc con người

b2. Ý thức là sự phản ánh khách quan một cách chủ động và tích cực

b3. Ý thức mang bản chất xã hội

12/18/2023 53
Chương 2, I, 2, b

b1. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới


khách quan vào trong bộ óc con người
Điểm xuất phát: thừa nhận ý thức là sự phản ánh, là ảnh chứ không phải là bản thân vật;
Ý thức không phải là vật chất nhưng lại có nguồn gốc từ vật chất và thuộc về thế giới vật chất.
Tính sáng tạo:
Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái
không có trong thực tế.
Tiên đoán, dự báo tương lai (phản ánh vượt trước),
Tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu
tượng và khái quát cao, tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thị, v.v…

12/18/2023 54
Chương 2, I, 2, b

b2. Ý thức là sự phản ánh khách quan


một cách chủ động và tích cực
Ý thức là sự phản ánh theo quy luật,
Trong quá trình phản ánh con người chủ động tác động vào sự
vật, hiện tượng, bắt sự vật hiện tượng bộc lộ đặc tính của
mình, để qua đó con người khái quát, nhận thức được tính quy
luật của sự vật hiện tượng
Con người phản ánh sự vật một cách chủ động và vận dụng tri
thức về sự vật, chỉ đạo hoạt động thực tiễn để cải tạo hiện thực
khách quan.

12/18/2023 55
b3. Ý thức là một hiện tượng xã hội và
Chương 2, I, 2, b

mang bản chất xã hội


▪ Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; ▪ Ý
thức chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu
còn của các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện
sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định.
▪ Với tính năng động của mình, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu
cầu của bản thân và thực tiễn xã hội.
▪ Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý
thức) về cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều
kiện vật chất và tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.

12/18/2023 56
Chương 2, I, 2, b

Các giai đoạn của quá trình ý thức


Ý thức: phản ánh đặc biệt hiện thực khách quan vào bộ óc người, trong quá trình
con người cải tạo thế giới.
Quá trình ý thức là một quá trình thống nhất của:
GĐ 1. Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh, sự trao đổi này mang
tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
GĐ 2. Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
GĐ 3. Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực
hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại,
biến cái ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. Ý thức - trong bất cứ
trường hợp nào - cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra
sự phản ánh phức tạp, năng động sáng tạo của bộ óc.
12/18/2023 57
c. Kết cấu của ý thức
Chương 2, I, 2, c

Kết cấu của ý thức

Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với
nhau. Có thể phân chia kết cấu đó theo nhiều “lát cắt” khác nhau tuỳ
theo cách tiếp cận. Ở đây, có thể chia cấu trúc đó theo hai chiều sau đây:

a. Theo chiều ngang

b. Theo chiều dọc


12/18/2023 59
Chương 2, I, 2, c

c1. Kết cấu ý thức theo chiều ngang


Bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…
+ Tri thức
+ Ý chí thái độ
+ Trạng thái tâm lý (tình cảm và chú ý)
Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi. Tri thức là kết quả của quá trình con người
nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau
như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người…và có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức
cảm tính và tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học vv
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người
với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt
động của con người và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con
người. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì
tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình.

12/18/2023 60
Chương 2, I, 2, c

c2. Kết cấu ý thức theo chiều dọc


* Tự ý thức: đó là quá trình con người tự nhận thức bản thân mình. Như vậy, tự ý thức cũng là
ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, song đây là ý thức về bản thân mình trong mối
quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
* Tiềm thức là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là hoạt động nhận thức ở cả hai trình độ cảm
tính và tư duy) tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực
tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sư kiểm soát của chủ thể ấy.
Vai trò:
- Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác,
- Trong tư duy thường lặp đi lặp lại nhiều lần góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc
xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm
bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
* Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô thức là lĩnh
vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong
một lúc nào đó. Chúng liên quan đến những hoạt động xảy ra bên ngoài phạm vi của lý trí
hoặc chưa được con người ý thức đến.
12/18/2023 61
Chương 2, I, 2, c

Trí tuệ nhân tạo


• AI: Artificial Intelligence là một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc
tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và
do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng
ứng dụng được của lĩnh vực này.

• Hiện tại, AI dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và
ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc
siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi
nhà, nghiên cứu nhận diện hình ảnh, ...
12/18/2023 62
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chương 2, I, 3, b

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng giữa vật chất và ý thức
vừa đối lập với nhau vừa thống nhất với nhau. Hay nói cách khác sự đối
lập giữa vật chất và ý thức vừa có ý nghĩa tuyệt đối, vừa có ý nghĩa
tương đối.

1. Vai trò của vật chất đối với ý thức

2. Vai trò của ý thức đối với vật chất

12/18/2023 64
Chương 2, I, 3, b

Vai trò của vật chất đối với ý thức:


Vật chất quyết định ý thức
▪ Vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai, vật chất có trước, ý thức có sau.
▪ Vật chất quyết định ý thức cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức biểu hiện.
- vật chất sinh ra ý thức: ý thức là sản phẩm của não người; ý thức có thuộc tính phản
ánh của vật chất;
- vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất; nội
dung của ý thức (kể cả tình cảm, ý chí...) đều xuất phát từ vật chất;
- vật chất quyết định sự biếnđổi của ý thức
- Tồn tại xã hội (một hình thức vật chất đặc biệt trong lĩnh vực xã hội) quyết định ý
thức xã hội (một hình thức ý thức đặc biệt trong lĩnh vực xã hội).
- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người trong dạng hình ảnh chủ quan
về thế giới khách quan; hình thức biểu hiện của ý thức là ngôn ngữ (một dạng cụ thể
của vật chất).
12/18/2023 65
Chương 2, I, 3, b

Vai trò của ý thức đối với vật chất:


YT phản ánh và tác động trở lại VC, thông qua hoạt động của con người

* Theo hướng tích cực (khai thác, phát huy, thúc đẩy được sức mạnh VC tiềm
tàng...)
▪ Ý thức hướng dẫn con người hoạt động thực tiễn: xác định đối tượng, mục
tiêu, phương hướng và phương pháp thực hiện những mục tiêu đề ra.
▪ Ý thức đưa lại cho con người những thông tin cần thiết về đối tượng,
▪ Ý thức thông qua các hoạt động con người tác động gián tiếp lên thực tại. *
Theo hướng tiêu cực (làm suy giảm, hao tổn sức mạnh vật chất tiềm tàng...)
▪ Ý thức có thể kìm hãm sức mạnh cải tạo hiện thực thực khách quan của con
người, nhất là trong lĩnh vực xã hội;
▪ Phản ánh không đầy đủ về thế giới đó dẫn đến những sai lầm, duy ý chí.

12/18/2023 66
Chương 2, I, 3, b

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tác


động của ý thức đối với vật chất
▪ Nếu tính khoa học của ý thức càng cao thì tính tích cực của ý thức càng lớn.
Muốn vậy, phải tôn trọng các quy luật khách quan, phải nhận thức đúng, nắm
vững, vận dụng đúng và hành động phù hợp với các quy luật khách quan.

▪ Sự tác động của ý thức đối với vật chất còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng
ý thức của con người.

▪ Các phương tiện, điều kiện vật chất tương ứng.

12/18/2023 67
Chương 2, I, 3, b

Tính độc lập tương đối của Ý thức


đối với vật chất
Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, khi ra đời, ý thức không lệ thuộc hoàn toàn vào vật chất đã
sinh ra ý thức mà có tính độc lập tương đối, tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
- Tính lạc hậu, bảo thủ
- Tính tiên phong
- Tính kế thừa
- Sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức
- Ý thức tác động trở lại vật chất
Ý thức đúng đắn dựa trên quy luật khách quan của con người có tác dụng tích cực, làm biến đổi hiện
thực, biến đổi hoàn cảnh khách quan theo nhu cầu của mình. Ý thức sai lầm, trái quy luật khách quan
của con người, có tác dụng tiêu cực, thậm chí phá hoại các điều kiện khách quan, hoàn cảnh khách
quan kéo lùi lịch sử
12/18/2023 68
Chương 2, I, 3, b

Nhận định chung về vai trò của ý thức


▪ Bản thân ý thức không trực tiếp thay đổi được hiện thực mà phải thông
qua hoạt động của con người.

▪ Sức mạnh của ý thức tùy thuộc vào mức độ thâm nhập vào quần chúng,
vào các điều kiện vật chất, vào hoàn cảnh khách quan mà trong đó ý thức
được thực hiện.

▪ Muốn biến đổi và cải tạo thế giới khách quan, ý thức phải được con
người thực hiện trong thực tiễn và chỉ có như vậy, ý thức mới trở thành lực
lượng vật chất.
12/18/2023 69
Chương 2, I, 3, b

Một số kết luận về phương pháp luận


Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực
tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, biết tạo điều kiện và
phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thành
hiện thực.
Mặt khác, cần nhận rõ vai trò tích cực của nhân tố ý thức, tinh thần
Cần phải khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng
cao năng lực nhận thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ
động ngồi chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh, vào điều kiện vật chất.
Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời kỳ đổi mới,
chúng ta đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước
đi về xây dựng cơ sở vật chất., kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và
quản lý kinh tế.
12/18/2023 70
Chương 2, I, 3, b

Nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
• Nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

• Nguyên tắc này đặt ra nhiều yêu cầu

Yêu cầu thứ nhất

Mục tiêu, phương thức hoạt động của con người đều phải xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là của điều

kiện vật chất, kinh tế;

➢ Tuân theo, xuất phát, tôn trọng các quy luật khách quan (vốn có) của sự vật, hiện tượng;

➢ Cần tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng ở trong những điều kiện vật chất khách quan của chúng;

➢ Muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng được cải tạo.

