You are on page 1of 20

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH




TIỂU LUẬN MÔN HỌC:


CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI
MATTEL AND TOY RECALLS

NHÓM: 1
LỚP: D01

Giảng viên: Ths. Nguyễn Xuân Đạo


Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 1 năm 2020
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Mực độ
Họ và tên Mã số sinh viên Nhiệm vụ được giao hoàn
thành

Câu hỏi số 3
Hoàng Thảo Chi 030834180029 100%
Kết luận

Tóm tắt tình huống


Phân tích mô hình SWOT
Lê Thị Duyên 030834180045 100%
Bài học rút ra
Tổng hợp chỉnh sửa Word

Lê Thị Thanh Câu hỏi 1


030834180070 100%
Hậu Phân tích mô hình SWOT

Lê Thị Thuỳ Câu hỏi số 3


030834180109 100%
Linh Kết luận

Câu hỏi số 2
Bùi Thị Ngọc 030834180149 100%
Các vấn đề mà Mattel phải đối mặt

Câu hỏi số 4
Trần Bảo Ngọc 030834180155 100%
Các vấn đề mà Mattel phải đối mặt
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:...................................................................................................... 4
1. TÓM TẮT TÌNH HUỐNG:..............................................................................5
2. THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG:........................................................................ 8
2.1. Câu hỏi số 1:............................................................................................ 8
2.1.1. Nội dung câu hỏi 1:........................................................................ 8
2.1.2. Giải quyết câu hỏi 1:.......................................................................8
2.2. Câu hỏi số 2:............................................................................................ 8
2.2.1. Nội dung câu hỏi 2:........................................................................ 8
2.2.2. Giải quyết câu hỏi 2:.......................................................................8
2.3. Câu hỏi số 3:............................................................................................ 9
2.3.1. Nội dung câu hỏi số:.......................................................................9
2.3.2. Giải quyết câu hỏi 3:.......................................................................9
2.4. Câu hỏi số 4:............................................................................................ 9
2.4.1. Nội dung câu hỏi 4:........................................................................ 9
2.4.2. Giải quyết câu hỏi 4:.....................................................................10
3. MỞ RỘNG TÌNH HUỐNG:...........................................................................11
3.1. Các vấn đề mà Mattel phải đối mặt trong tình huống và ảnh hưởng như
thế nào đối với Mattel?................................................................................. 11
3.2. Phân tích mô hình SWOT dựa trên ưu, nhược điểm của việc tiến hành
thu hồi đồ chơi của Mattel và các thông tin từ việc thu hồi:........................13
3.3. Bài học rút ra:.........................................................................................15
4. KẾT LUẬN:....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................................................. 18
PHỤ LỤC............................................................................................................ 19
1. Chi tiết về đợt thu hồi như sau:................................................................ 19
2. Mức độ tập trung ngành theo khu vực ở Trung Quốc (1990-2006):....... 19
LỜI MỞ ĐẦU:
Ngành công nhiệp sản xuất đồ chơi không còn mấy xa lạ, phân khúc thị trường
của ngành này đã được sử dụng từ rất lâu và phát triển không ngừng với sự ra
đời của các thương hiệu trẻ làm cho thị trường đồ chơi ngày cảng trở nên
phong phú. Một số ông lớn trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới bằng bề dày kinh
nghiệm, sự sáng tạo trong những mẫu đồ chơi, chiếm được sự tin tưởng và hài
lòng của khách hàng trong ngành phải kể đến Lego, Mattel, Haspro,
Leapfrog… để có được những thành công đó, các thương hiệu này đã phải trải
