You are on page 1of 36

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP BÀO CHẾ 1

SIRO THUỐC

Danh sách sinh viên Tiểu nhóm 6 – Nhóm 4

STT Họ tên sinh viên

1 Nguyễn Thị Bích Loan

2 Trần Gia Lộc

3 Nguyễn Duy Long

4 Phan Tiểu Long

5 Hoàng Duy Gia


MỤC LỤC

Phần 1: Đại cương


I. CÔNG THỨC
.................................................................................................................................... 5
II. TÍNH CHẤT, VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT TRONG CÔNG THỨC
.................................................................................................................................... 7

Phần 2: Chuẩn bị nguyên liệu

DUNG DỊCH BROMOFORM DƯỢC DỤNG 9


I. CÔNG THỨC
.................................................................................................................................... 9
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG THỨC
.................................................................................................................................... 9
III. CÁCH PHA CHẾ
................................................................................................................................... 10
IV. TÍNH CHẤT CỦA THÀNH PHẨM
................................................................................................................................... 10
V. BẢO QUẢN
................................................................................................................................... 10

CỒN ACONIT 11
I. DƯỢC LIỆU Ô ĐẦU
................................................................................................................................... 11
II. TÍNH CHẤT CỦA CỒN ACONIT
................................................................................................................................... 11
III. CÔNG THỨC
................................................................................................................................... 11
IV. CÁCH ĐIỀU CHẾ
................................................................................................................................... 12
V. SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NHANH GIỚI HẠN ALKALOID TRONG CỒN ACONIT
................................................................................................................................... 13

2
NƯỚC THƠM BẠC HÀ 15
I. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CỒN LÀM CHẤT TRUNG GIAN HOÀ TAN
................................................................................................................................... 15
II. PHƯƠNG PHÁP DÙNG BỘT TALC LÀM CHẤT PHÂN TÁN
................................................................................................................................... 16
III. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CHẤT DIỆN HOẠT LÀM TRUNG GIAN HOÀ TAN
................................................................................................................................... 16
IV. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP THEO REMINGTON
................................................................................................................................... 17
V. SO SÁNH GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP
................................................................................................................................... 18

SIRO HÚNG CHANH 19


I. ĐIỀU CHẾ NƯỚC THƠM HÚNG CHANH
................................................................................................................................... 19
II. PHA CHẾ SIRO HÚNG CHANH
................................................................................................................................... 19

SIRO VỎ QUÝT 20
I. CÔNG THỨC
................................................................................................................................... 20
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG THỨC
................................................................................................................................... 21
III. CÁCH PHA CHẾ
................................................................................................................................... 21
IV. TÍNH CHẤT CỦA THÀNH PHẨM
................................................................................................................................... 22
IV. BẢO QUẢN
................................................................................................................................... 22

SIRO ĐƠN 23
I. PHƯƠNG PHÁP HOÀ TAN NGUỘI
................................................................................................................................... 23
II. PHƯƠNG PHÁP HOÀ TAN NÓNG
................................................................................................................................... 23
III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ THEO DƯỢC ĐIỂN MĨ
................................................................................................................................... 24
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ THEO DƯỢC ĐIỂN ANH
................................................................................................................................... 24

3
III. TÍNH CHẤT CỦA SIRO ĐƠN
................................................................................................................................... 25
IV. BẢO QUẢN
................................................................................................................................... 26

EUCALYPTOL 27
I. CÔNG THỨC
................................................................................................................................... 27
II. CÁCH PHA CHẾ
................................................................................................................................... 27

ETHANOL 90% 28
I. SỐ LƯỢNG ĐIỀU CHẾ
................................................................................................................................... 28
II. CÁCH ĐO CỒN VÀ PHA CỒN
................................................................................................................................... 29

Phần 3: Điều chế siro thuốc 32

I. CÔNG THỨC HOÀN CHỈNH


................................................................................................................................... 32
II. CÁCH ĐIỀU CHẾ
................................................................................................................................... 33
III. NHÃN THÀNH PHẨM
................................................................................................................................... 33

KẾ HOẠCH THỰC TẬP


................................................................................................................................... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO


................................................................................................................................... 35

4
Phần 1: Đại cương

I. CÔNG THỨC
– Công thức thuốc của 1 đơn vị thành phẩm siro thuốc:
Dung dịch Bromoform dược dụng 1g
Cồn Aconit bảy trăm miligam
Eucalyptol 0,012 g
Siro húng chanh 15% (kl/kl)
Nước bạc hà 6 ml
Acid citric 0,1 g
Natri benzoat 0,1 g
Ethanol 90% 3,0 g
Siro vỏ quýt vđ 75 g

Đặc điểm công thức thuốc

Công thức trên là dạng siro thuốc, dùng đường uống, có cấu trúc dung dịch, dạng bào chế
đa liều.

Chứng minh

– Eucalyptol không tan trong nước, nhưng tan được trong cồn.
Acid citric, natri benzoat đều tan được trong nước và cồn.
Như vậy các thành phần trong công thức trên đều hoà trộn vào nhau tạo thành dung dịch.

– Lượng siro húng chanh cần dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là:
75 x 0,15 = 11,25 (g)

Lượng đường có trong siro húng chanh (nồng độ đường ≈ 64%) là:
11,25 x 0,64 = 7,2 (g)

– Tỉ lệ các chất tan trong nước bạc hà rất nhỏ, có thể xem tỉ trọng nước bạc hà xấp xỉ bằng tỉ
trọng của nước (d ≈ 1). Như vậy lượng nước bạc hà cần dùng khoảng 6 g.

Lượng siro vỏ quýt cần dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là:
75 – 1 – 0,7 – 0,012 – 11,25 – 6 – 0,1 – 0,1 – 3,0 = 52,838 (g)

5
Siro vỏ quýt bao gồm 1 phần dịch chiết đậm đặc với 9 phần siro đơn (kl/kl) [1].

Như vậy:

 9 phần siro đơn có lượng cân là:


52,838 x 0,9 = 47,5542 (g)

 1 phần dịch chiết đậm đặc có lượng cân là:


52,838 x 0,1 = 5,2838 (g)

Lượng siro đơn có trong dịch chiết đậm đặc vào khoảng:
5,2838 x 0,5 = 2,6419 (g)

Tổng lượng siro đơn cần dùng cho siro vỏ quýt là:
47,5542 + 2,6419 = 50,1961 (g)

– Siro đơn có nồng độ đường saccarose trong nước tinh khiết là 64% (kl/kl) [5]. Vậy lượng
đường trong siro đơn là:
50,1961 x 0,64 = 32,1255 (g)

Vậy tổng lượng đường có trong chế phẩm là:


7,2 + 32,1255 = 39,3255 (g)

Nồng độ đường trong chế phẩm là:

39,3255
x 100  52, 43%
75

– Theo Dược điển Việt Nam IV, siro thuốc là dung dịch uống hay hỗn dịch có nồng độ cao
đường trắng trong nước tinh khiết, chứa dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu [5].

Chế phẩm trên dạng dung dịch, có nồng độ đường cao (52,43%), vị ngọt, chứa dược chất
trị ho, giảm đau họng như dung dịch bromoform dược dụng, cồn aconit, các tinh dầu trong siro
húng chanh, siro vỏ quýt, eucalyptol, …

Như vậy, chế phẩm trên là dạng siro thuốc, dùng đường uống, có cấu trúc dung dịch, dạng
bào chế đa liều.

