You are on page 1of 5

Một số bài toán bất đẳng thức

sử dụng lượng giác


Sưu tầm

Ngày 28 tháng 2 năm 2020

Sử dụng lượng giác trong các bài toán bất đẳng thức đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng
như cảm giác khi làm bài. Chính vì thế mà nhiều học sinh thường không nghĩ đến kỹ thuật
này trong phòng thi. Tuy nhiên, ứng dụng của lượng giác giúp ích rất nhiều trong việc tìm
mối liên hệ giữa các biến, cũng như thu gọn các bất đẳng thức. Tụi mình xin giới thiệu một
số bài toán mà tụi mình đã sưu tầm trong suốt thời gian qua.

Bài toán 1.
Cho a, b là các số thực bất kỳ. Chứng minh rằng

1 (a + b)(1 − ab) 1
− ≤ 2 2

2 (a + 1)(b + 1) 2

Lời giải.
Đặt a = tan α và b = tan β với α, β là hai góc nào đó thuộc khoảng − π2 , π2 .


Khi đó, ta có

(tan x + tan y)(1 − tan x. tan y)


= cos2 x cos2 y(tan x + tan y)(1 − tan x. tan y)
(tan2 x + 1)(tan2 y + 1)
= (sin x. cos y + cos x. sin y)(cos x. cos y − sin x. sin y)
sin2(x + y)
= sin(x + y). cos(x + y) =
2
Từ đó, ta có rằng
(a + b)(1 − ab) 1
(a2 + 1)(b2 + 1) ≤ 2

Vậy, ta có điều phải chứng minh.

Nhận xét. Qua bài toán trên, ta có thấy rằng lượng giác giúp ta rất nhiều trong các
bài toán về bất đẳng thức. Ngoài ra, kỹ thuật này còn yêu cầu rèn luyện tính cẩn thận khi
biến đổi lượng giác.

1
Một số bài toán bất đẳng thức sử dụng lượng giác Infinity team

Bài toán 2.
Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn điều kiện ab + bc + ca = 1. Chứng minh rằng

1 1 1 3 3
+ + ≤
1 + a2 1 + b 2 1 + c 2 2

Lời giải.
Ta đặt a = tan A2 , b = tan B2 , c = tan C2 , với A, B, C là ba góc trong một tam giác.
Khi đó, bài toán trở thành chứng minh

A B C 3 3
cos + cos + cos ≤
2 2 2 2
Thật vậy, ta đã biết rằng hàm số f (x) = cos x lõm trên đoạn 0; π2 nên theo bất đẳng


thức Jensen, ta có
A

A B C 2
+ B2 + C2 π 3 3
cos + cos + cos ≤ 3 cos = 3 cos =
2 2 2 3 6 2
Ta đã chứng
√ minh được bất đẳng thức trên và dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
3
a=b=c= 3 .

Nhận xét. Trong bài toán này, ta đã thay đổi điều kiện ab + bc + ca = 1 bằng cách lượng
hóa, dựa vào đẳng thức quen thuộc
A B B C C A
tan tan + tan tan + tan tan = 1
2 2 2 2 2 2
trong đó A, B, C là ba góc trong một tam giác bất kì.
1
Bên cạnh đó, để ý rằng = cos x thì ta thấy việc nghĩ đến sử dụng lượng giác
1 + tan2 x
là hoàn toàn khả thi và tự nhiên trong nỗ lực thu gọn bài toán.

2
Một số bài toán bất đẳng thức sử dụng lượng giác Infinity team

Bài toán 3.
Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn điều kiện a1 + 2b
1 1
+ 3c = 6. Tìm giá trị lớn nhất
của biểu thức r
a b c
P = · ·
a + 36bc b + ca c + 4ab

Lời giải.
Ta viết lại giả thiết của bài toán như sau
r r r r r r
bc ca ab bc ca ab
6 +3 +2 =6 ·3 ·2
a b c a b c

Do đó, tồn tại A, B, C là các góc của một tam giác để


r r r
A bc B ca C ab
cot = 6 , cot = 3 , cot = 2
2 a 2 b 2 c
.
Khi đó, ta có được
s
1 1 1 A B C
P = 2 A
· 2 B
· 2 C
= sin2 · sin2 · sin
1 + cot 2 1 + cot 2 1 + cot 2 2 2 2
 2
1 A−B C C
= cos − sin · sin
4 2 2 2
 2  3
1 C C 1 (1 − t) + (1 − t) + 2t 1
≤ 1 − sin · 2 sin ≤ =
8 2 2 8 3 27

trong đó t = sin C2 .
1
Vậy P ≤ 27 và dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = 32 , b = 13 , c = 19 .

