You are on page 1of 2

Câu 1: Nhiệm vụ của người thầy thuốc là gì?

A. Chăm sóc sức khoẻ cho con người.


B. Bảo vệ sức khoẻ cho con người.
C. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người.
Câu 2: Sự quan trọng của việc xem xét vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y dược?
A. Không quan trọng.
B. Bình thường.
C. Quan trọng.
D. Cực kì quan trọng.
Câu 3: Các vi phạm về các khía cạnh xã hội có thể ảnh hưởng đến?
A. Sức khoẻ.
B. Công việc.
C. Tiền bạc.
D. Tinh thần.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. “Sức khoẻ là tài sản của con người”.
B. “Sức khoẻ là quyền lợi cơ bản của con người”.
C. “Sức khoẻ là tài sản và quyền lợi của con người”.
D. “Sức khoẻ là tài sản và quyền lợi cơ bản của con người”.
Câu 5: Thứ tự các cấp độ xem xét về mặt đaọ đức?
A. Cá nhân > Cộng đồng > Quốc gia > Quốc tế.
B. Quốc gia > Quốc tế > Cá nhân > Cộng đồng.
C. Cộng đồng > Quốc gia > Quốc tế > Cá nhân.
D. Quốc tế > Quốc gia > Cộng đồng > Cá nhân.
Câu 6: “Thông tin bí mật của người thầy thuốc”?
A. Gia đình.
B. Cuộc sống.
C. Thu nhập.
D. Thông tin người bệnh.
Câu 7: Quyền của đối tượng tham gia nghiên cứu?
A. Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin, tự nguyện
tham gia, thoả thuận tham gia.
B. Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền được giữ bí mật thông tin cá nhân.
C. Đối tượng tham gia nghiên cứu có quyền được không phải trả tiền , được đền bù,
được rút lui khỏi nghiên cứu.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Có bao nhiêu pha trong quá trình nghiên cứu thuốc mới?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9: Pha nào trong nghiên cứu có rủi ro cao nhất đối với con người?
A. Pha 0.
B. Pha 1.
C. Pha 2.
D. Pha 3.
Giải thích: vì đây là bước đầu tiến hành nghiên cứu trên cơ thể người, và tuỳ vào cơ
thể và sức khoẻ của mỗi người mà gây những ảnh hưởng trực tiếp đến tình nguyện
viên. Và việc này cũng có thể dẫn đến các rủi ro cao ở con người.
Câu 10: Yêu cầu cơ bản của tất cả các thử nghiệm lâm sàng?
A. Sự đồng ý của người thử nghiệm.
B. Sự đòi hỏi của bộ máy nhà nước.
C. Sự đồng thuận của bệnh nhân.
D. Sự ép buộc của bộ phận nghiên cứu.
Câu hỏi LG1: Nêu tên một số nội dung cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu Y-Dược.
Trả lời:
- Các nghiên cứu tại cộng đồng.
- Sự tham gia chủ động của các thành viên ở tại cơ sở nghiên cứu.
- Sử dụng các hồ sơ sức khoẻ có sẵn.
- Những “thông tin bí mật của người thầy thuốc” và dấu tên của cộng đồng nghiên cứu.
- Nghiên cứu hành vi ứng xử.
- Trách nhiệm của người nghiên cứu đối với đối tượng nghiên cứu.
- Quyền và nghĩa vụ của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Câu hỏi LG2: Nêu các tính chất cơ bản về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Y-Dược.
Trả lời:
- Tính nhân đạo.
- Tính khoa học.
- Tính trung thực.
- Tính pháp lý.

You might also like