You are on page 1of 57

ĐẠI HỌC QUỐC GIA VIỆN KHOA HỌC

HÀ NỘI VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VIỆN CƠ HỌC

PHAN THÀNH THIẾT

MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN MÁY ÉP THỦY LỰC 400 TẤN


BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIAHÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VIỆN CƠ HỌC

PHAN THÀNH THIẾT

MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN MÁY ÉP THỦY LỰC 400 TẤN


BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN

Chuyên ngành: Cơ học Vật thể rắn


Mã số: 60 44 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH Đỗ Sanh

HÀ NỘI 2007
-1-

MỤC LỤC

Trang
Mục lục……………………………………………………………1
MỞ ĐẦU……………………………………………………….....3
Chương I:TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP THUỶ LỰC……………..4
Các loại máy ép thuỷ lực…………………………………………..4
Nguyên lý hoạt động chung……………………………………….5
Các bộ phận chính của máy ép thuỷ lực…………………………6
Máy ép thuỷ lực trong công nghệ chế tạo thiết bị áp lực……..7

Chương II:HỆ THỐNG THUỶ LỰC……………………………..10


2.1 Một số tính chất cơ bản của chất lỏng…………………………..10
2.2 Các thông số cơ bản của máy ép thuỷ lực……………………….14
2.3 Hệ thống thuỷ lực của máy ép 400 tấn
trong công nghệ chế tạo thiết bị áp lực………………………………18

Chương III: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN………………………….23


3.1 Khái niệm cơ bản về điều khiển…………………………………..23
3.2 Hệ thống điều khiển của máy ép 400 tấn
trong công nghệ chế tạo thiết bị áp lực………………………………27

Chương IV: KHUNG MÁY ÉP………………………………….30


4.1 Sơ lược về phương pháp phần tử hữu hạn (PP PTHH)…….30
4.2 Quá trình tính, thiết kế khung máy ép………………………..35

KẾT LUẬN…………………………………………………… …48


-2-

Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………...49


Phụ lục 1: Bản vẽ khung máy ép…………………………………..50
Phụ lục 2: Bản vẽ quy trình chế tạo khung máy ép………………..51
Phụ lục 3: Bản vẽ móng máy ép…………………………………...52
3

MỞ ĐẦU

Đất nước ta hiện nay đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại

hoá. Hoà cùng quá trình đó là sự phát triển tất yếu của ngành cơ khí.

Trong đó, gia công áp lực cũng đang từng bước đổi mới và đạt được

nhiều thành tựu quan trọng. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm cơ khí

được gia công bằng phương pháp này. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất và

tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập khẩu thiết bị, máy móc thì việc nghiên

cứu, chế tạo các thiết bị gia công áp lực trong nước là việc cần thiết.

Đề tài nêu toàn bộ quá trình tính toán thiết kế máy ép thủy lực 400

tấn, dùng trong công nghệ chế tạo thiết bị áp lực. Các nội dung nghiên

cứu, tính toán, thiết kế bao gồm:

 Hệ thống thủy lực.

 Hệ thống điều khiển.

 Khung kết cấu của máy ép.

Qua đó đánh giá, phân tích, so sánh kết quả tính toán với số liệu thực

tế nhằm nêu rõ sự lợi ích của việc ứng dụng tính toán trong thiết kế chế

tạo máy ép thuỷ lực cũng như các loại máy khác.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ của

Trường Đại học Công nghệ, đặc biệt là GS. TSKH. Đỗ Sanh đã giúp đỡ

tác giả trong quá trình học tập tại trường và thực hiện tốt luận văn này.
4

Chương I:
TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP THỦY LỰC
Các loại máy ép thủy lực
Đặc điểm nổi bật của máy ép thủy lực là khi gia công trên những tấm
phôi mỏng, do lực ép tĩnh nên nó đảm bảo cho phôi ép không bị đứt
ngay cả khi lực tác dụng lớn.
Thông số chính của máy ép thủy lực là lực ép định mức PH từ các
xilanh công tác của máy ép.
Theo chức năng công nghệ thì máy ép thủy lực được chia ra máy ép
vật liệu kim loại và máy ép vật liệu phi kim.

Máy ép vật liệu kim loại


+ Để rèn dập
Máy ép để rèn-rèn tự do có dập trong khuôn, PH=520MN;
Máy ép để dập-dập nống các chi tiết Magiê và hợp kim nhôm,
PH=10700MN;
Máy ép đột-để đột nóng các phôi trong cối kín,PH=1,530MN;
Máy ép để chuốt kéo - chuốt kéo các phôi rèn qua các
vòng,PH=0,7515MN.

+ Để ép chảy
Máy ép thanh-ống,dùng để ép kim loại màu và thép, PH=0,4120MN.

+ Để dập tấm
5

Máy ép dập tấm kiểu tác dụng đơn giản, PH=0,510MN; Máy ép vuốt
để vuốt sâu các chi tiết hình trụ, PH=0,34MN;Máy ép để gấp mép, tạo
mặt bích, để uốn và dập các loại tấm dày,PH=345MN; Máy ép để lốc,
để uốn vật liệu dày và nóng, PH=3200MN

+ Để thực hiện công việc lắp ráp


+ Để xử lý các phế liệu kim loại
Máy ép đóng gói và đóng bánh,được dùng để ép các phế liệu như
phoi kim loại, PH=16MN

Máy ép vật liệu phi kim loại


Gồm có máy ép cho các loại bột, chất dẻo và để ép các tấm phôi
gỗ,gỗ dán..

Nguyên lý hoạt động chung


Máy ép thủy lực hoạt động hầu như theo tác dụng tĩnh (hình 1.1).
Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực dựa trên cơ sở của định luật
Pascal. Ở dạng chung nhất thì máy ép gồm có 2 khoang: xilanh có
piston và các đường ống nối.
6

P1

3 1
P2

f1
2
p
f2 p

Hình 1.1: Nguyên lý họat động của máy ép thủy lực

Nếu như đặt lực P1 vào piston 1 thì nó sẽ tạo ra áp suất p=P1/f1.Theo
định luật Pascal thì áp suất p được truyền tới tất cả các điểm của thể tích
chất lỏng và do có hướng tác dụng vuông góc với mặt đáy của piston
2,nó sé tạo ra lực P2=p.f2 tác dụng lên phôi 3.
f2
Trên cơ sở định luật Pascal ta có: P2  P1 .
f1
Diện tích f2 lớn hơn diện tích f1 bao nhiêu lần thì lực P2 sẽ lớn hơn
lực P1 bấy nhiêu lần.

Các bộ phận chính của máy ép thủy lực


Khung máy và đồ gá
Khung và đồ gá máy ép thủy lực là kết cấu được tính toán, thiết kế và
chế tạo từ kim loại(thường là thép) đảm bảo đủ độ bền, độ biến dạng và
tuổi thọ cần thiết để chịu được tải trọng làm việc yêu cầu. Tuỳ thuộc vào
tính chất, nhiệm vụ công việc mà khung và đồ gá có kết cấu, hình dáng,
kích thước khác nhau.
7

Hệ thống thủy lực


Hệ thống thủy lực bao gồm có dầu thủy lực, các bơm, các xilanh và
các van kết hợp với nhau để điều khiển hoạt động của máy theo yêu cầu
công nghệ cụ thể.

