You are on page 1of 20

Câu số 1: Anh (Chị) hãy nêu thứ tự thao tác vận hành nấu nồi đường non A

trong chế độ nấu đường 2 hệ (A-C)?


- Nguyên liệu: dùng cho nấu đường non A có mấy loại sau đây:

+ Giống A: khởi giống trực tiếp bằng phương pháp tinh chủng
+ Mật chè: nguyên liệu chủ yếu nuôi tinh thể.
+ Đường hồi dung: đường C
+ Mật loãng A: khi độ tinh khiết mật chè cao, có thể phối liệu A loãng
nấu bổ sung vào đường non A.
- Nêu các thao tác chính để nấu nồi đường non A

+ Tạo độ chân không nồi nấu, cho giống A vào phủ kín bề mặt truyền nhiệt
buồng đốt nồi nấu, cho hơi vào, tiếp theo cho mật chè vào. Có thể bổ sung
thêm đường hồi dung C, mật A Loãng.
+ Cố định tinh thể
+ Nuôi tinh thể (có thể nấu nước nếu đường non có dấu hiệu quá đặc)
+ Cô đặc cuối
+ Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để kết thúc nồi nấu
+ Phá chân không, cho đường non xuống thùng trợ tinh
+ Vệ sinh nồi nấu, chuẩn bị chu kỳ nấu nối mới.
 So sánh nấu đường non 2 hệ và đường non 3 hệ
- Đường non 2 hệ

+ đơn giản
+ thời gian nấu ngắn
+ đường hồi dung ít nhưng độ tinh khiết thấp còn đường non 3 hệ thì ngược
lại.
+ khác nhau về thực đơn
 Mật A nguyên có độ tinh khiết thấp dùng nấu cho đường cấp thấp hơn
còn mật A loãng có độ tinh khiết cao dùng để nấu cho đường cấp cao
Câu số 14: Anh (Chị) hãy vẽ sơ đồ thẩm thấu kép nước mía và nêu các chỉ tiêu
kỹ thuật về thẩm thấu nước mía?
- Sơ đồ thấm thấu nước mía kép

Thẩm thấu kép: (lặp lại) theo phương thức này, thẩm thấu nước nóng ở
máy cuối, còn các máy trung gian thẩm thấu bằng nước mía loãng

mía nước

Nước mía hỗn hợp

- Các chỉ tiêu kỹ thuật:


