You are on page 1of 242

KẾ TOÁN TÀI

CHÍNH 2
MỤC TIÊU MÔN HỌC

▪ Nguyên lý kế toán
▪ Kế toán tài chính 1
▪ Kế toán tài chính 2
▪ Các vấn đề khó và nâng cao của KTTC
▪ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
▪ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
▪ Chương 1: Kế toán tổn thất (giảm giá trị) tài sản
▪ Chương 2: Kế toán TSCĐ theo chuẩn mực kế toán quốc tế
▪ Chương 3: Doanh thu, BC KQHĐKD và thu nhập toàn diện khác
▪ Chương 4: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
▪ Chương 5: Hợp đồng thuê tài sản
▪ Chương 6: Dự phòng phải trả, tài sản và công nợ tiềm tàng; sự kiện sau
ngày kết thúc niên độ
▪ Chương 7: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót
TÀI LIỆU HỌC TẬP

▪ Giáo trình:
▪ Giáo trình Kế toán tài chính, phần 3&4, ĐH Kinh tế TP. HCM

▪ Giáo trình Kế toán tài chính, phần 5, ĐH Kinh tế TP HCM

▪ TL tham khảo
▪ Giáo trình Kế toán tài chính, Học viện tài chính.

▪ Giáo trình KTTC, ĐH KTQD Hà Nội

▪ Hệ thống chuẩn mực kế toán VN – VAS

▪ Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS

▪ Thông tư 200/TT-BTC/2014

▪ TL khác do giảng viên giới thiệu trong từng chương.


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

• TẠO LẬP CÁC NHÓM HỌC TẬP:

• THẢO LUẬN TRÊN LỚP


• YÊU CẦU: TỰ ĐỌC VÀ TỰ HỌC

KHO
A KẾ
TOÁ
5 N-
KIỂM
NHÓM HỌC TẬP
▪ Mỗi nhóm gồm từ 4-5 người; các thành viên trong lớp được quyền tự chọn nhóm
cho mình. Các nhóm duy trì hoạt động trong suốt cả kỳ học
▪ Sau khi các thành viên đã thông nhất tạo lập nhóm: thảo luận trong nhóm để đặt
tên nhóm và bầu nhóm trưởng.
▪ Các nhóm tìm hiểu thông tin cụ thể về nhau, thiết lập kênh liên lạc và trao đổi
▪ Việc trao đổi trong nhóm có thể có nhiều hình thức khác nhau (online hoặc
offline)

6
NHÓM HỌC TẬP – LƯU Ý
▪ + Các nhóm phải đăng ký thông tin về nhóm với lớp trưởng (tên nhóm, các thành
viên, nhóm trưởng)
▪ + Sau 2 tuần BCS lớp tập hợp thông tin về các nhóm và gửi lại báo cáo lại tình
hình tạo nhóm cho giáo viên (danh sách các nhóm; danh sách các bạn không
tham gia vào nhóm)
▪ + Báo cáo tình hình lập nhóm sẽ được thông báo cho cả lớp. Bạn nào thắc mắc
phản hồi lại cho BCS để điều chỉnh và chốt danh sách vào tuần thứ 3.
▪ + Các bạn nào không tham gia hoạt động nhóm => điểm chuyên cần tối đa là 6

7
KHỞI ĐỘNG

▪Một số vấn đề cơ bản về kế toán


▪THẢO LUẬN TRONG NHÓM:
▪Hãy đọc bộ BCTC của một trong 3 tập đoàn kinh tế lớn của
Việt Nam; thảo luận và xác định những vấn đề mà bạn chưa
rõ và cần tìm hiểu thêm để có thể hiểu được các nội dung
trong báo cáo nay.

8
KẾ TOÁN
TỔN THẤT TÀI SẢN
IAS36 – Impairment of assets
KẾ TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN
▪ Mục đích và phạm vi
▪ Thời điểm xác định và Dấu hiệu
▪ Đo lường và Ghi nhận
▪ Đơn vị tạo tiền và kế toán tổn thất tài sản
▪ Hoàn nhập tổn thất tài sản
MỤC ĐÍCH PHẠM VI
▪ Mục đích: Đảm bảo giá trị tài sản được trình bày trên BCTC không vượt quá __giá
trị có thể thu hồi_được của tài sản
▪ Phạm vi: Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 36 áp dụng cho tất cả các tài sản, ngoại trừ:
▪ Hàng tồn kho (IAS 02);
▪ Tài sản thuế TNDN hoãn lại (IAS12);
▪ Các tài sản hình thành từ hợp đồng xây dựng (IAS 11);
▪ Các tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi (IAS 19);
▪ Tài sản tài chính (IAS 39); ); Tài sản hợp đồng bảo hiểm (IFRS 04)
▪ Tài sản đầu tư ghi nhận theo giá trị hợp lý (IAS 40),
▪ Tài sản nông nghiệp ghi nhận theo giá trị hợp lý (IAS 41);
▪ Tài sản dài hạn giữ để bán (IFRS 05).
TỔN THẤT/GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN –
IAS 36
❑ IAS 36: Việc đánh giá xem tài sản có bị giảm giá trị hay không phải
được thực hiện hàng kỳ vào ngày báo cáo.
❑ Bước 1: Xem xét các __dấu hiệu__________tổn thất/ giảm giá trị tài sản

❑ Bước 2: Nếu có dấu hiệu tổn thất/giảm giá trị tài sản: Đo lường mức độ tổn
thất -> Xác định ___giá trị có thể thu hồi_________________

❑ Ngoại trừ: Một số lưu ý về thời điểm xác định giảm giá trị
CÁC DẤU HIỆU TỔN THẤT/GIẢM
GIÁ TRỊ TS
❑ Các dấu hiệu của giảm giá trị (Indicators of impairment):
❑ Các yếu tố bên ngoài / External factors
❑ Giá thị trường của tài sản giảm nhanh hơn dự kiến
❑ Các thay đổi tiêu cực trong môi trường kinh doanh
❑ Giá trị ghi sổ của DN lớn hơn mức vốn hóa thị trường (market capitalisation)…
❑ Các yếu tố bên trong /Internal information
❑ Bằng chứng về sự lạc hậu hoặc hư hỏng của TS
❑ Việc thay đổi phương thức sử dụng tài sản
❑ Bằng chứng về việc kết quả hoạt động về mặt kinh tế của tài sản trở nên xấu hơn
so với kỳ vọng. ….
THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH TỔN THẤT TÀI SẢN –
LƯU Ý
- Khi có có dấu hiệu cho thấy tài sản bị suy giảm giá trị (dấu hiệu bên trong và dấu
hiệu bên ngoài) - không nhất thiết đợi đến cuối kỳ
- Đối với những tài sản cố định vô hình:
- có thời gian sử dụng hữu ích không thể xác định được,
- chưa sẵn sàng sử dụng
- và lợi thế thương mại có được từ việc hợp nhất kinh doanh,

=> Đánh giá khả năng tổn thất/giảm giá trị tài sản phải được thực hiện hàng năm, kể cả khi
không có dấu hiệu của sự suy giảm giá trị (IAS 36.10) (có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm
nào trong năm miễn là vào cùng 1 thời điểm hàng năm)
ĐO LƯỜNG TỔN THẤT/ GIẢM GIÁ TRỊ
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Giá trị sử dụng - VIU
Giá trị hiện tại của các luồng tiền dự kiến trong tương lai từ việc
sử dụng tài sản / đơn vị tạo tiền

Lãi suất chiết khấu


Lãi suất trước thuế phản ảnh đánh giá của thị trường về giá trị thời
gian của dòng tiền và các rủi ro liên quan tới tài sản

1. Lãi suất thị trường Chi phí vốn bình quân

2. Không có lãi suất thị trường Lãi suất biên đi vay


Lãi suất đi vay khác
TỔN THẤT /GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN –
IAS 36
❑ Ghi nhận và đo lường (Recognition and measurement)
▪ Lỗ do giảm giá trị (an impairment loss): Ghi nhận ngay lập
tức như một khoản chi phí trên BCKQHĐKD
▪ Khấu hao: điều chỉnh cho các kỳ tương lai để phản ánh mức
giảm đi trong giá trị ghi sổ
TỔN THẤT /GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN – VÍ DỤ 1
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2016, Công ty Hà Nội có thiết bị với NG là 26.000, và khấu
hao lũy kế là 12.000. Thiết bị có tổng thời gian sử dụng là bốn năm với giá trị thanh lý
ước tính là 2.000. Các thông tin sau đây liên quan đến thiết bị này.
Hà Nội sử dụng khấu hao đường thẳng.
Khấu hao hàng năm là: 6.000
Giá trị còn lại vào ngày 31/12/2016: 14.000
Hà Nội đã xác định rằng giá trị có thể thu hồi được đối với tài sản này vào ngày 31
tháng 12 năm 2016 là 11.000
Thời gian sử dụng hữu ích còn lại của thiết bị sau ngày 31/12/ 2016: 02 năm; tuy nhiên
giá trị còn lại ước tính của thiết bị được xác định lại là bằng 0
Yêu cầu: thực hiện bút toán ghi nhận tổn thất tài sản tại 31/12/2016 và khấu hao 2017?
VÍ DỤ 1

31/12/2016: Hà Nội ghi nhận sự suy giảm giá trị thiết bị của
mình vào ngày 31 tháng 12 năm 2016, như sau.
Chi phí có liên quan 3.000.000
Khấu hao lũy kế 3.000.000
VÍ DỤ 1: Khấu hao 2017

Nguyên giá VND 26,000,000


Trừ: Hao mòn lũy kế 15,000,000
Giá trị còn lại ( 31,12, 2016) VND 11,000,000

Công ty Hà Nội xác định rằng tổng thời gian sử dụng không thay
đổi (thời gian hữu dụng còn lại vẫn là hai năm). Tuy nhiên, giá trị
còn lại ước tính của thiết bị hiện bằng không. Hà Nội tiếp tục sử
dụng khấu hao theo đường thẳng và thực hiện các bút toán sau
để ghi khấu hao cho năm 2017.

Chi phí khấu hao 5.500.000


Khấu hao lũy kế Thiết bị 5.500.000

LO 5
TỔN THẤT /GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN – VÍ DỤ 2

Vào cuối năm 2015, Công ty Verma đánh giá tổn thất tài sản. Máy có giá trị còn lại
là 200.000 USD. Thời gian sử dụng hữu ích còn lại ước tính là 5 năm. Do có rất ít
thông tin liên quan đến thị trường của tài sản này nên Verma xác định dựa trên giá trị
sử dụng có thể thu hồi được của máy. Verma sử dụng tỷ lệ chiết khấu là 8 phần trăm.
Phân tích Verma chỉ ra rằng dòng tiền trong tương lai sẽ là 40.000 đô la mỗi năm
trong 5 năm và giá trị còn lại là 10.000 đô la vào cuối năm thứ 5. Giả định rằng tất cả
các dòng tiền xảy ra vào cuối năm.
VÍ DỤ
Ví dụ 2: Tính toán tổn thất tài sản

33.486

200.000 166.514

Không xác định 166.514


VÍ DỤ
Ví dụ 2: Tính toán tổn thất tài sản

Chi phí có liên quan 33,486


Khấu hao lũy kế Máy móc thiết bị 33,486
GHI NHẬN TỔN THẤT TÀI SẢN
DN có một dàn khoan khai thác khí tự nhiên ở Biển Đông. Vào cuối năm, DN có các
thông tin liên quan tới dàn khoan như sau:
- Giá trị còn lại trên bảng cân đối kế toán là 3.000 tỷ
- DN nước ngoài đang hỏi mua lại dàn khoan với giá 2.800 tỷ
- Giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính từ việc sử dụng tài sản là 2.700 tỷ
Xác định giá trị của dàn khoan khi trình bày trên BCTC?
TỔN THẤT TÀI SẢN – ĐƠN VỊ
TẠO TIỀN
▪Việc xác định tổn thất tài sản như thế nào nếu

▪ Không xác định được giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy

▪ TS không tạo ra được dòng tiền độc lập với các TS khác

=> Giá trị có thể thu hồi được xác định theo đơn vị tạo tiền
mà có bao gồm tài sản đó (IAS 36.22).
TỔN THẤT TÀI SẢN - ĐƠN VỊ TẠO TIỀN
Đơn vị tạo tiền (CGU) là nhóm nhỏ nhất có thể xác định được của những tài sản tạo ra luồng
tiền một cách độc lập với các tài sản khác.

Đơn vị tạo tiền (CGU)


- Nhà xưởng
- Máy móc thiết bị sản xuất
- Cửa hàng
- Hàng tồn kho
- Phải thu khách hàng
- …….

Giá trị ghi sổ Giá trị có thể thu hồi


PHÂN BỔ GIẢM GIÁ TRỊ CỦA CƠ SỞ TẠO
TIỀN
▪ Phân bổ theo tỷ lệ giá trị ghi sổ của các tài sản trong cơ sở tạo tiền.

▪ Thảo luận:
▪ Có phân bổ tổn thất tài sản của CGU cho các tài sản ngắn hạn hay không?
▪ Có giới hạn cho việc ghi giảm giá trị các tài sản dài hạn hay không?
▪ Lợi thế thương mại mua về là gì và xác định như thế nào? Xác định giảm giá
trị của Lợi thế thương mại như thế nào?
▪ Nếu CGU được phân bổ lợi thế thương mại, phân bổ lỗ do giảm giá trị như thế
nào?
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI
GOODWILL (CONT.)
▪ Sing Co mua cổ phiếu phổ thông của Wing Co vào 31/3 khi BCTC của Wing CO như sau:
▪ Giả sử BV và FV của tất cả các tài sản và công nợ của Wing co là như nhau.
▪ Sing Co nên trả bao nhiêu cho thương vụ hợp nhất này?
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI
▪ Lợi thế thương mại: Là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản không xác
định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt

▪ Tại ngày mua, bên mua sẽ:


▪ Ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi HNKD là tài sản; và

▪ Xác định giá trị ban đầu của LTTM theo giá gốc

▪ Sau ghi nhận ban đầu - VAS


▪ Được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính

▪ Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích
kinh tế có thể mang lại cho DN, tối đa không quá 10 năm.
▪ Phương pháp phân bổ phải phản ánh được cách thức thu hồi lợi ích kinh tế phát sinh từ lợi thế
thương mại.

▪ Sau ghi nhận lần đầu – IFRS: không khấu hao, thực hiện đánh giá giảm giá trị hàng kỳ.

