You are on page 1of 3

HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐIỆN TỬ ESP

I. Cơ sở lý thuyết:
- Hệ thống cân bằng điện tử ESP ( Electronic Stability Program ) được phát
triển dựa trên nền tảng của 2 hệ thống an toàn là EBD và ABS. Do đó, ESP
có khả năng sử dụng cảm biến của của 2 hệ thống này, đồng thời nó còn có
thể can thiệp được cả đến hoạt động của hộp số hoặc bướm ga để làm tăng
hoặc làm giảm công suất của máy.
- Trong đó : ABS là hệ thống chống bó cứng phanh.
EBD là hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
- Nó chia sẻ phần cứng của ABS nhưng bổ sung thêm 2 cảm biến: cảm biến
góc quay vô lăng để đo tốc độ vô lăng đang quay và cảm biến xoay xe để
đo tốc độ xe thực sự đang quay.
- Đảm nhận vai trò lớn, tác động đến nhiều bộ phận nên hệ thống cân bằng
điện tử ESP cũng có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với những hệ thống đã
có sẵn kể trên.
II. Công dụng:

- Giúp xe ô tô của bạn giữ


vững lộ trình:
 Kiểm soát các hoạt
động của xe bạn, tính
toán góc đánh lái, gia
tốc và cảm biến góc
quay, và tự động tác
động lực phanh lên
các bánh xe riêng biệt
giúp xe không bị mất
lái.
 Hệ thống Cân bằng
Điện tử là sự kết hợp
giữa một số hoặc tất
cả các tính năng an
toàn, tuỳ theo từng
dòng xe.
- Kiểm soát độ bám đường & ABS:
 Hệ thống này điều chỉnh công suất của động cơ (mô-men xoắn) đến
các bánh xe dẫn động để tối ưu hoá độ bám đường trên bề mặt trơn
trượt hoặc không bằng phẳng ở bất kì tốc độ nào. Phanh cũng được
áp dụng ở một số trường hợp.
 Ngăn ngừa khả năng bánh xe bị bó cứng khi bạn phải đạp phanh đột
ngột.
 ABS tự động “nhấp nhả” phanh nhiều lần khi cảm biến phát hiện
bánh xe bị bó cứng để thay đổi áp lực phanh.
- Phân phối lực phanh điện tử (EBD):
 Tự động cân bằng lực phanh giữa bánh trước và bánh sau trước khi
ABS kích hoạt, nếu bánh sau bị bó cứng.
 Nó còn tối ưu hóa tính năng phanh bằng cách điều chỉnh lực phanh
phù hợp với trọng tải, dù là thêm hành khách hay là có nhiều đồ đạc
mang theo hoặc thậm chí là cả hai trường hợp.
- Hỗ trợ phanh khẩn cấp:
 Phát hiện kịp thời khi bạn đạp phanh bất ngờ nhưng không đủ lực để
xe dừng lại nhanh chóng.
 Hệ thống sẽ bổ sung thêm lực phanh cần thiết để giảm tốc độ nhanh
nhất và giảm quãng đường phanh.
 Khi bạn nhả bàn đạp phanh, chế độ phanh thông thường lại được
khôi phục
III. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động:
- Cấu tạo:

1. Bộ thủy lực điều khiển bằng điện tử


2. Bộ trợ lực phanh chủ động/ Cảm biến áp suất
3. Cảm biến van điều khiển bướm ga
4. Bộ ECU điều khiển động cơ
5. Công tắc và đèn cảnh báo ESP/TC
6. Cảm biến góc đánh lái
7. Cảm biến gia tốc ngang và cảm biến độ lệch
8. Cảm biến tốc độ bánh xe
9. Bàn đạp chân ga điện tử
10. Mạng giao tiếp CAN TC/ hộp điều khiển động cơ (ECU) (TC:
Traction Control: hệ thống điều khiển lực kéo).
- Nguyên lí hoạt động:

You might also like