Lượng nước mía thẩm thấu: 25-35% so với trọng lượng mía ép
Nhiệt độ: 45-600C.
- Phương pháp thẩm thấu kép: Đây là phương pháp có dùng nước mía pha
loãng làm nước thẩm thấu, thường được áp dụng cho hệ thống ép ở các
nhà máy có 4 máy ép. Đối với phương pháp này, nước nóng được phun
vào bã khi ra khỏi miệng ép của máy ép thứ 3, nước mía loãng ép ra từ
máy ép 4 được bơm trở lại làm nước thẩm thấu cho bã ra khỏi máy ép
thứ 2, nước mía loãng ép ra từ máy ép thứ 3 được bơm trở lại làm nước
thẩm thấu cho bã ra từ máy ép thứ nhất. Nước mía lấy ra từ máy 1 và
máy 2 được tập trung lại thành nước mía hỗn hợp.
Câu số 18: Anh (Chị) hãy nêu mục đích, các sự cố thường xảy ra và biện pháp
khắc phục ở thiết bị băm mía?
Mục đích: Băm cây mía thành những mảnh nhỏ, san mía thành những lớp
dày ổn định trên băng chuyền. Việc này có các tác dụng chính sau:
- Nâng cao năng suất ép do san mía thành những lớp đồng đều, mía dễ
được kéo vào các máy ép mà không bị trượt nghẹn.
- Nâng cao hiệu suất ép do vỏ cứng của mía bị xé nhỏ, lực ép được phân
bố đều trên mọi điểm nên máy ép làm việc ổn định và luôn dày tải, nước mía
chảy ra dễ dàng và liên tục.
Máy băm mía nằm kế tiếp sau máy khỏa bằng. Để tăng hiệu quả băm mía,
người ta dùng nhiều hơn một máy băm. Việc dùng thêm máy băm chủ yếu để
tăng năng suất ép. Khi lắp thêm 1 máy băm, năng suất ép tăng 12 -20%, còn
hiệu suất ép chỉ tăng khoảng 0,2%.
Sự cố và cách khắc phục:
- Ngẵn mía ở máy băm:
+ Do mô-tơ bị đứt cầu chì, lượng mía vào quá nhiều mà miệng cắt thì nhỏ, cáp
trong mía quấn vào lưỡi dao của máy băm.
+ Khắc phục: dừng băng tải vào máy băm, lấy mía ra nối lại cầu chì. Điều chỉnh
lượng mía vào thích hợp với miệng cắt của máy băm.
+ Dừng máy bơm và tháo cáp ra.
- Mía băm không đồng đều:
+ Do lưỡi dao bị mòn, miệng cắt quá lớn.
+ Kiểm tra lại hệ thống, đảm bảo máy khỏa bằng làm việc ổn định điều chỉnh
miệng cắt tốc độ quay của dao. Trở lưỡi dao hoặc thay thế dao mới.
- Mô tơ điện bị hỏng:
+ Do trục hoạt động quá công suất, thời gian làm việc quá lâu không kiểm tra
bảo trì thường xuyên.
+ Khắc phục: đảm bảo hoạt động có công suất phù hợp, thường xuyên bảo trì
bảo dưỡng thích hợp.
- Có tiếng động lạ khi hoạt động:
+ Vỡ bị do nhiệt độ của máy làm việc quá cao, lâu không bảo dưỡng. dầu khô.
+ Khắc phục: Thay bi, tăng cường bộ phận làm mát, kiểm tra dầu thường xuyên.
Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
- Lưỡi dao bị lệch
+ Do láp rắp máy không đúg kĩ thuật, không đúng thao tác. Gối đỡ bị lệch nên
mất cân bằng trục dao.
+ Khắc phục: kiểm tra và láp ráp lại, điều chỉnh gối đỡ cho phù hợp.
Câu số 31: Anh (chị) hãy vẽ cấu tạo và nêu nguyên tắc làm việc của thiết bị lò
đốt lưu huỳnh dạng quay liên tục?
a.Cấu tạo thiết bị:

Hình 3.1. Lò đốt lưu huỳnh dạng quay


1. Phễu chứa lưu huỳnh, 2. Vít tải, 3. Thân lò, 4. Mô tơ truyền động,
5. Buồng lọc, 6. Bộ phận làm nguội, 7. Nước lạnh vào, 8. Nước lạnh ra,
9. Khí SO2 ra
b. Nguyên tắc hoạt động:
Lò đốt thùng quay chủ yếu gồm hai phần: thùng tròn quay (3) và bộ phận
làm nguội (6). Thân lò làm bằng gang (3), truyền động bằng động cơ (4) mỗi lần
quay 0,5 vòng/phút. Lưu huỳnh được đưa vào thiết bị qua cửa (1), nhờ hệ thống
vít tải (2) và mô tơ truyền động (4) nên lượng lưu huỳnh vào thiết bị đồng đều và
ổn định. Không khí đi vào ở miệng thùng và cháy ở trong thùng tròn quay (3).
Chỉ cần một lượng ít không khí lưu huỳnh có thể cháy tốt. Khí SO 2 tạo thành
được qua buồng lọc (5) vào ống nối cố định, qua bộ phận làm nguội (6). Khí SO 2
đi ra (9) đưa đi thông SO2 vào nước mía hoặc mật chè.
c. Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
- Lưu huỳnh cháy hoàn toàn.
- Năng suất đốt tương đối cao, mỗi mét vuông diện tích đốt mỗi giờ có thể đốt
40kg lưu huỳnh.
- Tiết kiệm năng lượng lưu huỳnh, cường độ thông lưu huỳnh đạt hiệu quả cao.
- Khả năng cơ giới hóa, tự động hóa
Nhược điểm:
- Khó khống chế nhiệt độ của lò, nhiệt độ cháy tương đối cao, thể tích phát tán
nhiệt nhỏ, nếu hệ thống làm nguội không đảm bảo, lưu huỳnh dễ bị thăng hoa.
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn, khó vận hành.
Câu số 32: Anh (chị) hãy vẽ cấu tạo và nêu nguyên tắc làm việc của thiết bị
lắng trong nước mía trung hòa?

