You are on page 1of 44

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình


Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

2. Khoa Giáo dục Chính trị, Tập bài


giảng Triết học Mác - Lênin, Tài liệu
lưu hành nội bộ 2020.
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
1.1. Khái niệm triết học (Trung Quốc): Trí
Sự hiểu biết về thế giới
Phương
Đông
(Ấn Độ): Darshana
TRIẾT Sự chiêm ngưỡng thế giới
HỌC
Phương
Tây (Hi Lạp): Philosophy
yêu mến sự thông thái

Triết học là ham biểu biết, sự chiêm nghiệm, sự truy tìm bản chất
của thế giới và về con người trong thế giới.
Theo quan điểm Mác - xít, triết học là
hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới và về vị trí, vai trò con người
trong thế giới.
1.2. Nguồn gốc của triết học

Triết học là khoa học phản ánh trình độ tư duy


của con người trong từng thời đại.

Triết học ra đời từ nguồn gốc nhận thức và


nguồn gốc kinh tế - xã hội.
1.2.1. Nguồn gốc nhận thức của triết học

Triết học xuất hiện do sự phát triển


tư duy của con người

Arisstote: năng lực ngạc nhiên


Hêghen: sự phản tư
Tâm lý học hiện đại: Cái tôi

Thế giới là gì?


Thế giới ra đời từ đâu?
Con người là gì?
Triết học chỉ xuất hiện khi loài
người đã hình thành vốn hiểu
biết nhất định và trên cơ sở
đó, tư duy con người đạt tới
khả năng rút ra cái chung
trong muôn vàn sự kiện, hiện
tượng riêng lẻ
1.2.2. Nguồn gốc kinh tế - xã hội

Triết học chỉ ra đời khi xã hội đạt đến trình độ phát triển nhất định
2. Vấn đề cơ bản của triết học
2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA TRIẾT HỌC

Theo Ph. Ăngghen “Vấn đề cơ bản và tối cao


của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại,
giữa tinh thần và tự nhiên”
Mác và Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr.403
Mặt thứ nhất (Bản thể luận):
Thế giới bắt đầu từ đâu?
Nội
Giữa ý thức và vật chất cái nào có
dung
trước và cái nào có vai trò quyết định?
vấn đề
cơ bản
của triết Mặt thứ hai (Nhận thức luận): Con
học người có khả năng nhận thức được thế
giới hay không?
Giải quyết mặt thứ nhất
(Bản thể luận)

1 2 3
Vật chất và ý thức
Vật chất có Ý thức có
tồn tại độc lập,
trước, ý thức có trước, vật chúng không nằm
chất có sau, ý trong quan hệ sản
sau, vật chất
sinh hay quyết
quyết định ý thức quyết định lẫn nhau
thức định vật chất
Chủ nghĩa Chủ nghĩa Chủ nghĩa
duy vật duy tâm nhị nguyên

Chủ nghĩa nhất nguyên


CNDV thô sơ, chất
phác

Chủ nghĩa
duy vật CNDV siêu hình

Các
trường CNDV
phái biện chứng
triết
học CNDT chủ quan
Chủ nghĩa
duy tâm CNDT
khách quan
2.2.2. Khả tri luận và Bất khả tri luận

Giải quyết mặt thứ hai


(Nhận thức luận)

1 2

Khả tri luận Bất khả tri


Thừa nhận khả Phủ nhận khả
năng nhận thức năng nhận thức
của con người của con người
3. Phương pháp nghiên cứu của triết học
3.1. Phương pháp siêu hình

Phương pháp siêu hình (thế kỷ XVI – XVIII) gắn


với sự phát triển của cơ học (Niutơn)

Nhìn nhận thế giới trong trạng thái tĩnh tại, cô lập,
không có sự liên hệ và chuyển hóa lẫn nhau. Nếu có thì
chỉ là sự biến đổi về lượng chứ không có sự chuyển hóa
về chất, nguồn gốc của phát triển nằm bên ngoài sự
vật, hiện tượng
“Phương pháp nhận thức siêu
hình… chỉ nhìn thấy những sự vật
riêng biệt mà không nhìn thấy mối
liên hệ qua lại giữa những sự vật
ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại mà
không nhìn thấy sự phát sinh và
tiêu vong của chúng, chỉ nhìn thấy
trạng thái tĩnh mà quên đi sự vận
động của vạn vật, chỉ nhìn thấy
Ph. Ăngghen
cây mà không thấy rừng”
(Mác và Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính
trị Quốc gia, tr.37)
3.2. Phương pháp biện chứng

