You are on page 1of 2

3.

1 Lý thuyết thỏa dụng


Theo như kinh tế học, lý thuyết thỏa dụng chi phối việc ra quyết định của cá
nhân
Lý thuyết thỏa dụng là một lý thuyết để giải thích hành vi của các cá nhân mà
mọi người có thể xếp thứ tự các lựa chọn tùy theo sở thích của họ. 
một loại hàng hóa hay thực hiện một hoạt động; hữu dụng mang tính chủ quan
Các giả định về thuyết hữu dụng: 
1. Sở thích có tính chất hoàn chỉnh: Cá nhân có thể so sánh và xếp hạng các
giỏ hàng dựa trên mức độ yêu thích của mình.
2. Thích nhiều hơn là ít: Giả định rằng cá nhân luôn thích có nhiều hàng hóa
hơn là ít hàng hóa. Nhưng nếu tiêu dùng quá nhiều một hàng hóa hay dịch vụ
nào đó sẽ  khiến họ cảm thấy bão hòa và không muốn tiêu dùng thêm chút nào
nữa.
3. Sự kết hợp là tốt hơn: Giả định rằng hỗn hợp các gói tiêu dùng luôn tốt hơn
các lựa chọn độc lập.
Ví dụ như một ly trà sữa sẽ được thích hơn là sữa tươi không hoặc trà không. 
Giả định kết hợp là tốt hơn được gọi là giả định "lồi" về sở thích, tức là sở thích
lồi.  

3.2 Sự không chắc chắn, Giá trị kỳ vọng, Như chúng


ta đã học, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về rủi ro, có thể chia làm 2
trường phái lớn: Trường phái truyền thống và trường phái trung hòa. - Theo
trường phái truyền phái truyền thống, “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người”.
- Còn trong trường phái trung hòa, Rủi ro có tính 2 mặt: vừa tích cực, vừa tiêu
cực. Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể
là các cơ hội. Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được bằng các
phương pháp thống kê phân tích và các hành vi, kết quả trong quá khứ.
Một ví dụ khác về tính giá trị kỳ vọng: Trong một trò chơi may rủi, người chơi sẽ
tung đồng xu, nếu xuất hiện mặt ngửa thì trò chơi sẽ kết thúc. Nếu mặt ngửa
xuất hiện ở lần tung thứ 1, sẽ được nhận $2. Nếu mặt ngửa xuất hiện ở lần tung
thứ 2, sẽ được nhận $4. Nếu mặt ngửa xuất hiện ở lần tung thứ 3, sẽ được nhận
$8 và cứ tiếp tục như vậy. Cho nên nếu mặt ngửa xuất hiện ở lần tung thứ n, sẽ
được nhận $2n.
Vậy thì người chơi sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho trò chơi này ?
Giả sử ,nếu ta may mắn, lần xuất hiện mặt ngửa đầu tiên của chúng ta có thể ở
lần thứ 1 triệu, 1 tỷ, nhưng nếu ta xui xẻo, thì lần xuất hiện mặt ngửa đầu tiên có
thể ở ngay lần tung đầu tiên.
Ta thấy rằng nếu mặt ngửa xuất hiện ở lần tung thứ 1, xác suất sẽ là , nếu mặt
ngửa ở lần tung thứ 2, xác suất sẽ là x=, tương tự như vậy ở lần 3,4,5,6…
Ở đây ta có thể thấy nếu sử dụng công thức tính giá trị kỳ vọng:
E(X) = x2 + x4 + x8 +  x16 + …. = ∞
Giá trị kỳ vọng về số tiền mà ta có thể nhận được từ trò chơi là vô cùng, thế
nhưng liệu mỗi cá nhân chúng ta có sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn bằng với giải
thưởng này để chơi trò chơi ko? Nếu chúng ta sẵn sàng bỏ số tiền lớn đến vô
hạn để chơi trò chơi này thì sẽ gọi là fair game
Fair game là khi chi phí chơi bằng tiền thắng dự kiến của trò chơi, do đó giá trị
ròng của trò chơi đó bằng không.
Nhưng trong thực tế, thì câu trả lời là không! Sẽ không có ai chịu bỏ ra hàng
đống tiền để chơi trò chơi phía trên hết. 
Từ đó Daniel Bernoulli đã đưa ra được câu trả lời rằng: con người chúng ta
không chỉ kỳ vọng giá trị tài sản lớn nhất mà còn phải tối đa hóa được thỏa dụng,
tức với giới hạn ngân sách của mình vẫn sẽ chọn được tài sản đem lại mức thỏa
dụng lớn nhất.
Và từ đó chúng ta có công thức tính giá trị kỳ vọng của thỏa dụng: E(Ui) = ∑
PiU(Wi). Với Pi là xác suất của biến cố I, U(Wi) là giá trị thỏa dụng của biến cố i,
tính thông qua hàm thỏa dụng. 

You might also like