29
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI VÀ TỔN THẤT TÀI
SẢN
A- PHÂN BỔ LỢI THẾ THƯƠNG MẠI CHO ĐƠN VỊ TẠO TIỀN
Lợi thế thương mại hình thành từ hợp nhất kinh doanh không tạo ra luồng tiền một cách
độc lập với các tài sản khác. Do đó phải phân bổ giá trị lợi thế thương mại cho các đơn
vị tạo tiền của bên mua.
B- ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM GIÁ TRỊ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TẠO TIỀN
Các đơn vị tạo tiền được phân bổ lợi thế thương mại phải được đánh giá sự suy giảm giá
trị vào cùng một thời điểm của mỗi năm
LỢI THẾ THƯƠNG MẠI VÀ TỔN THẤT TÀI
SẢN
Suy giảm giá trị của Đơn vị tạo tiền có phân bổ LTTM

1. Ghi giảm giá trị ghi sổ của phần lợi thế thương mại
được phân bổ cho đơn vị tạo tiền

2. Ghi giảm giá trị ghi sổ của các tài sản khác
trong đơn vị tạo tiền theo tỉ trọng giá trị
TUY NHIÊN
Không ghi giảm giá trị tài sản dưới giá trị cao nhất của:

FVLCS VIU 0 (không)


LỢI THẾ THƯƠNG MẠI VÀ TỔN THẤT TÀI
SẢN
Một đơn vị tạo tiền bao gồm các tài sản có giá trị đầu năm như sau:

Tòa nhà 30 tỷ
Máy móc thiết bị 06 tỷ
Lợi thế thương mại 10 tỷ
Tài sản ngắn hạn 20 tỷ
66 tỷ
Do khủng hoảng kinh tế nên giá trị của đơn vị tạo tiền này ước tính chỉ còn lại là 50 tỷ. Doanh
nghiệp sẽ phân bổ khoản tổn thất tài sản này như nào?
HOÀN NHẬP LỖ SUY GIẢM GIÁ TRỊ TÀI SẢN
Hoàn nhập lỗ suy giảm giá trị tài sản (mô hình giá gốc)

Chỉ thực hiện khi ước tính được giá trị có thể thu hồi

Tài sản riêng lẻ Đơn vị tạo tiền LTTM

Ghi tăng TS – Giảm Chi phí Phân bổ theo tỷ lệ lại vào giá trị
Không
Lưu ý: Có giới hạn tối đa hay các tài sản trong đơn vị tạo tiền
hoàn nhập
không? Lưu ý:
- Giới hạn tối đa cho từng tài sản
- Lợi thế thương mại
HOÀN NHẬP TỔN THẤT TÀI SẢN – VÍ DỤ
1/1/20X5, Công ty Tân mua thiết bị, NG; 300.000, thời gian sử dụng: 03 năm và giá trị
thanh lý ước tính bằng 0.

31/ 12/ 20X5, Tân xác định giá trị có thể thu hồi của TS là 180.000
31/ 12/ 20X6, Tan xác định rằng giá trị có thể thu hồi của thiết bị là 102.000.
Kế toán xử lý như thế nào?
HOÀN NHẬP TỔN THẤT TÀI SẢN

Chi phí khấu hao và số tiền mang theo liên quan sau khi suy giảm.

Vào cuối năm 2016, Tan xác định rằng giá trị có thể thu hồi của thiết bị là 96.000
đô la Hồng Kông. Tân hoàn nhập khoản tổn thất
Khấu hao lũy kế Thiết bị 6.000
Chi phí tổn thất tài sản 6.000
KẾ TOÁN TSCĐ THEO
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
QUỐC TẾ
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH – TỔNG
QUAN
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH – TỔNG
QUAN
Giá t
rị củ
trong a tài
suốt sản g
dụng thời iảm
hữu gian
ích c sử
ủa T
S

Sử dụng TS
1. Lựa chọn mô hình kế toán
2. Xác định và ghi nhận khấu Giảm TS
Tăng TS hao.
1. Phân loại 4. Thanh lý, nhượng
3. Ghi các chi phí phát sinh bán TSCĐ…
2. Xác định giá trị Sau ghi nhận ban đầu.
4. Xác định ghi nhận giảm giá
TSCĐHH – IAS 16
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình bao gồm:
• Giá mua tài sản đó, bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không
được hoàn lại, sau khi trừ đi chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán;
• Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng;
• Ước tính ban đầu của chi phí phá hủy, điều chuyển tài sản, hoàn trả mặt
bằng và khôi phục hiện trạng cũng như nghĩa vụ mà đơn vị phải gánh chịu
khi mua tài sản hoặc khi sử dụng tài sản trong giai đoạn nhất
LO 1
định cho các
mục đích ngoài việc sản xuất hàng tồn kho trong giai đoạn đó.
VÍ DỤ
Các khoản chi phí phát sinh sau, khoản nào được tính vào NG của TSCĐ:
• Giá mua: 660 (bao gồm 10% Thuế GTGT)
• Chi phí vận chuyển và lắp đặt: 120
• Chi phí tháo dỡ di dời và hoàn nguyên môi trường sau 10 năm nữa (quy về
giá trị hiện tại) 100
• Chi phí sửa chữa để hoạt động như mong muốn: 135
• Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản: 60
• Chi phí chạy thử và các chi phí sửa chữa cuối cùng để đưa TS vào hoạt động
như mong muốn: 37
• Lỗ vận hành sau khi TS được sử dụng: 23
LO 1
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO IAS –
SAU GHI NHẬN LẦN ĐẦU

❑ Đối với việc xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, IAS 16 cho phép
DN được lựa chọn 1 trong 2 mô hình
Mô hình giá gốc: Sau khi được ghi nhận là tài sản, TSCĐ hữu
hình được xác định bằng nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế và
các khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản
Mô hình đánh giá lại: giá trị hợp lý của tài sản tại ngày đánh
giá lại trừ giá trị hao mòn lũy kế và các khoản lỗ lũy kế do giảm
giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu
MÔ HÌNH GIÁ GỐC - COST MODEL
▪ Nguyên giá của TSCĐ trên sổ sách vẫn được ghi nhận theo giá gốc mặc dù
giá trị thực của tài sản ở thời điểm đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Giá trị
của TSCĐ hữu hình trên bảng cân đối kế toán được thể hiện ở chỉ tiêu
nguyên giá TSCĐ, khấu hao lũy kế và giảm giá trị/tổn thất TS lũy kế.
▪ Giá trị còn lại (Net Book Value – NBV/ carrying amount)=

= Nguyên giá -Khấu hao lũy kế- Lỗ do giảm giá trị/tổn thất TS lũy kế
▪ Nguyên giá (Cost)

▪ Khấu hao lũy kế - Accumulated Depreciation

▪ Lỗ do giảm giá trị/tổn thất TS lũy kế (Impairment): tổng giá trị khoản lỗ do giảm giá trị tài
sản tính đến thời điểm báo cáo.
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI (REVALUATION MODEL)

❑ Mô hình định giá lại


▪ Việc lựa chọn mô hình định giá lại sẽ áp dụng nhất quán cho cả nhóm
tài sản cố định

▪ Việc định giá lại sẽ làm thay đổi giá trị của tài sản vào đó sẽ ảnh
hưởng đến hệ số nợ; lợi nhuận giữ lại

▪ Kế toán:
Chênh lệch đánh giá lại tài sản/Revaluation surplus:
Chi phí/Expense:
Lợi nhuận giữ lại/Retained earnings:
LO 7
KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN – TS KHÔNG CẦN KHẤU
HAO
▪ Định giá tăng giá trị tài sản:
Nợ TSCĐ
Có CL Đánh giá lại TS (Revaluation Surplus)
⇒ Giá trị đánh giá tăng trong kỳ được goi là Thu nhập toàn diện khác – Other
Comprehensive Income
⇒ CL đánh giá lại Tài sản (Revaluation Surplus – RS or Revaluation Reserve – RR) là
môt mục thuộc vốn chủ sở hữu (tương tự LN giữ lại – Retained earnings)
▪ Định giá giảm giá trị tài sản:
Nợ Chi phí (tùy thuộc mục đích sử dụng TS)
Có Tài sản cố định
▪ Định giá lần tiếp theo: cần lưu ý điều gì?
▪ Số dư tài khoản Chênh lệch đánh giá lại TS xử lý như thế nào?
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LẠI – VÍ DỤ 1

▪ Một doanh nghiệp mua một mảnh đất (quyền sử dụng đất lâu dài) với giá

100.000 tại năm 20X1. Mảnh đất này được đánh giá lại với giá 150.000 tại
năm 20X3 và 90.000 tại năm 20X5, 120.000 vào năm 20X7

▪ Năm 20X8, DN bán mảnh đất với giá 130.000

▪ Doanh nghiệp nên hạch toán như thế nào?


KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ – TS CẦN KHẤU HAO

▪ Giá trị còn lại của tài sản được điều chỉnh về giá đánh giá lại theo 1 trong

2 cách sau:

▪ Có thể điều chỉnh giá trị còn lại gộp (gross carrying amount-Tài khoản PPE)

bằng cách tham chiếu giá thị trường hoặc điều chỉnh theo tỷ lệ với thay đổi giá
trị còn lại. Khấu hao lũy kế tại ngày đánh giá lại được điều chỉnh bằng chênh
lệch giữa giá trị còn lại gộp trừ giá trị còn lại sau khi đã điều chỉnh lỗ suy giảm
giá trị.

▪ Khấu hao lũy kế được loại trừ với giá trị còn lại gộp (Tài khoản PPE)
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI – VÍ DỤ 2

▪ AB Ltd. đã mua một dây chuyền với giá 12.000 bảng vào ngày 1 tháng 1 năm
20X1. Dây chuyền đã được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời
gian sử dụng hữu ích ước tính khoảng sáu năm.
▪ Vào ngày 1 tháng 1 năm 20X3, DN đã quyết định đánh giá lại dây chuyền của
mình. Không có giá trị hợp lý cho dây chuyền tại thời điểm này, nhưng chi phí
thay thế của day chuyền vào ngày 1 tháng 1 năm 20X3 là 21.000 bảng.
▪ Dây chuyền đã được bán vào ngày 1 tháng 1 năm 20x30 với giá £ 5.000.

▪ Thảo luận về cách AB nên kế toán các giao dịch trên.


▪ Giá trị trên sổ: 12 – (12/6)*2 = 8
▪ Giá đánh lại: 21 – (21/6)*2 = 14
▪ Hạch toán:
▪ Cách 1:
▪ Nợ TSCĐ: 9 (21-12)
▪ Có Hao mòn TSCĐ: 3 (=7-4)
▪ Có CL đánh giá lại: 6

▪ Cách 2:
▪ Nợ TSCĐ: 2
▪ Nợ Hao mòn TSCĐ: 4
▪ Có CL đánh giá lại: 6
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LẠI – VÍ DỤ 3

▪ Cuối năm 2011, công ty A mua hai căn nhà có cùng trị giá 10 tỷ

đồng, thời gian sử dụng 20 năm, công ty khấu hao theo phương
pháp đường thẳng. Cuối năm 2013, công ty đánh giá lại một căn
nhà có giá trị hợp lý là 10,8 tỷ đồng và căn còn lại là 8,1 tỷ đồng,
thời gian sử dụng không thay đổi so với ban đầu.
KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ – THẢO LUẬN
▪ Kế toán trong lần đánh giá tiếp theo như thế nào?
▪ Lần 1 tăng; Lần 2 giảm.
▪ VD: Với căn nhà bị đánh giá giảm ở ví dụ 3. Năm 2015, công ty A đánh giá lại
nhà cửa có giá trị hợp lý tại thời điểm đó là 8,4 tỷ đồng. Công ty A sẽ ghi nhận
việc đánh giá lại này như nào?
▪ Lần 1 giảm; lần 2 tăng
▪ VD: Với căn nhà bị đánh giá tăng ở ví dụ 3. Năm 2015, công ty A đánh giá lại nhà
cửa có giá trị hợp lý tại thời điểm đó là 9,6 tỷ đồng. Công ty A sẽ ghi nhận việc
đánh giá lại này như nào?
▪ Khác biệt căn bản trong quy định về kế toán đánh giá lại TSCĐ của VN với quy
định của IAS 16 là gì?
▪ Xử lý như thế nào với số dư trên TK CL đánh giá lại?
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI - RS

▪ Thặng dư đánh giá lại tài sản được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu có thể kết
chuyển sang lợi nhuận chưa phân phối (return earnings-RE) khi tài sản được
loại bỏ khỏi sổ sách của doanh nghiệp: có thể do bán hoặc thanh lý.

▪ Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, một phần thặng dư tài sản có thể được kết
chuyển sang lợi nhuận chưa phân phối. Phần thặng dư được kết chuyển là
chênh lệch giữa khấu hao dựa trên giá trị đánh giá lại và khấu hao trên nguyên
giá trước khi đánh giá lại.
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI – VÍ DỤ 4

▪ Doanh nghiệp mua một thiết bị vào 1/1/20X7 với giá mua 350.000. DN sử
dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, ước tính thời gian sử dụng hữu
ích là 5 năm và không có giá trị thanh lý ước tính. Vào cuối năm 20X7, thẩm
định giá độc lập đánh giá giá trị của tài sản là 320.000
▪ (a) Bút toán khấu hao năm 2017

▪ (b) Bút toán đánh giá lại tài sản

▪ (c) Bút toán khấu hao năm 2018


TỔN THẤT TÀI SẢN VÀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI

▪ Khi phát sinh tổn thất tài sản: ghi nhận tương tự như đánh giá giảm tài sản
▪ Nếu có số dư trên TK CL đánh giá lại TS của chính TS giảm giá trị
▪ Nếu không có số dư trên TK CL đánh giá lại TS của chính TS giảm giá trị

▪ Khi hoàn nhập: ghi nhận tương tự như đánh giá tăng tài sản:
▪ Ghi giảm chi phí đến mức bằng với giá trị của TS nếu không có nghiệp vụ
giảm giá trị trước đây theo mô hình giá gốc
▪ Phần còn lại (nếu có): đưa vào CL đánh giá lại TS (lưu ý: giá trị có thể thu
hồi xác định theo giá trị hợp lý)
CHƯƠNG 3
GHI NHẬN DOANH THU VÀ BCKQHDKD

5-54
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

VAS 01, VAS 14, VAS 15. VAS 21, TT 200/2014/BTC

Thông tư hướng dẫn chuẩn mực liên quan

KTTC phần 5- ĐH Kinh tế TPHCM- C3

KTTC- HV tài chính- Chương 7 & 10

Slide bài giảng

55
Nội dung

1. Khái niệm và điều kiện ghi nhận DT


2. Xác định doanh thu
3. Kế toán bán hàng đại lý
4. Kế toán bán hàng trả chậm, trả góp
5. Kế toán giao dịch hàng đổi hàng
6. Kế toán tiêu thụ nội bộ
7. Ghi nhận DT của hợp đồng xây dựng
8. Báo cáo KQHDKD

5-56
DOANH THU – KHÁI NIỆM

▪ Doanhthu…..………………………………………………………..………………………..
..…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………
▪ Doanh thu thuần = DT – Các khoản giảm trừ

5-57
NGUYÊN TẮC GHI NHẬN DT

Thời điểm ghi nhận doanh thu


▪ Theo ngtắc…….: tại kỳ phát sinh.
▪ Nếu nhận tiền trước => ……………….
▪ Nếu nhận tiền sau => ……………….

