You are on page 1of 29

Bài giảng: Cơ sở Giải tích

Le Thi Nhu Bich - Department of Mathematics - HUCE

Ngày 5 tháng 6 năm 2021

1 Ôn tập không gian mêtric


1.1 Định nghĩa và các ví dụ
Định nghĩa 1.1.1. Cho X là một tập hợp khác rỗng. Một ánh xạ d : X × X → R được
gọi là một mêtric trên X nếu nó thỏa mãn 3 điều kiện sau:

i) a) d(x, y) ≥ 0 ∀(x, y) ∈ X. (giá trị d(x, y) luôn không âm)


b) d(x, y) = 0 ⇔ x = y. (d(x, y) = 0 khi và chỉ khi điểm x trùng điểm y)

ii) d(x, y) = d(y, x) ∀(x, y) ∈ X.(tính giao hoán)

iii) d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z) ∀x, y, z ∈ X. (bất đẳng thức tam giác)

Nhận xét. Ba điều kiện ở trên còn được gọi là 3 tiên đề của mêtric..

Định nghĩa 1.1.2. Cho X là một tập khác rỗng và d là một mêtric trên X. Khi đó cặp
(X, d) được gọi là một không gian mêtric và mỗi phần tử của X được gọi là một điểm
trong không gian mêtric (X, d).

Định nghĩa 1.1.3. Cho hai điểm x, y ∈ X, số thực d(x, y) được gọi là khoảng cách từ
x đến y. Mêtric d còn được gọi là hàm khoảng cách trên X.

Định nghĩa 1.1.4. (Khoảng cách từ một điểm đến một tập hợp) Cho (X, d) là
một không gian mêtric và A là một tập con khác rỗng của X. Khoảng cách từ điểm x ∈ X
đến tập A, ký hiệu là d(x, A), được định nghĩa như sau: d(x, A) = inf d(x, y).
y∈A

Định nghĩa 1.1.5. Cho x0 là một điểm thuộc X, r là một số thực không âm. Ta định
nghĩa:
Hình cầu mở tâm x0 bán kính r, ký hiệu B(x0 , r), là tập hợp tất cả các điểm y thuộc
X có khoảng cách đến x0 nhỏ hơn r.
B(x0 , r) = {y ∈ X|d(y, x) < r}.
Hình cầu đóng tâm x0 bán kính r, ký hiệu B[x0 , r] (hoặc B 0 (x0 , r)), là tập hợp tất cả
các điểm y thuộc X có khoảng cách đến x0 nhỏ hơn hoặc bằng r.

1
1.1 Định nghĩa và các ví dụ 1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC

B[x0 , r] = {y ∈ X|d(y, x) ≤ r}.


Mặt cầu tâm x0 bán kính r, ký hiệu S(x0 , r), là tập hợp tất cả các điểm y thuộc X có
khoảng cách đến x0 bằng r.
S(x0 , r) = {y ∈ X|d(y, x) = r}.

Ví dụ 1.1.1 (mêtric thông thường trên R). Cho X = R, hàm số d : X × X → R được


định nghĩa như sau: d(x, y) = |x − y| với mọi x, y ∈ R.
a) Chứng minh rằng d là một mêtric trên R. (mêtric này được gọi là mêtric thông thường
trên R)
b) Hãy xác định và vẽ hình cầu mở B(0, 1), hình cầu đóng B[0, 1] và mặt cầu S(0, 1) của
không gian mêtric (X, d) trên đường thẳng thực R.
Xác định hình cầu mở B(x, r) với x ∈ R bất kỳ và bán kính r ≥ 0 tùy ý.
c) Tìm khoảng các từ điểm x0 đến hình cầu B(0, 1) với: x0 = 0; x0 = 2.

a) Để chứng minh d là một mêtric trên X (ở đây X là R), ta cần kiểm tra 3 điều kiện
của một mêtric:

i) a) ∀x, y ∈ R, ta có d(x, y) = |x − y|, mà trị tuyệt đối của một số thực luôn không
âm, nên ta có d(x, y) ≥ 0 ∀x, y ∈ R. Vậy điều kiện ia) đúng.
b) d(x, y) = 0 ⇔ |x − y| = 0 ⇔ x = y, do đó điều kiện ib) đúng.

ii) ∀x, y ∈ R, d(x, y) = |x − y| = |y − x| = d(y, x), suy ra điều kiện ii) đúng.

iii) ∀x, y, z ∈ R, ta có |x − z| ≤ |x − y| + |y − z|, suy ra d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z). Do


đó điều kiện iii) đúng.