6
Ưu điểm Nhược điểm

– Thích hợp với trẻ em và bệnh – Thể tích cồng kềnh, dạng đa liều
nhân không sử dụng được dạng thuốc có nguy cơ phân liều không chính
phân liều rắn. xác khi sử dụng.
– Sinh khả dụng cao vì đa số siro – Hoạt chất dễ hỏng do môi
thuốc là dung dịch nước. trường nước, cấu trúc dung dịch
– Chứa hàm lượng đường cao làm
dung dịch có tính ưu trương cao, ngăn
cản sự phát triển của vi sinh vật.

II. TÍNH CHẤT, VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT TRONG CÔNG THỨC

Thành phần Tính chất Vai trò

Bromoform Dung dịch bromoform 10%, không màu, vị Hoạt chất: chống co thắt cơ trơn,
dược dụng ngọt tê lưỡi (vị bromoform). giảm ho, sát khuẩn.
Dễ tan trong nước.
o
Tỉ trọng (20 C) ≈ 1 [12].

Cồn Aconit Chất lỏng màu nâu, vị đắng, gây cảm giác Hoạt chất: giảm đau, trị ho, viêm
kiến cắn đầu lưỡi. họng.
Nếu thêm cùng một lượng nước, dung dịch
trở nên đục.
o
Tỉ trọng (25 C): 0,825 – 0,855 [13].

Eucalyptol Tinh dầu không màu, vị cay mát, cháy được. Tạo mùi thơm cho siro.
Không tan trong nước. Có tính sát trùng hô hấp, giảm
Tan trong alcol, cloroform, ether. ho.
o
Tỉ trọng (25 C): 0,921 – 0,923 [18].

Siro húng chanh Chất lỏng sánh, mùi thơm dễ chịu, cay. Tạo mùi, vị ngọt cho siro.
Dẫn chất pha chế thuốc.
Trị ho, long đờm.

Nước bạc hà Chất lỏng trong suốt hoặc vàng nhạt, mùi Tạo mùi thơm cho siro.
thơm bạc hà. Dễ bị mất mùi thơm do nhiệt Sát khuẩn, trị ho, thông mũi.
độ, ánh sáng, vi sinh vật

7
Acid citric Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hay dạng Chất chống oxi hoá, tạo vị chua cho
hạt không màu. siro.
Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol Giảm pH, tránh tạo tủa alkaloid có
96%, hơi tan trong ether [6]. trong cồn aconit.

Natri benzoat Bột kết tinh hay hạt hoặc mảnh màu trắng, Chất bảo quản chống vi sinh vật.
hơi hút ẩm.
Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol
90% [7].

Ethanol 90% Chất lỏng trong suốt, không màu, dễ bay Dung môi chiết xuất dược liệu bột
hơi, có mùi đặc trưng, dễ cháy. Ô đầu.
Hoà lẫn được với nước, cloroform, ether, Dung môi hoà tan eucalyptol, pha
glycerin. chế siro.
o
Tỉ trọng biểu kiến (20 C): 826,4 – 829,4
3
kg/m [8].

Siro vỏ quýt Chất lỏng sánh, vàng nhạt, vị ngọt, hơi đục, Nguyên liệu pha siro, tạo mùi thơm,
thơm mùi vỏ quýt. vị ngọt, dễ uống.
o
Tỉ trọng (25 C): 1,26 – 1,32 [14]. Trị ho, long đờm.

8
Phần 2: Chuẩn bị nguyên liệu
DUNG DỊCH BROMOFORM DƯỢC DỤNG

I. CÔNG THỨC

– Dung dịch bromoform dược dụng là dung dịch có nồng độ bromoform 10%.

Công thức gốc cho 100 g dung dịch bromoform dược dụng [12]:

Bromoform 10 g
Glycerin 30 g
Ethanol 90% 60 g

– Để điều chế cho 5 đơn vị siro thuốc, cần 5 g dung dịch bromoform dược dụng.

Với dự trù hao hụt, tiểu nhóm đề nghị điều chế 10 g dung dịch bromoform dược dụng. Vậy
công thức điều chế như sau:

Bromoform 1g
Glycerin 3g
Ethanol 90% 6g

II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG THỨC

Bromoform Chất lỏng không màu, nặng hơn nước (d = 2,887) mùi và vị
giống cloroform, không cháy. Tan trong cồn, ether, cloroform,
benzene, tinh dầu. Khó tan trong nước [16].
Dễ bị phân huỷ chuyển sang màu vàng trong không khí và ánh
sáng [17].
Là hoạt chất chính

Glycerin Hoà tan bromoform, có độ nhớt cao hạn chế sự bay hơi của
ethanol 90% và bromoform

Ethanol 90% Hỗn hoà với glycerin tạo dung môi hoà tan bromoform, nhưng
dễ bay hơi

9
III. CÁCH PHA CHẾ

Bằng phương pháp hoà tan trong hỗn hợp dung môi, cách pha chế như sau:

– Cân 3 g glycerin và 6 g ethanol 90%, cho vào chai có nút mài, lắc đều.

– Cân 1 g bromoform, cho vào hỗn hợp trên, lắc cho tan hoàn toàn.

– Đóng chai, dãn nhãn.

IV. TÍNH CHẤT CỦA THÀNH PHẨM


Dung dịch trong, không màu, có mùi và vị bromoform, gây tê lưỡi.

V. BẢO QUẢN
Bảo quản trong chai màu nâu, đậy kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng.

10
CÔN ACONIT

I. DƯỢC LIỆU Ô ĐẦU


1. Ô đầu

– Ô đầu là rễ củ mẹ đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl. hoặc
Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Là một dược liệu rất độc (độc
bảng A) [13].

– Thành phần hoá học: alkaloid (0,3 – 0,5%), chủ yếu là aconitin [15].
Theo Dược điển Việt Nam IV, dược liệu phải chứa ít nhất 0,6% alkaloid toàn phần tính
theo aconitin.

2. Tính chất của aconitin


– Aconitin có cấu trúc diester tạo thành từ aminoalcol
(aconin) và hai acid (acid citric, acid benzoic), dễ bị thuỷ
phân trong nước acid hoặc kiềm với nhiệt độ cao [15].
– Tan trong cloroform, benzen, cồn cao độ. Hầu như
không tan trong nước [19].

II. TÍNH CHẤT CỦA CỒN ACONIT [13]

– Là cồn thuốc được chiết xuất từ bột Ô đầu bằng phương pháp ngấm kiệt nhỏ giọt.
– Cảm quan: chất lỏng màu vàng nhạt, vị đắng và gây cảm giác kiến cắn trên đầu lưỡi. Nếu
thêm cùng một khối lượng nước, dung dịch sẽ trở nên đục lờ.
– Thử độc tính: độ độc của 1 ml cồn thuốc phải tương ứng độ độc của 0,15 mg aconitin chuẩn
hoặc LD50 cho mỗi kg thể trọng chuột phải xấp xỉ 2,4 ml (giới hạn dưới và trên: 1,6 và 3,2 ml).
o
– Tỉ trọng của cồn aconit ở 25 C là 0,825 – 0,855.

