You are on page 1of 14

Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ TRỒNG LÚA Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2008-2011
Nguyễn Hữu Đặng1

ABSTRACT

The study determined the technical efficiency and its determinants in rice farming in
Mekong Delta, Vietnam for the period 2008-2011, based on a panel data collected in two
years (2008 and 2011) from 155 sample rice farmers in four selected provinces in
Mekong Delta, namely An Giang, Dong Thap, Tra Vinh, and Soc Trang. A Cobb-Douglas
stochastic frontier model incorporating inefficiency effects was employed to analyse the
data, using the FRONTIER 4.1. The results revealed that the average technical efficiency
(TE) was 88.96%. However, the TE dropped from 89.2% in 2008 to 88.7% in 2011.
Significant factors that were found to positively affect rice output per farm were area,
phosphate fertilizer, labor, variety, and soil index while nitrogen fertilizer was negatively
related to the rice output per farm. Significant determinants of technical efficiency were
positively related to TE were training, membership a farmers’ organization and credit
access while farming experience and tenancy rate were found negatively affect TE.
Keywords: Technical efficiency, marginal production function, stochastic frontier, rice
production, Mekong River Delta
Title: Technical efficiency and its determinants in rice farming in mekong delta,
Vietnam for the period 2008-2011

TÓM TẮT

Nghiên cứu sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật của hộ trong lúa ở ĐBSCL trong giai đoạn
2008-2011 dựa vào bộ dữ liệu bảng (panel data) thu thập ở 2 năm (năm 2008 và 2011) từ
155 hộ trồng lúa ở 4 tỉnh ĐBSCL, bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh và Sóc
Trăng. Hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật
(technical inefficiency model) được sử dụng để phân tích bằng chương trình FRONTIER
4.1. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại
địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 là 88,96%. Với các nguồn lực
hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lượng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng
thêm 11,04%. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ thuật đang có xu hướng giảm, từ 89,2% vào năm
2008 giảm xuống còn 88,7% vào năm 2011. Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động,
loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực
vào tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn trên. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật,
tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ
thuật của hộ. Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố
làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
Từ khóa: Hiệu quả kỹ thuật, hàm sản xuất biên, stochastic frontier, technical
efficiency, lúa gạo ĐBSCL

1
Tiến sỹ, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường đại học Cần Thơ
268
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 1,8 triệu ha đất trồng lúa, chiếm hơn 50% diện
tích đất trồng lúa của cả nước. Tăng trưởng năng suất lúa của vùng trong thời gian
gần đây có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, tăng trưởng năng suất lúa bình quân trong
giai đoạn 2001-2005 là 3,6%/năm, trong giai đoạn 2006-2010 là 1,6%/năm. Đặc
biệt trong thời gian gần đây, năm suất lúa ĐBSCL có 2 năm tăng trưởng âm là năm
2006 (-4,2%) và 2009 (-1,1%). Điều này cho thấy, tăng trưởng năng suất lúa của
vùng đã qua các thời kỳ tăng trưởng đột phá và đang ở giai đoạn ổn định. Tuy
nhiên, với năng suất lúa bình quân của vùng ở vụ Đông xuân năm 2010 là 6,6
tấn/ha, trung bình cả năm là 5,4 tấn/ha (GSO, 2012) thì vẫn chưa được xem là đã
khai thác hết tiềm năng tăng trưởng của năng suất vì cùng thời kỳ, Trung Quốc đã
đạt năng xuất ở vụ giữa (intermediate crop) là 7,2 tấn/ha, trung bình cả năm là 6,6
ha (FAO RMM No. 1, 2012).
Tăng trưởng năng suất lúa được đóng góp bởi nhiều yếu tố như: hiệu quả quy mô –
hiệu quả do sử dụng thêm các yếu tố đầu vào làm tăng năng suất (scale efficiency
change), hiệu quả kỹ thuật - hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để
tăng năng suất (technical efficiency change) và đóng góp bởi tiến bộ khoa học kỹ
thuật (technical progress). Trong đó, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và
sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần làm tăng năng suất.
Mục tiêu của nghiên cứu này là ước lượng hiệu quả kỹ thuật, sự thay đổi của hiệu
quả kỹ thuật trong giai đoạn 2008 -2011; và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa để từ đó đề xuất định hướng giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa tại ĐBSCL nói chung.

