You are on page 1of 76

Lecture 6

Balance of Payment
ThS. Nguyễn Thị Mai
Bộ môn Tài chính quốc tế
Khoa Tài chính Ngân hàng

1
Mục tiêu

2
Tình huống
“02/2011, NHNN Việt Nam điều chỉnh tăng tỷ giá bình
quân liên ngân hàng 9,2% lên mức 20693 VND/USD
với mục tiêu chính sách là cải thiện tình trạng thâm hụt
cán cân vãng lai của VN”
???

3
4
Mục tiêu
• Hiểu được nội dung cơ bản của Cán cân thanh
toán (BOP) của một quốc gia
• Hiểu được mối quan hệ giữa các cán cân bộ
phận trong BOP
• Ý nghĩa của thặng dư/thâm hụt BOP

5
Tài liệu tham khảo
• Chương 3, sách “Câu hỏi và bài tập Tài chính quốc tế”, tác giả
Mai Thu Hiền.
• Chương 4, sách “Multinational Business Finance”, tác giả
Eiteman et al (2010, 12th edition)
• Chương 8, sách “Exchange rate and International Finance”, tác
giả Copeland và Laurence (2008, 5th edition)
• Chương 5, sách “International Finance”, tác giả Pilbeam và
Keith (2006, 3th edition)
• Chương 7, sách “International Finance”, tác giả Levi và
Maurice D. (2009, 5th edition)
6
Nội dung
I. Những nội dung cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế
• Khái niệm
• Kết cấu
• Nguyên tắc hạch toán
• Thặng dư, thâm hụt và cân bằng của cán cân thanh toán
II. Các học thuyết tiếp cận cán cân thanh toán
• Học thuyết về độ co dãn
• Học thuyết về chi tiêu
• Học thuyết tiền tệ
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế
7
Tại sao nên nghiên cứu BOP
• Cung cấp thông tin về cung và cầu đồng tiền quốc
gia/ngoại tệ
• Tình trạng BOP có thể đưa ra những tín hiệu nhất định
về quốc gia đó, có thể trở thành đối tác kinh doanh tiềm
năng hay không?
• Dùng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một quốc
gia.

8
1. Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế BP/BOP (The
Balance Of Payments) là một bản báo cáo
thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất
cả giao dịch kinh tế giữa người cư trú tại quốc
gia lập báo cáo với người không cư trú trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm (Keith
Pilbeam, trang 28)

9
Các thuật ngữ
• Kỳ lập BOP. Tuỳ theo nhu cầu tương tự như lập bảng cân đối kế toán,
bảng doanh thu từ kết quả hoạt động mà BOP được lập theo tháng, quý
hoặc 1 năm. Tuy nhiên bản báo cáo năm luôn là bản báo cáo chính thức đối
với mỗi quốc gia.
• Bản báo cáo thống kê khi thực sự phát sinh giao dịch. Cụ thể khi ký
hợp đồng giao hàng và nhận tiền thanh toán thì chỉ khi giao hàng và thanh
toán mới ghi chép vào BOP.
• Giao dịch kinh tế chỉ cần một luồng dịch chuyển tiền hoặc hàng hoá giữa
người cư trú và không cư trú là được ghi chép vào BOP (bình thường là
cần hai luồng dịch chuyển ngược chiều nhau). Gồm giao dịch tài sản thực
(real assets) và tài sản tài chính (financial assets).
• Đồng tiền ghi nhận trong BOP. Không có quy định cụ thể nhưng ngầm
hiều là đồng tiền tự do chuyển đổi (free convertable currency).
10
• Người cư trú và người không cư trú. Theo Keith Pilbeam
(trang 28) thì công dân và người cư trú là khác nhau theo quan
điểm của BOP. Người cư trú bao gồm cá nhân, các hộ gia đình,
doanh nghiệp và các tổ chức công. Vậy người cư trú khi hội đủ
2 điều kiện sau:

Ở Việt Nam, khái niệm người cư trú và không cư trú được quy định tại khoản 2 và 3
Điều 3 trong Nghị định 164/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ
về Quản lý Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 11
Các trường hợp đặc biệt
• Các công ty đa quốc gia
• Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, UN, EU,...
• Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, khách du
lịch
• Du học sinh
???

