You are on page 1of 32

Thông tin

DƯỢC PHẨM & TRANG THIẾT BỊ Y TẾ


TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG

Số: 18 04/05/2020
THÔNG TIN THEO YÊU CẦU & CÓ CHỌN LỌC

TRONG TUẦN NÀY

• Tin kinh tế tổng hợp 3

• Diễn biến tình hình nhập khẩu dược phẩm trong tuần 6

• Diễn biến nhập khẩu nguyên phụ liệu dược trong tuần 8

• Diễn biến nhập khẩu trang thiết bị y tế trong tuần 9

• Tháng 3/2020, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tăng cao kỷ lục 11

• Nhập khẩu trang thiết bị y tế đạt 226,5 triệu USD 13


• Tin hoạt động chuyên ngành 17
• Tin vắn 19
• Thông tin chính sách 20
• Thị trường tiền tệ 23
• Tin thế giới 24
• Tham khảo một số dụng cụ y tế nhập khẩu trong tháng 3/2020 31
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phßng Th«ng tin C«ng nghiÖp thuéc Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại - Bộ Công Thương
655 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội Đại diện tại TP.HCM
Bộ phận biên tập: (024) 3.715.0530 173 Hai Bà Trưng - phường 6 - Quận 3
Bộ phận Marketing: (024) 3.715.0530 Tel: (028) 3.822.4150
Fax: (024) 3.715.0489 Fax: (028) 3.822.4041

THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH - KHÔNG PHỔ BIẾN
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Tổng quan
Kinh tế thế giới
Hoa Kỳ cho biết cán cân thương mại hàng hóa nước này thâm hụt 64,2 tỷ USD
trong tháng 3, sâu hơn mức thâm hụt 59,9 tỷ của tháng 2 đồng thời sâu hơn dự báo thâm
hụt 55,0 tỷ. Các con số cho thấy tác động của dịch COVID-19 đã tác động đáng kể lên
thương mại của Hoa Kỳ khi kim ngạch xuất khẩu giảm 6,7% so với tháng trước và nhập
khẩu cũng giảm 2,5% so với tháng trước. Hiện niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ ở mức 86,9
điểm trong tháng 4, giảm rất mạnh từ 120 điểm của tháng 3.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố các công ty bán linh kiện liên quan đến quân sự
cho Trung Quốc sẽ cần có giấy phép để xuất khẩu, ngay cả khi các linh kiện này phục vụ
nhu cầu dân dụng. Thêm vào đó loại bỏ các trường hợp đặc biệt xuất khẩu công nghệ
không cần giấy phép. Lệnh cấm mới của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng tới các công ty có
liên quan đến sản xuất linh kiện bóng bán dẫn và ngành hàng không của Trung Quốc.
Hiện tại chưa có thông điệp từ phía Bắc Kinh đối với luật mới của Washington.
Các nước lớn tại châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Pháp đã bắt đầu nới lỏng một số
hoạt động kiểm soát, cho phép vài lĩnh vực kinh tế hoạt động trở lại.
NHTW Nhật Bản BOJ giữ lãi suất chính sách ở mức -0,1%; không thay đổi so với
trước đây và khớp với dự báo của thị trường. BOJ đang thực hiện chính sách nới lỏng
tiền tệ mạnh mẽ như các NHTW khác trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động mạnh
lên kinh tế quốc nội và quốc tế. Mục tiêu ổn định giá cả, hướng lạm phát tới ngưỡng
2,0% có lẽ sẽ cần thêm thời gian nhưng luôn là mục tiêu cần đạt được. Nhật Bản cho
biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 3 tăng lên mức 2,5% từ mức 2,4% của
tháng trước đó.
Kinh tế trong nước
CPI tháng 4/2020 giảm 1,21% so với tháng 12/2019 và tăng 2,93% so với cùng kỳ
năm trước. Nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ
năm trước tăng 4,9% - mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Nguyên nhân dẫn
tới sự đột biến CPI trong tháng này, theo lý giải của Tổng cục Thống kê, chủ yếu là do
nhiều nước trên thế giới áp dụng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn
sự lây lan của dịch COVID-19 làm giá xăng dầu giảm mạnh, đồng thời giá nhiều mặt
hàng phi lương thực, thực phẩm giảm khi người dân thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ
thị 16.

04/05/2020 2
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Lạm phát cơ bản tháng 4/2020 giảm 0,15% so với tháng trước và tăng 2,71% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 2,96% so với
bình quân cùng kỳ năm 2019.
Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2020 ước tính
đạt 19,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với tháng trước và 3,5% so cùng kỳ năm trước. Tính
chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 82,94 tỷ USD, tăng
4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 4 tháng đầu năm, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với
cùng kỳ năm 2019. Tính đến ngày 20/4, ước vốn đã giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng
90,4% so với cùng kỳ.
Trong tháng 4/2020, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng
ký là 93.854 tỷ đồng, giảm 46,9% về số doanh nghiệp và giảm 43,8% về số vốn so với
cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 37.596 doanh nghiệp thành
lập mới, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019.

TIN KINH TẾ TỔNG HỢP


➢ 4 tháng đầu năm 2020, thu hút FDI hơn 12,3 tỷ USD
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng
hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lại giảm
mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị, vốn đăng ký 4 tháng đầu
năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018.
Mức độ giảm trong 4 tháng cũng ít hơn so với 3 tháng đầu năm. Trong đó, có 984
dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD,
giảm 9,1% về số dự án và tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Vốn
đầu tư tăng là do trong 4 tháng đầu năm có dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng
(LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ
USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với
cùng kỳ, từ 4,9 triệu USD năm 2019 lên 6,9 triệu USD năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 335 lượt dự án đăng ký tăng vốn thêm hơn 3,07 tỷ USD,
tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn điều chỉnh tăng đột biến sau khi giảm liên tục
trong 3 tháng đầu năm 2020 do có dự án tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa
- Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượt dự án
điều chỉnh vốn trong 4 tháng đầu năm vẫn giảm 5,2% so với cùng kỳ.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài với tổng giá trị gần 2,48 tỷ USD, tăng gần 33% số lượt góp vốn, mua cổ
phần và bằng 34,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6 tỷ USD, chiếm
48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng

04/05/2020 3
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là lĩnh
vực bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 776
triệu USD và 665 triệu USD.
Trong 4 tháng đầu năm đã có 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam,
trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 41% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 1,46 tỷ USD, chiếm
11,8% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,16 tỷ
USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư.
➢ CPTPP đang được tận dụng tốt hơn kỳ vọng
Sau hơn 1 năm có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường của các nước thành viên CPTPP đạt tốc độ tăng trưởng cao so với
các năm trước.
Xuất khẩu tăng trưởng khá
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2020, do tác động của dịch COVID-19 nên
kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lực đã giảm tốc, điển hình như thị trường
EU đạt 8,42 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên riêng các nước
thuộc CPTPP vẫn đạt 9,9 tỷ USD, tăng 11,3% (cao hơn so với mức tăng 5% của quý
I/2019); xuất siêu sang các nước CPTPP đạt 841,8 triệu USD.
Số liệu thống kê của Bộ Công thương trong năm 2019 cũng cho thấy, xuất khẩu
sang một số thị trường CPTPP đạt mức tăng trưởng khá như Canada đạt 3,86 tỷ USD,
tăng 28,2%; Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%; Chile gần 1 tỷ USD, tăng 20,5%;
Pêru đạt 350 triệu USD, tăng 40% so với năm 2018. Xuất siêu của Việt Nam sang các
nước CPTPP đã đạt gần 4 tỷ USD.
Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương không đồng tình với một số
thông tin cho rằng Việt Nam đã không tận dụng tốt CPTPP. Nguyên nhân do nhiều
người vẫn trông đợi ảnh hưởng của CPTPP sẽ giống như TPP trước đây khi có Hoa Kỳ
tham gia, nên họ nghĩ phải có tác động mạnh hơn. Tuy nhiên cần hiểu rằng khi Hoa Kỳ
đã rút ra khỏi hiệp định thì cơ hội không lớn như trước nữa. Song để chuẩn bị cho các
bước hội nhập cao hơn thì Việt Nam không thể thiếu CPTPP.
Theo đánh giá trước đây của Bộ Công thương, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường CPTPP chỉ tăng hơn 4% đến năm 2035, tương đương 1 năm tăng 700 triệu
USD. Tuy nhiên nhìn vào kết quả thực tế trong 1 năm qua thì thấy rằng Việt Nam đã tận
dụng tốt hơn dự báo đó. Hết năm 2019, hiệp định thực thi chưa đầy 1 năm nhưng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường CPTPP tăng trưởng khá, đặc biệt là
Canada và Mexico là 2 thị trường mà Việt Nam chưa từng có FTA trước đây, thì đều
tăng trưởng 26-29%. Đánh giá tổng thể, trước đây cán cân thương mại của Việt Nam với
thị trường các quốc gia CPTPP thường duy trì mức nhập siêu, thì năm 2019 xuất siêu
gần 4 tỷ USD. Rõ ràng mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2019 có sự đóng góp của
CPTPP.

04/05/2020 4
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho rằng, đối với một
FTA lớn như CPTPP thì 1 năm là khoảng thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá tác
động. Đó là chưa kể năm 2019 là năm đặc biệt đối với thương mại quốc tế, khi căng
thẳng thương mại xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt thương mại Hoa Kỳ -
Trung bất ổn khiến dòng chảy thương mại biến đổi theo hướng không mong đợi. Nhiều
nước xuất khẩu thậm chí chậm lại và giảm còn Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng. Vì
vậy nếu không có CPTPP thì xuất khẩu của Việt Nam có thể còn không có được kết quả
tích cực như vậy.
Cải cách thể chế nhanh hơn nữa
Theo các chuyên gia về hội nhập, lợi ích mà Việt Nam tận dụng được từ CPTPP
không chỉ là gia tăng xuất khẩu nhờ được giảm thuế, mà còn là tác động của cải cách
tổng thể. Vì trong hiệp định này có nhiều nội dung yêu cầu cải cách thể chế, từ đó đã tạo
tác động lan toả để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang cả các thị trường lớn ngoài khu
vực CPTPP. Đặc biệt bối cảnh năm 2019, trong khi một số quốc gia láng giềng rất khó
khăn, như Thái Lan tăng trưởng xuất khẩu âm, Trung Quốc tăng trưởng rất thấp… thì
Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng khá, do vậy việc thực thi tương đối đáp ứng kỳ
vọng ban đầu.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà Việt Nam có thể làm tốt hơn. Ví dụ một số
lĩnh vực chúng ta ban hành văn bản pháp luật rất chậm. Thời gian tới cần tiếp tục có
chương trình hành động để đáp ứng về mặt văn bản pháp luật và lớn hơn là tận dụng
được theo hướng không chỉ đáp ứng hình thức, câu chữ trong hiệp định mà thông qua đó
có lực đẩy để cải cách nền kinh tế tốt hơn.
Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
cho biết, hiện nay tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA của Việt Nam mới đạt khoảng 39%
năm 2018 - 2019. Riêng CPTPP mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019, do đó tỷ lệ
tận dụng ưu đãi chưa cao ở một số mặt hàng, thị trường. Đó là do các DN còn quá lưu
tâm đến những vấn đề ngắn hạn, bề nổi như thuế quan và cắt giảm thuế quan, chứ chưa
thực sự hiểu đầy đủ và có hệ thống về các khía cạnh khác như quy tắc xuất xứ, các biện
pháp kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật... và thiếu thông tin về mạng lưới nhà
cung cấp trong và ngoài nước.
Tương tự như vậy từ phía Nhà nước, quá trình triển khai CPTPP hơn 1 năm qua
cũng đặt ra yêu cầu cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đó là thể chế đầu tư; ổn định kinh tế
vĩ mô; chính sách ngành/chính sách công nghiệp; thể chế liên quan tới các biện pháp phi
thuế quan, sở hữu trí tuệ; thể chế về phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện thương mại,
đầu tư…
Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài chia sẻ, tính đến cuối năm 2019, 9 nước thành viên
CPTPP (trừ Pêru) đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 123 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng vốn
FDI đăng ký, là con số có ý nghĩa lớn đối với thu hút FDI của Việt Nam. Ông Mại kỳ
vọng, thời gian tới cùng với quá trình cải cách thể chế, CPTPP sẽ tạo điều kiện để Việt
Nam thu hút vốn đầu tư từ các nước thành viên khác, nhất là các nước mà Việt Nam
chưa có FTA như Canada (hiện đã thu hút được hơn 5 tỷ USD với 202 dự án, Mexico
(hiện mới thu hút được khoảng 170.000 USD với 4 dự án)…

