You are on page 1of 13

BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 8, 9

A. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH


1. Một người có thể đồng thời vừa là cán bộ vừa là công chức
 Đúng, Ủy viên UBND các cấp đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn,
1 thứ trưởng đồng thời là ĐBQH
2. Viên chức lãnh đạo là người đứng đầu trong đơn vị sự nghiệp công lập
 Theo QĐ cũ (QĐ hiện hành), là nđ sai, vì người đứng đầu trong đơn vị sự
nghiệp công lập là công chức, k phải viên chức
 Theo QĐ mới (Luật cán bộ CC,VC sửa đổi, 01/07/2020), là nđ đúng, vì
người đứng đầu trong đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức
3. Thi tuyển công chức là hình thức tuyển dụng công chức duy nhất
 Sai, ngoài hình thức thi tuyển còn hình thức xét tuyển
4. Cho thôi việc công chức là một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức vi
phạm kỷ luật
 Sai, Cho thôi việc là 1 biện pháp quản lí, không phải là một hình thức kỷ luật
5. Khi họp Hội đồng kỷ luật viên chức Phải luôn có mặt đại diện cấp uỷ; …
 Đúng, thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức có thành phần cứng, tp bắt
buộc là Đảng ủy
6. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí
cần tuyển dụng thì Người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành
cao hơn là người trúng tuyển.
 Đúng, Người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là
người trúng tuyển, theo quy định. Vì môn chuyên ngành được ưu tiên.
7. Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi có kết luận của cơ quan y
tế có thẩm quyền là nghiện ma túy
 Đúng, vì công chức nghiện ma túy thì sẽ bị kỉ luật buộc thôi việc và sẽ không
được nhận trợ cấp thôi việc
8. Em rể có thể là thành viên Hội đồng kỷ luật đối với chị ruột của vợ.
 Sai, theo QĐ (điều 17 NĐ 34, điều 18 NĐ 27), trong thành phần Hội đồng kỷ
luật không có cha mẹ ruột, vợ chồng, anh chị em ruột, con rể, con dâu
9. Viên chức chỉ được cử đi đào tạo trong trường hợp đáp ứng nhu cầu xây
dựng, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập.
 Sai, vì còn có thể được cử đi đào tạo theo nguyện vọng và được cơ quan
đồng ý.
10. Công chức, viên chức bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc có thể khởi kiện
ra Tòa án nhân dân
 Sai, công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng trở xuống thì mới được kiện.
Viên chức không được kiện quyết định kỷ luật, chỉ được kiện hợp đồng làm
việc.
11. Hình phạt cảnh cáo là tên gọi của một hình thức kỷ luật được áp dụng đối
với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật
 Sai, hình phạt cảnh cáo là hình thức trách nhiệm của chế tài hình sự, và hình
thức kỉ luật không gọi là hình phạt
12. Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật bị áp dụng các hình thức kỷ luật như
công chức cấp huyện
 Sai, không áp dụng các hình thức kỷ luật gián chức với công chức cấp xã
13. Thời gian chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo là thời gian chưa xem
xét xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức
 Theo (điều 4, NĐ 34), sai. Vì thời gian này (Thời gian chấp hành án phạt tù
cho hưởng án treo) không bị trừ ra, mà vẫn tính thời hạn xử lý kỉ luật. chỉ bị
hoãn khi chưa có kết luật vi phạm
14. Công chức, viên chức bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc có thể khởi kiện
ra Tòa án nhân dân – câu 10
15. Người tập sự nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì luôn được hưởng
85% lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng.
