You are on page 1of 6

PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA QUẢN TRỊ HỌC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU QUẢN TRỊ HỌC

♦ Nội dung của chương


 Chỉ ra khó khăn, thách thức về công việc trong nền kinh tế ngày nay
 Mô tả bản chất của TC là thiết lập bộ máy; sắp đặt và thực hiện công việc
 Nêu khái niệm công việc QT và nhà QT ; chức năng, vai trò và các công việc của nhà QT
có ý nghĩa và quan trọng trong TC
 Các kỹ năng tất yếu mà nhà QT phải có

QT là một bộ phận của đời sống hàng ngày mà chúng ta phải QT công việc của mình, QT
các mối quan hệ, gia đình, các nhóm hay những đồng nghiệp.
Chúng ta đang sống trong thế giới đang diễn biến ngày càng phức tạp, như :
 Việc làm không ổn định, nguy cơ thất nghiệp vẫn cao;
 Thiên tai nhiều gây thiệt hại nặng nề
 Tần suất các vụ bạo lực, khủng bố gia tăng
Công việc trong TC/DN với công nghệ thông tin ngự trị, thay đổi nhanh đáp ứng với thực
tế đang diễn ra. Điều này đòi hỏi nhà QT và nhân viên học hỏi không ngừng, luôn quan tâm và
hiểu biết về môi trường, linh hoạt trong biến chuyển của tình thế.
I. QUẢN TRỊ HỌC
1. Quan niệm và tầm quan trọng của quản trị
a. Quan niệm về QT- Nhà quản trị - Qui trình quản trị - Quản trị học
Có nhiều quan niệm về QT
 QT là công việc của nhà lãnh đạo, điều hành một TC/DN hay cơ quan chính quyền,
chính phủ và phối hợp nỗ lực của toàn thể nhân viên và các bên liên quan để đạt được các mục
tiêu thông qua việc sử dụng các nguồn lực sẵn có.
 Theo Harold Koontz (h), QT là một nghệ thuật về việc mọi thứ được thực hiện thông
qua và với người trong các nhóm TC chính thức. Đó là một nghệ thuật tạo ra một môi trường
mà mọi người có thể hợp tác để đạt được các mục tiêu của nhóm.
 QT là quá trình đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách làm việc với và thông qua
con người và các nguồn lực TC khác
 Quá trình xử lý, kiểm soát mọi thứ và con người (nền KT, các DN, thời gian, bệnh tật)
Với tính phức tạp, không chắc chắn của môi trường, mức độ cạnh tranh mạnh, kết hợp những
quan niệm phong phú trên, có thể đưa ra một khái niệm chung, dễ hiểu về QT dưới đây.
Khái niệm quản trị là quá trình làm việc cùng nhau (của nhà QT và nhân viên) và
thông qua người khác (nhân viên và các bên liên quan) và các nguồn lực có hạn khác để đạt
được các mục tiêu của TC/DN với hiệu quả cao, trong môi trường luôn biến động.
 Công việc QT của nhà QT gồm lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, điều hành và kiểm soát
DN mà bốn công việc này được gọi ‘chức năng QT’.
 Một số đặc điểm về quản trị
 Hàng loạt các hoạt động liên quan và liên tục
 Tập trung vào việc đạt được các mục tiêu với kết quả rõ ràng đã xác định trước và nỗ
lực đạt hiệu quả cao của TC.
 Biết phối hợp con người và các nguồn lực khác của TC một cách khoa học