Hệ thống điều khiển


Thực hiện việc đóng mở các bơm, thay đổi trạng thái của các van...
Tuỳ theo yêu cầu công nghệ mà sử dụng các hệ điều khiển dạng mạch
logic cứng hay điều khiển theo chương trình PLC, thông thường hệ
thống điều khiển bao gồm: công tắc hành trình, cảm biến nhiệt độ, cảm
biến áp suất, cảm biến báo mức dầu, rơle trung gian, khởi động từ...

Máy ép thủy lực trong công nghệ chế tạo thiết bị áp lực
Công nghệ chế tạo các bồn chứa thể tích lớn,
chịu áp suất cao
Để gia công chế tạo các bồn chứa thể tích lớn, chịu áp suất cao (hình
1.2) cần có các công đoạn sau:
+ Phần thân trụ: được chế tạo trên máy lốc tôn.
+ Phần chỏm cầu (hình 1.3): được ép tạo hình sơ bộ trên máy ép thủy
lực sau đó gia công tinh trên máy vê chỏm cầu (hình 1.4).
+ Ghép nối phần thân trụ và chỏm cầu, chế tạo các chi tiết phụ như
nắp, van xả, chân... sơn và có thể phải bọc bảo ôn hay cách nhiệt.
8

Hình 1.2: Bồn chứa CO2 lỏng

Hình 1.3: Phần chỏm cầu


9

Hình 1.4: Máy vê chỏm cầu.

Yêu cầu công nghệ đối với máy ép thủy lực


Với yêu cầu chế tạo các bồn chứa có đường kính tối đa 6m thì các
yêu cầu đối với máy ép thủy lực này là:
Không gian làm việc cần thiết của máy ép là: dài x cao = 6,8m x 2m
để công nhân có thể đứng thoải mái khi thao tác trong lòng máy ép,
Lực ép tối đa 400 tấn (kết quả từ bài tính lực ép khi gia công chỏm
cầu).
Vận tốc của piston khi chạy không (đi xuống, áp suất thấp): 2m/phút.
Vận tốc của piston khi ép (áp suất cao): 0.5m/phút.
Phần sau của luận văn trình bày toàn bộ quá trình tính toán, thiết kế
máy ép này.
10

Chương II
HỆ THỐNG THỦY LỰC

2.1 Một số tính chất cơ bản của chất lỏng


2.1.1 Tính liên tục
Đối với các máy thủy lực thông thường thì chất lỏng được coi như
một môi trường liên tục, đồng nhất, đẳng hướng. Các yếu tố thủy lực như
vận tốc, áp suất... là hàm số liên tục và đạo hàm cũng liên tục. Lực liên
kết giữa các phần tử chất lỏng rất nhỏ nên chất lỏng có tính di động cao,
tích chống lực kéo và lực cắt rất yếu. Nhưng chất lỏng có tính chống nén
rất lớn.
11

2.1.2 Chất lỏng có khối lượng và trọng lượng


Chất lỏng có khối lượng, gọi thể tích chất lỏng là V(m3), khối lượng
là M(Kg) thì tỷ số:
M (2.1)
 ( Kg / m 3 )
V
được gọi là khối lượng riêng hoặc khối lượng đơn vị của chất lỏng
hay mật độ của chất lỏng.
Trọng lượng riêng của chất lỏng ký hiêu là :
(2.2)
  g ( N / m 3 )

ở đây g là gia tốc trọng trường g=9.81 m/s2  10 m/s2


Tỷ trọng của chất lỏng, ký hiệu , là tỷ số giữa trọng lượng riêng của
chất lỏng và trọng lượng riêng của nước ở 4oC:
 cl (2.3)

 H 20

2.1.3 Tính nén của chất lỏng


Khi áp suất tác động lên chất lỏng thay đổi thì làm cho thể tích chất
lỏng thay đổi theo. Đó là tính nén được của chất lỏng, nó được đặc trưng
bởi hệ số nén :
1 dV 2
  (m / N )
(2.4)
V dp

Trong đó: V(m3): Thể tích của chất lỏng


p(N/m2): Áp suất của chất lỏng
dV
Lấy dấu trừ (-) để cho >0 vì 0
dp

Số nghịch đảo của :


12

1 (2.5)
E (N / m2 )

gọi là mô đun đàn hồi thể tích.
Vì sự thay đổi thể tích theo áp suất của chất lỏng là rất bé nên trong
thủy lực học người ta coi chất lỏng là không nén được, trừ một số trường
hợp đặc biệt.

2.1.4 Tính nhớt của chất lỏng


2.1.4.1 Giả thiết Niutơn
Khi có chuyển động tương đối giữa các lớp chất lỏng với nhau thì
sinh ra lực nhớt, ứng suất tiếp của nó tỷ lệ với đạo hàm của vận tốc theo
phương thẳng góc với hướng dòng chảy, tức là:
du (2.6)
  
dn

Trong đó hệ số tỷ lệ  đặc trưng cho tính nhớt được gọi là hệ số nhớt


động lực hoặc độ nhớt động lực, đơn vị đo là: Ns/m2
du
: Gradien vận tốc theo phương n thẳng góc với hướng dòng chảy.
dn

Lực nhớt sẽ bằng: T=S


Với S là diện tích tiếp xúc giữa hai lớp chất lỏng.
Ngoài hệ số nhớt động lực  người ta còn dùng hệ số nhớt động học
v:
 2 (2.7)
v (m / s)

Hệ số nhớt  và v đồng biến với áp suất, nghịch biến với nhiệt độ.

2.1.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ nhớt


13

Hệ số nhớt của chất lỏng giảm khi nhiệt độ tăng. Nhiệt độ ảnh hưởng
lớn trong khu vực nhiệt độ thấp. mối liên hệ giữa nhiệt độ và độ nhớt có
thể biểu diễn bằng \quan hệ sau:
   0 e   ( t t 0)
(2.8)

Trong đó: , 0 : độ nhớt động lực ở t và t0 độ


: hệ số tỷ lệ, đối với dầu =(0.02..0.03)
Đối với dầu hệ số nhớt  còn được biểu diễn bằng công thức gần
đúng sau:
K
 20 
 
(2.9)
 t   20
 t 
Trong đó: t: hệ số nhớt ở t0C
20: hệ số nhớt ở 200C
K: số mũ tuỳ thuộc loại dầu
2.1.4.3 Ảnh hưởng của áp suất tới độ nhớt
Khi áp suất tăng từ 0 đến (300..400) át thì hệ số nhớt tăng với áp suất
theo quy luật gần như đường thẳng, áp suất tăng hơn nữa thì hệ số nhớt
tăng theo đường cong.
Sự phụ thuộc của v và p có thể biểu diễn bằng công thức:
(2.10)
vp=v(1+Kp)
Trong đó: v: Hệ số nhớt khi áp suất bằng áp suất khí trời.
K: Hệ số phụ thuộc vào loại dầu.
p: áp suất tính bằng at
Trong thực tế với các dầu khoáng sản dùng trong truyền động khi
p=90..500 at có thể dùng công thức thực nghiệm:
(2.11)
vp=(1+0.003p)v
14

Trong các hệ thống truyền động thường có các khe rò rỉ. Lưu lượng
rò rỉ sẽ tăng khi áp suất tăng. Nhưng khi áp suất tăng thì hệ số nhớt cũng
tăng nên lại hạn chế lưu lượng này. Vì vậy phải xét kỹ sự biến đổi độ
nhớt khi áp suất tăng.

2.1.4.4 Chất lỏng Niutơn và không Niutơn


Phần lớn chất lỏng gặp trong thực tế có lực nhớt tuân theo giả thiết
Niutơn, được gọi là chất lỏng Niutơn.
Ngoài ra còn có các chất lỏng mà lực nhớt của nó không tính được
theo giả thiết Niutơn, gọi là chất lỏng không Niutơn.