qua vô vàn khó khăn, trải qua nó, rút ra kinh nghiệp để tiếp tục cải tiến, phát
triển thương hiệu của mình. Và một trong những sự kiện gây chấn động và ảnh
hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi, người tiêu dùng, mối
quan hệ giao thương giữa các quốc gia bị ảnh hưởng đó là tình huống mà
Mattel thu hồi hàng nghìn đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc do vấn đề chất
lượng.
Thông qua bài tiểu luận, nhóm muốn giải quyết các câu hỏi mà tình huống đưa
ra cũng phân tích sâu hơn về các vấn đề mà công ty phải đối mặt cũng như
hướng giải quyết. Đồng thời rút ra bài học cho ngành này để các doanh nghiệp
mới không bị gặp phải trường hợp tương tự.
1. TÓM TẮT TÌNH HUỐNG:
Mattel thu hồi hàng nghìn đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc do vấn đề chất
lượng. Các đồ chơi ôtô sản xuất tại Trung Quốc theo mẫu Sarge bị thu hồi do
sử dụng sơn có pha chì. Các đồ chơi khác như Polly Pocket, Batman Magna,
Doggie Daycare và One Piece cũng bị thu hồi do có gắn những mẩu nam châm
nhỏ có nguy cơ bị long ra gây nguy hiểm cho trẻ em.
Ông Bob Eckert, Tổng giám đốc điều hành Mattel cho biết, nguyên nhân dẫn
tới quyết định thu hồi các loại ôtô Sarge là do một nhà thầu phụ Trung Quốc đã
vi phạm các tiêu chuẩn an toàn của Mattel Inc. mua sơn không qua kiểm duyệt
từ đối tác thứ ba. Ông Bob Eckert cũng cho biết hiện công ty đang tăng cường
khâu giám định các chu trình sản xuất. Do đó, ông cảnh báo có thể công ty sẽ
thu hồi thêm sản phẩm trong thời gian tới.
Hàng loạt các vụ thu hồi đã xói mòn nghiêm trọng niềm tin của người tiêu
dùng. Trong một cuộc thăm dò do Reuters / Zogby thực hiện, phần lớn người
dân (gần 80%) cho biết họ e ngại về việc mua hàng hóa sản xuất tại Trung
Quốc. Gần 2/3 (63%) số người nói rằng họ sẽ tham gia vào cuộc tẩy chay hàng
hóa Trung Quốc cho đến khi chính quyền Trung Quốc cải thiện các quy định
quản lý sự an toàn của hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Vụ thu hồi đã đẩy sự an toàn của sản phẩm tiêu dùng trở thành trung tâm của
cuộc tranh luận. Người tiêu dùng tự hỏi với 420 nhân viên vào năm 2007,
CPSC có đủ khả năng để để giám sát 15.000 sản phẩm tiêu dùng trên thị trường
trị giá 614 tỷ đô la Mỹ hay không? Và rõ ràng với nguồn lực bị hạn chế, CPSC
bị thiếu đi khả năng kiểm soát, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xấu đưa sản
phẩm kém chất lượng vào trong nước. Tuy nhiên trong trường hợp này, một số
nhà quan sát cho rằng nguyên nhân là do Mattel đã không thông báo về vấn đề
kiểm định chất lượng sản phẩm cho CPSC trong thời gian quy định nhưng
giám đốc điều hành Mattel cảm thấy rằng yêu cầu của CPSC về việc báo cáo
ngay sự cố là không hợp lý và Mattel có quyền tự do điều tra sự cố trước khi
cung cấp thông tin cho CPSC và khi CPSC yêu cầu thu hồi sản phẩm công ty
đã nhanh chóng thực hiện thu hồi nhanh nhất có thể.
Việc thu hồi sản phẩm đã bán ra trong vòng 3 năm trước đã khiến bậc cha mẹ
vô cùng lo lắng khi dọn giỏ đồ chơi cho con, họ tự hỏi liệu Mattel có bất kỳ hệ
thống chất lượng nào để kiểm tra độ an toàn của đồ chơi được sản xuất hay
không? Một số đã đâm đơn kiện yêu cầu Mattel trả tiền cho các xét nghiệm để
xác định xem trẻ em có bị nhiễm chì hay không. Đồng thời việc này cũng khiến
các nhà cấp phép thương hiệu cho Mattel, chẳng hạn như Disney và Sesame
Workshop vô cùng lo lắng về việc giảm giá trị thương hiệu vì sơn chứa chì.
Các hãng này cũng bố trí thử nghiệp độc lập các hãng đồ chơi của họ sản xuất
để kiểm tra tính an toàn của sản phẩm.
Sự chú ý vẫn còn tiếp diễn về vấn đề thu hồi và đặc biệt là vai trò của Mattel
bắt đầu ảnh hưởng đến hình ảnh của tất cả đồ chơi được bán ở Hoa Kỳ. Đồ
chơi do mọi công ty sản xuất đều được xem xét kỹ lưỡng và người tiêu dùng
cũng xem xét cẩn thận hơn các đồ chơi để biết chúng được sản xuất ở đâu.
Nhiều người tiêu dùng đổ xô tìm kiếm đồ chơi sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc các
nước phát triển khác. Họ lập những trang web thông báo những nơi bán đồ chơi
mà không phải sản xuất ở Trung Quốc, những đồ chơi có dán nhãn sản xuất tại