➢ Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng, thiếu kiên nhẫn mà biểu hiện của nó là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của

nhân tố con người; cho rằng con người có thể làm được tất cả những gì muốn mà không chú ý đến sự tác động của các quy luật
12/18/2023 71
khách quan, của các điều kiện vật chất cần thiết.
Chương 2, I, 3, b

Yêu cầu thứ hai


- Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức :
+ Nhấn mạnh tính độc lập tương đối, tính tích cực và năng động của ý thức đối
với vật chất;
+ Tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng, ý chí phấn đấu vươn lên, tu
dưỡng đạo đức v.v nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh.
- Chống:
+ Thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh khách quan dễ rơi vào chủ
nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật tầm thường;
+ Tuyệt đối hóa vật chất;
+ Coi thường tư tưởng, tri thức rơi vào thực dụng hưởng thụ...

12/18/2023 72
Chương 2, I, 3, b

Ý nghĩa phương pháp luận chung


▪ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật
khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, hành động tuân theo quy luật
khách quan. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách
quan.
▪ Phải thấy được vai trò tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu
quả các điều kiện vật chất hiện có.
▪ Tránh không rơi vào “chủ nghĩa khách quan” tức là tuyệt đối hoá điều
kiện vật chất, ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất…
▪ Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, của ý
chí, cho rằng, ý chí, ý thức nói chung có thể thay được điều kiện khách
quan, quyết định điều kiện khách quan.
12/18/2023 73
Chương 2, I, 3, b

Tóm lược cuối phần Ý thức

Đây là một nội dung dài và rất quan trọng, cần ghi nhớ:

• Nguồn gốc (tự nhiên, xã hội), bản chất, kết cấu của ý thức;

• Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận

rút ra từ mối quan hệ này, đặc biệt là nguyên tắc (quan điểm) khách quan.

12/18/2023 74
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Hai loại hình biện chứng và
phép biện chứng duy vật
Chương 2, II, 1

NỘI DUNG PHẦN II


(chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT)

1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
a. Biện chứng khách quan
b. Biện chứng chủ quan
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
c. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
d. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
e. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

12/18/2023 77
Chương 2, II, 1, a

Thuật ngữ “biện chứng”


• Tiếng Hy Lạp “dialego” - nghệ thuật đàm thoại, tranh luận (nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát
hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình).
• Hêghen, thuật ngữ biện chứng được phát triển khá toàn diện và đã khái quát được một số phạm
trù, quy luật cơ bản; nhưng chúng chưa phải là những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và
tư duy, mà mới chỉ là một số quy luật đặc thù trong lĩnh vực tinh thần.
• C.Mác, Ph.Ăng ghen và V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển trên tinh thần phê phán và sáng tạo
những giá trị trong lịch sử tư tưởng biện chứng nhân loại để hoàn thiện phép biện chứng; → Làm
cho phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật; thành khoa học nghiên cứu những quy
luật chung nhất về mối liên hệ và sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong cả ba
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
• Biện chứng gồm 2 loại hình biện chứng

12/18/2023 78
Chương 2, II, 1, a

a. Hai loại hình biện chứng


1. Biện chứng khách quan

Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người

2. Biện chứng chủ quan

Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của tư duy, của khái niệm

Biện chứng khách quan và Biện chứng chủ quan có mối quan hệ mật thiết. Trong đó,

+ Biện chứng khách quan giữ vai trò quyết định, chi phối biện chứng chủ quan

+ Biện chứng chủ quan phản ánh và tác động trở lại Biện chứng khách quan
12/18/2023 79
b. Khái niệm về phép biện chứng duy vật
Chương 2, II, 1, b

b. Khái niệm phép biện chứng


b1. Phép biện chứng
PBC là học thuyết về tính biện chứng của thế giới. Là học thuyết triết học, PBC
khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá
trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó xây dựng các
nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn.
b2. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng
PBC đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và
phương Tây, với ba hình thức cơ bản (ba trình độ phát triển của PBC)
+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
+ Phép biện chứng duy tâm
+ Phép biện chứng duy vật
12/18/2023 81
Chương 2, II, 1, b
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại

PBC chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của PBC trong lịch sử triết học.

Đó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và
Hy Lạp cổ đại.

Trong triết học Trung Quốc có “biến dịch luận” và “ngũ hành luận” của Âm dương gia.

Tại Ân Độ, biểu với đạo Phật, là phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên”...

PBC triết học Hy Lạp cổ đại là những quan điểm biện chứng của Heraclit.

12/18/2023 82
Chương 2, II, 1, b

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức


Từ Kantơ và đạt tới đỉnh cao trong Ph. Hêghen.

Ph. Hêghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ
đại lên một trình độ mới - trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ,
trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển.

PBC Hêghen là PBC duy tâm khách quan nên chưa phản ánh đúng đắn
hiện thực các mốì liên hệ phổ biến và sự phát triển của thế giới

Theo đó, bản thân biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên và xã
hội chỉ là sự tha hoá của bản chất biện chứng của “ý niệm tuyệt đối”.
12/18/2023 83
Chương 2, II, 1, b

Phép biện chứng duy vật


- PBCDV do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập

- Hình thức phát triển cao nhất của PBC.

- Xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử PBC, đặc biệt là kế thừa

những giá trị hợp lý và khắc phục những hạn chế trong PBC Hêghen; đồng thời phát triển

PBC trên cơ sở thực tiễn mới, làm cho PBC đạt đến trình độ hoàn bị trên lập trường duy

vật mới.

- Ph.Ăngghen cho rằng: "Phép biện chứng... là môn khoa học về những quy luật phổ biến

của12/18/2023
sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy". 84
Chương 2, II, 1, b

Khái niệm phép biện chứng duy vật


• Theo Ăngghen, “PBC là khoa học về sự liên hệ phổ biến”[1], “là môn khoa học về những quy
luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư
duy”[2].
• V.I.Lênin coi “PBC, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc
nhất [3].
• Hồ Chí Minh đánh giá “Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”[4].
• Có thể hiểu phép biện chứng duy vật là khoa học nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến cơ
bản, những quy luật chung nhất (phổ biến) của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.20, tr.455.

[2] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.20, tr.201

[3] V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.23, tr.53.

[4] Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1997, tr.43.

12/18/2023 85
Chương 2, II, 1, b

Đặc điểm của phép biện chứng duy vật


PBCDV được xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng;
• Thống nhất hữu cơ giữa TGQDV và PPBC;
• Thống nhất giữa lý luận nhận thức với lôgíc biện chứng.
• Đó là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là “phương pháp mà điều
căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong
mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh
và sự tiêu vong của chúng”[1].
[1] V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.29, tr.155

• PPBCDV mềm dẻo, linh hoạt; thừa nhận trong những trường hợp cần thiết, bên cạnh
cái “hoặc là... hoặc là...”, còn có cả cái “vừa là... vừa là...”.
• Do vậy, đó là phương pháp khoa học, vừa khắc phục được những hạn chế của phép
biện chứng cổ đại, đẩy lùi phương pháp siêu hình vừa cải tạo PBCDT để trở thành PP
luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
12/18/2023 86
Chương 2, II, 1, b

Những đặc trưng cơ bản của PBCDV


* Hai đặc trưng cơ bản:

1. PBCDV được xác lập trên nền tảng TGQ duy vật khoa học. Nên PBCDV khác biệt căn bản với PBCDT cổ

điển Đức, và khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng trong lịch sử

2. PBCDV là sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan DVBC và phương pháp luận BCDV, do đó nó không

chỉ giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Mỗi nguyên lý, quy luật trong

phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của

thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới.

• pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.

12/18/2023 87
Chương 2, II, 1, b

Vai trò của phép biện chứng duy vật


• Sự ra đời của PBCDV khắc phục được những hạn chế của phép biện
chứng cổ đại và PBCDT của Hêghen
• PBC thực sự trở thành khoa học nghiên cứu những quy luật phổ biến
của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã hội, và của tư duy.
• Do vừa là hệ thống lý luận khái quát sự vận động, phát triển của các sự
vật, hiện tượng của thế giới vật chất, vừa có chức năng phương pháp
luận, nên PBCDV nêu ra được các nguyên tắc định hướng hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
• PBCDV đem lại tính tự giác cao trong hoạt động con người.
• Vì vậy, PBCDV đã đưa PBC từ tự phát đến tự giác.

12/18/2023 88
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
Chương 2, II, 2

2. Nội dung của PBCDV


Rất phong phú, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các mối liên hệ
phổ biến và sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng và rút ra được
những quy luật.
PBCDV gồm:
• Hai nguyên lý khái quát tính biện chứng chung nhất của thế giới;
• Sáu phạm trù phản ánh mối liên hệ, sự tác động biện chứng giữa các mặt
của sự vật, hiện tượng, chúng là những mối liên hệ có tính quy luật trong
từng cặp;
• Ba quy luật nghiên cứu các mối liên hệ và khuynh hướng phát triển trong
thế giới sự vật, hiện tượng để chỉ ra nguồn gốc, cách thức, khuynh hướng
của sự vận động, phát triển.

12/18/2023 90
a. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
Chương 2, II, 2, a

Nguyên lý ?
* Nguyên lý hay nguyên tắc (principle) là những ý tưởng hoặc lý thuyết
ban đầu, quan trọng, được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng
những lý thuyết khác.

* Hai nguyên lý cơ bản của PBCDV

+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

+ Nguyên lý về sự phát triển

12/18/2023 92
Chương 2, II, 2, a

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1. Quan niệm phi Mác – xít về mối liên hệ

2. Các tính chất của mối liên hệ - nguyên lý


3. Ý nghĩa phương pháp luận

12/18/2023 93
Chương 2, II, 2, a

Quan niệm phi mác - xít về mối liên hệ


• Quan niệm duy tâm: giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ
với nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng
siêu nhiên.
• Quan niệm duy vật siêu hình: không thấy được mối liên hệ giữa
các sự vật. Các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau
giữa chúng không có mối liên hệ gì.
Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó là mối liên hệ ngẫu nhiên,
không có cơ sở. Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ
khách quan giữa các sự vật, hiện tượng.

12/18/2023 94
Chương 2, II, 2, a

Quan niệm DVBC về mối liên hệ


và mối liên hệ phổ biến

• MLH là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ
thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự
vật, hiện tượng, một quá trình.

• MLH phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới dù
đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng
khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.

