You are on page 1of 19

CHƯƠNG 4

TÀI KHOẢN & ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN

BÀI TẬP
Bài 1: TRẮC NGHIỆM (Chọn câu đúng nhất)
1. Tài khoản là gì?
a. Tài khoản là sơ đồ chữ T, ghi chép từng đối tượng kế toán.
b. Tài khoản là các quyển sổ ghi chép từng đối tượng kế toán.
c. Tài khoản là một phương pháp của kế toán. Nội dung của phương pháp đó như sau:
- Trên cơ sở phân loại các đối tượng kế toán, kế toán phản ánh một cách thường
xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình tăng, giảm của từng đối tượng kế toán.
- Biểu hiện cụ thể của phương pháp này là kế toán dùng một hệ thống sổ sách để
ghi chép tình hình biến động của từng đối tượng kế toán.
d. Các câu trên đều sai.
2. Tác dụng của tài khoản:
a. Phản ánh tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của từng đối tượng kế toán.
b. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán một cách thường
xuyên, liên tục và có hệ thống.
c. Phản ánh tình hình biến động chất lượng sản phẩm của DN.
d. Các câu trên đều đúng.
3. Tác dụng của việc định khoản kế toán:
a. Để phản ánh ngắn gọn nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Để giảm bớt sai sót khi ghi sổ kế toán.
c. Để giảm bớt việc ghi sổ kế toán.
d. Câu a và b.
4. Ta luôn có quan hệ cân đối sau đây:
a. Tổng số phát sinh nợ trên các tài khoản kế toán của một DN trong kỳ  Tổng số
phát sinh có của chúng trong kỳ đó.
b. Tổng số ghi nợ và tổng số ghi có của các định khoản kế toán luôn luôn bằng nhau.
c. Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trong kỳ của một tài khoản bất kỳ luôn
luôn bằng nhau.
d. Câu a và b.
5. Kế toán tổng hợp được thể hiện ở:
a. Các sổ tài khoản cấp một và các sổ kế toán tổng hợp khác.
b. Các sổ tài khoản cấp hai.
c. Các sổ kế toán tổng hợp khác
d. Cả a và b đúng.
6. Kế toán chi tiết được thể hiện ở:
a. Các sổ tài khoản cấp hai, ba…
b. Các sổ chi tiết, thẻ chi tiết.
c. Sổ tài khoản cấp một
d. Cả a và b đúng.
7. Tài khoản “Vay ngắn hạn” thuộc loại:
a. Tài khoản phản ánh tài sản. c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn.
b. Tài khoản phản ánh nợ phải trả. d. Câu b và c.
8. Tài khoản “Vốn góp liên doanh” thuộc loại:
a. Tài khoản phản ánh tài sản. c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn.
b. Tài khoản phản ánh tài sản lưu động. d. Câu a và b.
9. Tài khoản “Hao mòn TSCĐ” thuộc loại:
a. Tài khoản phản ánh tài sản. c. Tài khoản phản ánh nguồn vốn.
b. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản. d. Câu a và b.
10. Mối quan hệ giữa Tài khoản và BCĐKT:
a. Số dư đầu kỳ trên các tài khoản là căn cứ để lập BCĐKT cuối kỳ.
b. Số phát sinh trong kỳ trên các tài khoản là căn cứ để lập BCĐKT cuối kỳ.
c. Số liệu của BCĐKTcuối năm này là căn cứ để mở sổ các tài khoản đầu năm sau.
d. Các câu trên đều đúng.
11. Trong hệ thống tài khoản, tài khoản phản ánh tài sản được sắp xếp theo trình
tự:
a. Tính lưu động của TS tăng dần.
b. Tính lưu động của TS giảm dần.
c. Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
d. Sắp xếp theo từng nơi, từng bộ phận sử dụng TS.
12. Trong hệ thống tài khoản kế toán, các tài khoản phản ánh nguồn vốn được sắp
xếp theo trình tự:
a. Thời gian thanh toán giảm dần.
b. Thời gian thanh toán tăng dần.
c. Theo ý kiến riêng của nhân viên lập bảng CĐKT.
d. Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
13. Chọn phát biểu đúng:
a. Nợ phải trả không phải là nguồn vốn để DN hoạt động vì DN phải có trách nhiệm
thanh toán.
b. Nợ phải trả là một phần nguồn vốn để DN hoạt động trong một thời gian nhất định.
c. Nợ phải trả bằng tổng giá trị của các tài sản mà DN mua chịu.
d. Nợ phải trả bằng tổng số dư các tài khoản phải trả (phải trả người bán, thuế và các
khoản phải nộp NN, phải trả công nhân viên, phải trả khác, phải trả nội bộ, phải trả
khác).
14. Kế toán sẽ ghi nợ vào các tài khoản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá
khi:
a. DN nhập kho vật tư, hàng hoá. c. DN xuất kho vật tư, hàng hoá.
b. DN mua vật tư, hàng hoá. d. a và b đúng.
15. Căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản (còn gọi là bảng cân đối số phát sinh):
a. Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản. c. Sổ Nhật ký chung.
b. Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. d. Tất cả các sổ trên.
16. Mối quan hệ giữa số dư và số phát sinh của 1 tài khoản:
Số dư cuối kì Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh
a. = + -
của 1 TK đầu kỳ Nợ trong kỳ Có trong kỳ