2.1.5 Tính dãn nở vì nhiệt


Khi nhiệt độ chất lỏng thay đổi thì thể tích của nó thay đổi. Hệ số dãn
nở theo nhiệt độ t biểu thị sự biến đổi tương đối của thể tích chất lỏng V
ứng với nhiệt độ 10C:
1 V (2.12)
t 
V t
Tương tự trên ta có sự thay đổi của khối lượng riêng:
0 (2.13)

1   t t

Trong đó  và 0 là khối lượng riêng ứng với nhiệt độ to và to0

2.1.6 Các lực tác động trong chất lỏng- áp suất


Tất cả các lực tác động trong chất lỏng đều có thể chia làm hai loại:
Lực khối và lực mặt.
Lực khối là lực tác động lên tất cả các phân tố chất lỏng trong khối
chất lỏng khảo sát. Ở điều kiện phân bố đều, lực khối tỷ lệ với thể tích
15

chất lỏng nên còn được gọi là lực thể tích. Lực quán tính, lực từ, lực điện
trường, trọng lực... đều là lực khối.
Vectơ tổng hợp của lực khối:
 
F   f dV
(2.14)


Với f là lực khối đơn vị.
Lực mặt là lực tác động lên mặt giới hạn khối chất lỏng khảo sát. Nếu
phân bố đều và liên tục thì lực mặt tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc. Xét
thành phần lực P tác dụng vuông góc lên một yếu tố diện tích S của
chất lỏng. Nếu áp lực tác động phân bố đều và liên tục thì lực tác động
lên một đơn vị thể tích là áp suất thủy động, ký hiệu p. Trong trường hợp
chất lỏng tĩnh thì gọi là áp suất thủy tĩnh.
p dp (2.15)
p  lim 
S 0 S dS

2.2 Các thông số cơ bản của máy ép thủy lực


Chất lỏng làm việc trong các loại máy ép thủy lực là chất lỏng không
chịu nén và không xét tới ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ. Các thông
số cơ bản của máy ép thủy lực là:

2.2.1 Cột áp
Cột áp của máy thủy lực (H) là năng lượng của một đơn vị trọng
lượng chất lỏng (năng lượng đơn vị) của dòng chảy trao đổi được với
máy thủy lực, tính bằng mét cột chất lỏng(hình 2.1).
16

Hình 2.1

PB  PA  B v B2   A v A2 (2.16)
H  z BA  
 2g
(2.17)
Hay: H=Ht + Hd
Với :
PB  PA (2.18)
H t  z BA 

 B v B2   A v A2 (2.19)
Hd 
2g

Trong đó : pA, pB: áp suất tại mặt cắt A-A và B-B


vA, vB: vận tốc dòng chảy tại mặt cắt A-A và B-B
z: độ cao
Ht: cột áp tĩnh
17

Hd: cột áp động


Như vậy cột áp H chính là chênh lệch năng lượng đơn vị của dòng
chất lỏng qua máy thủy lực giữa B và A.
Nếu H>0 khi đó máy thủy lực là máy cấp năng lượng và ngược lại là
máy thu năng lượng.

2.2.2 Lưu lượng


Là lượng chất lỏng chảy qua máy thủy lực trong một đơn vị thời gian
Lưu lượng thể tích Q có đơn vị là m3/h, m3/s, thường dùng l/min
Lưu lượng trọng lượng G, có đơn vị là N/s, T/h....
Quan hệ giữa G và Q là : G= Q (2.20)

2.2.3 Công suất


Trong máy ép thủy lực có hai loại: công suất thủy lực và công suất
làm việc.
Công suất thủy lực của máy thủy lực là cơ năng mà chất lỏng trao đổi
với máy trong một đơn vị thời gian, ký hiệu Ntl
Ntl= GH= QH (2.21)
Công suất làm việc của máy thủy lực là công suất trên trục của máy
khi làm viêc, ký hiệu N.
Nếu không có tổn thất thì N=Ntl. Nhưng thực tế luôn có tổn thất nên
N khác Ntl.

2.2.4 Hiệu suất


18

Hiệu suất của máy thủy lực đánh giá tổn thất năng lượng trong quá
trình máy trao đổi năng lượng với chất lỏng.
Trong máy thủy lực có ba loại tổn thất năng lượng:
Tổn thất cột áp của dòng chảy qua máy gọi là tổn thất thủy lực, được
đánh giá bằng hiệu suất cột áp H
Tổn thất ma sát của các bộ phận cơ khí gọi là tổn thất cơ khí, đánh
giá bằng hiệu suất cơ khí c
Tổn thất do rò rỉ chất lỏng làm giảm lưu lượng của máy gọi là tổn
thất lưu lượng, được đánh giá bằng hiệu suất lưu lượng Q
Vì vậy hiệu suất của máy thủy lực là:
=HQc (2.22)
Sự liên quan giữa các thông số làm việc của máy thủy lực thường
được biểu diễn bằng đồ thị và được gọi là đường đặc tính.

2.2.5 Hiện tượng xâm thực trong máy thủy lực


Máy thủy lực làm việc với chất lỏng nên chịu ảnh hưởng của tính
chất hoá lý của chất lỏng như ăn mòn và bốc hơi, gây ra hiện tượng xâm
thực máy.
Chất lỏng ở một nhiệt độ và áp suất nhất định sẽ sôi (bốc hơi bão
hoà), áp suất đó gọi là áp suất bốc hơi bão hoà (pbh )
Khi chất lỏng sôi tạo nên nhiều bọt khí trong dòng chảy. Các bọt khí
bị dòng chảy cuốn vào vùng có áp suất p>pbh sẽ ngưng tụ lại thành
những giọt chất lỏng có thể tích nhỏ hơn nhiều so với thể tích bọt khí,
tạo ra những khoảng trống cục bộ, thu hút những phần tử chất lỏng xung
quanh ập tới với vận tốc rất lớn, làm cho áp suất tại đó đột ngột tăng lên.
Áp suất cục bộ rất lớn này làm rỗ bề mặt kim loại, phá hỏng các bộ phận
của máy, gọi là hiện tượng xâm thực. Hiện tượng này thường xảy ra
19

trong các máy có áp suất nhỏ và nhiệt độ cao, nhất là ở những nơi mà
chất lỏng có vận tốc và áp suất thay đổi đột ngột. Khi xảy ra xâm thực,
dòng chảy trong máy bị gián đoạn, làm máy rung nhiều và gây ra tiếng
động bất thường làm cho lưu lượng, áp suất và hiệu suất của máy bị
giảm đột ngột.
Để tránh hiện tượng xâm thực, cần phải hạn chế áp suất làm việc của
chất lỏng lớn hơn áp suất hơi bão hoà tại nhiệt độ làm việc. Tức là duy
trì p>pbh

2.3 Hệ thống thủy lực của máy ép 400 tấn trong công nghệ chế tạo
thiết bị áp lực
Do máy ép có lực ép lớn, nên để sử dụng một cách tốt hơn công suất
của động cơ điện, ta sử dụng bơm kép: Phần lưu lượng có lưu lượng lớn
dùng cho hành trình chạy không của piston, phần cao áp chỉ bổ sung một
lượng nhỏ dầu có áp suất cao cho xilanh khi làm việc. Để đảm bảo tốc
độ và hiệu quả làm mát, ta sử dụng hệ thống làm mát riêng (hình 2.2).
20

