You are on page 1of 50

 Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày, phân tích sự ẩn dụ trong ngôn

ngữ có các bộ phận cơ thể người, sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu để thấy
được sự tương đồng và khác biệt trong tư duy ngôn ngữ của hai dân tộc Việt
và Hán.
1. Chân (脚 ):
a. Nghĩa gốc: “Chân” (脚) chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động
vật, dùng để đi, đứng, chạy nhảy.
b. Nghĩa phái sinh:
- Trong tiếng Việt, “chân” còn biểu thị cương vị, tư cách hay phận sự nào đó
trong tổ chức. Tiếng Hán không có hình thức ẩn dụ này.
- Ví dụ:
+ Anh ấy có chân trong hội đồng khoa học. (他是科学委员会的一分子)
+ Ở đây thiếu một chân, anh vào chơi đi. (这里还缺一个人, 你来玩吧)
+ Anh ấy có việc bận phải đi ngay nên nó vào thế chân anh ấy. (他有急事要
马上走所以她代替他)
+ Anh ấy làm chân phụ việc trong nhà này. (他在这家公司工作)
- “Chân” trong tiếng Việt và tiếng Hán đều được ẩn dụ hóa thành phần dưới
cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền, có tác dụng đỡ các
bộ phận khác. Trong tiếng Việt có các cách nói như “chân bàn”, “chân ghế”,
“chân giường”, “chân núi”, “chân đèn”, “chân răng”… Trong tiếng Hán có
các cách nói tương tự “桌脚”、“ 椅脚”、“床脚”、“山脚”、“灯脚”、“牙根”…
- “Chân” trong tiếng Việt còn chỉ loại ruộng, loại đất.
+ Ví dụ: chân ruộng mạ (秧苗), chân ruộng trũng (低洼田野). Từ “脚” trong
tiếng Hán không có nghĩa này.
- Chúng ta so sánh một số tục ngữ, cụm từ có chứa từ “chân” trong tiếng
Việt và đối chiếu với tiếng Hán.
- Ví dụ các câu sau đây trong tiếng Việt có ý nghĩa trái ngược với tiếng Hán:
+ “Chân đất mắt toét” – Tả những người nghèo khổ, không hiểu biết. (文盲)
Ví dụ: Mày chân đất mắt toét thì biết gì mà nói.
+ “Chân cứng đá mềm” – chỉ sức lực dẻo dai, khỏe mạnh, vượt qua được
mọi gian lao, trở ngại.(脚健可惧路遥)
+ “Chân ướt chân ráo” – chỉ tình trạng vừa mới đến một nơi nào, chưa kịp
hiểu tình hình, sự thể nơi đó như thế nào.(初来乍到)
Ví dụ: Nó vừa mới chân ướt chân ráo vào nhà đã bị ăn mắng
+ “Chân giày chân dép” – chỉ sự sống sung sướng, nhàn hạ (纨绔子弟)
+ “Chân yếu tay mềm” – chỉ người phụ nữ mảnh mai, yếu ớt, không làm
được việc nặng nhọc, to tát.(手脚无力)
+ “Ba chân bốn cẳng / ba chân tám cẳng” – chỉ việc đi hoặc chạy nhanh, hấp
tấp, vội vã (走路匆匆的样子)
+ “Vững như kiềng ba chân” – chỉ sự vững vàng, không gì lay chuyển được

1
(稳如泰山)
+ “Giẫm chân tại chỗ” – chỉ sự đứng nguyên chỗ cũ, không tiến lên được (裹
足不前)
+ “Chân không đến đất cật (lưng) không đến trời (giời)” – chỉ vị trí chung
chiêng/ không có cơ sở vững chắc.(处在摇摆不定的位置)
+ “Chân le chân vịt” – chỉ sự nhấp nhổm không yên, vội vàng (终日忙碌)
+ “Được đằng chân lân đằng đầu” – chỉ sự không biết điều, được người ta
nhượng bộ càng lấn tới (得寸进尺)
+ “Xỏ chân lỗ mũi” – chỉ việc bị khinh thường, coi rẻ. (被轻视)
+ “Chân gỗ” – chỉ kẻ thông đồng với kẻ khác tìm cách dụ dỗ, thuyết phục
đối phương theo ý đồ của mình (trong các việc mua bán, làm ăn).
Ví dụ: Anh ấy làm chân gỗ trong việc tuyển nhân viên lần này/ người làm
trung gian giới thiệu cho hai bên làm quen với nhau để xây dựng hôn nhân.
Nhờ có anh ấy làm chân gỗ nên chúng tôi mới đến được với nhau và hạnh
phúc (托儿)
+ “Chân rết” – miêu tả: 1. Chân con rết; 2.đường đan, thêu thành hình nhiều
nhánh nhỏ tỏa ra hai bên một đường chính; 3. mạng chân rết (những con
đường hoặc tổ chức chi nhánh tỏa ra từ một con đường hoặc tổ chức chính):
hệ thống mương máng chân rết, các chân rết của tổng công ty (分支)
+ “Chân son mình rỗi” – chỉ hoàn cảnh còn rỗi, chưa phải bận bịu chuyện vợ
chồng, con cái. (无牵无挂)
Ví dụ: Cô ấy vẫn còn chân son mình rỗi.
+ “Bình chân như vại” – chỉ sự yên chí, yên tâm, không lo lắng/thờ ơ lãnh
đạm. Cháy nhà hàng xóm bằng chân như vại (四平八稳)
+ “Chân trong chân ngoài” – chỉ thái độ làm việc nước đôi, vừa làm việc ăn
lương ở nơi này vừa tranh thủ làm ở nơi khác để kiếm thêm (脚踏两只船)
+ “Chân trời” – chỉ đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như
bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển/phạm vi rộng lớn mở ra cho một
hoạt động hoặc một sự việc có triển vọng lớn lao nào đó. (天涯)
Ví dụ: “tôi có thể đi cùng anh đến những chân trời mới”
+ “Chân kính” – chỉ bộ phận bằng hạt quặng rất cứng dùng để đỡ trục bánh
xe đồng hồ (đồng hồ mười bảy chân kính) (钻石)
+ “Chân tơ kẽ tóc” – chỉ những điều hết sức tỉ mỉ, cặn kẽ đến từng chi tiết
của sự việc. Tôi hiểu cô ấy đến tận chân tơ kẽ tóc (无微不至)

2
+ “Chân cứng chí bền” – chỉ một người, có ý chí, khi đã suy nghĩ một việc
thì không thay đổi quyết định, quyết tâm làm cho thành công (金汤之固)
+ “Chồn chân mỏi gối” – chỉ sức tàn lực kiệt (筋疲力尽)
+ “Ôm chân liếm gót” – chỉ sự nịnh bợ, bợ đỡ kẻ có quyền thế để hòng cầu
cạnh, nhờ vả, dựa dẫm (趋炎附势)
+ “Ôm chân nấp bóng” – chỉ sự không chuẩn bị, vội vã để đáp ứng tạm thời
hay tuyệt vọng mong được giúp đỡ (临时抱佛脚)
+ “Sa chân lỡ bước” – chỉ sự một khi hành động sai lầm, trở thành suốt đời
hối tiếc. (一失足成千古恨)
 Mức độ gần giống nhau của từ chân trong tiếng Việt và tiếng Hán được
thể hiện qua một số ví dụ sau đây:
+ “Chân lấm tay bùn” – chỉ cách làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.
(终日劳累)
Ví dụ: Tôi chỉ là một anh nhà quê, phải chân lấm tay bùn mới khỏi chết đói.
+ “Chân trước chân sau” – chỉ sự nhấp nhổm không yên, vội vàng ( 手忙脚
乱)
+ “Thượng cẳng tay hạ cẳng chân” – chỉ việc đánh túi bụi, tàn ác, dữ đòn
(拳脚交加)
+Nước đến chân – chỉ tình thế cấp bách, phải xử lý công việc ngay (抱佛脚)
+Sa chân lỡ bước – chỉ sự thất thế, không may, rủi ro (失足)
+Mồm miệng đỡ chân tay – chỉ sự lười nhác, dùng lời nói khéo léo đưa đẩy
để đỡ phải làm (动嘴不动手)
+Nhắm mắt đưa chân – chỉ sự liều mình ra đi, làm việc bất đắc dĩ trong tình
thế cùng quẫn (闭目举步)
+Đầu đội trời chân đạp đất – chỉ người rất giỏi giang (顶天立地)
+Chân vòng kiềng – chỉ kiểu chân đi có dáng hơi khuỳnh, bàn chân hướng
vào trong (罗圈腿)
+Chân tay – chỉ bọn chúng sai chân tay đi đòi nợ (手足)
+Chân đồng vai sắt / Chân đồng da sắt – chỉ người có sức khỏe và sức chịu
đựng gian khổ hơn hẳn người khác. (铜脚铁肩)
+Chân trời góc bể/chân mây cuối trời/góc biển chân trời/chân trời góc biển –
chỉ những nơi xa xăm, cách trở. Tôi có thể đi cùng anh ấy đến tận chân trời
góc biển. (天涯海角)
 Những trường hợp dưới đây ý nghĩa phái sinh của từ chân trong
tiếng Hán và tiếng Việt có ý nghĩa tương đồng:
+ “Chân dài” – chỉ những cô ái có đôi chân cao (美眉)
+ “Vẽ rắn thêm chân” – chỉ sự bịa đặt, vu khống (画蛇添足)

3
+ “Chân voi” – chỉ bệnh phù rất to ở chân/ chân rất to/ chân của con voi (象
脚)
2. Ngón (脚趾 )
a) Nghĩa gốc.
Trong tiếng Việt và tiếng Hán, “ngón” được định nghĩa giống nhau: Là phần
cử động được ở đầu bàn chân hoặc bàn tay người và một số động vật khác.
Ví dụ: Ngón chân, ngón tay
b) Nghĩa phái sinh
-Trong tiếng Việt và tiếng Hán, “ngón” còn biểu thị nhiều ý nghĩa khác
nhau.
Ví dụ:
+ “Ngón đòn hiểm” – chỉ mánh khóe riêng ( 诡计). Trong tiếng Hán không
có nghĩa này.
+ “Ngón võ nhà nghề” – chỉ cách làm khéo léo của một việc như đã chuyên
nghiệp, thường là việc nhỏ (专业技巧). Trong tiếng Hán không có cách nói
này
+ “Ngón nghề” - chỉ tài nghệ, sở trường riêng (熟练技能). Trong tiếng Hán
không có ý nghĩa này
+ “Giở ngón bịp” – chỉ mánh khóe, thủ đoạn riêng (阴谋诡计).
- Trong tiếng Hán không có ý nghĩa này.
3. Lưng (背 )
a) Nghĩa gốc
“Lưng” là phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của cơ thể
động vật có xương sống, đối với ngực và bụng, về mặt ý nghĩa này cả tiếng
Việt và tiếng Hán là giống nhau.
b) Nghĩa phái sinh
- “Lưng” còn được biểu thị ở nhiều ý nghĩa khác nhau cả trong tiếng Hán và
tiếng Việt
- Ví dụ:
+ “Lần lưng lấy tiền, dành giụm được ít tiền giắt lưng” – chỉ dài, hoặc bao
dài bằng vải buộc ngang lưng cho đẹp, hoặc để đựng tiền, thường dùng để
chỉ tiền riêng, tiền vốn (腰琚遄万贯).
+ “Nhét lựu đạn ở lưng quần” – chỉ cạp quần (裤头).
+ “Cánh diều lơ lửng trên lưng trời (lưng chừng)” – chỉ khoảng không ở
giữa không ở trên cao cũng không ở dưới thấp (半空)
+ “Đong lưng” – chỉ chưa đầy, không đầy do còn thiếu một ít nữa (斗量)
+ “Thắt đáy lưng ong” – chỉ những người thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều
chồng lại khéo nuôi con. (杨柳细腰)
+ “Lưng eo vú xếch” – chỉ dáng xộc xệch gầy guộc mất đi dáng vẻ cân đối
của người đàn bà (阿娜多姿)
+ “Bán mặt cho đất bán lưng cho trời” – chỉ lao động vất vả nhọc nhằn ( 辛
苦劳动)
+ “Dài lưng tốn vải” – chỉ sự lười biếng, lao động kém không được lợi ích gì

4
(无所事事)
+ “Lưng dài vai rộng” – chỉ những thanh niên trẻ, khỏe mạnh, sức khỏe dồi
dào (年轻力壮)
+ “Thắt lưng buộc bụng” – chỉ sự tiết kiệm, dè sẻn, nhịn để dành (勒紧裤带)
+ Những ý nghĩa trên của từ “lưng” trong tiếng Hán không chỉ ra cụ thể như
trong tiếng Việt.
+ “Lưng ghế” – chỉ phần ghế để tựa lưng khi ngồi (靠背)
+ “Quay lưng ra hồ” – chỉ bộ phận phía sau của một số vật (背靠湖)
+ “Thóc còn lưng bồ, ăn lưng bát cơm” – chỉ lượng chứa chỉ chiếm khoảng
nửa vật đựng (吃首碗里的)
+ “Lưng chừng” - chỉ khoảng đại khái ở giữa, không ở trên cao, cũng không
ở dưới thấp: nhà ở lưng chừng núi, nước dâng lưng chừng nhà/ làm việc nửa
chừng, không làm cho xong, cho trọn: làm lưng chừng rồi bỏ (半中间)
+ “Lưng lửng” – chỉ lưng lửng dạ: ăn từ sáng đến giờ vẫn còn lưng lửng dạ
(小半)
+ “Lưng vốn” – chỉ vốn riêng để buôn bán, làm ăn: lưng vốn cũng kha khá
(资本,本钱)
+ “Thắt lưng buộc bụng” – chỉ việc hết sức hạn chế, tiết kiệm trong tiêu
dùng để trang trải, dành dụm trong hoàn cảnh khó khăn.(勤紧裤带)
+ “Thắt lưng” – chỉ vùng giữa lưng và mông của cơ thể người / dải vải, da
hay nhựa dùng thắt ngang lưng để giữ quần áo (dây lưng). (腰带)
+ “Chung lưng đấu cật/chung lưng đấu sức, chung lưng chung sức”
– chỉ sự hợp sức nhau lại để làm việc (团结奋战)
+ “Khom lưng uốn gối” – chỉ sự quỵ lụy, luồn cúi, bợ đỡ (卑躬屈膝)
 Trong tiếng Hán những ý nghĩa phái sinh của các từ “lưng” trên cũng có ý
nghĩa gần giống so với tiếng Việt. Bên cạnh đó từ “lưng” cũng có ý nghĩa
tương tự nhau cả trong tiếng Việt và tiếng Hán ví dụ như câu sau đây :
+ “Gậy ông đập lưng ông” – chỉ hành động, thủ đoạn của mình lại đánh vào
chính mình (自做自受)
4. Trán (额 )
a. Nghĩa gốc
“Trán” trong tiếng Việt và tiếng Hán đều có chung định nghĩa, là phần trên
của mặt từ chỗ có tóc mọc đến lông mày: vầng trán rộng, vắt tay lên trán
b. Nghĩa phái sinh
“Trán” còn được biểu thị ở nhiều ý nghĩa khác nhau cả trong tiếng Việt và
tiếng Hán. Tuy nhiên, trong tiếng Việt từ “trán” được diễn đạt trong nhiều
trường hợp khác nhau mang cùng một ý nghĩa và những ý nghĩa này trong
tiếng Hán lại được diễn đạt ở những từ khác nhau ví dụ như các câu sau

5
đây :
+ “Vỡ đầu sứt trán” - Thông thường dùng để mô tả sự thất bại (头破血流)
+ “Sứt đầu bươu trán ”- Được miêu tả sự thất bại (焦头烂额)
+ “Sứt đầu mẻ trán” – Cũng được miêu tả sự thất bại (头破血流)
- Ý nghĩa trái ngược nhau của từ “trán” trong tiếng Việt và tiếng Hán được
thể hiện qua những ví dụ sau :
+ “Đổ mồ hôi trán, dán mồ hôi lưng” – chỉ việc làm lụng vất vả, cực nhọc
(汗流浃背)
+ “Vạch mặt chỉ trán” – chỉ việc tố cáo, vạch rõ kẻ có lỗi, kẻ phạm tội ( 揭
穿真相)
+ “Vung tay quá trán” - Chi tiêu, sử dụng tiền bạc phung phí, bừa bãi, không
suy tính (挥金如土)
5. Mông (臀部 )
a. Nghĩa gốc
“Mông” trong tiếng Việt và tiếng Hán có ý nghĩa gần giống nhau, là khối thịt
dày và chắc ở hai bên hậu môn
b. Nghĩa phái sinh
Ví dụ :
Từ “mông” có nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc khi miêu tả sự sửa sang, trau
chuốt lại làm cho có vẻ như mới ta hay dùng từ mông má (tân trang)-( 新装)
ví dụ : mông má lại chiếc xe đạp cũ, mông má lại sắc đẹp
 Trong trường hợp này tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương tự
6. Eo (束腰 )
a. Nghĩa gốc
“Eo” là phần thắt nhỏ dần lại ở quãng giữa ví dụ như : lưng eo,...
 Tiếng Hán cũng có cùng ý nghĩa như trong tiếng Việt.
b. Nghĩa phái sinh
+Khi nói đến từ “eo” trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói và cách diễn đạt
khác nhau như : eo núi (山腰), eo biển (海峡), eo đất (地峡)....đều diễn đạt
chỗ, vùng thắt nhỏ dần lại ở quãng giữa dài và hẹp. Trong trường hợp này
tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương đồng.