2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Số liệu
Số liệu trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng (panel data) được điều tra vào
năm 2008 và điều tra lặp lại vào năm 2011 từ 155 hộ dân trồng lúa với tổng số
quan sát là 310 quan sát tại 4 tỉnh của ĐBSCL; trong đó có 2 tỉnh thuộc khu vực
đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang và Đồng Tháp; và 2 tỉnh khác thuộc khu
vực cuối nguồn là Trà Vinh và Sóc Trăng. Việc sản xuất lúa tại ĐBSCL gắn liền
với hệ thống sông ngòi, kênh, rạch nên 4 tỉnh này có tính đại diện cao cho đặc
điểm hoạt động sản xuất lúa của vùng. Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên phân
tầng theo diện tích đất bình quân hộ trong vùng điều tra (khoảng 0,6 ha). Theo đó,
50% số quan sát được điều tra ngẫu nhiên từ các hộ có diện tích đất canh tác lúa
trên 0,6 ha và 50% còn lại được điều tra từ các hộ có diện tích đất từ 0,6 ha
trở xuống.
Số liệu điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi bao gồm các thông tin về số lượng sử
dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như giống, phân bón, thuốc nông dược, lao
động, và năng suất, sản lượng đầu ra của hộ ở vụ Đông Xuân năm 2008 và 2011.
Ngoài ra, các thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ cũng được thu nhập
trong quá trình điều tra. Số liệu được kiểm tra loại bỏ các quan sát bất thường, đa
cộng tuyến trước khi đưa vào phân tích.

269
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

Đặc điểm của hộ trồng lúa tại địa bàn điều tra năm 2011 được trình bày ở bảng 1.
Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 44,42 tuổi, số năm kinh nghiệm trồng lúa là 24,44
năm và số năm đi học là 8,28 năm. Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất lúa trong
mẫu điều tra thấp hơn trình độ học vấn của chủ nông hộ tại Philippines nhưng cao
hơn Thái Lan và Banglades; số năm đi học của chủ nông hộ tại Philippines trong
nghiên cứu của Aragon (2010) là 10 năm, Thái Lan là 5,69 năm (Sirirat, 2009) và
Banglades là 3,65 năm (Rahman, 2003). Quy mô nhân khẩu thường trú của hộ là
4,22 người và số lao động thường xuyên là 3,45 người. Diện tích đất canh tác lúa
trung bình của hộ được điều tra là 1,07 ha trong khi Philippines là 2,19 ha
(Aragon, 2010), Thái Lan là 2,83 ha (Sirirat, 2009) và Banglades là 0,73 ha
(Rahman, 2003) cho thấy đất trồng lúa tại Việt Nam manh mún hơn các nước khác
trong khu vực (trừ Banglades).
Bảng 1: Đặc điểm của hộ trồng lúa ở địa bàn điều tra tại ĐBSCL năm 2011
Đặc điểm của hộ/chủ hộ Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi Năm 44,42 18,02
Trình độ học vấn Năm 8,28 3,14
Số năm kinh nghiệm Năm 24,44 11,32
Số nhân khẩu thường trú Người/hộ 4,22 1,34
Số lao động thường xuyên Người/hộ 3,45 1,12
Diện tích đất canh tác lúa Ha/hộ 1.07 0,81
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

2.2 Phương pháp phân tích


2.2.1 Ước lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt năng suất tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và
kỹ thuật hiện có. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số
hoặc phi tham số. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng
phương pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier
production function), hàm này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977),
Meeusen và Broeck (1977); và được phát triển bởi Battese (1992). Hàm sản xuất
biên ngẫu nhiên có dạng sau:
Yi  f ( xi ;  ) exp(Vi  U i ) (1)

Trong đó: Yi là năng suất hoặc sản lượng trên hộ; xi là yếu tố sản xuất đầu vào thứ
i;  là hệ số cần ước lượng; vi là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu
nhiên và được giả định có phân phối chuẩn (iid) (v ~ N(0,σv2)) và độc lập với ui. Ui
là phần phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc bằng 0 (non-negative) và
có phân phối nữa chuẩn (u ~|( N (0,  u2 ) |). Nếu u=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm
trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa
dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của
hộ nằm dưới đường sản xuất biên (frontier), tức năng suất, sản lượng thực tế (Yi)
thấp hơn năng suất, sản lượng tối đa (Y*) và hiệu số giữa Y* và Yi là phần phi