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống thủy lực

2.3.1 Nguyên lý hoạt động của mạch thủy lực


2.3.1.1 Mạch chính
Quá trình không tải: Dầu được bơm kép 10-11 hút từ thùng chứa đi
qua bầu lọc 12, van một chiều 7 và van lưu lượng một đầu điện 6 về
thùng chứa.
Quá trình nâng piston: Kích hoạt đồng thời đầu S2 của van 5 và đầu
S3 của van 6. Dầu bị van 6 chặn không thể về thùng mà qua van 5 rồi
van một chiều 3 để đến phần dưới của xilanh 1. Lúc này áp suất phía
dưới xilanh cao hơn áp suất phía trên nên van một chiều có điều khiển 2
mở để dầu từ phần trên xilanh qua van 2, van 5 về thùng chứa.
Quá trình hạ piston: Kích hoạt đồng thời đầu S1 của van 5 và đầu
S3 của van 6. Dầu bị van 6 chặn không thể về thùng mà qua van 5 rồi
van một chiều 2 để đến phần trên của xilanh 1. Dầu từ phần dưới của
xilanh qua van an toàn 4, van 5 rồi về thùng chứa.
21

Ngoài ra cụm van 3-4 còn có tác dụng chống cho piston tụt xuống
khi áp suất phần dưới xilanh nhỏ hơn áp suất đặt trước để đảm bảo an
toàn khi sản xuất.
Khi áp suất phần trên xilanh đạt trên 1000 N/cm2 (giá trị đặt trước)
thì van an toàn 8 mở, dầu từ phần lưu lượng 10 qua van an toàn 8 về
thùng chứa. Phần cao áp 11 của bơm tiếp tục cung cấp dầu đến khi áp
suất đạt 3930 N/cm2 (giá trị đặt trước) thì van an toàn 9 mở để dầu về
thùng chứa. Phần dầu có áp suất cao trong xilanh được khoá bởi van
một chiều 2.
Việc sử dụng van 6 và kích hoạt đồng thời S3 với S1 (hoặc S2) nhằm
tránh cho van 5 phải thay đổi trạng thái khi bên trong có dầu áp suất cao.
Khi kích hoạt S3 thì dầu từ phần lưu lượng 10 của bơm 10-11 qua
van tám về thùng, dầu từ phần cao áp 11 qua van 9 về thùng.
Khi không kích hoạt S3 thì việc kích hoạt S1 hoặc S2 không có ý
nghĩa.

2.3.1.2 Mạch làm mát


Dầu được bơm làm mát 15 hút qua lọc sơ cấp 16, đẩy qua lọc thứ cấp
14 rồi đi qua bộ làm mát 13 trở về thùng chứa. Nước làm mát được cung
cấp bởi nguồn riêng.

2.3.2 Tính chọn các thông số của bơm và động cơ


2.3.2.1 Mạch chính
Với yêu cầu của máy, ta chọn xilanh có đường kính ngoài 620
đường kính trong 360 (cũng là đường kính phần có ích của piston,
d=360). Hành trình piston là 1m. Để có lực ép 400 tấn thì áp suất của
xilanh cần là:
22

P 4 P 4.4000000
p2     3930( N / cm 2 )
S d 2  36 2
Trong đó: P: Lực ép của xilanh , P=400 tấn=4 000 000 N
S: Diện tích làm việc của xilanh
d: Đường kính làm việc của xilanh ,d=360mm= 36cm
Nếu như bỏ qua các tổn hao về hệ thống thủy lực thì đối với bộ dẫn
động của bơm không có bình tích áp, không có bánh đà trên trục dẫn
động bơm (như trường hợp này) ở thời điểm bất kỳ của hành trình công
tác ta có đẳng thức:
(2.23)
Np=Nb=Nđc
Trong đó: Np: Công suất của máy ép ở hành trình công tác
Nb: công suất của bơm
Nđc: Công suất của động cơ điện
Khi máy ép làm việc, có những thời điểm mà Np đạt giá trị cực đại
như vậy công suất của bơm và động cơ cũng phải tính toán theo công
suất cực đại này.
Trong quá trình nâng hạ piston, (không tải) áp suất trong xilanh
không quá 1000 N/cm2 (do đặt trước ở van 8). Để có công suất cực đại
trong quá trình này ta tính với áp suất dầu là p1=1000 N/cm2.
Piston cần cấp một công suất là Np1, với lưu lượng Q1
p1Sv1 p1d 2v1 1000 xx362 x2 (2.24)
N P1     33.929( w)  34( Kw)
60 4 x60 240
Trong đó: Vận tốc của piston: v1=2m/phút = 20dm/phút
d 2  3.6 2 (2.25)
Q1  Sv1  v1  x20  203.5(l / p)
4 4
Tương tự, ta coi hành trình ép có tải của piston có áp suất dầu là
p2=3930N/cm2 vận tốc piston v2=0.5 m/phút = 5dm/phút công suất và lưu
lượng cần cấp cho piston là Np2,Q2
- 23 -

p2 Sv2 p2d 2v2 3930 xx362 x0.5 (2.26)


N p2     33.335( w)  34 Kw)
60 4 x60 240

d 2  3.6 2 (2.27)
Q2  Sv2  v2  x5  51(l / p)
4 4
Với kết quả trên cần chọn cụm chi tiết động cơ-bơm có các thông số cơ
bản là:
Công suất: 45 Kw
Lưu lượng phần bơm lưu lượng: 203.5 l/p
Lưu lượng phần bơm cao áp: 51 l/p
Việc chọn công suất và lưu lượng của bơm và động cơ cần lớn hơn tính
toán để bù lại các tổn hao công suất và lưu lượng trong hệ thống cũng như
phù hợp với các thiết bị có sẵn trên thị trường.

2.3.2.2 Mạch làm mát


Việc chọn các thiết bị cho mạch làm mát thường được thực hiện dựa vào
kinh nghiệm như sau:
Lưu lượng của bơm làm mát Qlm bằng một đến hai lần lưu lượng của bơm
lưu lượng. Ở đây lấy Qlm =200 l/p.
Áp suất bơm làm mát plm không quá 150 N/cm2. Ở đây lấy plm= 150 N/cm2
Với các thông số này, công suất của cụm bơm và động cơ là Nlm:
(2.28)
Nlm=plmQlm/6120
Với plm tính bằng N/cm2 , Qlm tính bằng l/p, 6120 là hằng số chuyển đơn
vị, Nlm tính bằng Kw. Thay các giá trị tương ứng vào (2.28) có:
Nlm=150x200/6120= 4.9 Kw
Với kết quả trên, chọn bộ bơm làm mát và động cơ có các thông số sau:
Áp suất bơm làm mát: plm= 150N/cm2
Lưu lượng bơm làm mát: Qlm =100 l/p
- 24 -

Công suất bơm và động cơ: 5.5 Kw

Chương III
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
3.1 Khái niệm cơ bản về điều khiển
3.1.1 Các phần tử cơ bản của hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiền tự động là hệ thống được xây dựng từ ba bộ phận chủ
yếu:
+ Thiết bị điều khiển C (Controller)
+ Đối tượng điều khiển (Object)
+ Thiết bị đo lường M (Measering Device)
Đó là một hệ thống có phản hồi (feedback) hay có liên hệ ngược. Hình 3.1
là sơ đồ khối một hệ thống điều khiển tự động đơn giản nhất và tổng quát
nhất.
Các tín hiệu tác động trong hệ thống:
- 25 -

+ u: tính hiệu vào (input)


+ y: tính hiệu ra (output)
+ x: tín hiệu điều khiển tác động lên đối tượng
+ e: sai lệch điều khiển
+ z: tín hiệu phản hồi (phản hồi âm ký hiệu bằng dấu (-) khi z ngược dấu
với tín hiệu u).

Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển

3.1.2 Các loại sơ đồ mạch điện


3.1.2.1 Sơ đồ khai triển
Là sơ đồ mạch điện mà trên đó thể hiện mọi phần tử có trong mạch điện,
kể cả các khâu liên động và bảo vệ. Trong sơ đồ này các phần tử của khí cụ
điện, thiết bị điện được thể hiện không xét đến vị trí tương quan, mà chỉ xét
đến vị trí thực hiện chức năng của chúng trong mạch điện. Các thành phần cơ
bản của sơ đồ khai triển là:
Mạch động lực: cấp điện cho động cơ qua cầu dao, cầu chì, áp tô mát, tiếp
điểm chính của công tắc tơ...
Mạch điều khiển: các nút ấn điều khiển, các cuộn dây, các tiếp điểm phụ
của các công tắc tơ, các tiếp điểm của các rơle...
Trên sơ đồ khai triển thường quy định một số nguyên tắc như sau:
- 26 -

Mạch động lực vẽ bằng nét đậm, mạch điều khiển vẽ bằng nét mảnh.
Trên sơ đồ ghi tên các thiết bị điện, khí cụ điện theo nhiệm vụ của nó
trong mạch điện và viết tắt bằng các chữ cái bên cạnh phần tử.
Các điểm nối phải đánh số thứ tự để dễ phân tích, lắp ráp, đỡ nhầm lẫn và
thuận tiện khi sử dụng sơ đồ.
Ở mạch động lực cần ghi rõ các chữ cái để chỉ rõ nối ở đâu như A,B,C rồi
A1, B1, C1...

3.1.2.2 Sơ đồ nguyên lý
Là một dạng sơ đồ khai triển đã được đơn giản hoá đi. Trong sơ đồ nguyên
lý chỉ để lại các mạch chính biểu thị các máy điện, các khí cụ điện và các
khâu có ý nghĩa đối với nguyên lý làm việc của hệ thống. Đôi khi sơ đồ
nguyên lý chỉ để giải thích nguyên lý làm việc của một vài khâu nào đó của
hệ thống điều khiển tự động.

3.1.2.3 Sơ đồ lắp ráp


Là sơ đồ biểu diễn vị trí lắp đặt thực tế của thiết bị điện, khí cụ điện trong
tủ điều khiển và ở các bộ phận khác của máy. Sơ đồ lắp ráp chỉ rõ các đường
dây nối giữa các thiết bị, khí cụ, chỉ rõ tiết diện đường dây nối, số hiệu của
dây nối. Việc bố trí khí cụ và thiết bị điện dựa trên kết cấu và đặc điểm làm
việc của máy:
Máy đơn giản có thể bố trí ở tất cả mọi chỗ
Máy phức tạp có thể bố trí ở ba vị trí như sau:
+ Các động cơ điện, rơle tốc độ, công tắc hành trình... được bố trí tại máy.
+ Các khí cụ tự động như rơle điện, áp tô mát, khởi động từ, máy biến áp,
chỉnh lưu, khuyếch đại từ...đặt trong tủ điện.
- 27 -

+ Các khí cụ cần quan sát như: đồng hồ chỉ thị, đèn tín hiệu, nút ấn, khoá
điều khiển...được bố trí tại bảng điện.

3.1.3 Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống điều khiển
Đối với một máy sản xuất ta có thể thiết lập được nhiều sơ đồ mạch điện
khác nhau. Để đánh giá chất lượng của các sơ đồ đó và lựa chọn được sơ đồ
tốt nhất ta dựa trên các yêu cầu cơ bản sau:

3.1.3.1 Phù hợp nhất với yêu cầu công nghệ


Đối với một máy sản xuất thường có một số nhiệm vụ và chức năng cụ
thể và do vậy có một số đặc điểm công nghệ nhất định. Khi một hệ thống điều
khiển phù hợp với công nghệ đặt ra đối với cơ cấu sản xuất sẽ cho ta hiệu quả
kinh tế cao nhất. Một hệ thống điều khiển phù hợp với công nghệ là:
+ Động cơ điện truyền động cho cơ cấu sản xuất và phương pháp điều
chỉnh tốc độ động cơ có đặc tính cho phép phù hợp với đặc tính của cơ cấu
sản xuất.
+ Các thiết bị, khí cụ điện trong hệ thống hoạt động tạo ra được đầy đủ
những chế độ cần thiết mà công nghệ của máy yêu cầu.

3.1.3.2 Hệ thống đơn giản, tác đông tin cậy


Một hệ thống điều khiển được xem là đơn giản nhất khi:
Số lượng thiết bị, khí cụ điện, máy điện và các thiết bị khác ít nhất, ít chi
tiết, đường dây.
Các thiết bị máy móc cùng loại (đồng bộ), cấu tạo đơn giản.
Các thiết bị trong hệ thống hoạt động tin cậy.

3.1.3.3 Điều khiển thuận tiện, linh hoạt


- 28 -

Dễ dàng chuyển từ trạng thái khống chế này sang trạng thái khống chế
khác.
Từ một vị trí có thể điều khiển được nhiều mục tiêu khác nhau.
Có thể điều khiển tự động, điều khiển bằng tay và việc chuyển đổi dễ
dàng, nhanh chóng

3.1.3.4 Hệ thống tác động phân minh


Hệ thống điều khiển hoạt động đúng đắn khi bình thường cũng như khi
gặp sự cố, ở bất kỳ vị trí làm việc nào cũng phải đảm bảo một thứ tự làm việc
chặt chẽ. Mặt khác khi gặp các sự cố kỹ thuật thì thiết bị bảo vệ phải tác động
dứt khoát, rành mạch và có chọn lọc.

3.1.3.5 Đảm bảo an toàn


Các thiết bị dùng trong hệ thống phải chắc chắn, độ bền cao, độ chính xác
cao.
Hệ thống có đầy đủ các bảo vệ cần thiết và đúng đắn.
Lắp ráp đúng qui trình.

3.1.3.6 Kích thước và giá thành nhỏ nhất


3.1.3.7 Thuận tiện cho lăp ráp và sửa chữa
3.1.3.8 Các yêu cầu khác
Ngoài các yêu cầu trên thì hệ thống có thể có các yêu cầu khác như: các
thiết bị sử dụng trong hệ thống phải hợp lý, dùng ít kim loại màu...