6
+Ngoài ra, từ “eo” trong tiếng Việt còn dùng để chỉ sự thiếu, sự hạn chế,
không có nhiều, không được rộng rãi ví dụ như : thời gian eo hẹp, cuộc sống
eo hẹp, tiền bạc eo hẹp.....Trong tiếng Hán cũng có cách nói gần giống như
trong tiếng Việt.
7. Da (皮肤 )
a. Nghĩa gốc
“Da” là lớp mô bọc ngoài cơ thể và một số động vật ví dụ như : làn da
 Trong tiếng Hán và tiếng Việt da có cùng ý nghĩa với nhau.
b. Nghĩa phái sinh
 “Da” trong tiếng Việt được dùng trong rất nhiều trường hợp khác nhau, chỉ
nhiều sự vật, sự việc trong cuộc sống. Đôi khi còn dùng để miêu tả bề mặt
ngoài của những đồ vật. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách sử dụng của từ
“da”, ta hãy cùng xét một vài ví dụ sau đây :
+ “Giày da, dép da” – chỉ da một số động vật đã thuộc (皮鞋)
+“ Da ngựa bọc thây” – chỉ sự chết giữa chiến trường, dùng da ngựa bọc xác
(nói về chí khí của người con trai thời xưa), dặm nghìn da ngựa (马革裹尸)
+ “Da cam” – chỉ màu vàng đỏ như màu vỏ của một loại cam khi chín ( 橙
色)
+“ Có da có thịt” - Chỉ người đầy đặn (有血有肉)
 Cách dùng và ý nghĩa của từ “da” ở các ví dụ trên trong tiếng Hán cũng
có cách dùng tương tự.
+ Trong nhiều trường hợp từ “da” trong tiếng Việt còn dùng để miêu tả thân
hình rất gầy, như không có thịt, chỉ còn da với xương ví dụ : sau trận ốm
nặng, cô ấy chỉ còn da bọc xương.(瘦骨如柴)
+ “Tóc bạc da mồi” - chỉ người đã già (鸡皮鹤发)
+ “Da” chỉ màu sắc xanh nhạt như màu của nền trời không mây ví dụ như :
chiếc áo màu xanh da trời (天蓝色(天空)
+ “Bầm da tím mắt” - chỉ sự đau đớn về thể xác (鼻青脸肿)
+ “Da rạn” – chỉ mặt ngoài của đồ sành sứ có những đường nhỏ trông giống
như vết nứt, vết rạn (nói về một kiểu men). Chiếc bình da rạn/ một người
béo nhanh va gầy đi thì da có vết rạn (纹路)

7
+ “Da nhung” – chỉ da thuộc có lớp tuyết trên bề mặt trông giống như
nhung. (鹿皮)
+ “ Đỏ da thắm thịt” – chỉ sự béo tốt, hồng hào, khỏe mạnh (容光焕发)
+ “Ruột để ngoài da” – chỉ sự vô tâm, hay quên, bộc toạc (坦诚率直)
+ “Thay da đổi thịt” – chỉ sự đổi mới, trở nên tốt đẹp hơn (脱胎换骨)
+ “Sống ngâm da, chết ngâm xương” – chỉ sự rất gần, tương tự, không thể
tách rời. (骨肉相连)
 Những trường hợp trên từ “da” trong tiếng Hán không có cách biểu thị ý
nghĩa tương tự.
 Những trường hợp từ “da” trong tiếng Hán được sử dụng và có ý
nghĩa gần giống với tiếng Việt như:
+“ Da chỉ sự ốm yếu, bệnh tật – Mặt bủng da chì” (脸色发青)
+ “Xương đồng da sắt/mình đồng da sắt” – chỉ thân thể như đồng như sắt,
chịu đựng được tất cả (铜墙铁壁)
+ “Trầy da tróc vẩy” – miêu tả sự đau đớn về thể xác (擦皮脱落)
8. Thịt (肉 )
a. Nghĩa gốc
“Thịt” là phần mềm có thớ, bọc quanh xương trong cơ thể người và động vật
như: thịt lợn, thịt gà…..
Trong tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương tự
b. Nghĩa phái sinh
“Thịt” còn dùng để chỉ phần chính ở bên trong lớp vỏ của quả hay thân cây.
Trong nhiều trường hợp từ thịt trong tiếng Việt và tiếng Hán cũng được sử
dụng với nhiều ý nghĩa giống nhau ví dụ như:
+ “Thịt nát xương tan/tan xương nát thịt” – chỉ sự chết một cách thê thảm
(粉身碎骨)
- Trong một số trường hợp khác từ “thịt” không đơn thuần dùng để chỉ phần
thịt có thớ bọc quanh xương cơ thể của con người mà từ “thịt” trong những
trường hợp đó cũng là thịt từ cơ thể của con người nhưng lại mang ý nghĩa
khác ví dụ như:
+ “Thịt nát xương rơi” – chỉ sự giết chóc những người vô tội (大肆杀戮)

8
+ “Bầy nhầy như thịt bụng” – chỉ sự nhùng nhằng, dai dẳng không dứt
khoát (拖泥带水)
+“ Mát da mát thịt” – chỉ cơ thể lành mạnh, phát triển tốt (结实)
+ “Trao xương gửi thịt” – chỉ quan hệ vợ chồng gắn bó khăng khít (相敬如
宾)
- Trong tiếng Việt và tiếng Hán cũng có những trường hợp từ “thịt” có ý
nghĩa gần giống nhau ví dụ như:
+ Từ thịt trong câu “ bán buôn thịt người” – chỉ việc buôn bán người, bọn
làm nghề chứa gái điếm, trong tiếng Hán (买卖身体) cũng có ý nghĩa tương
tự.
 Những trường hợp sau đây có ý nghĩa tương tự:
+ “ Bằng da bằng thịt/bằng xương bằng thịt” – chỉ việc cụ thể, rõ ràng như
thật. Tiếng Hán (表里如一).
+ “Chửi như vặt thịt” – chỉ việc chửi cay độc, đay nghiến. Tiếng Hán ( 骂得
狗血喷头)
+ “Có da có thịt” – chỉ sự khỏe mạnh, béo tốt/làm ăn phát triển, khấm khá.
Tiếng Hán (红光满面)
+ “Lấy thịt đè người” – chỉ việc lấy sức to, mạnh để lấn át người yếu, bé
hơn/dùng quyền thế, chèn ép, ức hiếp người khác. Tiếng Hán (仗势欺人)
+ “ Vai u thịt bắp” – chỉ người lao động có thân thể nở nang, rắn chắc. Tiếng
Hán (肌肉发达)
9. Ung nhọt (疔疮 )
a. Nghĩa gốc
“Ung nhọt” trong tiếng Hán và tiếng Việt có khái niệm không giống nhau,
“ung nhọt” trong tiếng Việt là cái nhọt lớn, gây đau nhiều, thường nguy hiểm
cho tính mạng. Tiếng Hán là (遗臭万年).
b. Nghĩa phái sinh
“Ung nhọt” trong tiếng Việt còn được dùng để chỉ hiện tượng xấu xa, thối
nát từ bên trong, gây tác hại lớn cho xã hội. Tiếng Hán cũng có ý nghĩa gần
giống tiếng Việt (贪污腐败给社会带来危害)
10. Lông (毛 )

9
a. Nghĩa gốc
“Lông” trong tiếng Việt là bộ phận có hình sợi, mọc ở ngoài da người, cầm
thú, có tác dụng bảo vệ cở thể ví dụ như: lông mày – chỉ bộ phận phía trên
của mắt.
 Tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương tự.
b. Nghĩa phái sinh
-Từ “Lông” cũng giống như các từ khác đã phân tích ở trên. “Lông” có
nhiều ý nghĩa khác nhau và được dùng trong nhiều trường hợp cụ thể sau:
+Đủ lông đủ cánh – chỉ sự khôn lớn, trưởng thành, đủ sức lực và khả năng
tự lo liệu cho bản thân mình ví dụ như: Nó đủ lông đủ cánh thì tự kiếm lấy
mà ăn
-“Lông” còn dùng để chỉ sự mắc nợ rất nhiều như trong câu “Nợ như lông
lươn”-(债如牛毛) hay miêu tả da dẻ hồng hào, sức khỏe tốt “Trơn lông đỏ
da”-(红光满面). Trong hai trường hợp này tiếng Hán có cách nói gần giống
như vậy.
-Trong văn học cổ đại, các nhà văn còn dùng từ “lông” để miêu tả ví von coi
cái chết nhẹ như lông hồng (红毛).
-Hay như trong câu “bới lông tìm vết” – (吹毛求疵) từ “long” ở đây không
còn dùng để chỉ ý nghĩa gốc là bộ phận có hình sợi, mọc ở ngoài da người,
cầm thú nữa mà từ lông ở đây là ám chỉ sự cố tình bới móc khuyết điểm,
thiếu sót của người khác. Tiếng Hán có ý nghĩa tương tự.
-Có những trường hợp từ “lông” có ý nghĩa trái ngược nhau trong tiếng Hán
và tiếng Việt được thể hiện qua những ví dụ sau:
+ “Lông” được dùng để chỉ sự kiêu căng, hợm hĩnh, không coi ai ra gì “Cóc
mọc lông nách”- (骄傲自大)
+Chỉ cách cư xử sâu hiểm, độc ác “độc có lông bụng/mọc lông trong bụng”
– (阴险狡诈).
+Ngoài ra, “lông” còn dùng để chỉ sự rất khôn ngoan, khôn có bề sâu, có
phần hiểm độc “khôn mọc lông trong bụng” – (人面兽心).
+Cũng có những trường hợp “lông” để chỉ sự kiêng nể, sợ sệt, không dám
động chạm đến như câu “không đụng đến lông chân”-(畏手畏脚)

10
+Chỉ sự thay đổi hình thức bên ngoài đẹp hơn, khỏe hơn “thay lông đổi da”-
(改头换面)
11. Cằm (颔 )
a. Nghĩa gốc
“Cằm” là bộ phận ở dưới miệng người, do xương hàm dưới nhô ra tạo nên.
Tiếng Việt và tiếng Hán có ý nghĩa giống nhau.
b. Nghĩa phái sinh
Cả trong tiếng Việt và tiếng Hán từ “cằm” rất ít được dùng để miêu tả, so
sánh hay đối chiếu với nhiều sự vật sự việc trong cuộc sống.
12. Hông (盆骨 )
a. Nghĩa gốc
“ Hông” là vùng hai bên của bụng dưới, ngang với xương chậu. Tiếng Hán
(盆骨) có khái niệm không giống tiếng Việt.
b. Nghĩa phái sinh
Từ “hông” còn dùng để miêu tả mặt bên, phía bên của sự vật như : Hông nhà
(房子旁), hông xe (车旁). Tiếng Hán có ý nghĩa khác hơn so với tiếng Việt.
13. Đốt (节 )
- “Đốt” là những khúc, những phần , những đoạn giống nhau của một số bộ
phận trên cơ thể người và một số động thực vật ví dụ như : Đốt ngón tay (手
指节) – chỉ phần giống nhau của ngón tay trong cơ thể, đốt xương sống (骨
椎节) – là phần giống nhau của xương của cột sống, đốt ngón chân (脚趾节)
– là phần giống nhau của ngón chân trong cơ thể.
- “Đốt” còn dùng để miêu tả những đoạn, khúc thường ngắn và đều nhau
như : đốt mía (甘蔗节), đốt tre (竹节).
Trong cuộc sống người ta cũng dùng từ “đốt” để so sánh một vật gì đó rất
nhỏ như : nhỏ như đốt ngón tay (小如手指)
 Những hình thức này trong tiếng Hán cũng có cách nói tương tự.
14. Mắt (眼睛 )
a. Nghĩa gốc
“Mắt” là một bộ phận của cơ thể người và động vật dùng để nhìn sự vật, sự
việc và hiện tượng..

11
b. Nghĩa phái sinh
Trong cuộc sống từ “mắt” được sử dụng rất nhiều để miêu tả, so sánh nhiều
sự vật sự việc và hiện tượng khác nhau trong những trường hợp cụ thể. Ví
dụ như :
+ khi miêu tả đôi mắt to, đẹp, trong sáng của người phụ nữ người ta hay nói :
“Mắt bồ câu” (丹凤眼).
+ Khi nói về công sức lao động hết sức vất vả, khó nhọc của con người ta lại
dùng câu : “Mồ hôi nước mắt” (汗泪,血汗).
+ Khi muốn diễn tả những điều lố bịch hoặc những sự việc không phù hợp
với những chuẩn mực thông thường người ta hay nói : “Ngang tai chướng
mắt” (不同寻常) hay câu “ngang tai trái mắt” (眼见心烦) cũng cùng một ý
nghĩa như câu “ngang tai chướng mắt”.
+ Chỉ một người bận rộn thì có câu : “tối mắt tối mũi” (焦头烂额).
+ Khi từ mắt dùng để nói cái nhìn của người phụ nữ trong việc đánh giá hay
chọn người yêu ta hay dùng câu : “mắt xanh” (青眼).
+ Khi hàm ý chê bai thì nói : “Mắt tinh như mắt cú vọ” (锐利眼).
+ “Mắt dao cau” thì ám chỉ những người có đôi mắt sắc (锐眼).
+ “Mắt lúng liếng” là ánh mắt của người phụ nữ đa tình (瞟眼).
+ “Mắt đong đưa” (媚眼) ám chỉ ánh mắt hay nhìn qua nhìn lại, thường chỉ
cái nhìn của người phụ nữ lẳng lơ, hoặc đang có tình ý.
+Khi từ “mắt” biểu thị ý nghĩa tiêu cực khi ta dùng câu : “Quắc mắt” – chỉ
việc giương to mắt nhìn với ánh mắt khác thường, biểu thị thái độ giận dữ,
bất bình hay đe dọa.
+ “Mắt” còn dùng để chỉ sự qua đời như trong câu : “Nhắm mắt xuôi tay”
(眼闭).
+ Khi một ai đó muốn thể hiện tài năng, khoe khoang, thi thố tài năng hoặc
thách thức với người vốn am hiểu, tài giỏi hơn mình nhiều lần về lĩnh vực
đó; hành động dại dột, tự bộc lộ trình độ non nớt, yếu kém của mình, không
tự biết mình biết người, thiếu khiêm tốn thì từ mắt ở đây vẫn là mắt của con
người nhưng không còn là ánh mắt để nhìn sự vật, sự việc nữa mà nó mang
một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược mà chúng ta vẫn hay thường nói : “Múa

12
rìu qua mắt thợ” (班门弄斧).
+ Khi từ “mắt” xuất hiện trong câu : “Mắt ốc nhồi, môi chuối mắn” (贼眉鼠
眼) thì nó lại được dùng để chỉ người xấu xí, thô kệch, mắt to lồi, môi dày
mang ý nghĩa tiêu cực.
+ Khi một người làm việc thì vụng về, kém cỏi nhưng lại hay xét nét, chê
bai, phê phán người khác thì từ “mắt” cũng được sử dụng như trong câu :
“Vụng tay, hay con mắt” (说三道四).
+ Chỉ thái độ tức giận có câu : Tức nổ đom đóm mắt” (忍住爆发).
+Khi ám chỉ một người bị lác mắt ta dùng câu : “Con mắt chỉ thiên, con mắt
chỉ địa” (斗眼).
+Ngay cả các lỗ, khe hở đều đặn ở các đồ đan ta cũng dùng từ “mắt lưới”
(网眼儿).
+Khi “mắt” dùng để chỉ bộ phận phóng ra tia hồng ngoại dùng để bắt tín
hiệu trong các thiết bị điện tử, thiết bị quan sát điện tử có cấu tạo tinh vi, có
thể phát hiện thấy vật mà trong điều kiện bình thường không thể phát hiện
được ta lại có câu : “Mắt thần” (神眼).
Tất cả những ý nghĩa trên của từ “mắt” trong tiếng Hán lại có ý nghĩa khác
hơn so với tiếng Việt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp từ “mắt” được sử
dụng và có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau cả trong tiếng Việt và tiếng Hán ta
hãy xem xét một số ví dụ sau :
+Trong tiếng Việt khi từ “mắt” để chỉ đôi mắt đẹp, to dài và hơi xếch như
mắt của chim phượng –“mắt phượng” (凤眼) thì tiếng Hán cũng có ý nghĩa
tương tự.
 Cách sử dụng của từ “mắt” trong những trường hợp sau đây cũng có ý
nghĩa tương tự nhau :
+ “Mắt” chỉ trạng thái ngạc nhiên trước một sự việc nào đó –“ Mắt tròn mắt
dẹt” (扁圆形眼).
+ “Mắt lợn luộc” – chỉ mắt giống như mắt con lợn khi đã bị luộc, to và hơi
trợn lên (thường chỉ đôi mắt xấu) (死猪眼).
+ Mắt nhìn xuống phía dưới một cách rất nhanh, thể hiện thái độ sợ hãi hoặc
để che giấu tình cảm thật –“ cụp mắt” (垂眼).