04/05/2020 5
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MỘT SỐ


MẶT HÀNG THIẾT YẾU & DỰ BÁO
Diễn biến tình hình nhập khẩu dược phẩm trong tuần &
Dự báo
(Tuần từ 23/04/2020 đến 30/04/2020)
Nhập khẩu dược phẩm vào nước ta trong kỳ này đạt cao 71,51 triệu USD, tăng
57,16% so kỳ nhập trước. Italy trở thành thị trường cung cấp dược phẩm lớn nhất với
kim ngạch đạt 12,35 triệu USD do doanh nghiệp nhập từ thị trường này lô hàng:
Meronem (Meropenem (Dưới dạng Meropenem Trihydrat 1000Mg) h/10 lọ 30ml;
Sevorane (Sevofluran (100% W/W) 250Ml) h/chai 250ml; Gonal-F Pen Inj 300Iu/0.5Ml
(Follitropin Alfa)... Tiếp đến là các thị trường Đức, Hoa Kỳ, Thụy Điển...
Dược phẩm mới vẫn được các doanh nghiệp nhập khẩu đều từ các thị trường cung cấp
khác nhau: Alvotinib 100Mg (Imatinib 100Mg) h/12 vỉ x 10v' nhập từ Sip; Livetin-Ep h/10 vỉ
x 10v nhập từ Hàn Quốc; Acarbose Friulchem (Acarbose 100 Mg) h/9 vỉ x 10v nhập từ Italy...
Theo dõi diễn biến giá nhập khẩu của hơn 600 lô hàng dược phẩm nhập về nhận
thấy giá ổn định so giá nhập đầu năm 2020, chỉ có khoảng 3% có giá thay đổi và phần
lớn là tăng/giảm nhẹ dưới 5% như: Nephrosteril Inf 250Ml (Các Axid Amin) h/10v;
Tebonin (Cao khô từ lá Ginkgo Biloba 120Mg) h/2 vỉ x 15v; Maecran (Vitamin E, C,
Beta Caroten, kẽm, đồng, mangan) h/12 vỉ x 5v; Moxetero 400Mg/Cap...
Một số mặt hàng dược phẩm mới nhập khẩu trong kỳ
Đơn giá Thị trường
Tên hàng ĐVT PTTT ĐKGH
(USD/ĐVT) cung cấp
Acarbose Friulchem (Acarbose 100 Mg) h/9 vỉ x 10v Hộp 14,57 Italy TTR CIP
Alvotinib 100Mg (Imatinib 100Mg) h/12 vỉ x 10v' Hộp 420,36 Sip KC CIP
Apo-Wafarin 3Mg Warfarin Sodium h/180v Hộp 0,70 Canada KC FOB
Avapro - Teva - Irbesartan 150Mg h/180v Hộp 7,00 Canada KC FOB
Bacterocin Oint (Mupirocin 20G) h/1 tuýp 5G Hộp 1,36 Hàn Quốc KC CIF
Cefin (Ceftazidim 1000Mg) h/10 lọ Hộp 8,89 Hy Lạp KC CIP
Cytoflavin (Succinic Acid 1G...) h/1 vỉ x 5 ống 10ml Hộp 20,02 Nga TTR CIF
Epeman Tab (Eperisone Hcl 50Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 3,05 Hàn Quốc DP CIF
Equate Ibuprofen Tablets 200Mg h/150v Lọ 2,00 Hoa Kỳ KC FOB
Itsup 100 (Sildenafil Citrat 100Mg) hộp lớn/10 hộp nhỏ x 1 vỉ x 4v Hộp 21,00 ấn Độ KC CIP
Itsup 50 (Sildenafil Citrat 50Mg) hộp lớn/10 hộp nhỏ x 1 vỉ x 4v Hộp 15,00 ấn Độ KC CIP
Livetin-Ep h/10 vỉ x 10v Hộp 11,00 Hàn Quốc KC CIF
Pantoprazole Sod Dr 40Mg Tab Lọ 5,00 Hoa Kỳ KC FOB
Starbalm Cold Spray loại 150Ml Hộp 2,90 Trung Quốc KC C&F
Starbalm Heat Patches loại/4 miếng Hộp 1,40 Trung Quốc KC C&F
Starbalm Inhaler loại 1.1G Hộp 0,10 Trung Quốc KC C&F
Voriole 200 (Voriconazol 200Mg) h/1 vỉ x 10v Hộp 136,12 ấn Độ KC CIP
Yang Almagate 1.0G Suspension (Almagate 6,67 G/100Ml) h/30 gói 15ml Hộp 1,80 Hàn Quốc LC CIF
Zerbaxa (Ceftolozane 1G; Tazobactam 500Mg) h/10 lọ Hộp 622,63 Hoa Kỳ TTR CIF
Zt-Amox (Amoxicilin 200Mg/5Ml + Acid Clavulanic
28.5Mg/5Ml) h/1 lọ bột Hộp 1,45 Thổ Nhĩ Kỳ KC CIF
(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)

04/05/2020 6
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Tham khảo một số mặt hàng dược phẩm nhập khẩu trong kỳ
Thị trường Đơn giá
Tên hàng ĐVT Lượng PTTT
cung cấp (USD/ĐVT)
Hemax 2000Iu (Erythropoietin 2000Iu) h/1 lọ bột đông khô +
ống dung môi Hộp 20.000 7,21 TTR
Hemax 4000Iu (Erythropoietin 4000Iu) h/1 lọ bột đông khô + xy
Achentina
lanh Hộp 10.546 12,01 TTR
Neutromax (Filgrastim 300Mcg) h/1 lọ 1ml Hộp 4.952 10,01 TTR
Pataxel (Paclitaxel 6Mg/Ml) h/1 lọ 100Mg/16.7Ml Hộp 6.000 20,09 TTR
Cozaar 50Mg (Losartan Potassium 50Mg) h/2 vỉ x 14v Hộp 36.230 7,87 TTR
Anh Hyzaar 50Mg/12.5Mg (Losartan Potassium 50Mg;...) h/2 vỉ x
14v Hộp 10.050 7,87 TTR
Fresofol 1% Mct/Lct (Propofol) h/1 lọ 50ml Hộp 6.200 4,77 TTR
Áo
Nephrosteril Inf 250Ml (Các Axid Amin) h/10v Hộp 2.175 35,79 TTR
Panadol (Paracetamol 500Mg) h/5 vỉ x 4v Hộp 85.464 2,09 TTR
Australia
Pm Nextg Cal (Calci, Vitamin D3, Vitamin K1) h/5 vỉ x 12v Hộp 11.098 8,71 KC
Ambroflam (Ambroxol Hcl Bp 30Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 29.702 0,87 DP
Espoan 20 (Esomeprazole) h/3 vỉ x 10v Hộp 28.450 1,45 KC
Ấn Độ Hagala (Silymarin 70Mg, Thiamin 4Mg, Riboflavin 4Mg,
Pyridoxin 4Mg, Nicotinamid 12Mg, Calcium 8Mg) h/5 vỉ x 10v Hộp 48.305 6,41 TTR
Nacova Dt 228.5Mg h/5 vỉ x 6v Hộp 4.950 2,00 TTR
Canada Tylenol 500Mg Each-Chacum h/130v Hộp 1 7,00 KC
Chilê Valiera 2Mg (Estradiol 2Mg) h/1 vỉ x 30v Hộp 19.481 5,14 TTR
Đài Loan Domide Capsules 50Mg (Thalidomid 50Mg) h/6 vỉ x 10v Hộp 1.031 129,11 KC
Berlthyrox Tab 100 (Levothyroxine Sodium, 100Mcg) h/4 vỉ x 25v Hộp 48.870 1,11 TTR
Human Albumin 20% Behring, Low Salt (Human Albumin
10G/50Ml) h/1 lọ 50ml Hộp 24.976 21,02 KC
Lyrica (Pregabalin 75Mg) h/56v Hộp 32.256 37,83 TTR
Đức
Prospan Cough Syrup (Cao khô lá thường xuân chiết bằng
Ethanol 30% tỷ lệ (5-7,5)/1) h/chai 75ml Lọ 70.560 0,96 KC
Tebonin (Cao khô từ lá Ginkgo Biloba 120Mg) h/2 vỉ x 15v Hộp 486 9,81 TTR
Tyrosur Gel (Tyrothricin, Tyrothricin 5Mg/5G) h/1 tuýp 5G Lọ 21.630 0,86 KC
Combilipid Peri Inj 1920Ml (Acid Amin) h/2 túi x 3 ngăn
1920Ml Túi 2.090 28,02 TTR
Follitrope Prefilled Syringe 150Iu (Recombinant Human
Follitropin Alfa: 150Iu/0,3Ml) h/1 bơm tiêm 0,3Ml Hộp 3.000 40,03 KC
Follitrope Prefilled Syringe 300Iu (Recombinant Human
Follitropin Alfa:300Iu/0,60Ml) h/1 bơm tiêm 0,6ml Hộp 8.000 80,02 KC
Hueso Tab (Ursodeoxycholic Acid 300Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 19.218 6,01 LC
Ivf-M Injection 150Iu (Menotropin -150Iu) Bp2016 h/5 lọ + 5
Hàn Quốc ống dung môi Hộp 2.400 87,67 KC
Ivf-M Injection 75Iu (Menotropin -75Iu) Bp2016 h/1 lọ + 1 ống
dung môi Hộp 20.000 10,81 KC
Maecran (Vitamin E, C, Beta Caroten, kẽm, đồng, mangan) h/12
vỉ x 5v Hộp 9.681 10,01 KC
Menzomi Inj (Cefoperazon Natri 2G) h/10 lọ bột Hộp 6.662 25,02 LC
Menzomi Inj (Cefoperazon Natri 2G) h/10 lọ bột Hộp 3.417 25,02 KC
Mintonin (Cao Cardus Marianus, Thiamine Nitrate Pyridoxin
Hydrochloride Nicotinamide Calcium Pantothenate) h/10 vỉ x 10v Hộp 5.900 6,11 LC
Dopegyt (Methyldopa 250Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 64.412 4,82 DA
Hunggary
Piracetam-Egis (Piracetam 400 Mg) h/1 lọ 60v Hộp 31.650 2,37 DP
Hy Lạp Ridlor (Clopidogrel 75Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 133.692 2,50 KC
Medrol Tab 4Mg (Methylprednisolone) h/30v Hộp 111.355 1,18 TTR
Italy
Ursobil (Acid Ursodeoxycholic 300Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 13.044 17,04 TTR
Pháp Sodermix tuýp 15G Lọ 15.000 2,41 KC

04/05/2020 7
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Thị trường Đơn giá


Tên hàng ĐVT Lượng PTTT
cung cấp (USD/ĐVT)
Aerrane (Isoflurane 100%) h/6 chai 100ml Hộp 600 93,86 TTR
Concerta 36Mg (Methylphenidate Hcl) chai/30v Lọ 1.548 51,14 TTR
Crestor Tab 10Mg (Rosuvastatin) h/28v Hộp 77.000 15,83 TTR
Hoa Kỳ
Crestor Tab 20Mg (Rosuvastatin) h/28v Hộp 15.000 19,66 TTR
Forxiga 5Mg (Dapagliflozin) h/2 vỉ x 14v Hộp 6.916 22,18 TTR
Neurontin Cap 300Mg (Gabapentin) h/100v Hộp 10.752 43,22 TTR
Gilan-Comfort 0.18% (Natri Hyaluronate) h/30 ống 0,4ml Hộp 14.400 4,51 TTR
Gilan-Ultra Comfort 0,3% (Natri Hyaluronate) h/20 ống 0,4ml Hộp 8.640 3,76 TTR
Nga
Herticad 150Mg (Trastuzumab) h/1 lọ bột đông khô Hộp 100 353,30 TTR
Herticad 440Mg (Trastuzumab) h/1 lọ bột đông khô Hộp 500 996,85 TTR
Rumani Carbaro 200Mg (Carbamazepin) h/10 vỉ x 10v Hộp 18.908 10,01 KC
Betaloc Zok 25Mg Tab (Metoprolol Succinat) h/14v Hộp 100.716 2,35 TTR
Thuỵ Điển
Pulmicort Respules 500Mcg/2Ml (Budesonid) h/20v Hộp 11.658 10,28 TTR
Thuỵ Sỹ Eprex 2000U (Epoetin Alfa, 2000Iu/0,5Ml) h/6 ống tiêm Hộp 1.080 67,57 TTR
Ebitac 25 (Enalapril Maleate 10Mg; Hydrochlorothiazide 25Mg)
Ukraina
h/2 vỉ x 10v Hộp 51.865 2,60 KC

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)