3.2 Hệ thống điều khiển của máy ép 400 tấn trong công nghệ chế tạo
thiết bị áp lực
- 29 -

Để thực hiện yêu cầu công nghệ đặt ra đối với mạch thủy lực hình 2.2 thì
hệ thống điều khiển được thiết kế như hình 3.2 với nguyên lý hoạt động và
thứ tự vận hành như sau:
Bước 1: Khởi động
Ấn nút mở máy M (thời điểm t=0).
Cuộn hút của khởi động từ K1 được cấp điện, tiếp điểm K1 tại động cơ D1
đóng, động cơ D1 được khởi động. Đồng thời tiếp điểm phụ của khởi động từ
K1 trong mạch điều khiển đóng để tự duy trì trạng thái hoạt động.
Cuộn hút của rơ le thời gian Rth1 được cấp điện, sau thời gian t=t1 đặt
trước để động cơ D1 khởi động xong, tiếp điểm của Rth1 đóng. Cuộn hút của
khởi động từ K2 được cấp điện, tiếp điểm K2 của khởi động từ tại động cơ
D2 đóng, khởi động động cơ D2.
Cuộn hút của rơ le thời gian Rth2 được cấp điện, sau thời gian t2, đặt trước
để khởi động xong động cơ D2 thì tiếp điểm của Rth2 đóng cấp điện cho phần
tiếp theo. Đèn sáng, báo hiệu máy đã sẵn sàng làm việc.
Bước 2: Quá trình vận hành:
Nhấn nút bấm tác dụng kép N1, cuộn hút S1 của van phân phối 5 và cuộn
hút của rơ le trung gian Rtg1 được cấp điện. Tiếp điểm của Rtg1 đóng cấp
điện cho cuộn hút S3 của van 6. Như vậy cuộn hút S1 và S3 đồng thời hoạt
động thực hiện quá trình hạ piston.
Tương tự, nhấn nút N2, thì cuộn hút S2 và S3 đồng thời hoạt động thực
hiện quá trình nâng piston.
Việc sử dụng nút bấm tác dụng kép N1 và N2 để đảm bảo trong quá trình
vận hành không thể xảy ra trường hợp cả S1 và S2 được tác động.
Bước 3: Dừng máy:
- 30 -

Nhấn nút D, toàn bộ mạch điều khiển bị ngắt điện. Tiếp điểm K1, K2 của
các khởi động từ mở, cắt nguồn cấp điện cho các động cơ D1, D2 và mạch
điều khiển.

Hình 3.2: Hệ thống điều khhiển

Các tình huống sự cố:


Cháy nổ các thiết bị của mạch điều khiển như: cầu chì C1, C2, các rơ le,
các khởi động từ...
Dòng điện qua động cơ D1 hoặc D2 vượt quá giá trị cho phép khiến tiếp
điểm của rơ le nhiệt RN1 hoặc RN2 mở dẫn đến cắt điện vào mạch điều
khiển.
- 31 -

Khi dầu trong thùng dầu thấp hơn một ngưỡng đặt trước, tiếp điểm của
phao báo dầu P mở, cắt điện vào mạch điều khiển.

Chương IV
KHUNG MÁY ÉP

4.1 Sơ lược về phương pháp phần tử hữu hạn (PP PTHH)


4.1.1 Đặc điểm của PP PTHH
Argyrisvaf và Kelsey là những tác giả có đóng góp chủ đạo trong phát
triển các phương pháp ma trận cho phân tích kết cấu. Trong các chương trình
- 32 -

của mình, các tác giả nêu trên đã đưa ra các dạng ma trận cho phương pháp
lực và phương pháp chuyển vị trên cơ sở ứng dụng các nguyên lý năng lượng
của cơ học kết cấu. Tiếp theo phải kể đến các công trình của Turner, Clough,
Martin và Topp đã dẫn tới phát minh PP PTHH. Clough trong nhiều tác phẩm
đã mô tả vật lý cho phương pháp và là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
PTHH. Từ đó hàng loạt các công trình đã ra đời trong 25 năm trở lại đây cả
về nền tảng toán học lẫn các thế hệ phương pháp để giải các bài toán trường
của phân tích kết cấu. Cũng trong thời gian đó, cùng với sự phát triển như vũ
bão của công nghệ máy tính, một số lượng lớn các bộ chương trình đã ra đời
để phân tích PTHH và ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong lĩnh vực kỹ
thuật này.
PP PTHH khái quát những đặc điểm tốt nhất của hai phương pháp Xấp xỉ
hàm và Sai phân hữu hạn. Đặc biệt nội dung phương pháp này được trình bày
qua các khái niệm vật lý và vì thế nó hoàn toàn thích hợp với phương pháp tư
duy của các kỹ sư xây dựng và kết cấu.
Tư tưởng cơ bản của phương pháp là vật thể và kết cấu có thể phân chia
thành các phần tử nhỏ hơn, có kích thước hữu hạn và được gọi là các “Phần tử
hữu hạn”. Vật thể hay hệ kết cấu ban đầu được coi là tập hợp các phần tử
được nối với nhau tại một số hữu hạn các điểm-“điểm nút”. Như vậy khái
niệm rời rạc trong PP PTHH cũng giống như trong phương pháp sai phân hữu
hạn.
Các tính chất của phần tử được xây dựng và tổ hợp lại để nhận nghiệm cho
toàn bộ kết cấu. Ví dụ trong mô hình chuyển vị, theo phân tích PTHH thường
chọn một số hàm đơn giản-“hàm dáng” để xấp xỉ đường cong chuyển vị trong
phần tử theo chuyển vị tại nút của phần tử. Thủ tục này tựa như thủ tục đã
dùng trong phương pháp xấp xỉ hàm theo Rayleight-Ritsz, điểm khác biệt là ở
chỗ quá trình xấp xỉ các biến trường chỉ nằm ở mức phần tử. Biến dạng và
- 33 -

ứng suất bên trong phần tử cũng được biểu diễn theo chuyển vị nút. Vì vậy
có thể dùng nguyên lý chuyển vị khả dĩ hay nguyên lý cực tiểu thế năng để
dẫn ra phương trình cân bằng chỉ cho phần tử với các chuyển vị nút là ẩn số.
Phương trình cân bằng của toàn kết cấu được thành lập từ tổ hợp các phương
trình cân bằng của từng phần tử sao cho bảo toàn tính liên tục của chuyển vị
tại các nút, nơi các phần tử được nối với nhau. Đưa vào các điều kiện biên cần
thiết và giải phương trình cân bằng đối với các chuyển vị nút. Saukhi nhận giá
trị chuyển vị nút của mỗi phần tử, có thể tính ứng suất và biến dạng theo các
tính chất phần tử đã biết trước.
Như vậy thay vì giải bài toán cho toàn bộ kết cấu trong một thuật toán, PP
PTHH, lưu ý chủ yếu tới tính hình thành các tính chất phần tử. Các thủ tục tổ
hợp phần tử, giải phương trình, tính ứng suất, biến dạng phần tử là như nhau
cho mọi loại kết cấu. Do đó PP PTHH mở ra khả năng xây dựng bộ chương
trình có tính tổng quát, chứa thư viện các loại phần tử khác nhau và một khối
chung cho tất cả các thủ tục phân tích khác. Cấu trúc phân khối của tổ chức
chương trình đã được ứng dụng cho phần lớn các bộ chương trình PTHH đã
và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Cách phân khối này
cũng đặc biệt tiện lợi cho việc xây dựng các Module chương trình phục vụ
cho các bài toán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả các bài toán ứng dụng
thuộc kỹ thuật chuyên ngành, lẫn các bài toán nghiên cứu phát triển lý thuyết.

4.1.2 Các bước cơ bản của PP PTHH


4.1.2.1 Rời rạc hoá và chọn mô hình PTHH
Kết cấu hay vật rắn được rời rạc thành các PTHH. Bước này đòi hỏi các
kiến thức về tính chất vật lý của vật rắn hay kết cấu để quyết định phương
pháp phân tích và lựa chọn phần tử, số phần tử và số loại phần tử trong lưới.
- 34 -

Sau khi rời rạc, các nút được đánh số sao cho bề rộng nửa dải của ma trận
độ cứng tổng quát là nhỏ nhất.

4.1.2.2 Tính toán tính chất phần tử


Sử dụng tính chất phần tử để tính toán ma trận biến dạng chuyển vị [B],
ma trận độ cứng phần tử [k], và vectơ tải nút [Q].