Số dư cuối kì Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh


b. = + -
của 1 tài koản đầu kỳ Có trong kỳ Nợ trong kỳ

Số dư cuối kỳ Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh


c. = + -
của 1 tài khoản đầu kỳ Có trong kỳ trước Nợ trong kỳ

Số dư cuối kỳ Số dư Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh


d. = + -
của 1 tài khoản đầu kỳ tang trong kỳ giảm trong kỳ
17. Theo chế độ kế toán Việt Nam:
a. Kế toán phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi
chép vào tài khoản kế toán cấp 1.
b. Kế toán có quyền chọn số hiệu, tên gọi cho các tài khoản cấp 2 và tài khoản cấp 3.
c. Đối với các tài khoản chi tiết mà Nhà nước chưa quy định số hiệu, tên gọi, nội dung
ghi chép kế toán có quyền tự quyết định số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép.
d. Câu a và c.
e. Câu a và b.
18. Số dư của các tài khoản:
a. Bất kỳ tài khoản nào, lúc cuối kỳ cũng có số dư bên Nợ hoặc bên Có.
b. Các tài khoản phản ánh tài sản và chi phí SXKD có số dư cuối kỳ nằm bên Nợ.
c. Các tài khoản phản ánh nguồn vốn, doanh thu bán hàng có số dư cuối kỳ bên Có.
d. Cả 3 đều sai.
19. Khi muốn biết tình hình tăng giảm chung về các loại nguyên vật liệu, kế toán
phải xem xét:
a. Sổ chi tiết tài khoản Nguyên vật liệu.
b. Bảng Cân đối kế toán.
c. Sổ tổng hợp (Sổ cái) TK Nguyên vật liệu.
d. Các phiếu nhập kho, xuất kho.
20. Khi muốn biết tình hình tăng giảm một loại nguyên vật liệu A nào đó, kế toán
phải xem xét:
a. Sổ chi tiết TK Nguyên vật liệu A.
b. Bảng Cân đối kế toán.
c. Sổ cái TK Nguyên vật liệu.
d. Các phiếu nhập kho, các phiếu xuất kho nguyên vật liệu A.
21. Mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết của tài khoản bất kỳ:
a. Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) của tài khoản tổng hợp = Tổng số dư đầu kỳ (cuối kỳ) của
các tài khoản chi tiết .
b. Số phát sinh Nợ trong kỳ của tài khoản tổng hợp = Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ
của các tài khoản chi tiết.
c. Số phát sinh Có trong kỳ của của tài khoản tổng hợp = Tổng số phát sinh Có trong
kỳ của các tài khoản chi tiết.
d. Các câu trên đều đúng.
22. Ghi sổ kép là:
a. Phản ánh số dư đầu kỳ, tình hình tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của một tài
khoản nào đó.
b. Ghi đồng thời trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp của một tài khoản khi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
c. Ghi đồng thời vào ít nhất hai tài khoản có liên quan để phản ánh một nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
d. Ghi cùng một lúc hai nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
23. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào chỉ có số dư Nợ:
a. TK Tiền mặt.
b. TK Phải thu khách hàng.
c. TK Phải trả người bán.
d. TK Nguồn vốn kinh doanh.
24. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào là tài khoản điều chỉnh giảm tài sản:
a. TK Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
b. TK Dự phòng phải trả.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
25. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào chỉ có số dư bên Có:
a. TK Vốn của chủ sở hữu.
b. TK Lợi nhuận chưa phân phối.
c. TK Phải trả người bán.
d. Cả a, b và c.
26. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào không phải là tài khoản trung gian:
a. TK Chi phí trả trước ngắn hạn.
b. TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
c. TK Doanh thu bán hàng.
d. TK Chi phí bán hàng.
27. Trong các tài khoản sau, tài khoản nào là tài khoản vốn chủ sở hữu:
a. TK Vốn góp liên doanh.
b. TK Quỹ đầu tư phát triển.
c. TK Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
d. Cả a, b và c đều đúng.
28. TK “Nhận ký quỹ, ký cược” là tài khoản:
a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có.
b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ.
c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ.
d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ.
29. TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại” là tài khoản:
a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có.
b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ.
c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ.
d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ.
30. TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” là tài khoản:
a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên có.
b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên nợ.
c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ.
d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ.
31. TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” là tài khoản:
a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có.
b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ.
c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ.
d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ.
32. TK 5211 “Chiết khấu thương mại” là tài khoản:
a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có.
b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ.
c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ.
d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ.
33. TK 217 “Bất động sản đầu tư” là tài khoản:
a. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, số dư chỉ có số dư bên Có.
b. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, số dư chỉ có số dư bên Nợ.
c. Phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có, không có số dư cuối kỳ.
d. Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ, không có số dư cuối kỳ.
34. Trong các nguyên tắc ghi chép vào tài khoản dưới đây, nguyên tắc nào không
chính xác:
Số dư
Loại TK PS tăng PS giảm
(thông thường)
a. Tài sản Nợ Có Nợ
b. Nguồn vốn Có Nợ Có
c. Doanh thu Nợ Có Không có số dư
d. Chi phí Nợ Có Không có số dư
Bài 2: (Đơn vị tính: triệu đồng)
Số dư đầu kỳ là tài khoản tiền gửi ngân hàng 2.600, tài khoản tài sản cố định hữu
hình 800, tài khoản hàng hoá là 300.
Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 200, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 300.
3. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 60 đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Mua hàng hoá số lượng 1.000 kg, đơn giá là 100.000đ/kg, 10 tài sản cố định hữu
hình có đơn giá 100 triệu đồng/cái đã trả tiền gửi ngân hàng.
5. Trả nợ người bán tháng trước bằng tiền gửi ngân hàng là 100.
Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (tài khoản tiền gửi ngân hàng, hàng
hóa,TSCĐHH ).