1
 Qui trình QT là trật tự công việc mà nhà QT phải làm trong TC/DN mình:
 Hoạch định/Planning - đặt mục tiêu và giải pháp để đạt mục tiêu cho một TC mà có
con người làm việc trong đó.
 Tổ chức/Organizing-tạo bộ máy nhân sự, phân công và phối hợp con người trong TC
 Lãnh đạo/điều khiển/Leadership - tạo cảm hứng cho mọi người trong TC để cùng nhau
thực hiện nhiệm vụ.
 Kiểm soát/kiểm tra - nhà lãnh đạo luôn giám sát theo dõi mọi việc đang đi đúng
hướng, đến mục tiêu hay không để xử lý hay điều chỉnh kịp thời.
 Quản trị học là môn học nghiên cứu phân tích về công việc QT (chức năng), vai trò
của nhà QT và các yếu tố tác động đến QT trong một TC, từ đó giúp nhà QT phát triển các giải
pháp cho thách thức về các hoạt động trong TC và ra QĐ hợp lý.
b. Tầm quan trọng của QT
Cải thiện mức sống cho mọi người thông qua sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và vật chất.
QT hiệu quả đã trở thành tài nguyên chính yếu của các quốc gia
QT dưới hình thức này hay hình thức khác là một phần không thể tách rời của cuộc sống
và là điều cần thiết phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu mong muốn
2. Mục tiêu và điều kiện cần để đạt mục tiêu của TC/DN
a. Có thể đạt đựơc mục tiêu nếu TC/DN:
 Đặt mục tiêu có tính thách thức, khả thi với một loạt giải pháp để thực hiện và cam kết
 Có sự nỗ lực của cả tập thể và sự phối hợp của các cá nhân trong TC/DN và có sự QT
một cách hệ thống.
 Chuẩn bị trước kịch bản cho các tình huống với giải pháp kèm theo
b. Hiệu suất của một TC/DN
 Kết quả: đo đầu ra của công việc/nhiệm vụ/mục tiêu phải hoàn thành
 Hiệu quả: đo lường chi phí nguồn lực (đầu vào) với kết quả nhiệm vụ/mục tiêu (đầu
ra) mà DN thể hiện cách thức tiến hành hoạt động trong điều kiện có sự hạn chế về nguồn lực.
Hiệu quả chỉ ra qua Tài chính, Giá trị cho cổ đông: tỷ lệ cổ tức/vốn và Dịch vụ khách hàng
 Hiệu suất/Performance: đo lường hoàn thành nhiệm vụ nhất định dựa trên các tiêu
chuẩn được xác định trước về kết quả, tính chính xác, đầy đủ, chi phí và tốc độ/năng suất thực
hiện. Hiệu suất là sự kết hợp kết quả và hiệu quả hoạt động.
3. Môi trường hoạt động của TC/DN luôn thay đổi
Sơ đồ : Mục tiêu của một TC/DN trong môi trường luôn thay đổi
Sự thay đổi của môi trường Sự thay đổi của môi trường
tác động đến TC/DN tác động đến TC/DN

Sự phối hợp
thực hiện công việc/
hoặc thông qua người khác

Mục tiêu
DN/TC
Đạt hiệu suất cao Sử dụng nguồn lực
(kết quả và hiệu quả) có hạn

Sự thay đổi của môi trường tác động đến TC/DN

2
II. ĐÒI HỎI TRONG VIỆC LÀM CỦA THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
1. Trí tuệ-sáng tạo
Quá trình học hành, thu nhận và tích lũy kiến thức, khi đi làm, nhân viên biết vận dụng
kiến thức trí tuệ đó một cách sáng tạo để làm ra tiền, có ích cho bản thân, người chủ hoặc cộng
đồng, nghĩa là họ có tài (dĩ nhiên mức độ là khác nhau với mỗi người).
 Vốn trí tuệ là tài sản của TC/DN và cá nhân
Thể hiện phương trình về Vốn trí tuệ theo cách:
Vốn trí tuệ = Năng lực /Competency/ X Cam kết /Commitment (11)
 Năng lực
 Năng lực cá nhân
 Năng lực tập thể
 Cam kết/Engagement: tích cực và kiên nhẫn đến cùng để thực hiện nhiệm vụ cụ thể,
đạt mục tiêu mong muốn
2. Hiểu biết, cập nhật và ứng dụng nhanh chóng công nghệ
 Công nghệ thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống và công việc
 Công nghệ tạo ra cung cách làm việc mới:
 ‘Chỉ số trí tuệ công nghệ’/Tech IQ: khả năng sử dụng công nghệ của một người (ở
nơi làm việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày) và kết hợp với cam kết tự cập nhật khi công
nghệ tiếp tục phát triển.
3. Thách thức cuộc sống-công việc với sự thay đổi nhanh ở môi trường toàn cầu
hóa
Khái niệm toàn cầu hóa: quá trình biến các vùng/cộng đồng khác nhau từ trạng thái
biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, liên kết thành một thể thống nhất hữu
cơ trên quy mô toàn cầu. Một sự kiện/hiện tượng/vấn đề xảy ra ở vùng/cộng đồng này sẽ tác
động tới các vùng/cộng đồng khác trên quy mô toàn thế giới. Nói cách khác, toàn cầu hóa là
quá trình mà các TC/DN tăng ảnh hưởng mang tính quốc tế hoặc bắt đầu hoạt động trên phạm
vi toàn cầu.
Toàn cầu hóa làm thế giới thay đổi nhanh
4. Sức mạnh của đạo đức và trách nhiệm xã hội
 Khái niệm:
 Đạo đức: thể hiện nét đẹp trong phong cách sống, làm việc của một người hiểu biết, rèn
luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, lối tư duy thanh tao tốt đẹp và nét
đẹp truyền thống VH, phù hợp với đạo lý xưa nay và phong tục địa phương và cộng đồng
 Trách nhiệm XH của DN (CSR) liên quan đến người và TC/DN hành xử và thực hiện
KD có đạo đức và sự nhạy cảm với các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường.
 Những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức
 Nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức.
 Xây đi đôi với chống
 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
5. Sự phong phú về cách sống, làm việc và QT trong thế giới ngày nay
 Khái niệm
 Sự phong phú (hay còn gọi là đa dạng/tính khác nhau) về cách sống, làm việc và QT
là các phương pháp giải quyết và ủng hộ nhiều cách sống và đặc điểm cá nhân trong một
nhóm/tập thể nhất định. Các hoạt động QT gồm việc huấn luyện/đào tạo nhóm, chấp nhận và