12
Các trường hợp đặc biệt

13
• Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, khách du lịch sẽ
được tính là người không cư trú đối với nước đến và người cư
trú đối với nước đi. Riêng với trường hợp các du học sinh thì
tiền học phí sẽ được ghi vào BOP của quốc gia du học còn tiền
sinh hoạt phí thì không.
BOP ghi lại dòng lưu chuyển (flows), không phải khối lượng
tích luỹ (stock). Giá trị!!!
Ý nghĩa của BOP: là một trong những báo cáo thống kê quan
trọng nhất của một quốc gia. BOP thể hiện quốc gia nhập khẩu
và xuất khẩu bao nhiêu hàng hoá và dịch vụ; quốc gia vay
mượn và cho vay cũng như việc ngân hàng trung ương thêm vào
hay giảm quỹ dự trữ ngoại hối.
14
2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của BOP
• 4 cán cân bộ phận bao gồm:
- cán cân vãng lai
- cán cân vốn và tài chính
- sai số và bỏ sót (chênh lệch)
- cán cân bù đắp chính thức.

15
Ví dụ:
Câu 1: Giả sử Mỹ sản xuất được và bán hàng hoá
với giá USD3.00/đơn vị hàng, Đức sản xuất được
và bán hàng hoá với giá EUR2.00/đơn vị hàng. Tỷ
giá USD1.50/EUR. US mua 200 đơn vị hàng từ
Đức và bán 150 đơn vị hàng cho Đức. Giả sử US
và Đức chỉ trao đổi thương mại với nhau. Vậy cán
cân thương mại của US là thặng dư hay thâm hụt?
Với giá trị bao nhiêu?
2. Kết cấu
•Cán cân vãng lai (current account)
•Cán cân vốn (capital account)
•Cán cân bù đắp chính thức (official reserves
account)
•Lỗi và sai sót (net errors and omissions)

17
2.1. Cán cân vãng lai (current account - CA)
Cán cân vãng lai ghi chép các giao dịch kinh tế quốc tế
với các khoản thu nhập hoặc thanh toán phát sinh trong
năm, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, các
khoản chuyển dịch thanh toán và các khoản chuyển giao
một chiều hay chuyển giao vãng lai.
Liên quan đến sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản
Chuyển giao một chiều là các khoản thanh toán tài chính
đi kèm với sự thay đổi về quyền sở hữu với tài sản tài
chính hoặc các nguồn lực thực (Eiteman, trang 81).

18
Cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận đó là:
- Cán cân thương mại (cán cân hàng hoá) (TB)
- Cán cân dịch vụ (SB)
- Thu nhập (I)
- Chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)

19
2.1.1. Cán cân thương mại (Goods trade)
• Cán cân thương mại ghi chép các khoản thu từ xuất khẩu hàng
hoá và các khoản chi cho việc nhập khẩu hàng hoá.
• Còn được gọi là cán cân hữu hình (visible account)
• Cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu và ngược lại ta có cán
cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu. Khi???
• Ví dụ 1: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VN (VASEP)
xuất khẩu cá tra, cá basa qua thị trường EU và Mỹ trị giá 1 tỷ
USD
• Ví dụ 2: Công ty Việt nhập khẩu thép từ công ty Nhật

20
• Mặc dù, các quốc gia phụ thuộc vào việc nhập khẩu
hàng hoá nhưng các quốc gia luôn cố gắng duy trì cán
cân thương mại cân bằng hoặc thặng dư. Tại sao?
• Khi cán cân thương mại của một quốc gia thâm hụt thì
chính phủ sẽ phải làm gì?

21
2.1.2. Cán cân dịch vụ (Service trade)
• Cán cân dịch vụ ghi chép các khoản thu từ xuất khẩu dịch vụ và
các khoản chi cho việc nhập khẩu dịch vụ.
• Bao gồm dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, bưu
chính viễn thông, hàng không, thông tin, xây dựng và các hoạt
động dịch vụ khác.
• Dịch vụ quốc tế phổ biến là các dịch vụ liên quan tới tài chính
được cung cấp bởi các ngân hàng, dịch vụ hàng không và dịch vụ
xây dựng. Đối với các nước công nghiệp thì cán cân bộ phận
này có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những thập kỷ vừa
qua.