Diễn biến nhập khẩu nguyên phụ liệu dược trong tuần &
Dự báo
(Tuần từ 23/04/2020 đến 30/04/2020)
Kỳ này, nhập khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dược phẩm về Việt Nam đạt 92,55 tấn
với kim ngạch 2,59 triệu USD, giảm 41,76% về lượng và 55,57% về trị giá so với kỳ
trước. Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất (chiếm 50,66% tỷ trọng) đạt 1,31 triệu
USD. Tiếp đến là thị trường Ấn Độ (chiếm 28,7362% tỷ trọng) đạt 742,7 nghìn USD.
Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn nhập NPL dược phẩm từ các thị trường khác
như: Tây Ban Nha, Italy, Slovenia, Đức…
Giá nhập khẩu NPL dược phẩm biến động so với thời điểm so sánh. Một số NPL
dược phẩm có giá nhập khẩu thay đổi so với thời điểm so sánh như: Irbesartan Usp41 có
giá giảm 27,94%; Loratadine Usp41 có giá tăng 12,97%; Acetylcysteine Ep9 có giá giảm
9,33%; Cefadroxil Monohydrate có giá giảm 8,32%…
Một số nguyên phụ liệu dược nhập khẩu có giá thay đổi trong kỳ (Đvt: Usd/Kg)
So sánh Thời điểm Thị trường
Tên nguyên liệu Giá mới Giá cũ
(%) so sánh cung cấp
Acetylcysteine Ep9 29,02 32,00 -9,33 T4/2019 Italy
Azithromycin Dihydrate Usp42 98,88 103,50 -4,46 T6/2019 Trung Quốc
Carbocisteine Ep9 19,82 19,00 4,30 T4/2019 Trung Quốc
Cefadroxil Monohydrate 49,50 53,99 -8,32 T10/2019 Tây Ban Nha
Cefixime Trihydrate Compacted (Usp41) 136,00 130,03 4,59 T11/2019 ấn Độ
Dexchlorpheniramine Maleate Usp41 169,00 165,00 2,42 T11/2019 ấn Độ
Irbesartan Usp41 108,09 150,00 -27,94 T4/2019 Trung Quốc
Loratadine Usp41 289,25 256,04 12,97 T6/2019 ấn Độ
N-Acetyl - L - Cysteine Usp41 15,01 14,99 0,15 T12/2019 Trung Quốc
Sulfamethoxazole Bp2015 10,81 10,85 -0,38 T5/2019 ấn Độ
Vitamin Pp (Niacinamide ) 12,50 12,51 -0,08 T6/2019 Trung Quốc

(Số liệu thống kê sơ bộ - chỉ dùng để tham khảo)

04/05/2020 8
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Tham khảo một số nguyên phụ liệu dược nhập khẩu trong kỳ
Lượng Đơn giá Thị trường
Tên nguyên liệu PTTT ĐKGH
(Kg) (Usd/Kg) cung cấp
Acetylcysteine (Ep10) 1.000 37,51 Tây Ban Nha TTR CIP
Acetylcysteine Ep9 3.000 29,02 Italy KC CIF
Amoxicillin Trihydrate (Compacted) Bp2018 5.000 19,42 Trung Quốc TTR CIF
Azithromycin Dihydrate Usp42 1.000 98,88 Trung Quốc TTR CIF
Carbocisteine Bp2019 500 30,09 Tây Ban Nha TTR CIP
Carbocisteine Ep9 1.000 19,82 Trung Quốc KC CIF
Cefaclor Monohydrate Usp41 500 222,19 ấn Độ TTR CIP
Cefadroxil Monohydrate 3.000 49,50 Tây Ban Nha KC CIP
Cefixime Trihydrate Compacted (Usp41) 1.000 136,00 ấn Độ KC CIP
Ceftriaxone Sodium Usp40 480 102,00 Trung Quốc KC CIF
Clindamycin Hydrochloride -Usp40 150 89,08 Trung Quốc TTR CFR
Clopidogrel Bisulfate Usp42 250 62,30 ấn Độ KC C&I
Dexchlorpheniramine Maleate Usp41 100 169,00 ấn Độ TTR CIF
Di-Cafos D14 Dicalcium Phosphate 2-Hydrate Usp41 3.000 5,75 Đức KC CIP
Domperidone Maleate Bp2019 100 67,06 ấn Độ KC CIP
Ibuprofen Ep10 10.000 18,02 Trung Quốc KC CIF
Irbesartan Usp 42 150 116,00 Trung Quốc KC CIF
Irbesartan Usp41 350 108,09 Trung Quốc KC CIF
L-Arginine L-Glutamate 450 22,32 Trung Quốc KC CIF
Lisinopril Dihydrate Eur Ph.9 500 233,20 Trung Quốc KC CIP
L-Lysine Acetate Usp37 250 70,06 Hoa Kỳ KC CIP
N-Acetyl - L - Cysteine Usp41 2.000 15,01 Trung Quốc KC CIF
Orlistat Pellets 50% W/W 800 470,00 ấn Độ KC CIP
Paracetamol Bp2018/Usp41 12.000 3,55 Trung Quốc KC CIF
Piracetam Ep 9.0 2.000 13,76 Trung Quốc KC CIF
Potassium Clavulanate With Syloid (1:1) 900 83,00 Slovenia TTR CIP
Provitamin B5 (D-Panthenol) 120 22,00 Anh OA CIF
Sucralfate Suspension 2.600 16,55 Đức KC CIF
Sulfamethoxazole Bp2015 5.000 10,81 ấn Độ KC CIF
Tetracycline Hydrochloride Bp2016 3.000 33,40 Trung Quốc KC CIF
Thiamine Mononitrate (Vitamin B1) Bp2019/Usp42/Ep9.0 2.000 38,03 Trung Quốc KC CIF
Ursodeoxycholic Acid Ep 250 241,21 Trung Quốc KC CIF
Vitamin E (Dl-Alpha Tocopheryl Acetate) Ph.Eur/Usp/Fcc 3.000 14,00 Trung Quốc KC CIF
Vitamin Pp (Niacinamide ) 1.000 12,50 Trung Quốc OA CIF

(Số liệu thống kê sơ bộ - chỉ dùng để tham khảo)


Diễn biến nhập khẩu trang thiết bị y tế trong tuần &
Dự báo
(Tuần từ 23/04/2020 đến 30/04/2020)
Kỳ này, kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị (TTB) y tế về Việt Nam đạt 22,31 triệu
USD, tăng 14,7% so với kỳ trước. Nhật Bản là thị trường có kim ngạch cung cấp lớn
nhất, đạt 3,84 triệu USD (chiếm 17,22% tỷ trọng); Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt
3,33 triệu USD; Hoa Kỳ đạt 2,94 triệu USD; Malaysia đạt 2,6 triệu USD…
Trong khoảng 240 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu TTB y tế thì chỉ có 2 đơn vị
có kim ngạch nhập khẩu trên 1 triệu USD, đó là công ty TNHH B.Braun Việt Nam và
công ty TNHH Kỹ thuật và Thương mại Metran.

04/05/2020 9
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Theo dõi diễn biến giá máy y tế cho thấy, giá máy y tế nhập khẩu biến động so với
thời điểm so sánh như: Máy X- Quang đo độ loãng xương Model Prodigy và phụ kiện có
giá giảm 28,32%; Máy theo dõi bệnh nhân Model PVM-2701 kèm phụ kiện có giá tăng
14,77%; Máy phá rung tim Model TEC-5631 kèm phụ kiện có giá tăng 10,18%; Máy
gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và phụ kiện có giá giảm 7,95%…
Một số mặt hàng máy y tế nhập khẩu của Việt Nam có giá thay đổi trong kỳ (Đvt:
Usd/Bộ, chiếc)
Giá So sánh Thời điểm Thị trường
Tên hàng Giá cũ
mới (%) so sánh cung cấp
Máy châm cứu 6 giắc KWD-808I 39,54 40,73 -2,92 T11/2019 Trung Quốc
Máy điều trị sóng ngắn Model ThermoPro 4.084 4.301 -5,05 T11/2019 Đức
Máy gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và
phụ kiện 16.400 17.817 -7,95 T10/2019 Hoa Kỳ
Máy hút dịch dùng trong xe cứu thương Model New
Askir 30 12V 104,1 107,9 -3,50 T12/2019 Italy
Máy phá rung tim Model TEC-5631 kèm phụ kiện 4.958 4.500 10,18 T10/2019 Nhật Bản
Máy siêu âm Model Voluson E10 và phụ kiện 140.120 133.205 5,19 T11/2019 áo
Máy theo dõi bệnh nhân Model PVM-2701 kèm phụ kiện 3.673 3.200 14,77 T10/2019 Nhật Bản
Máy trợ thính Model Fast P 139,1 145,6 -4,47 T10/2019 Singapore
Máy trợ thính Model Run P 173,9 182,0 -4,47 T10/2019 Singapore
Máy X- Quang đo độ loãng xương Model Prodigy và
phụ kiện 25.139 35.071 -28,32 T10/2019 Mêhicô

(Số liệu thống kê sơ bộ - chỉ dùng để tham khảo)


Tham khảo giá một số TTB y tế nhập khẩu trong kỳ
Đơn giá Thị trường
Tên hàng Đvt PTTT ĐKGH
(Usd/Đvt) cung cấp
Máy châm cứu 6 giắc KWD-808I Bộ 39,54 Trung Quốc TTR CFR
Máy điện châm SDZ-II Chiếc 23,52 Trung Quốc KC C&F
Máy điện tim ECG-1250K kèm phụ kiện Bộ 1.928 Nhật Bản TTR FOB
Máy điều trị sóng ngắn Model ThermoPro Bộ 4.084 Đức KC FCA
Máy đo độ bão hòa ô xy trong máu code 10005941-
SG và phụ kiện Bộ 730,0 Hàn Quốc KC EXW
Máy đo huyết áp cơ BP AG1-20 Chiếc 6,89 Trung Quốc KC FOB
Máy gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và
phụ kiện Chiếc 16.400 Hoa Kỳ LC CIP
Máy giúp thở Model 840 Ventilator System (4-
840220DIUA-EN) và phụ kiện Bộ 12.686 Ai Len TTR EXW
Máy hút dịch dùng trong xe cứu thương Model New
Askir 30 12V Bộ 104,1 Italy TTR FOB
Máy hút dịch Model Mevacs M30 Chiếc 488,6 Slovakia KC CPT
Máy hút dịch phẫu thuật Model Askir C30 Bộ 241,1 Italy TTR FOB
Máy hút dịch và đàm nhớt Model New Askir 30 Bộ 104,8 Italy TTR FOB
Máy massage mắt Model EYE-200-EU Chiếc 10,06 Trung Quốc KC EXW
Máy nội soi đại tràng EC-530WI3 và phụ kiện Bộ 13.462 Nhật Bản KC EXW
Máy phá rung tim Model TEC-5631 kèm phụ kiện Bộ 4.958 Nhật Bản TTR FOB
Máy rửa ống nội soi kèm phụ kiện - OER-AW Bộ 14.666 Nhật Bản KC FOB
Máy siêu âm Model Voluson E10 và phụ kiện Bộ 140.120 áo LC CIP
Máy tách thành phần máu tự động - AmiCORE
Apheresis System (6R8800) Chiếc 33.143 Malaysia TTR CIF
Máy tạo nhịp tạm thời SSI External pulse generator,
item: 3077 Chiếc 2.402 Đức TTR EXW

04/05/2020 10
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Đơn giá Thị trường


Tên hàng Đvt PTTT ĐKGH
(Usd/Đvt) cung cấp
Máy theo dõi bệnh nhân Model PVM-2701 kèm phụ
kiện Bộ 3.673 Nhật Bản TTR FOB
Máy trợ thính Model Fast P Chiếc 139,1 Singapore TTR EXW
Máy trợ thính Model Fun Sp Chiếc 156,5 Singapore TTR EXW
Máy trợ thính Model Prompt P Chiếc 243,4 Singapore TTR EXW
Máy trợ thính Model Run P Chiếc 173,9 Singapore TTR EXW
Máy X- Quang đo độ loãng xương Model Prodigy và
phụ kiện Bộ 25.139 Mêhicô LC CIP
Máy xông khí dung Model Compact Bộ 26,57 Italy TTR FOB

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)


Tháng 3/2020, nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm
tăng cao kỷ lục
- Tháng 3/2020, tổng kim ngạch nhập khẩu NPL dược phẩm vào nước ta đạt 61,55
triệu USD - mức cao kỷ lục, tăng đến 165,33% so tháng trước và 66,06% so cùng kỳ
năm 2019.
- Nhập khẩu NPL dược phẩm từ Trung Quốc, Hàn Quốc và khu vực ASEAN tăng cao.
- Đơn giá nhập khẩu NPL dược phẩm biến động.
Hiện thị trường tiêu thụ dược liệu và sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn
với 63 bệnh viên y học cổ truyền công lập, 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y
học cổ truyền, 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và
gần 7000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân, 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc
cổ truyền, trong đó có 131 cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp.
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên phụ liệu (NPL) dược liệu,
nhưng hiện nay, dược liệu trong nước mới chủ động được 30% nhu cầu, trong khi 70%
còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Vì vậy, khi dịch bệnh COVID - 19 bùng phát ngành dược phẩm trong nước đứng
trước nguy cơ đình trệ sản xuất do dòng cung ứng nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc bị
đứt đoạn. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Quốc đã tốt hơn, nhờ đó nhập khẩu NPL dược phẩm
trong tháng 3/2020 đã tăng mạnh trở lại đạt 1,55 triệu USD - mức cao kỷ lục, tăng đến
165,33% so tháng trước và 66,06% so cùng kỳ năm 2019. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu
trong 3 tháng đầu năm 2020 lên mức 108 triệu USD, tăng 3,66% so cùng kỳ năm trước.
Có thể nói, nguồn NPL dược phẩm cung cấp cho y học cổ truyền và cho ngành
công nghiệp dược đang bị mất cân đối, phụ thuộc nhiều và dược liệu nhập khẩu. Để khắc
phục tình trạng đó, hướng tới phát triển dược liệu theo hướng dược liệu sạch, bền vững
và đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu của thị trường, Việt Nam đã phát triển các vùng
trồng dược liệu tại nhiều tỉnh thành trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn GACP - WHO. Bên
cạnh đó, các công ty còn liên kết với nhiều đơn vị, địa phương và cá nhân để trồng và
thu mua nhiều cây dược liệu khác nhau, đủ cung ứng NPL chủ lực cho công ty để sản
xuất các loại vị thuốc chất lượng, hiệu quả, cung câp cho thị trường trong nước và hướng
xuất khẩu trong tương lai.