13
+ “Trợn mắt” – chỉ việc mở căng ra hết cỡ (瞪眼). Nhắm mắt bước qua (闭
眼走过) – chỉ việc bỏ qua một việc gì đó mà mình không hài lòng.
+ Khi không nhận ra cái đang cần tìm, cái đang ở trước mắt; không phân biệt
được hay dở, tốt xấu ta dùng câu : “Có mắt như mù” (有眼却如瞎) hay có
con mắt mà chẳng có con ngươi (有眼睛却没有眼珠).
+ “Có mắt không tròng” – chỉ người không biết cách nhận xét, đánh giá về
một sự vật, hiện tượng nào đó (有眼无珠).
+ “No bụng đói con mắt” (眼馋肚饱) – chỉ bụng no rồi, không ăn được nữa
nhưng vẫn tỏ ra thèm muốn; trù định thực phẩm, nấu nướng quá nhiều so với
số người ăn uống.
+ “ Mắt trắng môi thâm” (白眼黑唇) – chỉ tướng người bạc bẽo, bất nhân.
+ “ Nước mắt cá sấu” (鳄鱼的眼泪) – chỉ việc khóc lóc giả dối, vờ vịt xót
thương..
+ “ Nhìn người bằng nửa con mắt” (用半只眼看人) – ám chỉ người hợm
hĩnh, ngạo mạn, tỏ ra khinh thường không coi ai ra gì.
+ “Che mắt thế gian” (遮眼看世间) – miêu tả hành động giả tạo, cốt để che
giấu sự thật không hay, tránh sự chê cười của thiên hạ.
+ “Mắt phượng mày ngài” (凤眼蚕眉) – chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ xưa,
mắt đẹp như mắt chim phượng, lông mày nhỏ và cong như râu con ngài.
+ “Mắt xanh mỏ đỏ” ( 绿 眼 红 嘴 ) - chỉ người phụ nữ có cách trang điểm
đậm, thái quá.
+ “Đói hoa cả mắt” (饥饿眼花) hay đói vàng cả mắt (饥饿眼黄) – chỉ việc
rất đói, đói đến mức không giữ được trạng thái bình thường.
+ “Mắt” trong một số trường hợp miêu tả các bộ phận của sự vật, hiện tượng
như : “Mắt tre/mía” (竹(甘蔗)眼) – chỉ chỗ lồi lõm giống như hình con
mắt, mang chồi ở một số loài cây. “Mắt dứa” (菠萝眼) – chỉ bộ phận giống
như hình con mắt ở vỏ quả dứa.
+ “ Mắt bão” (台风眼) – chỉ khu vực trung tâm của cơn bão.
+ “ Mắt cá” (鱼眼,脚果) – chỉ mấu tròn, nhỏ lồi ra ở cổ chân.
+ “ Mắt gió” (风嘴) – chỉ hệ thống, cơ cấu để dẫn gió vào lò luyện kim.
 Cấp độ có ý nghĩa giống nhau một phần nào đó của từ “mắt” trong

14
tiếng Việt và tiếng Hán được thể hiện ở một số ví dụ sau :
+ “ Chướng tai gai mắt” (刺耳碍眼) – chỉ sự không hợp ý, không vừa lòng
với hành động hoặc lời nói của người khác.
+ “ Mắt thấy tai nghe” (耳闻目睹) – chỉ việc tai để nghe, mắt để xem nhân
chứng mô tả, đúng sự thật.
+ “ Mắt trước mắt sau” (瞻前顾后) – chỉ nhìn về phía trước, sau đó ở.
+“ Nhắm mắt xuôi tay” (眼一闭,腿一登) - mô tả đã chết rồi.
+“ Nước mắt dài nước mắt ngắn” (哭哭啼啼) – chỉ việc khóc mãi mãi.
+ “ Tai nghe mắt thấy” (耳闻不如一见) – chỉ việc nhìn thấy một lần tốt hơn
nghe nhiều, có chứng cớ rõ ràng.
+ “ Trăm tay nghìn mắt” (眼疾手快)/ “ Ba đầu sáu tay, mười hai con mắt”
(三头六臂,十二个眼睛) - Chỉ một người nhanh nhẹn, làm việc chăm chỉ
có óc quan sát tốt, người rất giỏ.
+ “ Mắt trắng dã” (翻白眼) – chỉ đôi mắt có lòng trắng nhiều, thường hàm ý
chê.
+ “ Mắt nai” (鹿眼) – chỉ đôi mắt có vẻ ngây thơ giống như con nai.
+ “ Mắt xếch” – chỉ đôi mắt có phần đuôi đưa lên trên.
+ “ Mắt mũi” (面目) – chỉ cách nói khái quát, thường với hàm ý chê.
+ “ Trừng mắt” ( 瞪 眼 ) – chỉ việc mở to và tập trung nhìn thẳng vào đối
tượng, thường để biểu lộ sự bực tức hoặc hăm dọa.
+ “ Mắt la mày lém” (贼眉鼠眼) – miêu tả bộ dạng lấm la lấm lét, không
dám nhìn thẳng, vẻ vụng trộm, không đàng hoàng.
+ “ Mắt ngược mắt xuôi” (看前看后) – chỉ vẻ lấm lét, nhìn trước nhìn sau,
liệu chừng để đi càng nhanh càng tốt do có điều gì đang thấp thỏm, sợ hãi.
+ “Chờ mỏi mắt” (望眼欲穿)/mong đỏ mắt (眼红) – chỉ việc chờ, mong đợi
người hay một việc nào đó trong một thời gian dài.
+ “Nhắm mắt ăn dơ” (眼睁睁) – chỉ việc cam chịu làm một việc mình không
muốn để cho qua chuyện.
+ “Nhắm mắt đưa chân” (闭着眼睛伸脚) - Liều phó thác cho số mệnh, được
tơi đâu hay tới đó.
+ “Vải thưa che mắt thánh” (疏布遮眼) – chỉ việc giấu giếm một cách vụng

15
về khờ khạo.
+ “Mắt có chọi, răng có chọi” (眼有双,牙有排) – chỉ việc gì dù có ghê
gớm đến mấy thì cũng có đối thủ cao tay hơn trừng trị.
+ “Mắt cú da lươn” ( 丑 人 多 作 怪 ) – chỉ người xấu, hay soi mói chuyện
người khác và tính tình lươn lẹo.
+ “Mắt sâu râu rậm/rậm râu sâu mắt” (浓眉大眼) – chỉ tướng đàn ông dữ
tợn, mạnh mẽ, ngang tàn.
+ “Mắt to hơn bụng” (眼大肚小) – chỉ việc bụng no rồi, không ăn được nữa
nhưng vẫn tỏ ra thèm muốn; trù định thực phẩm nấu nướng quá nhiều so với
số người ăn uống.
+ “Sáng con mắt, chặt đầu gối” (明亮的眼睛,砍断膝盖) – chỉ người cao
tuổi mà vẫn khỏe mạnh, sáng suốt.
+ “Voi một ngà, đàn bà một mắt” (以牙还牙,以眼还眼) – chỉ con voi bị
mất một ngà, đàn bà bị hỏng mất một mắt thường rất hung dữ, ghê gớm.
+ “Khuất mắt trông coi” (不看不知) – chỉ việc không trông thấy nên bỏ qua
khuyết điểm;
+ “Ti hí mắt lươn” (老鼠眼) – chỉ đôi mắt rất nhỏ giống như mắt con lươn.
+ “Coi tận mắt, bắt tận tay” (亲眼看) – chỉ việc nắm được cụ thể, có tang
chứng rõ ràng.
+ “Mắt cáo” (大网眼) – chỉ lỗ đan thưa.
+ “Mắt kính” (眼镜片) – chỉ miếng kính nhỏ để mắt nhìn qua, lắp vào kính
đeo mắt hay một số dụng cụ.
15. Mũi (鼻子 )
a. Nghĩa gốc
“Mũi” là một bộ phận của cơ thể trên mặt của con người và động vật dùng
để thở và ngửi.
b. Nghĩa phái sinh
“Mũi” cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, việc dùng từ “mũi”
không chỉ giới hạn ở phạm vi nghĩa gốc của từ mà còn biểu đạt ở nhiều dạng
khác nhau. Việc phân chia cấp độ giống nhau, khác nhau hay giống nhau
một phần của từ “mũi” cả trong tiếng Việt và tiếng Hán còn tùy thuộc vào

16
từng trường hợp cụ thể. Ta hãy xét một vài ví dụ sau :
 Trường hợp giống nhau về ý nghĩa của từ cả trong tiếng Việt và
tiếng Hán:
+ “Mũi diều hâu” ( 鹞鹰鼻子) – chỉ mũi nhọn, quặp xuống giống như mỏ
con diều hâu.
+ Khi muốn nói một người nào đó còn non dại, chưa biết gì ta vẫn thường
nói câu : “Vắt mũi chưa sạch” (乳臭味干).
+ Từ “mũi” dùng để miêu tả khi ở vào hoàn cảnh ngheo túng, đói khổ, kiệt
quệ, phải tìm mọi cách để kiếm sống cho qua ngày, làm không đủ ăn –“Vắt
mũi không đủ đút miệng” (挤鼻子都不够喂嘴).
+Khi miêu tả đầu nhọn phía trước của chiếc giày ta cũng dùng từ “mũi” –
mũi giày (鞋鼻) nhưng trong trường hợp này từ “mũi” không còn là từ chỉ
bộ phận của con người nữa mà nó đã thay đổi ý nghĩa hoàn toàn và trong
nhiều trường hợp khác cũng có sự thay đổi tương tự ví dụ :
+ “Mũi tiến công” (进攻的鼻子) – chỉ bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tiến
công theo một hướng nhất định.
+ “Mũi dùi” ( 锤 子 头 , 锋 芒 ) – dùng để chỉ mũi nhọn của cái dùi ; hay
tượng trưng cho sự tập trung phê phán, đả kích một đối tượng, một mục tiêu
nào đó.
 Trường hợp khác nhau về ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán ví
dụ :
+ “Mũi dọc dừa” (笔直鼻子,椰子茎鼻子) – chỉ mũi cao, đẹp giống như
xương của lá dừa.
+ “Mũi nhòm mồm” ( 鼻 子 顶 在 嘴 上 ) – ám chỉ mũi hướng xuống phía
miệng, thường chỉ những người thích việc ăn uống.
+“ Đứng mũi chịu sào” (竹鼻子) – chỉ người đứng ra chịu trách nhiệm về
một việc nào đó
+ “Vuốt mặt còn phải nể mũi” (看情面,迁就) – chỉ việc không dám thẳng
tay làm điều tệ hại với ai vì còn nể người khac có liên quan mật thiết với họ.
+ “Vuốt mặt chẳng nể mũi” (不留情面) – chỉ việc phê phán hoặc thẳng tay
làm điều tệ hại với người nào đó mà không e nể họ còn liên quan mật thiết

17
với người khác có địa vị, thế lực hoặc cần phải kính nể.
+ Từ “mũi” còn được dùng để miêu tả khi một người được tin yêu, chiều
chuộng thì sinh nhờn, bắt người khác làm theo ý mình; kẻ nhu nhược hoặc
ngờ nghệch, yếu kém bị người khác sai khiến - “Xỏ chân lỗ mũi” (捉弄)
+ Khi từ “mũi” được dùng để chỉ đầu nhọn của sự vật như : “mũi dao” (刀
锋) – chỉ đầu nhọn của con dao. “Mũi kim” (针眼) – chỉ đầu nhọn của chiếc
kim. “Mũi thuyền” (船头) – chỉ đầu nhọn phía trước của chiếc thuyền. Mũi
kéo (剪刀尖部) – chỉ đầu nhọn của chiếc kéo. “Mũi khoan” (钻头) – chỉ đầu
nhọn của chiếc khoan.
+“Mũi” dùng để chỉ sự bận rộn - “chúi mũi chúi tai” (日理万机) hay tối mắt
tối mũi (焦头烂额)
+ “Gần mũi xa miệng” (相敬如宾) – chỉ việc ở gần nhau, sống gần nhau mà
không có tình cảm.
+ Ngoài ra, trong các ngành công nghiệp người ta cũng hay dùng từ “mũi
nhọn” (尖端) để nói về các lực lượng đi đầu, đi tiên phong theo một hướng
nhất định.
 Trường hợp từ “mũi” và ý nghĩa của nó giống nhau một phần nào
đó so với tiếng Hán được thể hiện ở một số ví dụ sau :
+ “Mũi dãi” (鼻涕) – chỉ nước mũi và nước dãi nói chung.
+ Khi bị người khác lợi dụng, sai khiến làm một việc nào đó ta thường nói
câu : “Xỏ mũi dắt dây” (牵着鼻子走)
+ “Mũi” còn dùng để chỉ nơi nguy hiểm như đầu gươm mũi súng (舌剑唇
枪), hay chỉ phương hướng như mũi tên ( 箭头) –“mũi tên” dùng để bắn đi
cùng với cung, nỏ.
16. Tóc (头发 )
“Tóc” là một phần trên đầu của cơ thể con người, tạo thêm vẻ đẹp cho con
người. Từ “tóc” cũng được biểu đạt dưới nhiều hình thức và trạng thái khác
nhau. Ta lần lượt xét từng cấp độ đối ứng về ý nghĩa của từ “tóc” trong tiếng
Việt và tiếng Hán :
 Cấp độ giống nhau :
+Từ “tóc” miêu tả người con gái có dáng vẻ tướng mạo nhàn hạ - Da trắng