5-58
XÁC ĐỊNH DOANH THU

▪ Được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được.
▪ Không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ 3
▪ Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được
xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về
giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.

▪ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dvụ tương tự về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu.

5-59
VẬN DỤNG CÁC TRƯỜNG HỢP XÁC ĐỊNH DOANH THU

▪ Thuế gián thu có được tính vào DT không?


▪ Trong các TH sau DT được xác định ntn?
▪ Bán hàng đại lý
▪ Bán hàng trả góp (trả chậm)
▪ Giao dịch hàng đổi hàng
▪ Hoạt động gia công chế biến
▪ Hoạt động tín dụng
▪ Hoạt động bảo hiểm.
▪ Công trình xây lắp nhiều năm

5-60
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU
Cách xử lý các khoản này khi phát sinh doanh thu liên quan ở kỳ
trước ?
-Nếu trước thời điểmphát hành BCTC
-Nếu sau thời điểm phát hành BCTC
Giảm giá
hàng bán
Chiết khấu thanh toán có phải
Hàng bán là khoản giảm trừ doanh thu
bị trả lại không?
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
Chiết khấu -Thuế GTGT theo
Thương mại phương pháp trực tiếp
-Thuế tiêu thụ đặc biết
-Thuế xuất khẩu
5-61
BÁN HÀNG QUA ĐẠI LÝ

▪ DN xuất giao hàng cho các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi nhờ tiêu thụ.
▪ Khi số hàng bán được, DN sẽ trả cho các đại lí một khoản hoa hồng tính theo tỉ lệ phần
trăm (%) trên giá bán (hoặc giá thanh toán) của số hàng đã bán được.
▪ Nếu không tiêu thụ đc bên nhận đại lý có quyền trả lại số hàng gửi cho bên giao đại lý

Consignee

Consignor
BÁN HÀNG QUA ĐẠI LÝ

Tại bên giao đại lý:


- Phản ánh doanh thu: Khi nhận được bảng kê từ đại lý về hàng hóa đã
tiêu thụ
- Tiền hoa hồng trả cho đại lý:
- Tính vào…………………
- Thanh toán riêng hoặc cấn trừ trực tiếp trên tiền bán hàng các đại lý
chuyển về.
- Phản ánh giá vốn hàng bán: Khi ghi nhận DT => Tương tự trường hợp
chuyển hàng.
BÁN HÀNG QUA ĐẠI LÝ

Tại bên nhận đại lý: - Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động
theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo
cáo tài chính.

- Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được, căn cứ vào Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng và các
chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, ...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

- Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112.
TÌNH HUỐNG
▪ Phương thức bán hàng đại lý.
Doanh nghiê ̣p Mai Cam (đa ̣i lý MC) ký hơ ̣p đồ ng bá n hà ng đa ̣i lý cho công ty CP Lam Sơn, bá n đú ng giá
hưở ng hoa đồ ng. 2 đơn vi ̣nà y là các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kế toán hàng
tồn kho theo p/p KKTX. Trong tháng 10/N có các tài liệu sau (đơn vị 1000đ).
1) Tổng hợp các "Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý" trong tháng xuất 10.000 hàng hóa A giao cho đại lí MC,
giá vốn xuất kho là 1.000/hàng hóa.
2) Công ty Lam Sơn yêu cầu đại lý MC bán đúng giá qui định của công ty, giá bán chưa thuế là 1.800/hàng
hóa, thuế suất thuế GTGT là 10%, hoa hồng mà đơn vị đại lý MC được hưởng tính 5% trên tổng giá thanh toán,
thuế GTGT tính theo số hoa hồng được hưởng là 10%.
3) Cuối tháng, theo "Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi" của đơn vị đại lí, MC đã bán được 6000 hàng hóa A
và đã nộp trả tiền mặt cho Công ty Lam Sơn là 11.226.600 (phiếu thu kèm theo), sau khi đã trừ khỏan hoa hồng
được hưởng.
▪ Yêu cầu: - Phân tích thời điểm, điều kiện ghi nhận doanh thu tại Công ty CP Lam Sơn
Định khoản kế toán ở công ty CP Lam Sơn và Mai Cam
BÁN HÀNG TRẢ CHẬM, TRẢ GÓP

▪ Không phải thanh toán toàn bộ tiền khi mua hàng, chỉ thanh toán một
phần.
▪ Số tiền còn lại sẽ được thanh toán dần trong một số kỳ sau.
▪ Tổng số tiền phải trả so với giá mua trả ngay thường lớn hơn, nhỏ hơn
hay bằng nhau? Vì sao?
▪ Doanh thu và giá vốn hàng bán nên ghi nhận khi nào? với giá trị là
bao nhiêu?
KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRẢ CHẬM TRẢ GÓP

- Phản ánh giá vốn ( Giống TH bán hàng trực tiếp)


- Phản ánh doanh thu
TK 511
TK 111,112
(1a)

TK 33311 TK 131
(1e) (3)
(1b)

TK 515 TK ………
(1d)
(2)
(1c)
TÌNH HUỐNG
▪ Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp
Công ty cổ phần thiết bị y tế Hải Phương mua 1 ôtô trả chậm, trả góp của công ty
Trường hải Auto. Hợp đồng mua bán đã ký kết vào ngày 1/5/2015, với điều khoản như
sau:
-Giá trị ôtô (giá bán thông thường chưa bao gồm VAT 10%): 1,5 tỷ
-Lãi trả chậm, trả góp là 0,18 tỷ
-Thời gian trả chậm là 12 tháng, kể từ ngày nhận bàn giao ôtô. Cuối mỗi tháng,
Công ty chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ gốc + lãi cho Công ty Trường Hải. Lãi và nợ
gốc trả đều trong các tháng.
▪ Yêu cầu: -Xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, giá trị doanh thu.
-Định khoản kế toán

GIAO DỊCH HÀNG ĐỔI HÀNG
•Trao đổi hàng hóa dịch vụ tương tự:
•Ko được coi là giao dịch tạo doanh thu
•Ghi tăng TS nhận về và giảm TS đem đi trao đổi.

• Trao đổi hàng hóa dịch vụ không tương tự:


• Được coi là giao dịch tạo doanh thu
• Gồm 2 giao dịch:
• Bán hàng hóa, dvụ đem trao đổi
• Mua hàng hóa dịch vụ nhận về
• Giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ trao đổi khác nhau => Ghi nhận các
khoản thanh toán bổ sung.
BÁN HÀNG NỘI BỘ

1. Bán hàng cho các đơn vị nội bộ


- Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp, chỉ
ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài
- Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội bộ
doanh nghiệp
2. Tiêu dùng nội bộ
3. Trả lương, thưởng cho người lao động bằng TP, HH hoặc dùng cho các mục đích
khác lấy từ quỹ

5-70
BÁN HÀNG CHO CÁC ĐƠN VỊ NỘI BỘ-KHÔNG GHI NHẬN DOANH THU GIỮA CÁC KHÂU

- Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh
nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (giá vốn)
Có các TK 155, 156
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài,
đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn:

+ Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:


Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có 136 - Phải thu nội bộ.

+ Phản ánh doanh thu, ghi:


Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

5-71
BÁN HÀNG CHO CÁC ĐƠN VỊ NỘI BỘ- CÓ GHI NHẬN DOANH THU
GIỮA CÁC KHÂU

▪ Ghi nhận doanh thu, giá vốn như hoạt động bán hàng bình thường
▪ sử dụng TK 136, TK 336 nếu bán hàng chưa thu được tiền.
SỬ DỤNG CHO TIÊU DÙNG NỘI BỘ

Nợ TK chi phí: Theo trị giá xuất kho TP,HH


Có TK 155,156

5-73
TÌNH HUỐNG
▪ 3.Phương thức bá n hà ng bằ ng ngoa ̣i tê ̣

Công ty XNK Phương Long chuyên nhâ ̣p khẩ u và xuấ t khẩ u cá c mă ̣t hà ng tiêu dù ng, hơ ̣p đồ ng mua bá n hà ng hó a đươ ̣c ký kế t vớ i đồ ng tiề n
thanh toá n là USD. Phương Long ha ̣ch toá n hà ng tồ n kho theo phương phá p KKTX, tı́nh VAT theo phương phá p khấ u trừ . Trong năm 2016,
có cá c nghiê ̣p vu ̣ kinh tế phá t sinh như sau:
1. Ngà y 1/5, Công ty nhâ ̣p khẩ u 1 lô hà ng từ Công ty A ở nước ngoài, giá nhâ ̣p khẩ u 20.000USD, thuế nhâ ̣p khẩ u 20%, thuế GTGT 10%, chưa
trả tiề n ngườ i bá n. Công ty đã nô ̣p đầ y đủ cá c loa ̣i thuế vớ i cơ quan hả i quan bằ ng TGNH VNĐ. Biế t tỷ giá thực tế ngà y 1/5 là
22.000VND/USD.
2. Ngà y 7/6, Công ty xuấ t khẩ u lô hà ng hó a cho khá ch hà ng M ở Mỹ, giá xuấ t khẩ u 35.000USD, thuế xuấ t khẩ u 5%. Khá ch hà ng trả 10.000
USD tiề n hà ng bằ ng TGNH ngoa ̣i tê ̣, cò n la ̣i nơ ̣. Công ty nô ̣p thuế xuấ t khẩ u bằ ng tiề n mă ̣t VNĐ. Biế t tỷ giá thực tế ngà y 7/6 là
22.500VND/USD.
3. Ngà y 1/8, Công ty trả 15.000 USD cho công ty A; 10.000 USD lấy từ số tiền do khách hàng M thanh toán ngày 7/6; 5.000 USD công ty
mua với tỷ giá 23.000 VND/USD.
4. Ngà y 20/8, khá ch hà ng M chuyể n tiề n trả 15.000 USD tiền nơ ̣ bằ ng TGNH ngoa ̣i tê ̣. Biế t tỷ giá thực tế ngà y 20/8 là 23.700đ/USD.
TK tiền (Tiền mă ̣t, TGNH ngoa ̣i tê ̣) không có số dư đầu năm.
▪ Yêu cầ u:

- Đinh
̣ khoả n kế toá n.
- Đá nh giá la ̣i cá c TK có số dư ngoa ̣i tê ̣ ta ̣i thờ i điể m cuố i kỳ và ghi nhâ ̣n cá c bú t toá n.
- Thảo luận về tình huống nếu đầu kỳ, Công ty có 10.000 USD trong tài khoản, tỷ giá ghi sổ của số tiền đó là 21.500?
THẢO LUẬN
Chủ đề 1: Các phương thức ưu đãi dành cho khách hàng:
▪ Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút
khách hàng, các doanh nghiệp đã áp dụng rất nhiều phương thức nhằm khuyến khích
khách hàng như: (1) Các chương trình khách hàng thân thiết hay các ưu đãi đưa ra cho
khách hàng truyền thống nên được ghi nhận như thế nào? (2) Khuyến mại có điều kiện
và không có điều kiện (3) Bán hàng cho quyền trả lại hàng của khách (4) Khuyến mại từ
nhà sản xuất.
▪ Anh/Chị hãy:
▪ Trình bày các vấn đề liên quan đến việc ghi nhận đối với các phương thức ưu đãi dành
cho khách hàng mà Anh/chị biết (khi nào nên ghi nhận và ghi nhận như thế nào, nguyên
tắc kế toán làm cơ sở cho việc ghi nhận)
▪ Liên hệ đến một (một vài) các hoạt động thực tế của các doanh nghiệp có áp dụng các
phương thức ưu đãi này.
THẢO LUẬN
▪ Chủ đề 2: Hợp đồng xây dựng
▪ Xây dựng là một trong những ngành nghề tạo ra những tài sản có giá trị, mang lại
doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
xây lắp thường thể hiện tổng tài sản và doanh thu có giá trị cao. Đo lường và ghi nhận
doanh thu, chi phí trong lĩnh vực xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc phản
ảnh trung thực tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Một
trong các quy định tạo ra nền tảng cho việc ghi nhận tại Việt Nam chính là Chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng”. Trên cơ sở nghiên cứu Chuẩn mực này
và các văn bản pháp luật có liên quan, Anh/Chị hãy:
▪ Làm rõ các vấn đề liên quan đến việc ghi nhận doanh thu của một hợp đồng xây dựng
(thời điểm, cách thức, giá trị…)
▪ Liên hệ một ví dụ thực tế để minh họa cho những vấn đề về lý thuyết ở trên.
DOANH THU TIỀN LÃI, TIỀN
BẢN QUYỀN, CỔ TỨC, LỢI
NHUẬN

ĐƯỢC CHIA.
Được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó
▪ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
▪ Được ghi nhận trên cơ sở:
▪ Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
▪ Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng.
▪ Cổ tức và lợi nhuân được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ
tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
DOANH THU TIỀN LÃI
▪ Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong
tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận
ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng.
▪ Doanh thu tiền lãi bao gồm số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các
khoản lãi nhận trước hoặc các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của
công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn
▪ Tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua, không phải là doanh thu
của đơn vị và được hạch toán giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
BÁO CÁO KQHD KINH DOANH
▪ Nội dụng và mẫu biểu
▪ Lưu ý:
▪ Thu nhập – chi phí hd tài chính
▪ Thu nhập – chi phí hoạt động khác
▪ Phân tích BCKQHDKD
▪ Sự gian lận trong ghi nhận doanh thu
Chương 4

KẾ TOÁN HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI


SẢN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2


TÀI LIỆU CẦN ĐỌC
• VAS 06 – Thuê tài sản, IAS 17, IFRS 16.
• Các thông tư hướng dẫn có liên quan.
• Slide bài giảng
• Giáo trình KTTC, Học viện TC: chương 4-phần 4.8. Kế toán các nghiệp vụ khác về
TSCĐ.
• Giáo trình KTTC –phần 3&4, ĐH KTTP HCM: chương 6 – Thuê tài sản
KẾ TOÁN HĐ THUÊ TÀI SẢN

