You are on page 1of 5

Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên kết hợp

giữa xử lý nghiêm minh hành vi tiếp tay cho lâm tặc phá rừng với
tạo điều kiện cho người dân hưởng lợi từ rừng và tham gia bảo vệ
rừng

 LỜI NÓI ĐẦU


Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, toàn quốc có
trên 12,9 triệu
hécta rừng, bao gồm: 10,35 triệu hécta rừng tự nhiên và trên 2,55
triệu hécta rừng
trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Từ năm 1991 đến nay (sau khi
Luật bảo vệ và phát
triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi
pháp luật lâm nghiệp có
nhiều chuyển biến tích cực, nhưng do nhiều nguyên nhân mà diện
tích rừng bị mất
hiện nay vẫn còn ở mức cao (bình quân 57.019ha/năm). Trong đó,
diện tích mất chủ
yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo
kế hoạch chiếm
76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy
định của Nhà nước về
quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất
94.055ha rừng,
chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình
quân thiệt hại
13.436ha/năm. Đấu tranh với các vi phạm này, từ năm 1999 đến
tháng 10 năm 2009,
cả nước đã phát hiện, xử lý 494.875 vụ vi phạm các quy định của
Nhà nước về quản
lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mặc dù tình trạng vi phạm
giảm qua các năm,
nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, với
tính chất, mức độ
ngày càng nghiêm trọng đang tạo gánh nặng cho các lực lượng
chức năng, nhất là lực
lượng kiểm lâm trong ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân của vấn đề
này có thể được đề cập ở nhiều phương diện, trong đó phải kể đến
công tác giao đất,
giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng lợi
của người làm rừng

1
còn chưa hợp lý nên người dân sống xung quanh rừng, nhất là
đồng bào dân tộc thiểu
số còn chưa hiểu, chưa thực hiện các quy định pháp luật về quản
lý, bảo vệ rừng;
thậm chí còn xâm hại tài nguyên rừng, tiếp tay cho lâm tặc phá
rừng. Trong khi đó,
để quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả, một trong những giải pháp
cần được các cấp
chính quyền thực hiện là vừa phải kết hợp giữa xử lý nghiêm minh
các hành vi phá
rừng, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng với việc tạo các điều kiện cần
thiết để cho những
người dân sống xung quanh rừng được hưởng lợi từ rừng và tham
gia bảo vệ rừng lại
chưa thực sự được quan tâm. Vì vậy, để góp phần tạo chuyển biến
cơ bản và bền
vững trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tôi lựa chọn vấn đề
“Kết hợp giữa xử lý
nghiêm minh hành vi tiếp tay cho lâm tặc phá rừng với tạo điều
kiện cho người
1

dân hưởng lợi từ rừng và tham gia bảo vệ rừng”làm nội dung cơ
bản để viết bài
tiểu luận tình huống quản lý nhà nước.
1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Xã ĐK, huyện LD, tỉnh LĐ là xã miền núi có diện tích chủ yếu là
rừng. Ở đây
chỉ có rừng và rừng. Tứ bề là cây đại thụ, là vực thẳm. Rừng ở đây
rất đa dạng và
phong phú, nhưng đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân
tộc thiểu số và những
người từ các tỉnh phía Bắc vào đời sống kinh tế rất khó khăn. Một
số hộ dân từ phía
Bắc vào đã xúi giục các hộ dân là đồng bào dân tộc địa phương tổ
chức phá rừng một
cách “bài bản” để lấy đất sản xuất. Họ thường xuyên theo dõi,
nắm chắc quy luật đi
tuần tra, kiểm tra của lực lượng bảo vệ rừng. Họ dùng các phương
tiện thông tin liên