Thiết bị lắng nước mía trung hòa


1. Đường nước lắng trong ra 2. Đường nước nguyên liệu vào
3. Trục khuấy 4. Thiết bị 5. Cánh khuấy 6. Đường nước lắng đục ra 7.
Các ngăn chứa bùn

Nguyên lí hoạt động:


Thiết bị lắng dựa trên nguyên tắc chênh lệch khối lượng riêng giữa các
chất rắn và nước mía. Nước mía có nồng độ tư 13-15 Bx, có khối lượng riêng
1.05-1.1 Kg/cm2, các hạt kết tủa vô cơ và bùn cát có khối lượng riêng khoảng 2-
3 Kg/cm2 nên sẽ lắng xuống dưới.
Nước mía sau khi gia nhiệt hai được đưa vào thiết bị lắng theo phương
tiếp tuyến. Đầu tiên nước mía sẽ đi vào ngăn tiền lắng của thiết bị rồi đi vào ống
trung tâm của thiết bị và phân đều vào các ngăn lắng , nước mía đi vào các ngăn
qua các cửa thông với ống trung tâm.
Quá trình lắng diễn ra liên tục. Để nâng cao hiệu suất lắng người ta có thể
cho vào chất trợ lắng như LT 27 ( các chất trợ lắng tạo thành lớp màng hấp thụ
các tạp chất, chất không đường, chất keo trong mía kết hợp lại làm tăng trọng
lượng của tạp chất và lắng xuống) . Nhờ các ngăn có độ nghiêng, có gắn răng
cào ở cánh khuấy nên đi từ ngăn trên xuống các ngăn dưới rồi xuống đáy thiết
bị lắng.
Bùn được tháo sáng thiết bị lọc chân không thùng quay, nước chè trong
được lấy ra nhờ ống dẫn. Lượng nước mía cho vào và nước chè trong lấy ra
luôn cân bằng. nước chè trong được lấy ra ở ống dẫn, tháo xuống sàng lọc có
lưới lọc. ở đây lưới lọc sẽ loại bỏ bọt và các tạp chất chưa kịp lắng xuống. hơi
thứ thoát ra ở ống trung tâm.
Sự cố và cách khắc phục:
- sau khi tháo nước chè trong vẫn có nước đục chảy ra:
+ Nước mía trong ngăn này tháo ra quá lớn làm cho tốc độ dâng lên của nước
mía vượt quá tốc độ lắng của các hạt, làm các chất kết tủa nổi lên và bị đục
đóng nhỏ van nước mía tháo ra, giảm bớt nước mía chảy vào ngăn đó.báo cho
bộ phận gia nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ.
- xông lưu huỳnh không đủ, chất lắng kết tủa ít nên ảnh hưởng tới tốc độ lắng
 báo cho bộ phận trung hòa để tìm cách nâng cao và điều chỉnh cường độ
xông lưu huỳnh.
- trị số P2O5 tự nhiên của nước mía thấp , chất keo nhiều làm dung tích bùn
tăng lên gây ảnh hưởng đến việc xả nước chè trong  thêm H3PO4 vào trong
nước mái hỗn hợp để đảm bảo lượng P2O5 từ 300-350ppm.
- nước chè trong có màu đỏ
+ Do gia vôi nhiều, Ph cao, đường khử bị phân hủy nhiều. Nhiệt độ gia nhiệt
quá thấp, chưa đủ hấp thụ các chất màu, chất keo.
+ khắc phục: điều chỉnh lượng vôi trung hòa, điều chỉnh nhiệt độ và gia nhiệt ổn
định.