1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN 3. KT thuê hoạt


2. KT thuê tài chính
LOẠI động

• Khái niệm • Khái niệm, điều kiện nhận biết • Kế toán tại bên đi
• Phân loại • Nguyên tắc KT cơ bản – bên cho thuê.
thuê • Kế toán tại bên
• KT tại bên đi thuê: cho thuê
• Nguyên tắc ghi nhận và trình
bày
• Hạch toán kế toán

CHUYÊN MỤC BÁN VÀ


THUÊ LẠI
THUÊ TÀI SẢN
3 Chấm dứt Vốn hóa Chi phí đi vay:

● Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên
cho thuê chuyển………………………tài sản cho bên thuê trong
một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê
một lần hoặc nhiều lần
Ví dụ
• VD 1: Ngày 1/6/200X, công ty A và B ký hợp đồng cho thuê tài sản theo đó A cho B thuê
một thiết bị chuyên dùng trong thời gian 8 tháng, tiền thuê hàng tháng là 15 triệu. Biết
thiết bị trên được A mua với giá là 800 triệu, có thời gian sử dụng hữu ích dự kiến là 9
năm.
• VD 2: Ngày 1/6/200X, công ty A và B ký hợp đồng cho thuê tài sản theo đó A cho B thuê
một thiết bị chuyên dùng trong thời gian 8 năm, tiền thuê hàng năm là 130 triệu. Biết
thiết bị trên được A mua với giá là 800 triệu, có thời gian sử dụng hữu ích dự kiến là 9
năm. Khi kết thúc HĐ, B có quyền mua lại thiết bị trên với giá là 50 tr.đ.
• Việc hạch toán cho 2 hợp đồng trên giống hay khác nhau?
Phân loại hđ thuê TS
Phân loại theo nguyên tắc Quyền sở hữu kinh tế

Thuê tài chính (Finance-Lease) Thuê hoạt động (Operating-Lease)

Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở Không phải là thuê TC. Hay:
hữu tài sản được chuyển giao cho bên thuê.
Không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và cơ
(VAS06.07) hội gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên
thuê! (VAS06.07)

Bên thuê là người sở hữu kinh tế ! Bên cho thuê là người sở hữu kinh tế !

Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các
điều khoản ghi trong hợp đồng
Phân loại thuê tài sản
• Việc phân loại phải được thực hiện tại thời điểm khởi đầu thuê.
– Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xẩy ra trước của một trong hai (2) ngày:
• Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và
• Ngày tiền thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
• Phân loại lại: khi các điều khoản của HĐ đc 2 bên thay đổi đáng kể dẫn đến thay đổi
về bản chất của HĐ.
• Không phải phân loại lại khi thay đổi về ước tính kế toán hay thay đổi hoàn cảnh (k/n
thanh toán của bên thuê)
KẾ TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH

Đ/k Nhận biết


Nguyên tắc kế toán đối với bên cho thuê
Kế toán tại bên đi thuê
Thuê tài chính - đ/k nhận biết
● Các TH thường dẫn đến HĐ thuê tài chính là:
▪ Bên cho thuê chuyển giao quyền………. tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;
▪ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn………… tài sản
thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
▪ Thời hạn thuê TS không hủy ngang chiếm ………. thời gian sd kinh tế của TS cho dù
không có sự chuyển giao quyền sở hữu;
▪ Tại thời điểm khởi đầu thuê TS, g.trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
▪ TS thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ ………. có khả năng sd không cần có sự
thay đổi, sữa chữa lớn nào.
Thuê tài chính - đ/k nhận biết

● Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp
đồng thoả mãn ít nhất một trong các trường hợp sau:
▪ Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc
huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
▪ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài
sản thuê gắn với bên thuê;
▪ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê
với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường
Nguyên tắc hạch toán – bên cho thuê
• Ghi nhận giá trị TS cho thuê TC là khoản phải thu trên Bảng CĐKT bằng giá trị đầu tư
thuần trong HĐ cho thuê tài chính.
• Các khoản phải thu về cho thuê TC phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và
DT tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.
• Việc ghi nhận DT tài chính phải dựa trên cơ sở LS định kỳ cố định trên tổng số dư đầu
tư thuần cho thuê TC.
• Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra DT tài chính như tiền hoa hồng và chi phí pháp
lý phát sinh khi đàm phán ký kết HĐ thường do bên cho thuê chi trả và được ghi nhận
ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời
hạn cho thuê tài sản phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.
Giá trị đâu tư thuần – bên cho thuê
• Đầu tư thuần trong HĐ thuê TC: Là số chênh lệch giữa đầu tư
gộp trong HĐ thuê tài chính và DT tài chính chưa thực hiện.
– Đầu tư gộp trong HĐ thuê tài chính: Là tổng khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê)
cộng (+) giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo.
– Doanh thu tài chính chưa thực hiện: Là số chênh lệch giữa tổng khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng (+) giá trị còn lại không được đảm
bảo trừ (-) giá trị hiện tại của các khoản trên tính theo tỷ lệ lãi suất
ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính.
Giá trị đâu tư thuần – bên cho thuê
• Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm
khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng
bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê.
• Các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu - Đối với bên cho thuê: Là khoản thanh toán
mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợp đồng (Không
bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải
hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm) cộng (+) với giá trị còn lại của tài sản cho thuê
được đảm bảo thanh toán bởi:
- Bên thuê;
- Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc
- Một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính.
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ

Nguyên tắc ghi nhận và trình bày:

Ghi nhận vào thời điểm khởi đầu thời hạn hợp
Bảng cân đối KT
đồng
• Tài sản thuê Giá trị tài sản
• Chi phí trực tiếp ban đầu của + chi phí trực tiếp ban
đầu
bên thuê
• Giá trị còn lại của nợ gốc về Nợ phải trả
thuê TC.

B/c KQHĐKD
• Mức tiền thuê trả mỗi kỳ
• Trả gốc Khấu hao
• Trả lãi Chi phí TC
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
Xác định giá trị ban đầu của TS thuê & nợ phải trả:

• Theo giá trị .......... của:

Giá trị hợp lý của Giá trị hiện tại của khoản thanh toán

tài sản thuê tiền thuê tối thiểu

Nếu HĐ thuê TC đã ghi rõ số nợ gốc phải trả bằng FV của TS thuê


thì TS thuê và nợ phải trả về thuê TC được ghi theo FV. Vì khi đó coi như
Giá trị hiện tại của MLP = FV
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ

Xác định giá trị ban đầu của TS thuê và nợ phải trả:

• Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho
bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (Không bao gồm các
khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và
tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên
liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán.
• Lãi suất dùng để chiết khấu khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: LS ngầm định trong
HĐ hoặc LS biên đi vay của bên thuê
Minh họa cho các khái niệm

• DN B cho DN A thuê một tài sản hợp lý là 200 tr trong 5 năm


với điều kiện DN A sẽ thanh toán tiền thuê cho DN B hàng năm
là 50 triệu vào cuối mỗi năm. Ước tính giá trị còn lại đảm bảo
thanh toán là 10 triệu. Lãi suất ghi trong hợp đồng là 10%.
Minh họa cho các khái niệm
Lãi suất ngầm định
10%

50 tr 50 tr 50 tr 50 tr 60 tr

195.748.000

giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu

260 tr: các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
Bên cho thuê: giá trị đầu tư thuần tại ngày bắt đầu cho thuê và sẽ giảm dần giá trị khi bên thuê
thanh toán hàng kỳ (gốc)

200.000.000 = 195.748.000 + 4.252.000

Bên thuê: giá trị tài sản thuê và nợ phải trả tại ngày bắt đầu cho thuê. Giá trị TS thuê giảm dần qua khấu
hao và nợ phải trả giảm dần khi thanh toán gốc.
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
Xác định giá trị ban đầu của TS thuê và nợ phải trả:

• Nợ phải trả = min ( Giá trị hợp lý của tài sản thuê tài chính, Giá trị hiện
tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu).
• Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan tới tài sản sẽ được tính vào nguyên
giá tài sản thuê tài chính.
Xử lý VAT của TS thuê TC
Do bên cho thuê thanh toán khi mua TS và bên đi thuê sẽ phải hoàn lại trong thời hạn của HĐ.
• Nếu VAT đầu vào được khấu trừ:
– Nguyên giá của TS đi thuê tài chính không có thuế VAT.
• Nếu VAT đầu vào không được khấu trừ:
– Được thanh toán một lần ngay thời điểm ghi nhận TS thì nguyên giá ts đi thuê tài chính sẽ bao gồm
thuế VAT.
– Được thanh toán từng kỳ thì được ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản
mục chi phí khấu hao của tài sản thuê tài chính.
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
Khấu hao TSCĐ thuê TC:
● Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi
phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính
sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng
loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê.
● Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê
khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo
thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản thuê
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
KẾ TOÁN TẠI BÊN ĐI THUÊ
Kết thúc HĐ thuê – Mua lại TSCĐ

212 2141 2142


(2)K/c KH TSCĐ thuê TC
NG TSCĐ thuê TC

211 411 414, 441


111,112
(1)
(3)K/c NVốn
Số phải trả thêm khi mua
Số phải trả thêm khi mua
VÍ DỤ:
• DN A nộp VAT theo phương pháp khấu trừ, thuê tài chính một TSCĐ dùng ở phân
xưởng sản xuất vào ngày đầu năm N:
– Thời gian thuê 5 năm; thời gian sử dụng hữu ích của TS là 6 năm.
– Tiền thuê trả vào cuối mỗi năm là 50 triệuđ;
– Lãi suất ngầm định của là 10%. DN A được biết về lãi suất ngầm định này.
– Giá trị hợp lý của TS thuê là 200 tr.đ.
– VAT mà bên thuê trả khi mua TS là 20tr.đ, Bên đi thuê trả trong thời gian thuê mỗi năm 4tr.đ. Giả sử
lãi phần VAT tính tương tự lãi phần nợ gốc thuê.
– CF trực tiếp ban đầu liên quan đên tài sản thuê TC trước khi nhận tài sản đã chi bằng tiền mặt: 1tr.đ,
bằng tiền tạm ứng 1tr.đ.
– DN A cũng đã chuyển tiền gửi NH để ký quỹ đảm bảo việc thuê là 50tr.đ.
Ví dụ (tiếp)
• Yêu cầu 1: Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong các
TH sau:
• Yêu cầu 2: Với ví dụ trên, hãy cho biết các xử lý trong các TH sau:
– DN A không biết về lãi suất ngầm định 10% của hợp đồng. Lãi suất biên đi
vay của A là 9,5%
– Trong HĐ có điều khoản bên đi thuê cam kết đảm bảo giá trị còn lại của tài
sản khi kết thúc hợp đồng thuê là 10 triệu.
– Trong HĐ quy định sau khi hết thời hạn thuê, bên thuê có quyền mua lại
TS với giá chưa có VAT 10% là 10 tr.đ.
KẾ TOÁN THUÊ HỌAT ĐỘNG
KT Thuê hoạt động - bên đi thuê

Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả HĐKD


●Tài sản dài hạn Không ghi nhận ●Chi phí thuê Ghi nhận chi phí thuê

Không ghi nhận


●Khấu hao
KT Thuê hoạt động - bên đi thuê
- Theo doi tài sản thừa ở sổ kế toan chi tiết

111 242 627, 641..


(2)Trả trước tiền thuê của
nhiều kì (2’) Phân bổ tiền thuê từng kì

133

(2i) Thanh toán tiền


thuê từng kì
KẾ TOÁN CHO THUÊ HOẠT ĐỘNG
• XĐ giá trị và hạch toán theo dõi TS (TSCĐ, BĐS và công cụ dụng cụ) như bình thường.
• Hạch toán DT từ cho thuê TS theo nguyên tắc cơ sở dồn tích và qđ của VAS 14.
• Ghi nhận chi phí từ hđ cho thuê
• Cho thuê hđ TS là công cụ dụng cụ và máy móc, phương tiện vận tải:
– Giá trị CCDC xuất kho; khấu hao hạch toán vào 627=> tập hợp CF khác để tính giá thành dịch vụ
trên 154 và cuối kỳ k/c vào 632.
– DT từ cho thuê hạch toán vào 5113
• CHo thuê hđ TS là BĐS:
– Chi phí khấu hao hạch toán thẳng vào 632
– DT hạch toán vào 5117
=> Xem sơ đồ htoán trong giáo trình KTTC phần 3&4, ĐH KTTP HCM (tr. 145-146)
Chuyên mục: Giao dịch bán và thuê lại tài sản
(Sale-and-Lease-back-Transactions) (I)
Nguyên tắc:
– Phân loại thuê lại tài sản (lease-back) theo các nguyên tắc chung của quan hệ thuê tài sản!
– Xử lý kế toán theo phân loại là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.
– Chỉ tác động vào bên thuê!

Kết quả của thuê lại tài sản là thuê tài chính:
▪ Không bán từ giác độ kinh tế
▪ Phân bổ lãi/lỗ trên sổ sách trong suốt thời hạn hợp đồng thuê tài sản
Giao dịch bán và thuê lại
• Đ/v thuê tài chính
– Ghi nhận thu nhập khác và chi phí khác từ thanh lý TSCĐ theo cùng 1
giá: min của GTCL và giá bán.
• GTCL nếu Giá trị còn lại < Giá bán
• Giá bán nếu Giá bán < GTCL
– Chênh lệch giữa GTCL và giá bán được hạch toán vào 242 hoặc 3387
=> Phân bổ dần đ/c vào chi phí khấu hao TSCĐ
Chuyên mục: Giao dịch bán và thuê lại TS (II)
Kết quả của thuê lại tài sản là thuê hoạt động:

• Bán từ giác độ kinh tế


• Việc ghi nhận lỗ/lãi phụ thuộc vào quan hệ giữa giá trị hợp lý và giá bán
– Nếu giá bán bằng giá trị hợp lý: htoán bán TSCĐ bthường.
– Giá bán thấp hơn giá thị trường (gtrị hợp lý):
• Phải trình bày ngay lỗ hoặc lãi.
• Ngoại lệ: lỗ được bù đắp bằng tiền thuê trả mỗi kỳ thấp hơn giá thuê thị trường, thì thực hiện phân bổ lỗ
để đ/c CF thuê hàng kỳ
– Giá bán cao hơn giá thị trường (giá trị hợp lý):
• Khoản chênh lệch cao hơn giá thị trường phải được phân bổ và huỷ bỏ (giải thể) trong suốt thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản
– Nếu Giá trị hợp lý tại thời điểm bán thấp hơn giá trị còn lại thì lỗ này phải đc ghi nhận ngay trong
kỳ.
Giao dịch bán và thuê lại – Thuê hoạt động
• Giá bán thấp hơn giá trị hợp lý, giá thuê thấp hơn giá thị trường:
– Ghi nhận thu nhập và chi phí từ GD thanh lý tài sản cố định theo cùng
1 giá là GTCL.
– CL giữa giá bán và giá trị còn lại hạch toán vào 242. Sau đó phân bổ
dần để đ/c vào chi phí thuê
• Giá bán cao hơn giá trị hợp lý:
– Ghi nhận thu nhập từ GD thanh lý TSCĐ theo giá trị hợp lý
– Phần giá bán cao hơn giá trị hợp lý hạch toán vào 3387, sau đó phân
bổ dần đ/c vào chi phí thuê.
Câu hỏi
• Việc hạch toán các giao dịch bán và thuê lại đã phù hợp theo
đúng các nguyên tắc đề ra hay chưa?
Chương 5:
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

116
TL cần đọc
– Giáo trình KTTC – ĐH KT Tp HCM, Phần 5 – chương 3
– Giáo trình KTTC – HVTC, chương 9 – Báo cáo tài chính.
– Chuẩn mực kế toán số 24 - BCLCTT
– Thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 hướng dẫn về chế độ kế
toán doanh nghiệp.