12/18/2023 95
Chương 2, II, 2, a

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến

Đó là tính thống nhất vật chất của thế giới.

• Mọi sự vật, hiện tượng đều là những hình thức tồn tại cụ thể của
vật chất, chịu sự chi phối của quy luật vật chất.

• Ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ óc người. Ý thức, tinh thần cũng bị chi phối bởi quy
luật vật chất.
12/18/2023 96
Chương 2, II, 2, a

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến


• Tính khách quan: MLH không phụ thuộc vào ý muốn con người
• Tính phổ biến: MLH tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; ở mọi lúc, mọi nơi;
trong mọi sự vật hiện tượng
• Tính đa dạng, phong phú: có rất nhiều MLH theo góc độ xem xét. Mỗi cặp MLH khác
nhau về vai trò đói với sự vật, hiện tượng (Sự phân chia là tương đối)
bên trong - bên ngoài;
tất yếu - ngẫu nhiên;
trực tiếp - gián tiếp;
chủ yếu - thứ yếu,
xa - gần...

12/18/2023 97
Chương 2, II, 2, a

Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng


duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn

12/18/2023 98
Chương 2, II, 2, a

Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện


• Nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng:
+ Trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính
cùng các mối liên hệ của chúng.
+ Trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.
+ Trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của
sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
• Nguyên tắc toàn diện đối lập với:
+ Quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy các mặt khác;
+ Quan điểm chiết trung xem xét đến nhiều mặt tràn lan, dàn đều, không thấy bản chất của
sự vật, lắp ghép tùy tiện các MLH trái ngược nhau vào một MLH phổ biến.
+ Quan điểm ngụy biện cố ý đánh tráo các MLH.
12/18/2023 99
Chương 2, II, 2, a

Nguyên lý về sự phát triển

(1) Khái niệm về sự phát triển

(2) Tính chất của sự phát triển

(3) Ý nghĩa phương pháp luận

12/18/2023 100
Chương 2, II, 2, a

Quan điểm siêu hình

Phát triển là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay
đổi về chất.

Thế giới là sự nhất thành bất biến trong toàn bộ quá trình tồn tại Sự thay
đổi về chất diễn ra theo một vòng tròn khép kín.

Đó là quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp.

12/18/2023 101
Chương 2, II, 2, a

Quan điểm biện chứng về phát triển

Phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động
tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là
mâu thuẫn trong bản thân sự vật.

Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận
động, phát triển của sự vật.

12/18/2023 102
Chương 2, II, 2, a

Tính chất của sự phát triển


(1) Phát triển mang tính khách quan: phát triển của sự vật là tự thân, với nguồn gốc ở trong sự vật,
không phụ thuộc vào ý muốn con người
(2) Phát triển mang tính phổ biến: diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc,
mọi nơi.
(3) Phát triển mang tính đa dạng, phong phú: tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng
vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhau.
Thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước
môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con
người.
Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càng đầy đủ, đúng đắn
hơn.
12/18/2023 103
Chương 2, II, 2, a

Ý nghĩa phương pháp luận


Muốn hiểu được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật hiện
tượng thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của
nó.
- Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, nên tìm hình thức và
phương thức tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
đó.
- Sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật.
- Kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo
chúng trong điều kiện mới.

12/18/2023 104
Chương 2, II, 2, a

Yêu cầu của nguyên tắc lịch sử - cụ thể


Sự vận dụng nội dung của hai nguyên lý BCDV trên vào hoạt động nhận thức, thực tiễn cần
tuân theo nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong:

• Những mối liên hệ cụ thể;

• Có tính đến lịch sử hình thành, tồn tại;

• Dự báo xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng.

• Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là không gian, thời gian với vận động của vật chất, là
quan niệm chân lý là cụ thể và nguyên lý về MLH phổ biến.

12/18/2023 105
b. Các cặp phạm trù cơ bản của PBCDV
Chương 2, II, 2, b

b. Các cặp phạm trù cơ bản của PBCDV

(1) Cặp phạm trù Cái chung – Cái riêng

(2) Cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả

(3) Cặp phạm trù Nội dung – Hình thức

(4) Cặp phạm trù Bản chất – Hiện tượng

(5) Cặp phạm trù Tất nhiên – Ngấu nhiên

(6) Cặp phạm trù khả năng – Hiện thực

12/18/2023 107
Chương 2, II, 2, b

Lý luận về phạm trù


* Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ, thuộc tính bản
chất, phổ biến của một tập hợp các sự vật, hiện tượng nào đó. Khái niệm có vai trò quan trọng
trong tư duy; là vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng; là phương tiện tích lũy thông tin, suy nghĩ và
trao đổi tri thức

* Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những MLH chung,
cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định.

* Các phạm trù của PBCDV (vật chất, ý thức, chất, lượng, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả, khả
năng, hiện thực...) là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản nhất của toàn bộ thế giới hiện thực.
12/18/2023 108
Chương 2, II, 2, b

Các cặp phạm trù cơ bản của PBCDV


- Thể hiện một số MLH phổ biến cơ bản.

- Hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.

- Vận động và phát triển không ngừng phản ánh đúng đắn và đầy đủ về những sự
vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
- PBCDV ngày càng được bổ sung thêm những phạm trù mới, phát triển cùng với
sự phát triển của khoa học
- MLH giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của PBC là
mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.
12/18/2023 109
Chương 2, II, 2, b

Vai trò của phạm trù trong nhận thức

- Các cặp phạm trù cái riêng - cái chung, tất nhiên-ngẫu nhiên; bản chất - hiện tượng là
cơ sở PPL của các phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; khái quát
hoá, trừu tượng hoá để từ đó nhận thức được toàn bộ các MLH theo hệ thống;
- Các cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả; khả năng - hiện thực là cơ sở phương pháp
luận chỉ ra các LH và sự phát triển của sự vật, hiện tượng là một quá trình tự nhiên
- Cặp phạm trù nội dung - hình thức là cơ sở PPL để xây dựng các hình thức tồn tại
trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
12/18/2023 110
Chương 2, II, 2, b

Cái riêng và cái chung


- Cái riêng (cái đặc thù) là phạm trù dùng để chỉ từng sự vật, hiện tượng
riêng lẻ nhất định.

- Cái chung (cái phổ biến) là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính chung tồn tại trong nhiều sự vật, hiện tượng.
- Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những
thuộc tính chỉ có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở
sự vật, hiện tượng khác.

12/18/2023 111
Chương 2, II, 2, b

Mối liên hệ biện chứng giữa cái riêng – chung –


đơn nhất và ý nghĩa phương pháp luận
(1) Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng cho nên chỉ có thể tìm cái
chung trong cái riêng, trong các sự vật, hiện tượng cụ thể.
(2) Cái riêng chỉ tồn tại trong MLH đưa đến cái chung. Nên bất kỳ một cái chung nào khi
được áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá.
(3) Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung
cho nên để giải quyết hiệu quả các vấn đề riêng thì không thể không giải quyết những vấn
đề chung, nghĩa là phải giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề riêng đó để
tránh sa mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
(4) Trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và
ngược lại cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất, nên trong hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn, nếu cái đơn nhất có lợi thì tạo điều kiện để nó chuyển hoá thành cái
chung và ngược lại, nếu cái chung không còn là cái phù hợp thì tác động để cái chung
chuyển hoá thành cái riêng.
12/18/2023 112
Chương 2, II, 2, b

Nguyên nhân – kết quả

- Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ
phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến
đổi nhất định.
- Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo
ra.

Ví dụ, sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho từ hạt
ngô nảy mầm lên cây ngô. Sự tác động giữa điện, xăng, không khí, áp xuất… (nguyên
nhân) gây ra sự nổ (kết quả) cho động cơ.

12/18/2023 113
Chương 2, II, 2, b

Nguyên nhân – nguyên cớ - điều kiện


- Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng
nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không
sinh ra kết quả.
Ví dụ, Mỹ lợi dụng nguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Irắc có
vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh xâm lược Irắc.
- Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác
động. Trên cơ sở đó gây ra một biến đổi nhất định. Nhưng bản thân
điều kiện không phải nguyên nhân.
Ví dụ, nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên
trong hạt thóc, nhưng để nẩy thành mầm cần điều kiện về nhiệt độ,
độ ẩm... 12/18/2023 114
Chương 2, II, 2, b

Tính chất của mối liên hệ N - Q

- Tính khách quan: MLH nhân quả là vốn có của sự vật, không phụ
thuộc vào ý muốn con người.
- Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng có MLH nhân quả.

- Tính tất yếu: nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau
thì kết quả gây ra phải như nhau. Nguyên nhân tác động trong những
điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả gây ra càng giống nhau.

12/18/2023 115
Chương 2, II, 2, b

MQH biện chứng giữa nhân và quả

(1) Quan hệ khởi nguyên: nhân sinh ra quả, nên nhân luôn có trước quả
về thời gian. (Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian
đều là quan hệ nhân quả).
- Để nhân tạo quả cần điều kiện tương ứng
Ví dụ: gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo… phụ thuộc vào
nhiệt độ, mức nước…
- Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức
khoẻ của chúng ta tốt do luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm
sóc y tế tốt… chứ không chỉ một nguyên nhân nào.

12/18/2023 116
Chương 2, II, 2, b

MQH biện chứng giữa nhân và quả


(tiếp theo)
(2) Quan hệ phức tạp:
- Nhân tạo ra quả, quả tác động trở lại nhân
- 1 nhân tạo ra nhiều quả, 1 quả do nhiều nhân
- Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển
hoá lẫn nhau.
Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao
lại là nguyên nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân.
số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất học...

