You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Tiểu luận cuối kỳ

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ


ĐẶT RA VỚI THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

(Môn học: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC)

MÃ SỐ LỚP HP: LLCT120405_02CLC


GVHD: TS. Đặng Thị Minh Tuấn

NHÓM THỰC HIỆN: NO NAME

HỌC KỲ: 1 –NĂM HỌC: 2020 - 2021

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11/NĂM 2020


BÌA PHỤ

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1. PHAN THANH LÂM - MSSV 19110230

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:


GV ký tên

MỤC LỤ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ quan điểm của các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ
tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu
thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay.. Đó là sự tiếp thu có chọn
lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông
và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng
đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt
lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin.
Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về
tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội
dung, các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta. Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam
cho việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi
mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội
phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.
Để làm rõ thêm những điều trên, nhóm chúng em chọn đề tài: “Quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những vấn đề đặt
ra với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích để làm sáng tỏ cơ sở về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin. Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về những vấn
đề đặt ra với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

3. Phương pháp nghiên cứu


Tra cứu tài liệu và Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin, phân tích,
nghiên cứu và từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. Đứng vững trên lập trường của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát
và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và
nhân văn.
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ THỜI KỲ


QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1.1.1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt
để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Nó diễn ra từ khi giai
cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi
xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng.

V.I. Lê-nin chỉ rõ đặc điểm kinh tế nổi bật nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là
sự tồn tại nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. V.I. Lê-nin
nhấn mạnh: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế quá độ, không còn là nền
kinh tế TBCN, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế XHCN. V.I. Lê-nin vạch rõ:
“Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế
độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư
bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng phải thừa nhận là có. Song không phải
mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế -
xã hội khác nhau hiện có ở Nga, chính là như thế nào. Mà tất cả then chốt của vấn đề
lại chính là ở chỗ đó”. Những thành phần, những bộ phận, những mảnh đó của cả hai
kết cấu kinh tế - xã hội hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất và có quan hệ
tương tác với nhau tạo thành nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên CNXH. Thành
phần kinh tế XHCN dần dần giữ địa vị thống trị và chi phối nền kinh tế, khi kết thúc
thời kỳ quá độ lên CNXH và xây dựng thành công CNXH.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ quan điểm của các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp
tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của các chính đảng, các nhà nghiên cứu thuộc những
xu hướng chính trị khác nhau. Với Việt Nam, khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở nước ta hiện nay.

1.1.2. Đặc trưng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ

Giai cấp công nhân và chính đảng của nó muốn xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội với tư cách là một chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản thì tất yếu phải
trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì:

Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự phát
trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Các xã hội
trước chỉ chuẩn bị những điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được
thực hiện khi có cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như với kiến trúc thượng tầng về chính
trị, tư tưởng, văn hóa tương ứng.

Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cũng không thể đem áp
dụng ngay tức khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, những
nguyên tắc xây dựng và bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội trước; giai
cấp thống trị cũ mới bị đánh bại về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn; những
tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới. Do đó cần có thời gian để tiến hành
cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước xây dựng các nhân tố mới.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có hai kiểu:

Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

Quá độ gián tiếp từ các nước tiền tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản trung
bình lên chủ nghĩa xã hội.

1.1.3. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH được lý giải dựa vào các căn cứ sau:

Một , CNTB và CNXH khác nhau về bản chất.


Hai , CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao.

Ba , các quan hệ XHCN xã hội không tự nhiên phát sinh trong lòng CNTB,
chúng là kết quả của quá trình xấy dựng và cải tạo CNXH.

Bốn , xây dựng CNXH là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải
cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với công việc đó.

Thời kỳ quá độ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế- xã hội khác
nhau thì có thể diễn ra với thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với những nước đã trải
qua giai đoạn CNTB phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên CNXH, thời kỳ quá độ
lên CNXH có thể tương đối ngắn. Những nước trải qua giai đoạn phát triển CNTB ở
mức độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ tiền tư bản, có nền kinh tế
lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn phức tạp.

1.1.4. Đặc điểm và thực chất của thời kì quá độ từ xã hội tư bản đi lên xã hội chủ
nghĩa.

Đó là sự tồn tại đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố,bộ phận của cả hai kết cấu
kinh tế -xã hội cũ và mới (chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội).Nó được thể hiện trên
mọi lĩnh vực đời sống xã hội bao gồm : kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.2.  Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:
1.2.1. Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam:

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và
năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như V. I. Lênin nói
là kiểu “đặc biệt của đặc biệt”. Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ
sau:

Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những nước
nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên,
Lào…

Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển
của cách mạng Việt Nam, con đương quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản trước hết là sự lựa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ “Cương lĩnh chính trị năm
1930” đến “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính
trị về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng với sự lựa chọn của Đảng ta là sự lựa chọn của chính nhân dân lao động
nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để
mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về
kinh tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng Đảng ta
vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ
nghĩa xã hội vẫn là khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ
là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt
Nam.

1.2.2. Những phương hướng – nhiệm vụ cơ bản xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.

Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền công nghiệp toàn diện.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập tưng bước quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.

Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa,
làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị tri chủ đạo trong đời

Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàndân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam.

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

You might also like