2
lạc như bộ đàm, điện thoại di động để thông báo cho nhau khi
phát hiện lực lượng
bảo vệ rừng. Thường tổ chức số đông trong việc phá rừng để tạo
thế áp đảo với lực
lượng chức năng khi bị phát hiện. Việc phá rừng thường được tổ
chức vào ban đêm.
Khi gặp lực lượng chức năng những đối tượng này sẵn sàng chống
trả, thậm chí khi
đã bị tịch thu gỗ về trụ sở của Hạt Kiểm lâm huyện LD nhiều
người còn manh động
tấn công để cướp lại gỗ.
1.2. Mô tả tình huống
Vào hồi 19 giờ ngày 3 tháng 7 năm 2010, nhận được tin báo của
cộng tác viên
kiểm lâm địa bàn, kiểm lâm viên K, P thuộc Hạt kiểm lâm huyện
LD cùng một số cán
bộ tiến hành kiểm tra từ vùng đệm vào đến vùng rừng đặc dụng
thuộc phạm vi quản lý
của mình và phát hiện hộ gia đình người đồng bào dân tộc Chil là
ông Ha Kien cùng
vợ và hai con là Ha Tông (8 tuổi) và Ha Klai (15 tuổi) đang tiến
hành chặt phá cây
rừng để trồng sắn. Khi lực lượng kiểm lâm đến và yêu cầu không
được phép phá rừng
thì Ha Kien cùng Ha Klai đã có hành vi chống đối, không cho lực
lượng kiểm lâm thu
giữ các công cụ, phương tiện được sử dụng để phá rừng như xe
ngựa, cuốc, dao, đèn,
sắn giống đang chuẩn bị trồng. Họ cố tình không chấp hành và
vẫn ngang nhiên dùng
cuốc, dao tiếp tục chặt cây rừng, gây gổ với cán bộ kiểm lâm nếu
không để cho họ làm
thì sẽ “chém”. Nhận thấy nếu cứ giành giật như vậy thì có thể các
hộ dân khác đang
phá rừng ở gần đó có thể thấy động và đến chi viện thì với lực
lượng mỏng, không đủ
2

để giải quyết vụ việc, nên kiểm lâm viên K chỉ đạo tổ công tác
tiến hành lập biên bản,
sau đó rút về Hạt để tìm biện pháp giải quyết.

3
Ngày 4 tháng 7 năm 2010, các kiểm lâm viên đến hiện trường thì
thấy diện tích
rừng đặc dụng bị chặt phá khá rộng. Sau khi đo đạc xác định là
987,6 m
2
. Trên diện
tích bị chặt phá không có các loại thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý hiếm
nhóm IA, IB thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm quy
định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006
của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Các
kiểm lâm viên đã tiến
hành lập biên bản hiện trường để báo cáo cụ thể cho Hạt trưởng.
Nhận thấy tình hình ngày càng có khả năng phát triển phức tạp
mà lực lượng
kiểm lâm lại mỏng, tính chất vụ việc có sự tham gia của đồng bào
dân tộc thiểu số có
thể gây nên nhiều bất ổn nếu không được xử lý một cách khôn
khéo. Ngày 6 tháng 7
năm 2010, nhận sự chỉ đạo của Hạt trưởng, kiểm lâm viên K đến
buôn LT, nơi gia
đình ông Ha Kien đang sinh sống để gặp trưởng buôn là ông
Rơông Tham để yêu cầu
giúp lực lượng kiểm lâm tuyên truyền, giải thích, vận động gia
đình ông Ha Kien và
nhiều hộ dân khác không phá rừng để làm rẫy, trồng sắn, trồng
điều nữa mà chờ đợi
chính quyền có các chương trình phù hợp cho bà con tham gia
vào các dự án trồng
rừng, bảo vệ rừng nhưng trưởng buôn đã từ chối vì “họ đang cần
đất để làm rẫy, lấy
củ sắn, bắp ngô để có cái ăn, không sẽ bị đói nên có nói gì thì họ
cũng không nghe
đâu” và “Cái nếp sống du canh, du cư vẫn còn nặng lắm các cán
bộ kiểm lâm à!”.
Cũng theo trưởng buôn Rơông Tham, gia đình ông Ha Kien từ
trước đến nay luôn
chấp hành tốt các quy định của địa phương, nay nghe theo lời của
một số “người xấu”
xúi bẩy tham gia phá rừng làm rẫy.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống

4
Mục tiêu phân tích tình huống là nhằm làm sáng tỏ hành vi vi
phạm của hộ gia
đình ông Ha Kien gồm vợ và hai con trai theo quy định của pháp
luật hiện hành; thẩm
quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm của các thành viên trong
hộ gia đình ông Ha
Kien. Thông qua đó tìm hiểu các nguyên nhân, hậu quả, nhất là
những nguyên nhân
3
TẢI VÊ BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY:
http://123doc.org/document/4331979-tieu-luan-tinh-huong-quan-
ly-nha-nuoc-ngach-chuyen-vien-ket-hop-giua-xu-ly-nghiem-minh-
hanh-vi-tiep-tay-cho-lam-tac-pha-rung-voi-tao-dieu-kien-cho-
ngu.htm

You might also like