You are on page 1of 12

BẠN CÓ BÉO PHÌ KHÔNG

Mập chưa hẳn là béo phì dù người béo phì và người có thể trạng mập theo cách hiểu thông
thường là khá giống nhau. Một điều khá khó giải quyết là mặc dù ai cũng đồng ý về những tác
hại của béo phì nhưng các chuyên gia vẫn chưa nhất trí tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì.
         DS. Trần Ngọc Nghĩa

Béo phì (tiếng Anh gọi là obesity) là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại
một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe (Định nghĩa theo WHO). Với
cách định nghĩa này dễ thấy là lượng mỡ có liên quan trực tiếp đến tình trạng béo phì. Tuy nhiên,
những người cao to (như người Âu Mỹ) thường có lượng mỡ cao nhiều hơn người thấp bé (người
châu Á). Vậy thì người Âu Mỹ sẽ dễ béo phì hơn người Châu Á? Rõ ràng là không hẳn như vậy.
Do đó, vấn đề đặt ra là, nếu có một tiêu chuẩn chung, tỷ lệ mỡ so với trọng lượng cơ thể phải
chiếm bao nhiêu phần trăm thì được xem là có nguy hại cho sức khoẻ? Phải căn cứ vào tiêu
chuẩn nào để chẩn đoán? BMI có phải là tiêu chuẩn vàng hay không? Có thể áp dụng những tiêu
chuẩn chẩn đoán đang dùng trong các nước Âu Mĩ cho người Việt chúng ta hay không? Vấn đề
khó khăn này không chỉ tồn tại ở nước ta mà còn đang làm khó các nước đang phát triển khác.

  Lượng mỡ trong cơ thể có thể đo bằng nhiều phương pháp. Hiện nay phương pháp chuẩn để
đo lượng mỡ là sử dụng máy X-quang song tuyến DXA (Dual-energy X-ray Absorptiometry).
Theo phương pháp này và như tên gọi, máy dùng hai tia X quang chiếu vào cơ thể và dựa vào tín
hiệu mà hai tia X-quang phát ra, cùng với một số giả định về sự phân phối hóa chất, người ta có
thể xác định có bao nhiêu kílô chất béo, bao nhiêu lượng nạc, bao nhiêu xương, v.v… trong cơ
thể. Có thể nói đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán béo phì vì giới y khoa thế giới nói chung đều
nhất trí, không ai tranh cãi thêm về giá trị và sự hợp lí của nó.Theo tiêu chuẩn này, bất cứ người
đàn ông nào có tỷ lệ chất béo cao hơn 25% hay bất cứ phụ nữ nào có tỷ lệ chất béo cao hơn 35%
được xem là “béo phì”. 

  Tuy nhiên, máy này thường rất đắt tiền và không phải bệnh viện nào cũng có được. Do đó, thay
vì đo bằng máy, các nhà khoa học tìm một cách tính gián tiếp dựa vào trọng lượng và chiều cao.
Cách tính này được nhà toán học Bỉ tên Adolphe Quetelet phát triển vào thế kỷ 19. Công thức
của Quetelet ngày nay được biết đến dưới một cái tên là BMI (body mass index) hay chỉ số trọng
lượng cơ thể. Chỉ số này được tính bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho chiều cao bình
phương (m2).

Ví dụ: Tác giả bài viết nặng 80kg và cao 1,75 m, thì chỉ số BMI là 80:(1,75x1,75) = 26,1 kg/m2.

Có thể tính và cho kết quả trực tuyến theo địa chỉ sau: http://www.uniprix.com/en/body-mass-
index-calculator?gclid=CNb-7Zvo8MUCFQEHaQodGGIAEA
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bất cứ ai có BMI bằng hoặc cao hơn
25kg/m2 được xem là quá cân (over-weight), và BMI bằng hoặc cao hơn 30kg/m2 là béo phì.
Xem bảng Tiêu chuẩn phân định trọng lượng cho người Âu Mĩ sau:

  Theo cách phân loại đó, béo phì là một phần của quá cân. Nếu theo tiêu chuẩn này, ở Việt Nam
chỉ có khoảng 3 – 5% dân số ở TP.HCM trên 20 tuổi là béo phì, và khoảng 25 – 30% là quá cân.
Trong khi tại Mỹ thì sẽ có một “đại dịch” béo phì trong hai ba chục năm nữa. Tại sao lại như
vậy?