270
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và
các cộng sự, 2005).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất
hoặc sản lượng tối đa. TE được tính như sau:
TEi  Yi / Yi *  f ( xi ;  ) exp(Vi  U i ) / f ( xi ;  ) exp(Vi )  exp(U i ) (2)

Trong đó, Yi là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i; Yi* là mức năng
suất hoặc sản lượng tối đa của hộ i.
f ( xi ;  ) trong phương trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontier production
function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas hoặc Translog. Dựa vào đặc
điểm của số liệu trong nghiên cứu này và kết quả LR test, mô hình Cobb –
Douglas phù hợp hơn mô hình Translog, mô hình Cobb – Douglas với biến thời
gian có dạng sau:
7 2
ln Yit   0  t    j ln X jit    k Dkit  Vit  U it (3)
j 1 k 1

Trong đó, Yit là sản lượng lúa sản xuất được của hộ i ở năm t; t là biến thời gian (t
= 1 là năm 2011; t = 0 là năm 2008); Xjit (j=1,2,…,7) là các yếu tố đầu vào trong
sản xuất, bao gồm X1it là diện tích đất canh tác (ha/hộ); X2it là số lượng giống; X3it,
X4it, X5it lần lượt là số lượng đạm, lân, kali được chiết tính từ các loại phân có sử
dụng; X6it là số lượng hoạt chất trong tất cả các loại thuốc nông dược; X7it là số
ngày công lao động; X8it là chỉ số đất (thể hiện chất lượng đất) được quy đổi từ loại
đất theo cách phân loại đất tính thuế nông nghiệp tại Nghị định 73-CP ngày
25/10/1993, chỉ số đất có giá trị từ 1 đến 100, chỉ số đất càng cao thể hiện chất
lượng đất càng tốt. Dkit (k=1,2) là các biến giả, bao gồm D1it là loại giống (giống
lúa cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu = 1; giống khác = 0); và D2it là phương
pháp sạ lúa (sạ hàng = 1; khác = 0).
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
Uit trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency
function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu
quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có
dạng sau:
10
TIEit  U it   0    jt Z jit   it (4)
j 1

Trong đó: TIEit là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i ở năm t; Zji (j = 1, 2, …, 10)
là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ
thuật, bao gồm Z1 là giới tính chủ hộ (biến giả, 1 = nam; 0 = khác), Z2 là trình độ
học vấn (số năm đi học), Z3 là kinh nghiệm (số năm thâm niên trồng lúa), Z4 là số
lao động gia đình (số lao động thường xuyên trong gia đình hộ), Z5 là quy mô đất
(biến giả, 1 = hộ có quy mô đất trên 0,6 ha; 0 = các trường hợp khác), Z6 là tỷ lệ
đất thuê (%), Z7 là tín dụng (biến giả, 1 = có vay vốn; 0 = các trường hợp khác), Z8
là tập huấn kỹ thuật (biến giả, 1 = có tham gia tập huấn trong 3 năm gần nhất;
0 = các trường hợp khác), Z9 là thành viên hiệp hội (biến giả, 1 = là thành viên của
271
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

hiệp hội; 0 = các trường hợp khác), Z10 là khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến
nhà ở (km). Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo
phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli
(2007).