04/05/2020 11
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Kim ngạch nhập khẩu NPL dược phẩm qua các tháng (Đvt: Triệu USD)

61,55

43,5
35,59
37 34,68 37,9
36
32,9
28,5 27,5 27,1
25,88
23,3 23,7 23,19

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12


Năm 2019 Năm 2020

(Số liệu thống kê sơ bộ - chỉ dùng để tham khảo)


Thị trường cung cấp NPL dược phẩm: Nguồn cung cấp NPL dược phẩm chính
hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch nhập khẩu, thì
các doanh nghiệp còn nhập NPL dược phẩm từ các thị trường cung cấp khác nhau như:
Thụy Sỹ, Đức, Italy và Pháp...
Trong 3 tháng đầu năm nay, nhập khẩu NPL dược phẩm từ các thị trường cung cấp
đều giảm kể cả các thị trường cung cấp phần lớn là giảm... Đáng chú ý, nhập khẩu NPL
dược phẩm từ Trung Quốc tăng do kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt cao 51,1
triệu USD, tăng đến 376,5% so tháng trước và 90,32% so cùng kỳ năm 2019. 3 tháng
đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đtạ 78,3 triệu USD, tăng 19,21%
so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, nhập khẩu NPL dược phẩm từ thị trường Italy và Hàn Quốc cũng
tăng, cụ thể: Nhập từ Italy đạt 2,34 triệu USD, tăng 26,48% và từ Hàn Quốc là 1,32 triệu
USD, tăng 2,23%...
Thị trường cung cấp NPL dược phẩm trong tháng 3/2020
Thị trường T3/2020 So T2/2020 So T3/2019 3 tháng 2020 So 3T/2019 Tỷ trọng
cung cấp (USD) (%) (%) (USD) (%) NK (%)
Trung Quốc 51.141.376 376,5 90,32 78.362.886 19,21 72,50
Ấn Độ 4.366.404 -20,39 -15,72 13.720.501 -22,85 12,69
EU 3.444.422 -23,88 14,52 9.418.537 -29,06 8,71
- Đức 855.685 -7,76 -27,75 2.214.644 -46,35 2,05
- Anh 831.520 94,04 179,86 1.414.778 -24,35 1,31
- Italy 741.277 -40,89 86,41 2.346.643 26,48 2,17
- Pháp 478.359 -55,16 4,39 1.846.799 -5,2 1,71
- Áo 469.004 801,93 223,31 521.004 -22,25 0,48
Thụy Sỹ 719.513 -49,02 19,18 2.532.151 -9,69 2,34
Hàn Quốc 984.000 340,58 84,96 1.322.492 2,23 1,22
Tây Ban Nha 68.577 -91,38 -86,94 1.074.669 -61,68 0,99
ASEAN 147.370 63,69 415,12 332.012 -47,33 0,31
- Thái Lan 120.925 34,31 210.956 -34,28 0,20
- Singapore 26.445 -7,56 121.056 -60,87 0,11
Tổng 61.554.178 165,33 66,06 108.090.538 3,66 100,00
(Số liệu thống kê sơ bộ - chỉ dùng để tham khảo)

04/05/2020 12
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Giá nhập khẩu: Với số lượng mặt hàng NPL dược phẩm nhập khẩu trong 3 tháng
chưa nhiều, nhưng theo dõi vẫn thấy giá nhập khá biến động, chiếm khoảng 5% các mặt
hàng có giá thay đổi so giá của năm trước. Đáng chú ý, có những mặt hàng giá thay đổi
liên tục qua mỗi lần nhập như: Alverine Citrate Ep9.0 giá từ 70 - 75,68 USD/Kg;
Amlodipine Besylate Ep9 giá từ 393,61 - 447,89 USD/Kg; Erythromycin Stearate
Bp2019 giá từ 38,97 - 40,36 USD/Kg; Piracetam Ep9 giá từ 13,24 - 18,06 USD/Kg...
Công ty nhập khẩu: Trong tổng số hơn 80 công ty tham gia nhập khẩu NPL dược
phẩm trong 3 tháng đầu năm 2020, thì công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh
1 là đơn vị nhập khẩu mạnh nhất; tiếp đến là công ty cổ phần Dược phẩm Tenamyd và
công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm...
10 doanh nghiệp tiêu biểu về nhập khẩu NPL dược phẩm trong 3 tháng đầu năm 2020
STT Tên công ty nhập khẩu
1 Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1
2 Công ty cổ phần Dược phẩm Tenamyd
3 Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm
4 Chi Nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
5 Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương Vidipha
6 Công ty cổ phần hóa dược quốc tế Hà Nội
7 Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa
8 Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar
9 Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
10 Công ty cổ phần Dược phẩm Tv.Pharm

(Số liệu thống kê sơ bộ - chỉ dùng để tham khảo)

Nhập khẩu trang thiết bị y tế đạt 226,5 triệu USD


- Quý 1/2020, tổng kim ngạch nhập khẩu TTB y tế vào nước ta đạt 226,5 triệu USD, tăng
3,63% so cùng kỳ năm trước.
- Máy siêu âm; máy X quang; máy theo dõi bệnh nhân và máy thở là các mặt hàng có kim
ngạch đạt cao.
- Giá nhập khẩu máy y tế biến động mạnh so với thời điểm cuối năm ngoái.
Trang thiết bị (TTB) y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu
quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong chẩn đoán,
điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Trang thiết bị y tế còn được xem là một trong “bốn chân” của bệnh viện bên cạnh
cơ sở vật chất, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực.
Từ năm 2009- nay, kim ngạch nhập khẩu TTB y tế vào Việt Nam có xu hướng tăng
lên. Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu TTB y tế vào nước ta chỉ đạt 273 triệu USD;
sang năm 2015 đã lên đến 722 triệu USD; năm 2018 đạt 936 triệu USD. Và trong năm
2019, kim ngạch nhập khẩu TTB y tế vào nước ta đã lên đến hơn 1 tỷ USD, đạt 1,1 tỷ
USD, tăng 17,49% so với năm 2018.
Tính chung quý 1/2020, tổng kim ngạch nhập khẩu TTB y tế vào nước ta đạt gần
226,5 triệu USD, tăng 3,63% so cùng kỳ năm trước.

04/05/2020 13
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Kim ngạch nhập khẩu TTB y tế qua các tháng


(ĐVT: Triệu USD)

140 133,4
118,2
120
96,57 99,46 98,52 102,48 103,3
100 86,47 89,01 83,14
79,7
80 69,9 72,9
60 49,23
40 31,43
20
0

T10

T11

T12
T6

T7

T8
T1

T2

T3

T4

T5

T9
N¨ m 2019 N¨ m 2020

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)


Cơ cấu thị trường cung cấp TTB y tế của Việt Nam trong quý 1/2020
(% tính theo kim ngạch, đvt: USD)

Thị trường khác Mỹ


30,324% 18,771%

Ai Len
3,454%
Nhật Bản
14,691%
Pháp
4,196%
Hàn Quốc Đức
Trung Quốc
6,572%10,690% 11,302%

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)


Trong quý 1/2020 có khoảng 70 thị trường cung cấp TTB y tế cho nước ta thì chỉ
có 5 thị trường có kim ngạch nhập khẩu trên 10 triệu USD, chiếm 62,03% tỷ trọng.
Đứng đầu là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu đạt 42,52 triệu USD, giảm
15,62% so với cùng kỳ năm trước. Một số máy y tế nhập khẩu từ Hoa Kỳ với kim
ngạch lớn như: máy thở Carescape R860 và phụ kiện; hệ thống X-quang kỹ thuật số
Anthem-vivix-s Series và phụ kiện; Máy gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và
phụ kiện; máy thở Model eVolution 3e và phụ kiện; máy lọc máu liên tục 38910393EN
và phụ kiện…

04/05/2020 14
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với kim ngạch nhập khẩu trong quý 1/2020 đạt
33,28 triệu USD, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2019; từ thị trường Đức đạt 25,6 triệu
USD; Trung Quốc đạt 24,21 triệu USD; Hàn Quốc đạt 14,9 triệu USD…
Đối với máy y tế nhập khẩu:
Trong quý 1/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2
gây ra đã làm nhu cầu sử dụng máy y tế tăng mạnh, tăng 25,73% so với cùng kỳ năm
trước, đạt 63,51 triệu USD. Điển hình như là máy thở; máy theo dõi bệnh nhân; máy
giúp thở; máy gây mê; máy tạo nhịp tim tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2019.
Nhập khẩu máy siêu âm trong quý 1/2020 đạt kim ngạch lớn nhất (chiếm 15,73%
tỷ trọng), đạt gần 10 triệu USD, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là máy
X quang đạt 7,93 triệu USD; máy theo dõi bệnh nhân đạt 7,6 triệu USD; máy thở đạt 4,8
triệu USD...
Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn nhập khẩu một số loại máy khác như:
máy gây mê; máy massage; máy nhãn khoa; máy tạo nhịp tim; máy đo huyết áp; máy trợ
thính …
Đối với dụng cụ y tế nhập khẩu:
Dụng cụ y tế nhập khẩu trong quý 1/2020 đạt trên 163 triệu USD, giảm 3,02% so
với cùng kỳ năm trước. Các dụng cụ phổ biến được nhập về nhiều nhất như: dụng cụ
phẫu thuật; kim luồn tĩnh mạch; bóng nong động mạch vành; đinh, nẹp, vít và dụng cụ
hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình; khâu chỉnh hình răng; mũi khoan kim cương; vít xương
khóa tự taro...
Cơ cấu máy y tế nhập khẩu của Việt Nam trong quý 1/2020
(% tính theo kim ngạch, đvt: Usd)

Máy theo dõi


bệnh nhân Máy thở Máy giúp thở
11,96% 7,49% 7,47%

Máy X quang Máy gây mê


12,48% 3,28%

Máy siêu âm
15,73% Máy khác
41,60%

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)

04/05/2020 15
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Giá nhập khẩu:


Theo dõi diễn biến nhập khẩu một số máy y tế được nhập về trong quý 1/2020 cho
thấy giá nhập khẩu máy y tế biến động mạnh so với thời điểm cuối năm ngoái.
Một số máy y tế có giá tăng như: Máy X- Quang Model Optima XR240amx và phụ
kiện có giá 95 nghìn USD/bộ, tăng 24,48%; Máy sàng lọc thị lực VS100 (Part: VS100S-
2) và phụ kiện có giá 5,83 nghìn USD/bộ, tăng 17,79%; Máy theo dõi bệnh nhân Model
Infinity Delta XL và phụ kiện có giá 9,09 nghìn USD/bộ, tăng 9,97%... Bên cạnh đó, một
số máy y tế nhập khẩu khác lại có giá giảm so với thời điểm cuối năm ngoái như: Máy
gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và phụ kiện có giá 13,07 nghìn USD/bộ,
giảm 26,62%; Máy sốc tim phá rung tim đặt trong cơ thể Ellipse DR, item:CD2377-
36QC có giá 8,1 nghìn USD/bộ, giảm 10,12%; Máy massage da mặt Model FHC-300-
EU có giá 25 USD/bộ, giảm 6,38%...
Một số mặt hàng máy y tế nhập khẩu của Việt Nam có giá thay đổi trong quý
1/2020 (Đvt: Usd/Bộ)
So sánh Thời điểm so Thị trường
Tên hàng Giá mới Giá cũ
(%) sánh cung cấp
Máy đo điện tim(12 kênh) Model CP150 và phụ kiện 1.802 1.836 -1,85 T04/2019 Hoa Kỳ
Máy đo thời gian đông máu - ACT200 5.919 5.922 -0,04 T11/2019 Hoa Kỳ
Máy gây mê kèm thở Model Carestation 620 A1 và phụ kiện 13.074 17.817 -26,62 T10/2019 Hoa Kỳ
Máy massage da mặt Model FHC-300-EU 25,00 26,70 -6,38 T07/2019 Trung Quốc
Máy sàng lọc thị lực VS100 (Part: VS100S-2) và phụ kiện 5.831 4.950 17,79 T09/2019 Hoa Kỳ
Máy sốc tim phá rung tim đặt trong cơ thể Ellipse DR,
item:CD2377-36QC 8.100 9.012 -10,12 T07/2019 Hoa Kỳ
Máy theo dõi bệnh nhân Model Infinity Delta XL và phụ
kiện 9.086 8.263 9,97 T09/2019 Hoa Kỳ
Máy thở Carescape R860 và phụ kiện 10.812 10.900 -0,81 T12/2019 Hoa Kỳ
Máy trợ thính xử lý âm thanh điện cực ốc tai - CP802 330 330 -0,13 T07/2019 Ôxtrâylia
Máy X- Quang Model Optima XR240amx và phụ kiện 95.000 76.316 24,48 T09/2019 Hoa Kỳ
Máy xông khí dung 3655i và phụ kiện 50,45 50,00 0,91 T09/2019 Hoa Kỳ