Bài 3: (Đơn vị tính: triệu đồng)


Số dư đầu kỳ là tài khoản phải trả người bán 600tr, tài khoản vay ngắn hạn 200tr, tài
khoản vay dài hạn là 300tr.
Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua hàng hoá trị giá 100tr chưa trả tiền người bán 50%, trả bằng chuyển khoản
50%.
2. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay dài hạn 100tr.
3. Vay dài hạn mua tài sản cố định hữu hình 200tr.
4. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 10 tr trả bằng tiền gửi ngân hàng.
5. Mua hàng hoá số lượng 500kg, đơn giá là 200.000 đ/kg chưa trả tiền người bán.
6. Chi tiền gửi ngân hàng là 200tr trả tiền người bán.
7. Vay ngắn hạn 100tr bằng tiền gửi ngân hàng.
8. Vay ngân hàng trả nợ người bán 50 tr và gửi vào tài khoản ngân hàng 100tr.
9. Mua nguyên vật liệu bằng khoản vay ngắn hạn 50tr.
10. Chi tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn.

Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (Các khoản đi vay, Phải trả người bán,).

Bài 4: (Đơn vị tính: triệu đồng)


Số dư đầu kỳ là tài khoản tiền mặt 500, tài khoản nguyên vật liệu 100, tài khoản CC-
DC là 50.
Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15 đã trả bằng tiền mặt.
2. Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn 10.
3. Mua công cụ – dụng cụ nhập kho trị giá 5 đã trả bằng tiền mặt.
4. Mua nguyên vật liệu số lượng 1.000 kg, đơn giá chưa thuế GTGT là 50.000đ/kg
(thuế GTGT 10%), 100 cái công cụ dụng cụ có đơn giá chưa thuế GTGT
20.000đ/ cái (thuế GTGT 10%), đã nhập kho và thanh toán bằng chuyển khoản.
5. Trả nợ người bán tháng trước bằng tiền mặt là 10.
Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (tài khoản tiền mặt, NVL, CC–DC).