18
tóc dài (肤白发长), với ý nghĩa này cả trong tiếng Việt và tiếng Hán giống
nhau.
 Cấp độ khác nhau :
+Từ “tóc” miêu tả những trạng thái và ý nghĩa khác nhau :
- “Tóc rễ tre” (粗硬头发) – chỉ tóc sợi to, cứng.
- “Tóc seo gà/tóc đuôi gà” (发鬓).
- “Tóc thề” (披肩发) – chỉ tóc của thiếu nữ dài chấm ngang vai.
- “Kết tóc xe tơ ”(缔结良缘) – chỉ tình duyên vợ chồng.
- “Rợn tóc gáy” (毛骨悚然) – chỉ sự sợ hãi tột độ.
- “Đầu hai thứ tóc” (鸡皮鹤发) – chỉ người già.
+ Từ “tóc” dùng để chỉ sự cặn kẽ, tỉ mỉ, đầy đủ mọi chi tiết, không thiếu sót
gì như chân tơ kẽ tóc ( 白 驹 过 隙 )/kẽ tóc chân răng ( 发 缝 牙 相 ). Trong
trường hợp này tiếng Việt có cùng một ý nghĩa nhưng tiếng Hán lại được
diễn đạt bằng những từ khác nhau.
+ “Cái tóc cái tội” (罪归祸着) – chỉ việc nhỏ (bằng cái tóc) cũng có thể gây
thành tội lỗi lớn
 Những trường hợp có cấp độ giống nhau một phần nào đó về mặt ý
nghĩa ví dụ như :
+ “Tóc xanh” (黑发) – chỉ tóc còn đen của người trẻ tuổi.
+ “Cái răng cái tóc là góc con người” (牙和发是人类的主要部位) – chỉ
hàm răng, mái tóc góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của con người.
+ “Đầu râu tóc bạc” (首须发白) – chỉ người đàn ông đã đến tuổi già
+ “Tóc đuôi gà, mày lá liễu” (发鬓柳眉) – chỉ người phụ nữ có nhan sắc
+ “Tóc tốt nặng đầu, râu tốt nặng cằm” (好发头重,好须领重) – ám chỉ tốt
tóc tốt râu chẳng có ích lợi gì.
+ “Cái tơ cái tóc” (依头缕当) – Miêu tả một người mà ngoại hình rất đẹp.
+ “Đầu bù tóc rối” (披头散发) – chỉ đầu tóc bù xù; thường dùng để tả cảnh
bận bịu, vất vả, không có thời gian hay tâm trí để mà chải chuốt.
+ “Sợi tơ kẽ tóc ”(毛发丝粟) –chỉ những điều rất nhỏ
17. Má (颜 )
Từ “má” biểu đạt những ý nghĩa sau:

19
+ Trường hợp giống nhau về mặt ý nghĩa của từ “má” trong tiếng Việt và
tiếng Hán, ta xét ví dụ sau : “Má phấn răng đen” ( 粉颊黑牙 ) – chỉ người
phụ nữ đẹp theo quan niệm ngày xưa. Trong trường hợp này từ “má” có
cùng ý nghĩa cả trong tiếng Việt và tiếng Hán. “Má” ở đây cũng là ‘má’ của
bộ phận trên cơ thể con người nhưng lại được dùng để miêu tả vẻ đẹp của
người con gái.
+ Trong một số trường hợp “má” được dùng để miêu tả vẻ đẹp của người
con gái nhưng trong tiếng Hán lại mang ý nghĩa khác nhau như : “Má đào”
(红颜)/ “má hồng” (红颜) – chỉ má hồng như quả đào, má đỏ hồng, dùng để
chỉ người con gái đẹp. “Má đào mày liễu” (粉面挑花) – cũng chỉ người con
gái đẹp. “Vợ chồng đầu gối má kề” (相濡以沫) – chỉ tình cảm vợ chồng gần
gũi, thân thiết
+Trong cuộc sống, từ “má” không những chỉ dùng để nói về con người mà
nó còn được dùng để kết hợp với các bộ phận của những vật khác nhau như :
“Má phanh” (刹披) – chỉ vật có thể điều khiển cho áp sát vào một bộ phận
đang chuyển động để làm ngừng hoặc làm chậm lại. “Má giày” (鞋帮) - chỉ
phần bằng phẳng, đối xứng nhau của đôi giày
+ Trong tiếng Việt và tiếng Hán cũng có những trường hợp từ “má” có một
phần ý nghĩa giống nhau nào đó ở cả hai ngôn ngữ ví dụ như : “Má phấn” –
tiếng Việt có nghĩa là má có đánh phấn, dùng để chỉ sắc đẹp của người phụ
nữ hoặc để chỉ người con gái đẹp, tiếng Hán ( 粉颊粉黛) cũng có ý nghĩa
gần giống tiếng Việt. Một số trường hợp sau đây cũng tương tự :
– “Má đào phận bạc” (红颜薄命) – chỉ người con gái đẹp nhưng số phận
không may mắn.
– “Má phấn môi son” (美人朱唇) – miêu tả việc trang điểm cầu kỳ, đẹp
đẽ, người con gái đẹp
– “Má phồng má tẹt” (脸一张一鼓) – chỉ thái độ không bằng lòng, hờn
dỗi.
18. Tai (耳 )
– “Tai” là bộ phận của cơ thể con người và động vật dùng để nghe âm
thanh của sự vật, sự việc và hiện tượng.

20
– “Tai” còn biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau. Ta xét những cấp độ khác
nhau của từ trong tiếng Việt và tiếng Hán :
 Cấp độ khác nhau trong những trường hợp sau :
- “Tai”
+ chỉ tiếng xấu trong xã hội –“tai tiếng” (臭名)
+ chỉ âm thanh lớn - “đinh tai nhức óc” (震耳欲聋)
+ chỉ sự rất tinh tường khi nghe tín hiệu nghỉ và ngây điếc khi có lệnh làm ;
cố ý lười biếng, không muốn làm việc, uể oải, lừng khừng trong lao động ;
cố tỏ ra bàng quan, giả vờ như không quan tâm, không hay biết đến việc đời,
việc người - “thính tai họ, điếc tai cày” (装聋王作哑)
+ chỉ trạng thái quá đủ, quá thỏa mãn đến phát sợ, không còn muốn ăn thêm
nữa - “chán đến mang tai” (厌烦到自脖子)
+ chỉ việc ăn nói khéo léo và hay, dễ nghe, dễ tiếp thu –“nói như rót vào tai”
(甜言蜜语)/ “lọt lỗ tai” (甜言蜜语) trường hợp này trong tiếng Việt có cùng
một ý nghĩa nhưng có hai cách diễn đạt còn tiếng Hán chỉ có một cách diễn
đạt duy nhất.
+ Trong trường hợp khi tay bị bỏng người ta thường sờ vào tai cho mất cảm
giác nóng rát, lúc bình thường yên ổn thì chẳng thấy ai ngó ngàng, khi gặp
nguy hiểm, hoạn nạn mới tìm đến - “có bỏng mới mó đến tai” (无事不登三
宝殿).
+ “Tai qua nạn khỏi” (明天会更好) – chỉ hôm qua xấu, hôm nay tốt hơn,
ngày mai sẽ tốt hơn so với hôm qua và hôm nay.
+ “Tai trời ách đất” (飞来横祸) – chỉ tai nạn, thiên tai.
+ “Dỏng tai lên nghe ngóng” ( 全神贯注) – chỉ sự cố gắng hết sức để tập
trung nghe.
+ Tất cả cách sử dụng của từ “tai” ở các trường hợp trên trong tiếng Hán
không có ý nghĩa giống như trong tiếng Việt
 Cấp độ giống nhau trong một số trường hợp sau :
+Từ “tai” chỉ tai và mắt thường dùng để ví người chuyên đi nghe ngóng, dò
la, tìm hiểu tin tức hoặc tình hình để cung cấp cho người khác –“tai mắt” (耳
目)

21
+Chỉ người không kín đáo, thiếu chín chắn, hay đưa chuyện - “vào lỗ tai, ra
lỗ miệng” (近从耳出从口).
+ “Nói thật trật lỗ tai” ( 忠 言 逆 耳 ) – chỉ thói đời không ưa nói thật, nói
thẳng, chỉ ra cái dở, cái xấu cho người ta biết mà tránh, khuyên người ta làm
điều phải lại hay bị họ oán giận, bực tức.
+ “Nghe tai này, ra tai kia” (左耳进,右耳出) – chỉ việc nghe mà không để
tâm, không chú ý nên không đọng lại điều gì. Trong tiếng Hán cũng có ý
nghĩa tương tự.
 Cấp độ giống nhau một phần ý nghĩa trong tiếng Hán :
+ “Tai to mặt lớn” (肥头大耳) – chỉ người có quyền thế, địa vị trong xã hội
+ “Có tai có mặt” (隔墙有耳) – chỉ việc có người giúp đỡ, có nội giám
+ “Nhà có mạch vách có tai” (隔墙有耳)/ “Tai vách mạch rừng” (隔墙有耳)
– chỉ việc dù có mạch vách, nhưng cũng có người nghe trộm. Mô tả thương
lượng bí mật cũng có người khác biết. Cũng có thể mô tả khuyên người nói
yên tâm, để tránh tiết lộ. Trong trường hợp này tiếng Hán có cách diễn đạt
giống nhau, tiếng Việt thì có cách nói khác.
+ “Nhà có ngách, vách có tai” (树有分墙有耳) – về mặt ý nghĩa câu này có
ý nghĩa tương tự câu “tai vách mạch rừng”- chỉ dù ở nơi kín đáo, vắng vẻ
đến mấy cũng có thể có người nghe thấy vì vậy phải cẩn thận, ý tứ, giữ mồm
giữ miệng nhưng trong tiếng Hán lại có sự diễn đạt khác và chỉ giống nhau
về một phần ý nghĩa nào đó.
+ “Tai bay vạ gió” (横祸非灾) – chỉ tai nạn, thiên tai không có lý do
+ “Chạy bở hơi tai” (气喘吁吁) – chỉ việc chạy mệt đến mức đứt hơi, đứt
ruột
+ “Ngứa tai gai mắt” (眼中刺)/ “chướng mắt ngang tai” (不顺眼,逆耳) –
chỉ việc khó chịu bực mình trước những lời nói, việc làm ngang ngược, trái
lẽ thường, trong câu này tiếng Việt có cùng một ý nghĩa, tiếng Hán có cách
nói khác
+ “Tai nghe mắt thấy” (耳闻不如一见) – chỉ việc Nhìn thấy một lần tốt hơn
nghe nhiều, có chứng cớ rõ ràng
+ “Tai trời vạ đất” (祸从天降) – chỉ các hiểm họa bất ngờ đột ngột tương tự.

22
19. Ngực/ vú (乳房 )
- Khi nói đến từ “ngực” ta chỉ liên tưởng nó là một bộ phận của cơ thể con
người. Từ ngực ít được dùng để miêu tả, so sánh, hay đối chiếu với nhiều sự
vật, sự việc và hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên từ “ngực”
vẫn được dùng trong một số trường hợp.
Ta hãy xét các cấp độ đối ứng của từ trong tiếng Việt và tiếng Hán.
 Cấp độ giống nhau về nghĩa của từ trong các trường hợp sau:
- “Vú cao su” (橡胶乳) – chỉ vật làm bằng cao su, hình núm vú, dùng cho trẻ
em ngậm hay lắp vào miệng chai sữa cho trẻ bú.
- “Vú đá” (石乳) – chỉ chất đá vôi đọng ở trần các hang động lâu ngày tạo
hình giống như bầu vú.
Hai trường hợp trên tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương tự như tiếng Việt.
 Cấp độ khác nhau của từ được thể hiện qua những trường hợp sau :
- “Vú nuôi” (乳妈,奶妈) – chỉ người đàn bà ở nuôi con cho chủ
- “Vú thõng dưa ngang” (乳房丑陋)/vú xếch lưng eo (乳房丑陋) – chỉ vú
mềm nhẽo chảy dài, tướng người đàn bà sồ sề, xấu xí.
- “Cả vú lấp miệng em” (铻别人的嘴) – chỉ việc dùng thế mạnh, cậy tiền
của lấn át kẻ yếu hơn về thế lực và địa vị.
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ trong tiếng Hán :
- Từ “ngực” chỉ sự hồi hộp, lo sợ - đánh trống ngực (心里打鼓)
- “Vú vê” (乳房) – chỉ vú người đàn bà (thường hàm ý chê bai)
- “Lưng eo vú đảnh” ( 腰 细 乳 铤 )- chỉ lưng thon nhỏ, ngực căng gọn, tả
người phụ nữ gọn gàng cân đối.
 Các trường hợp trên tiếng Hán đều giống nhau ở phần ý nghĩa nào đó
như trong tiếng Việt.
20. Lông mày (眉毛 )
- “Lông mày” là một bộ phận trên gương mặt của con người có tác dụng làm
nổi bật đôi mắt, làm khuôn mặt nổi bật hơn. “Lông mày” cũng được sử dụng
nhiều trong các câu nói hàng ngày.
- Trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán từ “lông mày” cũng được sử
dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, ta lần lượt xét các cấp độ của từ

23
như sau :
 Cấp độ giống nhau:
- Từ “lông mày” được dùng trong những câu sau đây có ý nghĩa giống
nhau như trong tiếng Hán :
+ Từ“ lông mày” được dùng để chỉ điệu bộ khi tỏ ra khó chịu, không bằng
lòng - “chau mày chau mặt” (皱眉皱脸).
+ “Mày ngài” (蚕眉)- chỉ lông mày đẹp, giống như con ngài
+ “Mỏng mày hay hạt” (美眉) – chỉ người con gái có khuôn mặt nhẹ nhõm,
sáng sủa, dáng điệu thanh thoát, tươi giòn, thể hiện tính đảm đang tháo vát,
nhanh nhẹn và phúc hậu
+ “Mày râu nhẵn nhụi” (脸面光华) - chỉ người đàn ông chau chuốt vẻ bên
ngoài.
+ “Mặt ủ mày chau” (皱眉苦脸) – chỉ sự buồn bã, rầu rĩ và đau khổ.
+ “ Mày tằm mắt phượng” (蝉眉凤眼) – chỉ vẻ đẹp người phụ nữ mắt đẹp
như mắt chim phượng, lông mày nhỏ và cong như râu con ngài
 Cấp độ khác nhau :
- Có ít trường hợp từ “lông mày” được dùng trong tiếng Việt nhưng lại có
ý nghĩa khác trong tiếng Hán ví dụ như : “Tối mày tối mặt” ( 起早贪黑) –
chỉ Làm việc vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ trong tiếng Hán và
tiếng Việt :
+ Có rất nhiều cách sử dụng khác nhau của từ “lông mày” trong tiếng Việt
nhưng trong tiếng Hán những ý nghĩa này không giống hoàn toàn như trong
tiếng Việt ví dụ như trong các trường hợp dưới đây :
+ “Chau mày nghiến răng” (怒容满面) – chỉ điệu bộ của người đang căm
giận, tức tối
+ “Mặt mày cau có” (怒气满面) – chỉ điệu bộ tỏ ra khó chịu, không bằng
lòng.
+ “Mặt dạn mày dày” (后脸皮) – chỉ người đã phải chịu khổ nhục nhiều mà
hóa ra không còn biết sợ, xấu hổ nữa.
+ “Đầu mày cuối mắt” ( 眉目 传情 ) – chỉ việc liếc nhìn nhau để tỏ tình ý

24
(thường chỉ ý lẳng lơ).
+ “Mở mày mở mặt” ( 扬眉吐气) – chỉ sự hãnh diện với mọi người xung
quanh.
+ “Nở mày nở mặt” (眉头舒展) – mô tả khó khăn, vấn đề được giải quyết.
+ “Nặng mặt sa mày” (愁眉苦脸)/mặt nặng mày nhẹ (.....).
21. Đầu gối (膝盖 )
- Định nghĩa : “đầu” gối là phần nối giữa đùi và chân bên dưới, được hình
thành do các khớp nối giữa xương đùi và xương xương chày, có xương bánh
chè bao phủ mặt trước.
- Các cấp độ của từ được dùng trong tiếng Việt và tiếng Hán :
 Cấp độ giống nhau của từ :
- Trong tiếng Việt và tiếng Hán từ “đầu gối” không có trường hợp nào
giống nhau về mặt ý nghĩa.
 Cấp độ khác nhau của từ :
- Hầu hết các từ “đầu gối” được sử dụng trong các câu nói trong tiếng Việt
có ý nghĩa khác hơn so với tiếng Hán ví dụ như :
+ “Đầu gối quá tai” (膝盖长过耳朵) – chỉ người lười biếng, ăn xong rồi lại
ngồi, không chịu làm lụng gì.
+ “Đầu gối củ lạc” (瘦膝盖) – chỉ người gày gò, đầu gối to không cân xứng
với chân
+ “Còng lưng uốn gối” ( 头 重脚轻 ) – chỉ thái độ khúm núm, luồn lụy kẻ
quyền thế
+ “Gối mỏi, chân chồn” (劳累不慎) – chỉ sự mệt mỏi rã rời, chân tay đau
nhức đến mức khó cử động do phải đi lại quá nhiều ; Quá mệt mỏi, thối chí,
không muốn theo đuổi công việc nữa.
+ “Đói đầu gối phải bò” (勇往直前) – chi việc dù biếng nhác đến mấy khi
thiếu thốn cũng phải tìm cách kiếm ăn ; Gặp hoàn cảnh khó khăn phải hoạt
động tích cực hoặc phải hy sinh danh dự.
+ “Khom lưng quỳ gối” (卑躬屈膝)/khom lưng uốn gối (卑躬屈膝) – chỉ sự
quỵ lụy, luồn cúi, bợ đỡ.
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ :

25
- Trong tiếng Việt có duy nhất một trường hợp từ “đầu gối” có ý nghĩa
giống nhau về một phần nào đó như trong tiếng Hán :
+ “Đầu gối còn gần hơn mắt cá chân” (远亲不如近邻) – chỉ họ hàng xa còn
hơn láng giềng là người dưng.
22. Tay (胳膊 )

- “Cánh tay” có nghĩa gốc là từ chỉ bộ phận phía trên cơ thể con người, từ
vai đến các ngón, dùng để cầm nắm, thường được coi là biểu tượng lao động
cụ thể của con người. Trong tiếng Trung, “cánh tay” là 胳膊, tuy nhiên nó
chỉ bộ phận phía trên cơ thể từ vai trở xuống và từ cố tay trở lên, tức là
không bao gồm các ngón tay như tiếng Việt.