III. CÔNG THỨC


– Thông thường dược liệu độc được chiết bằng ethanol 70%. Nhưng aconitin là một alkaloid
dễ bị thuỷ phân, nên dung môi chiết là ethanol 90% [2].

– Công thức gốc như sau [11]:


Bột Ô đầu mịn vừa 100 g
Ethanol 90% vđ
100 g bột Ô đầu ngấm kiệt với ethanol 90%, thu được 800 g dịch chiết (gấp 8 lần dược
liệu), tương ứng 935 – 970 ml.

11
Như vậy, 45 g bột Ô đầu mịn vừa có thể thu được 360 g dịch chiết (421 – 436 ml):
Bột Ô đầu mịn vừa 45 g
Ethanol 90% vđ 360 g

Tính toán lượng ethanol 90% sử dụng

– Làm ẩm bột Ô đầu: 25 – 30 ml.

– Kiểm tra bình ngấm kiệt: khoảng 10 ml.

– Do chưa biết hàm lượng alkaloid trong 45 g bột Ô đầu, tiểu nhóm (TN) đề nghị phương
pháp thăm dò chung với các tiểu nhóm khác.

Cụ thể, thăm dò ở những lần rút dịch chiết khác nhau (lần 4, 5, 6 và 7), đem thử giới hạn
cấp tốc bằng phương pháp Debreuille:
 TN5: rút dịch chiết lần thứ 4 (180 g dịch chiết ≈ 215 ml)
 TN6: rút dịch chiết lần thứ 5 (225 g dịch chiết ≈ 270 ml)
 TN7: rút dịch chiết lần thứ 6 (270 g dịch chiết ≈ 320 ml)
 TN8: rút dịch chiết lần thứ 7 (315 g dịch chiết ≈ 375 ml)

Từ đó xác định tỉ lệ dịch chiết so với dược liệu bao nhiêu lần thì đạt giới hạn.

– Giả sử dịch chiết rút tối đa 8 lần dược liệu (360 g dịch chiết) là đạt giới hạn, khi đó lượng
ethanol 90% cần dùng khoảng 430 ml.

Tổng lượng ethanol 90% dùng là: 30 + 10 + 430 = 470 (ml).

Tiểu nhóm đề nghị dự trù khoảng 550 ml ethanol 90%.

IV. CÁCH ĐIỀU CHẾ


Bột dược liệu nên nghiền mịn vừa. Không nghiền quá mịn, vì các hạt bột có thể kết tụ tạo
thành hạt to hơn, dung môi khó thấm. Mặt khác màng tế bào bị phá vỡ, không còn tính chọn lọc,
sẽ xảy ra sự khuếch tán ngoại, kéo theo tạp lẫn nhiều.

Theo Dược điển Việt Nam I, qui trình điều chế cồn Ô đầu như sau:

1. Làm ẩm dược liệu

– Cân 45 g bột Ô đầu mịn vừa, cho vào becher 250 ml.

– Làm ẩm bột dược liệu bằng 25 – 30 ml ethanol 90%.

– Bao kín becher bằng nilon, ủ trong 2 – 4 giờ.

12
2. Nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt, ngâm lạnh

– Bình ngấm kiệt: đáy bình có lót một lớp gòn, rồi một lớp giấy lọc để tránh dược liệu chảy
theo dịch chiết làm nghẹt ống rút. Kiểm tra bình có chảy hay không bằng 10 ml ethanol 90%.

– Nạp dược liệu đã làm ẩm vào khoảng 2/3 thể tích bình, gõ nhẹ để phân tán đều, gạt bằng
bề mặt dược liệu, không nén chặt.

– Đặt một tờ giấy lọc lên bề mặt dược liệu, dùng một vật nhỏ (như nút thuỷ tinh) đè lên để
tránh dược liệu xáo trộn khi cho dung môi vào.

– Thêm từ từ ethanol 90% đến ngập dược liệu. Mở khoá cho một ít dịch chiết chảy ra nhằm
loại bọt khí. Phần dịch chiết đó đổ lại vào bình.

– Lượng dung môi ngập mặt dược liệu, cao hơn 2 – 3 cm. Ngâm lạnh 24 giờ.

3. Rút dịch chiết

– Tốc độ rút dịch chiết: 1 ml dịch chiết/phút (điều chỉnh tốc độ bằng ống đong 10 ml).

– Trong khi rút dịch chiết, chú ý bổ sung thêm ethanol sao cho dung môi luôn cao hơn mặt
dược liệu 2 – 3 cm.

– Các tiểu nhóm rút dịch chiết được khoảng 3/4 lượng cồn aconit ở các tỉ lệ thăm dò đã phân
công, thì không thêm dung môi nữa, rút hết dịch chiết và ép bã, đem đi thử giới hạn cấp tốc bằng
phương pháp Debreuille:

 TN5: 3/4 x 215 ≈ 161 ml ● TN6: 3/4 x 270 ≈ 203 ml

 TN7: 3/4 x 320 = 240 ml ● TN8: 3/4 x 375 ≈ 282 ml

V. SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NHANH GIỚI HẠN ALKALOID TRONG


CỒN ACONIT
– Theo Dược điển Việt Nam I, cồn aconit phải chứa 0,045 – 0,055% alkaloid toàn phần tính
theo aconitin.

– Có thể xác định nhanh giới hạn alkaloid bằng phương pháp Debreuille [20], với thuốc thử
Mayer 1/10. Biết rằng 1 ml thuốc thử tương ứng 0,0021 g aconitin.

13
Cách tiến hành theo sơ đồ sau:

Dịch chiết cồn Ô đầu

Mẫu A: 20 g Mẫu B: 20 g

Cô cách thuỷ Cô cách thuỷ

Cắn A Cắn B

1 ml HCl 10% 1 ml HCl 10%


20 ml nước cất 20 ml nước cất

Mẫu A Mẫu B

4,5 ml TT Mayer 1/10 5,5 ml TT Mayer 1/10


Lọc loại tủa Lọc loại tủa

Dịch lọc A Dịch lọc B

1 ml TT Mayer 1/10 1 ml TT Mayer 1/10

Phải có tủa Không có tủa

Biện luận kết quả

Mẫu A Mẫu B Kết luận

Tủa Tủa Hàm lượng alkaloid toàn phần vượt quá giới hạn
(> 0,055%)
Pha loãng bằng ethanol 90% rồi thử lại giới hạn

Tủa Không tủa Hàm lượng alkaloid toàn phần nằm trong giới hạn
cho phép
Kết thúc rút dịch chiết

Không tủa Không tủa Hàm lượng alkaloid toàn phần thấp hơn giới hạn
(< 0,045%)
Cô bớt cồn hoặc chiết thêm

14
NƯỚC BẠC HÀ

– Nước bạc hà là chế phẩm dạng nước thơm, chứa tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae). Trong
phạm vi đề cương, nước bạc hà được điều chế bằng cách hoà tan tinh dầu trong nước.

– Lượng nước bạc hà dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là 6 ml (≈ 6 mg).

Lượng nước bạc hà dùng cho 5 đơn vị thành phẩm là 6 x 5 = 30 ml.