117
Nội dung
• Khái quát về BCLCTT
– K/n và mục đich
– K/n về tiền và tg đg tiền
– Phân loại các luồng tiền
– Mối quan hệ giữa BCLCTT và các BCTC khác
– Các phương pháp lập BCLCTT
• Lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp
• Lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp
• Phân tích BCLCTT

118
Khái niệm
• BCLCTT là BC tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và
sử dụng luồng tiền phát sinh trong kì.

• Bản chất của BC là một sự sắp xếp lại báo cáo thu chi nhằm
cung cấp thông tin hữu ích hơn.
• Cung cấp thêm thông tin cho BCĐKT và BCKQHĐKD

119
MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Cung cấp thông tin về các khoản thu và chi tiền mặt của doanh nghiệp
trong một kỳ kế toán

Giúp nhà đầu tư trả lời các câu hỏi về công ty như:
● Khả năng tạo các luồng tiền dương
● Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và trả cổ tức.
● Nhu cầu về nguồn tài trợ bên ngoài.
● Các giao dịch đầu tư và tài trợ trong kỳ.

120
121
Tiền và tương đương tiền

Tương đương tiền Tiền


TIền mặt

● Các khoản đầu tư ngắn hạn và có tính thanh khoản cao.


● Sẵn sàng được chuyển đổi thành tiền.
● Gần đáo hạn đến mức giá trị thị trường ko bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của lãi suất.

122
Phân loại các luồng tiền
• Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của
doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư
hay hoạt động tài chính.
• Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý,
nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc
các khoản tương đương tiền
• Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và
kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

123
Hoạt động kinh doanh
Tiền vào từ:
● Bán hàng cho khách.

+
Luồng tiền
từ hoạt
Tiền chi ra cho:
● Nhà cung cấp về hàng hoá và dịch vụ. động kinh
Nhân viên.

● Trả lãi vay cho chủ nợ.
_ doanh
● Nộp thuế cho chính phủ.

124
Hoạt động đầu tư
Tiền vào từ
● Bán các khoản đầu tư và TSCĐ.
● Thu hồi nợ gốc các khoản cho vay.
● Nhận được cổ tức, lãi cho vay +
Luồng tiền
từ hoạt
Tiền chi ra cho: động đầu tư
● Chi trả cho việc mua các khoản đầu tư và TSCĐ.
● Mua các công cụ nợ và vốn cổ phần. _
● Cấp các khoản cho vay

125
Hoạt động tài chính
Tiền vào từ:
● Các khoản vay mượn ngắn và dài hạn.
● Các chủ sở hữu (VD từ phát hành cổ
phiếu). +
Luồng tiền
từ hoạt
Tiền chi ra cho: động tài
Hoàn trả vốn gốc của các khoản vay mượn.

● Trả cổ tức cho chủ sở hữu.
_ chính
● Mua cổ phiếu quỹ.
● Chủ sở hữu rút vốn
126
Phân loại các luồng tiền – Chú ý
Phân biệt khái niệm dễ nhầm lẫn

Đầu tư ngắn hạn (ĐÁO HẠN hoặc


Tương đương tiền THU HỒI <03 tháng KỂ TỪ NGÀY
MUA)

Mục đích kinh doanh (mua vào để bán,


Chứng khoán kinh hưởng CL mua - bán), (ĐÁO HẠN hoặc
doanh THU HỒI <03 tháng KỂ TỪ NGÀY
MUA)

Các khoản Đầu tư tài Mục đích hưởng lãi


chính khác

127
Phân loại các luồng tiền – Chú ý
Phân biệt khái niệm dễ nhầm lẫn

Khoản thu/chi Ảnh hưởng Loại hoạt động


•Khoản thu và chi từ tiền vay Ảnh hưởng đến vốn vay
(nợ gốc)
•Chi phí trả lãi vay Ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh
•Khoản thu hồi hay chi ra của Mục đích hưởng lãi
việc CHO VAY (vốn gốc)
•Thu nhập từ lãi vay (CHO Mục đích hưởng lãi
VAY)

128
Thảo luận 1

HĐ kinh HĐ đầu tư HĐ tài


Nghiệp vụ doanh chính

Doanh thu nhận trước:


Nhận trước tiền thuê nhà 3 năm của
khách hàng
Hàng năm phân bổ tiền thuê vào
doanh thu
Còn năm cuối, khách hàng đề nghị
chấm dứt thuê và đơn vị đồng ý trả
lại tiền

129
Thảo luận 2

HĐ kinh HĐ đầu tư HĐ tài


Nghiệp vụ doanh chính

Trao đổi tài sản cố định:


Trao đổi tương tự
Trao đổi không tương tự, chi bù thêm
một khoản tiền
Trao đổi không tương tự, bên kia trả
thêm cho đơn vị một số tiền

130
Thảo luận 3

HĐ kinh HĐ đầu tư HĐ tài


Nghiệp vụ doanh chính

Trao đổi hàng tồn kho lấy tài sản cố


định
Đơn vị bù thêm một khoản tiền
Bên kia trả thêm cho đơn vị một số
tiền

131
Thảo luận 4

HĐ kinh HĐ đầu tư HĐ tài


Nghiệp vụ doanh chính

Mua hàng hóa trả chậm, trả góp:


Trả ngay 20% giá trị hàng hóa.
Hàng năm trả 30 triệu, trong 3 năm.

132
Thảo luận 5

HĐ kinh HĐ đầu tư HĐ tài


Nghiệp vụ doanh chính

Vay thanh toán


Vay dài hạn ngân hàng để mua tài sản
cố định, ngân hàng thanh toán trực
tiếp cho nhà cung cấp.
Thanh toán lãi hàng năm cho ngân
hàng
Thanh toán nợ gốc sau 4 năm

133
Mối quan hệ với các BCTC

Báo cáo LCTT


▪ Hoạt động KD
▪ Hoạt động đầu tư
▪ Hoạt động TC
Tiền Công nợ Tiền Công nợ
Vốn chủ sở Vốn chủ sở
Tài sản Tài sản
hữu hữu
khác khác
Lãi CPP Lãi CPP
BCCĐKT BCCĐKT
Báo cáo KQHĐKD

134
Phương pháp lập BCLCTT

• Việc lập báo cáo gồm 4 bước


– (1) Xác định dòng tiền được tạo ra hay sử dụng cho các hoạt động kinh doanh
– (2) Xác định dòng tiền được tạo ra hay sử dụng cho các hoạt động tài chính và đầu tư
– (3) Xác định các thay đổi về tiền mặt trong kỳ
– (4) Cân đối khoản thay đổi trên với số dư tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ
• Luồng tiền từ HĐKD có thể được lập theo 2 phương pháp
– Phương pháp trực tiếp
– Phương pháp gián tiếp

135
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương
pháp trực tiếp

136
Phương pháp trực tiếp – Cơ sở số liệu
• Sổ theo dõi thu chi bằng tiền
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo KQHĐKD
• Sổ theo dõi các khoản phải thu, phải trả, HTK ...
• Sổ kế toán “đầu tư chứng khoán”
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
• ....

137
Phương pháp trực tiếp
• Cách 1: Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và chi theo
từng nội dung
=> Xem gtrình tr. 106 - 111
• Cách 2: điều chỉnh các khoản DT, giá vốn hàng bán và các khoản mục
khác trong BCKQHĐKD cho:
– Các thay đổi trong kỳ của HTK, phải thu, phải trả từ hđkd
– Các khoản mục không phải bằng tiền khác
– Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
=> Xem giáo trình, tr.111-112

138
Phương phá p trực tiế p
Lưu chuyể n tiề n từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Mã số Năm nay Năm
trướ c
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02

3. Tiền chi trả cho người lao động 03


4. Tiền chi trả lãi vay 04
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07

Lưu chuyể n tiề n thuầ n từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh


GV: Lương Thị Cẩm Tú - Bộ môn: Kế toán - Kiểm toán (Khoa 20
4/23/2019
Kinh Tế - ĐHCT)
139
PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh THU • Tổng số tiền đã thu trong kỳ do bán hàng, cung
doanh cấp dịch vụ, bao gồm bán chứng khoán vì mục
đích thương mại,
1. Tiền THU từ bán hàng, cung 01 xxxxx
• Số liệu TK liên quan: phần thu
cấp dịch vụ và doanh thu
khác - Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng“,
đối chiếu
.Tài khoản "Doanh thu bán hàng và cung cấp
................................... ................
dịch vụ“, Tài khoản "Phải thu của khách
hàng"
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động 20 .Tài khoản “Chứng khoán kinh doanh" và Tài
kinh doanh khoản “Doanh thu hoạt động tài chính” (Bán
chứng khoán kinh doanh).

140
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt CHI • Tổng số tiền đã trả trong kỳ cho người cung cấp
hàng hoá, dịch vụ, chi mua chứng khoán vì mục
động kinh doanh đích thương mại (nếu có),

2. Tiền chi trả cho người 02 (xxx) • Sổ kế toán liên quan:


cung cấp hàng hóa và - Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi NH" và
dịch vụ "Tiền đang chuyển" (phần chi tiền),
Đối chiếu
- Tài khoản "Phải trả cho người bán",
................................... ............. - Tài khoản hàng tồn kho và các Tài khoản có
... liên quan khác, chi tiết phần đã trả bằng
tiền trong kỳ báo cáo,
Lưu chuyển tiền thuần từ 20 - Tài khoản "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn"
(Chi mua chứng khoán vì mục đích thương
HĐKD mại).

Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
ngoặc đơn ( ***).
141
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt CHI • Tổng số tiền đã trả cho người lao động
động kinh doanh trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền
công, phụ cấp, tiền thưởng... do doanh
nghiệp đã thanh toán hoặc tạm ứng.
3. Tiền chi trả cho người 03 (xxx)
lao động • Sổ kế toán liên quan
- Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi
................................... ................ Ngân hàng“
- Tài khoản "Phải trả công nhân viên"
Lưu chuyển tiền thuần từ 20 - phần đã trả bằng tiền trong kỳ
báo cáo.
hoạt động kinh doanh

•Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc
đơn ( ***).

142
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt CHI • Tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo
động kinh doanh cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh
trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay
phải trả phát sinh từ các kỳ trước và đã
4. Tiền chi trả lãi vay 04 (xxx) trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước
trong kỳ này.
................................... ................ • Sổ kế toán liên quan
- Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi
Ngân hàng
Lưu chuyển tiền thuần từ 20
hoạt động kinh doanh
• Đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản
"Chi phí phải trả" (theo dõi số tiền lãi
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong
vay phải trả) và các Tài khoản liên quan
ngoặc đơn (***). khác như 335,242

143
• Tổng số tiền đã nộp thuế TNDN cho
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động CHI
Nhà nước trong kỳ báo cáo, bao gồm
kinh doanh
số tiền thuế TNDN đã nộp của kỳ này,
số thuế TNDN còn nợ từ các kỳ trước
5. Tiền chi nộp thuế Thu 05 (xxx) đã nộp trong kỳ này và số thuế TNDN
nhập doanh nghiệp nộp trước (nếu có). Bao gồm khoản Tài
sản thuế thu nhập hoãn lại.
................................... ................
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt 20
động kinh doanh

•lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt",


•Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong "Tiền gửi Ngân hàng" và "Tiền đang chuyển"
ngoặc đơn ( ***). (phần chi tiền),

•đối chiếu với sổ kế toán Tài khoản "Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước" (phần thuế TNDN đã nộp trong kỳ báo cáo)

144
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt THU • Tổng số tiền đã thu từ các khoản khác
động KD từ hoạt động kinh doanh,
- Ngoài khoản tiền thu phản ánh ở
6. Tiền thu khác từ hđ 06 xxx MS 01
KD - Gồm: được bồi thường, được phạt,
................................... ................ tiền thưởng, và các khoản tiền thu
khác...); được hoàn thuế; nhận ký
quỹ, ký cược; nguồn kinh phí sự
Lưu chuyển tiền thuần từ 20
nghiệp, dự án (nếu có); bên ngoài
hoạt động kinh doanh thưởng, hỗ trợ cấp trên cấp hoặc
cấp dưới nộp...

•lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng" sau
khi đối chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Thu nhập khác", Tài khoản
"Thuế GTGT được khấu trừ" và sổ kế toán các Tài khoản khác có liên
quan trong kỳ báo cáo.

145
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt CHI • Tổng số tiền đã chi về các khoản khác,
ngoài các khoản tiền chi liên quan đến hoạt
động kd động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo
7. Tiền CHI khác cho 06 (Xxx) được phản ánh ở Mã số 02, 03, 04, 05
hoạt động kinh doanh
• Gồm: bồi thường, bị phạt; các loại thuế
................................. ............... (không bao gồm thuế TNDN); các loại phí, lệ
Lưu chuyển tiền thuần từ 20 phí, tiền thuê đất; ký cược, ký quỹ; chi quỹ
HĐKD khen thưởng, phúc lợi; chi nguồn kinh phí
sự nghiệp, kinh phí dự án; nộp các quỹ lên
cấp trên hoặc cấp cho cấp dưới,...