- Chúng ta tiếp tục xét các cụm từ có chứa từ “tay” trong tiếng Việt và so
sánh những cụm từ đó với các cụm từ tương ứng trong tiếng Trung với các
cấp độ như sau:

 Cấp độ giống nhau. Chúng ta tìm hiểu 1 số cụm từ giống nhau hoàn
toàn giữa tiếng Việt và tiếng Trung như:

- “Cánh tay phải” dùng để chỉ người giúp đỡ gần gũi và đắc lực nhất. Tương
ứng với cánh tay phải trong tiếng Việt, chúng ta có từ 左右手 trong tiếng
Trung.

- “Giúp một tay”: Giúp đỡ người khác. Tương ứng trong tiếng Trung có “帮
一手”.

- “Nhúng tay vào việc người khác”: để chỉ việc tự ý tham gia vào công việc
của người khác. Tương ứng ta có cụm từ “插手别人的事”.

- “Chính quyền về tay nhân dân” nghĩa là nhân dân giành lại được tự do và
có quyền làm chủ xã hội của mình. Trong tiếng Trung là“人民当家作主,
政权在人民手里”

- “Sa vào tay bọn cướp” nghĩa là bị bọn cướp bắt”. Tương ứng trong tiếng

26
Trung là “陷入一邦强盗之手”
- “Tay súng” nghĩa là bắn súng rất giỏi. Tiếng Trung là “抢手”
- “Cuộc họp tay đôi” nghĩa là hai bên thảo luận với nhau. Tiếng Trung
tương ứng là “双边会议”
- “Tay vịn cấu thang” /手扶电梯 chỉ bộ phận của vật, tương ứng với tay hay
có hình dáng, chức năng như cái tay
 Cấp độ giống nhau về 1 phần ý nghĩa. Ví dụ:

- “Tay nghề” /手艺 chỉ trình độ nghề nghiệp

- “Tay ngang” /生手 chỉ người làm một nghề nào đó mà vốn không thành
thạo, chuyên nghiệp

- “Có đủ phương tiện trong tay” /大权在握 chỉ Người có quyền lực
- “Tay hòm chìa khóa” /掌管钱财 chỉ người có quyền quản lí, chi tiêu trong
gia đình
- “Tay anh chị” /黑社会老大 chỉ người lãnh đạo một nhóm người làm việc
xấu
- “Tay bạo chúa” /暴君 chỉ người lãnh đạo một tổ chức nhưng rất độc ác và
chuyên quyền
- “Hiệp ước tay ba” / 三边协议 có nghĩa là ba bên kí hiệp ước với nhau
- “Tay xách nách mang” /手提肩扛 tả cảnh mang vác lắm thứ, vất vả, tất
bật
- “Tay bắt mặt mừng” / 描述相遇时的喜悦 tả cảnh gặp gỡ vui vẻ, mừng rỡ
- “Khéo tay hay miệng” /手巧嘴利 miêu tả người nhanh nhẹn, đảm đang,
khéo léo
- “Tay yếu chân mềm” /手无缚鸡之力 Ý muốn nói là không thể làm công
việc nặng nhọc được
- “Thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” /拳脚相加 ý nói một người thích đánh
người, thích dùng bạo lực
 Cấp độ khác nhau:
+ Một số cụm từ chứa từ “tay” trong tiếng Việt nhưng không có cụm từ tương
ứng trong tiếng Trung. Ví dụ:

27
- “Cho biết tay”: Cho ai đó biết được khả năng của mình để không còn coi
thường mình nữa. Trong tiếng Trung ta chỉ có thể diễn đạt là “给点儿厉害
看看”.

- “Một tay không vừa” để chỉ người ghê gớm. Tiếng Trung diễn đạt là “恶势
力”

-“ Tay nải”/ “褡裢” chỉ túi vải có quai đeo, dùng đựng đò mang đi đường

- “Tay sai”/ “狗腿儿” nghĩa là kẻ chịu cho kẻ khác sai khiến làm các việc
phi nghĩa
- “Nghề tay trái”/ “第二职业” thường dùng để chỉ phía tay trái, hoặc để ví
công việc phụ, thứ yếu
- “Bắt tận tay, day tận trán”/ “无可辩解,有凭有证” chỉ trực tiếp được tại
chỗ. Ngoài ra tiếng Việt còn có cụm từ tương tự “Bắt tận tay, day tận tóc”/
当场抓获 và ”Chặt tay day trán”/ 固步自封- bắt quả tang ai đó làm việc xấu
gì đó
- “Day tay mắm miệng”/ 笨嘴拙舌 chỉ khả năng biểu đạt kém
- Nhiều cụm từ trong tiếng Việt có nhiều cách diễn đạt như“Tay bế tay bồng”
hay “Tay bồng tay dắt”/ “Tay bồng tay mang" đều chỉ một người làm việc
vất vả, phải làm nhiều việc một lúc. Để biểu thị ý nghĩa này tiếng Trung có
cụm từ “拖儿带女”
- “Tay đứt dạ xót”/ “十指连心” có nghĩa là sự cảm thông chia sẻ
- “Thơm tay may miệng”/ 得心应手 có nghĩa là bất cứ làm chuyện gì đều
thỏa mãn được yêu cầu của mình
- “Trăm tay nghìn mắt” Chỉ một người nhanh nhẹn, làm việc chăm chỉ có óc
quan sát tốt. Để biểu thị nghĩa này tiếng Trung có cụm từ “眼疾手快”
- “Non tay”/ 生疏 chỉ trình độ nghề nghiệp còn thấp

- “Tay làm hàm nhai”: chỉ có làm thì mới có ăn, có làm việc thì mới nuôi
sống được bản thân mình và gia đình, chứ không thể ngồi chầu chực mong

28
đợi không làm mà vẫn có ăn. Để biểu thị ý nghĩa này tiếng Trung có cụm từ
“自力更生”, tức tự lực cánh sinh.

- “Nhanh tay lên”: dùng để nhắc nhở người khác hay tự nhắc nhở mình làm
nhanh lên. Với ý nghĩa này, tiếng Trung có cụm từ “手脚嘛利”.
- “Tác phẩm đầu tay”/ “处女作” chỉ sáng tác đầu tiên của nhà văn hoặc nhà
thơ.
23. Cổ (脖子 )
Nghĩa đen: Cổ (脖子) chỉ một bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.
- Trong tiếng Việt và tiếng Trung từ “cổ” được sử dụng trong nhiều trường
hợp. Chúng ta sẽ so sánh mức độ giống nhau về ý nghĩa của các cụm từ đó
theo các mức độ như sau:
 Mức độ giống nhau:
- “Cổ chai” : 瓶颈- chỉ chỗ eo lại của gần phần đầu của một số đồ vật, giống
hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng.
 Mức độ giống nhau về 1 phần ý nghĩa:
- “Cổ áo”/衣领 chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ
- “Cổ tay”/手腕 chỉ chỗ nối bàn tay và cẳng tay
- “Một cổ hai tròng”/ 两重压迫 ví cảnh bị hai tầng thống trị, áp bức nặng nề.
 Mức độ khác nhau: Từ “cổ” được sử dụng rất nhiều trong các từ, cụm
từ. Tuy nhiên trong tiếng Trung tương ứng với các cụm từ đó là các cụm từ
khác mà không có chứa từ “cổ”. Ví dụ:
- “Cứng cổ”/ 顽固 chỉ người ương bướng, khó bảo, không chịu nhường nhịn
người khác
- “Cổ yếm”/ 文胸 đều chỉ bộ phận của yếm bao quanh cổ
- “Giầy cao cổ”/ 靴子 là giầy bao quanh cổ hoặc cổ chân
- “Cổ áo sơ mi”/ 衬衫一绿 chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ
- “Cổ cày vai bừa”/ 壮丁 chỉ những người phải cáng đáng những công việc
nặng nhọc, vất vả trong nghề nông:
- “Cổ chân”/足腕 chỉ chỗ nối bàn chân và cẳng chân
- “Thấp cổ bé họng”/ 穷困潦倒,家徒四壁 chỉ người yếu đuối,nghèo,ko có
chỗ đứng cao trong xã hội

29
- “Thắt cổ mèo treo cổ chó”/一毛不拔 mang ý chê bai một người rất hà tiện
- “Cứng cổ cứng đầu/ 顽 固 不 化 chỉ người cố chấp không chịu nghe lời
người khác khuyên
- “Cưỡi cổ đè đầu”/ 仗势欺人 ý nói những người này luôn ăn hiếp người
khác, bắt nạt những người yếu đuối hơn mình
- “Bóp hầu bóp cổ”/掐住命脉 mang nghĩa hà hiếp tàn nhẫn, bóc lột thậm tệ
24. Ngấn (痕 )
- Nghĩa đen: “Ngấn” /痕 đều chỉ nếp gấp trên da người, đặc biệt là những
người béo.
- Từ “ngấn” được sử dụng khá ít trong các cụm từ tiếng Việt. Ví dụ ta nói
“Nước lụt rút đi còn in ngấn trên đường” để chỉ những dấu vết còn để lại tạo
thành đường nét. Để diễn đạt nghĩa này, tiếng Trung cũng dùng từ “痕”: “水
过留痕”
25. Vai (肩膀 )
- Nghĩa đen: Vai dùng để chỉ phần cơ thể nối liền 2 cánh tay với thân.
- Từ “vai” được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt với nhiều ý nghĩa phong
phú. Trong tiếng Trung cũng có các cụm từ tương ứng. Chúng ta sẽ lần lượt
xét các mức độ giống nhau của các cụm từ đó.
 Giống nhau hoàn toàn: Ví dụ :
- “Kề vai chiến đấu”/ 并 肩 作 战 chỉ sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau để
chiến đấu
 Giống nhau ở 1 phần ý nghĩa:
- “Sức dài vai rộng”/身强力壮 được coi là biểu tượng của sức lực
- “Vai u thịt bắp”/头脑简单,四肢发达 có nghĩa là cơ thể to khỏe, thô kệch
do lao động nhiều và nặng, thường dùng để chỉ những người chỉ biết làm
những việc lao động tay chân, không có tri thức (có ý chê, coi thường)
- “Sức dài vai rộng”/身强力壮 mô tả vật lý vững chắc
 Khác nhau :
- “Vai trên, vai dưới”/ 前辈,晚辈 được coi là biểu tượng của thứ bậc trên
dưới trong quan hệ gia định, họ hàng
- “Có vai vế”/ 权高位重 chỉ vị trí cao, quan trọng trong xã hội do chức vụ,
cấp bậc hay quyền lực mà có
- “Chung vai gánh vác công việc”/你一手我一脚 chỉ sự đoàn kết, đồng sức,

30
đồng lòng, hợp sức lại để làm một việc chung nào đó
- “Giật gấu vá vai”/ 剜肉补疮 ví hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn, phải xoay
xở, tạm lấy chỗ này đập vào chỗ kia.
- “Chen vai sát cánh”/并肩作战 ý chỉ tính đoàn kết, luôn luôn làm việc mà
có người đồng hành, giúp đỡ.
- “Vai áo”/ 袖子 chỉ bộ phận của áo, che hai vai con người
- “Vai cày”/ 牛轭 chỉ bộ phận của một số vật giống như hình cái vai hoặc có
tác dụng gánh đỡ như cái vai
- “Vai chính trong vở kịch”/主角 chỉ nhân vật trong kịch bản được diễn viên
thể hiện trên sân khấu hoặc trong phim
- “Vai sắt chân đồng”/ 脚踏实地 chỉ thể chất mạnh mẽ, cứng rắn
- “Sát cánh kề vai/ 比翼双飞 ý chỉ chồng vợ rất yêu nhau, nam và nữ tình
đầu ý hợp, trở thành chồng vợ.
- “Ngang vai phải lứa”/ 尔虞我诈 mang nghĩa chỉ ngang bằng nhau về địa vị
- “Chen vai thích cánh”/ 齐心合力 ý chỉ tính đoàn kết, luôn luôn làm việc
mà có người đồng hành, giúp đỡ.
- “Bằng vai ngang lứa”/ 同辈 chỉ cùng tuổi, cùng thế hệ
26. Răng (牙齿 )
- “Răng” là phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm dùng để cắn, giữ,
nhai thức ăn, tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương tự.
- Phần lớn từ “răng” trong tiếng Việt được dùng cũng có ý nghĩa gần giống
như trong tiếng Hán, có những trường hợp giống nhau hoàn toàn về ý nghĩa
như :
+ “Răng” dùng để miêu tả việc giữ kín chuyện, không chịu nói ra bất cứ một
điều gì – Không hé răng (金口难开)
+ “Răng cưa” (锯齿) – chỉ bộ phận chìa ra, đầu thường nhọn, sắp đều nhau
thành hàng trong một số đồ dùng, dụng cụ.
 Những trường hợp có sự giống nhau về một phần ý nghĩa của hai
ngôn ngữ :
+ “Có răng nào bừa răng ấy” (以牙还牙) – chỉ việc người ta đối với mình
thế nào thì mình cũng đối với người ta như vậy
+ “Môi hở răng lạnh” (唇亡齿寒) - Ví sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc
27. Gót (脚后跟 )

31
 Sự giống nhau về ý nghĩa của từ “gót” trong hai ngôn ngữ thường
gặp ở các trường hợp sau:
+ “Gót” là phần sau cùng của bàn chân – gót chân ( 脚后 跟), là phần sau
cùng của giày hoặc dép có bề mặt tiếp xúc với gót chân – gót giày ( 鞋跟).
Khi miêu tả một loại giày có phần bên dưới là gót liền đế cao hơn phần mũi
giày nhiều - Guốc cao gót (高跟鞋). Miêu tả bước đi của người phụ nữ đẹp
– Gót sen (莲步)
+ “Gót sắt” (của quân xâm lược) (军线统治) - Ví với sự thống trị bạo tàn.
Cách dùng từ sắt trong trường hợp này ở tiếng Hán có ý nghĩa khác hơn so
với tiếng Việt.
+ Trong trường hợp từ gót được dùng để kể lại đầu đuôi trọn vẹn một câu
chuyện –“Kể hết gót đầu” (从头到尾讲) thì tiếng Hán chỉ giống tiếng Việt ở
phần ý nghĩa nào đó chứ không giống hoàn toàn.
28. Gáy (颈椎 )
- “Gáy” là phần phía sau ở cổ, ngoài ra trong tiếng Việt từ “gáy” còn được
dùng để chỉ phần của quyển sách dày, chỗ các trang giấy và hai bìa được
dính lại với nhau – Gáy sách (书脊). Trong tiếng Hán cả hai trường hợp trên
chỉ giống tiếng Việt ở một phần ý nghĩa.
29. Xương (骨头 )
“Xương” là bộ phận cứng và chắc làm nòng cốt đỡ cơ thể người. Trong tiếng
Việt cũng như tiếng Hán từ xương” được dùng rất nhiều trong cuộc sống
chứa nhiều hàm ý khác nhau. Ta hãy xét một vài cấp độ của từ trong hai
ngôn ngữ qua những ví dụ sau :
 Cấp độ giống nhau :
+ “Bộ xương quạt” (扇骨部分) – chỉ phần ứng làm nòng cốt, làm sườn cho
một số vật
+ “Kinh nghiệm xương máu” (血肉经验) - chỉ những người đã từng trải nay
rất nhiều kinh nghiệm
+ “Da bọc xương” (皮包骨头) - Chỉ người rất gầy
 Trong trường hợp sau từ xương cũng có ý nghĩa tương đồng với từ
cốt :