22
Current account
1. Trade in goods
a. Exports +191 211
b. Imports - 224 259
Balance on trade in goods - 33 048
2. Trade in services
a. Exports + 77 076
b. Imports - 62 373
Balance on trade in services + 14 703
23
2.1.3. Cán cân thu nhập (Income balance)
Cán cân thu nhập ghi chép các khoản thu và chi về thu nhập giữa người cư
trú và không cư trú, bao gồm:
• Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của người lao động bao gồm số lượng và chất lượng của
người lao động.
Ví dụ: Công ty may Nhà Bè trả lương cho nhân viên công ty
• Các khoản thu nhập từ đầu tư: là các khoản thu nhập từ lợi nhuận đầu tư
trực tiếp vào các công ty nước ngoài, lãi từ đầu tư vào trái phiếu và giấy
tờ có giá. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thu nhập từ đầu tư là số
lượng đầu tư và tỷ lệ sinh lời (hay lãi suất) của các dự án đầu tư.
FDI???

24
Lưu ý rằng: hoạt động FDI được ghi nhận vào cán cân vốn
nhưng lãi từ hoạt động FDI được ghi nhận vào cán cân thu nhập.
Current account
1. Trade in goods
a. Exports +191 211
b. Imports - 224 259
Balance on trade in goods - 33 048
2. Trade in services
a. Exports + 77 076
b. Imports - 62 373
Balance on trade in services + 14 703
Balance on trade in goods and services - 18 345
3. Net income flows (wages and investment income) + 11 151
25
2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều
(Unilateral transfers)
• Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều ghi chép các khoản
kiều hối, khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và
các khoản chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích
tiêu dùng.
• Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân
phối lại thu nhập giữa người cư trú và người không cư trú.
• Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân chuyển giao vãng lai một
chiều chính là lòng tốt, tình cảm và mối quan hệ giữa người cư
trú và người không cư trú.

26
Ví dụ 1: Ở Việt Nam lượng kiều hối qua các năm
• 2000 là 1,6 tỷ USD
• 2016 là 9,5 tỷ USD (trong khi đó dự báo là 12 tỷ
USD)
• Ví dụ 2: Ở châu Phi lượng kiều hối chiếm 30% GDP

27
Current account
1. Trade in goods
a. Exports +191 211
b. Imports - 224 259
Balance on trade in goods - 33 048
2. Trade in services
a. Exports + 77 076
b. Imports - 62 373
Balance on trade in services + 14 703
Balance on trade in goods and services - 18 345
3. Net income flows (wages and investment income) + 11 151
4. Net current transfers (government and private) - 7 264
Total current account - 14 458
• Cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao vãng lai
một chiều được gọi là cán cân vô hình (invisible account).
• Hầu hết các quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn thì cán cân vô hình
chiếm tỷ trọng ít hơn rất nhiều so với cán cân hữu hình.
• Cán cân vãng lai đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới chiếm tỷ
trọng lớn bởi cán cân thương mại. Nên cán cân vãng lai còn được
coi là cán cân thương mại (the balance of trade – BOT) trong một
số tạp chí kinh doanh ở một số quốc gia.
Tình trạng Cán cân vãng lai dư thừa hay thiếu hụt sẽ nói lên tiềm lực
và thực trạng thực lực kinh tế và tài chính của nước đó là khoẻ hay
yếu:
•CCVL dư thừa: chủ nợ và dự trữ ngoại hối lớn
•CCVL thiết hụt: con nợ

29
2.2. The capital and financial accounts
Cán cân vốn và tài chính ghi chép các giao dịch kinh tế quốc tế
về tài sản tài chính, trong đó cán cân vốn ghi chép sự chuyển giao
tài sản tài chính và việc mua lại và chuyển nhượng các tài sản phi
tài chính, phi sản xuất. Còn cán cân tài chính ghi chép các giao
dịch đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các giao dịch đầu tư tài
sản tài chính khác
Liên quan đến sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản.

30
Các tiêu chí kết cấu cán cân vốn và tài chính theo mục đích sử
dụng:
Nhằm mục đích thống kê theo IMF
Để thuận tiện cho việc theo dõi và phản ánh thì IMF phân chia
thành
- Cán cân vốn
- Cán cân tài chính
Nhằm mục đích phân tích kinh tế:
Để thuận tiện cho mục đích phân tích tác động của Cán cân vốn và
tài chính lên nền kinh tế thì các nhà kinh tế kết cấu thành
- Cán cân vốn dài hạn
- Cán cân vốn ngắn hạn
31
Cán cân vốn bao gồm:
• Chuyển giao tài sản tài chính (chuyển giao vốn một chiều) là các
khoản cho, tặng bằng tiền hoặc hiện vật giữa người cư trú và
không cư trú cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá
• Việc mua lại và chuyển nhượng các tài sản phi tài chính và phi
sản xuất bao gồm các tài sản hữu hình như đất đai, tài sản tự
nhiên,... và vô hình như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu
thương mại,... Ví dụ: năm 2002, Nga trao trả và chuyển giao các
công trình tại Cam Ranh cho VN