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)


Công ty nhập khẩu:
Trong quý 1/2020, có gần 1.300 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu TTB y tế. Trong
đó, công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam là đơn vị dẫn đầu về kim ngạch. Tiếp
đến là công ty TNHH 3M Việt Nam; công ty TNHH Sonova Operations Center Việt
Nam; công ty CP Vietmedical - Phân Phối…
15 công ty tiêu biểu nhập khẩu TTB y tế trong quý 1/2020
STT Tên công ty nhập khẩu
1 Công ty TNHH Thiết bị y tế Terumo Việt Nam
2 Công ty TNHH 3M Việt Nam
3 Công ty TNHH Sonova Operations Center Việt Nam
4 Công ty CP Vietmedical - Phân Phối
5 Công ty TNHH B.Braun Việt Nam
6 Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Thành phố Hồ Chí Minh
7 Công ty TNHH Trang thiết bị y tế B.M.S
8 Công ty TNHH Siemens Healthcare.
9 Công ty CP Công nghệ y tế Bms

04/05/2020 16
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

STT Tên công ty nhập khẩu


10 Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển Gia Minh
11 Công ty TNHH Fujifilm Việt Nam
12 Công ty TNHH Thiết bị y tế Olympus Việt Nam
13 Công ty TNHH Draeger Việt Nam
14 Công ty CP y tế Nhất Minh
15 Công ty TNHH Thương mại dịch vụ y tế Định Giang

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)

TIN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH


➢ Thủ tướng chỉ đạo thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua
sắm trang thiết bị y tế
Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý vi phạm trong sử dụng kinh phí
phòng, chống dịch COVID-19.
Xét đề nghị của Bộ Công an về tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí
chống dịch COVID-19 tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
chỉ đạo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, chấn chỉnh,
thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư
tiêu hao, thuốc chữa bệnh… phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các
gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất
vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan
điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, liên quan đến việc mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động phục
vụ công tác xét nghiệm, Bộ Y tế đã có liên tiếp 2 công văn gửi các đơn vị trực thuộc Bộ
và Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Y tế các Bộ, Ngành và một số Bệnh viện tư nhân đề nghị
báo cáo kết quả việc mua sắm này.
➢ Anh hợp tác với Việt Nam thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19
Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) của Anh đang phối hợp với
Bộ Y tế Việt Nam và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM triển khai nghiên cứu, đánh giá
tính an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc chloroquine trong điều trị COVID-19.
Theo Đại học Oxford, chloroquine đã được sử dụng trong điều trị sốt rét từ năm
1934. Nếu thử nghiệm này chứng minh chloroquine là một phương pháp điều trị
COVID-19 hiệu quả, phương pháp này có thể được triển khai để điều trị cho hàng triệu
người trên khắp thế giới ở mọi mức thu nhập với chi phí hợp lý, một cách công bằng,
hiệu quả và an toàn. Điều này có khả năng làm chậm đại dịch toàn cầu này và giảm thời
gian chữa trị ở bệnh viện.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam chia sẻ, trong bối cảnh thế giới đang ứng phó với đại
dịch COVID-19, chúng ta cần hợp tác để khẩn trương tìm giải pháp toàn cầu.
Cục Khoa học Công nghệ - Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã phối hợp với các tổ
chức y tế, đặc biệt là Đại sứ quán Anh, để triển khai một hoạt động liên quan đến nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng chloroquine trong điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19. Đây

04/05/2020 17
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

là cách tiếp cận, hướng đi phù hợp với mục đích tìm ra phương pháp mới, thuốc mới
trong điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam.
Trước đó, trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, nhằm xây dựng phác đồ điều trị bệnh
nhân viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê
duyệt đề tài độc lập cấp Nhà nước “Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung
lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới”.
Lopinavir/ritonavir được biết đến là một loại công thức phối hợp liều cố định để
điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS. Trong vòng 12 tháng, nghiên cứu sẽ làm rõ
đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp
trong điều trị người bệnh nhiễm COVID-19 dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Đề
xuất phác đồ sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh
nhiễm SARS-CoV-2.
➢ Bộ Y tế cảnh báo 4 thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa
dối người tiêu dùng
Trong các thông tin của Cục An toàn thực phẩm liên tục những ngày gần đây cho
biết trong thời gian qua có 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ quảng cáo trên các
trang website, mạng xã hội vi phạm các quy định về quảng cáo, gồm có:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thăng trĩ Mộc hoa quảng cáo như thuốc chữa
bệnh; sử dụng danh tính bác sỹ, cơ quan y tế, bệnh nhân để quảng cáo Thực phẩm bảo vệ
sức khỏe, vi phạm quy định pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.
Sản phẩm này được Công ty TNHH Mộc Hoa Đường (Địa chỉ: số 81, ngõ 25 Vũ
Ngọc Phan, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản
phẩm. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ, xử
lý nội dung này.
Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng với thông tin
quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Rizin với công dụng không đúng sự thật, đây là
thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng đang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lừa dối
người tiêu dùng.
Sản phẩm này được Công ty TNHH Khang Lạc Hoa Kỳ (Địa chỉ: Công ty TNHH
Khang Lạc Hoa Kỳ) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm
đang phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ, xử lý.
Sản phẩm tiếp theo là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xoan Rico không đúng bản
chất, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định quảng cáo.
Sản phẩm này do Công ty TNHH Ripple Việt Nam (Địa chỉ: tầng 6 tòa nhà Việt Á,
số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam)
công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm
nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên phương tiện thông tin
đại chúng theo quy định.

04/05/2020 18
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Sản phẩm thứ 4 là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng phục linh plus quảng
cáo như thuốc chữa bệnh; quảng cáo không phù hợp với hồ sơ công bố đã được cơ quan
có thẩm quyền xác nhận, sử dụng danh tính bác sỹ, bệnh nhân để quảng cáo Thực phẩm
bảo vệ sức khỏe, vi phạm quy định pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.
Sản phẩm này được Công ty TNHH Thực phẩm chức năng LOHHA (Địa chỉ: Số
79 đường Núi Trúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội) công bố và chịu trách
nhiệm sản phẩm. Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để
làm rõ, xử lý.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo
người tiêu dùng không tin vào nội dung quảng tại website/internet nêu trên để lựa chọn
mua sản phẩm thực phẩm sức khoẻ Thăng trĩ Mộc hoa; Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Rizin; Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Xoan Rico; Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tràng phục
linh plus gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và kinh tế.

TIN VẮN
• Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng vừa phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị
thuộc dự án Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình Đà
Nẵng. Theo đó, Trung tâm được xây dựng trên tổng diện tích đất tổng diện tích
5.452m2 trong khuôn viên Bệnh viện Đà Nẵng (phường Thạch Thang, quận Hải
Châu), do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà
Nẵng làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án.
• Bộ Y tế cho biết tại cuộc họp trực tuyến về hợp tác nghị viện chống đại dịch
COVID-19 do Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức qua ứng
dụng Zoom, Việt Nam được lãnh đạo các nước và dư luận quốc tế đánh giá là một
hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả và mang lại thành công lớn.
• Bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID - 19 bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã
được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Vương quốc Anh công nhận chất lượng và
có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Bộ Y tế cũng đánh giá sinh phẩm
chẩn đoán nhanh “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng cho tất
cả các tuyến, độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm đạt khoảng 95%.
• Sau hơn 3 tuần công bố kế hoạch sản xuất máy thở phục vụ điều trị COVID 19,
ngày 28/4/2020, Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất và chuẩn bị đưa ra thị trường
hai mẫu máy thở xâm nhập có tỷ lệ nội địa hóa cao: VFS-410 và VFS-510. Với sự
hỗ trợ tích cực của các Bộ, ban ngành, các chuyên gia y tế và hãng Medtronic
(Hoa Kỳ), VFS-410 và VFS-510 đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giá trị
sử dụng lâu dài trong điều trị hậu COVID.
• Bộ Y tế cảnh báo hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Trường Xuân Vương
và Glu metaherb vi phạm các quy định về quảng cáo: quảng cáo như thuốc chữa
bệnh, sử dụng danh tính bác sỹ, cơ quan y tế, bệnh nhân, nghệ sỹ để quảng cáo...
có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

04/05/2020 19
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

• Các nghiên cứu tiền lâm sàng trên một loại vaccine hiện đang được tiến hành bởi
Trường Y khoa Duke-NUS tại Singapore và công ty Arcturus Therapeutics có trụ
sở tại Hoa Kỳ, và sẽ được thử nghiệm với người trưởng thành nếu an toàn trên
động vật. Theo các nhà nghiên cứu dự án, các thử nghiệm lâm sàng dự kiến sẽ bắt
đầu vào đầu tháng 8/2020.
• Đức đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng trên người 1 loại vaccine để ngăn ngừa
COVID-19. Đây là vaccine đầu tiên tại Đức và là vaccine thứ 4 trên thế giới được
cấp phép để thử nghiệm trên người.
• Anh đã bắt đầu triển khai các đơn vị xét nghiệm lưu động trên khắp cả nước
trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm một ngày đối với
virus SARS-CoV-2. Đối tượng ưu tiên xét nghiệm là những người làm việc tại các
nhà dưỡng lão, trong ngành cảnh sát và trại giam.
• Viện Serum, một công ty dược Ấn Độ có trụ sở tại thành phố Pune, bang
Maharashtra vừa công bố kế hoạch sản xuất vaccine điều trị COVID-19, và cam
kết cho ra sản phẩm trong tháng 5/2020. Giá thành một liều vaccine của Ấn Độ
dự kiến vào khoảng 1.000 rupee (khoảng 13 USD).

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH


➢ Tăng cường quản lý, kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương về tăng cường quản lý, kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc và hướng dẫn
sử dựng Hệ thống cơ sơ dừ liệu Dược Quốc gia, nhằm thực hiện một cách thống nhất và
đồng bộ ở các địa phương…
Đến nay mới chỉ có 68,93% cơ sở được cấp tài khoản liên thông thực hiện liên
thông dữ liệu với Hệ thống (nhà thuốc đạt 80,55%), trong đó, một số địa phương có tỉ lệ
liên thông rất thấp, như: Tỉnh Quảng Nam đạt 13,97% (nhà thuốc đạt 11,81%), tỉnh Đắk
Lắk đạt 17,14% (nhà thuốc đạt 61,53%), tỉnh Gia Lai đạt 21,62% (nhà thuốc đạt
39,67%). Bên cạnh đó, hầu hết các địa phương còn một số tồn tại chủ yếu như sau:
Số liệu về tài khoản liên thông kết nối trên Hệ thông cơ sở dữ liệu Quốc gia còn
trùng lặp và chưa chính xác, trong đó vẫn còn có tình trạng 01 cơ sở bán lẻ thuốc có
nhiều hơn 01 tài khoản liên thông kết nối; loại hình kinh doanh được cấp tài khoản liên
thông không đúng với loại hình cơ sở bán lẻ đã đăng ký hoạt động trong Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Có hiện tượng cơ sở bán lẻ thuốc nhập sai hoặc cố tình nhập sai số liệu về xuất
nhập tồn và hạn dùng của thuốc để liên thông lên Hệ thống cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.
Một số đơn vị cung cấp phần mềm có tính năng hỗ trợ cơ sở bán lẻ thuốc lựa chọn
dữ liệu để cập nhật liên thông lên Hệ thống cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia trong khi dữ liệu
đã nhập đầy đủ trên phần mềm dẫn đến dữ liệu liên thông từ các cơ sở bán lẻ thuốc lên Hệ
thông cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia không đầy đủ và không trùng khớp giữa hệ thống phần
mềm của cơ sở bán lẻ thuốc và số liệu trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.