 Sai, vì nếu như có trình độ thạc sĩ sẽ được hưởng hưởng 85% lương bậc 2,
tiến sĩ sẽ được hưởng hưởng 85% lương bậc 3. Tùy vào từng cấp độ. trừ
trường hợp tập sự ở vùng sâu vùng xa, hưởng 100% lương
16. Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã được xét tuyển và bổ nhiệm;
 Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, công an được xét tuyển và bổ nhiệm riêng
của lực lượng vũ trang, không thi tuyển
17. Công chức luôn được miễn trách nhiệm kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh
trái pháp luật của cấp trên
 Công chức chỉ được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp này khi thực
hiện đúng quy trình về báo cáo (khoản 5, Đ9, luật CBCC)
18. Hợp đồng làm việc là căn cứ duy nhất ràng buộc giữa viên chức và đơn vị
sự nghiệp công lập
 Sai, giữa HĐ với QĐ quản lý VC (QĐ tuyển dụng, QĐ thăng hạn chức năng
nghề nghiệp, QĐ nâng lương), thì QĐ quản lý là văn bản gốc, ràng buộc giữa
VC và đơn vị sự nghiệp công lập. còn HĐ làm việc là văn bán phát sinh dựa
trên văn bản gốc
19. Viên chức có quyền từ chối thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên.
 Đúng, VC có quyền bảo vệ những hoạt động nghề nghiệp chuyên môn cá
nhân, và đạo đức nghề nghiệp
20. Viên chức có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập từ 5 năm trở lên
 Sai, Viên chức có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập từ 60 tháng trở lên
21. Gọi một người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là
công chức vì người đó không áp dụng chế độ hợp đồng làm việc
 Sai, Gọi một người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là
công chức vì người đó được xếp ngạch công chức, chứ không phải vì người
đó không áp dụng chế độ hợp đồng làm việc
22. Việc bổ nhiệm ngạch công chức có thể được thực hiện đồng thời trong
trường hợp công chức chuyển sang ngạch khác tương đương.
 Sai, khi bổ nhiệm ngạch mới, không được đồng thời chuyển ngạch
23. Thời gian một nhiệm kỳ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý có thể nhiều hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm;
 Đúng, được áp dụng trong trường hợp công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu
24. Người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không
được đăng ký dự tuyển viên chức
 Đúng, (điều 22 luật VC) VC nếu bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc sẽ không được đăng ký dự tuyển
25. Ở những nơi thí điểm không tổ chức HĐND quận thì Chủ tịch UBND quận
vẫn là cán bộ
 Sai, ở những nơi thí điểm không tổ chức HĐND quận thì Chủ tịch UBND
quận do Chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm, do đó là công chức chứ không
phải là cán bộ
26. Con nuôi của anh hung lực lượng vũ trang không được cộng điểm khi thi
tuyển công chức
 Sai, trong TH con (cả con đẻ và con nuôi theo quy định của pháp luật)
thương binh, con liệt sĩ, con của người có công với cách mạng, con
AHLLVT NĐ, con của người nhiễm chất độc màu da cam (con người nhiễm
chất độc màu da cam bắt buộc là con đẻ)
27. Hoạt động hành chính cần chủ động, sáng tạo cao vì hoạt động hành chính
mang tính chấp hành – điều hành
 Đúng, vì tính chất, yêu cầu của chấp hành, điều hành buộc phải chủ động
sáng tạo
28. Chấp hành – điều hành là cách gọi khác của hoạt động hành chính nhà
nước
 Đúng, Chấp hành – điều hành là đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động hành
chính nhà nước
29. Hình thức kỷ luật cách chức có thể áp dụng với mọi công chức vi phạm kỷ
luật
 Sai, chỉ áp dụng được với công chức lãnh đạo, quản lý
30. Viên chức là một loại công chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp
 Sai, Viên chức độc lập với công chức và có quy chế pháp lí riêng
31. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một biện pháp áp dụng đối
với công chức, viên chức dựa trên kết qua đánh giá hằng năm
 Đúng, vì theo kết quả đánh giá, nếu như CC,VC 2 năm liên tiếp xếp loại C
thì sẽ bị chuyển công tác khác
32. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một hậu quả áp dụng đối với
công chức bị xử lý kỷ luật
 Đúng, nếu CC lãnh đạo quản lý bị bị xử lý kỷ luật hình thức cách chức sẽ
chuyển công tác khác
