You are on page 1of 6

TÌNH CẢNH LẺ LOI

I/ tác giả, tác phẩm


T/giả: Đặng Trần Côn (? - ?), người làng Nhân Mục, huyện
Thanh Trì, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà
Nội. Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngoài tác
phẩm Chinh phụ ngâm ông còn làm một số bài thơ, phú chữ
Hán về cảnh thiên nhiên, nay chỉ còn lại một số bài như
Tiêu tương bát cảnh, Trương Hàn tư thuần lô,… Sáng tác
của ông chủ yếu đi sâu vào tình cảm, lòng trắc ẩn, nỗi lòng
thầm kín của người phụ nữ.

- Dịch giả: Đoàn Thị Điểm. Hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Bà là


người phụ nữ tài sắc, thông minh từ nhỏ. Bà lập gia đình
khá muộn và cưới xong thì chồng đi sứ Trung Quốc. Có lẽ
đồng cảm với tình cảnh của người chinh phụ mà bà viết tác
phẩm này.

- T/phẩm Chinh phụ ngâm:


+ Tác phẩm dài 476 câu, làm theo thể thơ trường đoản cú
(câu thơ dài ngắn không đều nhau).
+ Bản dịch chữ Nôm gồm 408 câu thơ, làm theo thể song
thất lục bát.
+ Ndung: Nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi
nghĩa, thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa
đôi.
Đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
+ Trích từ câu 193 đến câu 220.
+ Bố cục: Gồm 2 phần:
• Phần 1: 16 câu thơ đầu → Nỗi cô đơn, tâm trạng buồn tủi
của người chinh phụ.
• Phần 2: 8 câu thơ đầu → Nỗi nhớ thương người chồng ở
nơi phương xa.

- Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc
khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh thành Thăng Long. Triều
đình phải cất quân đi đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã
người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi đau
mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong
chiến tranh nên đã viết nên Chinh phụ ngâm.
- Ng/thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân
vật
+ Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ ; Các từ láy dùng
để miêu tả thời gian, tâm trạng được sử dụng tài tình.
- Thể thơ dân tộc (thể thơ song thất lục bát) được tác giả sử
dụng thuần thục, nhuần nhuyễn,….
- Nội dung:
+ Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong
tình cảnh chia lìa, đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố
cáo chiến tranh phong kiến
+ Đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm
thông sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính
đáng của người chinh phụ.
II/ phân tích
2.1. Nỗi cô đơn của người chinh phụ
*8 câu đầu:
- Không gian:
+ hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh
+ khuê phòng ( trong rèm, ngoài rèm): chật hẹp, tù túng,
quẩn quanh, bế tắc
+ tính từ “ vắng, thưa”: gợi sự trống vắng, quạnh hiu
- Thời gian: đêm khuya ( đèn ) t/gian của tâm trạng gợi
nỗi niềm khắc khoải
biện pháp tả cảnh ngụ tình: cảnh hoang vắng hay chính
lòng người cô lẻ, nghệ thuật đối gợi âm điệu bùn da diết
 Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi
- Hành động của người chinh phụ:
+ dạo, gieo từng bước: đi đi lại lại, chậm rãi từng bước
nặng nề
+ rủ thác đòi phen: hành động vô thức ko có chủ đích
tâm trạng bồn chồn, khắc khoải ko yên
+ thước chẳng mách tin: mong ngóng tin tức của chồng
nhưng ko thấy thể hiện nỗi nhớ mong, sự khao khát
chồng trở về
 Đợi chờ trong tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng
- Hình ảnh ẩn dụ “ngọn đèn”:\
+ câu hỏi tu từ “ đèn lo chăng” gợi sự da diết khắc
khoải
+ điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng – đèn có biết
- Qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn
khuya ( vật vô tri vô giác ) càng khắc sâu nỗi cô đơn,
chán trường, tuyệt vọng và khao khát sự đồng cảm của
người chinh phụ
- Người chinh phụ trực tiếp thổ lộ nỗi lòng:
+ bi thiết: bi thương, thảm thiết, đau đớn, ko nói thành
lời
+ buồn rầu: ủ rũ tái tê
 Bộc lộ trực tiếp tâm trạng sầu muộn, đau khổ của
người chinh phụ: cô đơn tận cùng, đau đớn vô hạn
- Hình ảnh ẩn dụ “ hoa đèn; biểu tượng của th/gian trôi
đi và biểu tượng của sự thao thức, nỗi cô đơn
+ tính từ “thương”: gợi sự xót xa, thương cảm
Người chinh phụ chờ đợi mòn mỏi, héo tàn
 8 câu đầu khắc họa h/ảnh người chinh phụ một mình
đối diện với chính mình trong nỗi cô đơn, chờ ngóng
tin chồng trong vô vọng
*8 câu tiếp: nỗi sầu muộn triền miên
- ngoại cảnh:
+ Âm thanh: gà eo óc, lúc to lúc nhỏ, thưa thớt, gợi sự
buồn bả, quạnh hiu, ng/thuật lấy động tả tĩnh
+ Năm trống: năm canh người chinh phụ thao thức
suốt năm canh trong nỗi cô đơn
+ Hình ảnh “ hòe phất phơ” : gợi sự tĩnh lặng, hiu hắt
 Sự trôi chạy của th/gian, sự hoang vắng của ko gian
và sự cô đơn thao thức triền miên của người chinh phụ
- Người chinh phụ thấm thía bi kịch cụt đời của chính
mình:
+ thời gian: đằng đẳng như miên: thời gian dài đằng
đẳng, lê thê được đo bằng nỗi bùn, nỗi cô đơn
+ không gian: tựa miền biển xa mở rộng theo chiều dài
của nỗi buồn, nỗi sầu đau
+ biện pháp ng/thuật: thủ pháp ss , từ láy “đằng đẳng”,
“dằng dặc”, bút pháp ước lệ tượng trưng, gợi âm điệu sầu
não, triền miên
 Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: diễn tả tâm trạng cô đơn,
lẻ loi của người chinh phụ
- Hành động:
+ điệp từ “gượng”: diễn tả hành động miễn cưỡng gắng
gượng, mong thoát khỏi nỗi sầu
-Hành động gượng  tìm đến thú vui để giải sầu nhưng
all đều gượng gạo miễn cưỡng:
+ đốt hương- hồn đà mê mải
+ soi gương - soi lệ châu chan Không gì có thể nguôi
+ gãy đàn – dây… chùng sầu
 Ko giải đc sầu, người CP lại
càng chìm đắm trong nỗi bùn sầu, lệ chan cứa vì xót
xa tuổi phận, lo sợ điều chẳng lành
+ h/ảnh ước lệ: “sắt cầm”: đàn sắt, đàn cầm tượng
trưng cho vợ chồng hòa hợp
+ “ dây uyên, phím loan”: biểu tượng về lứa đôi gắn