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1 Năng suất và các yếu tố đầu vào
Bảng 2 cho thấy, năng suất của các hộ trồng lúa được khảo sát tăng 8,1% trong
giai đoạn 2008-2011 trong khi lượng sử dụng các yếu tố đầu vào giảm đáng kể,
đặc biệt là lượng giống (giảm 19,6%), phân đạm (giảm 13,1%), và lao động (giảm
11,7%). Tuy nhiên, có sự chuyển dịch trong phối hợp sử dụng phân bón theo
hướng giảm lượng đạm, tăng lượng lân. Lượng lao động giảm đáng kể nhờ vào
quá trình cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất và kỹ thuật canh tác ngày càng
tiến tiến. Kết quả này cho thấy, một số hộ trong mẫu khảo sát đã đầu tư sản xuất ở
giai đoạn III của quá trình sản xuất, tại đó một lượng đầu vào đã được sử dụng
nhiều hơn mức cần thiết. Do vậy, khi thực hiện các chương trình tiết kiệm như “3
giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” thì lượng đầu vào giảm đáng kể nhưng năng suất
vẫn đảm bảo.
Bảng 2: Sự thay đổi về năng suất và các yếu tố đầu vào của 155 hộ trồng lúa tại ĐBSCL
trong vụ Đông Xuân năm 2008 và 2011
So sánh 2011/2008
Đơn vị
Chỉ tiêu 2008 2011 Tương
tính Tuyệt đối
đối (%)
Năng suất Kg/ha 6.474,6 6.997,4 522,8 *** 8,1
Số lượng giống Kg/ha 210.4 169.1 -41,3 *** -19,6
Phân bón theo hoạt chất
Đạm Kg/ha 134.3 116.7 -17,5 *** -13,1
ns
Lân Kg/ha 72.9 75.1 2,2 3,0
ns
Kali Kg/ha 52.3 52.4 0,1 0,1
ns
Thuốc nông dược (hoạt chất) g/ha 1.225.2 1.193.1 -32.1 -2,6
Lao động Ngày/ha 39.0 34.4 -4,6 *** -11,7
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008 và 2011.
Ghi chú: ***: chỉ mức ý nghĩa thống kê là 1%; ns: không có ý nghĩa thống kê

3.2 Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên) và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật (hàm phi hiệu quả kỹ thuật) theo công thức (3) và (4) được
trình bày ở bảng 3. Hệ số gama (γ) bằng 0,89 (~ 1) cho thấy, mô hình tồn tại các
yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (Battese and Corra, 1977), hoạt động sản suất của hộ
không chỉ ảnh hưởng bới việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật
(technical ineffeciency factors) và phương pháp ước lượng “khả năng cao nhất”
(MLE) phù hợp hơn phương pháp bình phương bé nhất (OLS) (Aragon, 2010).
272
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

Kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy, hiệu
quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa của toàn bộ mẫu khảo sát trong giai
đoạn 2008-2011 là 88,96% so với sản lượng tối đa, hầu hết các hộ đều đạt hiệu quả
kỹ thuật từ 70% trở lên. Điều này cho thấy, với các nguồn lực hiện có và các kỹ
thuật phù hợp thì sản lượng của hộ còn có khả năng tăng thêm 11,04% để đạt năng
suất tối đa. So với một số nghiên cứu ở thập kỷ trước tại một số địa phương trong
vùng thì hiệu quả kỹ thuật đã cải thiện đáng kể. Hiệu quả kỹ thuật trong nghiên
cứu của Mai Văn Nam (1997) tại Cần Thơ là 81,6%; Nguyễn Thị Minh Hiền
(2003) tại Cần Thơ và Tiền Giang là 86,2%. Các yếu tố đầu vào như đất đai, phân
lân, lao động, và loại giống (các biến có hệ số dương và ý nghĩa thống kê) đã đóng
góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn 2008-2011. Bên
cạnh đó, việc điều chỉnh cơ cấu phân bón theo hướng giảm lượng phân đạm (hệ số
của biến X3), tăng lượng phân lân (hệ số của biến X4) đã đóng góp tích cực vào sản
lượng của hộ. Số lượng giống sử dụng và phương pháp sạ hàng không có ý nghĩa
thống kê nhưng có quan hệ nghịch (dấu âm) với sản lượng của hộ cũng là những
dấu hiệu cần lưu ý trong điều hành sản xuất, tránh trường hợp giảm lượng giống
quá mức sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
Tăng trưởng về sản lượng của hộ trong giai đoạn 2008-2011 do đóng góp của các
tiến bộ khoa học công nghệ (technical progress) là 9% (hệ số của biến T). Ngoài
yếu tố về đất đai, các yếu tố đầu vào còn lại có sản phẩm biên (MPP) rất thấp
(0,18). Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cải thiện hiệu quả quy mô (scale
efficiency).
Bên cạnh đó, kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật (bảng 3) cho thấy tầm
quan trọng của tập huấn kỹ thuật, vai trò của hiệp hội cũng như tín dụng nông
nghiệp đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ, hệ số âm của các
yếu tố này trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function) phản
ảnh tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Ngược lại, các chủ hộ có thâm niên
kinh nghiệm càng cao có hiệu quả kỹ thuật càng thấp, điều này cho thấy các chủ
hộ trẻ, năng động thì tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhanh hơn các
chủ hộ lớn tuổi, có thâm niên lâu trong trồng lúa. Bên cạnh đó, tỷ lệ đất thuê càng
lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp do tính chuyên nghiệp của hộ sản xuất bằng
đất thuê.