33. Cho thôi việc công chức là một hình thức cho thôi làm nhiệm vụ
 Sai, Cho thôi việc là chấm dứt tư cách công chức, còn cho thôi làm nhiệm vụ
vẫn còn có tư cách công chức
34. Trách nhiệm kỷ luật của công chức có thể phát sinh từ vi phạm hành chính
bất kỳ của công chức, viên chức
 Sai, chỉ những vi phạm HC liên quan đến công vụ và đạo đức của công chức
thì mới dẫn đến trách nhiệm kỷ luật
35. Công chức tự ý bỏ việc có thể không bị xử lý kỷ luật
 TH1: đúng, nếu tự ý nghỉ việc không đủ số ngày để bị kỷ luật (dưới 3 ngày)
 TH2: đúng, nếu trong TH bị quá thời hiệu
36. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng là căn cứ để áp dụng các
hình thức kỷluật khác nhau đối với côngchức
 Đúng, tùy vào hành vi tham nhũng là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hay
đặc biệt nghiêm trọng mà công chức sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật khác
nhau (chi tiết ở điều 9, 10, 11, 12 NĐ 34, 27)
37. Tạm đình chỉ công tác chỉ áp dụng trong trường hợp công chức thực hiện
vi phạm pháp luật nghiêm trọng
 Sai, công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác khi xem xét xử lý kỉ luật nếu
người có thẩm quyền thấy cần thiết
38. Chủ tịch UBND nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp
 Sai, trong TH khuyết Chủ tịch UBND giữa nhiệm kì thì Chủ tịch UBND cấp
trên sẽ giao quyền Chủ tịch UBND cho người khác, người được giao không
nhất thiết là đại biểu HĐND cùng cấp.
39. Tổng cục trưởng thuộc Bộ là chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật
 Sai, Tổng cục trưởng không nằm trong danh mục các chủ thể thể có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành VBQPPL
2015
40. UBND cấp xã là đơn vị cơ sở trực thuộc bộ máy hành chính
 Sai, UBND cấp xã là cơ quan hành chính cấp cơ sở
41. Công chức luôn được miễn trách nhiệm kỷ luật khi thi hành mệnh lệnh
trái pháp luật của cấp trên - done
42. Hợp đồng làm việc là căn cứ duy nhất ràng buộc giữa viên chức và đơn vị
sự nghiệp công lập - done
43. Thư ký HĐKL công chức, viên chức nhất thiết phải là người thuộc bộ
phận tổ chức – nhân sự của cơ quan, đơn vị
 Đúng, vì thư ký không được chọn trong các bộ phận khác để bảo đảm tính
chuyên nghiệp khi hỗ trợ cho Hội đồng kỷ luật
44. Người dự tuyển công chức được xem xét miễn thi môn tin học văn phòng
khi có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên
 Đúng, vì với trình độ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên đã
đủ yêu cầu của cơ quan tuyển dụng
45. Ông A là Giám đốc Sở Tư pháp, ngày 1.3.2014 ông A hết nhiệm kỳ (5
năm), nhưng ngày 1.10.2015 là thời điểm ông A đến tuổi nghỉ hưu thì có thể
kéo dài nhiệm kỳ đến thời điểm ông A nghỉ hưu
 Đúng, có thể kéo dài nhiệm kỳ hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm đối với
TH sắp nghỉ hưu
46. Ông A là chuyên viên thuộc UBND huyện X. A thực hiện 3 hành vi vi
phạm kỷ luật và các hành vi bị xử lý các hình thức như sau: hành vi thứ nhất:
cảnh cáo, hành vi thứ 2: hạ bậc lương, hành vi thứ 3: giáng chức. Hình thức
kỷ luật cuối cùng đối với ông A là: buộc thôi việc
 Đúng, vì ông A không có chức nên không cách chức được, nên phải áp dụng
hình thức kỉ luật kế tiếp là buộc thôi việc
47. CBCCVC có thể được tham gia đình công
 Sai, cả CBCCVC đều phải có nghĩa vụ là không được đình công trong mọi
trường hợp
48. Công chức, Viên chức được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, được
quyền ký hợp đồng vụ việc, làm thêm bên ngoài
 Sai, chỉ đúng với viên chức, không đúng với công chức
49. Theo pháp luật hiện hành, CBCCVC sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật
 Sai, CBCCVC chỉ bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng, nhưng có thể bị đánh giá,
xem xét, xếp loại, làm ảnh hưởng đến con đường thăng tiến…
50. Việc xét tuyển chỉ áp dụng cho trường hợp người dự tuyển tình nguyện
công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
 Sai, theo pháp luật hiện hành, việc xét tuyển còn được áp dụng cho những
người nằm trong diện xét tuyển đặt cách (đối với những TH đặc biệt, có năng
lực, trình độ vượt bậc) theo Luật CBCV sửa đổi bổ sung, xét tuyển thêm với
nhà khoa học trẻ tài năng, người có thành tích học tập xuất sắc, hoặc người
tham gia cử tuyển.