Phương pháp biện chứng nhìn


nhận thế giới trong trạng thái
mối liên hệ vận động, chuyển
hóa, biến đổi và phát triển
không ngừng.
“Phép biện chứng là phương pháp
mà điều căn bản là nó xem xét những
sự vật và những phản ánh của chúng
trong tư tưởng trong mối liên hệ qua
lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng
buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự
tiêu vong của chúng”
Ph. Ăngghen (Mác và Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb
Chính trị Quốc gia, tr.38).
II. TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT
HỌC MÁC - LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin
1.1. Những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học Mác
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Phương thức sản xuất


Tiền
Tư bản chủ nghĩa phát triển
đề
kinh
tế -
xã hội Phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân
1.1.2. Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên
Thuyết nhật tâm,
Giả thuyết sự hình thành thiên thể từ con
lốc xoáy (Descartes), từ tinh vân (kant)

Vật lý học thực nghiệm Galileo


Tiền Định luật vạn vật hấp dẫn của Niuton
đề
khoa Định luật bảo toàn
học và chuyển hoá năng lượng
tự
nhiên Học thuyết tế bào

Học thuyết tiến hoá


1.1.3. Những nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác

- Mác và Ăngghen: có tư duy khoa học


- Lòng nhân đạo, tinh thần đoàn kết quốc tế
cao cả
- Tinh thần cách mạng, cống hiến cuộc đời

C. MÁC cho sự nghiệp giải phóng nhân loai khỏi áp


bức bóc lột

PH. ĂNG GHEN


1.2. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát
triển triết học Mác - Lênin
1.2.1. Sự chuyển biến của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang
chủ nghĩa duy vật, từ tư tưởng dân chủ tư sản sang chủ nghĩa cộng sản
(1839-1843)
- Sinh tại thành phố Trier, thuộc Phổ trong gia đình trí thức.
- tốt nghiệp khoa triết, Đại học tổng hợp Berlin và chuyển tiếp
sinh, làm luận án tiến sĩ triết học.
- Năm 1841, biên tập viên Báo Sông Ranh, viết những bài bình
luận phê phán chính quyền, do đó bị trục xuất khỏi Đức,
sang sống ở Paris.
- Cuối năm 1843, Mác bị chính quyền Pháp trục xuất khỏi
Paris, ông cùng vợ là Jenny chọn London làm điểm đến và
sống ở đó cho đến cuối đời.
- Mác mất trên bàn làm việc tại London vào năm 1883.
- Trong giai đoạn 1839-1843, Mác thoát khỏi sự ảnh hưởng tư
tưởng duy tâm của Hêghen và thực hiện bước chuyển từ duy
tâm sang duy vật, từ dân chủ sang cách mạng.
C. Mác
1818 - 1883
Tiểu sử Ph. Ăngghen

- Ăngghen (28/11/1820) trong gia đình chủ


xưởng sợi, là đồng hương với Mác
-sau khi tốt nghiệp trung học, ông gia nhập
quân đội, sau đó đi du lịch khắp châu Âu.
-Khi đọc các bài báo của Mác, ông tìm đến
Paris và kết bạn, cộng tác cùng Mác viết nhiều
tác phẩm.
-Ông đã cung cấp tài chính cho gia đình Mác,
PH. ĂNG GHEN
1820 - 1895 cuối đời, bỏ việc kinh doanh để biên tập và
xuất bản các tác phẩm mà Mác còn bỏ dở.
-Ông mất năm 1895.
1.2.2. Giai đoạn Mác và Ăngghen khởi thảo những nguyên lý
triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)

(1) Gia đình thần thánh, phê phán phái Hêghen trẻ, vì phái
này cho rằng lịch sử được quyết định bởi yếu tố tinh thần.
Hai ông đề cao vai trò giai cấp vô sản là lực lượng quyết định
vận mệnh nhân loại.

(2) Hệ tư tưởng Đức, đề xuất những quan niệm duy vật về


lịch sử, theo đó lịch sử nhân loại là sự thay thế giữa các hình
thái kinh tế - xã hội.

(3) Tuyên ngôn của Đảng cộng Sản, trình bày học thuyết đấu
tranh giai cấp, coi lịch sử là lịch sử đấu tranh giữa những
người bị áp bức và những kẻ áp bức.
1.2.3. Giai đoạn hoàn thiện các nguyên lý triết học (1844-1895)

Mác viết tác phẩm Tư bản luận (Capital),


phân tích quá trình hình thành và bản chất của
PTSX TBCN, đưa ra học thuyết giá trị, học
thuyết giá trị thặng dư.
Mác và Ăngghen tham gia phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân, thành lập tổ chức
Quốc tế vô sản
Ăngghen viết các tác phẩm:

(1) Biện chứng tự nhiên: trình (2) Chống Đuyrinh, phê phán
bày quan niệm về các phạm các quan niệm duy tâm, siêu
trù: vật chất, vận động của hình của nhà kinh tế học
vật chất, không gian, thời Đức là Đuyrinh.
gian, tự do và tất yếu.

