You are on page 1of 48

CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

Nội dung của chương:


 Định nghĩa XĐPL
 Nguyên nhân của XĐPL
 Phương pháp giải quyết XĐPL
 Các hệ thuộc luật cơ bản
 Vấn đề dẫn chiếu trong TPQT
 Vấn đề lẩn tránh pháp luật trong TPQT
 Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong TPQT
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
I. Xung đột pháp luật
1. Định nghĩa XĐPL
Doanh nghiệp A của VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) với một doanh
nghiệp B của Pháp. A hủy HĐ do B giao hàng chậm. Để xét việc hủy hợp đồng là hợp
pháp hay không hợp pháp, cần phải áp dụng pháp luật nước nào:
Pháp luật Việt Nam?
Pháp luật Pháp?
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Định nghĩa XĐPL
 Chưa có định nghĩa thống nhất
 XĐPL là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được áp dụng
để điều chỉnh một QHDS có YTNN.
 XĐPL chỉ tồn tại trong các quan hệ pháp luật dân sự, nhưng không phải mọi quan
hệ pháp luật dân sự đều dẫn tới xung đột pháp luật. Nói cách khác xung đột pháp luật
chỉ tồn tại trong một số quan hệ pháp luật dân sự.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
2. Nguyên nhân của XĐPL
 Quan hệ dân sự liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau
 Chưa có luật thống nhất giữa các quốc gia có liên quan
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Phương pháp giải quyết XĐPL
3.1. Phương pháp thống nhất luật nội dung và luật xung đột
 Điều ước quốc tế đa phương
VD: Công ước Vienne 1980 của LHQ về HĐ mua bán hàng hóa quốc tế
 Điều ước quốc tế song phương: Các hiệp định tương trợ tư pháp
VD: Điều 26 HĐTTTP VN – Mông cổ quy định về vấn đề ly hôn: “…Nếu vợ chồng,
một người là công dân bên ký kết này, một người là công dân bên ký kết kia thì áp
dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn…”. (Tức tòa án thụ lý vụ việc
sẽ áp dụng pháp luật của nước mình).
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3.1. Phương pháp thống nhất luật nội dung và luật xung đột
Ưu điểm:
 Dễ áp dụng
 ĐƯQT về nội dung đưa ra giải pháp trực tiếp
Nhược điểm:
 Số lượng chưa đủ
 Phạm vi hẹp
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3.2. Phương pháp sử dụng QPXĐ trong luật quốc gia
3.2.1. Khái niệm QPXĐ
VD: Điều 678-1, BLDS 2015: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở
hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản”.