Cần nhắc lại là chỉ số này dùng thay thế cho việc phải đo DXA để đơn giản hơn trong chẩn đoán
chứ không phải hoàn toàn thay thế cho việc đo DXA. Sở dĩ như vậy vì BMI được tính dựa vào
tương quan trọng lượng và chiều cao. Mà trọng lượng lại gồm 4 thành phần chính: Chất nạc ,
Chất béo, Xương cùng Mô liên kết và Nước.  BMI không đủ thông minh để phân biệt được các
thành phần này, cụ thể là Nạc và Béo. Để đơn giản hãy xem ví dụ sau:

80 80
Nặng
kg kg
1m 1m
Cao
75 75

26,1 BMI 26,1

Johnny Bravo wolverine

Rõ ràng BMI không thể là một chỉ số vàng để chẩn đoán béo phì, vì nó không phản ảnh chính
xác tình trạng béo phì. Hai người A và B có thể có cùng BMI, nhưng tỉ lệ chất béo hoàn toàn
khác nhau, vì có thể A có nhiều chất nạc, trong khi đó B có nhiều chất béo, và BMI không phân
biệt nạc hay béo.  Như trên, nếu dùng BMI để chẩn đoán quá cân hay béo phì, thì các nhân vật
như Brad Pitt, George Clooney, và Michael Jordan đều được xem là “quá cân” cả!  Thêm nữa,
nếu dùng chỉ số BMI > 30 thì tài tử Sylvester Stallone được xem là béo phì! 
Một vấn đề lớn khác là dùng tiêu chuẩn BMI nào cho người Châu Á?

        Không nên dùng tiêu chuẩn BMI>30 như trên của người Âu Mĩ để chẩn đoán béo phì cho
người châu Á, vì áp dụng máy móc như thế sẽ gây sai lầm trong chẩn đoán. Chẩn đoán béo phì
chỉ nên dựa vào tiêu chuẩn vàng, tức là dựa vào tỉ lệ chất béo (TLCB), đo bằng máy DXA mới
chính xác. Như đã bàn lúc đầu, Tiêu chuẩn béo phì là TLCB>35% cho nữ giới và >25% cho nam
giới không phân biệt chủng tộc. Trong điều kiện chưa được đo DXA phổ biến như hiện nay, có
một phương pháp tính TLCB thay thế khá hiệu quả dựa vào 2 chỉ số: Độ tuổi và BMI. Đó là
phương trình do Gallagher và đồng nghiệp phát triển. Theo phương trình này, TLCB cho người
Á châu có thể ước tính như sau:

Đối với phụ nữ: TLCB = 63,7 – (735:BMI)+ (0,029xTuổi)

Đối với đàn ông: TLCB = 51,6 – (735/BMI) + (0,029xTuổi)

Trong đó: Tuổi tính theo năm.

Các bạn có thể tự tính TLCB của mình bằng cách thay BMI và số tuổi vào phương trình trên. Ví
dụ: Nếu là nam, BMI= 26,1 và tuổi là 24 thì TLCB là:

51,6 – (735/26,1) + (0,029x24) = 24,136

        Ngược lại vấn đề: “BMI nào là phù hợp cho người châu Á?” Hay là “Chỉ số BMI tối thiểu
bao nhiêu để có thể nói một người đàn ông có TLCB > 25% và một phụ nữ có TLCB > 35%?”  

Nếu thế tiêu chuẩn 25 và 35 vào hai phương trình trên, câu trả lời cho câu hỏi trên là hai bất
phương trình:

            Đối với phụ nữ:   BMI > 735 / (28.7 + 0,029*Tuổi)

            Đối với đàn ông: BMI > 735 / (26.6 + 0,029*Tuổi)

Thay các độ tuổi khác nhau của phụ nữ và đàn ông châu Á vào hai bất phương trình trên, ta có
BMI tối thiểu như sau:

Độ tuổi Phụ nữ Đàn ông


20 >25,1 >27,0
25 >25,0 >26,9
30 >24,9 >26,8
35 >24,7 >26,6
40 >24,6 >26,5
45 >24,5 >26,3
50 >24,4 >26,2
55 >24,3 >26,1
60 >24,1 >25,9
65 >24,0 >25,8
70 >23,9 >25,7
75 >23,8 >25,5
80 >23,7 >25,4
85 >23,6 >25,3
90 >23,5 >25,2

Những cách tính toán đã trình bày trên không thể thay thế DXA được, vì vẫn còn một số sai sót
nhỏ. Do đó có thể một số chẩn đoán dựa theo sẽ không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, lợi thế
lớn của cách tính trên là rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được. Chỉ cần biết chiều cao,
trọng lượng, và độ tuổi (tức là những thông tin ai cũng có thể dễ dàng biết rõ ràng) chúng ta có
thể ước đoán tỉ lệ chất béo trong cơ thể khá chính xác, và biết mình có phải “béo phì” hay không.