04/05/2020 20
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Ngày 14/2/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 412/QĐ-BYT về ban


hành Quy chế tạm thời quản lý, sử dụng Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia (gọi tắt
là Quy chế số 412) nhằm tăng cường quản lý kết nối liên thông cũng như xác định rõ
quyền và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đến Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược
Quốc gia.
Để triển khai thực hiện Quy chế được thống nhất, đồng bộ ở các địa phương và
tăng cường quản lý, kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc cũng như khắc phục các tồn
tại trong thời gian qua, Cục Quản lý Dược vừa có công văn đề nghị các Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố việc triển khai Hệ thống và Quy chế số
412 trên địa bàn; thông báo, phổ biến cho các cơ sơ bán lẻ thuốc, cơ sở khám, chữa bệnh
trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định tại Quy chế này.
- Thường xuyên truy cập vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia, kịp thời phát
hiện các trường hợp thuốc hết hạn, thuốc phải thu hồi bắt buộc trên địa bàn để có các
biện pháp xử lý. Thực hiện thông báo và khóa các tài khoản liên thông đã cấp cho các cơ
sở không thực hiện liên thông (không phát sinh số liệu) trong thời gian 03 tháng theo quy
định tại khoản 4 Điều 8 của Quy chế số 412.
- Rà soát lại toàn bộ tài khoản liên thông đã cấp cho các cơ sở bán lẻ trên địa bàn,
xóa bỏ tài khoản đã cấp trùng cho cùng một đối tượng để đảm bảo mỗi cơ sở chỉ có một
tài khoản duy nhất; cập nhật lại theo đúng các loại hình và phạm vi kinh doanh đã được
cấp trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tại địa phương: Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc và thực hiện kê đơn, mua bán
thuốc kê đơn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tập
trung xử lý đối với các cơ sở cung ứng thuốc đã kết nối liên thông nhưng chưa cập nhập
dữ liệu lên Hệ thống cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia hoặc cập nhật không đầy đủ, các dữ
liệu không thống nhất, trùng khớp với dữ liệu trên Hệ thống cơ sơ dữ liệu Dược Quốc
gia. Khẩn trương tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng
thuốc đối với quầy thuốc (theo quy định bắt buộc thực hiện từ 01/01/2020), tiến tới triển
khai đối với tủ thuốc trạm y tế xã (theo quy định bắt buộc thực hiện từ 01/01/2021)…
- Chỉ đạo các Phòng Y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn: Tiếp tục tổ chức, triển
khai, phổ biến, tập huấn đầy đủ kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
dược, quy định về việc kết nối liên thông cơ sở cung ứng thuốc, kê đơn thuốc trên địa
bàn; tăng cường công tác tuyên truyền về việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng
thuốc, các cơ sở khám chữa bệnh, người dân trên địa bàn, nhất là việc mua, sử dụng
thuốc theo đơn; chú trọng việc tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở cũng như nâng
cao nhận thức của người dân về việc mua thuốc kê đơn phải có đơn của thầy thuốc.
- Yêu cầu các cơ sơ cung ứng phần mềm trên địa bàn: Phối hợp với cơ sở bán lẻ
thuốc để hướng dẫn, xử lý những khó khăn, vướng mắc, hoặc những vấn đề phát sinh
trong quá trình triển khai kết nối liên thông; thực hiện nghiêm túc Quy chế số 412 và
đảm bảo dữ liệu liên thông đầy đủ, chính xác khi cơ sở bán lẻ thuốc nhập dữ liệu lên Hệ
thống cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.

04/05/2020 21
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Cục
Quản lý Dược để kịp thời hướng dẫn, xử lý. Cục quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế khẩn
trương, nghiêm túc thực hiện.
➢ Bộ Y tế yêu cầu báo cáo việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm COVID-19
Bộ Y tế vừa có văn bản số 2288/BYT-KG-TC gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố, các
bộ ngành và một số bệnh viện tư nhân yêu cầu báo cáo việc mua sắm hệ thống máy
Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm.
Trước đấy, Bộ Y tế có công văn số 2151/BYT-KH-TC về việc báo cáo mua sắm hệ
thống máy Real-time PCR tự động phục vụ công tác xét nghiệm. Đến nay, một số địa
phương đã gửi báo cáo về Bộ Y tế, tuy nhiên còn nhiều địa phương chưa gửi báo cáo.
Tiếp theo công văn này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thu thập
bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo về kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự
động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống trên địa
bàn về Bộ Y tế. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả các hợp đồng đã được ký kết
từ ngày 1/3/2018 đến 29/2/2020 (2 năm).
Những ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ án hình sự trục lợi trong chống
dịch xảy ra tại CDC Hà Nội và một số đơn vị liên quan. Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), kết quả điều tra
ban đầu đã làm rõ được hành vi sai phạm của bị can Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc CDC
Hà Nội và đồng phạm trong việc chỉ định thầu và mua máy xét nghiệm COVID-19.
Sau Hà Nội, một số địa phương khác như Quảng Ninh, Quảng Nam cũng đang có
những thông tin về việc 'thổi giá' khi mua sắm hệ thống máy xét nghiệm.
➢ Thu hồi lô thuốc viên nén Clorocid TW3
Thực hiện công văn chỉ đạo từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc đình chỉ lưu
hành thuốc viên nén Clorocid TW3, Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc đóng gói
dạng lọ trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-
25305-6, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 sản xuất.
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công
lập, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khẩn trương rà soát,
thu hồi tất cả các lô thuốc đóng gói dạng lọ trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3
(Cloramphenicol 250mg), SĐK: VD-25305-6, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung
ương 3 sản xuất. Nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông
báo tới Thanh tra Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Sở Y tế yêu cầu Phòng y tế các quận, huyện, thị xã thông báo đến cơ sở hành nghề
trên địa bàn quản lý ngừng kinh doanh, phân phối, sử dụng tất cả các lô thuốc có thông
tin như trên; tiếp nhận thông tin từ cơ sở và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cơ sở
(nếu có) và báo cáo việc thực hiện về Sở Y tế Hà Nội.

04/05/2020 22
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo
Trong nước: Ngân hàng nhà nước (NHNN) niêm yết tỷ giá trung tâm VND/USD
cuối tuần ở mức 23.257 đồng/USD, giảm 4 đồng so với đầu tuần. Cũng tại sở giao dịch
ngân hàng nhà nước, giá mua - bán USD được niêm yết ở mức là 23.175 VND/USD và
23.650 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, giá USD cuối tuần có xu hướng giảm mạnh so với
đầu tuần, cụ thể:
Ngân hàng Vietcombank và BIDV, giá mua - bán USD được niêm yết ở mức
23.355- 23.535 VND/USD; tại ngân hàng Viettinbank ở mức 23.330- 23.510
VND/USD; tại ngân hàng ACB ở mức 23.370- 23.520 VND/USD.
Tham khảo tỷ giá USD tại các NHTM năm 2019-2020
23800

23700

23600

23500

23400 `

23300

23200
/1 19

/3 19

/4 19

/5 19

/6 19

/7 19

/8 19

/1 20

/4 20
/2 19
3/ 9

4/ 9

5/ 9

6/ 9

7/ 9

8/ 9

/8 19
/9 19

10 /9/2 9
24 0/2 9

1 9

2/ 9

/2 20
/2 20
/3 20
/3 20
4 0

0
0 9
11 19

19 2/2 9

1 9
7/ 201

4/ 201

9/ 201

6/ 201

4/ 201

1/ 201

1
/1 01
/1 01

/1 01
1 1
/1 01
2/ 01

9/ 202

02
17 /20

21 20

18 20

23 20

20 20

18 20

15 20

30 /20

23 /20
21 /20

29 /20
12 /20
26 /20

13 /20
27 /20
12 /20
26 /20
7/ /20

5/ /20
21 /2

/2
2
/

/
1
3/

NHTM (B¸ n ra)

Tham khảo giá bán một số ngoại tệ tại NHTM (Theo giá bán của VCB)
So với đầu So với đầu
So với tuần So với đầu
Mã ngoại tệ Ngày 29/04/2020 năm 2019 năm 2018
trước (%) năm 2020 (%)
(%) (%)
AUD 15.509,22 3,33 -5,25 -4,22 -12,98
CAD 17.057,47 1,58 -4,71 -0,37 -6,19
CHF 24.470,25 -0,18 1,42 3,46 1,02
EUR 26.029,88 0,15 -2,17 -3,22 -6,93
GBP 29.654,60 1,01 -2,84 1,36 -6,29
HKD 3.071,69 -0,13 2,34 2,93 5,07
JPY 222,63 -0,37 3,01 2,41 6,78
KRW 20,27 1,25 -4,97 -3,48 -5,72
MYR 5.439,01 -0,01 -4,42 -3,54 -6,57
SGD 16.821,24 0,79 -2,69 -1,54 -2,31
THB 736,30 -0,38 -6,67 0,33 0,73
USD 23.530,00 -0,13 1,29 1,20 3,57

Thế giới: Trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ tuần qua biến động mạnh. Chỉ số
US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt
(EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 99,70 điểm.

04/05/2020 23
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Đồng USD trên thị trường quốc tế giảm khá mạnh do giới đầu tư bán ra đồng bạc
xanh trước cuộc họp quan trọng của Fed.
Đồng USD giảm sau thông tin Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) cho biết kế
hoạch mở rộng chương trình tín dụng ưu đãi trị giá 500 tỷ USD, cho phép các thành phố
và địa phương nhỏ bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ
nhằm giải thiểu các thiệt hại kinh tế.
Tham khảo tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới
So với đầu So với đầu So với đầu
So với tuần
Cặp tỷ giá Ngày 29/04/2020 năm 2020 năm 2019 năm 2018
trước (%)
(%) (%) (%)
Eur/USD 0,92168 -0,29 -18,28 -18,97 -23,33
GBP/USD 1,24670 1,07 -5,94 -0,76 -7,79
USD/INR 76,0104 -0,53 6,58 8,02 18,02
USD/AUD 1,5335 -3,22 7,58 6,53 20,27
USD/CAD 1,3952 -1,53 7,54 2,38 11,34
USD/ZAR 18,5797 -2,25 32,79 27,76 49,93
USD/NZD 1,64094 -2,42 10,45 8,86 16,40
USD/JPY 106,54 -1,11 -1,95 -3,42 -5,39
USD/SGD 1,41516 -0,82 5,12 3,62 6,45
USD/CNY 7,08035 0,00 1,58 2,99 8,80
Eur/JPY 115,592 -0,81 -5,17 -6,88 -14,62

Giá vàng: Giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.709 USD/ounce, tăng 32,7%
(419 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng
có giá 47,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1,3 triệu đồng so với vàng
trong nước.
Giá vàng thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 2 do giới đầu tư giao dịch cầm chừng
trước 2 cuộc họp quan trọng tại Hoa Kỳ và châu Âu. Giới đầu tư chốt lợi tạm thời nhưng
kỳ vọng về dài hạn vẫn rất lớn. Nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin vào khả năng vàng sẽ tiếp
tục duy trì là kênh trú ẩn an toàn.
Vàng chịu áp lực giảm trong ngắn hạn còn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa vàng và
chứng khoán đã trở lại. Dòng tiền đổ vào chứng khoán đã làm giảm sức hấp dẫn của
vàng và khiến giá của kim loại này đi xuống.
Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao tháng 6 năm 2020 trên sàn Comex New York
đứng ở mức 1.725 USD/ounce.

TIN THẾ GIỚI


➢ Trung Quốc thử nghiệm vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
Trung Quốc đã bắt đầu thử bước vào giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng loại vắc
xin bất hoạt phòng ngừa COVID-19.
Loại vắc xin bất hoạt ngừa COVID-19 này được phát triển bởi Viện Sản phẩm Sinh
học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Sinopharm (Trung Quốc) và Viện
Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Thử nghiệm lâm sàng bắt
đầu vào ngày 12/4.

04/05/2020 24
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vắc xin bất hoạt được sản xuất từ các vi sinh vật
(virus, vi khuẩn...) đã bị tiêu diệt thông qua các quá trình vật lý hoặc hóa học. Vắc xin
bất hoạt sử dụng phương pháp cấy virus corona đã chết vào bộ nhớ của tế bào miễn dịch
trong cơ thể. Nhờ điều này, khi cơ thể bị chủng virus nguy hiểm này tấn công, các tế bào
sẽ kịp thời có phản ứng miễn dịch.
Loại vắc xin này có quy trình sản xuất cẩn trọng, được kiểm soát về tiêu chuẩn chất
lượng và phạm vi bảo vệ rộng khắp.
Một thông báo của Sinopharm cho biết 96 người ở 3 nhóm tuổi đã được tiêm vắc
xin trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên. Cho đến nay, vắc xin bước đầu cho
thấy kết quả an toàn và người tiêm vắc xin vẫn được theo dõi chặt chẽ.
Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi và kiểm soát giả dược đối với vắc xin
bất hoạt được tiến hành ở Jiaozua, tỉnh Hà Nam. Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai
sẽ tập trung vào quy trình tiêm chủng.
Cả giai đoạn đầu và thứ hai của thử nghiệm lâm sàng về vắc xin phòng COVID-19
đã được Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc phê duyệt.
Sinopharm cho biết vắc xin bất hoạt này cũng sẽ trải qua giai đoạn thứ 3 của thử
nghiệm lâm sàng và có thể mất khoảng một năm để hoàn thành. Sau đó, họ sẽ đưa ra kết
luận cuối cùng về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin.
Trung Quốc đã phê duyệt ba "ứng cử viên" vắc xin ngừa COVID-19 cho các thử
nghiệm lâm sàng. Vắc xin tái tổ hợp là vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới đã bước
vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai.
➢ Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng thuốc chữa sốt rét trong điều
trị COVID-19
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ (FDA) đưa ra khuyến cáo
không nên sử dụng 2 loại thuốc chữa sốt rét là hydroxychloroquine và chloroquine trong
điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp
COVID-19, do có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim.
FDA cho biết cơ quan này đã biết rõ về tình trạng sử dụng hai loại thuốc này ngày
càng tăng qua các đơn thuốc kê cho bệnh nhân COVID-19 điều trị ở nhà.
Theo FDA, các thuốc này có thể khiến tim đập bất thường một cách nguy hiểm. Nhịp
tim có nguy cơ đập nhanh khi dùng kết hợp hai loại thuốc này với các thuốc khác như
thuốc kháng sinh azithromycin cũng như ở những bệnh nhân có bệnh lý tim và thận.
Thuốc hydroxychloroquine từng được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ca ngợi là
"vũ khí" điều trị bệnh COVID-19. Tuy nhiên, theo một phân tích được trình lên các chuyên
gia xem xét hồi đầu tuần này, thuốc hydroxychloroquine không mang lại hiệu quả trong
điều trị COVID-19 và có thể gây tử vong cao hơn cho các bệnh nhân được điều trị tại các
bệnh viện dành cho cựu chiến binh trên toàn nước Hoa Kỳ.
FDA đưa ra lời cảnh báo trên sau khi cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu
Âu (EU) cảnh báo về tác dụng phụ của hai loại thuốc này, đồng thời kêu gọi các chuyên gia y
khoa giám sát chặt chẽ hơn nữa các bệnh nhân mắc COVID-19 đang sử dụng các thuốc trên.