Vì tinh dầu bạc hà dùng lượng quá nhỏ, gây khó khăn khi cân, nên tiểu nhóm đề nghị điều
chế 100 ml nước bạc hà (≈ 100 mg) để dễ thao tác.

I. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CỒN LÀM CHẤT TRUNG GIAN HOÀ TAN
Tinh dầu bạc hà không tan trong nước, nhưng lại tan tốt trong cồn.
Mặt khác, cồn có thể hoà trộn với nước.
Vì vậy có thể dùng cồn làm chất trung gian hoà tan tinh dầu trong nước.

1. Công thức

Để điều chế 100 ml nước bạc hà, tinh dầu được hoà tan theo 2 giai đoạn [3]:

– Tạo cồn bạc hà 1% (kl/kl):


Tinh dầu 0,2 g
Ethanol 90% vđ 20 g
– Pha trong nước:
Cồn bạc hà 1% 3g
Nước cất 97 g

Hàm lượng tinh dầu bạc hà trong nước thơm là 0,03%.

2. Cách làm

– Cân 0,2 g tinh dầu cho vào erlen khô sạch, thêm ethanol 90% vừa đủ 20 g, lắc đều, thu
được cồn bạc hà 1%.

– Lấy 3 g cồn bạc hà 1% cho vào erlen khô sạch, thêm 97 g nước cất, lắc đều.

– Lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng chai, dán nhãn.

15
II. PHƯƠNG PHÁP DÙNG BỘT TALC LÀM CHẤT PHÂN TÁN
TINH DẦU TRONG NƯỚC
Bột talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn. Với dạng
tinh khiết, bột talc có công thức: Mg3Si4O10(OH)2 [10].

Bột talc có khả năng phân tán tinh dầu đều trong nước nhờ tăng diện tích tiếp xúc, nhanh
chóng đạt nồng độ bão hoà.
Chú ý cần dùng một lượng thừa tinh dầu vì talc hấp phụ đến 60 – 70% tinh dầu [3].

1. Công thức

– Công thức gốc [3]:


Tinh dầu 1g
Nước cất vđ 1000 g
Bột talc 10 g

– Công thức điều chế 100 ml nước bạc hà:


Tinh dầu 0,1 g
Nước cất vđ 100 g
Bột talc 1g

2. Cách làm
– Trộn 100 g bột Talc với 0,1 g tinh dầu, sau đó thêm nước khuấy, lắc kỹ.
– Để yên 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy, sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng
chai, dãn nhãn.
– Hệ số tan của tinh dầu trong nước là 0,05 tương ứng với nồng độ 0,5 g/l [3].

III. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CHẤT DIỆN HOẠT LÀM TRUNG GIAN
HOÀ TAN
Tween 20 là một chất diện hoạt không ion hoá, tạo nhũ tương dầu trong nước ổn định. Như
vậy có thể dùng tween 20 là trung gian hoà tan tinh dầu bạc hà trong nước.

1. Công thức

– Công thức gốc [3]:


Tinh dầu 2g
Tween 20 20 g
Ethanol 90% 200 g
Nước cất 778 g

16
– Công thức điều chế 100 ml nước bạc hà:
Tinh dầu 0,2 g
Tween 20 2g
Ethanol 90% 20 g
Nước cất vđ 100 g

2. Cách làm

– Cân 0,2 g tinh dầu và 2 g tween 20 cho vào erlen có nút mài, đậy nút, lắc đều.

– Cho 20 g ethanol 90% vào erlen, lắc đều. Thêm nước cất vừa đủ 100 g, tiếp tục lắc đều.

– Lọc qua giấy lọc đã thấm nước. Đóng chai, dán nhãn.

IV. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP THEO REMINGTON


1. Công thức

– Công thức gốc [21]:

Nước thơm đậm đặc:


Tinh dầu 20 ml
Ethanol 90% 600 ml
Nước cất vđ 1000 ml
Bột talc 50 g

Nước bạc hà thu được bằng cách pha 1 phần thể tích nước thơm đậm đặc với 39 phần thể
tích nước.

Bột talc trong trường hợp này có vai trò hấp phụ tinh dầu còn dư.

– Như vậy, công thức điều chế như sau:

Nước thơm đậm đặc (50 ml):


Tinh dầu 1 ml
Ethanol 90% 30 ml
Nước cất vđ 50 ml
Bột talc 2,5 g

Nước bạc hà (100 ml):


Nước thơm đậm đặc 2,5 ml
Nước cất 97,5 ml

17
2. Cách làm

– Hút 1 ml tinh dầu bạc hà bằng pipet, hoà vào 30 ml ethanol 90% trong erlen có nút mài.
Đậy nút rồi lắc đều.

– Thêm từ từ nước cất vừa đủ 50 ml, lắc mạnh.

– Trộn 2,5 g bột talc đã tiết trùng vào hỗn hợp trên, lắc đều. Để yên trong vài giờ, thỉnh
thoảng lắc đều.

– Lọc qua giấy lọc có thấm nước, thu được nước thơm đậm đặc.

– Lấy 2,5 ml nước thơm đậm đặc cho vào erlen có nút mài. Thêm 97,5 ml nước cất. Lắc đều,
thu được nước bạc hà.

V. SO SÁNH GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

Đơn giản, dễ làm Hàm lượng tinh dầu thấp


Phương pháp dùng cồn
Ít tốn nguyên liệu Dễ bị bay hơi

Tinh dầu bị hấp phụ


Phương pháp dùng Hàm lượng tinh dầu cao,
một phần
bột talc mùi thơm mạnh
Pha chế lâu

Phương pháp dùng Nước thơm bền, Có mùi, vị đắng của


chất diện hoạt bảo quản lâu chất diện hoạt

Tinh dầu bị hấp phụ


Phương pháp kết hợp Hàm lượng tinh dầu cao,
một phần
theo Remington mùi thơm mạnh
Pha chế phức tạp

18
SIRO HÚNG CHANH

– Siro húng chanh được điều chế bằng cách hoà tan đường vào nước thơm húng chanh.
Như vậy, nồng độ đường trong siro có thể đạt 64%.
– Lượng siro húng chanh dùng cho 1 đơn vị thành phẩm là 11,25 g.
Lượng siro húng chanh dùng cho 5 đơn vị thành phẩm là 11,25 x 5 = 56,25 g.
Để tránh hao hụt, tiểu nhóm đề nghị pha 70 g siro húng chanh có nồng độ đường 64% (gồm
25,2 g dịch chiết và 44,8 g đường saccarose).

I. ĐIỀU CHẾ NƯỚC THƠM HÚNG CHANH


1. Công thức
– Dịch chiết lá húng chanh được điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
– Do 1 ml dịch chiết tương ứng với khoảng 1 g dược liệu, nên cần 25,2 g lá húng chanh tươi.
Để thuận tiện, dùng 30 g lá húng chanh tươi. Vậy công thức như sau:
Lá húng chanh tươi 30 g
Nước vđ

2. Cách làm
– Cân 30 g lá húng chanh tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, vò nhẹ để các túi tiết vỡ ra, rồi cho vào
bình cầu. Thêm nước khoảng 1/2 bình cầu.
– Lắp hệ thống chưng cất. Tiến hành cất, thu 30 ml dịch chiết bằng ống đong.
– Lọc qua giấy lọc đã thấm ướt bằng nước cất. Đóng chai, dán nhãn.