Nhận xét. Bước biến đổi điều kiện trên của bài toán để làm xuất hiện đẳng thức lượng
giác đòi hỏi sự tinh tế rất cao của người làm bài. Tuy nhiên, ta có thể thấy nhờ đó mà
bài toán cũng được thu gọn đáng kể. Ngoài ra, tương tự đối với các bài toán có điều kiện
x + y + z = xyz, ta cần chú ý rằng
A B B A B B
cot + cot + cot = cot · cot · cot
2 2 2 2 2 2
trong đó A, B, C là ba góc trong một tam giác bất kì.

3
Một số bài toán bất đẳng thức sử dụng lượng giác Infinity team

Bài toán 4.
Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn điều kiện a + b + c = 1. Tìm giá trị lớn nhất
của biểu thức √
a b abc
P = + +
a + bc b + ac c + ab

Lời giải.
Đặt a = cot B cot C, b = cot C cot A, c = cot A cot B với A, B, C là ba góc của một tam
giác không vuông, do a, b, c là các số thực dương. Khi đó, ta viết lại biểu thức như sau
P = sin2 A + sin2 B + sin C cos C
Rất quen thuộc, ta đã biết rằng cos2 A + cos2 B + cos2 C = 1 − 2 cos A cos B cos C, nên
0 = cos2 A + cos2 B + cos2 C + 2 cos A cos B cos C − 1
≤ cos2 A + cos2 B + cos2 C + (cos2 A + cos2 B) cos C − 1
= (cos2 A + cos2 B + cos C − 1)(cos C + 1)
Vì cos C + 1 > 0, nên ta có được rằng
cos2 A + cos2 B + cos C − 1 ≥ 0
⇔ sin2 A + sin2 B = 2 − (cos2 A + cos2 B) ≤ cos C + 1
Mặt khác, theo bất đẳng thức AM-GM, ta thấy
(sin C + 1)2 · 3 cos2 C = (sin C + 1)3 · (3 − 3 cos C)
 4
(sinC + 1) + (sinC + 1) + (sinC + 1) + (3 − 3 cos C)

4
4
6
= 4
4

3 3
Từ đó, ta có rằng (sin C + 1) cos2 C ≤ 4
. Bây giờ, ta quay lại biểu thức ban đầu thì có
P ≤ cos C + 1 + sin C cos C

4+3 3
= (sin C + 1) cos C + 1 ≤
4

4+3 3
√ √
Vậy P ≤ 4
và dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = 2 3 − 3 và z = 7 − 4 3.

Nhận xét. Có thể nói, ta đã gặp khó khăn ngay bước đầu về dự đoán giá trị lớn nhất
của biểu thức, cũng như giá trị của các biến tại đó. Dù đã lượng giác hóa nhưng các bước
còn lại vẫn là thử thách lớn, không dành cho ai thiếu kiên định và đam mê cho toán học.
Song, đây vẫn là một cách giải hay mà ta cần tham khảo và suy ngẫm.
Quay lại với điều kiện của bài toán, khi gặp a + b + c = 1, ta có thể nghĩ đến đẳng thức
cot A cot B + cot B cot C + cot C cot A = 1
trong đó, A, B, C là ba góc trong một tam giác bất kì.

4
Một số bài toán bất đẳng thức sử dụng lượng giác Infinity team

Bài toán 5.
a b c
Cho a, b, c là các số thực dương sao cho a+1
+ b+1
+ c+1
= 1. Chứng minh rằng

1
abc ≤
8

Lời giải.
Ta đặt a = tan2 A, b = tan2 B, c = tan2 C với A, B, C là các góc không có dạng kπ.
Khi đó, viết lại điều kiện của bài toán, ta được

sin2 A + sin2 B + sin2 C = 1

Kết hợp với bất đẳng thức AM-GM, ta có được các kết quả sau

cos2 A = sin2 B + sin2 C ≥ 2 sin B sin C


cos2 B = sin2 C + sin2 A ≥ 2 sin C sin A
cos2 C = sin2 A + sin2 B ≥ 2 sin A sin B

Nhân vế theo vế các kết quả trên, ta được

cos2 A cos2 B cos2 C ≥ 8 sin2 A sin2 B sin2 C


1
⇔ tan2 A tan2 B tan2 C ≤
8
Vậy abc ≤ 18 , điều phải chứng minh.

Nhận xét. Bài toán thể hiện sự sáng tạo trong việc xử lí điều kiện của bài toán bằng
các bước biến đổi vô cùng cơ bản. Ở đây, ta cần chú ý rằng

tan2 x
sin2 x =
tan2 x + 1

với mọi góc x 6= kπ.

Huỳnh Trung Đức - học sinh lớp 11A1,


trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

You might also like