12/18/2023 117
Chương 2, II, 2, b

Phân loại các nguyên nhân


(1) NN chủ yếu là NN mà thiếu chúng thì không thể có KQ; NN thứ yếu
chỉ quy định những đặc điểm nhất thời, cá biệt của sự vật, hiện tượng.
(2) NN khách quan xuất hiện và tác động độc lập với ý thức con người; NN
chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con
người.
(3) NN bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố
của cùng một kết cấu vật chất gây ra những biến đổi nhất định; NN bên
ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác nhau gây ra
những biến đổi thích hợp trong những kết cấu vật chất ấy.
NN bên trong quy định NN bên ngoài đối với việc hình thành, tồn tại
và phát triển của các kết cấu vật chất; NN bên ngoài chỉ phát huy tác dụng
khi thông qua NN bên trong.
12/18/2023 118
Chương 2, II, 2, b

Ý nghĩa của phương pháp luận


- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của MLH nhân quả.

Không lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân quả.

- Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra những NN và những điều kiện cho những

NN đó phát huy tác dụng. Muốn cho hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất NN tồn tại của
nó cũng như những điều kiện để các NN ấy phát huy tác dụng.

- Phải biết xác định đúng NN để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các NN có vai trò khác nhau.

- NN có thể tác động trở lại KQ; do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những

KQ đã đạt được để thúc đẩy NN tác động theo hướng tích cực phục vụ cho con người.
12/18/2023 119
Chương 2, II, 2, b

Tất nhiên – ngẫu nhiên


- Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong sự
vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra
như thế chứ không thể khác.
Lưu ý: Cái chung được quy định bởi bản chất nội tại bên trong sự vật thì
đồng thời là cái tất nhiên.
- Tất nhiên có liên hệ với nguyên nhân, nhưng không phải là nguyên nhân.
Hơn nữa, không chỉ tất nhiên mà cả ngẫu nhiên cũng có nguyên nhân.
- Tất nhiên cũng không phải là quy luật vì ngẫu nhiên cũng có quy luật của
ngẫu nhiên. Tuy nhiên, quy luật của tất nhiên khác quy luật của ngẫu nhiên.
Cái tất nhiên tuân theo quy luật động lực. Nghĩa là quan hệ qua lại giữa
nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị.
12/18/2023 120
Chương 2, II, 2, b

Tất nhiên – ngẫu nhiên (tiếp theo)

- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bên
trong sự vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật, do sự ngẫu hợp của
những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định.
Ví dụ, trồng hạt ngô (tất nhiên) phải mọc lên cây ngô, chứ không thể lên
cây khác. Nhưng cây ngô tốt hay không tốt là do chất đất, thời tiết, độ ẩm bên
ngoài hạt ngô quy định. Đây chính là cái ngẫu nhiên.
- Tất nhiên do mối liên hệ bản chất, những nguyên nhân cơ bản bên trong của sự
vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phải xẩy ra đúng
như thế chứ không thể khác.
- Ngẫu nhiên là cái do mối liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn
cảnh bên ngoài quy định, có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất
hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
12/18/2023 121
Chương 2, II, 2, b

Mối liên hệ của tất nhiên - ngẫu nhiên - cái


chung - tính nhân quả - tính quy luật

- Có cái chung là tất nhiên, nhưng cũng có cái chung là ngẫu nhiên;

- Cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân và MLH của nó với NN là tất yếu,
nó được coi là hiện tượng ngẫu nhiên bởi nguyên nhân gây ra nó là
những NN ngẫu nhiên;
- Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật, nhưng tất nhiên
tuân theo quy luật đơn trị còn ngẫu nhiên tuân theo quy luật đa trị

12/18/2023 122
Chương 2, II, 2, b

Mối quan hệ tất nhiên – ngẫu nhiên

(1) Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật.

- Cái tất nhiên đóng vai trò chi phối đối với sự vận động, phát triển của sự vật,
cái ngẫu nhiên làm cho sự vật phát triển nhanh hơn hoặc chậm lại.

Ví dụ, đất đai, thời tiết không quyết định đến việc hạt ngô nảy mầm lên cây
ngô, nhưng đất đai, thời tiết lại có tác động làm cho hạt ngô nhanh hay chậm
nảy mầm thành cây ngô.

12/18/2023 123
Chương 2, II, 2, b

Mối quan hệ tất nhiên – ngẫu nhiên (tiếp theo)

(2) Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, không có tất nhiên cũng như ngẫu
nhiên thuần tuý tách rời nhau
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau:
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên; thể hiện sự tồn tại
của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.  Cái ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung
cho cái tất nhiên. Bất cứ cái ngẫu nhiên nào cũng thể hiện phần nào đó của cái tất nhiên.
+ Không có tất nhiên thuần tuý tách rời cái ngẫu nhiên, cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần tuý tách
rời cái tất nhiên.
Ví dụ, sự xuất hiện vĩ nhân trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu của lịch sử. Nhưng ai là nhân vật vĩ nhân
ấy lại là ngẫu nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu bỏ nhân vật này sẽ có người khác thay thế.
12/18/2023 124
Chương 2, II, 2, b

Mối quan hệ tất nhiên – ngẫu nhiên (tiếp)


(3) Tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá cho nhau

- Cái này, trong mối quan hệ này được coi là tất nhiên thì trong mối quan hệ khác rất có thể được
coi là ngẫu nhiên.

Ví dụ, trao đổi hàng hoá là tất nhiên trong nền kinh tế hàng hoá, nhưng lại là ngẫu nhiên
trong xã hội nguyên thuỷ - khi sản xuất hàng hoá chưa phát triển.

- Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối.

Ví dụ, một máy vô tuyến sử dụng lâu ngày, mãi “tất nhiên” sẽ hỏng, nhưng hỏng vào khi
nào, vào giờ nào lại là “ngẫu nhiên”.
12/18/2023 125
Chương 2, II, 2, b

Ý nghĩa của phương pháp luận


- Cái tất nhiên luôn thể hiện sự tồn tại của mình thông qua cái ngẫu nhiên. Do vậy,
muốn nhận thức cái tất nhiên phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên, thông qua cái ngẫu
nhiên.
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên, không nên dựa vào cái ngẫu
nhiên. Bởi lẽ, cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất của sự vật, còn cái tất
nhiên gắn với bản chất của sự vật.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện thích
hợp nhất định. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, cần tạo ra những điều kiện thích
hợp để ngăn cản hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá đó theo hướng có lợi cho con
người.
Ví dụ, dựa trên cơ sở quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên này con người có thể uốn
cây cảnh theo con vật mình ưa thích, bác sỹ có thể kẹp răng cho trẻ em để răng đều,
đẹp…
12/18/2023 126
Chương 2, II, 2, b

Nội dung – hình thức

- Nội dung là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố,
các quá trình tạ o nên sự vật.
- Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển
của sự vật, là hệ thống các mối liện hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố của sự vật.
Ví dụ, chữ “ANH” có nội dung là các chữ cái “A; N; H”, còn
hình thức là các chữ cái phải xếp theo thứ tự ANH; giữa 3 chữ cái này
có mối liên hệ tương đối bền vững, nếu ta đảo phương thức sắp xếp thì
sẽ không còn là chữ “ANH” nữa mà thành chữ khác (Ví dụ, thành chữ
NHA hoặc HNA).

12/18/2023 127
Chương 2, II, 2, b
MQH biện chứng giữa nội dung

và hình thức
(1) Giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất hữu cơ với nhau
- Không có hình thức nào không chứa nội dung, cũng như không có nội
dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Nội dung nào
sẽ có hình thức tương ứng vậy.
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức còn thể hiện ở chỗ, các yếu tố
tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung vừa tham gia tạo nên hình
thức.
Vì vậy, nội dung, hình thức không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với
nhau. Trong ví dụ chữ ANH ở trên, thì ba yếu tố (ba chữ cái) A,N,H vừa
tham gia làm nên nội dung, vừa tham gia cấu thành hình thức. Do vậy, nội
dung và hình thức của chữ ANH là thống nhất với nhau.

12/18/2023 128
Chương 2, II, 2, b

MQH biện chứng giữa nội dung


và hình thức (tiếp theo)
(2) Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật
- Trong quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định
hình thức. Nội dung biến đổi nhanh, hình thức thường biến đổi chậm hơn nội
dung. Do vậy, hình thức khi ấy sẽ trở nên lạc hậu so với nội dung và kìm hãm
nội dung phát triển. Hình thức sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung.
- Khi nội dung thay đổi thì sớm hay muộn hình thức cũng thay đổi theo. Ví dụ,
lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của
lực lượng sản xuất. Do vậy, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì sớm hay muộn
quan hệ sản xuất phải thay đổi theo cho phù hợp với lực lượng sản xuất.

12/18/2023 129
MQH biện chứng giữa nội dung
Chương 2, II, 2, b

và hình thức (tiếp theo)


(3) Nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau, mặc dù bị quy định bởi nội
dung, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối so với nội dung nên có thể tác động trở lại
nội dung.
- Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ, cùng là quá trình giáo dục đào tạo nhưng có thể thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau.
- Cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.
Ví dụ, cùng một hình thức giảng dạy như nhau nhưng được thực hiện trong những
điều kiện, môi trường, khu vực khác nhau và với những kết quả khác nhau.
- Hình thức cũng có tác động đối với nội dung, nhất là khi hình thức mới ra đời, theo hướng
hoặc là tạo điều kiện, hoặc kìm hãm nội dung phát triển. Nếu hình thức phù hợp với nội
dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung
sẽ kìm hãm nội dung phát triển.

12/18/2023 130
Chương 2, II, 2, b

Ý nghĩa phương pháp luận


- Nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất. Nên, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng như tách hình thức khỏi nội
dung.
Phải biết sử dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Vì một nội
dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; đồng thời, phải chống chủ nghĩa hình thức.
- Nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới nội dung.
Do vậy, nhận thức sự vật phải bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức. Phải
thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù hợp với nhau không để
chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.
- Khi hình thức đã lạc hậu thì nhất thiết phải đổi mới cho phù hợp với nội dung mới, tránh bảo thủ.

12/18/2023 131
Chương 2, II, 2, b

Bản chất – hiện tượng


- Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định

ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị
về kinh tế trong xã hội. Bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc
vào tương quan giai cấp trong xã hội.
- Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ cái là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Ví dụ, hiện tượng thể hiện bản chất của nhà nước (là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về
kinh tế trong xã hội) như là: đàn áp sự phản kháng của các giai cấp đối địch; lôi kéo các giai cấp khác
về phía mình...