II. PHA CHẾ SIRO HÚNG CHANH


1. Công thức
Tỉ lệ tinh dầu trong nước thơm húng chanh chiếm rất nhỏ nên có thể xem 1 ml nước thơm
tương ứng 1 g. Công thức pha siro như sau:
Nước thơm húng chanh 25,2 ml
Đường saccarose 44,8 g

2. Cách làm
– Lấy 25,2 ml nước thơm húng chanh cho vào erlen có nút mài. Cân 44,8 g đường, vừa cho
vào erlen từ từ vừa khuấy đều. Đậy nút.
o
– Đun cách thuỷ (< 60 C) đến khi tan hoàn toàn.
– Đo, điều chỉnh nồng độ đường trong siro bằng tỉ trọng kế hoặc phù kế Baumé.
– Đóng chai, dán nhãn.

19
SIRO VỎ QUÝT

– Siro vỏ quýt được pha chế bằng cách phối trộn 1 phần dịch chiết đậm đặc vỏ quýt với 9
phần siro đơn (kl/kl) [1].

– Dịch chiết đậm đặc là dạng bào chế trung gian được pha chế sẵn và bảo quản trong phòng
pha chế.
Như vậy, có thể điều chế chế phẩm từ dược liệu nhanh chóng mà không cần phải bảo quản
dược liệu trong phòng pha chế.
Mặt khác, dịch chiết đậm đặc đã được tiêu chuẩn hoá về mặt vật lí, hoá học, nên các thành
phẩm thu được sẽ đồng nhất về mặt chất lượng, ít phụ thuộc vào dược liệu [1].

I. CÔNG THỨC

– Công thức gốc để điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt [1]:
Vỏ quýt cắt nhỏ 30 g
Ethanol 80% 30 ml
Ethanol 90% 30 ml
Nước 300 ml
Siro đơn vđ 100 g

– Lượng siro vỏ quýt có trong 1 đơn vị thành phẩm là 52,838 g.


Vậy 5 đơn vị thành phẩm cần có 264,19 g siro vỏ quýt. Để dự trù hao hụt, tiểu nhóm đề
nghị pha 300 g siro vỏ quýt.

Công thức điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt như sau:
Vỏ quýt cắt nhỏ 9g
Ethanol 80% 9 ml
Ethanol 90% 9 ml
Nước 90 ml
Siro đơn vđ 30 g

Công thức điều chế siro vỏ quýt:


Dịch chiết đậm đặc 30 g
Siro đơn 270 g

20
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG THỨC

Vỏ quýt khô Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây Quýt
(Citrus reticulata Blanco), họ Cam (Rutaceae) [11].
(trần bì)
Hoạt chất: tinh dầu, chủ yếu là D–limonen (> 90% tinh dầu).
Ngoài ra còn có các flavonoid.
Có tác dụng trị ho, long đờm.

Ethanol 80% Dung môi chiết xuất tinh dầu vỏ quýt

Ethanol 90% Dung môi loại tạp phân cực như pectin, chất nhầy trong vỏ quýt

Nước Dung môi chiết xuất flavonoid

Siro đơn Vị ngọt, tạo nhớt, hạn chế tinh dầu bay hơi, giúp dịch chiết đậm
đặc, điều chỉnh khối lượng thành phẩm

III. CÁCH PHA CHẾ


1. Điều chế dịch chiết đậm đặc vỏ quýt [1]

Tẩm cồn vỏ quýt


– Vỏ quýt đem rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cân 9 g vỏ quýt, cho vào erlen có nút mài, tẩm với 9 ml
ethanol 80%, đậy nút và để yên trong 12 giờ.
o
– Sau 12 giờ, thêm 60 ml nước nóng (80 C) vào erlen trên, lắc đều, để yên 12 giờ.
– Sau 12 giờ, gạn lọc dịch chiết, đóng vào chai (dịch chiết 1).
o
– Thêm 30 ml nước nóng (80 C) vào phần bã còn lại trong erlen, lắc đều, để yên 6 giờ.

Cô dịch chiết và cất cồn thơm


– Sau 6 giờ, gạn lọc lấy dịch chiết 2 từ phần bã trong erlen, cô cách thuỷ trên chén sứ.
– Phần dịch chiết 1 đem đi cất cồn thơm, thu lấy 6 ml cồn thơm.
– Gộp chung dịch chiết đã cất cồn thơm với dịch chiết 2, tiếp tục cô trên chén sứ.
– Dịch cô còn khoảng 9 ml, để nguội, thêm 9 ml ethanol 90%, trộn đều, cho vào becher, đậy
kín, bảo quản trong tủ lạnh trong 12 giờ.

Tạo dịch chiết đậm đặc


– Phần dịch chiết sau khi bảo quản lạnh đem đi lọc qua gạc, thu lấy dịch chiết đã loại tạp.
– Gộp chung với 8 ml cồn thơm, trộn đều, thu được dịch chiết cô đặc đã loại tạp.
– Thêm siro đơn vào dịch chiết trên vừa đủ 30 g, khuấy đều, thu được dịch chiết đậm vỏ
quýt. Đem đóng chai, dán nhãn.

21
Sơ đồ điều chế dịch chiết đậm đặc từ vỏ quýt

9 g vỏ quýt tẩm 9 ml ethanol 80%, để 12 giờ

o
60 ml nước 80 C
Để 12 giờ
Gạn lọc

Dịch chiết 1 Dược liệu đã chiết 1 lần

o
Cất cồn thơm 30 ml nước 80 C
Để 6 giờ
Lọc

6 ml cồn thơm Dịch chiết đã cất cồn thơm Dịch chiết 2

Hỗn hợp dịch chiết

Cô cách thuỷ

9 ml dịch cô đặc

9 ml ethanol 90%
Để lạnh 12 giờ
Gạn lọc

Dịch chiết cô đặc đã loại tạp chất

Siro đơn

30 g dịch chiết đậm đặc vỏ quýt

2. Pha siro vỏ quýt

– Cân 270 g siro đơn, cho vào becher.


– Cho từ từ 30 g dịch chiết đậm đặc vào siro đơn, trộn đều.
– Đóng chai, dán nhãn.

IV. TÍNH CHẤT CỦA THÀNH PHẨM


Chất lỏng sánh màu vàng nhạt, hơi đục, vị ngọt, có mùi thơm của vỏ quýt.

V. BẢO QUẢN
Bảo quản trong chai kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

22
SIRO ĐƠN

Siro đơn được dùng để pha chế siro vỏ quýt, bao gồm:
– Lượng siro đơn trong 30 g dịch chiết đậm đặc chiếm khoảng 50%:
30 x 0,5 = 15 (g)
– Lượng siro đơn trộn với dịch chiết đậm đặc để tạo siro vỏ quýt (1 phần dịch chiết đậm đặc,
9 phần siro đơn): 270 g
Như vậy tổng cộng có 285 g siro đơn được dùng.
Tiểu nhóm đề nghị dự trù 350 g siro đơn.