273
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 3: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas và
hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho 155 hộ trồng lúa tại ĐBSCL năm 2008 và 2011
Độ Giá trị
Ký hiệu biến Tên biến Hệ số
lệch t
Hàm sản xuất biên (Frontier production function):
Hằng số 8.070 *** 0.289 27.963
ln X1 Diện tích (ha) 0.929 *** 0.057 16.368
ln X2 Giống (kg) -0.059 ns 0.044 -1.339
ln X3 Phân đạm (kg) -0.057 ** 0.026 -2.205
ln X4 Phân lân (kg) 0.054 *** 0.015 3.567
ln X5 Phân kali (kg) 0.001 ns 0.000 -1.461
ns
ln X6 Thuốc nông dược (hoạt chất) (g) 0.021 0.012 1.194
ln X7 Lao động (ngày công) 0.187 *** 0.035 5.315
lnX8 Chỉ số đất 0.011 *** 0.001 12.315
D1 Loại giống (1=giống XK; 0 = khác) 0.059 *** 0.013 4.544
D2 Phương pháp sạ (1=sạ hàng; 0 = khác) -0.020 ns 0.016 -1.237
T Thời gian (1 = 2011; 0 = 2008) 0.090 *** 0.014 6.558
Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function):
Hằng số -0.079 ns 0.153 -0.525
Z1 Giới tính (1= Nam; 0 = khác) 0.009 ns 0.064 0.149
ns
Z2 Học vấn (năm) 0.000 0.005 -0.051
Z3 Kinh nghiệm (năm) 0.007 *** 0.003 2.718
Z4 Số LĐ gia đình (người) 0.007 ns 0.013 0.504
Z5 Quy mô đất (1 = trên 0,6 ha; 0 = khác) -0.006 ns 0.043 -0.133
Z6 Tỷ lệ đất thuê (%) 0.216 *** 0.071 3.037
Z7 Tín dụng (1= có vay; 0 = khác) -0.136 ** 0.054 -2.504
Z8 Tham gia tập huấn (1 = có; 0 = khác) -0.091 * 0.048 -1.886
Z9 Tham gia Hội (1 = có; 0 = khác) -0.132 ** 0.061 -2.151
ns
Z10 Khoảng cách từ thửa ruộng lớn nhất đến nhà (km) -0.025 0.017 -1.520
σ2 0.029 *** 0.009 3.009
γ 0.890 *** 0.049 18.681
Log-likelihood function 299.85
LR test of the one-sided error 77.658
Hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) 88.96
Ghi chú: ***, **, và * chỉ mức độ ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5%, và 10%; ns: không có ý nghĩa thống kê.

3.3 Sự thay đổi và phân phối của hiệu quả kỹ thuật


Bảng 4 cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của hộ trồng lúa trong mẫu
khảo sát có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008-2011. Năm 2008, hiệu quả kỹ
thuật là 89,2%, giảm xuống còn 88,7% trong năm 2011. Mặc dù sự khác biệt về
hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa 2 mốc thời gian trên không có ý nghĩa thống kê
nhưng có sự phân phối theo hướng giảm số hộ có hiệu quả kỹ thuật trên 90%; cụ
thể, năm 2008 có 62,6% số hộ trong mẫu quan sát có hiệu quả kỹ thuật trên 90%
nhưng đến 2011 chỉ còn 56,8%.