Hoa Kì trở nên nổi bật và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu.
Các nhà cung cấp ở Trung Quốc và các nơi khác đang thỏa hiệp về độ an toàn
để đáp ứng áp lực ngày càng tăng của các công ty đồ chơi phương Tây trong
việc cung cấp đồ chơi và các sản phẩm khác với chi phí rẻ hơn, ngay cả khi chi
phí nguyên liệu và lương ngày càng tăng. Các nhà cung cấp ở Trung Quốc phải
đối mặt với áp lực từ các công ty đồ chơi lớn, những công ty đồ chơi lớn phải
đối mặt với áp lực từ các nhà bán lẻ lớn, để cắt giảm chi phí. Cùng với sự tăng
trưởng kinh tế tại Trung Quốc, đồng tiền liên tục tăng giá so với các quốc gia
trong khu vực, điều này đồng nghĩa mức lương, chi phí sinh hoạt cũng dần tăng
lên. Nếu trước đó, các nước phương Tây đầu tư vào Trung Quốc là do nguồn
nhân công dồi dào chi phí rẻ thì giờ đây nó đang bị xói mòn và thị trường
Trung Quốc dần trở nên kém hấp dẫn. Các vụ thu hồi bắt đầu làm tổn hại
nghiêm trọng “Thương hiệu Trung Quốc” và chính phủ Trung Quốc nhanh
chóng thành lập một đội đặc nhiệm nhằm tăng cường kiểm tra các nhà máy
Trung Quốc và đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu của các công ty vi
phạm.
Đối mặt với sức ép dữ dội từ tất cả các trụ sở, các nhà chức trách Trung Quốc
khẳng định rằng phần lớn các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là an toàn và
các công ty phương Tây đang đổ lỗi cho Trung Quốc. Và họ phản công lại
bằng việc từ chối các mặt hàng nhập khẩu từ Bắc Mỹ như thận lợn đông lạnh
nhập khẩu từ Mỹ và thịt lợn phụ tùng đông lạnh từ Canada. Các sản phẩm này
bị phát hiện có dư lượng ractopamine, bị cấm sử dụng làm thuốc thú y ở Trung
Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng từ chối các lô hàng cùi cam và mơ khô do
Mỹ sản xuất có chứa hàm lượng vi khuẩn và chất bảo quản cao.
Trong một nỗ lực nhằm nâng cao tính an toàn của sản phẩm, CPSC và đối tác
Trung Quốc AQSIQ đã họp tại Washington vào ngày 11-12 tháng 9 năm 2007.
Cuộc họp này đã đạt đến đỉnh điểm là thỏa thuận cấm đồ chơi có chứa chì sản
xuất tại Trung Quốc. Tại cuộc họp, người đứng đầu AQSIQ khẳng định rằng
phương Tây đang đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề do các công ty đồ
chơi của họ tạo ra. Ông đề cập đến một nghiên cứu gần đây của Canada để chỉ
ra phần lớn các vụ thu hồi đồ chơi ở Mỹ là do lỗi thiết kế để và cho rằng không
nên đổ lỗi cho Trung Quốc trong hầu hết các vụ thu hồi, khi phần lớn các vấn
đề là do các thiết kế được tạo ra trong trụ sở chính của các công ty đồ chơi.
Còn về phía Mattel, công ty này đang có được lợi ích đáng kể ở Trung Quốc.
Năm nhà máy của công ty được đặt tại Trung Quốc và một số lượng rất lớn các
nhà máy sản xuất đồ chơi cho Mattel, trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hãng thông
tấn Trung Quốc bắt đầu đưa tin rằng các nhà cung cấp Trung Quốc đang bị
Mattel làm vật tế thần, bất chấp thực tế rằng 90% đồ chơi bị thu hồi vào ngày
14 tháng 8 là do nam châm bị tách ra, đây là một vấn đề thiết kế mà Mattel phải
chịu trách nhiệm. Tổn thất danh tiếng đối với Trung Quốc do vụ thu hồi là rất
lớn và Mattel sắp tới sẽ gặp nhiều khó khăn.
2. THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG:
2.1. Câu hỏi số 1:
2.1.1. Nội dung câu hỏi 1:
Điều gì đã xảy ra với chiến lược thu hồi của Mattel?
2.1.2. Giải quyết câu hỏi 1:
Chiến lược được Mattel sử dụng trong vụ thu hồi đồ chơi là tập trung vào việc
đổ lỗi cho các phương pháp làm việc và vật liệu sử dụng của Trung Quốc.
Mattel đã sớm đổ lỗi không cân xứng cho các nhà sản xuất Trung Quốc, tỏ ra
phòng thủ và có phần sợ hãi. Ngoài ra, việc sản xuất đồ chơi đã trì hoãn việc
báo cáo với CPSC trong 1 tháng rưỡi sau khi họ phát hiện ra rằng đồ chơi chứa
sơn chì, mặc dù các nguyên tắc CPSC tuyên bố rằng cuộc thu hồi nên được giải
quyết trong 24h.
2.2. Câu hỏi số 2:
2.2.1. Nội dung câu hỏi 2:
Các bên liên quan của Mattel là ai? Ai đã trợ giúp cho Mattel trong vụ thu hồi?
2.2.2. Giải quyết câu hỏi 2:
- Các bên liên quan của Mattel trong vụ thu hồi:
+ Các nhà cung cấp Trung Quốc
+ Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPCS)