•lấy từ sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân
hàng" và "Tiền đang chuyển" trong kỳ báo cáo, sau khi đối
chiếu với sổ kế toán các Tài khoản "Chi phí khác", "Thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước", "Chi sự nghiệp" và các Tài khoản
liên quan khác.

146
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Kết cấu các khoản mục

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Mã số Thuyết minh (+/-)

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài 21 6,7, -
hạn khác 8,11
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài 22 +
hạn khác
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 -

4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 +

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 -


6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 +
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 +
147
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Nguyên tắc lập

• Trình bày riêng biệt Tiền vào và Tiền ra, trừ trường hợp cơ sở thuần theo quy định.
• Mua và thanh lý các công ty con hoặc các đơn vị kinh doanh khác: tiền từ hoạt động đầu tư.
• Kèm trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính:
- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;
- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền;
- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được
mua hoặc thanh lý;
- Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc
đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ. Giá trị tài sản này phải được tổng hợp theo
từng loại tài sản.

148
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Lập các chỉ tiêu cụ thể

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt Mã số


động đầu tư • Tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây
dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,
1. Tiền chi để mua sắm, xây 21 (xxx) tiền chi cho giai đoạn triển khai đã
dựng TSCĐ và các tài sản dài được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền
hạn khác chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở
...... dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo
cáo.
......
• Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết số tiền
chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, kể cả số tiền lãi vay đã trả
được vốn hóa), sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền thu nợ chuyển trả ngay
cho hoạt động mua sắm, XDCB), sổ kế toán TK 3411 (chi tiết số tiền vay nhận được
chuyển trả ngay cho người bán), sổ kế toán TK 331 (chi tiết khoản ứng trước hoặc trả
nợ cho nhà thầu XDCB, trả nợ cho người bán TSCĐ, BĐSĐT), sau khi đối chiếu với
sổ kế toán các TK 211, 213, 217, 241 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

149
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số
đầu tư tiền thuần đã thu từ việc thanh lý,
........ nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình và bất động sản đầu tư trong kỳ
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán 22 xxx báo cáo, kể cả số tiền thu hồi các khoản
TSCĐ và các tài sản dài hạn khác nợ phải thu liên quan trực tiếp tới việc
thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản
dài hạn khác.
......
• Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới
hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) nếu
số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực
chi.

150
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng
tư số tiền đã gửi vào ngân hàng có kỳ hạn
........ trên 3 tháng, tiền đã chi cho bên khác
vay, tiền chi của bên mua trong giao
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ 23 (xxx) dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
nợ của đơn vị khác và REPO chứng khoán, chi mua các
...... công cụ nợ của đơn vị khác (trái phiếu,
thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi phân
loại là nợ phải trả…) vì mục đích đầu tư
nắm giữ đến ngày đáo hạn trong kỳ
•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111,
báo cáo.
112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 128, 171 trong
kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình
thức ghi trong ngoặc đơn (…).

151
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng
đầu tư số tiền đã thu từ việc rút tiền gửi ngân
hàng có kỳ hạn trên 3 tháng; Tiền thu
........
của bên mua trong giao dịch mua bán
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các 24 xxx lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng
công cụ nợ của đơn vị khác khoán; Tiền thu hồi lại gốc đã cho vay,
gốc trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi được
phân loại là nợ phải trả và các công cụ
...... nợ của đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK
111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 128,
171 trong kỳ báo cáo.

152
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng
đầu tư số tiền đã chi để đầu tư vào công cụ
vốn của đơn vị khác trong kỳ báo cáo
........
(kể cả tiền chi trả nợ để mua công cụ
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn 25 (Xxx) vốn từ kỳ trước), bao gồm tiền chi đầu
vị khác tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu
phổ thông có quyền biểu quyết, mua
...... cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn
chủ sở hữu, góp vốn vào công ty con,
công ty liên doanh, liên kết,…

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112,
113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 331
trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi
trong ngoặc đơn (…).

153
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng
đầu tư số tiền đã thu hồi do bán lại hoặc thanh
lý các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị
........
khác trong kỳ báo cáo (kể cả tiền thu
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào 26 Xxx nợ phải thu bán công cụ vốn từ kỳ
đơn vị khác trước).

......

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112,
113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 131
trong kỳ báo cáo.

154
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số
đầu tư tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay,
lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và lợi
........
nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và 27 Xxx các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Chỉ
lợi nhuận được chia tiêu này không bao gồm các khoản lãi,
cổ tức nhận được bằng cổ phiếu hoặc
bằng tài sản phi tiền tệ.
.....
• ..

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112,
sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 515.

155
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Kết cấu các khoản mục
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Mã số TM (+/-)

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 21 +

2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh 32 21 -
nghiệp đã phát hành
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 +
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 -
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 21 -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (+/-)

156
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Lập các chỉ tiêu cụ thể
• Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài Mã số
tổng số tiền đã thu do các chủ sở
chính
hữu của doanh nghiệp góp vốn
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, 31 xxx trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này
nhận vốn góp của chủ sở hữu không bao gồm các khoản vay và
nợ được chuyển thành vốn, khoản
............... lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
chuyển thành vốn góp (kể cả trả cổ
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 40 tức bằng cổ phiếu) hoặc nhận vốn
chính góp của chủ sở hữu bằng tài sản
phi tiền tệ.

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113
sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 411 trong kỳ báo cáo.

157
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ
chính vào tổng số tiền đã trả do hoàn
........... lại vốn góp cho các chủ sở hữu
của doanh nghiệp dưới các hình
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở 32 (xxx) thức hoàn trả bằng tiền hoặc
hữu, mua lại cổ phiếu của doanh mua lại cổ phiếu của doanh
nghiệp đã phát hành nghiệp đã phát hành bằng tiền
để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ
phiếu quỹ trong kỳ báo cáo
......

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 40


chính

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK
111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK
411, 419 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

158
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền
đã nhận được trong kỳ do doanh nghiệp đi vay
chính các tổ chức tài chính, tín dụng và các đối
........... tượng khác trong kỳ báo cáo, kể cả vay dưới
hình thức phát hành trái phiếu thông thường
hoặc trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành cổ
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận 33 xxx phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người
được phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất
định trong tương lai (được phân loại là nợ phải
...... trả). Chỉ tiêu này cũng bao gồm số tiền bên
bán nhận được trong giao dịch mua bán lại trái
phiếu Chính phủ và các giao dịch Repo chứng
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 40 khoán khác. Chỉ tiêu này không bao gồm các
chính khoản đi vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc nợ
thuê tài chính.

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113,
các tài khoản phải trả (chi tiết tiền vay nhận được chuyển trả ngay các
khoản nợ phải trả) sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 3411,
3431, 3432, 41112 và các tài khoản khác có liên quan trong kỳ báo
cáo.

159
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài Mã số
chính • Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số
........... tiền đã trả về khoản nợ gốc vay, kể cả tiền
trả nợ gốc trái phiếu thông thường, trái
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (xxx) phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có
điều khoản bắt buộc người phát hành phải
mua lại tại một thời điểm nhất định trong
...... tương lai (được phân loại là nợ phải trả)
trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cũng bao
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động 40 gồm số tiền bên bán đã trả lại cho bên mua
tài chính trong giao dịch mua bán lại trái phiếu
Chính phủ và các giao dịch Repo chứng
•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111,
khoán khác.
112,113 sổ kế toán các tài khoản phải thu (phần tiền trả nợ
vay từ tiền thu các khoản phải thu), sau khi đối chiếu với sổ • Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản trả
kế toán TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 trong kỳ báo cáo. gốc vay bằng tài sản phi tiền tệ hoặc
Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong chuyển nợ vay thành vốn góp.
ngoặc đơn (...).

160
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài Mã số • Chỉ tiêu này được lập căn cứ
chính vào tổng số tiền đã trả về khoản
nợ thuê tài chính trong kỳ báo
...........
cáo. Chỉ tiêu không bao gồm
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 (xxx) khoản trả nợ thuê tài chính
bằng tài sản phi tiền tệ hoặc
chuyển nợ thuê tài chính thành
vốn góp.
......

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 40


chính

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sổ kế toán các tài khoản
phải thu (chi tiết tiền trả nợ thuê tài chính từ tiền thu các khoản phải thu), sau khi đối chiếu
với sổ kế toán TK 3412 trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi
trong ngoặc đơn (...).

161
• Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài Mã số
tổng số tiền cổ tức và lợi nhuận đã
chính
trả cho các chủ sở hữu của doanh
........... nghiệp (kể cả số thuế thu nhập cá
nhân đã nộp thay cho chủ sở hữu)
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở 36 (xxx) trong kỳ báo cáo.
hữu
• Chỉ tiêu này không bao gồm khoản
lợi nhuận được chuyển thành vốn
......
góp của chủ sở hữu, trả cổ tức bằng
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 40 cổ phiếu hoặc trả bằng tài sản phi
chính tiền tệ và các khoản lợi nhuận đã
dùng để trích lập các quỹ.

•Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112,
113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 421, 338 (chi tiết số
tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này
được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

162
Phương pháp trực tiếp - VD
• Giáo trình, tr. 118 - 124

163
Lập báo cáo LCTT theo phương pháp gián
tiếp

164
Phương pháp gián tiếp
Thay đổi trong tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn như được trình
bày trong bảng sau.

Luồng tiền từ hoạt động


Lợi nhuận
kinh doanh

+ các khoản lỗ/losses và + Các khoản chi phí không


– Lãi/ Gains phát sinh bằng tiền như khấu hao hoặc
từ thanh lý, nhượng các khoản phân bổ.
bán TS dài hạn (hđ đầu
tư)

165
Phương pháp gián tiếp

Sử dụng bảng này khi điều chỉnh Thu nhập ròng để tính luồng
tiền từ hoạt động kinh doanh.
166
Phương pháp gián tiếp – chú ý
• Tiền nộp thuế TNDN: phải đc trình bày riêng biệt
⇒ Điều chỉnh từ lợi nhuận trc thuế.
⇒ Trình bày tiền nộp thuế TNDN là một chỉ tiêu riêng.
• Chi phí lãi vay: phải đc trình bày riêng biệt
⇒ Trong phần điều chỉnh vào LN: cộng lại CF lãi vay
⇒ Đồng thời trong Luồng tiền từ HĐ KD có chỉ tiêu: Tiền lãi vay đã trả

167
Chỉ tiêu Mã (+) (-)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 1 Xxx - Lãi (xxx) - Lỗ
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 2 +
- Các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả 3 + (DP tăng) - (Hoàn nhập)
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại 4 + (Lỗ) - (Lãi)
tệ
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 5 + (Lỗ) - (Lãi)
- Chi phí lãi vay 6 +
- Các khoản điều chỉnh khác 7 + (trích lập thêm các quỹ -( nếu hoàn nhập)
bình ổn giá..)

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8

- Tăng giảm các khoản phải thu 9 - (CK – DK)


- Tăng giảm hàng tồn kho 10 - (CK – DK)
- Tăng giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp và 11 + (CK – DK)
dự phòng phải trả)
- Tăng giảm chi phí trả trước 12 - (CK – DK)
-Tăng giảm chứng khoán kinh doanh 13 -(CK-ĐK)
- Tiền lãi vay đã trả 14 -(CK-DK)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16 +
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 17 -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 xxx 168
Chỉ tiêu Mã (+) (-)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 1 Xxx - Lãi (xxx) - Lỗ
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 2 +
- Các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả 3 + (DP tăng) - (Hoàn nhập)
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 4 + (Lỗ) - (Lãi)

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 5 + (Lỗ) - (Lãi)


- Chi phí lãi vay 6 +
- Các khoản điều chỉnh khác 7 + (trích lập thêm các quỹ -( nếu hoàn nhập)
bình ổn giá..)

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8

- Tăng giảm các khoản phải thu 9 - (CK – DK)


- Tăng giảm hàng tồn kho 10 - (CK – DK)
- Tăng giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp, và dự 11 + (CK – DK)
phòng phải trả)
- Tăng giảm chi phí trả trước 12 - (CK – DK)
- Tăng giảm chứng khoán kinh doanh 13 -(CK-ĐK)
- Tiền lãi vay đã trả 14
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16 +
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 17 -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 xxx 169
Chỉ tiêu Mã (+) (-)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 1 Xxx - Lãi (xxx) - Lỗ
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 2 +
- Các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả 3 + (DP tăng) - (Hoàn nhập)
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 4 + (Lỗ) - (Lãi)

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 5 + (Lỗ) - (Lãi)


- Chi phí lãi vay 6 +
- Các khoản điều chỉnh khác 7 + (trích lập thêm các quỹ -( nếu hoàn nhập)
bình ổn giá..)

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8

- Tăng giảm các khoản phải thu 9 - (CK – DK)


- Tăng giảm hàng tồn kho 10 - (CK – DK)
- Tăng giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp và 11 + (CK – DK)
dự phòng phải trả)
- Tăng giảm chi phí trả trước 12 - (CK – DK)
- Tăng giảm chứng khoán kinh doanh 13 -(CK-ĐK)
- Tiền lãi vay đã trả 14
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16 +
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 17 -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 xxx 170
Phương pháp gián tiếp - VD
• Giáo trình Tr.125-128

171
Lập BCLCTT – Chú ý 1
• Các khoản tiền đc phản ánh trên cơ sở thuần:
– Tiền thu hộ, chi hộ và trả lại cho CSH tài sản.
– Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian
đáo hạn ngắn: Mua bán ngoại tệ, mua bán các khoản đầu tư, các
khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn không quá 3
tháng.

172
Lập BCLCTT – Chú ý 2
• Các luồng tiền phát sinh bằng ngoại tệ
– Quy đổi ra đồng tiền chính thức trong ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày phát sinh.
– CL tỷ giá hối đoái chưa thực hiện phát sinh từ thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đvị tiền tệ kế tón
của các khảon mục tiền đầu kỳ và cuối kỳ không phải là luồng tiền. Tuy nhiên chúng phải đc trình
bày trên BCLCTT thành 1 chỉ tiêu nhằm đối chiếu tiền và các khoản tương đương tiền tại thời
điểm ĐK và CK với Bảng CĐKT

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ


Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
173
Phân tích BCLCTT

174
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

175
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

176
Các bước làm BT lập BCLCTT
• Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào Tk chữ T.
– Lưu ý: riêng các nghiệp vụ liên quan đến các TK phản ánh Tiền và tương đương
tiền, ghi rõ TK đối ứng
• Lập BCKQHĐKD
• Lập Bảng CĐKT so sánh
• Lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp (dựa vào số liệu TK 111, 112)
• Lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp:
– Xác định lãi lỗ của hđ đầu tư cần điều chỉnh
– Xđ khấu hao phải điều chỉnh
– xác định tăng/giảm tài sản và nợ thuộc hđ kinh doanh cần điều chỉnh (dựa vào
Bảng CĐKT so sánh)

177
Chương 6

Các khoản tài sản, công nợ tiềm tàng


và dự phòng phải trả. Và các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm
Tài liệu cần nghiên cứu
• Chuẩn mực kế toán Việt nam VAS18, VAS01, VAS 23
• Slide bài giảng
• Giáo trình KTTC – Học phần 3&4 của ĐHKT TpHCM,
chương 8-phần 8.5 và 8.6 (tr. 242 – 252).
• ……Thông tư 200/2014.
• ………………………………………..
Nội dung

TS và tài sản tiềm tàng


K/n Nợ phải trả, nợ tiềm tàng và DF phải trả.
Các nguyên tắc kế toán DF phải trả theo VAS18.
Hạch toán các khoản DF phải trả thông thường.
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Khái niệm và điều kiện ghi nhận Tài sản

• Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu


được lợi ích kinh tế trong tương lai.

