You are on page 1of 4

THÍ NGHIỆM

Xác định công nghiền riêng của hạt nông sản

1. Cơ sở lý thuyết

Trong công nghiệp sản xuất bột, thức ăn gia súc và nhiều ngành công nghiệp khác
thường tiến hành quá trình nghiền các cục to, các hạt thành bột thô, vừa và mịn. Quá
trình nghiền nhỏ vật liệu trong các máy nghiền là nhờ các lực cơ học. Có thể phân loại
các dạng tác dụng cơ học nhằm phá vỡ vật liệu đem nghiền như sau:

Bảng phân loại mức độ nghiền

Tùy theo kết cấu của từng loại máy nghiền mà lực phá vỡ vật liệu đem nghiền có thể
là lực nén, ép, chẻ, cắt, va đập… hoặc do một vài lực ở trên tác dụng đồng thời. Công
nghiền không chỉ phụ thuộc vào loại lực tác dụng, kết cấu máy và các cơ cấu truyền động
mà còn phụ thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu đem nghiền như độ cứng, độ ẩm, tính
chất của vỏ hạt… Công nghiền dùng để khắc phục các lực liên kết giữa các phần tử của
vật liệu đem nghiền, các lực ma sát giữa vật liệu với nhau, giữa vật liệu và các cơ cấu
nghiền, ma sát các bộ phận chuyển động trong máy. Để xây dựng công thức tính toán về
công suất, năng suất cho máy nghiền phải dựa vào thực nghiệm. Một số cơ sở lý thuyết
để tính toán gần đúng như thuyết bề mặt của P.Rv. Rittingơ, thuyết thể tích, thuyết thể
tích về bề mặt của P.A. Rebinde (đọc giáo trình máy và thiết bị chế biến lương thực).
Hình 1. Máy nghiền búa

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý máy nghiền búa: 1- vỏ, 2- Roto, 3- búa, 4- cửa nạp liệu,
5- trục dẫn động, 6- sàng

2. Dụng cụ, thiết bị

Máy nghiền, đồng hồ bấm thời gian, rây có kích thước lỗ: 0.1mm, 0.2mm, 0.5 mm

3. Nguyên liệu

Gạo
4. Tiến hành
Làm thí nghiệm nghiền gạo, lấy số liệu
- Cho máy chạy không tải, xác định công suất chạy không tải: P0 = ..............W
- Cân 300gr gạo cho một lần thí nghiệm nghiền. Làm thí nghiệm 3 lần hoặc nhiều
hơn. Lần lượt thời gian nghiền là 2 phút, 3 phút, 5 phút. Xác định công tiêu thụ A
- Lần lượt rây để phân loại bằng các rây có kích thước lỗ : 0.1mm, 0.2mm, 0.5 mm
- Bảng số liệu:

Khối Kích Thời TT Số chỉ đồng hồ Công


TT lượng thước gian Lúc bắt đầu Lúc nghiền nghiền
sản lỗ rây nghiền nghiền xong riêng
phẩm (mm) T Ađầu Acuối (kWh/kg)
sau rây (h) (kWh) (kWh)
(kg)
Lần
1
Lần
0.1
2
Lần 1
Lần
3
Lần
1
Lần
0.2
2
Lần 2
Lần
3
Lần
1
Lần
0.5
2
Lần 3
Lần
3

5. Kết quả
5.1. Tính công nghiền riêng
- Tính công có ích: Aci = A – A0
Trong đó: A là công nghiền có tải trong thời gian nghiền T
A = Acuối - Ađầu
A0 là công chạy không tải tương ứng với thời gian nghiền T
A0 = P0 x T
- Công nghiền riêng: là công có ích khi nghiền 1 kg vật liệu nào đó
Ariêng = Aci / m
m - khối lượng vật liệu nghiền, kg

5.2. Xác định công nghiền riêng theo thuyết bề mặt


- Tính công có ích: Aci = A – A0
Trong đó: A là công nghiền có tải trong thời gian nghiền T
A = Acuối - Ađầu
A0 là công chạy không tải tương ứng với thời gian nghiền T
A0 = P0 x T
- Xác định diện tích bề mặt của hạt gạo f, tổng diện tích bề mặt của số lượng gạo
đem nghiền F
- Xác định giá trị trung bình tổng diện tích các hạt có kích thước nhỏ hơn 0.1mm
(sau nghiền) F1, tương tự với kích thước trong khoảng 0.1mm - 0.2mm là F 2, trong
khoảng 0.2mm - 0.5mm là F3.
- Công nghiền riêng:
Ariêng = Aci /(F1+F2+F3 - F)
5.3. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa công nghiền và diện tích mới tạo
thành khi nghiền. Rút ra nhận xét.

You might also like