You are on page 1of 7

BÀI TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU.

Giảng viên: Đỗ Ngọc Bích.


Sinh viên: Nguyễn Đức Thiện- Lớp IB008.
Đề bài:
Câu 1: Chọn một doanh nghiệp toàn cầu và phân tích:
- Tham vọng toàn cầu.
- Định vị toàn cầu.
Câu 2:
a. Phân tích sự khác biệt của các cấp chiến lược trong doanh nghiệp.
b. Ở cấp đơn vị kinh doanh, hãy phân tích các loại chiến lược khác nhau và liên hệ ví dụ
doanh nghiệp thực tiễn.
Bài làm:
Câu 1: Chọn Toyota làm doanh nghiệp toàn cầu để phân tích.
 Tham vọng toàn cầu: hay nói cách khác là mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp toàn cầu muốn
đạt được.
 Đối với Toyata, mục tiêu dài hạn, bền vững được thiết lập là: Bằng cách sử dụng năng lượng
tái tạo và các phương pháp sản xuất dựa trên hydro, Toyota muốn loại bỏ hoàn toàn lượng
khí thải CO 2 từ quá trình sản xuất và sử dụng xe vào năm 2050 ("Toyota’s ambitious
environment sustainability target", 2015).
Một trong những hành động để thực hiện tham vọng này, Toyota gần đây đã mở kho phụ tùng
lớn nhất của mình ở Tây Sydney, nhằm mục đích trở thành nhà kho toàn cầu tốt nhất của Toyota
về độ an toàn, hiệu quả và bền vững ("Toyota Australia Opens New Parts Warehouse in Western
Sydney | Latest News", 2018):
- Trung tâm Phụ tùng Toyota NSW (TPC) tọa lạc trên một khu đất rộng 6,4 ha, gần với mạng
lưới đường cao tốc và các tuyến đường huyết mạch tại Kemps Creek, New South Wales.
- TPC sẽ chứa hơn 128.000 bộ phận và sẽ vận chuyển khoảng 27.000 bộ phận mỗi ngày.
- Nguồn điện được tạo ra cho đến nay - trước cả khi tòa nhà đi vào hoạt động - đã ngăn chặn hơn
477 tấn khí nhà kính xâm nhập vào khí quyển (khoảng 2.200 tấm pin mặt trời đã được lắp đặt
trên mái nhà kho).
- Áp dụng các giải pháp xây dựng xanh, cắt giảm lượng khí thải CO2 và sử dụng các nguồn
nhiên liệu thay thế đồng hành với các kế hoạch sản xuất xe mới.
- Tòa nhà được bố trí khéo léo ở một góc cụ thể để đảm bảo làm mát tự nhiên tối đa, giảm chi phí
điều hòa không khí hiệu quả.
- Có thể chứa tới 65 xe tải mỗi ngày, bao gồm 22 xe tải đến và 43 xe xuất bến.
- Toyota Australia sẽ thử nghiệm việc sử dụng xe nâng điện chạy bằng pin nhiên liệu Toyota
Material xử lý bằng hydro, với mục tiêu dài hạn là có thể tạo ra hydro tại chỗ trong tương lai và
dẫn đầu trong công nghệ hybrid tiết kiệm nhiên liệu...
Như vậy, Toyota lựa chọn Australia là nơi đặt nhà kho phụ tùng lớn nhất của mình bởi Australia
cung cấp cho Toyota một nguồn lực tự nhiên dồi dào và vị trí địa lí thuận lợi cho mục tiêu của
mình, cụ thể đó là:
- Diện tích mặt bằng rông lớn, tách biệt với dân cư.
- Nguồn năng lượng tự nhiên và nguồn nguyên liệu dồi dào, Đặc biệt là năng lượng mặt trời.
- Vận chuyển thuận lợi.
- Nơi dự trữ phụ tùng phục vụ đầy đủ cho việc sản xuất của Toyota trên toàn thế giới. Ngoài ra,
Toyota có thể xuất khẩu xe sản xuất ở Úc sang các nước GCC (Hội đồng hợp tác các nước Ả
Rập).
Với tư cách là nhà kinh doanh toàn cầu khi khi tiến vào thị trường Australia, Toyota đã tiếp tục
thiết lập lợi thế cạnh tranh bền vững của mình về nhận diện thương hiệu: thiết kế xe, an toàn,
thân thiện với môi trường:
- Là một trong những công ty đã nhận được nhiều giải thưởng về độ tin cậy của JD Power
Vehicle 2020 hơn bất kỳ thương hiệu nào khác ("2020 Car Ratings and Awards | 2020 J.D.
Power Awards and Ratings | J.D. Powera", 2020).
- Ngoài các giải thưởng cho các phương tiện của mình, công ty đứng thứ 3 trong Danh sách 200
Carbon Clean, xếp hạng các công ty theo nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch ("Clean200
2019 Q1 — As You Sow", 2019).
Thương hiệu và sự công nhận của Toyota cung cấp cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ.
 Định vị toàn cầu:

Câu 2:
a. Phân tích sự khác biệt của các cấp chiến lược trong doanh nghiệp:
Chiến lược trong một doanh nghiệp được chia làm 3 cấp độ: chiến lược cấp doanh nghiệp, đơn vị
kinh doanh và chức năng. Các quyết định chiến lược được đưa ra ở cấp thấp hơn trong hệ thống
phân cấp chiến lược sẽ hỗ trợ các mục tiêu và chiến lược cấp cao hơn.

 Corporate strategy- Chiến lược cấp doanh nghiệp:


Đây là cấp chiến lược cao nhất và rộng nhất trong kinh doanh. Liên quan đến mục tiêu tổng thể
và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. Cụ thể là mục
tiêu dài hạn và lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Hay liên quan đến việc trả lời câu hỏi: Công
ty đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành kinh doanh hoặc những ngành kinh doanh nào?
Ở cấp chiến lược này, doanh nghiệp cần làm:
- Xác nhận sứ mệnh và tầm nhìn tổng thể của mình.
- Đặt ra các mục tiêu dựa trên chúng.
 Business strategy- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:
Liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị
trường (đoạn thị trường) cụ thể. Cần trả lời được câu hỏi: doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách
thức nào (khác biệt về giá hay vượt trội về giá trị)? Vị trí cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh
của doanh nghiệp? Làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả?
Mức độ phức tạp của cấp độ này sẽ phụ thuộc vào số lượng đơn vị kinh doanh và cách cấu trúc
chúng của doanh nghiệp.
Ở cấp chiến lược này, doanh nghiệp cần làm:
- Phân biệt bản thân với đối thủ cạnh tranh.
- Tạo ra các mục tiêu và sáng kiến hỗ trợ đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp doanh nghiệp.
 Function strategy- Chiến lược cấp chức năng: Đây là cấp chiến lược chi tiết nhất.
Câu hỏi cần trả lời cho cấp chiến lược này là: Từng bộ phận chức năng trong tổ chức (R&D, Hậu
cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính…) được tổ chức như thế nào để thực hiện được chiến lược
cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh?
Dựa trên các đường hướng, mục tiêu ở cấp đơn vị kinh doanh, từng bộ phận chức năng sẽ lập các
kế hoạch để giải quyết 2 vấn đề:
- Đáp ứng của lĩnh vực chức năng đối với mô trường tác nghiệp.
- Phối hợp (phối hợp ngang với các bộ phận chức năng khác và phối hợp dọc với các cấp chiến
lược cao hơn) với các chính sách chức năng khác nhau.
b. Ở cấp đơn vị kinh doanh, hãy phân tích các loại chiến lược khác nhau và liên hệ ví dụ doanh
nghiệp thực tiễn;
Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh còn được xem là chiến lược cạnh tranh, là chiến lược hay
các kế hoạch giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Chiến lược
này rất quan trọng khi các công ty có thị trường cạnh tranh và một số sản phẩm tương tự có sẵn
cho người tiêu dùng.
Dựa trên phân tích về chiến lược cạnh tranh mà ông Michael Porter đưa ra, có thể chia chiến
lược cạnh tranh thành 3 loaị chính: chiến lược chi phí thấp nhất (dẫn đầu về chi phí), chiến lược
khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược tập trung (tập trung vào chi phí hay tập trung vào sự khác