51. Nếu công chức phạm tội ít nghiêm trọng và ăn năn hối cải thì có thể được
xem xét không bị xử lý kỷ luật
 Sai, mọi TH CC phạm tội điều bị xử lý kỷ luật
52. Chỉ có công dân Việt Nam mới được dự tuyển công chức, viên chức
 Đúng, người có quốc tịch VN và cư trú trên lãnh thổ VN thì người đó cũng là
công dân VN vì vậy chỉ có công dân Việt Nam mới được dự tuyển công
chức, viên chức, nên đây là nhận định đúng. Theo pháp lý, người có quốc
tịch ở 1 quốc gia và sinh sống tại quốc gia đó thì người đó là công dân của
quốc gia.
53. Cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập có thể là viên chức lãnh đạo
 Theo pháp luật hiện hành, đây là nhận định đúng, vì đối với những đơn vị sự
nghiệp trực thuộc địa phương thì cấp phó có thể là viên chức lãnh đạo
 Sai, theo luật CBCCVC sửa đổi (1/7/2020), trong đơn vị sự nghiệp công lập
không còn là công chức nữa mà chỉ là viên chức.
54. Chế độ hợp đồng làm việc được áp dụng với cả trường hợp viên chức là
người dưới 18 tuổi
 Đúng, vì hợp đồng làm việc có thể ký với viên chức dưới 18t (từ đủ 15t trở
lên)
55. Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi có kết luận của cơ quan
y tế có thẩm quyền là nghiện ma túy - done
56. Hội đồng kỷ luật công chức luôn là 5 người
 Đúng, theo điều 17 NĐ, thành phần Hội đồng kỷ luật công chức dù có chức
vụ hay không có chức vụ thì luôn là 5 người
57. Viên chức có quyền từ chối thi hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên.
 Đúng, vì mệnh lệnh trái pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp nên viên chức được quyền từ chối
58. Viên chức có thể xét chuyển làm công chức nếu đã có thời gian làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập từ 5 năm trở lên
 Sai, thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập là 60 tháng chứ không
phải 5 năm
59. Thời gian một nhiệm kỳ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý có thể nhiều hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm - done
60. Người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không
được đăng ký dự tuyển viên chức
 Đúng, theo k2, điều 22, luật VC, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở chữa bệnh không được đăng ký dự tuyển viên chức, theo pháp luật
hiện hành, cơ sở chữa bệnh là cơ sở cai nghiện bắt buộc
61. Gọi một người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là
công chức vì người đó không áp dụng chế độ hợp đồng làm việc
 Sai, gọi 1 người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước là
công chức vì họ được xếp vào ngạch công chức – tiêu chuẩn tuyệt đối chứ
không phải vì người đó không áp dụng chế độ hợp đồng làm việc.