+ Quản lý chất lượng giám sát, kiểm tra và kiểm dịch (AQSIQ)
- Ai đã trợ giúp với Mattel trong cuộc triệu tập: Trong một nỗ lực nhằm nâng
cao tính an toàn của sản phẩm, CPSC và đối tác Trung Quốc AQSIQ đã họp tại
Washington vào ngày 11-12 tháng 9 năm 2007. CPSC đã hoàn toàn đứng về
phía Mattel và cuộc họp này đã đạt đến đỉnh điểm là thỏa thuận cấm đồ chơi có
chứa chì sản xuất tại Trung Quốc. Thế nhưng, người đứng đầu AQSIQ khẳng
định rằng phương Tây đang đổ lỗi cho Trung Quốc về những vấn đề do các
công ty đồ chơi của họ tạo ra. Ông đề cập đến một nghiên cứu gần đây của
Canada cho thấy phần lớn các vụ thu hồi đồ chơi ở Mỹ là do lỗi thiết kế. Hành
động này của Mattel cũng như kết luận của CPSC sẽ chẳng đem lại ích lợi gì
mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Không chỉ Trung Quốc gặp bất lợi
mà Mattel cũng mất đi một miếng bánh ngon.
2.3. Câu hỏi số 3:
2.3.1. Nội dung câu hỏi số:
Mattel đã thể hiện những giá trị nào trong đợt thu hồi? Họ đã ảnh hưởng đến
Mattel như thế nào?
2.3.2. Giải quyết câu hỏi 3:
- Giá trị thể hiện:
+ Tiến hành thu hồi, và tiến hành kiểm tra thực nghiệm.
+ Chúng tôi thất vọng, vì vậy chúng tôi đã để bạn thất vọng
+ Chúng tôi sẽ không gặp vấn đề này nếu nhà cung cấp của chúng tôi tuân
theo quy tắc
+ Vẫn có sự trì hoãn, làm chậm tiến độ vì đổ lỗi cho đối tác
- Tác động: Vào tháng 7 năm 2007, Giám đốc điều hành, Mattel Robert
Eckert, đã nhận được thông báo rằng một nhà bán lẻ châu Âu đã tìm thấy bằng
chứng sơn độc trong đồ chơi do công ty sản xuất, Mattel tương lai, công ty đồ
chơi Mattel đã giới thiệu một quy trình thử nghiệm để xác minh chất lượng của
từng loại mở rộng phạm vi điều tra và thu hồi thêm nhiều sản phẩm dẫn đầu
(ngày 14 tháng 8 và ngày 5 tháng 9 năm 2007). Để ngăn chặn bất kỳ vấn đề
nào khác liên quan đến vấn đề sơn chì trong đồ chơi trong mỗi lô sản phẩm
trước khi trưng bày trên thị trường. Mattel cũng tuyên bố rằng tên của nhà thầu
Trung Quốc đã sản xuất các sản phẩm đồ chơi độc hại, vì vậy nhiều mối quan
hệ và cây cầu đã xấu đi. Trong quá trình thu hồi, Mattel cũng tuyên bố trách
nhiệm của phó chủ tịch cấp cao trong việc kiểm soát sổ sách của các nhà thầu
phụ. Mattel liên tục liên lạc với các bên sai để bày tỏ lời xin lỗi chân thành.
Những người bị ảnh hưởng bởi vụ việc khi công ty thấy sự mất lòng tin từ
người tiêu dùng. Kiểm tra cuộc khảo sát do Mattel thực hiện, kết quả 75% số
người được hỏi cho biết công ty đã có những động thái tích cực trong việc kiểm
soát vụ việc và không được giới truyền thông khen ngợi.
2.4. Câu hỏi số 4:
2.4.1. Nội dung câu hỏi 4:
Mattel nên làm gì ngay bây giờ và trong tương lai?
2.4.2. Giải quyết câu hỏi 4:
Mattel là một công ty lớn trên thế giới hoạt động lâu năm trong lĩnh vự sản
xuất đồ chơi cho trẻ em nhưng đã gặp phải sai lầm không đáng có. Điều này đã
gây ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng và lợi nhuận của công ty Mattel. Chính
vì vậy công ty cần có những biện pháp giải quyết ngay lập tức và lâu dài để có
thể lấy lại được những gì đã đánh mất từ sự việc trên.
Việc đầu tiên Mattel nên làm bây giờ là phải tiếp tục kiểm tra và thu hồi các
sản phẩm đồ chơi có sơn chứa lượng chì vượt mức cho phép và có nam châm
nhỏ phát ra từ tính, dễ rơi ra ngoài. Việc nhận lỗi và cho thu hồi các sản phẩm
bị lỗi tuy không phải là điều mà các khách hàng của Mattel mong muốn bởi vì
không một ai muốn sản phẩm mình mua lại bị lỗi hoặc có hại đối với sức khỏe,
nhưng đây là một nước đi khá đúng đắn và cần thiết của Mattel để mọi chuyện
không đi quá xa và không thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
con người.
Bên cạnh đó Mattel nên sử dụng các dịch vụ ưu đãi đổi trả dành cho khách
hàng, những người đã sử dụng đồ chơi nằm trong nhóm những đồ chơi bị thu
hồi của Mattel. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những khách hàng mang đồ
chơi đến địa điểm trả hàng.
Mattel nên giải quyết nhanh chóng và kỹ càng mọi chuyện ở khâu sơn sản
phẩm với công ty Early Light Industrial và nhà cũng cấp Hong Li Da để tránh
ảnh hưởng tới sau này cũng như vấn đề hợp tác của các bên.