Câu số 33: Anh (chị) hãy vẽ cấu tạo và nêu nguyên tắc làm việc của thiết bị sun
phít hóa syro thô?
Thiết bị có thân hình trụ bên trong thiết bị có lắp
các tấm ngăn. Nước mía đi vào đỉnh của thiết bị
theo ống (1), nhờ có bộ phận phun bằng vòi hoa
sen và các tấm ngăn có đục lỗ (3) nên nước mía
được phân bố đều trong thiết bị. Khí SO 2 theo
ống (4) từ đáy tháp đi ngược chiều với nước mía
có tác dụng tăng hiệu quả hấp thụ khí SO 2. Nước
mía sau khi thông SO2 đảm bảo yêu cầu về chỉ số
cường độ thông, giá trị pH và được tháo ra theo
ống (5) hình chữ U ở đáy tháp. Lượng khí SO 2
thừa được thoát ra khỏi thiết bị (6). Thiết bị được
chế tạo bằng gang nên nặng, hiệu suất hấp thụ chỉ
Hình 3.3. Thiết bị thông
đạt 50 - 68%, một phần khí SO2 bay ra ở đỉnh
SO2 loại tháp
tăng tổn thất lưu huỳnh và ảnh hưởng môi trường
1. Cửa nước mía vào,
xung quanh. Hiện nay, một số nhà máy đường
2. Bộ phận phân phối
thường sử dụng mô hình của thiết bị này nhưng
nước mía, 3. Các tấm
đã khắc phục các khuyết điểm trên bằng cách
ngăn đục lỗ, 4. Cửa SO2
trang bị các hệ thống kiểm soát tự động để kiểm
vào, 5. Nước mía ra,
tra lượng SO2 vào, lượng SO2 thoát ra và pH của
6. Cửa thoát SO2 thừa.
nước mía sau khi thông SO2.

c. Ưu, nhược điểm:


Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
- Nguyên liệu rẻ, dễ tìm.
- Dễ dàng vận hành thiết bị.
Nhược điểm:
- Thiết bị được chế tạo bằng gang nên nặng, hiệu suất hấp thụ chỉ đạt 50 –
68%.
- Một phần SO₂ bay ra ở đỉnh tăng tổn thất lưu huỳnh và ảnh hưởng môi
trường xung quanh.
Hiện nay, một số nhà máy đường thường sử dụng mô hình của thiết bị
này nhưng đã khắc phục các khuyết điểm trên bằng cách trang bị các hệ thống
kiểm soát tự động để kiểm tra lượng SO₂ vào, lượng SO₂ thoát ra và pH của
nước mía sau khi thông SO₂.

Câu số 41: Anh (chị) hãy vẽ cấu tạo và nêu nguyên tắc làm việc của thiết bị lọc
bùn chân không thùng quay liên tục?

Cấu tạo thiết bị

Hình 1. Thiết bị lọc bùn chân không thùng quay liên tục

1.Chân không thấp 2.Rửa bùn 3.Chân không cao 4.Không có chân không
5. Hình thành bánh bùn 6.Bánh bùn dày lên 7.Bùn tự khô 8.Tách xả bánh bùn
Nguyên tắc hoạt động:
Máy lọc chân không thùng quay được dung rộng rãi trong các nhà máy
đường, đường kính thùng quay 2,5 – 3m, chiều dài 2,5 – 4m.
Cấu tạo của máy lọc chân không thùng quay gồm một cái thùng rỗng, bề
mặt thùng đục những lỗ nhỏ, trên bề mặt thùng có lớp vải lọc, mặt bên trong
thùng có nhiều ngăn, mỗi ngăn có đường ống nối với trục rỗng. Trục rỗng của
thùng được nối với đầu phân phối, đầu phân phối dung để nối thùng quay với
các đường ống hút chân không và không khí nén.Thùng đặt trong bể chứa bùn,
trong bể có cánh khuấy giữ cho chất kết tủa không bị lắng xuống đáy bể. Trên
thùng quay chia nhiều phần có độ dài khác nhau: lọc, rữa, sấy, gạt bùn. Bùn từ
thùng chứa bùn vào cửa 1 của máng chứa bùn 2, khi trống lọc quay đến máng
chứa bùn thì lượng bùn bị dính vào bề mặt vải lọc nhờ lực hút chân không.Khi
quá trình tạo lớp bùn xong thì trống lọc đi qua công đoạn rữa bánh bùn nhờ các
vòi sen 4 gắn trên thiết bị, sau đó tiếp tục qua công đoạn sấy và gạt bánh bùn.
Ở giai đoạn này nước lọc được hút qua lớp vải và qua các lỗ của thùng rồi
vào các ngăn, từ các ngăn nước lọc theo đường ống đến trục rỗng rồi ra ngoài,
còn chất kết tủa bị giữ trên bề mặt vải đi qua công đoạn gạt bùn tiếp tục đi vào
bang tải cao su để đến nơi chứa bùn. Vải lọc sau khi đã tách bùn tiếp tục chuyển
động xuống dưới để nhúng vào bể chứa nước rữa vải lọc 16 đây chính là đoạn
tái sinh bề mặt lớp vải và tiếp tục đi vào thùng chứa nước bùn tiếp tục chu kỳ
mới.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
 Năng lượng tiêu hao ít.
 Thay thế vải lọc đơn giản.
 Cấu tạo gọn gàng.
 Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
 Rửa và sấy bã không hoàn toàn.
 Khi huyền phù có nhiệt độ cao thì năng suất sẽ giảm vì độ
chân không giảm.
Sự cố và cách khắc phục:
- Tạo chân không cho thiết bị không tốt dẫn đến quá trình lọc không hiệu quả 
kiểm tra thiết bị tạo chân không và đầu phân phối.
- Bể bi trục dẫn đến trống lọc quay khó khăn dừng máy lọc và thay bi cho
trục.
- Bùn quá đặc do quá trình lắng dùng chất trợ lắng quá nhiều. điều chỉnh quá
trình lắng, cho thêm nước và và khuấy đều.