4.1.2.3 Sắp xếp phần tử


Sử dụng phương pháp độ cứng trực tiếp để thiết lập ma trận độ cứng tổng
quát [K] và vectơ tải nút [P]. Quan hệ tương ứng giữa bậc tự do phần tử và
bậc tự do tổng quát được sử dụng để xắp xếp các ma trận độ cứng phần tử vào
ma trận độ cứng tổng quát.

4.1.2.4 Giải hệ phương trình cân bằng


Hệ phương trình cân bằng [K][d]=[P] được giải đối với các chuyển vị nút
của kết cấu hay vật rắn, với [d] là vectơ các chuyển vị nút

4.1.2.5 Tính ứng suất và các kết quả khác


Ứng suất, biến dạng tại điểm bất kỳ trong phần tử được tính theo phương
trình:
(4.1)
[]= [C][B][d]
(4.2)
[]=[B][d]
Trong đó : []: vectơ ứng suất
[]: vectơ chuyển vị
[C]: ma trận vật liệu
[B]: ma trận biến dạng chuyển vị
- 35 -

4.1.3 Các thông số cơ bản của phần tử tứ diện bốn nút


Xét phần tử tứ diện bốn nút (hình 4.1):

Hình 4.1: Phần tử tứ diện bốn nút

Điểm P bất kỳ bên trong phần tử có thể biểu diễn qua tập các toạ độ tự
nhiên như sau:
(4.3)
Li=Vi/V
Trong đó : Vi : thể tích của tứ diện con thứ i được xác định bởi đỉnh P
và mặt i của tứ diện phần tử.
V: thể tích của phần tử
Thể tích của phần tử V được xác định như sau:
1 1 1 1
1 x1 x2 x3 x4 (4.4)
V
6 y1 y2 y3 y4
z1 z2 z3 z4

Quan hệ giữa toạ độ đề các và toạ độ tự nhiên có dạng:


- 36 -

1   1 1 1 1   L1 
 x  x x2 x3 x 4   L2 
  1 (4.5)
x
 y   y1 y2 y3 y 4   L3 
     
 z   z1 z2 z3 z 4   L4 

tính thống nhất ở dòng đầu khiến ma trân nghịch đảo được, đảo lại ta có :

 L1  V1 a1 b1 c1   1 
L   c 2   x 
 2   1 x V2 a2 b2
x
(4.6)
 L3  6V V3 a3 b3 c3   y 
     
 L4  V4 a4 b4 c4   z 

trong đó các thành phần ai, bi, ci là hình chiếu của mặt i lên các mặt phẳng
toạ độ đề các.
ai  ( z j y k  z k y j )  ( z k y l  z l y k )  ( z l y j  z j y l )
(4.7)
bi  ( z j x k  z k x j )  ( z k xl  z l x k )  ( z l x j  z j xl )
ci  ( y j x k  y k x j )  ( y k xl  y l x k )  ( y l x j  y j xl )

i, j, k, l theo trật tự vòng (12341)


Các đạo hàm riêng của toạ độ tự nhiên theo toạ độ đề các :
Li a Li b Li c (4.8)
 i  i  i
x 6V y 6V z 6V

Tíc phân qua miền thể tích:


p!q!r! s! (4.9)
 L L L L dV  ( p  q  r  s  3)
p q r s
1 2 3 4
V

4.2 Quá trình tính, thiết kế khung máy ép


Với kết cấu khung lớn như trường hợp này thì việc tính toán các thông số
kỹ thuật bằng tay sẽ gặp phải khó khăn sau:
- 37 -

+Nếu mô hình hoá đơn giản thì sai số gặp phải khi mô hình hoá đã là rất
lớn.
+Nếu mô hình hoá đầy đủ thì không thể tính toán bằng tay một cách chính
xác.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của máy tính điện tử thì cũng có nhiều
phần mềm phân tích kết cấu bằng PTHH như: ANSYS, SAP... Đề tài này sử
dụng chương trình phân tích PTHH CosMosDesignStar4.0 với phần tử tứ diện
bốn nút để phân tích các thông số kỹ thuật của khung như sau:

4.2.1 Chọn mô hình khung máy ép

Khung máy ép Thủy Lực là bộ phận chính để chịu lực ép, do đó nó chịu
tải trọng rất lớn (400 tấn), vì vậy phải chọn sơ đồ khung hợp lý sao cho khả
năng chịu tải là lớn nhất, tốn ít vật liệu và dễ gia công. Các dạng khung máy
ép có thể sử dụng là:

+ Dạng hình chữ nhật kín (hình 4.2): Không gian máy chiếm chỗ lớn, kết
cấu cồng kềnh trọng lượng lớn, tốn nhiều vật liệu. Bù lại, khi lực ép P lớn thì
máy làm việc ổn định, ít rung động, độ biến dạng của khung nhỏ.

+ Dạng hình chữ C(hình 4.3): Không gian máy chiếm chỗ nhỏ, tốn ít vật
liệu. khi làm việc với lực ép lớn thì khung rung động và chịu biến dạng lớn.

Hình 4.2: Khung dạng hình chữ nhật


- 38 -

Hinh 4.3: Khung dạng hình chữ C


Sau khi cân nhắc các điều kiện kỹ thuật, điều kiện kinh tế, ta chọn sơ đồ
khung dạng hình chữ nhật. Kết hợp với kích thước lắp ráp của xilanh (hình
4.4) ta chọn hình dáng và kích thước sơ bộ của khung được trình bày ở hình
4.5.

Hình 4.4: Kích thước lắp ráp của xilanh

Hình 4.5: Hình dáng và kích thước sơ bộ của khung máy ép 400 tấn
- 39 -

Khi làm việc, xilanh mang chày ép tác dụng lực vào phôi đặt trên cối ép
(Hình 4.6). Phần khung trên tiếp xúc với xilanh tại một vành khuyên có
đường kính trong 620mm, đường kính ngoài 925mm. Đối với từng sản phẩm
mà ta sử dụng các cối có kích thước khác nhau. Để thuận tiện cho tính toán ta
coi vùng tiếp xúc giữa cối và phần khung dưới là một miền tròn đường kính
925mm.
Với cách bố trí trên, lực ép P từ piston sẽ lần lượt truyền qua chày ép,
phôi, gối và tác dụng xuống phần khung dưới tại miền tròn tiếp xúc giữa
khung và gối. Đồng thời, thân xilanh cũng tác dụng vào phần khung trên một
lực ép P tại vùng vành khuyên tiếp xúc giữa xilanh và khung.

Hình 4.6: Bố trí đồ gá cho máy ép.

4.2.2 Chọn vật liệu chế tạo khung máy ép


Tuỳ theo điều kiện làm việc và điều kiện kinh tế mà có thể chọn vật liệu
chế tạo khung máy ép khác nhau như: Inox, thép các bon...Trong trường hợp
này, do kích thước, khối lượng của khung lớn nên ta chọn tôn tấm là loại có
sẵn trên thị trường. Các thông số kỹ thuật chính của vật liệu này như sau:
- 40 -

+ Mô đun đàn hồi: 2.1e+11 N/m2


+ Hệ số Poát sông: 2.8 NA
+ Ứng suất xoắn: 7.9e+10 N/m2
+ Ứng suất kéo : 3.99826e+8 N/m2
+ Ứng suất uốn : 2.20594e+8 N/m2
+ Trọng lưọng riêng: 7800 Kg/m3

4.2.3 Thực hiện tính toán


4.2.3.1 Không cố định khung với nền
Khung máy được mô hình hoá như hình 4.7
Đế giữa của khung là điểm duy nhất tiếp xúc với nền, hai đế còn lại có thể
chuyển dịch khi máy làm việc.
Các kết quả tính toán được trình bày trên các hình 4.8 đến 4.12. Các thông
số cần quan tâm nhất là:
Cỡ phẩn tử: 0.1m với sai lệch cho phép 0.005m
Số phần tử: 110 749
Số nút: 215 065
Ứng suất lớn nhất: 4.331e8 N/m2
Biến dạng lớn nhất: 1.338e-3
Chuyển vị lớn nhất: 7.166e-03 m  7.2mm
Hệ số an toàn nhỏ nhất: 0.51
- 41 -

Hình 4.7: Mô hình bài toán khi khung không gắn với nền (đế tự do)

Hình 4.8: Kết quả chia lưới phần tử khi đế tự do


- 42 -

Hình 4.9: Kết quả phân tích ứng suất khi đế tự do.