62. Trách nhiệm kỷ luật của công chức có thể phát sinh từ vi phạm hành chính
bất kỳ của công chức, viên chức
 Sai, chỉ những vi phạm hành chính liên quan đến công vụ và đạo đức của CC
VC thì mới bị xử lý kỉ luật
63. Con nuôi của anh hùng lực lượng vụ trang không được cộng điểm khi thi
tuyển công chức - done
64. Một công chức có thể được biệt phái nhiều lần
 Đúng, vì mỗi lần biệt phái không quá 3 năm nên có thể được bị biệt phái
nhiều lần
65. Chuyển công tác khác có thể được sử dụng là một hậu quả áp dụng đối với
công chức bị xử lý kỷ luật
66. Công chức là người không có chức vụ
 Sai, có 2 loại CC: CC lãnh đạo – là CC có chức vụ và CC không lãnh đạo
67. Hợp đồng làm việc là văn bản duy nhất ràng buộc viên chức với đơn vị sự
nghiệp
68. Mọi công chức đều phải thực hiện chế độ tập sự
 Sai, chỉ CC loại C và D mới phải tập sự
69. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền Khởi kiện vụ án hành chính
- done
70. Thời hạn ra quyết định xử lý kỷ luật công chức phải nằm trong thời hiệu
xử lý kỷ luật công chức
 Sai, Thời hạn ra quyết định xử lý kỷ luật công chức phải gắn liền với thời
hiệu xử lý kỷ luật công chức chứ không nằm trong thời hiệu xử lý kỷ luật.
thời hạn có liên quan đến thời hiệu
71. Người đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì không được dự tuyển viên
chức, công chức
 Sai, với CC cần xóa án tính nhưng với VC thì không cần
72. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức, viên chức luôn là người
đứng đầu cơ quan, đơn vị.
 Sai, có thể là cấp phó của người đứng đầu (cấp phó là viên chức)
73. Hội đồng kỷ luật công chức luôn là 5 người - done
74. Hội đồng kỷ luật công chức, viên chức có thể không cần thành lập.
 Đúng, khi CC VC bị tòa án tuyên phạt tù, không được hưởng án treo
75. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý đặc thù áp dụng với cán bộ,
công chức, viên chức.
 Đúng, CBCCVC là chủ thể duy nhất của trách nhiệm kỷ luật (Trách nhiệm
pháp lý)
B. Xác định: cán bộ, công chức, viên chức của các chủ thể sau:
1/ Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại Biểu Quốc Hội (chuyên trách,
không chuyên trách)
2/ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
3/ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng
4/ Bí thư trung ương Đảng, các Ủy viên Bộ Chính trị
5/ Thẩm phán TAND các cấp – chánh án TAND tối cao , Kiểm Sát viên Viện Kiểm
sát nhân dân các cấp – Viện trưởng VKSND tối cao
6/ Hiệu trưởng trường, Trưởng phòng Đào tạo Đại học công lập thuộc Bộ. Theo
quy định cũ, Hiệu trưởng trường là công chức, Trưởng phòng Đào tạo Đại học
công lập thuộc Bộ là viên chức. Theo quy định mới t7/2020 both là viên chức
7/ Chủ tịch UBND các cấp, ủy viên UBND các cấp đồng thời là thủ trưởng cơ quan
chuyên môn (GĐ sở - cấp tỉnh, trưởng phòng – cấp huyện)
8/ Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nam, Tây nguyên
9/ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp
nhà nước (chủ tịch, phó Chủ tịch, tổng GĐ, kế toán trưởng của Doanh nghiệp nhà
nước là công chức)
10/ Bác sĩ bệnh viện công lập, Phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên đài truyền
hình Việt Nam.