Các phương pháp làm sạch:


. Phương pháp gia vôi vào nước mía lạnh:
3.1.1.1. Quy trình công nghệ:

Mía cây

Công đoạn ép mía Bã mía

Nước mía hỗn hợp


(pH=4,5-5,5)

Thùng trung hòa


Ca(OH)2
(pH= 7,6-8,3)
Phân bón

Gia nhiệt
t = 100-105oC Bã bùn

Nước
lọc
Thiết bị lắng Nước bùn Thiết bị lọc bùn

Nước chè trong

Mật chè
Cô đặc
Bx= 55-65%
2 Phương pháp gia vôi vào nước mía nóng:
3.1.2.1. Quy trình công nghệ:

Mía cây

Công đoạn ép mía Bã mía

Nước mía hỗn hợp


(pH=4,5-5,5)

Gia nhiệt
t = 100-105oC

Phân bón

Thùng trung hòa


Ca(OH)2 (pH= 7,8-8,3) Bã bùn

Thiết bị lắng Nước bùn Thiết bị lọc bùn Nước lọc

Nước chè trong

Cô đặc Mật chè


Bx= 55-65%
. Phương pháp gia vôi phân đoạn:
3.1.3.1. Quy trình công nghệ:

Mía cây

Công đoạn ép mía Bã mía

Nước mía hỗn hợp


( pH=4,5- 5,5)

Ca(OH)2 6- Gia vôi lần 1


8° Be (PH= 6,4- 6,8)

Gia nhiệt lần 1


(t 1= 90- 105℃) Phân bón

Ca(OH)2 6-
Gia vôi lần 2 Bã bùn
8° Be
(pH= 7,6- 8,2)

Gia nhiệt lần 2 Thiết bị lọc bùn Nước lọc


(t 2= 100- 105℃)
Mật chè
Bx=55-65%
Nước bùn
Thiết bị lắng

Cô đặc Nước chè trong


Bảng 1. So sánh phương pháp gia vôi

Phương pháp gia vôi Phương pháp gia vôi Phương pháp gia vôi
vào nước mía lạnh vào nước mía nóng phân đoạn
Giống nhau Bằng phương pháp đơn giản được sử dụng từ lâu
Làm sạch nước mía dưới tác dụng của nhiệt độ và vôi
Sản phẩm cuối cùng thu được trong các phương pháp và đường thô
Khác nhau Gia vôi trước khi gia Gia nhiệt trước khi gia Hai lần gia vôi và gia
nhiệt vôi nhiệt xen kẽ nhau

Lượng vôi sử dụng Lượng vôi giảm 15% so Tiết kiệm được 30-35%
nhiều với phương pháp gia vôi so với phương pháp gia
vào nước mía lạnh vôi vào nước mía lạnh

Đường sacaroza ít bị Nước mía gia nhiệt Khống chế không tốt sẽ
chuyển hóa do nước trong điều kiện pH thấp là tăng chuyển hóa và
mía được trung hòa nên đường sacaroza phân hủy đường
trước khi gia nhiệt chuyển hóa nhiều hơn

Hiệu suất làm sạch Hiệu suất làm sạch cao Hiệu suất làm sạch cao
thấp hơn gia vôi vào nước hơn 2 phương pháp trên.
mía lạnh
Phương pháp sunfit hóa axit tính
3.2.1.1 Quy trình công nghệ
Nước mía hỗn hợp
Bx=12-15%, pH=4,5-5,5

Ca(OH)2 Gia vô sơ bộ (pH=6,2-6,4)