(3) Lút vích Phơ Bách và sự


cáo chung của triết học cổ điển (4) Nguồn gốc của gia đình,
Đức, trình bày vấn đề cơ bản chế độ tư hữu và nhà nước:
của triết học, phê phán triết nguồn gốc, bản chất của gia
học Đức, coi đó như là một đình, chế độ tư hữu và nhà
bước đường phát triển cuối nước. Nguồn gốc xuất hiện
cùng của phép biện chứng duy giai cấp, nhà nước
tâm.
1.2.4. Giai đoạn Lênin bảo vệ, bổ sung và hoàn thiện triết học Mác

o V.I.Lênin (22/4/1870) tại Simbier trong gia


đình trí thức cấp tiến.
o Năm 1887, học luật tại Đại học tổng hợp
Kazanski, tham gia phong trào đấu tranh
sinh viên nên bị Nga Hoàng bắt và lưu đày
đến Xibirir, ở đó tiếp tục tự học.
o Sau mãn hạn lưu đày, bảo vệ luận án tại Đại
học Saint Peterburg.
o Sau đó ra nước ngoài hoạt động cách mạng,
sáng lập Đảng công nhân xã hội Nga, lãnh
V. I. Lênin đạo thành công khởi nghĩa tháng 10 năm
1870 - 1924 1917.
o Năm 1922 sáng lập Liên bang cộng hòa xã
hội chủ nghĩa (Liên Xô)
o Ông mất ngày 21/1/1924
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, phê phán chủ
nghĩa duy tâm chủ quan, nêu định nghĩa vật chất, hoàn thiện quan niệm về
vật chất, vận động, không gian, thời gian của Mác và Ăngghen.

Bút ký triết học, bàn về phép biện chứng và các phạm trù, ghi
chép và nhận xét quan niệm của các triết gia lịch sử triết học,

Số phận lịch sử của học thuyết Mác, nói về sự thăng trầm của chủ
nghĩa Mác đương thời.

Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác: bàn
về nguồn gốc, bản chất của chủ nghĩa Mác, đánh giá cao những sáng
tạo của Mác và Ăngghen trong lĩnh vực nhận thức duy vật về lịch sử.
Đặc điểm của thời đại Lênin:

CNTB  Chủ nghĩa đế quốc  vấn đề giải phóng dân tộc

Khoa học phát triển nhanh  phá vỡ quan niệm cũ về thế


giới  nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa xét lại và Chủ nghĩa cơ hội đòi xem xét lại
một số luận điểm của chủ nghĩa Mác mà trọng tâm là
học thuyết đấu tranh giai cấp.
Lênin đã bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác

Phương diện triết học duy vật biện chứng

1) Khẳng định tính Đảng trong triết học, chống Chủ nghĩa chiết
trung.

2) Nêu ra định nghĩa vật chất, bài trừ quan điểm duy tâm

chủ quan trong nhận thức luận.

3) Đề cao vai trò thực tiễn trong nhận thức,

Khẳng định lại quan điểm thực tiễn của Mác.


4) Phát triển quan niệm về chân lý, coi thực tiễn như là tiêu
chuẩn thẩm định, phân định chân lý thành chân lý tương đối
và chân lý tuyệt đối.

5) Hoàn thiện các quy luật và phạm trù của phép biện
chứng, quan tâm đến quy luật mâu thuẫn và vận dụng quy luật
này trong việc nhận thức lịch sử xã hội.

6) Đề cập sự cần thiết liên minh giữa các nhà khoa học

tự nhiên và các nhà triết học, coi đó như trận

tuyến đấu tranh chống các trào lưu triết học

phản Mác-xít.
Phương diện chính trị - xã hội

1) Đặt ra vấn đề dân tộc và thuộc địa, giải phóng dân


tộc gắn liền với giải phóng thuộc địa, giai cấp vô sản các
dân tộc bị áp bức phải đoàn kết lại.

2) Nêu chính sách kinh tế mới (NEP) nhấn mạnh chủ

nghĩa xã hội cần kế thừa thành tựu khoa học công

nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế

của chủ nghĩa tư bản.


Phương diện triết học duy vật lịch sử

1) Nêu định nghĩa giai cấp, khẳng định sự khác biệt về


kinh tế là tiêu chí cơ bản để phân định giai cấp.