12/18/2023 132
Chương 2, II, 2, b

MQH bản chất – hiện tượng


(1) Bản chất và hiện tượng thống nhất trong sự vật.

- Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự
thể hiện của bản chất nhất định. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy.

- Không có bản chất thuần tuý tách rời hiện tượng, không thể hiện ra qua hiện tượng
và ngược lại, không có hiện tượng nào mà lại không thể hiện bản chất nhất định.

- Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau.

12/18/2023 133
Chương 2, II, 2, b

MQH bản chất – hiện tượng (tiếp theo)


(2) Thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là thống nhất bao gồm mâu thuẫn.
- Bản chất sâu sắc hơn hiện tượng còn hiện tượng phong phú hơn bản chất.
Ví dụ, bệnh cúm được thể hiện qua nhiều hiện tượng: ho; sổ mũi, nhiệt độ tăng...
- Hiện tượng biểu hiện bản chất dưới dạng cải biến chứ không còn nguyên dạng bản chất nữa.
Ví dụ, bản chất ăn bám của nhà nước bóc lột không đơn thuần thể hiện ở chính sách thuế
khoá hay bộ máy quan liêu… nữa, mà có thể thể hiện ở việc từ chối đầu tư cho vấn đề môi
trường; chạy đua vũ trang...
- Bản chất tương đối ổn định, lâu biến đổi còn hiện tượng biến đổi nhanh hơn bản chất.
- Bản chất ẩn dấu bên trong, hiện tượng bộc lộ ra bên ngoài.
- Bản chất không được bộc lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà ở nhiều hiện tượng khác nhau.

12/18/2023 134
Chương 2, II, 2, b

Ý nghĩa phương pháp luận


- Bản chất là cái ẩn dấu bên trong hiện tượng. Do vậy, nhận thức sự vật
phải đi sâu tìm bản chất, không dừng ở hiện tượng. Phải đi từ bản chất
cấp 1 đến bản chất sâu hơn…
- Bản chất không tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng. Do đó, tìm bản
chất phải thông qua nghiên cứu hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn
phải dựa vào bản chất để định hướng hoạt động, không nên dựa vào
hiện tượng.
- Muốn cải tạo sự vật phải thay đổi bản chất của nó chứ không nên thay
đổi hiện tượng. Thay đổi được bản chất thì hiện tượng sẽ thay đổi
theo. Đây là quá trình phức tạp không được chủ quan, nóng vội.

12/18/2023 135
Chương 2, II, 2, b

Khả năng – hiện thực

- Hiện thực là phạm trù triết học chỉ mọi cái đang tồn tại thực sự trong tự nhiên, xã
hội, tư duy.
- Khả năng là phạm trù triết học chỉ những xu hướng, những cái đang còn là mầm
mống, tồn tại hiện thực trong sự vật, mà trong sự vận động của chúng sẽ xuất hiện
khi có điều kiện tương ứng.

Ví dụ, cây ngô đã mọc lên từ hạt ngô là hiện thực. Hạt ngô chứa khả năng nảy mầm
thành cây ngô, khi có điều kiện phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm… thì cây ngô sẽ mọc lên.

12/18/2023 136
Chương 2, II, 2, b

Khả năng – hiện thực

- Có khả năng tất nhiên, ví dụ, gieo hạt ngô xuống đất khi có điều kiện phù
hợp mọc lên cây ngô là khả năng tất nhiên (do nguyên nhân bên trong hạt
ngô quy định).
- Trong khả năng tất nhiên lại có khả năng gần, khả năng xa.  Khả năng
gần là khả năng có gần đủ những điều kiện để trở thành hiện thực.
- Khả năng xa là khả năng mà điều kiện để trở thành hiện thực còn chưa đủ.

12/18/2023 137
Chương 2, II, 2, b

Mối quan hệ khả năng – hiện thực


(1) Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau,
thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
- Trong cùng một điều kiện, mỗi sự vật có thể có một số khả năng khác nhau (phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể).
- Quá trình vận động, phát triển của sự vật ở một lát cắt nhất định chính là quá trình
khả năng trở thành hiện thực.
- Khi hiện thực mới xuất hiện thì trong nó lại xuất hiện những khả năng mới. Những
khả năng mới này, trong những điều kiện cụ thể thích hợp lại trở thành những hiện
thực mới. Cứ như vậy, khả năng, hiện thực luôn chuyển hoá cho nhau.
Ví dụ, khi đỗ đại học và theo học một trường đại học nào đó có khả năng trở thành
kỹ sư, cử nhân. Nếu khả năng trở thành kỹ sư, cử nhân trở thành hiện thực thì sẽ xuất
hiện khả năng có việc làm tốt. Nếu khả năng có việc làm tốt được thực hiện thì sẽ làm
nảy sinh khả năng có thu nhập cao…
12/18/2023 138
Chương 2, II, 2, b

MQH khả năng – hiện thực (tiếp theo)


- Trong tự nhiên, khả năng trở thành hiện thực diễn ra một cách tự phát, nghĩa là không cần sự tác
động của con người. Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, muốn khả năng trở thành
hiện thực phải thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người. Trong ví dụ ở trên, để khả
năng trở thành kỹ sư, cử nhân trở thành hiện thực thì chúng ta phải chăm chỉ học tập, nghiên cứu
khoa học…
(2) Ngoài những khả năng vốn có, trong những điều kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả
năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
Ví dụ, khi chúng ta ra nhập Tổ chức thương mại thế giới thì khả năng tụt hậu của nước ta so với
trước cũng thay đổi. Nếu chúng ta không tích cực vươn lên về mọi mặt thì khả năng tụt hậu còn
nhiều hơn trước khi chúng ta ra nhập tổ chức này.
(3) Để khả năng trở thành hiện thực thường cần không chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều
điều kiện. Ví dụ, để hạt ngô nảy mầm cần điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ, áp suất…

12/18/2023 139
Chương 2, II, 2, b

Ý nghĩa phương pháp luận


- Khả năng là khả năng của sự vật, do đó tìm khả năng của sự vật phải tìm ở chính sự vật, không tìm
khả năng của sự vật ở ngoài nó.
- Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần dựa vào hiện thực không nên dựa vào khả năng, tất nhiên
phải tính tới khả năng. Bởi lẽ, hiện thực là cái đã tồn tại, đã hiện diện, nó mới quy định sự vận
động, phát triển của sự vật.
- Sự vật trong cùng một thời điểm có nhiều khả năng vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần tính đến
mọi khả năng có thể xảy ra để có phương án giải quyết phù hợp, chủ động.
- Để thực hiện khả năng phải tạo cho nó các điều kiện cần và đủ. Do đó, trong hoạt động thực tiễn
cần chủ động tạo ra những điều kiện cần và đủ để thúc đẩy khả năng trở thành hiện thực.
- Khả năng và hiện thực có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình vận động của sự vật. Vì vậy,
cần chủ động thúc đẩy cho những khả năng tốt nảy sinh, hạn chế những khả năng không tốt đối
với con người.

12/18/2023 140
c. Các quy luật cơ bản của PBCDV
Chương 2, II, 2, C

c. Các quy luật cơ bản của PBCDV

1. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

3. Quy luật phủ định của phủ định

12/18/2023 142
Chương 2, II, 2, C

Lý luận chung về quy luật


Khái niệm “quy luật”
- Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại
giữa các sự vật hiện tượng, giữa các thuộc tính của các sự vật cũng
như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật.
- Các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy của con người đều mang
tính khách quan. Con người chỉ có thể nhận thức quy luật để vận dụng
chúng chứ không thể tuỳ tiện xoá bỏ quy luật.
- Các quy luật được phản ánh trong các khoa học cũng không phải là sự
sáng tạo tuỳ ý của con người mà là sự phản ánh các quy luật khách
quan của tự nhiên, xã hội và tư duy mà thôi.

12/18/2023 143
Chương 2, II, 2, C

Phân loại quy luật


Căn cứ vào mức độ tính phổ biến
- Quy luật riêng – tác động trong những phạm vi nhất định, ví dụ, quy luật đấu
tranh sinh tồn chỉ tồn tại trong thế giới động vật;
- Quy luật chung – tác động trong phạm vi rộng hơn các quy luật riêng.
Ví dụ, quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Quy luật này tác động trong
phạm vi rộng hơn, trong một loạt sự vật, hiện tượng (nhiệt năng, cơ năng, điện
năng…);
- Quy luật phổ biến - tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
(các quy luật của phép biện chứng duy vật).
Ví dụ, quy luật phủ định của phủ định tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

12/18/2023 144
Chương 2, II, 2, C

Phân loại quy luật (tiếp theo)


Căn cứ vào lĩnh vực tác động:
- Quy luật tự nhiên - nẩy sinh, tác động trong lĩnh vực tự nhiên. Ví dụ,
quy luật đồng hoá và dị hoá;
- Quy luật xã hội - nẩy sinh và tác động trong lĩnh vực xã hội. Ví dụ,
quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp;
- Quy luật tư duy - nẩy sinh, tác động trong lĩnh vực tư duy. Ví dụ, quy
luật kế thừa…

12/18/2023 145
Chương 2, II, 2, C

Quy luật của phép biện chứng duy vật


- PBCDV nghiên cứu những quy luật phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Các quy luật này phản ánh sự vận động, phát triển của sự
vật dưới những phương diện cơ bản nhất.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật.
- Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
- Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng.

12/18/2023 146
Chương 2, II, 2, C

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng


thành những thay đổi về chất và ngược lại

1. Khái niệm về chất

2. Khái niệm về lượng

3. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất

12/18/2023 147
Chương 2, II, 2, C

Khái niệm về chất


- Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các
sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự
vật là nó mà không phải cái khác.
- Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được
bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác: tính chất, trạng thái,
yếu tố…
- Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo
thành chất cơ bản của sự vật. Như vậy, sự vật cũng có nhiều chất.
- Chất của sự vật là khách quan, vì đó là chất của sự vật, không do ai
gán cho sự vật. Nó do thuộc tính của sự vật quy định.