Bài 5: (Đơn vị tính: triệu đồng)


Số dư đầu kỳ là tài khoản tiền gửi ngân hàng 800tr, tài khoản tạm ứng 50tr, tài khoản
hàng hoá là 30tr.
Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua hàng hoá trị giá 100 tr, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Chi tiền gửi ngân hàng cho nhân viên tạm ứng 100 tr
3. Mua hàng hoá nhập kho trị giá 60 tr đã trả bằng tiền gửi ngân hàng
4. Mua hàng hoá số lượng 500 kg, đơn giá chưa thuế GTGT là 200.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, đã trả tiền gửi ngân hàng.
5. Chi tiền gửi ngân hàng là 10 tr cho nhân viên tạm ứng.
6. Thu hồi khoản tạm ứng tháng trước 20tr bằng tiền mặt.
7. Chi tiền mặt gửi ngân hàng 50tr.
8. Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền gửi ngân hàng 30tr.
9. Chi tiền mặt cho nhân viên tạm ứng là 10tr.
Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (tài khoản tiền gửi ngân hàng, tạm ứng, hàng
hóa)

Bài 6: (Đơn vị tính: triệu đồng)


Số dư đầu kỳ là tài khoản lợi nhuận chưa phân phối 400tr, tài khoản nguồn vốn kinh
doanh 200tr, tài khoản quỹ đầu tư phát triển là 200tr, quỹ khen thưởng phúc lợi 100tr.
Trong kỳ các các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Phân phối lợi nhuận chưa phân phối cho:
- Nguồn vốn kinh doanh là 200tr.
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi là 150tr.
- Còn lại trích cho quỹ đầu tư phát triển.
2. Chuyển một phần quỹ đầu tư phát triển vào nguồn vốn kinh doanh 120tr.
3. Chuyển một phần quỹ đầu tư phát triển vào quỹ khen thưởng phúc lợi 20tr.
Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2) Phản ánh vào tài khoản chữ T (TK353,411,414,421).
Bài 7: (Đơn vị tính: đồng)
Có số liệu liên quan đến tài khoản “Tiền mặt” trong tháng 1/200X của doanh nghiệp
A như sau:
Số dư đầu tháng: 120.000.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 15.000.000 theo chứng từ nhập quỹ
tiền mặt là PT 01/01 ngày 2/1/200X.
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.000 theo phiếu thu
PT02/01 ngày 5/1/200X.
3. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu 20.000.000 theo phiếu chi PC 01/01 ngày
7/1/200X.
4. Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt 15.000.000 theo phiếu thu PT 03/01 ngày
10/1/200X.
5. Chi tạm ứng lương đợt 1 cho cán bộ công nhân viên 15.000.000 theo phiếu chi
PC 02/01 ngày 15/1/200X.
6. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 15.000.000 theo phiếu chi PC 03/01 ngày
17/1/200X.
7. Bán hàng thu ngay bằng tiền mặt 20.000.000 theo phiếu thu PT 04/01 ngày
23/1/200X.
8. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm 2.000.000 theo phiếu chi PC 04/01 ngày
25/1/200X.
9. Chi tiền mặt trả tiền điện cho văn phòng 2.500.000 theo phiếu chi PC 05/01 ngày
28/1/200X.
10. Chi tiền mặt thanh toán lương đợt 2 tháng 1/2005 cho công nhân viên 25.000.000
theo phiếu chi PC 06/01 ngày 31/1/200X.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên và phản ánh vào tài khoản tiền mặt.
Bài 8: Nêu nội dung kinh tế phù hợp với các định khoản sau đây:
Định khoản Nội dung nghiệp vụ
Nợ TK “Nguyên vật liệu”
Có TK “ Phải trả người bán”
Nợ TK “Tiền mặt”
Có TK “ TGNH”
Nợ TK “TGNH”
Có TK “ Phải thu khách hàng”
Nợ TK “TGNH”
Có TK “ Vay ngắn hạn”
Nợ TK “Phải trả người bán”
Có TK “Vay ngắn hạn”
Nợ TK “TSCĐ hữu hình”
Có TK “ Vốn kinh doanh”
Nợ TK “Phải trả người bán”
Có TK “Tiền mặt”