6-8◦Be

Gia nhiệt( 65-750C)

SO2 Thông SO2 lần 1


pH=3,4=3,8

Ca(OH)2 Trung hòa

Bã bùn
Gia nhiệt 2(100-1050C)

Thiết bị lắng Nước bùn Thiết bị lọc

Nước lọc
Nước chè trong
pH=6,8-7,1
Nước lọc trong Nước lọc đục

Gia nhiệt 3(110-1150c)

Cô đặc Lọc kiểm tra Mật chè tinh

Nấu đường
Mật chè thô Thông SO2 lần 2
Bx=55-65% pH=5,8-6,3
. Phương pháp sunfit hóa kiềm nhẹ

Nước mía hỗn hợp


(Bx= 12-15%,pH=4,5-5,5)

Ca(OH)₂ Gia vôi lần 1


6-8o Be pH=8,1-9,2

Gia nhiệt lần 1


t1=65-75 oC

Trung hòa
SO₂
pH=7,2-7,4

Gia nhiệt lần 2


t2= 100-105 oC
Bã bùn

Thiết bị lắng Nước bùn Thiết bị lọc

Nước chè trong Nước lọc trong Nước lọc đục


Mật chè thô pH=6,8-7,0

Nấu đường Cô đặc đa hiệu


. Phương pháp sunfit hóa kiềm mạnh
3.2.3.1. Lưu trình công nghệ

Nước mía hỗn hợp


(Bx= 12-15%,pH=4,5-5,5)

Gia nhiệt lần 1


t1=65-75 oC

Ca(OH)₂
Trung hòa lần 1
SO₂
pH=7,2-7,4
SO₂
SO₂

Ca(OH)₂ Vôi hóa


pH=10,5-11

Máy lọc ép Bã bùn

Nước mía có tính


kiềm

Ca(H₂PO₄)₂
SO₂ Trung hòa lần 2
SO₂ pH=7,2-7,4
SO₂ Nước bùn

Gia nhiệt lần 2


t1=100- 105oC
SO₂

Thiết bị lắng
Thông SO₂ lần 2
pH=6,1- 6,3 Mật chè tinh
Nước chè trong

Cô đặc Mật chè thô Nấu đường


Phương pháp sunfit Phương pháp sunfit Phương pháp sunfit hóa
hóa acid tính hóa kiềm nhẹ kiềm mạnh
 Thông SO₂ trước  Sữa vôi vào  Cho vôi và thông
, cho vôi vào sau trước thông SO₂ vào cùng một
 Sản phẩm là SO₂ sau lúc, sau đó cho vôi
đườn kính trắng  Sản phẩm là vào đến thông SO₂
 Có thông SO₂ đường vàng  Sản phẩm là đường
lần 2  Không thông trắng
 Thông SO₂ đến SO₂ lần 2  Có thông SO₂ lần 2
diểm pH 3,4- 3,8  Gia vôi pH =  Vôi hóa pH=10,5
 Lượng vôi và 8,1-9,2 -11
SO₂ tương đối ít  Lượng vôi  Sử dụng nhiều hóa
 Lưu hình công nhiều , lượng chất Ca(OH)₂, SO₂,
nghệ tương đối SO₂ nhiều Ca(H₂PO₄)₂
đơn giản, kết tủa  Lưu hình công  Lưu hình công nghệ
rắn chắc nghệ đơn giản phức tạp
 Chưa loại được nhất, kết tủa  Chưa loại được
nhiều chất chưa rắn chắc nhiều chất
 Hàm lượng Ca  Đóng cặn ít
lớn gây đóng cặn  Rất dễ xảy ra phản
trên thành thiết  Hàm lượng Ca ứng chuyển hóa
bị thấp nên đóng (pH= 10-11)
 Dễ xảy ra phản cặn ít
ứng chuyển hóa (  Dễ bị chuyển
pH=3,3- 3,8) hóa( pH= 8-9)
Câu số 63: Hãy vẽ cấu tạo và nguyên tắc làm việc của hệ thống baromet
trong hệ thống cô đặc nước chè trong của nhà máy đường mía?