Để tránh trường hợp xảy ra các vấn đề tương tự trong tương lai thì Mattel nên
sử dụng một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn để kiểm định chất lượng của
mỗi một đồ chơi trong từng đợt sản phẩm trước khi bày bán trên thị
trường. Mattel nên xem xét kĩ càng các bên cung ứng nguyên vật liệu sản xuất
cho mình đồng thời cho giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để giảm thiểu tối
đa những lỗi có trên sản phẩm đồ chơi của mình.
Trong sự việc lần này, Mattel đã bị Ủy ban An toàn Sản phẩm Hoa Kỳ phạt hai
lần vì không thông báo kịp thời về các nguy cơ của sản phẩm. Nếu trong tương
lai còn xảy ra vấn đề về sản phẩm bị lỗi, công ty nên thông báo sớm cho Ủy
ban An toàn Sản phẩm Hoa Kỳ để tránh bị vi phạm quy định mà Ủy ban đã đặt
ra và phải chịu mức phạt không đáng có.
Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp và chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch
ứng phó với các tình huống khó khăn và không mong muốn nhằm nắm bắt kịp
thời vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết chúng một cách tốt nhất.
Mattel cần phải định hướng một chiến dịch quảng cáo và xúc tiến thương mại
tiếp theo để xây dựng lại vị trí thương hiệu của công ty. Bởi vì vụ việc này đã
làm cho sự tín nhiệm đối với thương hiệu Mattel mà hãng đã dầy công gây
dựng trong suốt nhiều năm qua – đang đứng trên bờ vực nguy hiểm.
Với những chiến lược được đưa ra khá đúng đắn thì Mattel sẽ phần nào giải
quyết được vấn đề gặp phải, đồng thời các nhà lãnh đạo của công ty nên đưa ra
và kết hợp các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để đem lại kết quả tốt nhất cho
công ty của mình.
3. MỞ RỘNG TÌNH HUỐNG:
3.1. Các vấn đề mà Mattel phải đối mặt trong tình huống và ảnh hưởng
như thế nào đối với Mattel?
Là một công ty lớn trong ngành sản xuất đồ chơi trên Thế giới, dù đã thành lập
được khá lâu và có nhiều năm kinh nghiệm nhưng Mattel lại gặp phải vấn đề
mà không một công ty nào mong muốn đó là thu hồi lại các sản phẩm của mình.
Lý do mà công ty phải tiến hành việc thu hồi là sản phẩm đồ chơi như búp bê
Barbie hay dòng xe oto Diecast có lượng chì trong sơn vượt mức cho phép và
các đồ chơi như Batman, One Piece có nam châm nhỏ bên trong có thể phát ra
một mức nhỏ năng lượng từ tính gây hại cho sức khỏe, trẻ em cũng có thể dễ
dàng nuốt phải nếu như nam châm bị rơi ra khi đang chơi. Sau khi gặp phải vụ
việc trên, Mattel đã bị ảnh hưởng khá nhiều:
- Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mattel và Trung Quốc: Trong vụ
việc thu hồi sản phẩm do vượt quá hàm lượng chì cho phép, Mattel cho biết
họ đã hoãn lại các lô hàng của đồ chơi Trung Quốc sản xuất trong quý để
có thể tiến hành thử nghiệm sản phẩm. Và Trung Quốc cũng cho rằng việc
bị thu hồi lần này cũng có một phần trách nhiệm của Mattel. Sự kiện làm
mất đi danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc trong ngành công nghiệp sản
xuất đồ chơi trẻ em, lợi nhuận được nhận của Trung Quốc cũng giảm đi
được đồng thời là sự đình trệ hoạt động sản xuất loại hàng hoá này.
- Thứ hai, việc kinh doanh đồ chơi nói chung thường mang tính mùa vụ, tập
trung chủ yếu vào 2 quý cuối năm. Điều này có nghĩa là Mattel phải đối
mặt với việc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vào những lúc
cao điểm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của vụ thu hồi, doanh số 2 quý đầu năm
của Mattel giảm mạnh, lượng cầu sản xuất loại hàng hoá này cũng ít đi đòi
hỏi công ty phải có phương án giải quyết với số lượng nhân công dư thừa
và số lượng hàng tồn kho.
- Thứ ba, khó dự đoán trước được phản ứng của khách hàng trước một sản
phẩm mới. Điều này có nghĩa là khi tung ra thị trường một sản phẩm mới,
tỷ lệ may rủi lả khá cao. Nếu nó được ưa chuộng, công ty có thể thu về một
khoản lợi nhuận khổng lồ. Ngược lại, nếu sản phẩm đồ chơi không được ưa
chuộng thì lợi nhuận thu được sẽ rất thấp, thậm chí là không có khả năng
thu hồi vốn.
- Thứ tư, Mattel kí hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng mà không có sự
kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến sản phẩm tung ra thị trường chứa hàm lượng