I. PHƯƠNG PHÁP HOÁ TAN NGUỘI


1. Công thức

– Công thức gốc [4]:


Đường saccarose 180 g
Nước cất 100 g

– Công thức pha chế 350 siro đơn:


Đường saccarose 225 g
Nước cất 125 g

2. Cách làm
– Cân 225 g đường, cho vào becher 500 ml.
o
– Cho 125 g nước cất vào, khuấy đều (có thể gia nhiệt không quá 60 C) cho tan hoàn toàn.
Lọc siro qua túi vải sạch.
o
– Đo tỉ trọng của siro đơn ở 20 C, điều chỉnh nếu cần.
– Đóng chai, dán nhãn.

II. PHƯƠNG PHÁP HOÀ TAN NÓNG


1. Công thức
– Công thức gốc [4]:
Đường saccarose 165 g
Nước cất 100 g
– Công thức pha chế 350 siro đơn:
Đường saccarose 224 g
Nước cất 136 g

23
2. Cách làm
– Cân 136 g nước cất, cho vào becher 500 ml. Đun sôi trên bếp đến khi nước sủi bọt (khoảng
o
80 C).
– Cân 224 g đường, vừa cho từ từ vào becher trên vừa khuấy đến khi tan hết.
o
– Tiếp tục đun ở 105 C trong 2 – 3 phút. Tắt bếp, lọc nóng qua túi vải sạch.
o
– Để nguội đến 20 C, đo tỉ trọng của siro đơn, điều chỉnh nếu cần.
– Đóng chai, dán nhãn.

III. PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ THEO DƯỢC ĐIỂN MĨ (USP)


1. Công thức

– Công thức gốc [22]:


Đường saccarose 850 g
Nước cất vđ 1000 ml
o
Khối lượng của 1000 ml siro đơn ở 20 C là 1314 g [4].

– Để thuận tiện, tiểu nhóm đề nghị pha 300 ml siro đơn, công thức như sau
Đường saccarose 255 g
Nước cất vđ 300 ml

2. Cách làm
– Chuẩn bị bình ngấm kiệt thích hợp, ở cổ bình có lớp gòn đã thấm nước. Cân 255 g đường,
cho vào bình.
– Đổ từ từ khoảng 135 ml nước cất (có thể dùng nước sôi) vào bình, điều chỉnh dòng chảy
cho đều đến khi đường tan hết. Phần dịch lọc ra đầu tiên có thể đổ lại vào bình.
– Tráng lại bình ngấm kiệt, lớp gòn. Bổ sung nước vừa đủ 300 ml.
o
– Đo tỉ trọng của siro đơn ở 20 C, điều chỉnh nếu cần.
– Đóng chai, dán nhãn.

IV. PHƯƠNG PHÁP PHA CHẾ THEO DƯỢC ĐIỂN ANH (BP)
1. Công thức

– Công thức gốc [23]:


Đường saccarose 667 g
Nước cất vđ 1000 g
o
Siro đơn phải có khối lượng riêng ở 20 C là 1,315 – 1,333 g/ml.

24
– Công thức pha chế 350 siro đơn:
Đường saccarose 233 g
Nước cất vđ 350 g

2. Cách làm
– Cân 233 g đường, cho vào becher lớn.
– Đun đường với lượng nước cất thích hợp, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Bổ sung nước cất
đun sôi vừa đủ 350 g.
o
– Để nguội đến 20 C, đo tỉ trọng của siro đơn, điều chỉnh nếu cần.
– Đóng chai, dán nhãn.

V. TÍNH CHẤT CỦA SIRO ĐƠN


– Là dung dịch đường trắng gần bão hoà trong nước, có nồng độ đường 64% (kl/kl).
– Chất lỏng sánh, không màu, vị ngọt.
o o
– Tỉ trọng của siro đơn: 1,32 (ở 20 C); 1,26 (ở 105 C).

Đo tỉ trọng của siro đơn


– Có mối tương quan giữa tỉ trọng và nồng độ đường trong siro đơn [4]:

Nồng độ đường % Tỉ trọng siro


65 1,3207
64 1,3146
60 1,2906
55 1,2614

– Dụng cụ để đo tỉ trọng của siro đơn là phù kế Baumé hoặc tỉ trọng kế.

– Điều chỉnh nồng độ đường:

 Siro đậm đặc hơn qui định: tiến hành pha loãng với nước
Khi đo tỉ trọng bằng phù kế Baumé, lượng nước cần dùng để pha loãng là [4]:
E = 0,033 x S x D
Với E: lượng nước cần dùng để pha loãng (g)
S: khối lượng siro (g)
o
D: số độ Baumé vượt quá 35

25
Độ Baumé Tỉ trọng siro Độ Baumé Tỉ trọng siro
o o
30 1,2624 34 1,3082
o o
31 1,2736 34,5 1,3100
o o
32 1,2849 35 1,3202
o o
33 1,2964 36 1,3324

Bảng tương quan giữa độ Baumé và tỉ trọng siro

Khi đo bằng tỉ trọng kế, lượng nước cần dùng để pha loãng là [4]:

a.d 2  d1  d 
X
d1  d  d 2 

Với X: lượng nước cần thêm (g)


a: lượng siro cần pha loãng (g)
d1: tỉ trọng của siro cần pha loãng
d: tỉ trọng cần đạt đến
d2: tỉ trọng của dung môi pha loãng (d2 = 1 nếu là nước)

 Siro loãng hơn qui định: tiến hành thêm đường


Gọi lượng đường cần thêm là m (g)
khối lượng siro loãng là m1 (g)
khối lượng siro sau khi thêm đường để đạt tỉ trọng 1,32 là m2 (g)
tỉ trọng của siro cần thêm đường là d
thể tích của siro đơn là V (ml)
Giả sử thể tích của siro không thay đổi nhiều sau khi thêm đường, nên:
m1 = d x V
m2 = 1,32 x V

Suy ra lượng đường cần thêm là:


m = m1 – m2 = (d – 1,32) x V

VI. BẢO QUẢN


Bảo quản trong chai kín, để nơi thoáng mát.

26
EUCALYTOL

Lượng eucalyptol dùng trong 1 đơn vị thành phẩm siro là 0,012 g.

Lượng eucalyptol dùng trong 5 đơn vị thành phẩm siro là 0,012 x 5 = 0,06 g.

Nhưng vì 0,06 g là một lượng nhỏ, không cân đong chính xác được, nên phải pha chế dung
dịch mẹ trước.

Eucalyptol không tan trong nước, trộn lẫn được trong cồn, cloroform, ether [18]. Để thuận
tiện, tiểu nhóm sử dụng ethanol 90% để làm dung môi, và pha dung dịch mẹ 10%.

I. CÔNG THỨC
Công thức điều chế dung dịch eucalyptol 10% (kl/tt):

Eucalyptol 1g

Ethanol 90% vđ 10 ml

II. CÁCH PHA CHẾ


– Cân 1 g eucalyptol, cho vào erlen khô sạch.

– Thêm từ từ ethanol 90% vừa đủ 10 ml, lắc đều cho tan hết.

– Lọc qua giấy xếp. Đóng chai, dán nhãn.