04/05/2020 25
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

➢ Thái Lan tự sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19


Tổ chức Dược Phẩm Chính phủ Thái Lan (GPO) thông báo, cơ quan này đang làm
việc để tự sản xuất thuốc kháng virus Favipiravir đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh COVID-
19 ở nước này.
Favipiravir là một loại thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị bệnh cúm ở Nhật
Bản. Thái Lan đã nhập khẩu Favipiravir, hầu hết là từ Nhật Bản để điều trị cho các bệnh
nhân COVID-19 có những triệu chứng từ trung bình cho tới nặng kể từ tháng 1-2020.
Chủ tịch Ban Giám đốc GPO, Sophon Mekthon cho biết, một nhóm của cơ quan
này đang nỗ lực nghiên cứu công thức của Favipiravir để làm cho thuốc này có hiệu quả
hơn và GPO dự kiến sẽ sản xuất vào năm tới. Theo ông Sophon, bằng sáng chế
Favipiravir đã hết hạn, do đó Thái Lan có thể sản xuất loại thuốc này một cách hợp pháp.
Bộ Y tế Thái Lan hiện có 200 nghìn viên Favipiravir trong kho, thấp hơn chỉ tiêu
một triệu viên. Tuy nhiên, Bộ Y tế tin rằng, số lượng thuốc Favipiravir hiện nay đủ để
điều trị cho 3.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19. Do những tác dụng phụ và số lượng hạn
chế, Bộ Y tế đã hạn chế việc sử dụng Favipiravir cho những ca lây nhiễm nặng hơn.
Trong khi đó, bà Pitchaya Dilokpattanamongkol, một giảng viên Khoa Y thuộc Đại
học Mahidol nhận xét rằng, Favipiravir không được chính thức công nhận là loại thuốc
chính để chống COVID-19. Đồng thời khuyến cáo thuốc Favipiravir không an toàn cho
phụ nữ có thai và cách tốt nhất để kiểm soát COVID-19 là vaccine ngừa bệnh.
Cũng trong ngày 28-4, Thái Lan ghi nhận bảy ca mắc COVID-19 và hai trường hợp
tử vong mới, nâng tổng số các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở quốc gia Đông-Nam Á
này cho tới nay lên 2.938 trường hợp và 54 ca tử vong.
➢ FDA khuyến cáo: Cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân khi sử
dụng thuốc sốt rét trị COVID-19
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành thông báo về
an toàn thuốc liên quan đến các tác dụng phụ đã biết của hydroxychloroquine và
chloroquine, bao gồm các vấn đề về nhịp tim nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến
tính mạng. Điều này cũng đã được báo cáo khi sử dụng để điều trị hoặc phòng ngừa
COVID-19. Vì vậy, cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân khi dùng thuốc...
Những rủi ro về tim mạch có trong nhãn thuốc cho các mục đích sử dụng đã được
phê duyệt, có thể được giảm thiểu khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có sự sàng lọc
bệnh nhân và giám sát chặt chẽ trong điều trị.
Trong khi các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để xác định tính an toàn
và hiệu quả của các thuốc này đối với COVID-19, các tác dụng phụ đã biết của thuốc
cần được xem xét một cách cẩn thận. FDA khuyến khích các chuyên gia chăm sóc sức
khỏe đưa ra quyết định điều trị cho từng bệnh nhân và theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân
để giúp giảm thiểu những rủi ro này. FDA sẽ tiếp tục theo dõi và điều tra những rủi ro
tiềm ẩn này và sẽ thông báo công khai khi có thêm thông tin.
FDA đã ban hành EUA (cấp phép ủy quyền sử dụng khẩn cấp) cho phép các sản
phẩm hydroxychloroquine và chloroquine được tặng cho Kho dự trữ chiến lược quốc gia

04/05/2020 26
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

(SNS) được phân phối và sử dụng trong các trường hợp hạn chế, như đối với một số
bệnh nhân nhập viện với COVID-19. Những loại thuốc này có thể được phân phối từ
SNS đến các tiểu bang để bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân vị thành niên và người lớn nhập
viện với COVID-19 khi thích hợp.
EUA cũng yêu cầu các tờ thông tin thuốc có chứa các thông tin quan trọng về việc
sử dụng các loại thuốc này trong điều trị COVID-19, bao gồm các rủi ro và tương tác
thuốc đã biết, cũng như sự sàng lọc và theo dõi thích hợp, được cung cấp cho các nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân.
Hydroxychloroquine và chloroquine được FDA phê chuẩn để điều trị hoặc ngăn
ngừa bệnh sốt rét. Hydroxychloroquine sulfate cũng được FDA phê chuẩn để điều trị
bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp. Những loại thuốc này chưa được chứng minh là an
toàn hoặc hiệu quả để điều trị COVID-19. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng đang
được tiến hành và các thử nghiệm bổ sung đang được lên kế hoạch để xác định xem các
loại thuốc này có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân mắc COVID-19 hay không.
➢ Hoa Kỳ cháy hàng thuốc Famotidine vì tin chữa được COVID-19
Một thành phần có trong nhiều loại thuốc chữa chứng ợ chua đang được nghiên cứu
để chế ra thuốc điều trị COVID-19, điều khiến cho thứ thuốc này “cháy hàng” ở nhiều
chuỗi cửa hàng dược phẩm lớn ở Hoa Kỳ.
Famotidine – một loại chất làm giảm độ axit trong dạ dày và kháng histamine có
trong thuốc Pepcid AC và nhiều loại thuốc khác – hiện đang được các nhà nghiên cứu tại
mạng lưới chăm sóc sức khỏe Northwell Health ở thành phố New York thử nghiệm.
Chính phủ đã kêu gọi người dân không nên đổ xô đi mua tích trữ thuốc chống ợ
chua, nhưng các hãng bán lẻ như Amazon và Walgreens dường như đang “cháy hàng”
sản phẩm này.
Tại Amazon, thuốc Pepcid AC và 3 loại thuốc cùng công dụng khác hiện đã hết
hàng để bán. Còn tại CVS – chuỗi cửa hàng dược phẩm lớn nhất nước Hoa Kỳ - các loại
thuốc có chứa famotidine cũng hết hàng tại hầu hết các cửa hiệu của hãng ở New York.
Nhiều thành phố khác như Los Angeles, Chicago, Houston…cũng trong tình trạng “cháy
hàng” các loại thuốc có chứa famotidine.
Hãng Walgreens cũng đang đối mặt với tình trạng như ở CVS, khi mà các thuốc có
chứa famotidine cũng không còn sẵn có ở hầu hết các cửa hàng của họ ở nhiều khu vực.
Hiện vẫn còn quá sớm để kết luận rằng famotidine có hiệu quả trong việc điều trì
các bệnh nhân mắc COVID-19 – căn bệnh do virus corona chủng mới gây nên – theo
như Tiến Tracey đã chỉ ra. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu chứng minh rằng chất này có
tác dụng, thì các bệnh nhân được thử nghiệm thuốc cũng được sử dụng một liều
famotidine cực cao, hơn nhiều so với lượng mà một người thường sử dụng để chữa
chứng ợ chua.
Tình trạng mua tích trữ thuốc có chứa hoạt chất famotidine cũng tương tự như tình
trạng xảy ra hồi đầu năm nay với thuốc chống sốt rét – được chế tạo thành công từ những
năm 1940 – sau khi một số nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng, trong đó có Tổng thống Hoa

04/05/2020 27
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Kỳ Donald Trump và CEO hãng Tesla Elon Musk, cho là nó có tác dụng trong điều trì
bệnh nhân COVID-19.
Chỉ 2 tuần kể từ sau khi báo giới Hoa Kỳ nói về loại thuốc hydroxychloroquine, Cơ
quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc men Hoa Kỳ (FDA) đã báo cáo về tình trạng thiếu
nguồn cung loại thuốc này.
➢ Nhật Bản phát hiện chất có thể sử dụng để bào chế thuốc
chữa COVID-19
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Nhật Bản đứng đầu vừa phát
hiện ra hai chất có thể sử dụng để bào chế thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp
cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Trong khoảng 300 loại thuốc đã được cấp phép ở Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ,
các nhà khoa học đã tìm ra Nelfinavir, vốn được sử dụng để điều trị các triệu chứng do
AIDS, và Cepharanthine, vốn được sử dụng để chữa trị cho các bệnh liên quan tới việc
suy giảm của bạch cầu (tế bào máu trắng).
Các phân tích trên máy tính cũng cho thấy nếu bệnh nhân COVID-19 sử dụng hai
chất trên cùng một lúc trong vòng 12 giờ sau khi họ có các triệu chứng nhiễm virus, họ
có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2 trong khoảng 10 ngày, sớm hơn 5 ngày so với khi
không sử dụng các chất này.
Hai chất trên đã chứng minh hiệu quả cao trong các thí nghiệm. Vì vậy, nhóm nghiên
cứu sẽ đề xuất sử dụng các chất này để bào chế thuốc chữa bệnh. Nhóm nghiên cứu đang lên
kế hoạch nghiên cứu lâm sàng để kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của các chất trên.
➢ Hoa Kỳ phê chuẩn bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà đầu tiên
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp giấy phép sử
dụng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại nhà đầu tiên. Điều này cho phép người dân
tự thu thập mẫu bệnh phẩm và gửi đến phòng thí nghiệm.
Người dùng sẽ có thể lấy mẫu từ mũi bằng bộ dụng cụ và gửi mẫu đến phòng thí
nghiệm của công ty sản xuất bộ xét nghiệm là LabCorp.
FDA đã làm việc với công ty LabCorp để đảm bảo quy trình từ việc lấy mẫu bệnh
nhân tại nhà là an toàn và chính xác như thu thập mẫu tại các bệnh viện hoặc địa điểm
xét nghiệm khác. Một bộ dụng cụ xét nghiệm có giá là 119 USD. LabCorp dự định sẽ
cung cấp bộ xét nghiệm này đến hầu hết các bang tại Hoa Kỳ trong vài tuần tới.
➢ Australia: Tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị COVID-19
Công ty công nghệ sinh học Mesoblast của Australia vừa thông báo đạt được đột
phá trong việc sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng suy
hô hấp cấp tính.
Sau hai tuần tiến hành thử nghiệm, công ty công nghệ sinh học Mesoblast của
Australia cho biết, 83% bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính và
buộc phải sử dụng máy trợ thở tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Hoa
Kỳ) đã có tiến triển tốt sau khi được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.