chì vượt quá mức cho phép và bị thu hồi. Sự kiện thu hồi này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến danh tiếng hãng đồ chơi của Matel, doanh thu giảm mạnh,
gây mất lòng tin của người tiêu dùng, nó như một hồi chuông để nhắc nhở
Mattel cần phải hành động ngay, cẩn thận và chú trọng hơn trong khâu
kiểm tra và giám sát trong quá trình sản xuất.
- Thứ năm, các sản phẩm vi phạm về hàm lượng chì khi đã được tung ra thị
trường thì rất khó để thu hồi bởi nhiều lí do: thu hồi có nghĩa là thừa nhận
tội lỗi, ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty, làm giảm giá cổ phiếu,
các sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng, công ty có nguy cơ phải bỏ ra
một khoản chi phí không nhỏ để bồi thường cho những tổn hại mà sản
phẩm của họ gây ra cho người tiêu dùng.
- Thứ sáu, Sản phẩm thay thế cho sản phẩm của Mattel là các thiết bị điện tử
như smartphone, máy tính bảng…ngày càng phát triển. Điều này đồng
nghĩa với việc trẻ em không còn quan tâm đến đồ chơi nhiều như trước nữa
mà thay và đó là xem hoạt hình hay chơi game online. Điều này kiến cho
doanh số bán hàng của Mattel giảm đi đáng kể.
- Thứ bảy, do những bê bối về hàm lượng chì hay sử dụng nhựa không an
toàn trong đồ chơi làm ảnh hưởng đến xu hướng chọn đồ chơi cho con của
các bậc phụ huynh. Họ có thiên hướng tìm mua các sản phẩm đồ chơi sản
xuất thủ công bằng gỗ, vải, tre… Mattel nói riêng cũng như các công ty sản
xuất đồ chơi trẻ em nói chung phải tìm cách thuyết phục các bậc phụ huynh
tin rằng con em họ được an toàn khi chơi đồ chơi của hãng. Nhiều phụ
huynh quyết định không mua bất kỳ đồ chơi nào được sản xuất tại Trung
Quốc. Đây thực sự là một khó khăn vì khoảng 80% đồ chơi được bán tại
Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc. Họ sẽ chuyển sang mua các đồ chơi của
hãng khác được sản xuất tại những nơi mà họ cho là an toàn hơn như Hàn
Quốc, Nhật Bản,…hay các đồ chơi handmade.
Vì là lần đầu tiên gặp phải vấn đề này nên lúc ban đầu Mattel đã khá khó khăn
trong việc xử lý tình huống. Tuy nhiên khi đặt ra được một kế hoạch giải quyết
khá rõ ràng thì Mattel đã khôi phục được phần nào những gì đã đánh mất từ vụ
việc trên.
3.2. Phân tích mô hình SWOT dựa trên ưu, nhược điểm của việc tiến hành
thu hồi đồ chơi của Mattel và các thông tin từ việc thu hồi:
- Điểm mạnh:
+ Thị trường mục tiêu có quy mô lớn và sức hấp dẫn cao: trẻ em, thiếu niên,
người tặng quà, người lớn, …
+ Có khả năng mở rộng thị trường không những trong nước mà cả thế giới,
từ các quốc gia tự do như các nước Âu Mỹ cho đến những quốc gia châu Á
mang nặng ảnh hưởng tôn giáo, tập quán văn hoá…
+ Mattel là một thương hiệu lớn dẫn đầu thị trường đồ chơi nhiều năm qua,
có nguồn tài chính dồi dào.
+ Sản phẩm đảm bảo được chất lượng do có mối quan hệ tốt với các nhà
cung cấp đáng tin cậy, mang lại lòng tin cho người tiêu dùng đặc biệt là các
quốc gia Âu Mỹ, thu nhập tăng và dân trí cao khiến người dân nơi đây
quan tâm hơn đến các mặt hàng chất lượng cao, an toàn cho sức khoẻ, thân
thiện với môi trường….
+ Sản phẩm phục vụ được nhu cầu giải trí và đề cao tính cá nhân: nhiều loại
đồ chơi phù hợp cho mọi lứa tuổi.
+ Giá cả phù hợp với chất lượng, phù hợp với thu nhập của từng nhóm người
tiêu dùng.
+ Có những bộ phim và trò chơi điện tử về sản phẩm đò chơi của Mattel, điển
hình là búp bê Babies, gần gũi và thân thiết với trẻ em. Có nhiều hệ thống
bán lẻ trên toàn thế giới.
- Điểm yếu:
+ Chưa chú ý đến tâm lý của khách hàng mục tiêu ( đặc biệt là những trẻ
nhỏ), những quyền tự do hay chủ động lựa chọn nghề nghiệp không còn là
hình mẫu cần thiết nữa, vì trẻ em ngày nay hiểu được đó là những thứ khi
sinh ra chúng đã hiển nhiên sở hữu, không cần phải khao khát.
+ Có một số sản phẩm chưa thể tiếp cận được 1 số thị trường như các quốc
gia theo Hồi giáo.
+ Ngại phát triển và đổi mới sản phẩm vì đây là việc mất nhiều thời gian Các
nhà quản lý công ty bảo thủ, không quyết đoán trong việc làm mới sản
phẩm. Cách thức bán hàng qua mạng chưa phổ biến.
+ Những dịch vụ kèm theo như bảo hành, tư vấn, những cửa hàng chuyên về