2) Phát triển sáng tạo học thuyết về nhà nước và cách


mạng của Mác, phân tích những điều kiện khách quan và

nhân tố chủ quan để tạo nên tình thế cách mạng.

Việc bỏ qua một hay một vài HTKTXH lỗi thời

tiến lên xây dựng một HTKTXH cao hơn


1.3. Ý nghĩa cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
1.3.1. Triết học Mác - Lênin là tất yếu của thời đại cách mạng
vô sản

1.3.2. Triết học Mác-Lênin khắc phục những hạn chế của phép
biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình

1.3.3. Triết học Mác-Lênin giải đáp duy vật những vấn đề lịch
sử

1.3.4. Triết học Mác-Lênin tạo nên sự gắn bó giữa triết học và
khoa học tự nhiên

1.3.5. Triết học Mác - Lênin giải đáp khoa học vấn đề nhận thức
luận
2. Khái niệm, đối tượng và chức năng của triết học
Mác - Lênin
2.1. Khái niệm triết học Mác - Lênin
Triết học Mác - Lênin là một hệ thống quan điểm
duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy.

2.2. Đối tượng của triết học Mác-Lênin


Triết học Mác - Lênin nghiên cứu những cặp phạm
trù, nguyên lý, quy luật chung nhất về sự vận động và phát
triển của tự nhiên, xã hội, tư duy.
2.3. Chức năng của triết học Mác - Lênin
2.3.1. Chức năng thế giới quan của triết học Mác - Lênin

Triết học là hạt nhân cơ bản của thế giới quan, giúp con
người trả lời những câu hỏi lớn về thế giới, giúp con người
củng cố quan niệm về thế giới.

Thế giới quan triết học Mác – Lê nin là tiền đề xác lập
nhân sinh quan tiến bộ. Nhờ đó, con người có thể xác lập mục
đích, niềm tin, lý tưởng sống; lựa chọn những giá trị tinh
thần trong quá trình đối nhân xử thế.

Chức năng thế giới quan của triết học gắn liền với các
chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng định
hướng giá trị và chức năng nhân sinh quan.
2.3.2. Chức năng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin

Triết học cung cấp cho các khoa học cụ thể khác một hệ thống

phương pháp nghiên để khoa học cụ thể nghiên cứu đối tượng

chính xác và hiệu quả: biện chứng, siêu hình, phân tích và tổng

hợp, logic và lịch sử, phương pháp mô hình hóa, trừu tượng hóa

Triết học Mác – Lênin là vũ khí lý luận

của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh

chống lại xã hội áp bức, bóc lột và những

trào lưu tư tưởng phản tiến bộ.


3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội
và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, giải thích thành tựu của khoa học hiện đại. Tìm
những giải pháp kiểm soát sự phát triển của khoa học, nhất
là công nghệ thông tin, sinh học phân tử, năng lượng hạt
nhân, hướng nhân loại tới một cuộc sống hạnh phúc, chung
sống hòa bình

Thứ hai, phải đáp ứng một cách cấp thiết, nhanh nhạy về mặt
lý luận mọi nhu cầu của đời sống tinh thần xã hội, đề xuất
những phương pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những vấn đề
toàn cầu của thời đại: ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, nguy cơ khủng bố, chiến
tranh và xung đột, suy thoái đạo đức - lối sống và những mặt
trái của kinh tế thị trường, của công nghiệp hóa - hiện đại hóa
và toàn cầu hóa.
 Thứ ba, có tinh thần đấu tranh phê phán, đồng thời
biết tiếp biến những giá trị của chủ nghĩa duy tâm và
các khuynh hướng triết học hiện đại khác, coi đó là
những lý luận bổ sung và hoàn thiện triết học nói
chung chứ không phải là những lý luận sai trái, phi
lý, phản khoa học.
 Thứ tư, bổ sung và hoàn thiện lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới,
“Chúng ta không hề coi lý luận
của Mác như một cái gì đó đã xong
xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái
lại, chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ
đặt nền móng cho môn khoa học mà
những người chủ nghĩa xã hội cần
phải phát triển hơn nữa về mọi mặt,
nếu họ không muốn lạc hậu trước cuộc
sống”.
CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1. Trong lịch sử triết học, việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học diễn ra
theo những khuynh hướng nào?

2. Tại sao nói sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một bước ngoặt trong lịch
sử tư tưởng nhân loại?

3. Lênin đã bổ sung, phát triển và đấu tranh để bảo vệ chủ nghĩa Mác như thế
nào?

4. Chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò như thế nào trong phong trào cách mạng
trên thế giới hiện nay?

5. Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

You might also like