You are on page 1of 4

Đối với mỗi case study bên dưới, bạn hãy giả định rằng hiện tại là năm

2018. Sau cuộc khủng


hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ Mỹ, thị trường vốn đã dần phục hồi, phát triển nhưng
cũng chưa đạt đến đỉnh điểm của chu kỳ thị trường. Để đơn giản, tất cả các phân bổ tài sản sẽ
xoay quanh 3 loại tài sản sau: Cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt.

Hiển nhiên là mọi mối quan hệ giữa nhà tư vấn tài chính và các khách hàng đều có tính duy
nhất (không trường hợp nào giống trường hợp nào) và không có phương pháp nào có thể chắc
chắn giúp phát hiện và ngăn chặn những thiên kiến/ lệch lạc (biases) của khách hàng. Hơn
nữa, không phải tất cả các thể loại nhà đầu tư đều được trình bày trong các case study bên
dưới. Giả định nếu bạn là một nhà tư vấn đầu tư tài chính, bạn nên đọc các tình huống sau với
lưu ý rằng bạn có thể xử lý các tình huống tương tự trong thực tiễn của chính bạn sau này.
Bạn nên tập trung vào quy trình, phương pháp – phát hiện/ nhận biết, đánh giá tác động,
quyết định phản ứng của khách hàng và cách phân bổ tài sản thực tế tốt nhất.

Tình huống A: Bà Tâm


Giới thiệu
Bà Tâm là một phụ nữ sống độc thân, năm nay 70 tuổi, đã nghỉ hưu. Bà có lối sống giản dị,
khiêm tốn. Nguồn thu nhập duy nhất của bà là từ một danh mục đầu tư có trị giá 1 triệu đô.
Bà Tâm đã chọn bạn tư vấn đầu tư thông qua sự giới thiệu của một người bạn của cô bạn.
Bạn và bà Tâm đã biết nhau đến nay được 3 năm. Thông qua những lần tư vấn, bạn nhận ra
rằng mục tiêu đầu tư chủ yếu của bà Tâm là làm sao để tài sản của bà đủ sức trang trải chi phí
cho bà suốt phần đời còn lại. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, bà Tâm không muốn mất tiền,
vì bà luôn bị ám ảnh bởi việc những người bà con của bà thua lỗ trong cuộc khủng hoảng
năm 2008. Bạn cũng cần lưu ý rằng bà Tâm cũng thuộc tuýp người khá ngoan cố và cứng
nhắc trong suy nghĩ, đặc biệt khi bàn về chủ đề thị trường tài chính.

Phân tích
Một ngày nọ, bạn xem xét lại mối quan hệ của bạn với bà Tâm và nhận ra rằng, bất kể bạn có
khuyến nghị ngược lại với ý của bà Tâm thì bà chưa từng thay đổi phân bổ tài sản của danh
mục đầu tư. Bà Tâm hiện chỉ nắm giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị (trái phiếu
chính quyền địa phương), và bạn thì đang lo lắng rằng lạm phát sẽ ‘ăn mòn’ bớt tài sản của
bà. Bạn cũng nghi ngại về sự khó chịu của bà Tâm khi phải phân bổ lại tài sản của danh mục
đầu tư do các thiên kiến/lệch lạc của bà. Vì vậy, bạn đã hỏi bà Tâm liệu rằng bà có sẵn lòng
bỏ ra 30 phút để làm ‘bài kiểm tra’ về đặc điểm cá nhân của nhà đâù tư không. Lúc đầu bà
Tâm không chịu, nhưng sau khi thuyết phục, bà Tâm chịu làm 1 bài kiểm tra 10 phút. Để tiết
kiệm thời gian, bạn chỉ tập trung vào những câu hỏi liên quan đến những thiên kiến (bias) mà
bạn cho rằng bà A có khả năng rơi vào nhất, đó là: Tâm lý sợ thua lỗ (Loss aversion), Neo
quyết định (Anchoring) và Định kiến về trạng thái hiện tại (Status quo). Các câu trả lời của bà
Tâm thực sự đã khẳng định những nghi ngờ của bạn là đúng. Bà Tâm thể hiện các thiên kiến
sau:
- Tâm lý sợ thua lỗ (khuynh hướng cảm thấy đau đớn khi thua lỗ nhiều hơn là niềm vui
khi có lời).
- Neo quyết định và lệch lạc điều chỉnh (Anchoring and adjustment bias) (khuynh
hướng tự động phụ thuộc vào trạng thái hiện tại của thị trường và xem đó là ‘tiêu chí’
(benchmark) để dự đoán về xu hướng thị trường trong tương lai)
- Định kiến về trạng thái hiện tại (Mong muốn giữ mọi thứ như cũ/ y nguyên).