• Điều kiện ghi nhận:


– Có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai
– Giá trị của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy
Tài sản tiềm tàng
• Kế toán sẽ xử lý thế nào với những nguồn lực đảm
bảo khái niệm về tài sản nhưng không thỏa mãn
điều kiện ghi nhận?

TÀI SẢN TIỀM TÀNG


Tài sản tiềm tàng
• Kế toán không được ghi nhận một tài sản tiềm tàng trên
báo cáo tài chính. Ngoại trừ khi có thể thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai thì doanh nghiệp phải trình bày
tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng tại ngày kết
thúc kỳ kế toán năm, và khi có thể, trình bày ước tính về
ảnh hưởng tài chính của chúng trong thuyết minh báo cáo
tài chính
Nợ phải trả và các nghĩa vụ chưa xác định
• Nợ phải trả là gì?
• Điều kiện ghi nhận nợ phải trả?
• Khi không chắc chắn được sự kiện xảy ra có làm phát
sinh một nghĩa vụ hay không thì kế toán xử lý như thế
nào?
Các nghĩa vụ chưa xác định trong BCTC theo IFRS

mức độ cụ thể tăng dần

nợ tiềm tàng dự phòng nợ hoãn trả


nợ tiềm tàng
ít khả năng xảy ra (provisions) (accruals)

xác suất xảy ra > 50%

trình bày trong thuyết


không cần trình bày ghi nhận một khoản Nợ trên bảng cân đối
minh
Nợ tiềm tàng
Nợ tiềm tàng:
• Nghĩa vụ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của
nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không
hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà
doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc
• Nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi
nhận vì:
– Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
hoặc
– Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
Dự phòng phải trả
• Khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc
chắn về giá trị hoặc thời gian.
• Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện
sau:
– a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên
đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra; (*)
– b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ; và
– c) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
• Giá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp
lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại
ngày kết thúc kỳ kế toán năm (**)
Phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
Nghiệp vụ/Sự kiện phát
sinh

Nghĩa vụ hiện tại từ gd và Sai Sai


Có thể có nghĩa vụ hay
sự kiện quá khứ?
không?

Đúng Đúng

Khả năng phải hy sinh lợi Sai Khả năng xẩy ra là Đúng
ích kinh tế? rất ít?
Đúng Sai
Ước tính một cách đáng tin Sai (hiếm khi)
cậy?

Đúng

Ghi nhận khoản dự Thuyết minh về nợ tiềm Không ghi nhận


phòng tàng
DF phải trả - các khoản bồi hoàn
Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán một khoản dự phòng dự
tính được bên khác bồi hoàn thì khoản bồi hoàn này chỉ được ghi
nhận khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhận được khoản bồi hoàn đó.
Khoản bồi hoàn này phải được ghi nhận như một tài sản riêng biệt.
Giá trị ghi nhận của khoản bồi hoàn không được vượt quá giá trị
khoản dự phòng.
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí liên quan đến
khoản dự phòng có thể được trình bày theo giá trị sau khi trừ giá trị
khoản bồi hoàn được ghi nhận
DF phải trả - điều chỉnh và sử dụng

Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và điều chỉnh tại ngày
kết thúc kỳ kế toán năm để phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời
điểm hiện tại. Nếu doanh nghiệp chắc chắn không phải chịu sự
giảm sút về lợi ích kinh tế do không phải chi trả nghĩa vụ nợ thì
khoản dự phòng đó phải được hoàn nhập.
Chỉ nên sử dụng một khoản dự phòng cho những chi phí mà
khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu.
Bài tập tình huống
Một DN trong ngành công nghiệp dầu gây ô nhiễm môi trường nhưng chỉ phải
làm sạch khi được yêu cầu theo luật pháp của nước cụ thể mà nó hoạt động.
Luật pháp của một nước mà nó họat động không yêu cầu phải làm sạch, và
doanh nghiệp đã gây ô nhiễm đất ở nước đó trong vài năm. Vào 31/12/2000,
gần như chắc chắn là một dự thảo luật yêu cầu phải làm sạch đất đã bị ô
nhiễm sẽ được ban hành sớm ngay sau khi kết thúc năm.
Một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dầu gây ô nhiễm môi trường và hoạt
động trong một nước không có luật môi trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp có
một chính sách bảo vệ môi trường được công bố rộng rãi, nó đảm bảo sẽ làm
sạch tất cả những ô nhiễm mà nó gây ra. DN rất có uy tín trong việc thực hiện
những CS đã công bố.
Nhà máy sx thuốc lá: Nhà nước yêu cầu DN phải gắn đầu lọc cho thuốc lá thành
phẩm từ 30/6/2010. Để thự c hiện, trong năm 2010 DN phả i đầ u tư má y gắ n đầ u
lọc, giá tri ̣ 1 tỷ . Tại 31/12/2009, DN muố n trı́ch lập DFPT cho giá tri ̣ củ a chiế c
má y trên? Giả sử đế n 31/12/2010 DN vẫn chưa gắ n đầ u lọc cho thuố c lá . Xử lý
ntn?
NHTM: BTC vưà ban hành một số sửa đổi trong luật thuế. Do đó các DN trong lĩnh
vực tài chính phải đào tạo lại phần lớn nhân viên hành chính và bán hàng. Tuy
nhiên đến ngày kết thúc năm TC, DN chưa thực hiện đào tạo đc nhân viên nào.
Vào ngày 12/12, Ban GĐ của một Dn quyết định đóng cửa một dây chuyền sx một
loại Sp. Tuy nhiên đến 31/12 QĐ này chưa được công bố và chưa đc thông tin
đến các bên có liên quan.
Vào ngày 12/12, Ban GĐ của một Dn quyết định đóng cửa một dây chuyền sx một
loại Sp. Ngày 20/12, kế hoạch chi tiết đã được thông qua và Dn đã tiến hanh gửi
thư thông báo đến KH cũng như các nhân viên phải nghỉ việc.
Kế toán các khoản dự phòng phải trả thông thường

Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm;


Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp;
Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó
những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ
liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích
kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;
Dự phòng phải trả khác.
TK sử dụng – TK 352- DF phải trả
Ghi giảm dự phòng phải trả khi:
Số dự phòng phải trả
- Phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản
tính vào chi phí.
DF đã được lập ban đầu;
- DN chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút -
về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ
nợ;
- Chênh lệch giữa số DF phải trả cần lập ở kỳ KT
này nhỏ hơn số DF phải trả đã lập ở kỳ KT trước
chưa sd hết.

Dư có: Số dự phòng
SD có của TK này nên đc trình bày
phải trả hiện có cuối kỳ.
ở đâu trên bảng CĐKT
TK 352 có 4 tài khoản cấp 2
- TK 3521 - Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa:
- TK 3522 - Dự phòng bảo hành công trình xây dựng:
- TK 3523 - Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp:
- TK 3524 - Dự phòng phải trả khác: Tài khoản này phản ánh các khoản dự
phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng
đã được phản ánh nêu trên, như chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí
thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo
quy định của Luật lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ...
THẢO LUẬN
• Chủ đề 1: Kế toán dự phòng phải trả về bào hành sản
phẩm
• -Chủ đề 2: Kế toán dự phòng tái cơ cấu
• -Chủ đề 3: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên
độ
YÊU CẦU
• Làm rõ các khái niệm có liên quan: dự phòng phải trả, DP bảo hành sản
phẩm, bảo hành tái cơ cấu, sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ (1 đ)
• Trình bày phương pháp kế toán có liên quan? (2đ)
• Ví dụ và liên hệ tại một doanh nghiệp cụ thể (5đ)
• Yếu tố khác (hình thức trình bày ở word và power point, thuyết trình, tham
gia đặt câu hỏi và trả lời trong quá trình thảo luận…) (2đ)
Chương 7:

Thay đổi chính sách kế toán, ươc tính kế toán; và


sai sót kế toán. Các sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm

198
TL cần đọc
• VAS số 29
• TTư hướng dẫn có liên quan.
• GT KTTC – HVTC ( Chương 10 – 10.10.2 – TR 695)
• Giáo trình KTTC, ĐHKT Tp HCM, phần 5: Chương 6 (tr.156-184)

199
Nội dung
• Thay đổi chính sách KT và ước tính kế toán
– KQ về CSKT và thay đổi CSKT
– Phương pháp áp dụng hồi tố
– VD minh họa
– Thay đổi ước tính kế toán
– Kế toán thay đổi ước tính kế toán – áp dụng phi hồi tố
• Sai sót kế toán
– K/n
– Tác động của sai sót và phương pháp điều chỉnh sai sót

200
Thay đổi CSKT và ước tính kế toán

201
Thay đổi CSKT
• Chính sách kế toán:
Các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp KT cụ thể
được áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC
• Tính nhất quán của chính sách KT:
• DN phải lựa chọn và áp dụng chính sách KT nhất quán đối với các giao
dịch, sự kiện tương tự.
• Trừ khi:
Có CMKT khác yêu cầu hoặc cho phép phân loại các gd, sự kiện
tương tự thành các nhóm nhỏ và áp dụng CSKT khác nhau cho các
nhóm này

K/n so sánh của BCTC


202
Thay đổi chính sách kế toán
Thay đổi CSKT: là việc thay đổi các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế
toán cụ thể mà DN đã áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC. Ví dụ:

Giá bình quân gia quyền -> FIFO.

Việc áp dụng các chính sách kế toán mới cho:


• Các GD, sự kiện có sự khác biệt về cơ bản so với các GD, sự kiện đó đã xảy
ra trước đây
• Các GD, sự kiện chưa phát sinh trước đó
• Các GD, sự kiện phát sinh trc đó nhưng ko trọng yếu.
không được coi là thay đổi CSKT
203
Thay đổi chính sách kế toán
Khi nào thì được phép thay đổi CSKT

• Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực KT và
của chế độ kế toán.
• Sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp
hơn về ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện đối với tình hình tài chính,
kết quả HĐKD và lưu chuyển tiền tệ của DN. => DN tự nguyện thay đổi
CSKT

204
Thay đổi chính sách kế toán
Các cách tiếp cận

• Áp dụng hồi tố:


Là việc áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự
kiện phát sinh ……… ngày phải thực hiện CSKT đó.
• Áp dụng phi hồi tố:
Là việc áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự
kiện phát sinh ……….. ngày có sự thay đổi CSKT đó

205
Thay đổi chính sách kế toán
Nguyên tắc xử lý cơ bản
• Áp dụng hồi tố.
(kể cả do DN tự nguyện thay đổi CSKT hoặc do áp dụng lần đầu các quy
định của PL, CMKT hoặc CĐKT mới)
• Trừ khi:
– DN phải thực hiện việc thay đổi CSKT do áp dụng lần đầu các quy
định của PL hoặc CMKT, CĐKT và có các hướng dẫn chuyển đổi cụ
thể cho phép áp dụng phi hồi tố
– Việc áp dụng hồi tố là không hiện thực

206
Thay đổi chính sách kế toán
Áp dụng hồi tố như thế nào?
• Xđ ảnh hưởng của sự thay đổi CSKT:
– Đến BCTC của từng năm, từ ngày phát sinh gd đầu tiên;
– Ảnh hưởng luỹ kế của cho đến năm hiện tại.
• Căn cứ vào số liệu xác định được:
– Điều chỉnh lại SD đầu năm của các TK bị ảnh hưởng thuộc VCSH và các TK có liên quan
thuộc nợ phải trả hoặc TS năm hiện tại.
– Điều chỉnh lại số liệu so sánh của BCTC của từng năm trước bị ảnh hưởng và trình bày
lại số liệu so sánh sau khi đã điều chỉnh của từng năm trước vào Bản thuyết minh BCTC
của năm hiện tại.

207
Giới hạn của việc áp dụng hồi tố
• Nếu tại thời điểm đầu kỳ hiện tại không thể xác định được ảnh
hưởng lũy kế của việc áp dụng chính sách kế toán mới cho tất
cả các kỳ trước đó, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố các
thông tin so sánh theo chính sách kế toán mới cho kỳ sớm nhất
mà doanh nghiệp có thể thực hiện được.

208
Áp dụng hồi tố - VD

• Công ty BASA có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/20XX đến ngày
31/12/20XX.
• Đầu năm 20XX, công ty BASA đã áp dụng phương pháp tính giá xuất của hàng
tồn kho (Tài khoản 156- Hàng hóa) cho mặt hàng A theo phương pháp nhập
trước, xuất trước.
• Đầu năm 20XX+1 Công ty A thay đổi chính sách kế toán và áp dụng phương
pháp tính giá xuất kho cho mặt hàng A theo phương pháp bình quân gia
quyền.
• Giả sử việc áp dụng hồi tố làm cho giá vốn hàng bán trong năm 20XX tăng lên
14.000.000đ.