phụ kiện cũng chưa được phát triển.
- Cơ hội:
+ Ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được sử dụng để tạo ra
nhiều sản phẩm đa dạng và sáng tạo, giúp cho công ty có khả năng tìm thấy
nhiều cơ hội với việc tạo ra các sản phẩm mới. Mattel đã mở rộng quy mô
ra nước ngoài và doanh số quốc tế chiếm 46% tổng doanh số đồ chơi được
bán ra, và trong tương lai doanh số quốc tế có khả năng vẫn tiếp tục tăng.
Và thị trường Châu Á Thái Bình Dương là một khu vực tuyệt vời để Mattel
có thể tăng doanh số bán hàng. Đặc biệt, ngày nay công nghệ thông tin
bùng nổ, do đó, người tiêu dùng có thể biết được thông tin sản phẩm một
cách dễ dàng hơn và nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng.
- Thách thức:
+ Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng thường xuyên thay đổi nhanh
chóng, đặc biệt là trẻ em. Ngày thay thay vì chơi các đồ chơi hữu hình
(chiếm một phần lớn các sản phẩm cốt lõi của Mattel) thì trẻ em ngày càng
thích thú với các đồ chơi tương tác nhiều hơn và điện tử. Điều này buộc
Mattel phải tập trung xây dựng các chiến lược vào lĩnh vực công nghệ, là
lĩnh vực mà công ty cần phải nỗ lực rất nhiều. Hơn nữa, với nền kinh tế
ngày càng suy thoái, các bậc phụ huynh thường có xu hướng tiết kiệm chi
phí dẫn đến cắt giảm nhu cầu mua đồ chơi cho trẻ em. Chi phí nguyên vật
liệu và chi phí lao động (đặc biệt là Trung Quốc) ngày càng tăng, quy trình
kiểm tra ngày càng nghiêm ngặt gây khó khăn trong việc duy trì đồng thời
chất lượng và giá cả.
+ Xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái trên thị trường, dẫn đến thương hiệu
của Mattel bị ảnh hưởng và lòng tin của khách hàng dành cho sản phẩm
cũng sẽ bị giảm dần. Bên cạnh đó, Mattel còn phải chịu áp lực từ những
đối thủ của mình (Hasbro, Lego, …) khi mà họ ngày càng khẳng định vị trí
của mình trong lòng người tiêu dùng (6 tháng đầu năm 2014, Lego đã
mang lại mức doanh thu vượt mặt Mattel với 2,03 tỷ USD, tăng 11% so với
cùng kì năm trước).
3.3. Bài học rút ra:
Từ những gì xảy ra với Mattel, bài học đầu tiên là luôn có sẵn kế hoạch để ứng
phó với sự cố. Khi hoạt động của một công ty chệch hướng hoàn toàn khỏi
những dự tính ban đầu, ví dụ như tham nhũng, lừa đảo, các hoạt động phạm
tội… xảy ra, việc phát giác những việc làm này sẽ nhanh chóng lan truyền
trong dư luận. Năm ngoái, công ty cho thuê băng đĩa Netflix đã khiến người
tiêu dùng sửng sốt khi tăng giá bán lên tới 60%. Hậu quả là sự tức giận của
người tiêu dùng lan tới các phương tiện truyền thông và công ty này đã mất gần
1 triệu khách hàng do việc tăng giá thành sản phẩm.
Khi sự cố xảy đến với Mattel, vị Giám đốc điều hành của hãng này, ông Eckert
đã có sẵn trong tay bản kế hoạch ứng phó với thời điểm khó khăn của công ty
dài 144 trang được chuẩn bị từ trước. Chính điều này đã giúp ông định hình
được cách thức ứng phó với sự cố.
Điểm thứ hai, đó là hãy hành động đúng đắn vì lợi ích của những người điều
hành, các nhà bán lẻ, khách hàng, bên cung ứng, thay vì chỉ chú tâm đến việc
hạn chế thiệt hại hay lợi nhuận. Những cuộc điều tra được Mattel thực hiện rất
nghiêm ngặt và được mở rộng nếu cần thiết. Bên cạnh đó, các đợt thu hồi phụ
cũng được tiến hành nếu phát hiện sản phẩm nhiễm chất độc hại. Những việc
làm được công khai như vậy phù hợp với lợi ích của công ty cũng như các bậc
phụ huynh.
Thứ ba đó là vấn đề đối thoại thường xuyên, chân thành và trung thực. Việc
Mattel chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc đã khiến các nhà bán lẻ của hãng cũng
như các vị phụ huynh thực sự nhận thấy công ty này đã nhận thức được việc
làm của họ làm tổn hại lòng tin của người tiêu dùng và sẽ sửa chữa những sai
lầm đó.
Bài học đáng giá thứ tư, đó là gần như luôn tồn tại những sai sót thuộc về hệ
thống gây ra vấn đề mất lòng tin. Bởi vậy, hãy luôn sẵn sàng tìm hiểu cặn kẽ
nguyên do sự việc và có những hành động kịp thời.
Ngoài ra, Mattle cần phải có một đội ngũ thu hồi thành lập tại chỗ, dễ dàng để
truy cập vào danh sách các địa chỉ liên lạc khi quyết định bước tiếp theo và
cộng tác với các CPSC.
Xây dựng một hệ thống sản xuất dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để xác