VD: Điều 769-1, BLDS 2005: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được
xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa
thuận khác”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3.2.1. Khái niệm QPXĐ
 Không cho biết quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên, cũng như các hình thức và
biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với bên vi phạm pháp luật.
 Cho biết luật nào trong số các luật xung đột cần được áp dụng để giải quyết một
loại quan hệ cụ thể.
 Tồn tại trong cả văn bản luật quốc gia và văn bản luật quốc tế.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3.2.2. Cấu trúc của QPXĐ
Hai bộ phận không thể thiếu:
 Phạm vi
 Hệ thuộc
VD: Điều 680-1, BLDS 2015: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà
người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3.2. Phương pháp sử dụng QPXĐ
3.2.3. Phân loại QPXĐ
Quy phạm xung đột một chiều
VD: Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo
pháp luật Việt Nam (đ. 674-3 BLDS 2015)
Quy phạm xung đột hai chiều
VD: Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế
có quốc tịch ngay trước khi chết (đ. 680-1 BLDS 2015)
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3.2. Phương pháp sử dụng QPXĐ
3.2.3. Phân loại QPXĐ
 Hai chiều: đề ra nguyên tắc chung để tòa án lựa chọn pháp luật của một nước nào
đó sẽ được áp dụng cho quan hệ tương ứng
VD: Điều 678-2, BLDS 2015: “Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận
chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4. Các hệ thuộc luật cơ bản
4.1. Luật nhân thân (Lex personalis)
 Luật quốc tịch (Lex nationalis): luật của quốc gia mà đương sự là công dân.
VD: Điều 680-1, BLDS 2015: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà
người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.
 Luật nơi cư trú (Lex domicilii): luật của quốc gia mà ở đó đương sự có nơi cư trú
ổn định (thường trú).
VD: Điều 684, BLDS 2015 (mới): “Pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn
phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp
nhân xác lập hành vi đó được thành lập”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4. Các hệ thuộc luật cơ bản
4.2. Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex sociatis): Luật mà pháp nhân mang quốc
tịch.
Đ. 676-2, BLDS 2015: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp
nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp
nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp
nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định
theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4. Các hệ thuộc luật cơ bản
4.3. Luật nơi có vật (Lex resitae)
Vật (tài sản) ở nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó.
VD: Điều 678 BLDS 2015: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu
và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản…”.
Xác định nơi có vật như thế nào đối với tài sản vô hình?
Điều 677, BLDS 2015: “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4.4. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)
Hành vi được thực hiện ở nước nào thì áp dụng luật của nước đó.
 Luật nơi giao kết hợp đồng: hợp đồng được giao kết ở đâu thì áp dụng luật ở đó
để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hình thức của hợp đồng.
 Luật nơi yêu cầu bảo hộ:
VD: Điều 679, BLDS 2015: “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của
nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4.4. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)
 Luật nơi vi phạm pháp luật:
VD: Đ. 685, BLDS 2015: “Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện
việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có
căn cứ pháp luật”.
VD: Đ. 687-1, BLDS 2015: “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu
quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4.4. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)
 Nơi thực hiện hành vi vi phạm hay nơi phát sinh hậu quả của hành vi vi
phạm?
VD 1: Một công dân Mỹ bị hành hung trên lãnh thổ Hà Lan. Sau đó công dân Mỹ
quay về Mỹ và tử vong ở Mỹ. Nơi vi phạm pháp luật là Mỹ hay Hà Lan?
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4.4. Luật nơi thực hiện hành vi (Lex loci actus)
 Nơi thực hiện hành vi vi phạm hay nơi phát sinh hậu quả của hành vi vi
phạm?
Các nước khác nhau có quan điểm khác nhau trong việc xác định nơi vi phạm pháp
luật. Các nước như Italy, Hà Lan, Hy Lạp… cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi
xảy ra chính hành vi gây thiệt hại. Như vậy, nơi vi phạm pháp luật là Hà Lan và pháp
luật của Hà Lan được áp dụng để xác định việc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một
số nước như Mỹ, Pháp,... lại cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi hiện diện hậu quả
thực tế. Như vậy, nơi vi phạm pháp luật lại là Mỹ và phải áp dụng pháp luật của Mỹ
để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
4.5. Luật tòa án (Lex fori)
Tòa án áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết vụ việc
Quy phạm xung đột
Tố tụng
Thay thế cho luật nước ngoài lẽ ra cần được áp dụng
Luật nội dung (hôn nhân và gia đình)
VD: Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp VN – Mông cổ quy định về vấn đề ly hôn:
“…Nếu vợ chồng, một người là công dân bên ký kết này, một người là công dân bên
ký kết kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn…”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

4.6. Luật do các bên lựa chọn (Lex voluntatis)


VD: khoản 2, điều 4, BL hàng hải: “Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến
hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước
ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế
trong các quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở
một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp”.
- Quyền sở hữu và quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển (đ. 678-2)
- Hợp đồng (đ. 683)
- Thực hiện công việc không có ủy quyền (đ. 686)
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (đ. 687)
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

4.7. Luật nước người bán


 Bên bán hàng hóa (hoặc cung cấp dịch vụ) của nước nào thì áp dụng luật của
nước đó để giải quyết các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên khi có tranh
chấp hợp đồng xảy ra.
VN: đ. 683-2-a-b)
Áp dụng trong mua bán các loại động sản, và chỉ áp dụng khi các bên không
thỏa thuận chọn luật áp dụng.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

4.8. Luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất?


 Không phải là một hệ thuộc luật
 Là nguyên tắc bao trùm trong tư pháp quốc tế
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