3
tôn trọng các nguồn gốc chủng tộc, văn hoá, giới tính, tôn giáo, niềm tin, xã hội, địa lý, kinh tế
và chính trị khác nhau (kể cả thể chất, rất khỏe mạnh hoặc hơi ốm yếu hay có tật).
 QT phong phú là chiến lược sử dụng các phương pháp tốt nhất với kết quả đã được
chứng minh (được thấy) và tạo ra một môi trường làm việc có tính đa dạng và toàn diện, thể
hiện thành công trực tiếp qua kết quả kinh doanh. Phương pháp tốt nhất gồm sử dụng hiệu quả
từ các hội đồng điều hành đa năng, chương trình cố vấn, tài trợ và các nhóm nhân lực để đạt
kết quả mong muốn trong tuyển dụng, duy trì và QT tài năng đa dạng.
Tầm quan trọng của sự phong phú/đa dạng trong QT
 Đổi mới
 Thu hút nhân viên có tài
 Khách hàng thích mua hàng hóa/dịch vụ từ nhiều DN khác nhau
 Tuyển dụng và Chiến lược đa dạng
 Sự hiểu biết văn hóa
 Cách giải quyết vấn đề của nhà QT khác biệt ở nơi làm việc
Tình trạng tồn tại trong TC/DN: Thiên vị và Thành kiến
Nhà QT tốt là vượt qua được thiên vị, thành kiến, phát huy tính rộng lượng, vị tha, chân
thành để ‘lôi kéo’ người tài về TC/DN mình, tạo động lực để họ nỗ lực làm tốt, đem lại lợi ích
cho TC/DN.
III. CÁC TỔ CHỨC
Trước khi chọn việc làm, mọi người cần phải hiểu TC/DN vận hành thế nào và mỗi người có
vị trí cần cho bộ phận hay TC ra sao .
1. Khái niệm - Mục tiêu
a. Tổ chức
 Khái niệm tổ chức là một thực thể trong đó có sự kết hợp nhiều người làm việc cùng
nhau để hoàn thành mục tiêu chung và được liên kết với môi trường bên ngoài. Ví dụ, TC là
như Viện, Hiệp hội, Trường học, Doanh nghiệp, Bệnh viện, Tổ chức từ thiện, Chính phủ, Cơ
quan chính quyền. (Thực thể là cái gì đó tồn tại tách biệt khỏi những thứ khác và có đặc tính
riêng).
 Tổ chức giúp thực hiện việc lớn và hiệu quả hơn là cùng với số người tương tự, nhưng
làm riêng rẽ, họ không thể tạo ra hiệu suất (kết quả + hiệu quả) như vậy. Điều này đúng với
một TC có bất cứ qui mô (nhỏ, lớn) hay hình thức nào (vì lợi nhuận/xã hội hay từ thiện) trong
đời sống, cộng đồng, Cơ quan chính quyền nào.
b. Mục tiêu của các TC khác nhau
 Tổ chức vị lợi
 Tổ chức phi lợi nhuận
 Tổ chức từ thiện
2. Tổ chức là một hệ thống
MT bên ngoài (đầu vào)  MT bên trong (TC/DN)  MT bên ngoài (đầu ra)
3. Thay đổi quan niệm về TC/DN
Ë Tập trung vào đánh giá vốn con người
Ë Kết thúc kiểu ‘mệnh lệnh - kiểm soát’
Ë Nhấn mạnh làm việc theo nhóm/đội
Ë Tầm quan trọng về công nghệ và mạng
Ë Sự mong đợi của lực lượng lao động mới
Ë Quan tâm sự bền vững: xã hội và cộng đồng

4
IV. NHÀ QUẢN TRỊ
1. Nhà QT- Nhà KD - QTKD
a. Nhà quản trị/Manager:
 Chức vụ của nhà QT
Một cá nhân phụ trách một số công việc hoặc một đơn vị nhỏ nhất định của một TC. Một
nhà QT thường có một đội ngũ nhân viên (cấp dưới) báo cáo cho anh ta/cô ấy.
Một nhà QT hoạt động sản xuất/KD là người phân bổ và phối hợp nguồn lực và trực tiếp
tham gia, điều hành các hoạt động của 1 bộ phận/DN hiệu quả và kiếm được khoản lợi nhuận.
Các nhà QT làm việc với các chức vụ khác nhau mà chúng ta vẫn thường nghe như:
trưởng nhóm/team leader, Trưởng Ban/Phòng/Department Head, giám sát viên, Giám đốc DN,