Bài 9: Hãy tìm các dữ liệu chưa biết và diễn giải các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Nợ TK153 A
Nợ TK156 1.000
Có TK111 11.000
2. Nợ TK211 30.000
Nợ TK213 X
Có TK111 50.000
3. Nợ TK111 20.000
Nợ TK112 30.000
Có TK131 B
4. Nợ TK112 600.000
Có TK131A 100.000
Có TK131B Y

Bài 10: Hãy tìm các dữ liệu chưa biết và diễn giải các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Nợ TK111 A
Nợ TK112 120.000
Có TK131 200.000
2. Nợ TK156 130.000
Nợ TK112 X
Có TK111 150.000
3. Nợ TK112 120.000
Nợ TK141 130.000
Có TK111 B
4. Nợ TK112 600.000
Có TK411 Y

Bài 11: (Đơn vị tính: 1.000đ)


Tại một DN có các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh vào sổ kế toán (được thể hiện
qua sơ đồ chữ T) như sau:
TK 111- Tiền mặt TK 152 -Nguyên vật liệu TK1521 - Vật liệu chính
20.000 45.000 30.000
(1) ? (2) ? (2) ?
? (3) (3) ? (3) ?
10.000 ??? ???

TK 153 - CCDC TK 1522 - Vật liệu phụ TK 152 - Nhiên liệu


10.000 ??? 5.000
(4) ? (2) 30.000 (2) 10.000
40.000 ???

TK 331 - Vay ngắn hạn TK 331 - Phải trả NB


30.000 40.000
20.000 (1) 100.000 (2)
? (5) ? (5) ? (4)
160.000 60.000

Yêu cầu:
1) Điền số liệu thích hợp vào chỗ có dấu?
2) Nêu nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
*MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bài 12: (Đơn vị tính: đồng)
Tại công ty Thành Công có tình hình tài sản và nguồn vốn đầu tháng 12/200X như
sau:
CHỈ TIÊU
- TSCĐ hữu hình 100.000.000
- Vốn của chủ sở hữu 145.000.000
- Tiền gửi ngân hàng 120.000.000
- Nợ phải trả người bán 135.000.000
- Tiền mặt 20.000.000
- Nợ phải thu khách hàng 35.000.000
- Lãi chưa phân phối 28.000.000
- Nguyên vật liệu 130.000.000
- Vay dài hạn 70.000.000
- Quỹ đầu tư phát triển 27.000.000
Trong tháng 12/200X, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Thu nợ khách hàng bằng bằng tiền gửi ngân hàng là 10.000.000.
2. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích bổ sung:
- Vốn của chủ sở hữu: 70%lợi nhuận chưa phân phối.
- Quỹ đầu tư phát triển: 30%lợi nhuận chưa phân phối.
3. Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán là 50.000.000.
4. Trả nợ vay dài hạn ngân hàng bằng tiền gửi ngân hàng là 10.000.000.
5. Trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng là 50.000.000.
6. Mua nguyên vật liệu đã bằng tiền gửi ngân hàng là 12.000.000.
Yêu cầu:
1) Xác định tài sản, nguồn vốn bằng cách đánh dấu “X” vào khoản mục tương
ứng.
2) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
3) Phản ánh lên tài khoản chữ T có liên quan.
4) Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 12/200X.
5) Lập bảng cân đối kế toán năm 200X.

Bài 13: (Đơn vị tính: đồng)


Tại công ty Thành Long có tình hình tài sản và nguồn vốn đầu tháng 1/200X như
sau:
CHỈ TIÊU
- TSCĐ hữu hình 300.000.000
- Vốn của chủ sở hữu 400.000.000
- Tiền gửi ngân hàng 150.000.000
- Phải trả công nhân viên 50.000.000
- Tiền mặt 100.000.000
- Nợ phải thu khách hàng 50.000.000
- Lãi chưa phân phối 100.000.000
- Nguyên vật liệu 70.000.000
- Vay dài hạn 100.000.000
- Quỹ đầu tư phát triển 20.000.000
Trong tháng 1/200X, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Thu nợ khách hàng bằng bằng tiền mặt là 35.000.000
2. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 50.000.000
3. Mua TSCD HH bằng vốn vay dài hạn là 100.000.000
4. Chi tiền mặt trả các khoản phải trả cho công nhân viên là 50.000.000
5. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích bổ sung:
- Vốn của chủ sở hữu: 70%lợi nhuận chưa phân phối.
- Quỹ khen thưởng phúc lợi: 10%lợi nhuận chưa phân phối.
- Quỹ đầu tư phát triển: 20% lợi nhuận chưa phân phối.
6. Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán là 150.000.000
Yêu cầu:
1) Xác định tài sản, nguồn vốn bằng cách đánh dấu “X” vào khoản mục tương
ứng.
2) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
3) Phản ánh lên tài khoản chữ T có liên quan.
4) Lập bảng cân đối kế toán cuối năm 200X.
5) Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 01/200X.