32
+ “Cốt nhục tương tàn” (骨肉相残) – chỉ việc anh em, bà con họ hàng mà
chém giết, làm hại lẫn nhau
+ “Khắc cốt ghi tâm/minh tâm” ( 刻骨铬心) – chỉ việc ghi nhớ trong lòng
không bao giờ quên.
+ “Cốt nhục tử sinh” (生死与共) – chỉ việc làm sống lại người chết, chỉ ơn
cứu mạng
+ “Lột da róc xương” ( 削皮削皮) – miêu tả việc hành hạ, bóc lột đến tàn
nhẫn hoặc trừng trị đích đáng.
 Cấp độ khác nhau ở một số trường hợp sau:
+ “Người xương xương” (瘦骨如柴)/Người chỉ có da bọc xương (瘦骨如
柴)/ “Gầy trơ xương” (骨瘦如柴)– chỉ những người hơi gầy hoặc rất gầy
như có thể nhìn thấy xương. Trong trường hợp này tiếng Hán có cùng một
cách diễn đạt.
+ Cũng có những trường hợp từ “xương” dùng để chỉ người rất gầy nhưng
cả tiếng Hán và tiếng Việt lại có những cách diễn đạt khác nhau như : “Cóc
xương còi da” (皮包瘦骨), “Giàu xương nghèo thịt” (瘦得只见排骨不见
肉)
+ Từ “xương” dùng để chỉ sự cực kỳ khó khăn - “Khó bó đến xương” ( 难于
青天) hay còn dùng để chỉ việc đi tù rất lâu - “Tù rục xương” (牢底坐穿)
 Ta hãy xét thêm một vài trường hợp nữa để hiểu rõ hơn về cách sử
dụng của từ “xương” ví dụ như :
+ “Hi sinh xương máu để giành lại độc lập dân tộc” ( 牺牲生命) – miêu tả
cái tạo nên mạng sống của con người, thường dùng khi phải nói tới sự hi
sinh
+ “Tận xương tận tủy” ( 忍无可忍) - Chỉ khả năng của một người đã đến
giới hạn cuối cùng
 Cấp độ giống nhau một phần ý nghĩa của từ trong những trường
hợp sau:
+ Chỉ con người trong thực tế - “Người bằng xương bằng thịt” (实实在在)
+ Chỉ sự ghi nhớ sâu sắc, không bao giờ quên -“ Ghi xương khắc cốt” (刻骨
铭心)/ “Ghi xương tạc tủy” (刻骨铭心), tiếng Hán có cùng một cách diễn

33
đạt.
Khi hàm ý nói một người thay đổi rất nhiều - “Thay xương đổi cốt” (脱胎换
骨)
+ Khi cơ thể bị nghiền nát đến chết, thân xác không còn được vẹn nguyên
(phép ẩn dụ cho một mục đích cụ thể, hoặc là bất kỳ nguy hiểm và mất mát
của cuộc sống) ta hay nói - “nát thịt tan xương” (粉身碎骨)
+ “Nói ngọt lọt đến xương (甜言蜜语) - cách nói nhấn mạnh các trạng thái
cảm xúc cực điểm
+ “Sống ngâm da, chết ngâm xương” (骨肉相连) – chỉ sự rất gần tương tự,
không thể tách rời.
+ “Oán nhập cốt tuỷ” (之入骨) – miêu tả sự cực kì tức giận. Và từ cốt ở đây
đồng nghĩa với từ xương.
30. Miệng/mồm (嘴 )
- “Miệng” là bộ phận trên khuôn mặt của cơ thể con người dùng để nói, ăn,
uống.
- Từ “miệng” được dùng phổ biến trong tiếng Việt và trong nhiều hoàn cảnh
nó mang những ý nghĩa khác nhau. Cũng như trong tiếng Hán, mức độ ý
nghĩa tương ứng của từ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để so sánh ý nghĩa
của từ miệng trong hai ngôn ngữ ta xét những ví dụ sau :
 Cấp độ giống nhau qua những trường hợp sau :
+ “Bụng gian miệng thẳng” (口佛心蛇)/ “miệng nam mô, bụng một bồ dao
găm (口蜜腹剑)/ “ khẩu phật tâm xà” (佛口蛇心)– chỉ lời nói bên ngoài thì
ngọt ngào, tử tế nhưng tâm địa thì xấu xa. Tiếng Hán có cách diễn đạt khác
hơn so với tiếng Việt.
+ “Dại mồm dại miệng” (长嘴长舌) – chỉ việc nói năng vụng về thiếu suy
nghĩ làm hại đến mình
+ “Miệng hùm nọc rắn” (虎口蛇毒) - chỉ người xấu xa, độc ác
+ “Hang hùm miệng rắn” (虎穴蛇毒) – chỉ nơi nguy hiểm dễ gây tai họa
+ “Mở miệng” (开口) – chỉ việc nói
+ “Mồm mép” (嘴舌) - chỉ khả năng giao tiếp (nói chung) hoặc chỉ người có
khả năng ăn nói, nói năng khéo

34
+ “Bia miệng” (口碑) – chỉ tiếng xấu để lại ở đời
 Cấp độ khác nhau của từ: Những trường hợp dưới đây được xem là
khác nhau về mặt ý nghĩa của từ trong hai ngôn ngữ:
+ “Giữ kín miệng” (守口如瓶) – chỉ việc giữ bí mật.
+ “Há miệng chờ sung” (守株待兔) – chỉ thái độ lười biếng, thụ động, chỉ
chực ăn sẵn bằng cách cầu may chứ không làm gì
+ “Miệng cá ngão” (大嘴巴) – chỉ miệng rộng
+ “Mỏng môi hay hớt” (嘴尖嚼舌) – chỉ người môi mỏng thì hay hớt lẻo,
đưa chuyện (theo quan niệm tướng số của người xưa)
+ “Ngứa mồm ngứa miệng” (嘴痒) – chỉ việc có điều muốn nói ra, cảm thấy
muốn nói ngay, không kìm lại được.
+ “Ngậm miệng ăn tiền” ( 沉默 是金 ) – chỉ việc im lặng, không nói gì để
không ảnh hưởng đến mình
+ “Há miệng mắc quai” (吞下苦果) – miêu tả việc trót ăn vào miệng rồi nên
khó mở mồm nói được; ăn của đút rồi nên phải làm ngơ trước sai phạm của
kẻ xấu; né tránh, không dám nói đến những khuyết điểm của người khác vì
sợ phải đụng chạm đến những khuyết điểm của chính mình.
+ “Mau mồm mau miệng” (口若悬河) – chỉ người vui vẻ, niềm nở
+ “Bụng chua miệng ngọt” (口是心非) / “miệng bồ tát, bụng dao găm” (口
是心非) – chỉ lời nói bên ngoài thì ngọt ngào, tử tế nhưng tâm địa thì xấu
xa. Tiếng Hán có cách nói như nhau. Tuy nhiên cũng có trường hợp có cùng
ý nghĩa như trên nhưng cách diễn đạt lại khác nhau cả ở trong tiếng Việt
cũng như tiếng Hán chẳng hạn như câu: “Miệng bồ tát, dạ ớt ngâm ”(心口不
一)
+ “Miệng thơn thớt” (心怀鬼胎) – chỉ việc vồn vã, tử tế hời hợt ở bên ngoài
nhưng độc ác ngầm
+ “Mồm miệng đỡ chân tay” ( 嘴 巧 人 懒 ) – chỉ việc lười, khôn ranh, dẻo
mồm để trốn việc
+ “ Ốc đi đằng miệng” (口无遮拦) – chỉ việc nói năng bộp chộp, không kín
đáo.
+ “ Miệng ông cai, vai đầy tớ” (指手画脚) – chỉ việc miệng cai lúc nào cũng

35
quát mắng, vai đầy tớ thì lúc nào cũng phải làm.
+ “ Kẻ cắp già mồm” (嘴硬) – chỉ việc đã làm điều sai trái còn lớn tiếng lấp
liếm một cách không biết ngượng.
+ “ Trống mồm trống miệng” (嘴不稳,泄露天机 ) – chỉ việc không kín
đáo, nói năng hở chuyện, lộ bí mật.
+ “ Mồm mép tép nhảy” (言语轻浮) – chỉ người hoạt ngôn, nói nhiều (sắc
thái tiêu cực)
+ “ Khua môi múa mép” (卖弄口舌) – chỉ việc ăn nói ba hoa khoác lác, cốt
để phô trương
+ “ Bé miệng” (守口如瓶) – chỉ việc nói nhỏ, giữ bí mật, không cho nhiều
người biết
+ “ Che miệng thế gian” (贻笑大方) – chỉ hành động giả tạo, cốt để che
giấu sự thật không hay, tránh sự chê cười của thiên hạ
+ “ Bớt mồm bớt miệng” (省吃俭用,少说话) – chỉ việc ăn ít đi, dè xẻn;
nói ít đi, không lắm điều
+ “ Bóp mồm bóp miệng” (省食俭穿 ) – chỉ sự tiết kiệm từng ly từng tý,
không dám ăn
+ “Cái tay nuôi cái miệng” (丰衣足食) – chỉ việc lao động để kiếm ăn.
+ “Đấm mồm đấm miệng” (以钱买口) – chỉ việc đút lót, hối lộ.
+ “Nọc rắn miệng rắn” (自食其果) – chỉ người độc ác nham hiểm
+ “Miệng nói tay làm” (名副其实) – chỉ việc nói và làm cùng kết hợp với
nhau. Tức là nói được làm được
+ “Vạ mồm vạ miệng” (祸从口出) – chỉ việc thiên tai từ miệng xuất hiện.
Có nghĩa là dễ dàng để nói thiên tai tòa án thiếu thận trọng.
+ “cọp gan thỏ” (表里不一) – chỉ những người ăn nói thể hiện mình là một
người dũng cảm mạnh mẽ nhưng thực sự bên trong rất hèn nhát, lo sợ
- Từ “miệng” dùng để miêu tả phần trên cùng của một số đồ vật như:
+ “Miệng bát” (碗口) – chỉ phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài
của vật có chiều sâu
+ “Miệng giếng” ( 井 口 ) – chỉ phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên
ngoài của vật có chiều sâu

36
+ “Miệng quan trôn trẻ” (出口成章) – chỉ việc mở miệng ra thì như thần
như thánh.
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ ta thường gặp từ
miệng xuất hiện trong các trường hợp sau:
+ “Lời nói đãi bôi, ngoài cửa miệng” (纸上谈兵) - Chỉ những người chỉ nói
suông, không thực lòng
+ “Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy” ( 守 口 如 瓶 ) – chỉ việc phải biết giữ
mồm giữ miệng, nói tính bí mật
+ “Miệng nói tay làm” (边说边做) – chỉ lời nói đi đôi với việc làm
+ “Miệng ăn núi lở” (坐吃山空) – chỉ ngồi ăn lười lao động thì của nhiều
cũng hết
+ “Há miệng chờ ho” (张口待咳) – chỉ việc mong mỏi một điều viển vông,
hão huyền
+ “Môi trái tim” (核桃嘴巴) – chỉ môi đẹp (hình trái tim, theo tiêu chuẩn
người xưa)
+ “Bớt mồm bớt miệng” (少多嘴) – chỉ việc giảm ăn giảm tiêu, bớt lời, biết
điều
+ “Miệng mật gươm lòng” (口蜜腹剑) – chỉ lời nói bên ngoài thì ngọt ngào,
tử tế nhưng tâm địa thì xấu xa
+ “Bóp mồm bóp miệng” (省吃俭用) – chỉ sự tằn tiện tiết kiệm.
+ “Chậm miệng khoan chân” (慢手慢脚) – chỉ người chậm chạp, đủng đỉnh,
không sốt sắng, linh hoạt trong cư xử, hành động
+ “Nhanh mồm nhanh miệng” (快人快话) – chỉ sự nhanh trong nói năng,
giao tiếp, phản ứng nhanh
+ “Rộng miệng cả tiếng” (满嘴胡言) – chỉ việc cậy quyền thế bắt nạt người
khác
+ “Sảy miệng/Lỡ miệng/Lỡ mồm lỡ miệng” (失言) – chỉ việc trót nói một
câu không nên nói
+ “Miệng hùm gan sứa” (虎口心软) – chỉ việc ngoài miệng nói hùng hổ, ra
vẻ bạo dạn nhưng thực chất thì nhút nhát, sợ sệt
+ “Miệng hùm hang sói” (虎口狼穴) – chỉ nơi nguy hiểm

37
+ “Mồm năm miệng mười” (七嘴八舌)/mồm loa mép giải (信口雌黄) – chỉ
việc lắm lời, đanh đá, nói át người khác. Tiếng Hán có cách nói khác
+ “Một miệng thì kín chín miệng thì hở” ( 人 多 嘴 杂 ) – chỉ việc bất cứ
chuyện gì đã đến người thứ hai biết thì không còn là bí mật nữa.
+ “Khẩu thiệt vô bằng” (空口无凭) – chỉ lời nói suông không có bằng chứng
gì khác, không thể dùng làm chứng được.
+ “Khôn ra miệng, dại ra tay” ( 口 齿 伶 俐 , 笨 手 笨 脚 ) – chỉ việc khôn
ngoan thể hiện ở cách ăn nói, vụng về bộc lộ ngay ở cách làm lụng; khôn
ngoan hay vụng dại là không ai giấu được.
+ “Lỡ chân hơn lỡ miệng” (失足多于失言) – chỉ việc lỡ miệng còn nguy
hiểm, tai hại hơn lỡ tay chân
+ “Giữ mồm giữ miệng” (慎言) – chỉ việc thận trọng cân nhắc trong lời nói
để tránh gây hại đến bản thân
+ “Kín mồm kín miệng” (保密) – chỉ việc giữ bí mật, không nói cho người
khác biết
+ “Miệng trơn như bôi mỡ” (油嘴滑舌) – chỉ việc nói dối hoặc nói không
đúng sự thật nhưng không biết xấu hổ là gì
+ “Dẻo mồm” (巧言巧语) – chỉ việc ăn nói khéo, ngọt ngào.
+ “Cái miệng hại cái thân” (暴饮暴食) – chỉ việc ăn lung tung, vô độ để ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ
+ “Vụng tay thì sảy miệng” (笨手笨嘴) – chỉ sự vụng về không biết làm ăn
nên đói
+ “Ngứa mồm ngứa miệng” (心直口快) – chỉ việc muốn nói gì thì nói gì
+“ Miệng mật lòng dao” (口是心非) – chỉ lời nói ngon ngọt, dễ nghe nhưng
trong lòng thì độc ác
+ “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” (口佛心蛇,口蜜腹剑 ) – chỉ
việc lúc nào cũng nói đến phật, từ bi, những đạo lý nhưng bên trong con
người thật thì nham hiểm
30. Môi (嘴唇 )
- Từ “môi” trong tiếng Việt được dùng không có ý nghĩa hoàn toàn giống
như trong tiếng Hán mà chỉ có những trường hợp giống nhau về một phần ý

38
nghĩa nào đó chẳng hạn như các trường hợp sau:
+ “Môi” chỉ người phụ nữ đẹp – Má phấn môi son” (粉脸朱唇)
+ Chỉ tướng người bạc bẽo bất nhân – “Mắt trắng môi thâm” (白眼黑唇)
+ Chỉ hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác; anh em ruột
một nhà, đồng bào một nước nên che chở đùm bọc nhau – “Hở môi cho gió
lọt vào” (开口说风凉话).
 Các trường hợp có ý nghĩa khác nhau của từ môi trong tiếng Hán:
+ “Mỏng môi hay hớt” ( 七 嘴八 舌 ) – chỉ những người môi mỏng thì hay
mách lẻo, hay nói hớt (theo kinh nghiệm tướng số của người xưa)
+ “Đầu môi chóp lưỡi” (说不做) – ám chỉ thấy trong lời nói mà không thấy
trong việc làm
+ “Môi hở răng lạnh” ( 唇亡齿寒 ) – chỉ hành động của người này có ảnh
hưởng đến người khác, anh em ruột thịt trong gia đình hoặc người trong một
cộng đồng nên che chở, đùm bọc nhau.
31. Mặt (脸子 )
- “Mặt” là một bộ phận phía trên của cơ thể người, trên mặt bao gồm nhiều
bộ phận khác như mũi, miệng, mắt.
- Trong hầu hết các từ chỉ bộ phận cơ thể con người thì từ “mặt” được dùng
nhiều nhất để miêu tả, so sánh nhiều sự vật, sự việc và hiện tượng khác nhau
trong cuộc sống
 Các cấp độ đối ứng của từ “mặt” trong tiếng Hán và tiếng Việt:
+ Cấp độ giống nhau về ý nghĩa của từ:
- “Mặt trái xoan” (瓜子脸) – chỉ mặt thon đẹp như hình quả xoan
- “Đầu trâu mặt ngựa” (牛头马面) – chỉ bọn côn đồ hung ác như quỷ dữ
- “Hai mặt một lời” / “Ba mặt một lời” ( 两 面 一 词 ) – chỉ việc nói một
chuyện gì đó có sự chứng kiến của những người có liên quan
- “Mặt người dạ thú” ( 人 面 兽 心 ) – chỉ người có bề ngoài bình thường
nhưng tâm địa lại độc ác
- “Mất mặt”/ “Mất mặt mất mũi” (丢脸) – chỉ việc không còn thể diện, uy
tín gì nữa
- “Bận tối mày tối mặt”/ “tối tăm mặt mũi” (忙前忙后) – chỉ việc rất bận,