 Năng lực và phẩm chất của một nhà QT hoàn hảo
Biết hoạch định; Có óc tổ chức TC/DN; Khả năng lãnh đạo; Hoạt động của TC/DN luôn
trong tầm kiểm soát
b. Nhà kinh doanh
Nhà KD là người sáng lập DN/hãng, giữ quyền sở hữu và QT, điều hành các hoạt động
KD SX (hoặc thuê người làm nhà QT), nhằm thực hiện các mục tiêu của TC.
c. Quản trị kinh doanh: QT KD là hoạt động QT của một TC/DN sản xuất/KD/dịch vụ vì
lợi nhuận, thực hiện chức năng QT gắn với nguồn lực và hoạt động tiếp thị để thực hiện mục
tiêu với hiệu quả cao trong điều kiện cạnh tranh của thị trường và nguồn lực bao giờ có hạn.
2. Các cấp quản trị của các tổ chức và doanh nghiệp phổ biến
a. Quản trị cấp cao - thực hiện QT chiến lược
b. Quản trị cấp trung: thực hiện QT chiến thuật
c. QT cấp thấp/cơ sở- thực hiện QT tác nghiệp
d. Lãnh đạo/chỉ huy nhóm
3. Trách nhiệm nhà QT theo các hình thức QT
Có nhiều hình thức QT ở trong một TC/DN
a. Nhà QT phụ trách dây chuyền sản xuất/dịch vụ
b. Nhà QT chức năng: chịu trách nhiệm một lĩnh vực mang tính chuyên môn độc nhất
như: Trưởng phòng (TP) Kế toán/Tài chính, TP Marketing, Trưởng Xưởng sản xuất, …
c. Tổng Quản lý/Tổng Giám đốc: chịu trách nhiệm cho nhiều hoạt động bao trùm nhiều
lĩnh vực chức năng, là người bao quát, hiểu và nắm bắt được mọi việc
d. Nhà QT hành chính công/Administrator, những người chịu trách nhiệm ở các TC công
hoặc phi lợi nhuận
4. Đo lường hiệu suất hoạt động quản trị
 Hiệu suất hoạt động QT, dựa trên
 Kết quả như doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, thuế nộp,…
 Hiệu quả QT thể hiện qua mức độ hài lòng của cấp dưới và các bên liên quan.
V. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ
1. Các chức năng của QT
a. Khái niệm về chức năng QT: hoạt động hay nhiệm vụ cụ thể của nhà QT phải được
thực hiện trong TC để đạt mục tiêu với hiệu quả cao, gồm: hoạch định, tổ chức, điều khiển và
kiểm soát. Bốn chức năng này nằm trong qui trình QT như hình 1.1.

5
b. Các chức năng
Tất cả các nhà QT, không liên quan đến học vị, cấp bậc, hình thức và cơ cấu TC, chịu
trách nhiệm bốn chức năng QT này.
 Hoạch định/Planning
 Tổ chức /Organizing
 Lãnh đạo/Điều khiển/Leading
 Kiểm soát/Controlling
2. Vai trò và các hoạt động của nhà QT
a. Vai trò nhà quản trị
 Khái niệm vai trò của nhà QT: vị trí của nhà QT với những hoạt động, cách thức QT
cụ thể, được xác định để đạt mục tiêu. Nhà QT thực hiện chức năng QT thông qua vai trò của
mình.
Những vai trò này được Henry Mintzberg phát triển vào cuối những năm 1960 sau khi
nghiên cứu kỹ về các nhà QT tại nơi làm việc. Các vai trò này trong hình thức này hay hình
thức khác, giải quyết với con người và mối quan hệ giữa các cá nhân họ.
 Các vai trò QT được tóm tắt quan điểm của Henrry Mintzberg có thể chia thành 3 loại:
 Tương tác cá nhân
 Thông tin
 Quyết định
b. Tính chất công việc tác động đến nhà QT
Bận và căng thẳng (ngay cả không có thời gian cho riêng mình và gia đình) đòi hỏi cao ở
cấp dưới và bản thân, nhà QT làm việc với: nhiều lo lắng, căng thẳng, bền bỉ, luôn bị áp lực
bởi cộng đồng xã hội, nhiều việc gắn với các quan hệ giao tiếp
VI. TƯ DUY VÀ KỸ NĂNG CẦN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
1. Kỹ năng chuyên môn-kỹ thuật
2. Kỹ năng giao tiếp và nhân sự
3. Khả năng tư duy trừu tượng và phản biện
4. Các năng lực và kỹ năng khác
 Sáng tạo
 Sử dụng được tiếng Anh và có thể một vài ngôn ngữ nước ngoài khác
 Khả năng marketing
 Tự đánh giá bản thân đúng

-Hết chương 1-

You might also like