5. Hiện tượng dẫn chiếu trong TPQT


5.1. Khái niệm
Dẫn chiếu cấp độ 1 (phản chí): khi tòa án của nước A áp dụng QPXĐ dẫn chiếu
đến pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải
được giải quyết theo pháp luật nước A (hay còn gọi là dẫn chiếu ngược trở lại).
Dẫn chiếu cấp độ 2 (chuyển chí): khi tòa án của nước A áp dụng QPXĐ dẫn chiếu
đến pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải
được giải quyết theo pháp luật nước nước C (hay còn gọi dẫn chiếu tới nước thứ ba).
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
 Dẫn chiếu cấp độ 1: Ví dụ
Một người Pháp sinh sống ở VN và có một số tài sản là động sản ở VN. Khi qua đời,
người này không để lại di chúc. Để xử lý khối tài sản là động sản này, theo pháp
luật VN (đ. 680-1) thì pháp luật Pháp phải được áp dụng. Như vậy pháp luật VN đã
dẫn chiếu đến pháp luật của Pháp. Tuy nhiên, pháp luật của Pháp lại quy định rằng
pháp luật áp dụng cho thừa kế theo pháp luật đối với động sản là pháp luật của
nước mà người để lại di sản có nơi cư trú cuối cùng trước khi chết. Như vậy, pháp
luật của Pháp đã dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật VN.
Hiện tượng dẫn chiếu cấp độ 1 (phản chí) xuất hiện là vì cùng đối với thừa kế theo
pháp luật đối với động sản, QPXĐ của VN có phần hệ thuộc là pháp luật quốc tịch
của người để lại di sản, trong khi đó QPXĐ của Pháp về vấn đề này có phần hệ
thuộc là nơi cư trú cuối cùng trước khi chết của người để lại di sản.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
 Dẫn chiếu cấp độ 2: Ví dụ
Doanh nghiệp A đăng ký thành lập tại Pháp, nhưng có trụ sở tại Bỉ, ký HĐ với DN B
của VN.
Tranh chấp xảy ra và được giải quyết trước TAVN. DN B của VN cho rằng DN A
không có năng lực để ký kết HĐ nên HĐ vô hiệu.
Theo pháp luật VN (đ. 676-1), việc xác định quốc tịch của DN A phải tuân theo pháp
luật Pháp, nhưng theo pháp luật Pháp việc xác định quốc tịch của pháp nhân phải
dựa vào pháp luật của nước nơi pháp nhân có trụ sở/nơi hoạt động chính.
Hiện tượng dẫn chiếu cấp độ 2 (chuyển chí) xuất hiện là vì cùng đối với quốc tịch của
pháp nhân, QPXĐ của VN có phần hệ thuộc là pháp luật nước nơi đăng ký thành
lập, trong khi đó QPXĐ của Pháp về vấn đề này có phần hệ thuộc là pháp luật nơi
có trụ sở của pháp nhân.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
5.2. Xử lý hiện tượng dẫn chiếu
 Không chấp nhận dẫn chiếu: Québec, Hy Lạp, Đan Mạnh, Na Uy, Thụy Điển, Hà
Lan, Brazil... Điều này có nghĩa là khi QPXĐ chỉ ra pháp luật nước nào để điều chỉnh
một QHDS nhất định thì Tòa án phải áp dụng pháp luật nước đó, mặc dù pháp luật
này dẫn chiếu ngược trở lại hệ thống pháp luật có chứa QPXĐ hay pháp luật của
nước thứ ba.
 Chấp nhận dẫn chiếu: Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Nhật Bản, Italy
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
5.2. Xử lý hiện tượng phản chí và chuyển chí
 Xử lý hiện tượng phản chí và chuyển chí ở VN (BLDS 2005)
- Dẫn chiếu cấp độ 1: Chấp nhận
VD: Điều 759-3, BLDS 2005: “... trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật
CHXHCN VN thì áp dụng pháp luật CHXHCN VN”.
- Dẫn chiếu cấp độ 2?
- Dẫn chiếu trong HĐ?
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
5.2. Xử lý hiện tượng phản chí và chuyển chí: BLDS 2015
 Nguyên tắc: chấp nhận dẫn chiếu
Đ. 668-1: Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp
dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường
hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
5.2. Xử lý hiện tượng phản chí và chuyển chí: BLDS 2015
 Cấp độ 1: chấp nhận
Đ. 668-2: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật
Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng”.
Cấp độ 2: chấp nhận
Đ. 668-3: “Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của
pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được
áp dụng”.
Không chấp nhận dẫn chiếu tới nước thứ 4, 5…
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