Hình 4.10: Kết quả phân tích biến dạng khi đế tự do


- 43 -

Hình 4.11: Kết quả phân tích chuyển vị khi đế tự do

Hình 4.12: Kết quả phân tích hệ số an toàn khi đế tự do


- 44 -

4.2.3.2 Cố định khung với nền cứng


Trường hợp này, khung máy được mô hình hoá như hình 4.13.
Nền được coi là cứng tuyệt đối. Ba chân đế của khung gắn chặt với nền
coi như bị ngàm cứng.
Các kết quả tính toán được trình bày trên các hình 4.14 đến 4.18. Các
thông số cần quan tâm nhất là:
Cỡ phẩn tử: 0.1m với sai lệch cho phép 0.005m
Số phần tử: 110 749
Số nút: 215 065
Ứng suất lớn nhất: 1.782e8 N/m2
Biến dạng lớn nhất: 5.180e-4
Chuyển vị lớn nhất: 2.338e-03 m  2.34mm
Hệ số an toàn nhỏ nhất: 1.238

Hình 4.13: Mô hình bài toán khi khung gắn với nền cứng.
- 45 -

Hình 4.14: Kết quả chia lưới phần tử khi khung gắn với nền cứng.

Hình 4.15: Kết quả phân tích ứng suất khi khung gắn với nền cứng.
- 46 -

Hình 4.16: Kết quả phân tích biến dạng khi khung gắn với nền cứng.

Hình 4.17: Kết quả phân tích chuyển vị khi khung gắn với nền cứng
- 47 -

Hình 4.18: Kết quả phân tích hệ số an toàn khi khung gắn với nền cứng

4.2.3.3 Đánh giá sai lệch giữa tính toán và thực tế


Thông thường, các máy ép chỉ được đặt trên nền và cố định bằng các bu
lông nhỏ. Điều này thường khiến cho người thiết kế không chú ý nhiều đến
sự cứng vững của móng, không tận dụng được khả năng chịu lực của
móng, gây lãng phí vật liệu khi chế tạo khung. Sau thời gian hoạt động
ngắn, nếu máy được đặt trên nền móng yếu thì có thể xảy ra sụt lún và sai
lệch vị trí..
Trong trường hợp gắn chặt khung máy với nền cứng thì khả năng chịu
lực của nền móng được tận dụng. Ứng suất, biến dạng, chuyển vị của
khung máy giảm đáng kể. Hệ số an toàn tại vị trí yếu nhất của khung được
tăng cao (từ 0.51 lên 1.238).
Việc gắn chặt khung máy với nền cứng đã tiết kiệm được một lượng lớn
vật liệu chế tạo khung, đây là kết quả khác biệt của đề tài.
- 48 -

Việc lắp đặt, cần cố gắng đảm bảo để khung máy làm việc ở điều kiện gần
với trường hợp một. Không thể đòi hỏi nền móng cứng tuyệt đối thay vào đó
cần thiết kế, thi công sao cho nền móng cứng vững nhất có thể. Điều này
thuộc phạm vi của ngành xây dựng, chúng ta không đề cập sâu trong khuôn
khổ đề tài này.
Trên đây, trình bày quá trình tính toán thiết kế máy ép thủy lực 400 tấn
trong công nghệ gia công chế tạo thiết bị áp lực. Sau khi chế tạo và lắp đặt tại
Công ty Thiết bị Áp lực Than nội địa (hình 4.19, 4.20), kiểm tra máy khi vận
hành thì chuyển vị lớn nhất của khung khi chịu lực 400 tấn là 4mm tại vị trí
đặt xilanh .
Như vậy, chuyển vị thực tế tại vị trí đặt xilanh lớn hơn kết quả tính khi cố
định khung với nền cứng nhưng nhỏ hơn kết quả tính của trường hợp còn lại.
Có sai lệch này là do máy ép được đặt trên nền không cứng tuyệt đối như
trong tính toán.

Hình 4.19: Lắp đặt máy ép tại nơi sản xuất


- 49 -

Hình 4.20: Toàn cảnh xưởng sản xuất


- 50 -

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày toàn bộ quá trình tính toán, thiết kế máy ép thủy lực
400 tấn dùng trong công nghệ chế tạo thiết bị áp lực. Các công việc đã thực
hiện bao gồm:
Hệ thống điều khiển: Trình bày khái quát các nhiệm vụ và yêu cầu đối với
một hệ thống điều khiển, thiết kế hệ thống điều khiển phù hợp với yêu cầu
công nghệ và tiện lợi đối với người sử dụng.
Hệ thống thủy lực: Trình bày khái quát các thông số cơ bản, nhiệm vụ và
yêu cầu đối với các máy thủy lực. Thiết kế hệ thống thủy lực cho máy ép phù
hợp với yêu cầu công nghệ. Tuy nhiên, áp suất làm việc của hệ thống rất cao,
điều này cần phải chú ý khi lựa chọn các thiết bị cũng như khi lắp đặt hệ
thống thủy lực.
Khung máy ép: Trình bày khái quát về phương pháp PTHH, các thông số
cơ bản của phần tử tứ diện bốn nút. Sử dụng phần mềm CosmosDesignStar4.0
để tính toán, thiết kế khung máy ép. Sau nhiều lần hiệu chỉnh, đã hoàn thành
việc thiết kế khung với hình dáng đơn giản, trọng lượng nhỏ đảm bảo tiết
kiệm chi phí vật tư và thời gian chế tạo.
Hiện tại, máy ép thủy lực này đã được lắp đặt và đi vào hoạt động tại
Công ty Thiết bị áp lực Than Nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc,
giải phóng người lao động khỏi các công việc nặng nhọc trước đây.
- 51 -

Danh mục tài liệu tham khảo


[1]. TS Phùng văn Khương, ThS Phạm Văn Vĩnh (2001). Thủy lực và máy
ép thủy lực. Trường Đại học giao thông vận tải Hà Nội.
[2]. Phạm Văn Nghệ, Đỗ Văn Phúc (2005). Máy búa và Máy ép thủy lực.
NXB Giáo Dục.
[3]. Phạm Công Ngô (2001). Lý thuyết điều khiển tự động. NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
[4]. Nguyễn Quốc Bảo, Trần Nhất Dũng (2003). Phương pháp phần tử
hữu hạn lý thuyết và lập trình. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
- 52 -

PHỤ LỤC 1:
BẢN VẼ KHUNG MÁY ÉP
- 53 -

PHỤ LỤC 2:
BẢN VẼ QUY TRÌNH CHẾ TẠO
KHUNG MÁY ÉP
- 54 -

PHỤ LỤC 3:
BẢN VẼ MÓNG MÁY ÉP
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>

AnyBizSoft

PDF Merger
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one

You might also like