Tài liệu tham khảo:

http://tuanvannguyen.blogspot.jp/2015/06/khoe-nghien-cuu-moi-xuat-ban-beo-phi-o.html

http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371%2Fjournal.pone.0127198

http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/chuan-moi-chan-doan-beo-phi-o-nguoi-viet-
nam-20150528191827425.htm

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/taisaotamap.htm

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/ykhoa/tieuchuanchandoanbeophi.htm

(Hình ảnh trong bài được lấy từ nhiều nguồn khác nhau)

Chuẩn mới chẩn đoán béo phì ở người Việt Nam


Béo phì là một vấn đề y tế lớn của Việt Nam, nhưng tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì cho người Á châu
vẫn là một đề tài còn tranh cãi.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng tìm ra một ngưỡng tỉ
trọng mỡ toàn thân để chẩn đoán béo phì. Dựa vào tiêu chuẩn này, các nhà nghiên cứu ước tính
rằng TPHCM có 15% người trưởng thành là béo phì. Công trình nghiên cứu mới được công bố
trên tập san khoa học quốc tế PLoS ONE.

Vấn đề của tỉ trọng cơ thể (BMI)

Mặc dù béo phì được ghi nhận là một vấn đề y tế lớn ở nước ta, nhưng chưa ai đánh giá đúng qui
mô của bệnh trong cộng đồng. Một trong những khó khăn là tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho
người Việt Nam vẫn chưa được xác định.

Hiện nay, chẩn đoán béo phì chủ yếu dựa vào chỉ số tỉ trọng cơ thể (body mass index hay BMI),
được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể chia cho chiều cao bình phương. Ví dụ như một phụ
nữ có trọng lượng là 60 kg và chiều cao 1.56 m, thì BMI của chị ấy là 24.6. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), cá nhân nào có BMI bằng hoặc trên 30 là béo phì; BMI trong khoảng 25 và 30
được xem là "thừa cân". Dựa vào tiêu chuẩn này, chúng tôi ước tính có khoảng 1% người trưởng
thành ở TPHCM là béo phì.

Nhưng tiêu chuẩn BMI có vấn đề vì không phân biệt được lượng cơ và lượng mỡ trong cơ thể.
Một người như diễn viên Arnold Schwarzenegger (cựu thống đốc bang California) nếu theo tiêu
chuẩn của WHO thì được xem là "béo phì", nhưng đó là một chẩn đoán sai, vì diễn viên này có
nhiều lượng cơ hơn là lượng mỡ. Phương pháp chẩn đoán béo phì chính xác là phải phân biệt
được lượng mỡ và lượng cơ. Để phân xác định lượng mỡ trong cơ thể cần đến công nghệ DXA.

Tỉ trọng mỡ toàn thân

Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu qui mô trên 1.200 cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ
TP.HCM. Chúng tôi dùng công nghệ DXA để đo lượng mỡ và tính toán tỉ trọng mỡ của mỗi cá
nhân. Tính trung bình, tỉ trọng mỡ ở nam giới là 25% và nữ giới là 35%. Nói cách khác, mỗi phụ
nữ VN mang trong người khoảng 18 kg mỡ, và nam là 15 kg.

Qua phân tích mối tương quan giữa tỉ trọng mỡ và BMI, chúng tôi xác định rằng tỉ trọng mỡ trên
30% ở nam giới, và trên 40% ở nữ giới, nên được chẩn đoán là béo phì. Đây là một chuẩn hoàn
toàn mới và có cơ sở khoa học. Trước đây chưa có ai đề nghị một chuẩn nào hợp lí. Các nhà
nghiên cứu hi vọng các nhóm nghiên cứu khác trên thế giới sẽ kiểm tra tính hợp lí của chuẩn mới
này.