32
Cán cân tài chính bao gồm:
• Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà một bên là người cư trú
của một quốc gia đầu tư vào một bên là người cư trú của một
quốc gia khác với mục đích đầu tư và thu lợi ích lâu dài. Ví dụ:
Viettel đầu tư vào lĩnh vực viễn thông tại châu Phi
(Mozambique).
• Đầu tư gián tiếp là đầu tư vào chứng khoán cổ phần, chứng
khoán nợ dưới dạng trái phiếu dài hạn, trái phiếu ngắn hạn, các
công cụ của thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh,...
Ví dụ: CP VN uỷ thác cho Bộ tài chính và ngân hàng mua trái
phiếu do CP TQ phát hành.
• Các giao dịch đầu tư tài sản tài chính khác như giao dịch về
tín dụng thương mại, sử dụng tín dụng của IMF, các khoản tín
dụng khác, tiền và tiền gửi,...
33
CAPITAL ACCOUNT

5. Net capital transfers + 1 439

Capital account balance + 1 439

FINANCIAL ACCOUNT

6. Investment (direct and portfolio)

a. Net investment in UK from abroad + 75 496

b. Net UK investment abroad - 118 750

Balance of direct and portfolio - 43 254

34
Cán cân vốn dài hạn
Ghi chép các dòng vốn dài hạn (có kỳ hạn từ một năm trở lên)
chảy vào và ra khỏi một quốc gia. Bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp (thường trên 30%)
- Đầu tư gián tiếp (đầu tư danh mục đầu tư): trái phiếu công ty,
chính phủ, cổ phiếu nhưng chưa kiểm soát được công ty nước
ngoài
- Vốn dài hạn khác: ODA, tín dụng thương mại dài hạn

35
Cán cân vốn ngắn hạn
• Ghi chép các dòng vốn ngắn hạn (có kỳ hạn dưới một năm) chảy
vào và ra khỏi một quốc gia. Bao gồm:
- Tín dụng thương mại ngắn hạn
- Hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn
- Tín dụng ngân hàng ngắn hạn và kinh doanh ngoại hối,...
• Hiện nay, trong môi trường tự do hoá tài chính cùng với sự phát
triển của hoạt động đầu cơ khiến cho cán cân vốn ngắn hạn trở
nên có ảnh hưởng ngày càng tăng đến BOP của mỗi quốc gia.
Lý do là vì tỷ giá hối đoái được thả nổi sau hệ thống Bretton
Woods sụp đổ vào năm 1973.
36
CAPITAL ACCOUNT
5. Net capital transfers + 1 439
Capital account balance + 1 439
FINANCIAL ACCOUNT
6. Investment (direct and portfolio)
a. Net investment in UK from abroad + 75 496
b. Net UK investment abroad - 118 750
Balance of direct and portfolio - 43 254
7. Other financial flows (mainly short term)
a. Net deposits in UK from abroad and borrowing by UK residents + 219 087
b. Net deposits abroad by UK residents and UK lending to overseas residents - 161 063
Balance of other financial flows + 58 024
8. Reserves (drawing on +, adding to -) + 3 085
Financial account balance + 17 855
37
Cán cân cơ bản (basic balance – BB)
• Để phân tích rủi ro thanh khoản của nền kinh tế, người ta không
dựa vào trạng thái của Cán cân vãng lai mà ta có khái niệm Cán
cân cơ bản bằng:
BB = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn và tài chính
• Khi phân tích trạng thái nợ nước ngoài và khả năng thanh
khoản, các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm đến trạng thái của Cán
cân cơ bản.
Nếu BB > 0 thì nền kinh tế không chịu rủi ro thanh khoản
Nếu BB < 0 thì nền kinh tế chịu rủi ro thanh khoản
???
38
TOTAL CURRENT + CAPITAL + FINANCIAL ACCOUNTS