1. Thân thiết bị 5. Ống dẫn khí không ngưng

2. Thiết bị thu hồi bọt 6. Đường hơi vào

3. Ống baromet 7. Đường nước vào

4. Tấm ngăn hình bán nguyệt 8. Đường khí không ngưng ra

 Nguyên tắc làm việc

Hơi thứ sau khi ra khỏi nồi cô đặc sẽ được dẫn vào thiết bị ngưng tụ Baromet đi
từ dưới lên, nước sẽ được chảy từ trên xuống, chảy tràn qua cạnh tấm ngăn và
một phần chui qua các lỗ của tấm ngăn. Hơi trao đổi nhiệt với nước, ở áp suất
thấp do bơm chân không tạo ra sẽ ngưng tụ lại, theo ống barrômet chảy ra
ngoài. Khí không ngưng đi lên qua ống (5) sang thiết bị thu hồi bọt (2) và tập
trung chảy xuống ống Baromet. Khí không ngưng hoặc không khí được hút ra
phía trên bằng bơm chân không.

 Ưu điểm: Nước tự chảy ra được, không cần bơm nên tốn ít năng lượng,
năng suất cao, cấu tạo đơn giản.
 Nhược điểm: Thiết bị này chỉ dùng để ngưng tụ hơi nước hoặc hơi của
các chất lỏng không có giá trị hoặc không tan trong nước vì chất lỏng đã
ngưng tụ sẽ trộn lẫn với nước ngưng tụ.
 Sự cố và cách khắc phục

- Sự cố: Các lỗ nhỏ của các tấm ngăn dễ bị tắc nghẽn do cặn bẩn bám vào

 Cách khắc phục: Tiến hành vệ sinh thiết bị định kì.

- Sự cố: Nước ngưng tụ và khí không ngưng thoát ra không hết gây hiện
tượng thủy kích.

 Cách khắc phục: Xả hết khí không ngưng và nước ngưng tụ, kiểm tra
và điều chỉnh van hơi cho phù hợp.

Câu 61: Các công đoạn chính gây nên tổn thất đường

 Thu hoạch: Khi mía chín, tuỳ theo giống mía và điều kiện thời tiết mà
lượng đường này duy trì khoảng 15 – 60 ngày. Sau đó, lượng đường bắt đầu
giảm dần (giai đoạn này gọi là mía quá lứa, hay mía quá chín). Nếu thu hoạch
không kịp hàm lượng đường chủ yếu là sacarozo sẽ chuyển hóa thành glu và
fruc bị phân giải, phân hủy hết trong suốt qt chế biến.
 Cô đặc: Lượng đường bị cuốn theo hơi thứ của buồng bốc hơi quá lớn. Vì
vậy, làm cho nước ngưng tụ nhiễm đường => gây hiện tượng thất thoát đường.
 Ly tâm:Trong quá trình tách mật , phát hiện mật đường tách ra lẫn hạt
đường, gọi là “ thoát đường”. Chủ yếu là lưới sàng của mâm quay rách hoặc
lưới sàn lắp không khít, hạt tinh thể đường non nấu không đều hoặc hạt nhỏ
quá cũng dễ thoát đường.
Nếu do lưới sàng rách hoặc không khít làm thoát đường phải dừng máy để vá
và sửa. Nếu do hạt không đều thì trong thao tác tách mật phải thông báo cho
người nấu đường khống chế hạt đường non.
 Bảo quản:
- Đường bị ẩm: hiện tượng này thường xảy ra nhất trong quá trình bảo
quản. Không khí đi vào kho sẽ ngưng tụ lên bề mặt tinh thể đường làm cho
đường bị ẩm.
- Nếu bị ẩm ít thì có thể đem đi sấy lại, còn bị ẩm nhiều thì phải đem đi
nấu lại sẽ làm thất thoát đường trong quá trình nấu.
Câu 62: Mô tả quy trình vận hành khởi động và dừng hệ thống ép mía
trong nhà máy
- Quy trình vận hành khởi động và dừng hệ thống ép mía trong nhà máy
đường.
- Đầu tiên băng tải bã được khởi động trước, sau đó đến bộ 4, bộ 3, bộ 2,
bộ 1, búa đập, dao băm, máy khỏa bằng. Sở dĩ ta khởi động như vậy vì nếu
khởi động ngược lại, bắt đầu từ máy khỏa bằng, nếu gặp sự cố thì mía sẽ bị
tràn ra ngoài.
- Khi bộ 1 gặp sự cố thì ta dừng búa đập trước, sau đó đến dao băm rồi đến
máy khỏa bằng.

You might also like