209
Số liệu trên BCTC trước khi điều chỉnh
Báo cáo KQHĐ KD Năm 20XX+1 Năm 20XX
Doanh thu BH và cung cấp d.vụ 100.000.000 130.000.000
Giá vốn hàng bán 80.000.000 100.000.000
Lợi nhuận KT trước thuế TNDN 20.000.000 30.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 5.600.000 8.400.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 14.400.000 21.600.000
Bảng CĐKT 31/12/20XX+1 31/12/20XX
Tài sản
Hàng tồn kho 150.000.000 100.000.000
Nợ phải trả
Thuế và các khoản ptrả Nhà nước 15.000.000 12.000.000
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 29.000.000 15.000.000 210
Số liệu BCTC sau khi điều chỉnh
Báo cáo KQHĐKD Năm 20XX+1 Năm 20XX
Doanh thu BH và cung cấp dvụ 100.000.000 130.000.000
Giá vốn hàng bán 80.000.000 114.000.000
LN kế toán trước thuế TNDN 20.000.000 16.000.000
CF thuế TNDN hiện hành 5.600.000 4.480.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 14.400.000 11.520.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/20XX+1 31/12/20XX
Tài sản
Hàng tồn kho 136.000.000 86.000.000
Nợ phải trả
Thuế khoản ph.trả Nhà nước 11.080.000 8.080.000
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 18.920.000 4.920.000 211
Trình bày trên TMBCTC năm 20XX+1
• (1) - Biến động vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu Số dư ngày Số dư ngày Số dư ngày


1/1/XX 31/12/XX 31/12/XX+1
Vốn đầu tư của CSH 5.000.000 5.000.000 5.000.000
LN chưa phân phối 4.920.000 18.920.000
Cộng 5.000.000 9.920.000 23.920.000

■ (2)- Số liệu báo cáo trước điều chỉnh và số liệu báo cáo sau điều chỉnh (slide 13,14).

212
Trình bày trên TMBCTC năm 20XX+1
(3) Thuyết minh kèm theo: Do thay đổi phương pháp tính giá xuất của HTK từ LIFO
sang phương pháp bình quân gia quyền nên năm 20XX giá vốn hàng bán tăng và HTK
giảm 14.000.000đ, thay đổi này làm BCTC của năm 20XX bị ảnh hưởng như sau:

Khoản mục báo cáo Ảnh hưởng của thay đổi CSKT đến:
Kết quả HĐKD năm 20XX
+ Giá vốn hàng bán tăng 14.000.000
+ CF thuế TNDN giảm 3.920.000
+ LN sau thuế TNDN giảm 10.080.000
Bảng CĐKT ngày 31/12/20XX
+Hàng tồn kho giảm 14.000.000
+Thuế TNDN phải trả giảm 3.920.000
+LN chưa phân phối giảm 10.080.000
213
Điều chỉnh hồi tố - VD thực tế
• Xem BCTC của Vinamilk năm 2006, 2007
• (http://www.vinamilk.com.vn)

214
Điều chỉnh phi hồi tố - VD thực tế

NGuồn: BCTN 2007 của VCB, trang 43. (http://vcb.com.vn)

215
Thay đổi ước tính kế toán
Các khoản mục sau thường đòi hỏi sự ước tính:

1. Các khoản phải thu khó đòi.


2. DF giảm giá hàng tồn kho.
3. Thời gian sử dụng hữu ích và giá trị thanh lý của TSCĐ.
4. Số kỳ phát huy hiệu quả của các khoản CF trả trước.
5. Dự phòng phải trả.
6. Thuế TN hoãn lại

Các thay đổi trong ước tính kế toán sẽ được điều chỉnh……………………….; có nghĩa là thay
đổi chỉ được áp dụng cho giao dịch, sự kiện kể từ ngày thay đổi ước tính kế toán

216
Thay đổi ước tính kế toán - VD
Công ty An Bình đã mua một thiết bị có NG là 510 triệu. Thiết bị này đc ước tính là
có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm với giá trị thanh lý ước tính là 10 triệu.
Việc khấu hao TSCĐ này đã thực hiện đc 7 năm theo phương pháp đường thẳng.
Năm 20XX (năm thứ 8), công ty nhận thấy rằng tổng thời gian sử dụng hữu ích
phải là 15 năm và giá trị thanh lý tương ứng là 5 triệu.
Yêu cầu:
– Công ty có cần thực hiện bút toán để điều chỉnh lại khấu hao của các
năm trc không?
– XĐ chi phí khấu hao của năm 20XX

217
Phân tích và sửa chữa các sai sót kế toán

218
Sai sót kế toán

Sai sót có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày và thuyết minh
các khoản mục trên BCTC. Gồm

• Sai sót do tính toán


• Áp dụng sai CSKT
• Hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc
• Gian lận:

219
Kế toán các sai sót KT
• Sai sót trọng yếu hay không trọng yếu phát sinh trong năm hiện tại hoặc phát sinh
trong năm trước nhưng BCTC của năm trước chưa công bố: đ/c trước khi công bố
BCTC.
• Các sai sót ở kỳ trước (phát hiện sau khi công bố BCTC)
• Ko trọng yếu: điều chỉnh phi hồi tố
• Trọng yếu: điều chỉnh hồi tố.
• Điều chỉnh hồi tố: Là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các
khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.
• Các TH không khả thi và giới hạn của đ/c hồi tố: tương tự áp dụng hồi tố

220
Sai sót kế toán – Điều chỉnh hồi tố
• Cách thức điều chỉnh: tương tự như áp dụng hồi tố CSKT mới.
• Cụ thể: căn cứ vào tác động của sai sót kế toán đến các BCTC
– Sai sót ảnh hưởng đến BCKQHĐKD
– Sai sót ảnh hưởng đến Bảng CĐKT
– Sai sót ảnh hưởng đến cả BCKQHĐKD và BCĐKT
• Sai sót tự cân bằng
• Sai sót không tự cân bằng

221
Sai sót kế toán
Sai sót ở Bảng CĐKT
•Sai sót ở Bảng CĐKT chỉ ảnh hưởng đến trình bày của các khoản mục tài sản, nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu.
•Khi phát hiện ra sai sót trong năm, DN cần phải điều chỉnh lại các khoản mục có sai sót.
•Nếu phát hiện ra sai sót của các năm trước, DN điều chỉnh:
• Số liệu trên cột thông tin so sánh (Cột "Số đầu năm") của Bảng CDKT các năm bị
ảnh hưởng, (gồm cả năm hiện tại)
• Và Số dư đầu năm của các Tài khoản tài sản, nợ phải trả, hoặc vốn chủ sở hữu
trên sổ kế toán của năm hiện tại.

222
Sai sót ở BCKQHĐKD

• VIệc phân loại không chuẩn xác các khoản mục TN và CF.
• Nếu phát hiện sai sót trong năm phát sinh: thực hiện bút toán phân loại lại (đ/c)
• Nếu phát hiện sai sót của những năm trước: DN xác định
• Ảnh hưởng của sai sót tới từng năm và đ/c vào các khoản mục thuộc cột thông tin so sánh
(Cột "Năm trước") của "Báo cáo KQHĐKD" các năm bị ảnh hưởng;
• Ảnh hưởng lũy kế của sai sót và điều chỉnh vào SD đầu năm của Tài khoản 421- "Lợi
nhuận chưa phân phối" (TK 4211) của năm hiện tại.

223
Sai sót kế toán
Sai sót ảnh hưởng tới cả BCĐKT và BCKQHDKD - Những sai sót tự cân
bằng
Được bù trừ hoặc tự sửa chữa qua 2 kỳ.
Nếu công ty đã khóa sổ:
a. Nếu sai sót đã tự cân bằng, không cần thực hiện bút toán điều chỉnh.
b. Nếu sai sót chưa tự cân bằng, thực hiện bút toán điều chỉnh vào số dư hiện hành
của lợi nhuận chưa phân phối.

Trong cả 2 TH đều cần phải trình bày lại số liệu so sánh.


224
Sai sót kế toán
Sai sót ảnh hưởng tới cả BCĐKT và BCKQHDKD - Sai sót tự cân bằng

Sẽ được bù trừ hoặc tự cân bằng qua kỳ.


Nếu công ty chưa khóa sổ:
a. Nếu sai sót đã tự cân bằng, thực hiện bút toán điều chỉnh để sửa sai trong kỳ hiện
tại và điều chỉnh SD đầu kỳ của TK Lợi nhuận chưa phân phối.
b. Nếu sai sót chưa tự cân bằng, thự hiện bút toán để điề chỉnh SD đầu kỳ của TK Lợi
nhuận chưa phân phối.

225
Sai sót kế toán
Sai sót ảnh hưởng tới cả BCĐKT và BCKQHDKD - Sai sót không tự cân
bằng

Không được bù trừ trong kỳ kế toán tiếp theo


Dn cần thực hiện bút toán sửa sai, cho dù họ đã khóa sổ hay chưa

226
Sửa chữa sai sót kế toán - VD
• Công ty Hoa Lan có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/20XX đến ngày 31/12/20XX
• Trong năm 20XX + 1, Công ty Hoa Lan phát hiện thấy một số thành phẩm trị giá
6.500.000đ đã bán trong năm 20XX nhưng vẫn được theo dõi trên sổ kế toán TK 155
(chưa ghi xuất kho để bán) và được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán ngày
31/12/20XX.
• Lợi nhuận chưa phân phối đầu năm 20XX là 20.000.000đ; Lợi nhuận chưa phân phối
cuối năm 20XX là 34.000.000đ (20.000.000đ + 14.000.000đ); Giả sử thuế suất thuế
TNDN là 28%; Công ty không có các khoản thu nhập và chi phí nào khác;

227
Số liệu BCTC chưa điều chỉnh sai sót
Báo cáo kết quả HĐKD Năm 20XX+1 Năm 20XX
DT BH và cung cấp Dvụ 104.000.000 73.500.000
Giá vốn hàng bán 80.000.000 53.500.000
LN KT trước thuế TNDN 24.000.000 20.000.000
CF thuế TNDN hiện hành 6.720.000 5.600.000
LN sau thuế TNDN 17.280.000 14.400.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/20XX+1 31/12/20XX
Tài sản
Hàng tồn kho 150.000.000 100.000.000
Nợ phải trả
Thuế & các khoản p.trả NN 15.000.000 12.000.000
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 50.800.000 34.000.000 228
Số liệu sau đ/c
Báo cáo KQHĐKD Năm 20XX+1 Năm 20XX
DTBH và cung cấp dịch vụ 104.000.000 73.500.000
Giá vốn hàng bán 80.000.000 60.000.000
LNKT trước thuế TNDN 24.000.000 13.500.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 6.720.000 3.780.000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 17.280.000 9.720.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/20XX+1 31/12/20XX
Tài sản
Hàng tồn kho 143.500.000 93.500.000
Nợ phải trả
Thuế và các khoản phải trả NN 13.180.000 10.180.000
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 46.120.000 29.320.000 229
Trình bày trên TMBCTC năm 2005
(1) Biến động vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu Số dư ngày Số dư ngày Số dư ngày


31/12/20XX-1 31/12/20XX 31/12/20XX+1
Vốn đầu tư của CSH 5.000.000 5.000.000 5.000.000
LN chưa phân phối 20.000.000 29.320.000 46.120.000
Cộng 25.000.000 34.320.000 51.120.000

(2) Số liệu báo cáo trước điều chỉnh và số liệu báo cáo sau điều chỉnh (Slide 36 và
39).

230
Trình bày trên TMBCTC năm 20XX+1
(3) Thuyết minh kèm theo: Do có một số TP trị giá 6,5 tr.đ đã bán trong năm 20XX nhưng
vẫn được trình bày trong HTK tại thời điểm 31/12/20XX nên BCTC 20XX được đ/c như sau:

Khoản mục báo cáo Ảnh hưởng của sai sót đến
Kết quả HĐKD năm 20XX
+ Giá vốn hàng bán tăng 6.500.000
+ CF thuế TNDN giảm 1.820.000
+ LN chưa phân phối giảm 4.680.000
Bảng CĐKT ngày 31/12/20XX
+ Hàng tồn kho giảm 6.500.000
+ Thuế TNDN p.trả giảm 1.820.000
+ LN chưa phân phối giảm 4.680.000
231
Sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán
năm

232
Khái niệm
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong
khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành
báo cáo tài chính.
Ngày phát hành báo cáo tài chính: Là ngày, tháng, năm ghi trên báo cáo tài
chính mà Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị kế toán ký duyệt
báo cáo tài chính để gửi ra bên ngoài doanh nghiệp.
Phân loại
Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:
– Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Là
những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng
chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính cần phải điều chỉnh
trước khi lập báo cáo tài chính.
– Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều
chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung
cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính nhưng không
phải điều chỉnh trước khi lập báo cáo tài chính.
Sự kiện cần điều chỉnh - VD
Kết luận của Toà án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, xác nhận DN có những nghĩa vụ
hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đòi hỏi DN điều chỉnh khoản DF đã được
ghi nhận từ trước; ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những
khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.
Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về một
tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi
nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh,
Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về giá gốc của tài sản đã mua hoặc số
tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán năm.
Việc phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng báo cáo tài chính không được
chính xác.
Sự kiện không cần điều chỉnh - VD
Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liên doanh, các
khoản đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ
kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính.
Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư thường không liên quan đến
giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp
không phải điều chỉnh số liệu đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán
đối với các khoản đầu tư, tuy nhiên có thể bổ sung giải trình.
Yêu cầu trình bày trên BCTC
Ngày phát hành báo cáo tài chính
Nếu nhận được thông tin sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về các sự kiện tồn
tại trong kỳ => phải trình bày về các sự kiện này trên cơ sở xem xét những
thông tin mới.
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh,
nếu trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày về:
– Nội dung và số liệu của sự kiện;
– Ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các
ảnh hưởng này.
Sự kiện không cần điều chỉnh nhưng cần thuyết minh - VD

Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất
kinh doanh" hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn;
Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán
các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một
hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ;
Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;
Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;
Sự kiện không cần điều chỉnh nhưng cần thuyết minh – VD
(tiếp)

Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;


Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;
Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái.
Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế
hoãn lại;
Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng;
Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn
Các trường hợp chú ý
Cổ tức: Nếu cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm,
DN không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả
trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, nhưng sẽ phải
trình bày trong thuyết minh BCTC
Sự kiện về tính hoạt động liên tục: Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh,
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá sản thì doanh nghiệp không
được lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục.
Bài tập tình huống
• Công ty Thanh Bình có mặt hàng quần áo mùa đông tồn kho
ngày 31/12/2009 là 2000 bộ với giá gốc là 100.000 đ/bộ thành
tiền là 200.000.000đ.Ngày 31/12/2009 kế toán lập dự phòng
giảm giá cho số quần áo này là 20.000.000.
• Đến ngày 9/02/2010 bán được 100 bộ thu được 9.500.000
chi phí bán hàng là 200.000đ. Kế toán xử lý như thế nà o?
Bài tập tình huống
• Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010
đã được lập và dự kiến phát hành ngày 31/03/2011. Ngày
05/01/2011, Công ty C là một khách hàng của công ty bị phá
sản. Số dư TK 131 tại 31/12/2010 – Công ty C là 300 triệu. Kế
toán xử lý ntn?

You might also like