biệt hóa sản phẩm).
 Chiến lược chi phí thấp nhất:
Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra
sản phẩm với chi phí thấp nhất.
Đặc điểm:
- Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí.
- Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm.
- Không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản phẩm mới.
- Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm "khách hàng trung bình”.
Liên hệ thực tiễn: chiến lược dẫn đầu chi phí làm nên sự thành công của Aldi trong ngành công
nghiệp bán lẻ thực phẩm. Ưu thế của Aldi so với các siêu thị hạng sang như Walmart là giá thấp.
Đây cũng là sức hấp dẫn của Aldi. Để thực hiện chiến lược dẫn đầu chi phí này thì Aldi luôn giữ
chi phí thấp xuyên xuốt tới từng khâu trong chuỗi cung ứng: vận hành kinh doanh, nhập hàng,
quản lí, dịch vụ, ...
Cụ thể:
- Giảm thiểu chi phí nhập hàng bằng hiệu ứng quy mô: thu mua sản phẩm đơn chiếc với số lượng
lớn và với giá thấp nhất có thể. Tổng giá trị thu mua sản phẩm đơn chiếc mỗi năm của Aldi luôn
vượt mức 50 triệu Euro. Trong khi đó Walmart chỉ là 1.5 triệu Euro, chỉ bằng 1/20 của Aldi.
Toàn bộ thể chế thu mua của Aldi đều chỉ xoay quanh dịch vụ định vị “ưu tiên giá thấp” ("Chỉ
thả ra 1 Con Dê, bí quyết Aldi đánh thắng Walmart - BYTUONG", 2020).
- Giảm thiểu chi phí vận hành bằng kinh tế quy mô. Trong mỗi cửa hàng của Aldi chỉ có 4 nhân
viên nhưng tất cả đều rất đa năng, tháo vát. Aldi sẽ phải trả mức lương cao để tuyển chọn đội
ngũ nhân viên chất lượng. Tuy nhiên điều này về mặt tổng thể lại đạt được hiệu quả tiết kiệm chi
phí sức lao động. Theo số liệu báo cáo của KPMG, chi phí sức lao động của Adli chỉ chiếm 6%
tổng doanh thu. Chi phí nhân công của các siêu thị phổ thông khác thường chiếm tới 12-16%
tổng thu nhập ("Chỉ thả ra 1 Con Dê, bí quyết Aldi đánh thắng Walmart - BYTUONG", 2020).
- Kết cấu tổ chức đơn giản giúp giảm thiểu chi phí quản lí. Aldi không có công ty mẹ, bộ phận
quản lí hành chính, bộ phận quan hệ công chúng hay thị trường, ...Chỉ có ủy ban quản lý do các
giám đốc chi nhánh cửa hàng tổ hợp mà thành và các công ty chi nhánh đều được ủy quyền đầy
đủ.
-Aldi xóa bỏ các dịch vụ dư thừa như xe đẩy hàng phải được đặt cọc nếu muốn sử dụng, dịch vụ
tư vấn qua điện thoại, hàng hóa được để trong các thùng giấy cắt hở một nửa thay vì giá để hàng,
...
- Cửa hàng đơn giản đjăt tại những nơi có chi phí thuê mặt bằng tương đối rẻ như khu dân cư,
gần trường học, vùng ngoại ô. Cửa hang thiết kế giản dị, mẫu mã các cửa hang đều giống nhau.
Điều này giúp việc mở chi nhánh cửa hàng trở nên đơn giản và nhanh chóng. Đồng thời giảm chi
phí xuống mức thấp nhất.
 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:
Mục tiêu của các công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh
tranh thông qua việc tập trung vào giá trị đưa tới cho khách hàng (sản phẩm, quy trình, dịch vụ):
chức năng, cảm xúc, thể hiện bản thân, đạo đức; được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách
hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể.