Total current account - 14 458

Total capital account + 1 439

Total financial account + 17 855

Total current + capital + financial accounts + 1 958

39
2.3. Net error and Omissions – Discrepencies
Các vấn đề về thống kê liên quan đến việc thống kê Cán cân
thanh toán quốc tế, nhằm mục đích duy trì cân bằng thực tế cho
cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân tổng thể (the overall balance – OB)


Cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân bộ
phận và lỗi và sai sót trong thống kê. Ta có:
OB = BB + lỗi và sai sót
OB = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn và tài chính + lỗi và sai sót
40
TOTAL CURRENT + CAPITAL + FINANCIAL ACCOUNTS

Total current account - 14 458


Total capital account + 1 439
Total financial account + 17 855
Total current + capital + financial accounts + 1 958
9. Net errors and omissions - 1 958
Over balance of payments 0
41
2.4. Official reserves account
Là tổng dự trữ do các cơ quan quản lý tiền tệ chính thức của
quốc gia nắm giữ, thông thường là các đồng tiền mạnh, vàng,
trái phiếu và quyền rút vốn đặc biệt SDRs và phụ thuộc vào hệ
thống tỷ giá hối đoái là cố định hay thả nổi
Sự cân bằng của cán cân này là rất quan trọng vì nó thể hiện sự
sẵn sàng có tiền để bổ sung vào quỹ dự trữ quốc gia hay chi trả
cho các khoản vay nợ chính thức.
- Nếu cán cân này thâm hụt, NHTW sẽ bù đắp bằng cách đi vay
NHTW nước ngoài hoặc IMF (thể hiện bởi dấu +).
- Nếu cán cân này thặng dư, nó được phản ánh bởi việc chính
phủ tăng dự trữ ngoại hối hoặc trả nợ nước ngoài (thể hiện bởi
dấu -).

42
Cán cân vãng lai (CA) Cán cân thương mại (TB) - Xuất khẩu hàng hoá
- Nhập khẩu hàng hoá
Cán cân dịch vụ (SB) - Xuất khẩu dịch vụ
- Nhập khẩu dịch vụ
Cán cân thu nhập (I) - Thu nhập trả cho người lao động
- Thu nhập từ vốn đầu tư: lợi tức, cổ tức, trái tức

Cán cân chuyển giao một chiều (Tr) - Chuyển tiền của tư nhân
- Chuyển tiền của Chính phủ
Cán cân vốn (KA) Cán cân vốn ngắn hạn (Ks) - Tín dụng thương mại
- Giao dịch giấy tờ có giá ngắn hạn
Cán cân vốn dài hạn (KL) - Đầu tư nước ngoài vào trong nước
- Đầu tư trong nước ra nước ngoài
Sai sót thống kê (OM)

Cán cân bù đắp chính thức Thay đổi dự trữ (∆𝑅)


(OFB)
Vay IMF và các NHTW khác (L)

Các nguồn tài trợ khác (≠)


43
Đẳng thức cán cân thanh toán
Cán cân thương mại: TB = X – M
Cán cân vãng lai: CA = TB + SB + I + TR
Cán cân vốn: KA = K(S) + K(L)
Cán cân cơ bản: BP = CA + KA
Cán cân tổng thể: OB = CA + KA + OM
OB = - OFB hay OB + OFB = 0
CA + KA + OM + OFB = 0
CA + KA + OM = -OFB = 0: tỷ giá thả nổi
• Nếu bỏ qua OM:
CA + KA + RA = 0
Trong chế độ tỷ giá thả nổi thuần tuý:
CA + KA = 0 44
-255.54