274
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 4: Sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 2008-2011 của 155 hộ sản xuất lúa tại
ĐBSCL
2008 2011 So sánh 2011/2008
Hiệu quả kỹ thuật (TE, %)
SL hộ % SL hộ % SL hộ %
< 70 3 1,9 6 3,9 3 100,0
70-<75 6 3,9 5 3,2 -2 -33,3
75-<80 10 6,5 8 5,2 2 20,0
80-<85 13 8,4 14 9,0 -4 -28,6
85-<90 26 16,8 34 21,9 12 46,2
90-<95 75 48,4 64 41,3 -15 -20,0
95-100 22 14,2 24 15,5 4 18,2
Tổng cộng 155 100,0 155 100,0
Trung bình 89,2 88,7 -0,5ns
Nhỏ nhất 63,7 64,0
Lớn nhất 96,2 97,2
Độ lệch chuẩn 6,9 7,3
Ghi chú: ns: không có ý nghĩa thống kê.

4 KẾT LUẬN
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở
ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 là 88,96% so với sản lượng tối đa, hầu hết các
hộ trong mẫu khảo sát đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70% trở lên. Với các nguồn lực
hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lượng của hộ trồng lúa còn có khả năng
tăng thêm 11,04%. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ thuật đang có xu hướng giảm, từ 89,2%
vào năm 2008 giảm xuống còn 88,7% vào năm 2011. Các yếu tố đầu vào như đất
đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân
đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn trên. Tăng
trưởng về sản lượng của hộ do đóng góp của các tiến bộ khoa học kỹ thuật
(technical progress) là 9%. Đây cũng là yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng
năng suất tổng hợp trong giai đoạn trên. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia
hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ
thuật của hộ. Ngược lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các
yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Từ kết quả trên, các đề
xuất là tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật (khoa học giống, kỹ thuật canh tác,...)
với trọng tâm là khoa học giống, tập huấn kỹ thuật, tăng cường vai trò của Hiệp
hội, cải thiện cung cấp tín dụng nông nghiệp là những giải pháp then chốt nhằm
củng cố hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa tại ĐBSCL trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AIGNER, D., C. LOVELL and P. SCHMIDT. 1977. Formulation and Estimation of


Stochastic Frontier Production Function Models. Journal of Econometrics, 6: 21-37.
ARAGON, C, N. CARAMBAS, R. TRUMATA, K. ROXAS and D. FERNADEZ. 2010.
Nature, Causes and Sources of Total Factor Productivity Growth of the Philippine
Traditional Export Crops Subsector (Coconut and Sugarcane). Unpublished paper.

275
Kỷ yếu Khoa học 2012: 268-276 Trường Đại học Cần Thơ

COELLI, T. 2007. Guide to Frontier Version 4.1: A Computer Program for Stochastic
Frontier Production and Cost Function Estimation. CEPA Working Paper 96: 2-6.
DUNG, K. 2011. Technical and Cost Efficiency of Resource Conserving Technologies in
Rice - Wheat System in North East India. Unpublished M.S. Thesis, University of the
Philippines, Los Banos, Philippines.
FAO. Rice Market Monitor, Issue No. 1, 2012.
MAI VAN NAM. 1997. Irrigation and Technical Efficiency of Rice Production in Can Tho
Province, Mekong Delta, South Vietnam. Unpublished M.S. Thesis, University of the
Philippines Los Banos.
NGUYEN VAN SONG. 1997. Haman Capital and Economic Efficiency of Rice Farmers in
the Province of Hanoi in Red River Delta, North Vietnam. Unpublished M.S. Thesis,
University of the Philippines Los Banos.
NGUYỄN THỊ MINH HIỀN, ET AL. 2003. A Study on Technical Efficiency of Rice
Production in the Mekong Delta-Vietnam by Stochastic Frontier Analysis.
Journal of the Faculty of Agriculture, Kyushu University. Vol.48 No.1-2.
NHUT, QUAN MINH. 2007. Allocation and Cost Efficiency Analysis of Selected Farming
Patterns Within and Outside Boundary Irrigated Systems in Tri Ton and Cho Moi
District, An Giang Province (Mekong River Delta, Vietnam). CAS Discussion paper No.
542. Centre for ASEAN Studies. Centre for International Management and Development
Antwerp.
RAHMAN, S. 2003. Profit Efficiency among Bangladeshi Rice Farmers. Food Policy, 28, pp.
487-503.
SIRIRAT, K. 2009. Technical Efficiency Improvement of Rice Farming in Southern
Thailand. Contributed paper prepared for presentation at the International Organization of
Agricultural Economists Conference, Beijing, China, August 16-22, 2009.

276

You might also like