Đây là lần đầu tiên công nghệ DXA được dùng trong nghiên cứu béo phì ở Việt Nam. Tính trung
bình, mỗi chúng ta mang trong người 25% lượng mỡ (nếu là nam) hoặc 35% (nếu là nữ). Dựa
vào tiêu chuẩn này, có khoảng 15% nam và nữ ở Sài Gòn được xem là béo phì. Sự khác biệt này
cho thấy chẩn đoán béo phì dựa vào tiêu chuẩn BMI của Tổ chức Y tế Thế giới có thể không
chính xác cho người Việt.

Qua công trình này, chúng tôi cũng phản bác một tiêu chuẩn tồn tại khá lâu trong thế giới y khoa.
Trong gần 20 năm qua, giới nghiên cứu béo phì thường dựa vào tiêu chuẩn được cho là của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), mà theo đó tỉ trọng mỡ >25% (nam) hay tỉ trọng mỡ >35% (nữ)
được xem là béo phì. Nhóm đầu tiên đề cập đến tiêu chuẩn này là một nhóm nghiên cứu ở
Singapore. Tuy nhiên, chúng tôi đã chỉ ra rằng đó là một trích dẫn hoàn toàn sai lầm của nhóm
Singapore. Trong thực tế, WHO chưa bao giờ đề ra tiêu chuẩn về tỉ trọng mỡ cho chẩn đoán béo
phì.

Qua chuẩn mới chúng tôi đề nghị, qui mô béo phì ở Việt Nam rất đáng kể. Nếu chỉ tính những
người trên 16 tuổi, chúng tôi ước tính rằng hiện nay Việt Nam có khoảng 8 triệu người béo phì.
Đó là một qui mô khá lớn, và chắc chắn sẽ còn tăng trong tươn g lai khi nền kinh tế tăng trưởng
theo thời gian.

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ứng dụng công nghệ DXA để nghiên cứu béo phì ở Việt
Nam. Trước đây, người ta chỉ dùng các chỉ số "thô" như BMI để nghiên cứu béo phì, nhưng công
trình này chỉ ra rằng có thể dùng tỉ trọng mỡ để chẩn đoán béo phì chính xác hơn. Tôi hi vọng
rằng công trình này sẽ mở ra một hướng đi mới cho nghiên cứu béo phì ở Việt Nam trong tương
lai.
GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

THÔNG TIN VỀ CHỈ SỐ BMI

BMI (Body mass Index) là chỉ số được tính từ chiều cao và cân nặng, là một chỉ số đáng tin cậy về

sự mập ốm của một người.

BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương

quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức

khoẻ.

 
1. Sử dụng BMI như thế nào?

BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy

nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng

lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác.

Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và

các sàng lọc sức khoẻ khác.

 
2. Tại sao Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ - CDC sử dụng BMI để xác định sự thừa cân và béo

phì?

Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể dân

chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực

hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung.

Công thức tính BMI theo đơn vị kilograms và mét (xem cách tính dưới đây)

- Cách tính và đánh giá chỉ số BMI như thế nào?


-  Cách đánh giá chỉ số BMI

Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số

BMI.

- BMI <16: Gầy độ III

- 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II

- 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I

- 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường

- 25 ≤ BMI <30: Thừa cân

- 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1

- 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II

- BMI >40: Béo phì độ III

https://medlatec.vn/BMI-Online.aspx

Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng

http://viendinhduong.vn/news/vi/37/23/a/bang-phan-loai-bmi.aspx
A- ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG NGƯỜI LỚN

Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), WHO
1995) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo WHO thì tình trạng
dinh dưỡng ở người trưởng thành được đánh giá là "Bình thường" khi BMI trong ngưỡng
18,50-24,99; "Gầy" khi chỉ số BMI <18,50; "Thừa cân" khi BMI >25,0; "Béo phì" khi BMI
>30,0.

Thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là tình trạng
tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ
chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có nhiều chỉ số có thể dùng để đánh giá tình
trạng thừa cân - béo phì. Trên cộng đồng, để đánh giá mức độ thừa cân - béo phì, người ta
thường dùng chỉ số khối cơ thể BMI = W (kg)/ (m) và dựa vào bảng phân loại sau:
Ghi chú:
W (Weight): cân nặng tính theo ki lô gam (kg)
H (Height): chiều cao tính theo mét (m)

B- ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM

Phát hiện SDD trẻ em  

1. Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi.
Biểu đồ tăng trưởng được đính kèm trong sổ theo dõi sức khỏe trẻ em, cấp cho mỗi
trẻ sau sinh và dùng đến 6 tuổi. Hàng tháng trẻ sẽ được cân đo tại các cơ sở y tế địa
phương, ghi nhận cân nặng vào biểu đồ và vẽ đường phát triển cân nặng theo tuổi.
Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3
tháng, đường phát triển cân nặng theo tuổi đi theo hướng nằm ngang. Trẻ suy dinh
dưỡng nếu đường phát triển cân nặng theo tuổi nằm bên dưới đường chuẩn của biểu
đồ.  

2. Tuy nhiên để đánh giá dinh dưỡng toàn diện cần có ít nhất 3 chỉ số:

 Cân nặng theo tuổi·     


 Chiều cao theo tuổi·     
 Cân nặng theo chiều cao.

Các chỉ số này sẽ được so sánh với quần thể tham khảo được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến
cáo áp dụng năm 2006 (trẻ em dưới 5 tuổi) và năm 2007 (trẻ em tuổi học đường) sau đây:

1. Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến dưới 5 tuổi dựa vào Z-
Score (WHO – 2006)

2. Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 đến dưới 19 tuổi dựa vào
Z-Score (WHO – 2007)

Một số chỉ số nhân trắc khác cũng được dùng để phát hiện đánh giá suy dinh dưỡng như số
đo vòng đầu, vòng cánh tay... nhưng thời gian sau này ít được áp dụng do không cụ thể, chi
tiết và không chính xác vì phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ năng thực hành...  

Phân loại SDD trẻ em trên lâm sàng dựa trên các chỉ số nhân trắc

Suy dinh dưỡng: Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD so với quần thể tiêu chuẩn WHO-2006.
Chỉ số này biểu hiện một tình trạng thiếu hụt về dinh dưỡng nhưng không đánh giá được
tình trạng thiếu hụt đó xảy ra trong khoảng thời gian này hay từ trước. Dù vậy đây vẫn là
chỉ số dễ áp dụng nhất trong cộng đồng nên vẫn thường được dùng như một chỉ số chuẩn
đánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng của cộng đồng trong tất cả các cuộc điều tra về dinh
dưỡng và dùng để phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sau khi có hướng
chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên các chỉ số còn lại để đánh giá tình trạng suy dinh
dưỡng.

 Suy dinh dưỡng cấp: Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường, nhưng cân
nặng/chiều cao <-2SD,  biểu thị suy dinh dưỡng mới diễn ra, và chế độ ăn hiện tại
chưa phù hợp với nhu cầu.
 Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: Chiều cao theo tuổi <-2SD nhưng cân nặng
theo chiều cao bình thường. Phản ảnh sự thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong một thời
gian dài, nặng và sớm vì đã gây ảnh hưởng trên sự phát triển tầm vóc của trẻ.
Nhưng tình trạng dinh dưỡng hiện đã phục hồi, ở những đối tượng này cần thận
trọng với nguy cơ béo phì vì chiều cao thấp.  
 Suy dinh dưỡng mãn tiến triển: Chiều cao theo tuổi < -2SD và cân nặng theo
chiều cao cũng <-2SD chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xảy ra trong quá khứ
và tiếp tục tiến triển đến hiện nay.  
 Suy dinh dưỡng bào thai: Đánh giá dựa vào cân nặng <2500g, chiều dài < 48cm
và vòng đầu <35cm sau khi trẻ chào đời.
Đánh giá mức độ SDD trẻ em

Ở tất cả các loại suy dinh dưỡng kể trên, khi có một chỉ số <-2SD là suy dinh dưỡng vừa, <-
3SD là suy dinh dưỡng nặng.

 Đối với suy dinh dưỡng bào thai, chỉ giảm cân nặng là suy dinh dưỡng nhẹ, giảm cân
nặng và chiều cao là suy dinh dưỡng vừa, giảm cả cân nặng, chiều cao,  vòng đầu là
suy dinh dưỡng nặng.
 

Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em:

1. Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến dưới 5 tuổi dựa vào Z-Score
(WHO – 2006)

2. Các Bảng biểu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 5 đến dưới 19 tuổi dựa vào Z-Score
(WHO – 2007)

You might also like