39
không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi
- “Mặt dày” (脸皮厚) – chỉ bộ mặt trơ trẽn không biết xấu hổ
- “Mặt phải” (正面) – chỉ mặt được trình bày ra ngoài của một vật
- “Mặt trái” (反面) – chỉ phía không tốt đẹp và thường không được bộc lộ
ra ngoài của người, vật, sự việc
- “Mặt trước” (前面) – chỉ phía trước trong không gian, trong quan hệ với
một vị trí xác định
- “Mặt sau” (后面) – chỉ mặt phía sau trong không gian, trong quan hệ với
một vị trí xác định
- “Mặt nhà” (门面) – chỉ mặt phía trước của ngôi nhà
- “Mặt sông” (河面) – chỉ phần phẳng phía trên của con song
- “Mặt biển” (海面) – chỉ phần phẳng phía trên của biển
- “Mặt bàn” (桌面) – chỉ phần phẳng phía trên của bàn
- “Tối mày tối mặt” (灰头工脸) – chỉ việc bận túi bụi không còn biết trời
đất gì nữa
- “Chỉ mặt vạch tên” ( 指 面 画 名 ) – Nghĩa là thấy sự xuất hiện của một
người sẽ biết cách loại người đàn ông
- “Chỉ tên vạch mặt” (指名画面) – chỉ một hành động là tìm được người
đã phạm tội.
- “Mặt nặng mày nhẹ” (眼重眉轻) – chỉ sự không vui, khó chịu.
+ Cấp độ khác nhau của từ:
- Khi từ mặt miêu tả thái độ khó chịu thể hiện rõ trên mặt – “mặt khó đăm
đăm” (满脸忧愁)
- “Mặt lạnh” (铁而无私) – chỉ gương mặt lạnh lùng, khó gần.
- “Mặt búng ra sữa” (一脸稚气) – chỉ vẻ mặt non trẻ của người mới lớn.
- “Mặt thớt” (厚颜无耻) – chỉ mặt to (thái độ tiêu cực – khinh bỉ)
- “Mặt bủng da chì” (脸色发青) – chỉ nười nghiện ngập hoặc đau yếu lâu
ngày, nước da xanh xao vàng vọt.
- “Nóng mặt” (恼火) – chỉ trạng thái tức giận cực điểm hoặc xầu hổ
- “Mặt ủ mày chau” (怒眉苦脸) – chỉ sự buồn bã, rầu rĩ và đau khổ
- “Mặt dạn mày dày” (厚颜无耻) – chỉ người đã trải qua nhiều khổ nhục

40
nên không còn biết sợ, xấu hổ nữa
- “Xa mặt cách lòng” ( 日 渐 生 了 流 ) – chỉ việc không gặp nhau thường
xuyên thì tình cảm phai nhạt
- “Mặt sứa gan lim” (外柔内刚) – chỉ bề ngoài tỏ ra nhút nhát nhưng trong
lòng thì rất cứng rắn
- “Lên mặt” (摆架子) – chỉ việc tỏ ra kiêu ngạo, coi thường người khác.
- “Mát mặt mát mũi” (兴高采烈) – chỉ sự vui mừng, hãnh diện vì một điều
một người nào đó.
- “Mặt vênh như bánh đa” (高傲如脆饼) – chỉ sự kiêu căng, ngạo mạn.
- “Chọn mặt gửi vàng” (责才而用) – chỉ việc tìm người tin cậy xứng đáng
để ủy thác việc quan trọng.
- “Chọn mặt bưng mâm” (门当户对) – chỉ việc tùy theo đối tượng, tình thế
mà xử sự cho phù hợp
- “Có bát mát mặt” (安居乐业) – chỉ việc có cái ăn thì cuộc sống thoải mái
dễ chịu
- “Có máu mặt” (荣华富贵) – tỏ ra có tiền của dư dật, đời sống khá giả.
- “Rắn mày rắn mặt” / “Rắn đầu rắn mặt” ( 臭页 不灵 ) – chỉ việc ngang
ngạnh ương bướng, khó dạy bảo.
- “Đeo mo vào mặt” / “Úp mo lên mặt” / “Đắp mo nang vào mặt” (厚颜无
耻) – chỉ sự bị nhục nhã, bị chê cười không biết trốn vào đâu cho khỏi
xấu hổ
- “Lá mặt lá trái” (反复无常) – chỉ việc thay đổi là không phải luôn luôn
ổn định nhà nước, mô tả tình hình thay đổi theo thời gian mà không cần
chính xác.
- “Mặt xanh nanh vàng” (面黄肌瘦) – chỉ gầy gò ốm yếu, mặt bủng da chì
- “Mở mặt mở mày” (喜笑颜开) – chỉ sự hãnh diện được với mọi người
xung quanh.
- “Xấu mặt chặt dạ” (忍气吞声) – miêu tả việc chịu xấu mặt để no bụng
+ Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ:
- Khinh ra mặt/ghét ra mặt/thích ra mặt/quý ra mặt (轻视) – chỉ việc khinh
hay ghét hay thích đều thể hiện rõ ra mặt.
- “Đỏ mặt tía tai” (面红耳赤) – chỉ việc mặt đỏ lên vì tức giận hoặc hổ

41
thẹn.
- “Tay bắt mặt mừng” (伸手不打笑脸) – miêu tả niềm vui, thái độ hồ hởi
khi gặp lại người quen cũ.
- “Mặt cắt không còn chút máu” (脸色苍白) – chỉ mặt trắng bệch hoặc tái
nhợt vì quá khiếp sợ.
- “Mặt chuột” (鼠相) – chỉ mặt nhỏ, thể hiện người nhỏ nhen (theo quan
niệm về tướng số của người xưa)
- “Méo mặt” (歪脸) - Tỏ ra hết sức lo lắng khổ sở
- “Bằng mặt chẳng bằng lòng” ( “Đồng diện bất đồng tâm”) (面心不和) –
chỉ việc bề ngoài thì tỏ ra quý nhau nhưng trong lòng thì không ưa nhau
- “Nhẵn mặt” (面熟) – chỉ việc quen mặt.
- “Vắng mặt” (缺席) – chỉ việc không có mặt.
- “Rát mặt” (脸红) – chỉ sự ngượng mặt, cảm thấy xấu hổ khi điều xấu xa
của mình bị vạch ra
- “Mở mặt” / “Nở mày nở mặt” (眉开眼笑) – chỉ việc được hãnh diện với
mọi người.
- “Đầu tắt mặt tối” (起早摸黑) – chỉ việc làm lụng khó nhọc vất vả không
lúc nào rảnh rỗi
- “Giở mặt / “trở mặt” (一哄而散) – miêu tả việc đang tử tế đột nhiên đối
xử ngược hẳn lại; lật lọng.
- “Mặt trăng” (月亮) – chỉ vệ tinh tự nhiên của Trái Đất, phản chiếu ánh
sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban đêm, có hình dạng nhìn
thấy thay đổi dần từng ngày từ khuyết đến tròn và ngược lại
- “Mặt trời” (太阳) – chỉ Thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn chiếu
sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất
- “Mặt sàn” (地面) – chỉ phần bằng phẳng phía trên của sàn.
- “Mặt mẹt” (面目可憎) – chỉ kẻ đáng ghét, đáng khinh.
- “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ( 面朝黄土,背朝天 ) – chỉ làm
việc rất vất vả.
- “Cháy mặt lấm lưng” (面朝黄土) – “Chỉ người khổ cực”. Tương tự như
câu thành ngữ "Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" Thường để chỉ về

42
người nông dân
- “Chỉ mặt đặt tên” (指面取名) – chỉ xem hình mặt của người mà đặt tên.
- “Mặt chai mày đá” (横眉竖眼) - Điều đó nhìn chằm chằm trán cao chót
vót, được mô tả như là thái độ, tức giận, ác liệt nhìn.
- “Mặt hoa da phấn” ( 粉面桃花) – chỉ những người con gái đẹp, nhưng
không phải vẻ đẹp tự nhiên mà là do trang điểm.
- “Mặt nạc đóm dày” (厚颜无耻) - Chỉ người liễu lĩnh, lì lợm ( ý chê bai).
- “Mặt nước cánh bèo” (水上浮萍) – chỉ bèo tấm với nước, mọi thứ đều
không chắc chắn, tương tự lang thang.
- “Xấu mặt” (脸丑) – chỉ người có đạo đức kém, đáng khinh, đáng xấu hổ.
- “Đẹp mặt” (脸漂亮) - Vinh dự, có danh giá (thường dùng trong lời nói
mỉa).
- “Mặt trơ trán bong” (厚颜无耻) – chỉ vẻ mặt trơ tráo.
32. Gan (肝 )
- “Gan” là một bộ phận bên trong cơ thể của con người.
- Từ “gan” được dùng nhiều trong các trường hợp sau:
 Trường hợp giống nhau về ý nghĩa của từ trong tiếng Việt và tiếng
Hán:
+ “Gan vàng dạ sắt” (金肝铁肠)/Dạ đá gan đồng (铁石心肠) - Ví tinh thần
vững vàng, kiên định trước mọi khó khăn thử thách.
 Trường hợp này tiếng Việt có cùng một ý nghĩa, tiếng Hán có cách diễn
đạt khác.
+ “Đứt ruột đứt gan” / “Xé ruột xé gan” (断肠) – chỉ sự quá đau đớn, xót xa.
+ “Mát gan mát ruột” (凉肝凉肠) – miêu tả việc hả hê vui thích trong lòng
do được thỏa ý.
+ “Ăn gan uống máu” (恼心沥血) – chỉ sự chịu đựng gian khổ, thử thách.
 Trường hợp khác nhau:
+ “Gan cóc tía” / “gan như cóc” / “gan lì tướng quân” / “to gan lớn mật” ( 胆
大包天)/ “Gan chí mề” (浑身是胆)/– chỉ sự rất gan góc, không biết sợ hãi là
gì.
 Tiếng Hán có cách nói khác hơn so với tiếng Việt.
+ “Bền gan quyết chí” (永不放弃) – chỉ sự quyết không từ bỏ.
+ “Bầm gan tím ruột”/ “Bầm gan nát ruột”/ “Thâm gan tím ruột”/ “Sôi gan

43
tím ruột/ “lộn ruột lộn gan” ( 怒气填胸 ) – chỉ sự hết sức căm giận uất ức
hoặc đau đớn buồn phiền.
+ “Bấm bụng bấm gan” (忍气吞声) – chỉ sự cố nén sự đau khổ tức giận, im
lặng chịu đựng.
+ “Gan vàng dạ ngọc” (坚足不移) – Ví tinh thần vững vàng, kiên định trước
mọi khó khăn thử thách
+ “Héo gan héo ruột” / “Nát gan nát ruột” (忧虑) – chỉ sự lo lắng, buồn bã
và đau khổ.
+ “Sôi gan tím ruột” (恼怒到了极点) – chỉ sự tức giận đến cực điểm.
+ “Có gan ăn máu, có gan lội hồ” (责无旁贷) – chỉ việc mình có gan làm thì
phải có gan chịu, giống như mình phải chịu trách nhiệm với những việc
mình làm
+ “Phơi gan trải ruột” (掏心挖肺) – chỉ việc cố bộc lộ, bày tỏ tâm can cho
người khác hiểu
+ “Ruột bào gan thắt” (心有痛处) – chỉ tâm trạng đau đớn, xót xa.
+ “Cháy ruột bầm gan” (火烧火燎) - chỉ trong lòng vô cùng vội hay rất khó
chịu
+ “Héo gan héo ruột” (伤心欲绝) – Mô tả buồn buồn đến cùng cực
+ “Quyết chí bền gan” (锲而不舍) - Mô tả có bền lòng và nghị lực
+ “Nở gan nở ruột” (心满意足) - Mô tả là rất hài lòng, có đủ các yêu cầu
của riêng mình
+ “Nếm mật nằm gai” (卧薪窗胆) – chỉ sự chịu đựng gian khổ, thử thách.
 Trường hợp giống nhau về một phần ý nghĩa của từ:
+ “Dạ sắt gan đồng” (坚定不移) - Ví tinh thần vững vàng, kiên định trước
mọi khó khăn thử thách
+ “Lo nát gan, bàn nát trí” (胆忧心碎) – chỉ sự lo lắng giải quyết công việc.
+ “Lú ruột lú gan” (忘得一干二净) – chỉ sự hay quên.
+ “Gan héo ruột đầy” (痛苦) – chỉ sự cay đắng, đau khổ.
+ “Buốt gan buốt ruột” (心痛欲绝) – chỉ sự đau xót quá, tê tái quá
+ “Rút ruột rút gan” (著心肠) – chỉ sự bóc lột tàn nhẫn.
+ “Cháy gan cháy ruột” (忐忑不安) – miêu tả trạng thái nôn nao bồn chồn
do quá day dứt lo lắng hoặc mong đợi điều gì
+ “Gan bào thắt ruột” (心如刀绞) – chỉ sự bồn chồn xót xa quằn quại đau
đớn trong lòng
+ “Ruột gan rối bời” (担心受怕) – chỉ tâm trạng rối bời, lo lắng không yên.
+ “Thâm gan tím ruột” (深仇大恨) – chỉ sự hận thù rất to và sâu.
+ “Thi gan đọ sức” (斗智斗力) – miêu tả việc nói đến chuyện thi đấu bằng
sức mạnh
+ “Thi gan đọ trí” ( 斗智斗 勇) – chỉ việc nói đến chuyện thi đấu bằng trí
thông minh
33. Đầu (头 )
- “Đầu” là phần trên cùng của cơ thể con người hay phần trước nhất của cơ
thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác

44
- Những cấp độ ý nghĩa của từ trong hai ngôn ngữ:
 Cấp độ giống nhau:
+ “Ba đầu sáu tay, mười hai con mắt” (三头六臂,十二个眼睛) – chỉ người
rất giỏi.
+ “Đầu làng cuối xóm” (东邻西舍) – chỉ hàng xóm ở xung quanh.
+ “Đầu sóng ngọn gió” (大风大浪) - Ví nơi phải trực tiếp đương đầu với
những khó khăn, nguy hiểm lớn nhất
+ “Đầu tắt mặt tối” (辛辛苦苦) – chỉ việc phải làm lụng vất vả liên miên,
hết việc này đến việc khác, không có lúc nào được nghỉ ngơi
+ “Đầu trâu mặt ngựa” (牛头马面) - Ví những kẻ côn đồ hung ác, không
còn tính người
+ “Đầu trang” (页头) - Phần trên cùng của một trang
+ “Đầu giường” (床头) - Phần trên cùng của giường
+ “Đầu làng” (村头) - Điểm xuất phát của làng
+ “Đầu tủ” (柜头) - Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên cùng
chiều dài của một vật
+ “Đầu kim” (针头) - Phần trên cùng của cái kim
+ “Đầu hàng” (头排) - Vị trí đầu trước tất cả các vị trí khác
+ “Đầu mối” (头绪) - Nơi từ đó tỏa ra các hướng
+ “Bắt đầu” (开始) - Bước vào giai đoạn đầu của một công việc, một quá
trình, một trạng thái
+ “Mở đầu” (开头) - Bắt đầu một quá trình, một sự kiện diễn ra liên tiếp sau
đó
+ “Lời nói đầu” (绪言,前言) - Những lời viết ở đầu sách để trình bày trước
một số ý kiến có liên quan đến nội dung, mục đích cuốn sách
 Cấp độ khác nhau của từ:
+ “Cắm đầu cắm cổ” (埋头苦干) - Dùng hết sực mình để làm
+ “Cắt đầu xén đuôi” (高低不齐) - Làm một việc gì đó mà không đầy đủ
+ “Chặn đầu chặn đuôi” (小心翼翼) - Làm một việc gì đó một cách cẩn thận
+ “Chẳng phải đầu cũng phải tai” (非一则二) - Để so sánh một vật, không
giống về bộ phận này thì cũng giống ở bộ phận khác.
+ “Cưỡi đầu cưỡi cổ” (乐于助人) - Cậy quyền thế hành hạ, đè nén áp bức
khiến người ta khổ sở, điêu đứng, không ngóc đầu lên được
+ “Đầu bạc răng long” (白头偕老) - Tả tuổi đã hoàn toàn về già
+ “Đầu bò đầu bướu” (楞头楞脑) - Như đầu bò (ý nhấn mạnh hơn)
+ “Đầu cua tai đỉa” (蛇蝎心肠) - Tả nhân tâm ác độc
+ “Đầu cua tai ếch” (人面兽心)/Đầu cua tai nheo (来龙去脉) - Đầu đuôi sự
việc với những tình tiết lộn xộn. Tiếng Hán có cách nói khác.
+ “Đầu dây mối nhợ” (来龙去脉) - Nguồn gốc sự việc
+ “Đầu đen máu đỏ” (抛头颅洒热血) - Thường dùng trong câu có nơi đến
chiến tranh nơi về sự hi sinh
+ “Đầu đội vai mang” (接踵比肩) - Làm lụng tảo tần vất vả
+ “Đầu đuôi xuôi ngược” (常年奔波) - Logic trình tự của sự việc hoặc câu
chuyện
+ “Đầu đường xó chợ” (颠沛流离) - Tả cảnh sống lang thang, không nhà
không cửa

45
+ “Đầu gio mặt muội” (灰头土脸) - Tả thần thái sa sút
+ “Đầu gối má kề” ( 卑躬屈膝) - Vợ chồng đầm ấm, âu yếm, yêu thương
nhau
+ “Đè đầu cưỡi cổ” ( 仗 势 欺 人 ) - Dùng quyền lực sức mạnh để chèn
ép người khác
+ “Đầu kĩ thuật số” (摄像头)/ “Đầu đĩa” (读碟器) - Từ dùng để chỉ đơn vị
máy móc nói chung. Tiếng Hán có cách nói khác.
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ:
+ “Ba đầu sáu tay” (三头六臂) – chỉ tài nghệ phi thường
+ “Đau đầu nhức óc” (头痛闹热) - Chỉ đau đầu quá
+ “Đầu chày đít thớt” (低声下气) - Chỉ địa vị thấp kém chuyên làm những
việc người khác sai bảo, vất vả khó nhọc nhất
+ “Đầu đội trời chân đạp đất” (顶天立地) - Chỉ người tài giỏi
+ “Đầu ghềnh (gành) cuối bãi” (天涯海角) - Nơi heo hút vắng vẻ
+ “Đầu gối tay ấp” (如胶似漆) - Tả tình cảm vợ chồng gắn bó, khăng khít
+ “Đầu gươm mũi sung” (舌剑唇枪) – chỉ nơi nguy hiểm.
+ “Đầu hôm sớm mai” (早出晚归) - Tả làm việc đi sớm, về muộn
+ “Đầu mày cuối mắt” (眉目传情) - Liếc nhìn nhau để tỏ tình ý (ý lẳng lơ)
+ “Đầu Ngô mình Sở” (牛头不对马嘴) – chỉ đầu một nơi mình một nẻo,
không ăn nhập với nhau, không nhất quán, có tính chất chắp vá lộn xộn
+ “Đầu rơi máu chảy” (肉横飞) - Tả khi xẩy ra tai nạn người bị thương rất
nghiêm trọng
+ “Đầu thừa đuôi thẹo” (零头碎尾) – chỉ những mảnh nhỏ vụn do cắt xén
thừa ra, không có hoặc có ít giá trị
+ “Đầu tro mặt muội” (灰头灰脸) - Làm lụng khó nhọc vất vả, không lúc
nào rảnh rỗi
+ “Đầu trộm đuôi cướp” (贼头贼脑) - Chỉ những kẻ chuyên nghề trộm cướp
+ “Đầu trời cuối đất” (顶天立地) - Nơi xa xôi cách biệt
+”Đầu voi đuôi chuột” (虎头蛇尾) - Ví sự việc lúc khởi đầu có vẻ to tát,
rầm rộ, nhưng khi kết thúc lại rất nhỏ bé, thậm chí là không có gì
+ “Đầu xuôi đuôi lọt” ( 万事开头难) - Ví trường hợp công việc bước đầu
giải quyết được trôi chảy thì các bước sau sẽ dễ dàng, thuận lợi
+ “Giật đầu cá vá đầu tôm” (剜肉补疮) - Ví hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn,
phải xoay xở, tạm lấy chỗ này đập vào chỗ kia.
+ “Giấu đầu hở đuôi” (藏头露尾) - Muốn giấu điều gì đó, nhưng lại vô tình
để lộ ra phần nào cho người ta đoán biết được
+ “Không đầu không đũa” ( 无 头 无 尾 ) - Không có đầu mối, không có
nguyên nhân rõ ràng
+ “Đầu máy ghi âm” (录音机) - Từ dùng để chỉ đơn vị máy móc nói chung
+ “Đầu mùa” (月初) - Thời gian đầu của một mùa
+ “Đầu lâu” (骨古髅) - Phần trên cùng của cái kim
+ “Đầu van” (气门) - Phần trên cùng của cái van
+ “Đầu song” (源头) - Phần trên cùng của con sông
+ Đứng đầu (排头) - Vị trí trên cùng trước tất cả những vị khác
+ “Hàng đầu” ( 前 列 ) - Hàng ở phía trước nhất, thường dùng để chỉ vị trí
hoặc tác dụng quan trọng nhất

46
35. Bụng (肚子 )
- “Bụng” là bộ phận cơ thể người hoặc động vật, chứa ruột, dạ dày
- Từ “bụng” được dùng trong các trường hợp sau:
 Cấp độ giống nhau về ý nghĩa của hai ngôn ngữ:
+ “Rộng bụng” ( 宽宏 大 量 ) - Có lòng bao dung, có độ lượng, hào phóng
trong quan hệ đối xử
+ “Thực bụng” (真心实意) - Trong lòng nghĩ sao nói và làm vậy, không dối
trá
+ “Định bụng” (肚子里打算) - Có ý định
 Cấp độ khác nhau:
+ “Ôm rơm nặng bụng” (打肿脸充胖子) - Nhận một việc gì làm cho mình
thêm bận bịu, bực mình, khó chịu; Gánh vác công việc không đâu, chuốc
thêm vất vả, phiền phức
+ “Bụng đói cật rét” (饥寒交迫) - Ăn mặc thiếu thốn, vừa đói vừa lạnh cực
khổ bần hàn chồng chất, bụng đói cật rét
+ “Bụng ỏng đít beo” (瘦弱)/Bụng ỏng đít vòn (瘦弱) - Không có gì ăn ốm,
gầy còm. Tiếng Hán có cách nói tương tự
+ “Cá vàng bụng bọ” (金玉其表) - Nghĩa là không nên nhìn sự vật với vẻ bề
ngoài của nó.
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa:
+ “Bẩn bụng” (居心不良) - Có tâm địa xấu
+ “Xấu bụng” (心怀不善) - Nghĩ sao nói, làm vậy
+ “Độc bụng” (蛇蝎心肠) - Có tâm địa xấu, hay làm hại người khác
+ “Nghĩ thầm trong bụng” (心知肚明) - Suy nghĩ và có nhận định, đánh giá
về một vấn đề gì đó, nhưng không nói ra
+ “Bụng làm dạ chịu” (自作自受) - Mình làm mình chịu
+ “Sống để bụng, chết mang đi” (生死相随) - Cuộc sống và cái chết muốn
theo
36. Máu (血 )
- “Máu” là chất lưu màu đỏ trong cơ thể động vật, chứa hồng cầu và bạch
cầu,tiểu cầu, protein, và các thành phần khác. Máu lưu thông tới các nơi
trong cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
- Cấp độ đối ứng của từ trong hai ngôn ngữ:
 Cấp độ giống nhau: không có trường hợp nào
 Cấp độ khác nhau:
+ “Máu đỏ đầu đen” (抛头颅洒热血) - Thường dùng trong câu có nói đến
chiến tranh, nói về sự hi sinh
+ “Máu tham” (贪欲,贪心) - Đặc trưng tâm lý của người có tính tham lam
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa:
+ “Máu cờ bạc” (沉迷赌博)/Máu rượu chè (沉迷酒色) - đặc trưng tâm lý có
tính cách cá nhân, khiến dễ dàng hướng về hoạt động cờ bạc một cách không
còn biết suy nghĩ gì nữa. tiếng Việt có cùng ý nghĩa nhưng tiếng Hán có
cách nói khác.
+ “Máu chảy đầu rơi” (血肉横飞) - Cảnh 47chém47 giết, chiến tranh, đau
thương tang tóc
+ “Máu chảy ruột mềm” ( 情同骨 肉 ) - Tình cảm máu mủ, tình nghĩa yêu

47
thương đùm bọc lẫn nhau
+ “Máu ghen” (妒嫉心,醋意) - Đặc trưng tâm lý của người có tính hay
ghen
37. Tiết (血 )
- “Tiết” là cách gọi khác của máu, thường dùng để chỉ máu của một số loài
vật có xương sống, dùng làm món ăn
- Cấp độ đối ứng cách dùng từ Tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt:
 Cấp độ giống nhau: giống nhau ở định nghĩa
 Cấp độ khác nhau
+ “Tức điên tiết” (怒气冲冲) - Trạng thái cực kỳ cáu giận, bực tức
+ “Cáu tiết” (动怒,发怒) - Cáu giận vì bị chọc tức, có thể dẫn đến những
phản ứng hoặc hành vi thô bạo
+ “Ngứa tiết” (怒火冲天) - Tức điên lên
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa
+ “Nóng tiết” (恼火,发火) - Tức mình và nổi nóng
38. Tâm (心 )
- “Tâm” là từ dùng để nói đến tình cảm, ý chí của con người
- Các cấp độ giống và khác nhau của từ này trong hai ngôn ngữ như sau:
 Cấp độ giống nhau:
+ “Hảo tâm” (好心肠乐于助人) - Có lòng tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác
+ “Thực tâm” (真心) - Thật lòng, chứ không giả dối
+ “Tâm hàn” (心寒) - Chỉ sự lạnh lùng
+ “Tâm mềm yếu” (心软) - Chỉ sự yếu đuối
 Cấp độ khác nhau:
- “Để tâm” (留心留神) - Để ý quan tâm
- Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa:
- “Bận tâm” (操心) - Để tâm lo lắng, suy nghĩ, không thể bỏ qua
39. Ruột (肠 )
- “Ruột” là phần của ống tiêu hóa từ cuối dạ dày đến hậu môn.
- Cấp độ giống và khác nhau của từ này trong hai ngôn ngữ:
 Cấp độ giống nhau:
+ “Mát ruột” (凉肠) - Có cảm giác rễ chịu, khoan khoái trong người do như
vợi bớt được cái nóng, xót trong ruột
+ “Cô ruột” (肠姑姑) - Em gái hoặc chị của cha
+ “Nẫu ruột” (烂肠) - Buồn phiền quá không nói ra được
+ “Nghĩ rối cả ruột” (想乱了肠, 心乱如麻) - Tâm trạng bồn chồn, bứt rứt
không yên vì gặp việc khó giải quyết gây xúc động mạnh
+ “Tâm ruột quá mềm” (心肠太软) - Chỉ con người yếu đuối, không mạnh
mẽ
+ “Ruột nhỏ” (胆小,心胸狭窄) - Chỉ người hẹp hòi
+ “Ruột gan” (肝肠, 黑黑关心) - Ruột và gan của con người, coi là biểu
tượng của sự chịu đựng về tình cảm, hay sự quan tâm của con người được
giữ kín, không bộc lộ ra
 Cấp độ khác nhau:
+ “No từng khúc ruột” (报仇雪恨) - Hả hê, sung sướng
+ “Thắt ruột thắt gan” (心力交瘁) - Tâm thần và thể chất quá mệt

48
+ “Nóng lòng nóng ruột” (心急如焚) - Lo lắng như tâm cháy, mô tả rất lo
lắng
+ “Nát ruột nát gan” (心碎) - Chỉ tâm trạng đau thương
+ “Moi ruột moi gan” (掏心掏肺) - Có bao nhiêu nói ra bấy nhiêu, hàm ý là
nói thật lòng mình, nói toàn bộ những gì mình biết
+ “Cháy ruột bầm gan” (火烧火燎) - Chỉ trong lòng vô cùng vội hay rất khó
chịu
+ “Tức ruột căm gan” (恨之入骨) - Ghét xương đi. Mô tả ghét cùng cực.
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa :
+ “Đứt ruột đứt gan” (肝肠寸断) - Đau đớn, xót xa đến tột độ; quá lo lắng
giày vò trong lòng
+ “Bào ruột” (放肝) - Làm cho đau xót
40. Mật (胆 )
- “Mật” là nước màu vàng do gan tiết ra, giúp cho việc tiêu hóa chất mỡ
- Mức độ giống và khác nhau giữa 2 ngôn ngữ của từ này:
 Cấp độ giống nhau:
+ “Đánh cho dập mật” (打到胆碎, 打死至之于死地) - Đánh đến chết
+ “To gan to mật” ( 大 肝 大 胆 ) - Có gan làm những việc nguy hiểm mà
không hề sợ
 Cấp độ khác nhau:
+ “Nằm gai nếm mật” ( 卧薪尝胆 ) - chịu đựng mọi gian khổ (để mưu đồ
việc lớn)
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa của từ:
+ “Sợ mất mật” (吓破胆) - Chỉ sự rất sợ hãi
+ “Mật ít ruồi nhiều” (粥少僧多) - Ví trường hợp món lợi thì nhỏ mà người
xúm lại giành nhau chia phần thì lại đông
+ “Mật ngọt chết ruồi” (蜜饯砒霜) - Lời lẽ, giọng điệu ngọt ngào, quyến rũ,
nhưng giả dối và nguy hiểm.
41. Yết hầu (咽喉 )
- Trong tiếng Hán và tiếng Việt từ “yết hầu” được sử dụng trong những
trường hợp đều có ý nghĩa giống nhau:
- Ví dụ:
+ “Yết hầu” là đoạn ống tiêu hóa ở động vật có xương sống, nằm trong
khoang miệng, trước thực quản, có lỗ thông với đường hô hấp.
+ Nơi đó là vị trí yết hầu của quân địch (那个地方敌人的咽喉位置) - Đó là
nơi hiểm yếu, có tác dụng quyết định sự sống còn
 Trong hai trường hợp trên tiếng Hán cũng có ý nghĩa tương tự như trong
tiếng Việt.
43. Thân (身 )
- “Thân” là phần chính, phần giữa của con người và vật ví dụ như: thân
người, thân xe…
- Các cấp độ đối ứng của từ:
 Cấp độ giống nhau:
+ “Thân xe” (车身) - là phần chính của xe.
+ “Thân cây” (树干) - Phần chính của cơ thể thực vật
+ “Thân phận” (身份) - Địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của

49
bản thân mỗi người như đã bị định trước
+ “Thân danh” (名声) - Thân mình và danh dự
+ “Bản thân” (本身) - Từ dùng để chỉ chính cá nhân ai, chính ngay sự vật
nào đó
+ “Thân thế” (身世) - Cuộc đời riêng của một người
 Cấp độ khác nhau:
+ “Mình trần thân trụi” (身强力壮) - Nói về con người khoẻ mạnh
+ “Bán thân nuôi miệng” (卖淫) - Bán dâm
 Cấp độ giống nhau về một phần ý nghĩa:
+ “Biết thân biết phận” ( 安 守 本 分 ) - Yêu phận giữ mình, an phận thủ
thường
+ “Than thân trách phận” (怨天尤人) - Than thở, oán trách về tình cảnh, về
số phận của mình

50

You might also like