27
ETHANOL 90%

I. SỐ LƯỢNG ĐIỀU CHẾ


o 3
Tỉ trọng biểu kiến của ethanol 90% ở 20 C: 826,4 – 829,4 kg/m [8].
Lượng ethanol 90% có trong công thức 1 đơn vị siro là 3 g.
Nên lượng ethanol 90% có trong công thức 5 đơn vị siro là 15 g (≈ 18 ml).
Trong dung dịch eucalyptol 10%, đã dùng 10 ml ethanol 90%.
Vậy lượng ethanol 90% còn lại trong công thức 5 đơn vị siro là 8 ml

Giai đoạn điều chế Số lượng cồn cần dùng

Dung dịch bromoform dược dụng


Ethanol 90% 6 g (≈ 7,2 ml)
Cồn aconit
Ethanol 90% 550 ml
Siro vỏ quýt
Ethanol 90% 18 ml
Ethanol 80% 9 ml
Nước bạc hà
Phương pháp dùng cồn
Ethanol 90% 20 g (≈ 24,2 ml)
Phương pháp dùng chất diện hoạt
Ethanol 90% 20 g (≈ 24,2 ml)
Phương pháp kết hợp theo Remington
Ethanol 90% 30 ml

Dung dịch eucalyptol 10% (kl/tt) 10 ml

Trong công thức 5 đơn vị siro 8 ml

Tổng
Ethanol 90% 671,6 ml
Ethanol 80% 18 ml

Tiểu nhóm đề nghị pha 700 ml ethanol 90%, 30 ml ethanol 80%.

28
II. CÔNG THỨC TÍNH VÀ CÁCH PHA CỒN
o
Độ cồn thật: nồng độ cồn (tt/tt) đo ở 15 C.
o
Độ cồn biểu kiến: nồng độ cồn (tt/tt) đo ở nhiệt độ khác 15 C.

1. Cách đo độ cồn

– Rót cồn cao độ vào ống đong một lượng lớn, thả nhẹ cho cồn kế nổi tự do (không chạm
vào thành và đáy ống đong), đọc độ cồn biểu kiến.

– Nhúng nhiệt kế vào ống đong sao bầu thuỷ ngân ngập sâu trong cồn, đọc nhiệt độ (khi mức
thuỷ ngân không còn dịch chuyển).

– Tính toán độ cồn thật [2]:

 Nếu độ cồn biểu kiến trên 56%: tra bảng Gay – Lussac

 Nếu độ cồn biểu kiến 25 – 56%: áp dụng công thức


X = C + 0,4(15 – t)

Với X: độ cồn thật


C: độ cồn biểu kiến
t: nhiệt độ của cồn ở thời điểm đo

2. Pha cồn

– Áp dụng công thức tính:


V2 x C2
V1 x C1  V2 x C2  V1 
C1

Với V1: thể tích ethanol nguyên liệu V2: thể tích ethanol cần pha

C1: độ cồn của ethanol nguyên liệu C2: độ cồn của ethanol cần pha

– Vậy lượng ethanol nguyên liệu (A) để pha 700 ml ethanol 90% là:

700 x 90 63000
A  (ml)
C1 C1

Lượng ethanol nguyên liệu (B) để pha 25 ml ethanol 80% là:

30 x 80 2400
B  (ml)
C1 C1

29
– Công thức pha cồn 90%:
Ethanol nguyên liệu A ml
Nước cất vđ 700 ml

Lấy A ml ethanol nguyên liệu bằng ống đong, thêm nước cất vừa đủ 700 ml, khuấy đều.

– Công thức pha cồn 80%:


Ethanol nguyên liệu B ml
Nước cất vđ 30 ml

Lấy B ml ethanol nguyên liệu bằng ống đong, thêm nước cất vừa đủ 30 ml, khuấy đều.

3. Kiểm tra lại độ cồn

Dược điển Việt Nam IV qui định [8]:

 Ethanol 90% phải có hàm lượng từ 89,6% đến 90,5% (tt/tt).

 Ethanol 80% phải có hàm lượng từ 79,5% đến 80,3% (tt/tt).

– Nếu độ cồn đạt qui định của Dược điển, tiến hành đóng chai, dán nhãn.

– Nếu độ cồn cao hơn độ cồn cần pha: tiến hành pha loãng với nước cất vừa đủ đến V2.

V1 x C1
V2  (ml)
C2

Với V1: thể tích ethanol có độ cồn không đạt

V2: thể tích ethanol cần pha

C1: độ cồn của ethanol không đạt

C2: độ cồn của ethanol cần pha

Ví dụ: Pha 700 ml ethanol 90% từ ethanol 96%, nhưng kiểm tra lại độ cồn là 92%.

Số ml ethanol cần pha là:


700 x 92
V2   715,56 (ml)
90
Thêm nước cất vào 700 ml ethanol 92% đến vừa đủ 715,56 ml, thu được ethanol 90%.

30
– Nếu độ cồn thấp hơn độ cồn cần pha: tiến hành thêm V2 ml ethanol cao độ.
Áp dụng phương pháp đường chéo:

V2 C2 C – C1

V1 C1 C2 – C

Suy ra công thức tính:


V2 C  C1 C  C1
  V2  V1 x (ml)
V1 C2  C C2  C
Với V1: thể tích ethanol có độ cồn không đạt
V2: thể tích ethanol cao độ cần thêm
C1: độ cồn của ethanol không đạt
C2: độ cồn của ethanol cao độ
C: độ cồn cần pha

Ví dụ: Pha 700 ml ethanol 90% từ ethanol 96%, nhưng kiểm tra lại độ cồn chỉ còn 87%.

Số ml ethanol 96% cần thêm là:


90  87
V2  700 x  350 (ml)
96  90
Đong 350 ml ethanol 96%, cho vào 700 ml ethanol 87% trên, thu được ethanol 90%.

31
Phần 3: Điều chế siro thuốc

I. CÔNG THỨC HOÀN CHỈNH


– Do dung dịch eucalyptol 10% đã dùng 10 ml ethanol 90% (khoảng 8,28 g) để pha, nên
công thức của 5 đơn vị siro chỉ còn 6,72 g.

– Công thức thuốc hoàn chỉnh của 5 đơn vị thành phẩm siro:
Dung dịch Bromoform dược dụng 5g
Cồn Aconit ba phẩy năm gam
Dung dịch Eucalyptol 10% (kl/tt) 0,6 ml
Siro húng chanh 56,25 g
Nước bạc hà 30 ml
Acid citric 0,5 g
Natri benzoat 0,5 g
Ethanol 90% 6,72 g
Siro vỏ quýt vđ 375 g

II. CÁCH ĐIỀU CHẾ

1. Một số nguyên tắc trong điều chế

– Không pha chung acid citric và natri benzoat trong lượng dung môi ít sẽ tạo tủa.

– Các dung dịch cồn phải pha chung với nhau, tránh giảm đồ cồn đột ngột.

– Do có cồn aconit, cần trộn kĩ với siro đơn để tránh tạo tủa.

– Mặt khác, alkaloid trong cồn aconit ở dạng base sẽ tủa trong nước. Cần môi trường acid để
chuyển alkaloid sang dạng muối, tan được. Vì vậy cồn aconit nên pha với acid citric.