 h/ảnh lẻ loi, tâm trạng sầu muộn lo lắn nhưng khát
khao hạnh phúc mãnh liệt của người CP
2.2. Nỗi nhớ thương đau đáu
- hình ảnh ước lệ tượng trưng:
+ nghìn vàng: lòng thương nhớ chồng
+ gió đông: ngọn gió mùa xuân ấm áp
+ non yên: nơi chiến trường xa xôi
 Người CP mượn ngọn gió mùa xuân để gửi nỗi lòng
thương nhớ chồng của mình ra miền biên ải, mong đc
chồng thấu hiểu sẻ chia
- nỗi nhớ của người chinh phụ:
+ lặp liên hoàn: non Yên- đường lên bằn trời – trời thăm
thẳm  sự vô tận của ko gian, sự trùng điệp của lòng
người
+ so sánh “đường lên bằng trời”  diễn tả nỗi nhớ chất
chồng lên mải, ko có j có thể đâm đến được
+ từ láy “đau đáu, thăm thẳm, thiết tha”: nhấn mạnh mức
độ của nỗi nhớ  nỗi nhớ dài sâu, tha thiết, khôn nguôi
mãnh liệt, xoáy sâu trở thành nỗi buồn đau sâu thẳm
+ câu hỏi tu từ “gửi gió đông có tiện”: diễn tả sự băn
khoăn
 khao khát của nàng ko được đền đáp vì sự xa cách
về ko gian quá lớn
 khoảng cách vời vợi giữa chinh phu và chinh phụ, nỗi
nhớ nhung vô tận trong cô đơn, bế tắc và niềm khao
khát hạnh phúc lứa đôi
- giá trị nhân đạo: oán ,ghét chiến tranh xót xa tấm lòng
thương cảm xót xa cho số phận người CP của tác giả và
dịch giả
*Hai câu cuối:
- Ngoại cảnh: “cành cây sương đượm”, “mưa phun”
- Âm thanh:
Tất cả đều tan thương, lạnh lẽo nặng nề
=>Cảnh và lòng người hòa điệu

You might also like