-6
45
Sắp xếp các giao dịch sau vào các cán cân bộ phận:
1.Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nga trị giá 100 triệu USD.
2.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vay Citibank Hà Nội 15 triệu USD, thời hạn 9
tháng.
3.Tổng công ty dầu khí Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 50 triệu USD.
4.Việt Nam nhận kiều hối hàng năm là 100 triệu USD.
5.Các nước cứu trợ cho các tỉnh bị thiên tài hàng hoá trị giá 10 triệu USD.
6.Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) cam kết cho Việt Nam vay 100 triệu USD thời hạn
5 năm.
7.Việt Nam còn nợ Liên hợp quốc 15 triệu USD.
8.Câu lạc bộ Pari quyết định giảm nợ cho Việt Nam 50 triệu USD.
9.Lưu học sinh Việt Nam thanh toán tiền học phí cho các trường đại học Úc 100 triệu
USD
Những giao dịch nào được ghi nhận vào trong CCTT???
46
Những giao dịch nào được ghi nhận vào trong CCTT???
1.Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nga trị giá 100 triệu USD.
2.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vay Citibank Hà Nội 15 triệu USD, thời hạn 9
tháng.
3.Tổng công ty dầu khí Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 50 triệu USD.
4.Việt Nam nhận kiều hối hàng năm là 100 triệu USD.
5.Các nước cứu trợ cho các tỉnh bị thiên tài hàng hoá trị giá 10 triệu USD.
6.Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) cam kết cho Việt Nam vay 100 triệu USD thời hạn
5 năm.
7.Việt Nam còn nợ Liên hợp quốc 15 triệu USD.
8.Câu lạc bộ Pari quyết định giảm nợ cho Việt Nam 50 triệu USD.
9.Lưu học sinh Việt Nam thanh toán tiền học phí cho các trường đại học Úc 100 triệu
USD

47
Các bước ghi nhận vào CCTT
•Xác định giao dịch kinh tế phát sinh giữa người cư trú và
người không cư trú
•Xác định các dòng hàng hoá, dịch vụ, tài sản và tiền tạo
ra các khoản ghi nợ và tín dụng đối với cán cân thanh
toán tổng thể.
•Hạch toán vào CCTT

48
Ý nghĩa của BOP
1.Về mặt đầu tư: BOP là một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị
2.Về mặt kinh tế học:
- Thặng dư CCTT: quốc gia nhận được nhiều từ thương mại và
đầu tư hơn là phải trả cho các quốc gia khác. Dẫn đến đồng nội
tệ tăng giá
- Thâm hụt CCTT: quốc gia phụ thuộc vào những nhà đầu tư
nước ngoài. Dẫn đến đồng nội tệ mất giá

49
3. Nguyên tắc hạch toán kép
• Nguyên tắc hạch toán kép (double-entry bookkeeping) có nghĩa là mọi
khoản ghi nợ hoặc ghi có trên cán cân sẽ được phản ánh bằng một khoản
ghi có hoặc ghi nợ ở một chỗ nào đó tương ứng.
Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào Mọi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở có
(+), đều được sử dụng để chi, phản ánh thu (+), do vậy mỗi bút toán ghi nợ (-)
luồng tiền ra (-), do vậy mỗi bút toán ghi phải có một/một số bút toán ghi có (+)
có (credit) (+) phải có một/một số bút tương ứng và có giá trị bằng nhau.
toán ghi nợ (debit) (-) tương ứng và có giá
trị bằng nhau.

Các giao dịch ghi có phản ánh cầu nội tệ và phát Các giao dịch ghi nợ phản ánh cung nội tệ và phát
sinh từ việc người không cư trú mua hàng hoá, dịch sinh từ việc người cư trú mua hàng hoá, dịch vụ, từ
vụ, từ thiện, tài sản tài chính và tài sản thực, vàng và thiện, tài sản tài chính và tài sản thực, vàng và ngoại
ngoại tệ từ người cư trú. tệ từ người không cư trú.

50
Có 5 loại giao dịch kinh tế cơ bản có thể diễn ra giữa người cư
trú và người không cư trú, đó là:
• Trao đổi hàng hoá và dịch vụ lấy tài sản tài chính
• Trao đổi hàng hoá và dịch vụ lấy hàng hoá và dịch vụ khác
• Trao đổi tài sản tài chính lấy tài sản tài chính khác
• Chuyển hàng hoá và dịch vụ mà không cần đổi lại (ví dụ trợ
cấp chiến tranh, cứu trợ thức ăn,...)
• Chuyển tài sản tài chính mà không cần đổi lại (ví dụ kiều hối
hay quà tặng là tiền,...)
Bên Có (+) Bên Nợ (-)

Phản ánh các khoản giao dịch mang về ngoại tệ Phản ánh các khoản giao dịch chi ngoại tệ của
cho quốc gia quốc gia
51
Cán cân vãng lai
ß-------------------------------------- Quyền sở hữu --------------------------------------à

Debit (-) Credit (+)


Nhập khẩu hàng hoá Xuất khẩu hàng hoá
Nhập khẩu dịch vụ Xuất khẩu dịch vụ
Thu nhập của người lao động không cư trú Thu nhập của người lao động cư trú làm
việc tại nước ngoài