2. Tiến hành

Becher 50 ml (1):
– Cân 5 g dung dịch bromoform dược dụng, 3,5 g cồn aconit cho vào becher 50 ml sạch khô.
– Hút 0,6 ml dung dịch eucalyptol 10% bằng pipet cho vào becher trên.
– Thêm 0,5 g acid citric vào, khuấy thật đều cho tan hết.

32
Becher 500 ml (2):
– Cho 180 g siro vỏ quýt vào becher 500 ml sạch khô.
– Sau đó vừa cho từ từ hỗn hợp (1) vào vừa khuấy đều, kĩ đến khi đồng nhất.
– Tiếp tục cho từ từ 56,25 g siro húng chanh vào, khuấy đều.

Erlen 100 ml có nút mài (3):


– Cân 0,5 g natri benzoat, cho vào erlen 100 ml sạch, khô, có nút mài.
– Thêm 6,72 g ethanol 90%, 30 ml nước bạc hà vào erlen. Đậy nút, lắc đều cho tan hết.

Becher 1000 ml:


– Đặt một becher 1000 ml sạch, khô lên cân, điều chỉnh về 0 (TARE).
– Đổ (2), (3) vào becher này. Dùng siro vỏ quýt tráng tất cả becher, erlen. Thêm siro vỏ quýt
cho đến vừa đủ 375 g, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
– Chia đều 375 g vào 5 chai sạch, mỗi chai 75 g. Đậy nắp, dán nhãn.

III. NHÃN THÀNH PHẨM

KHOA DƯỢC – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM


41 – 43 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí minh

SIRO TRỊ HO
Chai 75 g
Công thức:
Dung dịch Bromoform dược dụng 1g
Cồn Aconit bảy trăm miligam
Eucalyptol 0,012 g
Siro húng chanh 15% (kl/kl)
Nước bạc hà 6 ml
Acid citric 0,1 g
Natri benzoat 0,1 g
Ethanol 90% 3,0 g
Siro vỏ quýt vđ 75 g

Công dụng: trị ho, long đờm Số lô SX: SĐK:


Cách dùng: uống Ngày SX:
ĐKBQ: đậy kín, để nơi thoáng mát Hạn dùng:

ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

33
KẾ HOẠCH THỰC TẬP

Tuần Nội dung công việc

Tuần 1
Thứ 5 (10/11) – Sửa đề cương
– Pha cồn 90%
– Pha siro đơn

Tuần 2
Thứ 4 (16/11) – 6h: Tẩm cồn vỏ quýt với 9 ml ethanol 80%, để 12 giờ
– 18h: Thêm nước nóng vào cồn vỏ quýt, để 12 giờ

Thứ 5 (17/11) – 6h: Gạn lọc thu dịch chiết 1, đem cất 6 ml cồn thơm, đóng chai
Thêm nước nóng vào bã quýt, ngâm 6 giờ
Làm ẩm bột Ô đầu trong 3 giờ
– 9h: Ngâm lạnh cồn Ô đầu trong 24 giờ
– 12h: Gạn lọc thu dịch chiết 2, trộn chung với dịch chiết đã cất cồn
rồi đem cô cách thuỷ, thu hỗn hợp dịch chiết, bảo quản lạnh
trong 24 giờ

Thứ 6 (18/11) – 9h: Rút dịch chiết cồn Ô đầu


– 13h: Thử giới hạn alkaloid trong cồn Ô đầu
Trộn hỗn hợp dịch chiết làm lạnh với cồn thơm, thêm siro
đơn vừa đủ tạo siro vỏ quýt

Tuần 3
Thứ 6 (25/11) – Pha siro húng chanh
– Pha dung dịch bromoform dược dụng

Tuần 4 – Pha nước thơm bạc hà


Thứ 6 (2/12) – Pha dung dịch eucalyptol 10%
– Điều chế 5 đơn vị thành phẩm siro
– Đánh giá và kiểm tra thành phẩm

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Thị Thu Vân, Trần Anh Vũ, Các dạng thuốc bào chế bằng phương pháp hoà tan chiết
xuất, Bào chế và Sinh dược học Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 295–296.

2. Lê Thị Thu Vân, Trần Anh Vũ, Các dạng thuốc bào chế bằng phương pháp hoà tan chiết
xuất, Bào chế và Sinh dược học Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 303.

3. Lê Quan Nghiệm, Trần Anh Vũ, Trần Văn Thành, Dung dịch thuốc, Bào chế và Sinh dược
học Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 95–96.

4. Lê Quan Nghiệm, Trần Anh Vũ, Trần Văn Thành, Dung dịch thuốc, Bào chế và Sinh dược
học Tập 1, NXB Y học, 2014, tr. 98–101.

5. Bộ Y tế, Siro thuốc, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. PL-11

6. Bộ Y tế, Acid citric ngậm một phân tử nước, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr.
17.

7. Bộ Y tế, Natri benzoat, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 413.

8. Bộ Y tế, Ethanol, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 246.

9. Bộ Y tế, Ô đầu, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 857.

10. Bộ Y tế, Bột talc, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 104.

11. Bộ Y tế, Trần bì, Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, 2009, tr. 922.

12. Bộ Y tế, Dung dịch bromoform dược dụng, Dược điển Việt Nam I Tập 1, NXB Y học, 1971,
tr. 210.

13. Bộ Y tế, Cồn Ô đầu, Dược điển Việt Nam I Tập 1, NXB Y học, 1971, tr. 176.

14. Bộ Y tế, Siro vỏ quýt, Dược điển Việt Nam I Tập 1, NXB Y học, 1971, tr. 649.

15. Phạm Thanh Kỳ, Dược liệu chứa alcaloid, Dược liệu học tập II, NXB Y học, 2007, tr. 163.

35
Tài liệu tiếng nước ngoài

16. Michael D. Larranõga, Richard J. Lewis Sr., Robert A. Lewis (ed.), Bromoform. Hawley's
th
Condensed Chemical Dictionary, 16 ed., New Jersey: John Wiley & Sons, 2016, p. 207.

17. Budavari, S. (ed.), Bromoform. The Merck Index – An Encyclopedia of Chemicals, Drugs,
and Biologicals. Whitehouse Station, NJ: Merck and Co., Inc., 1996, p. 232.

18. Michael D. Larranõga, Richard J. Lewis Sr., Robert A. Lewis (ed.), Eucalyptol. Hawley's
th
Condensed Chemical Dictionary, 16 ed., New Jersey: John Wiley & Sons, 2016, p. 600.

19. K. Paech, M. V. Tracey (ed.), Modern Methods of Plant Analysis Vol. IV, Berlin: Springer–
Verlag OHG., 1980, p. 375.

20. Roger Debreuille, Procédé rapide de dosage limite des alcaloïdes dans les Préparations du
codex, 1927.

21. Linda Felton (ed.), Aromatic waters. Remington: Essentials of Pharmaceutics, London:
st
Pharmaceutical Press, 1 ed., 2013, p. 439.

22. United States Pharmacopoeial Convention, Syrup. United States Pharmacopoeia 30, 2007,
p. 1233.

23. British Pharmacopoeia Commission, Formulated Preparations: Specific Monographs,


Syrup. British Pharmacopoeia 2009 Vol. III, 2009.

36

You might also like