5.2. Xử lý hiện tượng phản chí và chuyển chí: BLDS 2015
Ngoại lệ: KHÔNG chấp nhận dẫn chiếu
Đ. 668-4: Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này (được lựa chọn
luật) thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
II. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong TPQT
1. Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài
 Tại sao cần áp dụng pháp luật nước ngoài?
VD: A và B là hai công dân VN kết hôn và sinh sống ở Pháp. Họ có 1 con 10 tuổi, cùng một
số động sản và bất động sản. Do mâu thuẫn, người chồng A về VN và một năm sau xin ly
hôn tại VN. Do khối tài sản chung của A và B nằm tại Pháp nên cần thiết phải áp dụng
pháp luật của Pháp để đảm bảo lợi ích của các bên đương sự. Vả lại, quy phạm điều chỉnh
bất động sản ở Pháp là quy phạm có tính áp dụng bắt buộc. Nếu tòa án VN không áp dụng
pháp luật của Pháp thì bản án sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Pháp.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
II. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong TPQT
1. Sự cần thiết áp dụng pháp luật nước ngoài
 Căn cứ áp dụng pháp luật nước ngoài
Pháp luật nước ngoài được áp dụng khi :
- ĐƯQT mà VN là thành viên dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài.
- Quy phạm xung đột của VN dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài.
- Các bên trong QHDS có YTNN được lựa chọn và đã lựa chọn pháp luật nước ngoài
điều chỉnh HĐ của mình.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
II. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong TPQT
2. Khó khăn khi áp dụng pháp luật nước ngoài
 Giá trị bắt buộc của QPXĐ?
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài
 Pháp luật nước ngoài chỉ được coi là chứng cứ: Một số nước Anh-Mỹ.
 Nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước ngoài thuộc về tòa án với sự trợ giúp
của các bên đương sự: Bỉ, Pháp…
Pháp luật nước ngoài phải được áp dụng đúng như tại quốc gia nơi nó được ban
hành: Pháp, Đức, VN…
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài: VN
 Tìm kiếm nội dung pháp luật nước ngoài
Trước 2015: Không có quy định
Theo TANDTC VN: “Người có đơn yêu cầu TA chỉ định trọng tài viên là người của
nước nào thì có nghĩa vụ phải cung cấp cho TA các văn bản pháp luật về trọng tài
của nước đó đã được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng
thực hợp pháp”.
Nghị quyết số 05/2003/HĐTP ngày 31/7/2003 của HĐTP TANDTC.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài: VN
 Tìm kiếm nội dung pháp luật nước ngoài
BLTTDS 2015: Đ. 481
- Các bên được lựa chọn thì phải chứng minh (k. 1)
- Theo quy phạm xung đột: Nghĩa vụ của tòa án (với sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân
khác) và quyền của các bên cung cấp pháp luật nước ngoài (k. 2, 3).
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài: VN
 Chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài
Đ. 667, BLDS 2015 (mới): “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng
có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có
thẩm quyền tại nước đó”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài: VN
 Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật
Đ. 669, BLDS 2015 (mới): Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp
luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do
pháp luật nước đó quy định.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
III. Hạn chế áp dụng pháp luật nước ngoài
1. Bảo lưu “trật tự công cộng”, “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”
 Khái niệm “trật tự công cộng”
- Không có định nghĩa
- Phạm vi rộng: tự do cá nhân, tự do lao động, bình đẳng nam nữ…
- Không rõ ràng
- Thay đổi tùy theo tòa án
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Bảo lưu trật tự công cộng
 Khái niệm “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”