Trả cổ tức, lãi suất cho nhà đầu tư không Nhận cổ tức, lãi suất từ nhà đầu tư cư trú
cư trú làm việc tại nước ngoài

Cho các khoản viện trợ với mục đích tiêu Nhận các khoản viện trợ với mục đích tiêu
dùng dùng
52
Cán cân vốn
ß-------------------------------------- Quyền sử dụng --------------------------------------à

Debit (-) Credit (+)

Cho vay nước ngoài Vay nước ngoài

Mua tài sản ở nước ngoài Bán tài sản ở nước ngoài

Đầu tư vào thị trường nước ngoài Đầu tư nước ngoài vào thị trường
trong nước

53
Ví dụ 1: Hãng Boeing của Mỹ xuất khẩu một chiếc máy
bay trị giá $100 triệu sang Anh cho hãng British Airways.
Hãng này thanh toán bằng cách ghi nợ vào tài khoản của
hãng tại ngân hàng ở Mỹ. Giao dịch kinh tế này sẽ được
ghi vào BOP của cả 2 quốc gia như thế nào? Biết
USD/GBP = 2

54
US BOP UK BOP

Cán cân vãng lai Cán cân vãng lai

Cán cân vốn Cán cân vốn

55
Ví dụ 2: Thiết lập BOP của Mỹ với các giao dịch
diễn ra trong kỳ báo cáo:
1. Công ty Mỹ xuất khẩu hàng trị giá 500tr USD
2. Người Mỹ đi du lịch nước ngoài chi 200tr USD
3. Viện trợ ra nước ngoài 100tr USD
4. Mua cổ phiếu nước ngoài 400tr USD
5. Bán trái phiếu chính phủ cho nước ngoài 300 tr
USD

56
4. Thặng dư, thâm hụt và cân bằng của BOP
• Cán cân thặng dư: thu về ngoại tệ tăng
• Cán cân thâm hụt: thu ngoại tệ giảm, chi ngoại tệ tăng
• Nếu nói đến cán cân thanh toán quốc tế không cân bằng ngụ ý
cán cân bộ phận không cân bằng.
• Cán cân thanh toán thặng dư ngụ ý cầu đồng tiền nước đó vượt
cung và chính phủ nên để đồng tiền đó lên giá hoặc can thiệp và
mua ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối.
• Cán cân thanh toán thâm hụt ngụ ý cung đồng tiền nước đó
vượt cầu và chính phủ nên để đồng tiền đó mất giá hoặc can
thiệp để duy trì tỷ giá.
57
Đẳng thức
• Y = C + I +G +X – M (chi tiêu)
• Y = C + S + T (thu nhập)
• Vậy: C + S + T = C + I +G +X – M
Hay: (S – I) + (T – G) = (X – M)
Tiết kiệm/ thặng dư/ cân bằng TB
Chi tiêu thâm hụt
tư nhân ngân sách
Mô hình 2 lỗ hổng

58
• C - Consumption (tiêu dùng) là tất cả chi tiêu hoặc tiêu dùng cá nhân
trong một nền kinh tế của một quốc gia; bao gồm phần lớn là chi tiêu mua
hàng hoá, dich vụ của hộ gia đình như thức ăn, chi phí y tế, tiền thuê
nhà..., không bao gồm tiền mua nhà mới.
• G – Government (chi tiêu chính phủ) là tổng chi tiêu mua sắm hàng hoá
của chính phủ; từ lương của các công chức nhà nước đến tiền chi tiêu cho
quân đội. G không bao gồm các khoản chi chuyển nhượng như bảo hiểm
xã hội hay trợ cấp thất nghiệp.
• I – Investment (đầu tư) là tổng số lượng đầu tư vốn kinh doanh của một
quốc gia; chi tiêu mua nhà ở mới của các hộ gia đình cũng được tính vào
đầu tư. Đầu tư trong GDP được hiểu là một sự mua sắm sản phẩm phi
thương mại.
• NX" (xuất khẩu ròng) là tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của
quốc gia trừ đi tổng giá trị nhập khẩu, bởi lẽ các hàng hoá nhập khẩu đã
được tính trong C, I và G nên chúng được khấu trừ để không tính các hàng
hoá sản xuất ở nước ngoài vào mức sản xuất trong nước.
• T - Tax (thuế)