Trong khi xem xét lại phân bổ tài sản trong danh mục của bà Tâm, bạn cũng yêu cầu bà Tâm
trả lời các câu hỏi trắc nghiệm để đo lường mức độ chịu đựng rủi ro của bà. Từ số điểm về
khả năng chịu đựng rủi ro, bạn đưa ra khuyến nghị đối với danh mục đầu tư của bà Tâm sao
cho tối ưu hoá rủi ro- lợi nhuận như sau: 70% trái phiếu, 20% cổ phiếu, 10% tiền mặt. Bây
giờ bạn biết rằng về lý thuyết, bà Tâm có thể ‘chịu đựng’ một danh mục rủi ro hơn danh mục
hiện tại của bà, và các thiên kiến hành vi đang can thiệp tới quyết định đầu tư của bà.

Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:


1. Tóm tắt lại case study trong vòng 5-7 câu (trong vòng 1 phút trình bày)
2. Các thiên kiến/ lệch lạc của bà Tâm đã ảnh hưởng đến quyết định phân bổ tài sản đầu tư
như thế nào?
3. Bạn nên điều tiết hay chọn cách thích ứng với các thiên kiến của bà Tâm?
4. Bạn nghĩ phân bổ tài sản tốt nhất cho bà Tâm nên như thế nào?

Tình huống B: Ông Lý


Giới thiệu
Ông Lý là một người đàn ông trung niên độc thân 50 tuổi. Ông cũng là một giám đốc điều
hành khó tính của một công ty dược phẩm nhỏ với thu nhập $250.000 một năm. Ông Lý sống
khá xa hoa và thỉnh thoảng chi tiêu quá mức, nhưng ông cũng đã tiết kiệm được khoảng $1,5
triệu đô. Ông Lý bị đau tim nhẹ vào năm ngoái nhưng bây giờ đã khoẻ mạnh. Mục tiêu tài
chính chủ yếu của ông là nghỉ hưu thoải mái vào tuổi 65 và quyên góp $3 triệu đô cho trường
cũ của ông (tiền bảo hiểm nhân thọ của ông Lý không đủ chi trả cho số tiền quyên góp). Bạn
đã làm việc với ông Lý chưa đầy một năm. Bạn đã soạn thảo một kế hoạch tài chính cho ông
Lý nhưng vẫn chưa điều chỉnh phân bổ tài sản từ trước của ông Lý (gần như 100% tài sản
đầu tư là cổ phiếu). Tuy nhiên, bạn đã và đang phát triển mối quan hệ rất tốt với ông Lý và
ông Lý tỏ vẻ lắng nghe chăm chú và có vẻ dễ chấp nhận các đề xuất của bạn. Bạn tin rằng
ông Lý là người hiểu biết, cởi mở (well-grounded) và tự nhận thức (self-aware), nhưng bạn
cũng tin rằng ông có một số vấn đề về hành vi cần phải giải quyết.

Phân tích
Ngay từ khi bắt đầu làm việc với ông Lý, bạn đã phác thảo một phân bổ vốn nhằm tối ưu hoá
rủi ro-lợi nhuận (xem bảng bên dưới) theo mục tiêu trong kế hoạch tài chính của ông Lý. Tuy
nhiên, bạn lo lắng rằng ông Lý có thể không hoàn toàn nghe theo ý tưởng của bạn. Mối quan
tâm của bạn là biến động đi xuống mạnh mẽ của thị trường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chi phí sinh hoạt hàng ngày của ông Lý, bao gồm cả chi phí y tế.

Bảng: Kết quả mô hình nhân tố điều chỉnh phân bổ tài sản theo hành vi dành cho ông Lý
Phần mềm lập kế hoạch tài chính cho bạn biết rằng với một danh mục đầu tư ít rủi ro hơn
(less aggressive portfolio), ông Lý vẫn có thể đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Tuy
nhiên, ông Lý nghĩ rằng ông là một nhà đầu tư xuất sắc, và bạn lo lắng rằng một sự thay đổi
như vậy có thể khiến ông hối tiếc vì đã không đầu tư mạo hiểm hơn. Ông Lý đồng ý hoàn
thành một bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi về tâm lý hành vi và kết quả cho thấy ông Lý có
các biểu hiện của:
- Sự quá tự tin (Overconfidence bias)
- Tâm lý e ngại nuối tiếc (Regret Aversion bias)
- Lệch lạc tự kiểm soát (self-control bias)
Tính toán ban đầu của bạn về mức phân bổ tài sản tối ưu hoá rủi ro- lợi nhuận dành cho ông
Lý là: 70% cổ phiếu, 25% trái phiếu và 5% tiền mặt – Mức độ chịu đựng rủi ro của ông Lý
cho thấy thực ra ông phù hợp với một danh mục đầu tư cân bằng hơn nữa. Bạn cũng đã xác
nhận rõ ràng về các thiên kiến hành vi cụ thể có thể gây ra sự méo mó (không chính xác)
trong danh mục đầu tư của ông Lý.
Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Tóm tắt lại tình huống trên trong vòng 6-8 câu (trình bày 1 phút)
2. Các thiên kiến/ lệch lạc của ông Lý đã ảnh hưởng đến quyết định phân bổ tài sản đầu tư
như thế nào?
3. Bạn nên điều tiết hay chọn cách thích ứng với các thiên kiến của ông Lý?
4. Bạn nghĩ phân bổ tài sản tốt nhất cho ông Lý nên như thế nào?

You might also like