Đặc điểm:
- Công ty được phép định giá ở mức cao.
- Tập trung vào việc khác biệt hóa.
- Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau.
- Vấn đề chi phí không quan trọng.
Liên hệ thực tiễn: chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của Apple thành công tách biệt các sản
phẩm của họ ra khỏi các sản phẩm của các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác. Điều này thể hiện
qua:
- Thiết kế sản phẩm: Các sản phẩm thể hiện phong cách trực quan khác, bao gồm các tính năng
khác nhau hoặc xử lý các tác vụ khác nhau nổi bật so với các sản phẩm do đối thủ cung cấp.
- Chiến lược định giá: Các sản phẩm Apple có giá thấp nhất thường rơi vào phân khúc tầm trung,
nhưng khách hàng sẵn sàng trả mức giá đó để có được trải nghiệm người dùng chất lượng cao.
Chi phí tương đối cao hơn của các phiên bản Apple mang lại cho người tiêu dùng cảm giác giá
trị cao và độc quyền cho sản phẩm của họ.
- Mức độ trung thành với thương hiệu: Những nỗ lực của công ty trong việc xây dựng lòng trung
thành với thương hiệu đã cho phép Apple tạo ra sự khác biệt với Microsoft, Samsung và các đối
thủ khác trên các lĩnh vực khác nhau của mình.
 Chiến lược tập trung:
Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua
yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm.
Đặc điểm:
- Hoặc theo chiến lược chi phí thấp.
- Hoặc theo chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.
- Chủ yếu tập trung phục vụ phân khúc mục tiêu, có quy mô hẹp.
Liên hệ thưc tiễn: Chiến lược tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm của The Body Shop. Sự khác
biệt này tạo nên lợi thế cạnh tranh được xây dựng từ 5 giá trị cốt lõi:
- Chống lại việc thử nghiệm trên động vật.
- Hỗ trợ thương mại công bằng.
- Kích hoạt lòng tự trọng.
- Bảo vệ quyền con người.
- Bảo vệ hành tinh.
The Body Shop trong thị trường mỹ phầm toàn cầu lựa chọn phân khúc thị trường người tiêu
dùng chuộng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính thay vì các sản phẩm tổng
hợp từ hóa mỹ phẩm khác. Phân khúc thị trường này sẽ hẹp hơn nhưng hạn chế sự cạnh tranh từ
các đối thủ trong ngành khi mà The Body Shop đã có nhiều kinh nghiệm, cũng như chuyên môn
hóa cao trong việc tạo sự khác biệt sản phẩm trong phân khúc trên.

Tài liệu tham khảo:


(2020). Retrieved 8 October 2020, from http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/kinh-doanh-tiep-
thi/quan-tri-chien-luoc/file_goc_776468.pdf
Apple Với Chiến Lược Khác Biêt Hóa Sản Phẩm Đáng Học Hỏi. (2020). Retrieved 8 October
2020, from https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-khac-biet-hoa-san-pham/
Chỉ thả ra 1 Con Dê, bí quyết Aldi đánh thắng Walmart - BYTUONG. (2020). Retrieved 8
October 2020, from https://bytuong.com/chien-luoc-kinh-doanh/chi-tha-ra-1-con-de-bi-quyet-
aldi-danh-thang-walmart.html

Weaver, J., Chandler, L., Jessee, T., & Dillon, L. (2020). Breaking Down The Three Levels Of
Strategy In Any Business. Retrieved 8 October 2020, from
https://www.clearpointstrategy.com/levels-of-strategy/

You might also like