59
Ta có: (S – I) + (T – G) = (X – M)
Trong đó:
• S là tiết kiệm của lĩnh vực tư nhân (private sector savings)
• I là đầu tư (Investment)
• T là thu từ thuế (tax receipt)
• G là chi tiêu của chính phủ (government expenditure)
• X là giá trị xuất khẩu (export)
• M là giá trị nhập khẩu (import)

60
• Mô hình hai lỗ hổng:
- Thâm hụt thương mại luôn đi cùng với thâm hụt ngân
sách. Cán cân thương mại thâm hụt do khu vực tư nhân
chi tiêu quá mức và/hoặc ngân sách chính phủ bị thâm
hụt.
- Tài trợ cho khu vực tư nhân và chính phủ bằng thâm hụt
thương mại được ghi nhận trên cán cân vốn: CA = - KA

61
62
63
64
65
66
67
68
69
Điều chỉnh BOP khi thâm hụt
Có 5 giải pháp chính:
- Chính sách tài chính
- Chính sách tỷ giá hối đoái
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Trả bằng vàng
- Cuối cùng là tuyên bố vỡ nợ mất khả năng chi trả.

70
• Chính sách tài chính: Bao gồm việc sử dụng chính tiền tệ cùng
các công cụ là lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Bên
cạnh đó là việc sử dụng các chính sách tài khoá như tăng thu
ngân sách và giảm chi tiêu của chính phủ.
• Chính sách tỷ giá hối đoái: Thực hiện giảm giá đồng nội tệ với
mục tiêu kích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và thu hút đầu tư
nước ngoài, giảm dòng vốn chảy ra. Điều này sẽ dẫn đến những
thay đổi về cung và cầu ngoại hối trên thị trường tiền tệ và có tác
động đến cán cân thanh toán.
• Thu hút đầu tư nước ngoài: Tiến hành thu hút đầu tư nước
ngoài, vay các NHTW nước ngoài và trợ cấp quốc tế

71
5. Các yếu tố ảnh hưởng
• Các nhân tố tác động lên cán cân thương mại, dịch vụ
Các nhân tố tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu sẽ có tác
động lên cán cân thương mại:
- Tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, thu nhập của người không
cư trú, thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài, sự ổn định
chính trị, khả năng và trình độ quản lý kinh tế của chính
phủ,...

72
Tỷ giá hối đoái
• Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì khi tỷ giá hối đoái tăng
làm cho giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, giá giảm làm
cho cầu xuất khẩu tăng, dẫn đến kích thích tăng khối lượng xuất khẩu.
Khi đó, làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ.
Ví dụ: tại ngày 06/07/2017, giá gạo xuất khẩu ở Việt Nam không đổi là 15
000VND/kg. Tỷ giá VND/USD = 22650 thì để có 1kg gạo, người nước
ngoài phải bỏ ra 0,6622USD.
• Nếu tỷ giá tăng lên là VND/USD = 23000, thì để có 1kg gạo, lúc này
người nước ngoài chỉ cần bỏ ra 0,6522USD.
• Vậy, tỷ giá tăng làm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tính bằng ngoại tệ
giảm, dẫn tới cầu xuất khẩu tăng, tăng khối lượng xuất khẩu.

73
Tỷ lệ lạm phát
• Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao
hơn ở nước ngoài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nước đó trên thị trường
quốc tế dẫn đến giảm khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhân tố lạm
phát lên giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ và ngoại tệ là không rõ ràng.
Ví dụ: giá hàng hoá ở Mỹ và tỷ giá VND/USD = 22650 là không đổi.
• Nếu giá gạo xuất khẩu ở Việt Nam là 15 000VND/kg, thì người nước ngoài phải bỏ ra
0,6622USD để mua 1kg gạo.
• Nếu giá gạo xuất khẩu ở Việt Nam tăng lên là 20 000VND/kg, thì lúc này người nước
ngoài phải bỏ ra 0,883USD/kg.
• Vậy do tỷ lệ lạm phát tăng ở Việt Nam làm giá gạo xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng,
dẫn tới cầu giảm và giảm khối lượng xuất khẩu.

74
• Thu nhập của người không cư trú
Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì khi thu
nhập thực tế của người không cư trú tăng làm tăng cầu
xuất khẩu và tăng khối lượng xuất khẩu.
• Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài
Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì khi thuế
quan và hạn ngạch ở nước ngoài được áp dụng thì làm
giảm khối lượng xuất khẩu.

75
76

You might also like