Điều 759-3 BLDS 2005: “Trong trường hợp bộ luật này, các văn bản pháp luật khác
của VN hoặc ĐƯQT mà VN là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật
nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu
quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”.
Điều 5-2, Luật TM 2005: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài
được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu
pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật VN”.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Bảo lưu trật tự công cộng
 Khái niệm “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”
Đ 670-1, BLDS 2015:
Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau
đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam;
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Bảo lưu trật tự công cộng
 Hậu quả của vi phạm “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”
Một phán quyết của Trọng tài TMQT Liên bang Nga đã không được công nhận tại
VN vì “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”. Cụ thể, Tòa án trọng tài
đã không công nhận các giấy tờ được công chứng là bằng chứng hợp pháp và đòi
hỏi bị đơn VN phải xuất trình bản gốc. Vậy mà, điều 1 Nghị định 31/CP của CP
VN ngày 18/5/1996 về tổ chức hoạt động của Công chứng Nhà nước quy định:
“Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng Nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ”. Theo Tòa phúc thẩm
TAND tối cao tại Hà Nội, việc từ chối các văn bản được công chứng hợp pháp là
bằng chứng đã trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Bảo lưu trật tự công cộng
 Hậu quả của vi phạm “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN”
Nguyên tắc thiện chí được coi là “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” và
được dùng làm căn cứ không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài
nước ngoài.
Quyết định số 51/2011/KD-TMPT ngày 24/3/2011
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
2. Áp dụng quy phạm bắt buộc
 Không có định nghĩa về “quy phạm áp dụng bắt buộc”
 Không có thống kê đầy đủ
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
2. Áp dụng quy phạm bắt buộc
VD: ông Minh và bà Nữ kết hôn năm 1976. Năm 1986, hai người vượt biên sang
Campuchia. Khi đến biên giới Campuchia-Thái Lan thì bị Pôn Pốt phát hiện và bà
Nữ bị bắn chết. Nay ông Minh đã mang quốc tịch Mỹ yêu cầu TAND tỉnh Trà Vinh
tuyên bố bà Nữ đã chết. Vì vụ liên quan đến các công dân VN, nên pháp luật VN
được áp dụng. Tuy nhiên, vụ việc lại xảy ra tại biên giới Campuchia-Thái Lan nên
pháp luật Campuchia cũng có thể được áp dụng. TAND tỉnh Trà Vinh đã áp dụng
BLDS năm 1995 của VN, cụ thể là điều 91, coi đó là một quy phạm buộc phải
được áp dụng.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Lẩn tránh pháp luật: Cass. civ. 18 mars 1878 : affaire Pricesse de Bauffremont.
Cuối thế kỷ 19, một công chúa quốc tịch Bỉ sau khi kết hôn với một hoàng tử Pháp đã
trở thành người Pháp. Sau một thời gian ly thân, công chúa đòi ly hôn để cưới
Hoàng tử Bibesco de Roumanie, nhưng việc này bị pháp luật của Pháp thời đó
cấm.
Fraude à la loi
Fraud to the law.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Lẩn tránh pháp luật: Cass. civ. 18 mars 1878 : affaire Pricesse de Bauffremont.
Công chúa bèn nhập quốc tịch của Duché de Saxe-Altenbourg (thuộc Phổ, nay là
Đức), để được áp dụng các quy định pháp luật của Công quốc này.
Sau khi được tòa án cho phép ly hôn theo pháp luật của Duché de Saxe-Altenbourg,
công chúa liền kết hôn với hoàng tử Bibesco de Roumanie ở Berlin và quay lại
Pháp sinh sống.
Hoàng tử Pháp yêu cầu hủy kết hôn thứ hai.
Tòa án Pháp tuyên bố hôn nhân thứ hai không có hiệu lực trên lãnh thổ Pháp vì các
đương sự đã lẩn tránh pháp luật.
CHƯƠNG 3: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
3. Lẩn tránh pháp luật
 Thay đổi hệ thuộc luật
 Ý định lẩn tránh
 Hậu quả: vô hiệu

You might also like