cán bộ, công chức, viên chức

C. Chọn đáp án đúng nhất (mỗi câu chỉ chọn 1 đáp án)
1/ Viên chức lãnh đạo:
a. Là người đứng đầu trong đơn vị sự nghiệp công lập
b. Là tất cả những người có chức vụ quản lý trong ĐVSNCL
c. Là những người có chức vụ quản lý trong ĐVSNCL nhưng không bao gồm
những người được nêu ở mục a (theo PL hiện hành)
d. Là một loại công chức làm việc trong ĐVSNCL
 Theo luật CBCCVC sửa đổi, chọn câu b
2/Chế độ hợp đồng làm việc của VC theo pháp luật hiện hành:
a. Không áp dụng với những người được tuyển dụng trước ngày 1.7.2003
b. Áp dụng chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn cho tất cả trường
hợp được tuyển dụng từ ngày 1.7.2003 đến ngày 1.1.2012
c. Áp dụng cho tất cả đối tượng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
d. Được áp dụng cho cả người được tuyển dụng làm viên chức dười 18 tuổi
3/ Viên chức:
a. Không được chuyển đổi thành công chức trong mọi trường hợp
b. Phải thi tuyển nếu muốn trở thành công chức
c. Có thể xét chuyển làm CC nếu đã có thời gian làm việc tại ĐVSNCL từ 3
năm trở lên
d. Có thể xét chuyển làm CC nếu đã có thời gian làm việc tại ĐVSNCL ít nhất
5 năm
4/ Công chức không được nhận trợ cấp thôi việc khi:
a. Bị Toà án tuyên là có tội (tù giam – không được nhận trợ cấp thôi việc, tù
treo – chưa chắc!)
b. Có kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền là nghiện ma tuý (nghiện ma túy
bị kỷ luật buộc thôi việc)
c. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái quy định pháp luật
d. Không đủ thời gian đóng BHXH theo quy định. (k tính theo BHXH)
5/ Biệt phái:
a. Chỉ áp dụng với công chức
b. Không áp dụng với công chức quản lý
c. Không áp dụng với công chức là nữ
d. Có thể áp dụng nhiều lần với 01 công chức
6/ Thi tuyển công chức:
a. Là hình thức tuyển dụng công chức duy nhất
b. Chỉ áp dụng với việc tuyển dụng công chức của cơ quan HCNN
c. Không áp dụng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
d. Có thể áp dụng cho việc tuyển dụng công chức cấp xã
7/ Cho thôi việc công chức:
a. Là một hình thức kỷ luật áp dụng với CC
b. Là hậu quả kéo theo sau khi CC bị xử lý kỷ luật
c. Là một hình thức cho thôi làm nhiệm vụ
d. Không áp dụng với CC đang trong thời gian xem xét nghỉ hưu (điều 82, luật
CBCC)
8/ Hội đồng kỷ luật CC:
a. Luôn là 5 người
b. Phải luôn có mặt Thủ trưởng cơ quan là Chủ tịch hội đồng
c. Chỉ được họp khi có mặt 3 hoặc 5 người
d. Phải có thành phần bắt buộc dự họp là đại diện BCH Công đoàn
9/ Việc quy định ngạch và mã ngạch công chức thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của:
a. Quốc Hội
b. Uỷ ban Thường vụ QH
c. Chính Phủ
d. Bộ Nội vụ
10/ Việc bảo lưu phụ cấp chức vụ có thể được áp dụng với công chức khi CC:
a. Biệt phái
b. Luân chuyển, điều động
c. Điều động
d. Nghỉ hưu
11/ Thời gian một nhiệm kỳ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý là:
a. Luôn là 5 năm
b. Có thể ít hơn 5 năm nếu CC yêu cầu
c. Có thể nhiều hơn 5 năm nhưng phải dưới 7 năm
d. Có thể nhiều hơn 5 năm nhưng phải dưới 10 năm
12/ Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý không đủ năng lực, uy tín thì có
thể:
a. xin từ chức, miễn nhiệm
b. xin thôi việc
c. xin từ chức, miễn nhiệm, thôi việc
d. bị bãi nhiệm
13/ Người nào sau đây có thể thuộc thành phần HĐKL công chức:
a. Vợ của anh trai
b. Em gái của Mẹ
c. Em rể
d. Con nuôi được pháp luật thừa nhận (tương đương với con ruột)
14/ Trường hợp nào sau đây được khởi kiện VAHC ra TAND
a. Viên chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng trở xuống bị kỷ luật hình thức Buộc thôi
việc
b. Mọi CC, VC khi bị kỷ luật hình thức BTV
c. Công chức từ Tổng cục trưởng trở xuống bị kỷ luật hình thức BTV