Bài 14: (Đơn vị: 1.000đ)


Tại Công ty TNHH Hoàn Cầu có các tài liệu sau:
A_Số dư đầu tháng 1/200X của các tài khoản:
Tiền mặt 50.000 Nguyên vật liệu 5.000
TGNH 200.000 TSCĐ HH 300.000
Phải thu khách hàng 45.000 Vay ngắn hạn 80.000
Thuế GTGT được khấu trừ 5.000 Phải trả người bán 50.000
Vốn của chủ sở hữu 475.000 Các TK khác 0
B_Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/200X:
1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa trả tiền người bán, giá chưa có thuế GTGT
20.000, thuế GTGT 10%.
2. Nhận được tiền mặt do khách hàng trả nợ 32.000.
3. Chủ sở hữu góp thêm vốn kinh doanh bằng TSCĐ hữu hình trị giá 45.000.
4. Chi tiền mặt trả nợ người bán 12.000.
5. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 15.000.
6. Chi TGNH trả nợ người bán 20.000.
7. Chi TGNH trả nợ vay ngắn hạn 30.000.
8. Trả bớt một phần vốn cho một cổ đông bằng TGNH 50.000.
Yêu cầu:
1) Ghi định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2) Phản ánh vào sơ đồ chữ T số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ củacác
TK.
3) Lập bảng cân đối tài khoản tháng 01/200X.
4) Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 01/200X.

*MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ CHI TIẾT


Bài 15: (Đơn vị 1.000 đồng)
Có số liệu hạch toán chi tiết của tài khoản Phải trả người bán trong tháng 02/200X
như sau: (Các sơ đồ chữ T tượng trưng cho các sổ kế toán)
Phải trả Công ty COCA Phải trả Công ty Việt Phải trả Công ty
Phú DASO
(1) 2.000 2.500 (6) 8.500 4.750 (4) 12.000 15.000
(5) 12.000 12.000 (3) (10) 15.000 5.000 (2) (7) 3.000 5.200 (8)
20.000 (9)

Tài khoản 331 - "Phải trả người bán" (Sổ tổng hợp)
Yêu cầu:
1) Khoá sổ và tính số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết.
2) Điền số thích hợp vào các vị trí: số dư đầu và cuối kỳ, các số phát sinh, tổng
số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có vào sổ tổng hợp TK 331.
3) Lập bảng tổng hợp chi tiết theo mẫu dưới đây:
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHI TIẾT TK 331
Tháng 02 năm 200X
Đơn vị:…………………
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
Tên người bán
Nợ Có Nợ Có Nợ Có

Cộng

Bài 16: Công ty M&N có chi tiết số dư đầu kỳ tài khoản phải trả người bán như sau:
- Người bán A: 500tr
- Người bán B: 900tr
- Người bán C: 500tr
- Người bán D: 300tr
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Trả 60% nợ người bán A bằng tiền mặt.
2. Mua nguyên vật liệu của người bán B có trị giá 300tr, đã trả 30% nợ bằng tiền
mặt, còn lại chưa trả tiền người bán.
3. Mua TSCĐ HH của người bán C có trị giá 200tr, đã trả 70% nợ bằng tiền mặt,
còn lại chưa trả tiền người bán.
4. Trả toàn bộ nợ cho người bán B bằng chuyển khoản. Doanh nghiệp đã nhận giấy
báo nợ của ngân hàng.
5. Sau khi mang TSCĐ HH về thì nhận thấy không đúng như thoả thuận nên doanh
nghiệp yêu cầu người bán C giảm giá 20tr, đã được chấp thuận.
6. Mua nguyên vật liệu của người bán A có trị giá 100tr, chưa trả tiền người bán.
7. Chi tiền mặt trả nợ còn lại cho người bán C.
Yêu cầu:
1) Định khoản các nghiệp vụ trên.
2) Phản ánh vào tài khoản phải trả người bán tổng hợp và chi tiết.

You might also like