04/05/2020 28
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Thử nghiệm này cũng cho thấy, sử dụng tế bào gốc cũng khiến 75% bệnh nhân
COVID-19 thoát khỏi sự phụ thuộc vào máy trợ thở trong vòng 10 ngày.
Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm phương pháp này được tiêm tế bào gốc
vào tĩnh mạch trong 5 ngày đầu được điều trị tại khoa cấp cứu của bệnh viện Mount
Sinai. So với tỷ lệ sống sót trung bình là 12% của những bệnh nhân COVID-19 phụ
thuộc vào máy trợ thở và 9% người bệnh không cần phải sử dụng máy trợ thở sau khi
điều trị tại hai mạng lưới bệnh viện ở thành phố New York thì việc sử dụng tế bào gốc
đang cho thấy những dấu hiệu tích cực đối với bệnh nhân COVID-19.
Được sự đồng ý của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Hoa Kỳ, từ cuối
tháng 3/2020 công ty Mesoblast bắt đầu thử nghiệm sử dụng tế bào gốc để làm giảm tổn
thương phổi của những bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính do COVID-19 gây
nên.
Theo Giám đốc điều hành công ty Mesoblast, các kết quả nghiên cứu lâm sàng
trên những bệnh nhân nguy kịch cho thấy tiềm năng của việc sử dụng tế bào gốc như
một chất chống viêm trong việc giải phóng cytokine.
Tiếp theo những thành công ban đầu, Mesoblast sẽ nhanh chóng hoàn thành thử
nghiệm giai đoạn 2/3 ngẫu nhiên để xác nhận khả năng tế bào gốc có thể cải thiện khả
năng sống sót ở những bệnh nhân nguy kịch.
➢ Trung Quốc xuất khẩu hơn 21 tỷ khẩu trang
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến ngày 25/4/2020,
74 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 6 tổ chức quốc tế đã ký kết hợp đồng mua sắm
thương mại vật tư y tế của nước này, với tổng kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD. Hiện vẫn còn
72 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 8 tổ chức quốc tế đang tiếp tục đàm phán về các
thương vụ tương tự.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho hay, từ ngày 1/3/2020
đến 25/4/2020, nước này đã xuất khẩu hơn 21 tỷ chiếc khẩu trang, hơn 100 triệu bộ quần
áo phòng hộ cùng nhiều vật tư y tế khác.
Trung Quốc khẳng định, nước này chưa từng hạn chế xuất khẩu các mặt hàng này
và kim ngạch xuất khẩu đang tăng mạnh trong những ngày gần đây.
➢ Nhật Bản thử nghiệm lâm sàng dùng huyết tương điều trị
COVID-19
Trung tâm Quốc gia về Y tế và Sức khoẻ toàn cầu đã chính thức phê chuẩn cho
nhóm bác sĩ thuộc trung tâm tiến hành thử nghiệm. Phương pháp điều trị này sử dụng
huyết tương của những người nhiễm bệnh đã phục hồi để điều trị cho các bệnh nhân.
Huyết tương chứa kháng thể để tạo miễn dịch với virus cho người bệnh.
Hiện tại, một số nước đã thử nghiệm dùng huyết tương chữa trị COVID-19, đặc
biệt Trung Quốc cũng có báo cáo rằng phương pháp điều trị này hiệu quả đối với các ca
bệnh nghiêm trọng. Các bác sĩ tại Nhật Bản đã sử dụng máu lấy được từ những bệnh
nhân đã hồi phục và truyền huyết tương cho 50 bệnh nhân. Các bác sĩ hy vọng từ tuần
sau sẽ nhận được máu hiến tặng và bắt đầu sử dụng để điều trị trong tháng 5/2020.

04/05/2020 29
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Phương pháp điều trị bằng kháng thể được chứng minh có hiệu quả đối với bệnh
Ebola.
Nhật Bản hiện cũng đang dùng một số loại thuốc trị virus SARS-CoV-2. Ngoài
thuốc trị cúm Avigan, Nhật Bản đã thử nghiệm dùng thuốc hen suyễn, thuốc điều trị
bệnh viêm tụy cấp, thuốc điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS) trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Bước đầu đã có
những hiệu quả tốt và đang ở giai đoạn thử lâm sàng.
➢ Châu Phi đối mặt nguy cơ lớn từ COVID-19 do thiếu máy thở
Các nước trên thế giới, trong đó có cả những nước có nền y tế tiên tiến nhất, đều
đang chạy đua để thu mua các trang thiết bị y tế trọng yếu như máy thở hay đồ bảo hộ y
tế để chống dịch COVID-19. Cuộc chạy đua quyết liệt này đang bỏ lại đằng sau những
nước yếu thế, mà các nước châu Phi là những ví dụ điển hình nhất.
Ethiopia được coi là quốc gia có sự chuẩn bị tốt ở châu Phi nhưng cả đất nước
100 triệu dân cũng chỉ có khoảng 54 chiếc máy thở dành cho bệnh nhân COVID-19. Vẫn
khá hơn rất nhiều nước trong khu vực.
Nam Sudan có 11 triệu dân, có 5 Phó Tổng thống nhưng chỉ có 4 máy thở.
Liberia có 4,8 triệu dân nhưng chỉ có 6 máy thở - một chiếc nằm trong Đại sứ
quán Hoa Kỳ.
Tổng cộng 41 quốc gia châu Phi có khoảng 2.000 máy thở có thể sử dụng được.
Chưa bằng 2% số máy thở của riêng nước Hoa Kỳ.
Sự chênh lệch rõ rệt như vậy là một phần lý do khiến trên khắp châu Phi phủ một
bầu không khí lo lắng cho hệ thống y tế mỏng manh trước cơn bão COVID-19.
➢ Pháp hạn chế bán các sản phẩm chứa nicotine
Pháp đã hạn chế bán các sản phẩm có chứa nicotine nhằm tránh xảy ra tình trạng
tích trữ các mặt hàng này. Động thái này diễn ra sau khi một nghiên cứu cho rằng chất
này có thể bảo vệ con người không bị nhiễm COVID-19.
Các cửa hàng dược phẩm trên toàn nước Pháp sẽ chỉ được phép bán một lượng đủ
dùng trong một tháng các sản phẩm điều trị nghiện nicotine như: miếng dán nicotine, kẹo
cao su, viên ngậm. Việc bán các sản phẩm này trên mạng hoàn toàn bị cấm.
Theo Chính phủ Pháp, biện pháp này được triển khai nhằm ngăn chặn mối đe dọa
đến sức khỏe do sử dụng quá mức hoặc lạm dụng các sản phẩm này sau khi các phương
tiện truyền thông đưa tin về khả năng phòng chống COVID-19 của chất nicotine.
➢ NASA phát triển nguyên mẫu máy thở trong vòng 37 ngày
Các nhà nghiên cứu thuộc NASA đã phát triển một máy thở áp lực cao để điều trị
bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ trong vòng 37 ngày và đang chờ FDA thông
qua.
Thiết bị có tên "VITAL" đã được thử nghiệm tại Trường Y khoa Icahn, khu vực
Mount Sinai của thành phố New York trên "thiết bị mô phỏng bệnh nhân có độ trung
thực cao".

04/05/2020 30
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Nhóm nghiên cứu cảm thấy tin tưởng máy thở VITAL sẽ có thể hỗ trợ an toàn
cho bệnh nhân mắc COVID-19 cả ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
NASA hiện đang tìm kiếm sự thông qua nhanh chóng của FDA cho thiết bị thông
qua một ủy quyền sử dụng khẩn cấp. Thiết bị này được thiết kế để giải phóng nguồn
cung cấp máy thở truyền thống hạn chế của Hoa Kỳ để có thể được sử dụng cho những
bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng nhất. Theo NASA, các tiểu bang trên
khắp nước Hoa Kỳ đã yêu cầu việc cung cấp máy thở từ chính phủ liên bang cũng như
các nhà cung cấp tư nhân trong bối cảnh quốc gia này thiếu thiết bị y tế thiết yếu. Trong
khi đó, máy thở mới có thể được chế tạo nhanh hơn và sử dụng ít bộ phận hơn máy thở
truyền thống.
NASA lưu ý rằng máy thở này sẽ không thay thế máy thở hiện tại - vốn có thể tồn
tại trong nhiều năm và được chế tạo để giúp nhiều loại bệnh nhân hơn so với những
người mắc bệnh COVID-19. VITAL được điều chỉnh đặc biệt để phù hợp với các bệnh
nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.
➢ Ấn Độ khuyến cáo không sử dụng bộ xét nghiệm COVID-19 từ
Trung Quốc
Cơ quan Y tế Ấn Độ yêu cầu Chính phủ liên bang ngừng sử dụng thiết bị xét
nghiệm COVID-19 được nhập khẩu từ Trung Quốc vì cho kết quả không chính xác.
Cụ thể, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho biết, hơn nửa triệu bộ dụng cụ
xét nghiệm COVID-19 đã được đặt hàng từ Trung Quốc trong tháng này trong một nỗ
lực tăng cường khả năng xét nghiệm của Ấn Độ. Tuy nhiên, một số quốc gia đã lên tiếng
về chất lượng không tốt của các thiết bị này và đã gửi trả lại Trung Quốc số thiết bị
không đạt chuẩn.
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cũng đã tiến hành đánh giá các bộ dụng cụ
xét nghiệm này và kết quả cho thấy có nhiều sự thay đổi về độ chính xác. Do vậy, Hội
đồng này khuyến cáo không nên sử dụng các bộ dụng cụ xét nghiệm của Công ty Công
nghệ sinh học Quảng Châu và Công ty Công nghệ chẩn đoán Chu Hải của Trung Quốc,
đồng thời gửi trả lại các nhà sản xuất để nghiên cứu thêm.

THAM KHẢO
Tham khảo một số dụng cụ y tế nhập khẩu trong
tháng 3/2020
Đơn giá Thị trường
Tên hàng Đvt PTTT ĐKGH
Usd cung cấp
Bộ tạo dựng ảnh cộng hưởng từ của hệ thống cộng hưởng từ
Prodiva 1.5T CS Bộ 281.453 Hoa Kỳ TTR CIP
Bộ xử lý hình ảnh nội soi siêu âm kèm phụ kiện - EU-ME2 Bộ 34.775 Nhật Bản KC FOB
Bộ xử lý hình ảnh nội soi và phụ kiện loại EP-6000 Bộ 18.984 Nhật Bản KC EXW
Bóng phát tia X DURA 422-MV (05534776)
Ser.No.602082071 dùng cho máy chụp cắt lớp Chiếc 31.846 Đức TTR FCA
Dao mổ điện cao tần Model MaXium smart C Chiếc 6.949 Đức KC FCA
Dao mổ điện Model APC 2 kèm phụ kiện Bộ 11.458 Đức TTR CIP

04/05/2020 31
Thông tin Thương mại chuyên ngành “Dược phẩm & Trang thiết bị Y tế”

Đơn giá Thị trường


Tên hàng Đvt PTTT ĐKGH
Usd cung cấp
Dao mổ điện Model ARC 350 và phụ kiện Chiếc 7.109 Đức KC EXW
Đầu camera HD cho ống kính soi phẫu thuật - CH-S190-08-
LB ( HD Camera Head ) Chiếc 6.973 Nhật Bản KC FOB
Dây nội soi dạ dày Model EG27-i10 Bộ 11.000 Nhật Bản TTR EXW
Dây nội soi đại tràng Model EC-3890FK Bộ 8.910 Nhật Bản TTR EXW
Hệ thống chụp cắt lớp quang học lòng mạch máu (OCT)
Model C408661 Bộ 139.900 Hoa Kỳ TTR FCA
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính Ingenuity CT kèm phần mềm
và các phụ kiện Bộ 518.009 Ixraen TTR CIP
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính Model TSX-032A Bộ 254.602 Nhật Bản TTR CIF
Hệ thống chụp cộng hưởng từ - G-scan Brio MRI system Chiếc 346.343 Italy LC CIF
Hệ thống chụp mạch Model INFX-8000C và phụ kiện Bộ 958.384 Nhật Bản TTR CIF
Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính Model Revolution ACT. Chiếc 139.000 Trung Quốc LC CIP
Holter điện tim Model Medilog AR và phụ kiện Chiếc 10.714 Thụy Sỹ TTR EXW
Lồng ấp trẻ sơ sinh Model Giraffe Incubator Carestation
(CS1) và phụ kiện Chiếc 10.500 Hoa Kỳ LC CIP
Module tăng cường chất lượng hình ảnh (Clarity TM
System) giúp chuẩn đoán và điều trị, mã 2040260000 Chiếc 9.071 Hoa Kỳ LC EXW
Ống kính cắt u xơ tiền liệt tuyến, mã hàng SMNKJ Chiếc 20.000 Trung Quốc TTR EXW
Ống nội soi buồng tử cung kèm phụ kiện - HYF-1T Bộ 6.914 Nhật Bản KC FOB
Ống nội soi đại tràng kèm phụ kiện - CF-HQ190I Bộ 16.261 Nhật Bản KC FOB
Ống nội soi siêu âm dạ dày kèm phụ kiện - GF-UCT180 Bộ 52.942 Nhật Bản KC FOB
Ống nội soi siêu âm dạ dày kèm phụ kiện - GF-UE160-AL5 Bộ 56.165 Nhật Bản KC FOB
Ống nội soi Tai - Mũi - Họng kèm phụ kiện - ENF-VT2 Bộ 8.821 Nhật Bản KC FOB
Ống soi phế quản loại mềm có cảm biến, đường kính 5.2mm,
dài 600mm, MS : 7250011 và phụ kiện Chiếc 9.545 Đức TTR EXW
Phần máy chính của hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính Model
Discovery RT Chiếc 228.924 Trung Quốc LC CIP
Phụ tùng máy chụp CT - Bộ tạo tia X của máy;
459800594291 CTR1735 Service Chiếc 27.011 Đức TTR FCA
Tấm cảm biến X -quang Model EVS4343 Chiếc 9.000 Hàn Quốc TTR FOB
Thiết bị đốt khối u bằng sóng viba TATO2 và phụ kiện Chiếc 23.859 Italy KC EXW

(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)

-----o0o-----

Bản tin Ngoại thương – Thông tin Dược phẩm & Trang thiết bị y tế
Giấy phép xuất bản số: 112/GP-XBBT ngày 23/11/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông – Cục Báo Chí
In tại: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
Số lượng: 3.500 bản/kỳ Kỳ hạn xuất bản: Hàng tuần
Chịu trách nhiệm xuất bản: Đỗ Thị Sa

04/05/2020 32

You might also like