định việc thu hồi sản phẩm càng nhanh càng tốt.
Kiểm soát chi phí trong khi duy trì chất lượng. Tạo một hệ thống kiểm tra
nghiêm ngặt để thu hồi sản phẩm lỗi trước khi chúng đến tay người tiêu dùng.
Thiết lập kế hoạch chuỗi cung cấp ngược để lấy sản phẩm cần thu hồi từ người
tiêu dùng.
Có kiến thức về các chính sách và các quy định an toàn hiện nay. Trung thực
và chỉ đạo giải quyết nghiêm túc vấn đề xảy ra để bảo vệ tối đa người tiêu
dùng.
4. KẾT LUẬN:
Trong bất kỳ vụ thu hồi nào, dù là đồ chơi, ô tô, thực phẩm hay thuốc men, các
công ty có lỗi cần phải đứng ra chịu trách nhiệm. Người tiêu dùng phải là ưu
tiên số một của công ty. Mặc dù rất khó để bất kỳ công ty nào thừa nhận sai
lầm, việc giữ thái độ cởi mở và trung thực với khách hàng của họ phải duy trì
mức độ đáng tin cậy. Việc lưu giữ thông tin hoặc nói dối về hoàn cảnh sẽ tạo ra
một màn sương mù bí ẩn và chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ lâu dài với người
tiêu dùng. Vụ thu hồi gần 20 triệu đồ chơi của Mattel, Inc. năm 2007 đã mang
lại bài học cho không chỉ ngành công nghiệp đồ chơi mà còn cho tất cả các
công ty có phạm vi tiếp cận thị trường toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Duy trì mức độ phân tích sản phẩm phù hợp sẽ đảm bảo các sản phẩm an toàn
đến được kệ của các nhà bán lẻ và sau đó, đến tận nhà của khách hàng. Đồng
thời đó cũng là lời cảnh cáo cho các doanh nghiệp, cũng như các chuỗi cửa
hàng dù là vị thế cao hay thấp đi chăng nữa cũng cần phải cẩn trọng, chú ý và
thực hiện đúng quy trình cũng như kiểm soát chặt chẽ sản phẩm của mình trước
khi đưa đến tay người tiêu dùng, chứ không vì bất kì mục đích riêng nào mà
làm ảnh hưởng đến cộng đồng, và cái sau cùng là ảnh hưởng nặng nề đến
doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Mike W. Peng Global Strategy South Western College Pub (2008)
2. Https://mattelcrisis.wordpress.com/swot-analysis/
3. Https://initaomarketinggroup.wordpress.com/2012/10/15/strengths-weaknes
ses-opportunities-and-threats-swot-for-mattel-to-overcoming-marketing-and-m
anufacturing-challenges/-
4. Http://brandtalk.vn/chien-luoc-hang-mattel-lay-lai-long-tin-tu-khach-hang-s
au-be-boi-cua-bup-be-barbie/201228126.Brandtalk
5. Http://songmoi.vn/ngay-cang-nhieu-tre-em-lam-dung-thiet-bi-di-dong-2802
3.html
6. Http://massogroup.com/local-updates/3922-cung-xem-mattel-x-ly-khng-han
g-nh-th-nao.html
PHỤ LỤC
1. Chi tiết về đợt thu hồi như sau:
Mattel đã tự nguyên thu hồi 63 đồ chơi từ tính được bán lẻ trước tháng 1 năm
2007. Đồ chơi từ tính bị thu hồi tại Mỹ bao gồm 44 đồ chơi Plly Pocket, 11 đồ
chơi Doggie Day Care, 4 đồ chơi Batman, 1 đồ chơi One Piece và phần phụ
kiện của 2 đồ chơi Barbie. Để biết them thông tin về việc thu hồi đồ chơi từ
tính, hãy liên hệ Mattel theo số (800) 916-4997 hoặc truy cập trang web của
công ty tại www.service.mettel.com.
Đồ chơi Sarge từ dòng xe đúc “CARS” được sản xuất từ tháng 5 năm 2007 đến
tháng 8 năm 2007. Để biết thêm thông tin về việc thu hồi đồ chơi Sarge, hãy
liên hệ Mattel theo số (800) 916-4997 hoặc truy cập trang web của công ty tại
www.service.mettel.com.
1 danh sách đầy đủ các sản phẩm được công bố trên trang web của công ty tại
www.mattel.com cũng như Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng. Người tiêu
dùng nên ngay lập tức mang những sản phẩm này ra xa tầm tay trẻ em và liên
hệ với Mattel để sắp xếp việc trả lại và nhận được phiếu mua hàng thay thế cho
đồ chơi do người tiêu dùng lựa chọn, tối đa bằng giá trị sản phẩm đổi trả.
2. Mức độ tập trung ngành theo khu vực ở Trung Quốc (1990-2006):
Công nghiệp Giảm Công nghiệp Giảm Công nghiệp Giảm
Vùng
(1990) giá (2000) giá (2006) giá

Phía Bắc CN máy móc 16% CN máy móc 17% Thiết bị điện 17%

Đông Bắc Trang sức 20% CN máy móc 17% Thiết bị điện 19%

Phía đông Trang sức 27% Trang sức 16% Thiết bị điện 19%

Trung
Thiết bị điện 26% Thiết bị điện 28% Thiết bị điện 30%
nam

Sản phẩm Thiết bị vận


Tây Nam 50% Thiết bị vận tải 49% 47%
thực phẩm tải

Sản phẩm
Tây Bắc 25% CN máy móc 41% CN máy móc 32%
thực phẩm

You might also like