12/18/2023 148
Chương 2, II, 2, C

Khái niệm về lượng


- Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số
các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.
- Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển.
- Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật. Đối với những sự vật liên
quan tới tình cảm khi nhận thức lượng không thể xác định bằng các
đại lượng con số mà phải trừu tượng hoá bằng định tính.
Ví dụ: lòng tốt, tình yêu… ➢ Lưu ý là sự phân biệt chất và lượng
cũng chỉ là tương đối.

12/18/2023 149
Chương 2, II, 2, C

MQH giữa sự thay đổi về lượng và


thay đổi về chất

- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng

- Các hình thức của bước nhảy

12/18/2023 150
Chương 2, II, 2, C

Những thay đổi về lượng dẫn đến


những thay đổi về chất
- Mỗi sự vật đều có lượng, chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với
nhau. Lượng thay đổi nhanh hơn chất, nhưng không phải mọi thay đổi của
lượng đều ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất.
- Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất chỉ trong giới hạn nhất định.
Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất
mới ra đời.
- Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm
thay đổi về chất được gọi là độ. Nói cách khác, độ là phạm trù triết học chỉ sự
thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về
lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự
vật diễn ra. Ví dụ, độ của chất sinh viên là từ khi nhập học tới trước khi bảo vệ
thành công đồ án, luận văn tốt nghiệp.
12/18/2023 151
Chương 2, II, 2, C

Những thay đổi về lượng dẫn đến những


thay đổi về chất (tiếp theo)
- Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự thay đổi
về chất của vật diễn ra được gọi là điểm nút. Thời điểm bảo vệ thành công đồ án,
hoặc luận văn tốt nghiệp của sinh viên là điểm nút để chuyển từ chất sinh viên lên
chất cử nhân.
- Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu
của một giai đoạn phát triển mới. Bước nhảy vọt làm cho sự vật phát triển bị gián
đoạn.
12/18/2023 152
Chương 2, II, 2, C

Những thay đổi về chất dẫn đến những


thay đổi về lượng
- Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới (làm
thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ… phát triển của sự vật).

Ví dụ, khi trở thành cử nhân thì tốc độ đọc, hiểu vấn đề tốt hơn khi còn
là sinh viên…

- Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên những thay đổi về
chất mà cả sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng

12/18/2023 153
Chương 2, II, 2, C

Các hình thức của bước nhảy


Bước nhảy để chuyển hoá về chất của sự vật hết sức đa dạng, phong phú với
nhiều hình thức khác nhau.
- Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy, người ta chia bước nhảy thành
bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
- Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật, người ta chia thành
bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
- Sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật.
Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước
nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách
thức phát triển của sự vật. Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật
không ngừng vận động, biến đổi.
12/18/2023 154
Chương 2, II, 2, C

Ý nghĩa phương pháp luận


- Trong hoạt động thực tiễn, muốn có thay đổi về chất của sự vật phải tích luỹ về lượng, không được
nóng vội chủ quan.
- Trong hoạt động thực tiễn cần tránh rơi vào “tả khuynh” - nhấn mạnh bước nhảy khi chưa đủ sự
tích luỹ về lượng; bởi lẽ, khi ấy rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo hiểm. Đồng thời, phải tránh “hữu
khuynh” - tuyệt đối hoá sự tích luỹ về lượng, không dám thực hiện bước nhảy khi đã đủ sự tích
luỹ về lượng; khi ấy dễ rơi vào bảo thủ, trì trệ, ngại khó.
- Khi tích luỹ về lượng đã đủ cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó.
- Trong hoạt động thực tiễn cần phân biệt đúng các hình thức của bước nhảy và vận dụng sáng tạo
bước nhảy.
- Để sự vật còn là nó phải nhận thức được độ của nó và không để cho lượng thay đổi vượt quá giới
hạn độ.
Ví dụ, khi sử dụng đồ điện phải chú ý tới công xuất, điện áp của nó, nếu không sẽ cháy…

12/18/2023 155
Chương 2, II, 2, C

Tóm lược cuối phần


Đây là phần dài và rất quan trọng, cần ghi nhớ:
• Quan điểm triết học Mác-Lênin về phạm trù triết học, so sánh với phạm
trù của các khoa học chuyên ngành.
• Nắm được quan điểm triết học Mác-Lênin về 6 cặp phạm trù (định nghĩa
từng cặp một, quan hệ biện chứng giữa chúng và ý nghĩa phương pháp luận
rút ra từ việc nghiên cứu các cặp phạm trù này).
• Khi học mỗi cặp phạm trù nên lấy những ví dụ trong sách và suy nghĩ
thêm, so sánh với định nghĩa để hiểu đúng từng phạm trù. Làm được như
vậy, anh/chị sẽ thấy hứng thú khi tìm hiểu các cặp phạm trù này. Cố gắng
hiểu từng phạm trù theo nghĩa triết học, không hiểu theo ngôn ngữ đời
thường.

12/18/2023 156
Quy luật thống nhất và đấu tranh
Chương 2, II, 2, C

của các mặt đối lập


(1) Các khái niệm
(2) Thống nhất của các mặt đối lập
(3) Đấu tranh của các mặt đối lập
(4) Mâu thuẫn là nguồn gốc của sư vận động và sự phát triển
(5) Phân loại mâu thuẫn
(6) Nội dung quy luật mâu thuẫn
(7) Ý nghĩa phương pháp luận

12/18/2023 157
Chương 2, II, 2, C

Các khái niệm


- Mặt đối lập biện chứng là phạm trù triết học chỉ những mặt có đặc
điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng phát triển trái ngược
nhau tồn tại khách quan trong sự vật.
Ví dụ, đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật, cực bắc và cực nam
trong thanh nam châm, điện tích dương và điện tích âm trong dòng
điện...
- Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai mặt đối lập
- Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai
mặt đối lập biện chứng.

12/18/2023 158
Chương 2, II, 2, C

Thống nhất của các mặt đối lập


- Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại
cho nhau.
- Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương
đồng nhau.
- Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau.

12/18/2023 159
Chương 2, II, 2, C
Đấu tranh của các mặt đối
lập
- Là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối
lập.
- Là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tất cả quá
trình vận động, phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất của
các mặt đối lập cũng hàm chứa những nhân tố phá vỡ sự thống
nhất đó.

Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối.

12/18/2023 160
Chương 2, II, 2, C

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự


vận động và sự phát triển
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển sự
vật.
Bởi lẽ, khi các mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật còn là nó. Nhưng khi mâu
thuẫn từ khác biệt trở nên gay gắt cần giải quyết thì khi ấy sự thống nhất cũ của sự vật
mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, chính là sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
- Sự thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết, cứ như vậy sự
vật vận động, biến đổi, phát triển.
Nói cách khác, khi hai mặt đối lập tác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến
đổi, mâu thuẫn biến đổi và được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không
còn là nó.
- Sự vật mới ra đời, mâu thuẫn mới lại xuất hiện.
Cứ như vậy sự vật vận động, phát triển. ➢Lưu ý rằng, cả thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập đều có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự vật.161
12/18/2023
Chương 2, II, 2, C

Phân loại mâu thuẫn


▪ Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật: Mâu thuẫn bên trong và
Mâu thuẫn bên ngoài.
▪ Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật:
Mâu thuẫn cơ bản và Mâu thuẫn không cơ bản.
▪ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và
phát triển của sự vật trong một giai đoạn phát triển nhất định:
Mâu thuẫn chủ yếu và Mâu thuẫn không chủ yếu.
▪ Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích: Mâu thuẫn đối
kháng và Mâu thuẫn không đối kháng.

12/18/2023 162
Chương 2, II, 2, C

Nội dung quy luật mâu thuẫn

▪ Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi
ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập.

▪ Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn.

▪ Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời
thay thế cái cũ.
12/18/2023 163
Chương 2, II, 2, C

Ý nghĩa phương pháp luận


- Cần phải thấy được động lực phát triển của sự vật không phải ở ngoài
sự vật mà là những mâu thuẫn trong bản thân sự vật.
- Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên nhận thức mâu thuẫn là cần
thiết và phải khách quan. Không nên sợ mâu thuẫn, không né tránh
mâu thuẫn.
- Trong hoạt động thực tiễn phải biết xác định trạng thái chín muồi của
mâu thuẫn để giải quyết kịp thời.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi, cho nên
không được giải quyết mâu thuẫn nóng vội khi chưa có điều kiện chín
muồi, nhưng cũng không được để việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tự
phát. Nếu điều kiện chưa chín muồi có thể thông qua hoạt động thực
tiễn để thúc đẩy điều kiện nhanh đến.
12/18/2023 164
Chương 2, II, 2, C

Quy luật phủ định của phụ định

(1) Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

(2) Đặc điểm của phủ định biện chứng

(3) Nội dung quy luật phủ định của phủ định

(4) Ý nghĩa phương pháp luận

12/18/2023 165
Chương 2, II, 2, C

Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng


• Phủ định là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự
vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
• Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, sự phủ định
không tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, không tạo cho
cái mới ra đời, lực lượng phủ định là ở bên ngoài sự vật.
• Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tự
phủ định, sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo
của sự vật, sự phủ định tạo tiền đề cho cái mới ra đời thay
thế cái cũ, lực lượng phủ định ở ngay trong bản thân sự vật

12/18/2023 166
Chương 2, II, 2, C

Đặc điểm của phụ định biện chứng

- Khách quan, tự thân sự vật phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người. Đó là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong
sự vật quy định.
- Có tính kế thừa (có sự liên hệ giữa cái cũ và cái mới), không phủ định
sạch trơn hoàn toàn cái cũ, mà kế thừa có lọc bỏ những cái cũ không
còn phù hợp.