d. CC trong trường hợp sau khi đã khiếu nại quyết định kỷ luật mà không đồng
ý với kết quả giải quyết khiếu nại
15/ Văn bản pháp luật nào sau đây quy định quyền khởi kiện VAHC của công
chức:
a. Luật Cán bộ, công chức
b. Nghị định 34/CP về xử lý kỷ luật công chức
c. Luật Tố tụng hành chính
d. Luật Cán bộ, công chức và Luật Tố tụng hành chính
16/ Thời hạn xử lý kỷ luật đối với anh A là công chức UBND huyện, biết rằng
khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của anh A cũng là ngày TA tuyên phạt
anh A 6 tháng tù treo:
a. 2 tháng đến 4 tháng (không tính thời hạn tù treo)
b. 8 tháng đến 10 tháng
c. 2 tháng hoặc 4 tháng
d. 8 tháng hoặc 10 tháng
17/ Trợ cấp thất nghiệp đối với viên chức được áp dụng từ:
a. Ngày Luật Viên chức có hiệu lực: 1.1.2012
b. Ngày Viên chức chuyển từ chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng làm việc:
1.7.2003
c. Ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực: 1.1.2007
d. Ngày Luật Bảo hiểm xã hội quy định: 1.1.2009
18/ Chuyển công tác khác là:
a. Một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức
b. Một hậu quả kéo theo cho mọi trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật
c. Một biện pháp áp dụng với công chức dựa trên kết quả đánh giá hằng năm
d. Một hình thức luân chuyển công chức
19/ Luật Cán bộ, công chức không áp dụng với đối tượng nào sau đây:
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên HĐQT, Tổng GĐ, Phó Tổng GĐ, Kế
toán trưởng trong các doanh nghiệp NN
b. Người làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân mà không phải là quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
c. Giám đốc, Phó giám đốc các Bệnh viện công lập
d. Phó, trưởng phòng các trường Đại học công lập
20/ Bí thư xã đoàn:
a. Là công chức xã
b. Có thể không phải là người làm việc theo nhiệm kỳ
c. Là cán bộ xã
d. Là chủ thể áp dụng pháp luật hành chính
D. Bài tập tình huống
Bài 1/ Bà Trần Thị M là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh H. Ngày 1/7/2018, Sở
nhận được giấy báo của cơ quan công an là Bà M đã thực hiện hành vi đánh bạc và
đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
1/ Xác định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với bà M? cơ sở pháp lý? Biết rằng
bà M đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi.
2/ Xác định thành phần Hội đồng xử lý kỷ luật bà M.
3/ Trong thời gian chờ xử lý kỷ luật bà M có thể bị tạm đình chỉ công tác không?
Vì sao? Cơ sở pháp lý?
4/ Sau khi biết mình đang bị xem xét xử lý kỷ luật, bà M xin chuyển công tác sang
một cơ quan nhà nước khác. Người có thẩm quyền có đồng ý đề nghị chuyển công
tác của bà M không? Vì sao?
Giải:
1. Áp dụng Đ 80 luật CBCC, điều 6,7 NĐ 34, điều 2 NĐ 34, điều 4 NĐ 34
2. Điều 18 NĐ 38
3. Điều 81 luật CBCC
4. Điều 81 luật CBCC

Bài 2/ Anh A là công chức tập sự của UBND huyện M, ngày 10.5.2018, anh A thực
hiện hành vi vi phạm kỷ luật, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, hình thức kỷ
luật bị áp dụng đối với anh A là hạ bậc lương. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:
1/ Có áp dụng được hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với anh A không? Vì sao?
2/ Xác định thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật anh A?
3/ Việc bị xử lý kỷ luật ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập sự anh A?
4/ Nêu tên hai văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ pháp lý xử lý kỷ luật anh A
trong trường hợp anh A là bác sĩ của bệnh viện công lập.
Giải:
1. Không, theo Điều 22 NĐ 34, Điều 6, Điều 7 NĐ 34
2. NĐ 24 về tuyển dụng quản lý công chức

**Làm 2 bài rồi gửi mail cho lớp trưởng, bài tính điểm, deadline 22h tối mai
23/4**

You might also like