12/18/2023 167
Chương 2, II, 2, C

Nội dung quy luật phủ định của phủ định


- Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng, sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai lần phủ
định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
- Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau những lần phủ định tiếp theo,
đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát).
Như vậy, về hình thức là trở lại cái ban đầu song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ
nhưng cao hơn.
Ví dụ:, hạt ngô (cái ban đầu khẳng định) - cây ngô (phủ định lần 1) - đối lập với hạt ngô - cái xuất phát) - bắp
ngô (phủ định lần 2 - phủ định của phủ định).
- Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của
một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển. Mỗi đường mới của đường xoáy ốc
thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển. Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận
của sự phát triển.
Lưu ý, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng.

12/18/2023 168
Chương 2, II, 2, C

Ý nghĩa phương pháp luận


- Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời của
cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định
sạch trơn; đồng thời, phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
- Chống thái độ hư vô chủ nghĩa; đồng thời, chống bảo thủ khư khư
ôm lấy những gì đã lạc hậu lỗi thời, không chịu đổi mới.
- Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường
xoáy ốc đi lên. Nghĩa là, có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá
trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường thẳng.

12/18/2023 169
III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC
1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức
Chương 2, III, 1

1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức

(1) Thừa nhận tính khách quan của đối tượng nhận thức

(2) Khẳng định khả năng nhận thức của con người. Cảm giác, tri giác, ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

(3) Nhận thức là quá trình biện chứng

(4) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức

12/18/2023 173
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
a. Nguồn gốc của nhận thức
Chương 2, III, 2, a

Nguồn gốc của nhận thức


• Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội phải được đáp ứng, thỏa
mãn các nhu cầu
• Muốn vậy con người phải hoạt động, tác động vào thế giới khách
quan.
• Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức)
về đối tượng liên quan trong hoạt động
• Con người phải tìm hiểu thế giới: nhận thức
Vậy, nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người

12/18/2023 176
Chương 2, III, 2, a

Các yếu tố của quá trình nhận thức


(1) Chủ thể nhận thức với điều kiện:
- Có khả năng nhận thức
- Có nhu cầu hiểu biết
- Trực tiếp, tích cực thực hiện nhận thức
(2) Khách thể nhận thức: bộ phận của thế giới khách quan trong sự
tương tác với chủ thể nhận thức
(3) Môi trường nhận thức: môi trường xã hội, hoạt động xã hội

12/18/2023 177
b. Bản chất của nhận thức
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Quan niệm duy tâm về nhận thức


- CNDTCQ: sự vật chẳng qua chỉ là phức hợp cảm giác của con người. Do
vậy, nhận thức là nhận thức cảm giác của con người về sự vật, nhận thức
trạng thái chủ quan của con người về sự vật.
- CNDTKQ: không phủ định nhận thức chân lý của con người, và giải thích
thần bí.
Platôn cho nhận thức là hồi tưởng lại, nhớ lại những cái mà linh hồn đã biết
trước khi nhập vào thể xác con người.
Hêghen cho nhận thức không phải là nhận thức bản thân sự vật mà là nhận
thức tinh thần thế giới đang tha hoá thành tự nhiên, xã hội, lịch sử

12/18/2023 179
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Quan niệm DV trước Mác về nhận thức


- Chủ nghĩa duy vật trước Mác nhìn chung có quan niệm duy vật về
nhận thức nhưng lại siêu hình, máy móc, thiếu quan điểm lịch sử, thực
tiễn về nhận thức.
Ví dụ, Phoiơbắc quan niệm nhận thức một cách chết cứng, một lần là
đủ, không có tính lịch sử, không vận động, không biến đổi.
- Những người theo trường phái hoài nghi chủ nghĩa thì nghi ngờ sự tồn
tại của sự vật và nghi ngờ khả năng nhận thức của con người.
- Những người theo thuyết không thể biết cho rằng, con người không
thể nhận thức được bản chất của sự vật, chỉ có thể nhận thức được
những hiện tượng bộc lộ ra ngoài của sự vật mà thôi.
Như vậy, không có đại biểu triết học nào trước Mác giải quyết một
cách đúng đắn, khoa học vấn đề bản chất của nhận thức.
12/18/2023 180
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Quan niệm DVBC về bản chất nhận thức


- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người trên cơ sở thực tiễn. Điều này có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng
thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con
người. Cơ sở của nhận thức chính là thực tiễn lịch sử - xã hội.
- Công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Không có cái gì mà
con người không nhận thức được, chỉ có cái mà con người chưa nhận thức
được mà thôi.
- Nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đổi, phát triển, đi từ chưa
biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, từ
bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2… nhưng không có giới hạn cuối cùng.
- Nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích nhận thức,
làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
12/18/2023 181
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Bản chất của nhận thức


• Cách hiểu thông thường, nhận thức (cognition) là hành động hay quá trình
tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và
giác quan, bao gồm các qui trình tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá,
sự lí luận, sự tính toán, ….
• Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng
của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con
người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
• Theo quan điểm DVBC, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện
thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng
động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn để tìm ra tri thức.
• Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu
tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn
và tạo ra tri thức mới.
12/18/2023 182
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Các cấp độ của nhận thức

1. Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận
thức, người ta chia nhận thức thành nhận thức kinh nghiệm
và nhận thức lý luận; chúng là hai mức nhận thức khác
nhau về đối tượng, tính chất, chức năng cũng như hình thức
và trình tự phản ánh.
2. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Căn cứ
vào tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của
đối tượng nhận thức, người ta chia nhận thức thành nhận
thức thông thường và nhận thức khoa học
12/18/2023 183
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Nhận thức kinh nghiệm


- Nhận thức kinh nghiệm được hình thành từ sự quan sát trực tiếp
các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, trong các thí nghiệm
khoa học và trong các hình thức hoạt động thực tiễn không cơ bản
khác. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh
nghiệm.
- Có hai loại tri thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm thường- là
những tri thức thu nhận được nhờ sự quan sát trực tiếp hàng ngày
và trong lao động sản xuất; tri thức kinh nghiệm khoa học - là
những tri thức thu được nhờ đúc kết những thí nghiệm khoa học.
Cả hai loại tri thức này có quan hệ mật thiết, xâm nhập lẫn nhau
tạo ra tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm
12/18/2023 184
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Nhận thức lý luận


- Nhận thức lý luận (còn gọi là lý luận) là nhận thức gián tiếp, trừu
tượng và khái quát về bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng.
Nhận thức lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết nhận thức kinh
nghiệm.
- Cái khác của nhận thức lý luận so với nhận thức kinh nghiệm nằm ở
chỗ, nhận thức lý luận có chức năng phản ánh gián tiếp, có tính khái
quát và trừu tượng cao.
- Nhận thức lý luận chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy
luật của sự vật, hiện tượng. Do vậy, tri thức lý luận (kết quả của nhận
thức lý luận) là sự thể hiện chân lý sâu sác, chính xác và có hệ thống
hơn nhận thức kinh nghiệm.

12/18/2023 185
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Nhận thức thông thường


- Nhận thức thông thường (có tính tự phát) là nhận thức hình thành
tự phát, trực tiếp từ hoạt động hàng ngày của con người.
- Loại nhận thức này phản ánh sự vật, hiện tượng xẩy ra với tất cả
những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự
vật, hiện tượng.
Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, gắn liền với
những quan niệm sống thực tế hàng ngày, chi phối hoạt động của
mọi người trong xã hội.

12/18/2023 186
Chương 2, Ⅲ, 2, b

Nhận thức khoa học


- Nhận thức khoa học (có tính tự giác) là loại nhận thức được hình thành
một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những
quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
- Đây là sự phản ánh diễn ra dưới dạng trừu tượng, khái quát vừa có tính
hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực.
- Sự phản ánh đó vận dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu
và sử dụng ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả
sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.

12/18/2023 187
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức
Chương 2, Ⅲ, 3

a. Phạm trù thực tiễn


- Các nhà triết học trước Mác và ngoài Mác đều chưa trả lời được thực tiễn một cách thực
sự đúng đắn, khoa học.
Các nhà triết học tôn giáo coi hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng đế là thực tiễn.
Các nhà triết học duy tâm coi hoạt động tinh thần là hoạt động thực tiễn.
Điđờrô - nhà triết học người Pháp thế kỷ XVIII, coi thực tiễn là hoạt động thực nghiệm
khoa học. Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ.
Phoiơbắc - nhà triết học người Đức thế kỷ XIX cho thực tiễn là những hoạt động buôn bán
tầm thường. Những quan niệm này là chưa khoa học.
- Theo triết học duy vật biện chứng, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính,
có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

12/18/2023 189
Chương 2, Ⅲ, 3, a

Đặc trưng của thực tiễn


- Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính. Đó là những hoạt
động mà con người phải dùng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác
động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng.
Ví dụ, hoạt động cày ruộng, đào đất, xây nhà, sản xuất ra của cải vật
chất nói chung...
- Thứ hai, thực tiễn có tính lịch sử - xã hội. Nghĩa là hoạt động thực tiễn
là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của
đông đảo người, và trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định, bị giới
hạn bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể nhất định.
- Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích - nhằm trực tiếp cải tự
nhiên và xã hội phục vụ con người.
12/18/2023 190
Chương 2, Ⅲ, 3, a

Các hình thức cơ bản của thực tiễn


- Sản xuất vật chất - hình thức cơ bản, đầu tiên quan trọng nhất; đóng
vai trò quyết định các hình thức thực tiễn khác.
- Hoạt động cải tạo xã hội - chính trị cũng như cải tạo các quan hệ xã
hội. Chẳng hạn như đấu tranh giai cấp, đấu tranh cho hoà bình, dân
chủ, tiến bộ xã hội…
- Hoạt động thực nghiệm khoa học - hình thức đặc biệt của thực tiễn;
được tiến hành trong những điều kiện mà con người chủ định tạo ra
để nhận thức và cải tạo tự nhiên - xã hội phục vụ con người.
Mỗi hình thức hoạt động thực tiễn có vai trò, chức năng riêng
không thể thay thế, nhưng chúng quan hệ mật thiết với nhau. Trong
đó, sản xuất đóng vai trò quyết định đối với các hình thức khác.
12/18/2023 191
Chương 2, Ⅲ, 3, b

b. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thứ.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức .

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

12/18/2023 192
Chương 2, Ⅲ, 3, b

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức


- Thông qua và bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào sự
vật làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật. Trên cơ sở
đó con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung cấp “vật
liệu” cho nhận thức. Không có thực tiễn không thể có nhận thức.
- Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả
lời. Nói khác đi, chính thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức
phải giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
- Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan của con người.
- Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc hỗ trợ con người
nhận thức hiêụ quả hơn..
12/18/2023 193
Chương 2, Ⅲ, 3, b

Thực tiễn là mục đích của nhận thức


- Nhận thức của con người bị chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. Ngay từ
thủa mông muội, để sống con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh, tức là để
sống, con người phải nhận thức. Nghĩa là ngay từ khi con người xuất hiện trên
trái đất, nhận thức của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn.
- Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận
dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn
đánh giá giá trị của tri thức - kết quả của nhận thức.
Vì vậy, những tri thức khoa học kết quả của nhận thức càng có ý nghĩa, giá trị
khi càng được nhiều người vận dụng vào thực tiễn.
- Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ
nghĩa thành tích… thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng, sẽ phải trả giá.

12/18/2023 194
Chương 2, Ⅲ, 3, b

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

• Triết học duy vật biện chứng khẳng định, thực tiễn là tiêu chuẩn khách
quan của chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thông qua thực tiễn, con người mới “vật
chất hoá” được tri thức, “hiện thực hoá” được tư tưởng. Thông qua quá
trình đó, con người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm.

• Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là
nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.

12/18/2023 195
Chương 2, Ⅲ, 3, b

Quan điểm của thực tiễn


- Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, phải
xuất phát từ thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với
hành.
- Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện
phát triển lý luận.
- Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận.
- Tránh tuyệt đối hoá thực tiễn và coi thường lý luận vì khi ấy sẽ rơi
vào bệnh kinh nghiệm. Ngược lại cũng cần tránh tuyệt đối hoá lý
luận và coi thường thực tiễn vì khi ấy sẽ rơi vào bệnh giáo điều.
12/18/2023 196
4. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Chương 2, Ⅲ, 4

Con đường biện chứng (các giai đoạn)


của sự nhận thức

1. Biện chứng của quá trình nhận thức

2. Quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và thực tiễn

3. Chân lý

12/18/2023 198
Chương 2, Ⅲ, 4

Các giai đoạn của quá trình nhận


thức
V.I.Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của nhận thức chân lý: “Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại
khách quan”.

Như vậy, nhận thức gồm 2 giai đoạn:

- Trực quan sinh động;

- Tư duy trừu tượng.

12/18/2023 199
Chương 2, Ⅲ, 4, a

Trực quan sinh động


Đây là giai đoạn đầu tiên nhận thức diễn ra dưới 3 hình thức: cảm giác, tri giác,
biểu tượng.
▪ Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, được nảy
sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên giác quan của con người.
- Về bản chất, cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Do đó, hình thức biểu hiện của cảm giác phụ thuộc vào chủ thể nhận thức nhưng
nội dung của nó không phụ thuộc vào chủ thể, chỉ phụ thuộc vào khách thể.
▪ Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác về sự vật. Nói khác đi, tổng hợp nhiều
cảm giác cho ta tri giác về sự vật. Nó là kết quả tác động trực tiếp của sự vật đồng
thời lên nhiều giác quan của con người.
Ví dụ, khi xem tivi, cả hình ảnh, màu sắc, âm thanh đều tác động lên các cơ quan
cảm giác của ta (thị giác, thính giác…) và cho ta tri giác về cái đang xem.
12/18/2023 200
Chương 2, Ⅲ, 4, a

Trực quan sinh động (tiếp theo)

▪ Biểu tượng là hình ảnh về sự vật do tri giác đem lại nhưng được tái hiện lại nhờ trí
nhớ. Khác với tri giác, biểu tượng là hình ảnh được tái hiện trong óc, khi sự vật không
trực tiếp tác động vào giác quan. Nhưng biểu tượng vẫn giống tri giác ở chỗ, nó vẫn
chỉ là hình ảnh cảm tính về sự vật, tức là hình ảnh trực tiếp, bề ngoài về sự vật.

Cảm giác, tri giác và biểu tượng là những hình thức của nhận thức cảm tính có liên hệ
hữu cơ với nhau, phản ánh trực tiếp vẻ ngoài của sự vật. Những hình ảnh này trực
tiếp, sống động, phong phú nhưng chưa cho ta sự hiểu biết về bản chất bên trong của
sự vật.
12/18/2023 201
Chương 2, Ⅲ, 4 ,
b

Tư duy trừu tượng


Đây là giai đoạn cao hơn về chất của quá trình nhận thức. Nó nảy sinh trên cơ
sở của nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn với 3 hình thức: khái niệm,
phán đoán, suy lý.
- Khái niệm là hình thức đầu tiên, cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái
quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của
một nhóm sự vật được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.
- Phán đoán là hình thức liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định
một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng dưới hình thức ngôn ngữ. Ví
dụ, nhôm là kim loại, nhựa không dẫn điện...

12/18/2023 202
Chương 2, Ⅲ, 4, b

Tư duy trừu tượng (tiếp theo)


- Suy lý là sự lập luận mà xuất phát từ những phán đoán đã biết làm tiền đề rút ra
phán đoán mới làm kết luận. Tính đúng đắn của phán đoán mới được rút ra phụ
thuộc vào tính đúng đắn của các phán đoán làm tiền đề và sự tuân thủ quy tắc
lôgíc cũng như phương pháp tư duy của chủ thể nhận thức.
Ví dụ, từ các phán đoán: A thuộc B, và B thuộc C, người ta có thể rút ra kết
luận: A thuộc C. Tương tự như vậy, từ hai phán đoán: mọi kim loại đều dẫn điện
và nhôm là kim loại, chúng ta rút ra phán đoán mới làm kết luận: nhôm dẫn điện.
Có hai loại suy luận:
+ suy luận quy nạp - đi từ cái riêng tới cái chung (tức là từ phán đoán đơn nhất
qua phán đoán đặc thù đến phán đoán phổ biến)
+ suy luận diễn dịch - đi từ cái chung tới cái riêng (từ phán đoán phổ biến qua
phán đoán đặc thù rồi tới phán đoán đơn nhất).
12/18/2023 203
Chương 2, Ⅲ, 4, c

Quan hệ giữa nhận thức cảm tính,


nhận thức lý tính và thực tiễn
. - Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một
quá trình nhận thức thống nhất, liên hệ bổ sung cho nhau và đều dựa
trên cơ sở thực tiễn. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý
tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.
- Nhờ có nhận thức lý tính mà con người mới đi sâu nhận thức được
bản chất sự vật, làm cho nhận thức của con người ngày càng sâu sắc
hơn, đầy đủ hơn, đúng đắn hơn.
Cả hai giai đoạn nhận thức này luôn dựa trên cơ sở thực tiễn, được
kiểm tra bởi thực tiễn và đều nhằm phục vụ thực tiễn.
12/18/2023 204
5. Tính chất của chân lý
Chương 2, Ⅲ, 5, a

Khái niệm về chân lý

- Khái niệm: chân lý là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan
và được thực tiễn kiểm nghiệm. Ví dụ, mọi kim loại đều dẫn điện...
- Bản chất của chân lý là tri thức đúng
- Nguồn gốc của chân lý: là kết quả của nhận thức, nên chân lý có nguồn gốc từ
thực tiễn
Do đó, không có chân lý chung chung, trừu tượng.

12/18/2023 206
Chương 2, Ⅲ, 5, b

Tính chất của chân lý


- Tính chất: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
+ Tính khách quan hay chân lý khách quan: Công nhận chân lý khách quan nghĩa
là công nhận rằng nội dung tri thức của chân lý là khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người chỉ phụ thuộc vào thế giới khách quan.
+ Tính cụ thể của chân lý hay chân lý cụ thể: Chân lý đạt được trong quá trình
nhận thức bao giờ cũng phản ánh sự vật, hiện tượng trong một điều kiện cụ thể
với những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, trong một không gian và thời gian xác
định.
Do đó, không có chân lý chung chung, trừu tượng. Tính chất này của chân lý là
cơ sở quan trọng cho quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Chính chân lý là cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo.

12/18/2023 207
Chương 2, Ⅲ, 5, b

Các tính chất của chân lý (tiếp theo)


+ Tính tuyệt đối và tương đối của chân lý hay chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối:
Chân lý tuyệt đối là chân lý mà nội dung của nó phản ánh đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về hiện thực khách quan.
Chân lý tương đối là chân lý mà nội dung của nó phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ,
chưa toàn diện, mới phản ánh đúng một mặt, một khía cạnh của sự vật, hiện tượng, sẽ được nhận thức của con
người bổ sung, hoàn thiện. Tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý quan hệ biện chứng với nhau. Một mặt,
chân lý tuyệt đối là tổng số chân lý tương đối .
Mặt khác, trong mỗi chân lý tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của chân lý tuyệt đối.
Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, nhận thức của con người là toàn năng tuyệt đối, nếu xem xét nhận
thức như một quá trình phát triển vô tận của các thế hệ người. Nhận thức của con người cũng là không toàn
năng, là tương đối nếu xem xét nhận thức chỉ giới hạn ở từng người, từng thế hệ người cụ thể. Chân lý tuyệt đối
và chân lý tương đối đều là sự thể hiện quá trình nhận thức chân lý khách quan của con người.
Các tính chất trên của chân lý quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Thiếu một trong các tính chất đó
thì những tri thức đạt được trong quá trình nhận thức không có giá trị đối với con người.
12/18/2023 208
Chương 2, Ⅲ, 5, b

Tóm lược cuối phần


Ở phần này, cần ghi nhớ:
• Quy luật là gì?
• Hiểu được nội dung và ý nghĩa phương pháp luận được
rút ra từ ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
• Cố gắng vận dụng những hiểu biết khi học quy luật này
vào học tập và lý giải một số vấn đề nảy sinh từ cuộc sống.
• Quá trình nhận thức và kết quả nhận thức.

12/18/2023 209

You might also like