Hàm số d thỏa mãn ba điều kiện của một mêtric nên d là một mêtric trên R.
b) Theo định nghĩa ta có:
B(0, 1) = {y ∈ X|d(y, 0) < 1} = {y ∈ R||y − 0| < 1} = {y ∈ R||y| < 1} = (−1, 1).
B[0, 1] = {y ∈ X|d(y, 0) ≤ 1} = {y ∈ R||y − 0| ≤ 1} = {y ∈ R||y| ≤ 1} = [−1, 1].
S(0, 1) = {y ∈ X|d(y, 0) = 1} = {y ∈ R||y − 0| = 1} = {y ∈ R||y| = 1} = {−1; 1}.
B(x, r) = {y ∈ X|d(y, x) < r} = {y ∈ R||y − x| < r} = (x − r, x + r).
Như vậy trong không gian R với mêtric thông thường, hình cầu mở B(0, 1) là khoảng
mở (−1, 1), hình cầu đóng B[0, 1] là đoạn thẳng [−1, 1], mặt cầu S(0, 1) là 2 điểm −1, 1,
còn hình cầu mở B(x, r) là khoảng mở (x − r, x + r).
c) Theo định nghĩa ta có:
d(0, B(0, 1)) = inf d(0, y) = inf d(0, y) = 0.
y∈B(0,1) y∈(−1,1)
d(2, B(0, 1)) = inf d(2, y) = inf d(2, y) = 1.
y∈B(0,1) y∈(−1,1)

Ví dụ 1.1.2 (Mêtric Euclid trên R2 ). Cho X = R2 , d2 : X × X → R. Với mọi điểm


x(x1 , x2 ) và y(y1 , y2 ) ∈ R2 , ta định nghĩa:
p
d2 (x, y) = (x1 − y1 )2 + (x2 − y2 )2
a) Chứng minh rằng d2 là một mêtric trên R2 (d2 được gọi là mêtric thông thường hay
mêtric Euclid trên R2 ) .

2 Le Thi Nhu Bich


1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC 1.1 Định nghĩa và các ví dụ

Gợi ý: Kiểm tra 3 điều kiện của mêtric, sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki để chứng
minh điều kiện 3:
Với các số thực x1 , x2 , ..., xn , y1 , y2 , ...yn ∈ R ta có:
q q
|x1 y1 + x2 y2 + ... + xn yn | ≤ x21 + x22 + ... + x2n y12 + y22 + ... + yn2

Ta kiểm tra điều kiện iii):


Ta cần chứng minh d2 (x, y) + d2 (y, z) ≥ d2 (x, z) hay
p p p
(x1 − y1 )2 + (x2 − y2 )2 + (y1 − z1 )2 + (y2 − z2 )2 ≥ (x1 − z1 )2 + (x2 − z2 )2 .

Bình phương 2 vế, viết lại các số hạng ở vế phải (x1 − z1 )2 + (x2 − z2 )2 = (x1 − y1 + y1 −
z1 )2 + (x2 − y2 + y2 − z2 )2 , sau đó khai triển ra, bỏ bớt những số hạng giống nhau ở 2 vế,
ta được bất đẳng thức:
p p
(x1 − y1 )2 + (x2 − y2 )2 (y1 − z1 )2 + (y2 − z2 )2 ≥ |x1 − y1 ||y1 − z1 | + |x2 − y2 ||y2 − z2 |.

Áp dụng bất đẳng thức Buniacopxki cho 2 cặp số a1 = |x1 − y1 |, a2 = |x2 − y2 | và


b1 = |y1 − z1 b2 = |y2 − z2 |, ta có điều phải chứng minh.
b) Hãy xác định và vẽ hình cầu mở B(0, 1), hình cầu đóng B[0, 1] và mặt cầu S(0, 1)
trong mặt phẳng R2 , trong đó điểm 0 ở đây có nghĩa là điểm O(0, 0) trong R2 .
Hãy xác định và vẽ hình cầu mở B(x, r), với x(x1 , x2 ) và r > 0 bất kỳ.
Ta có:
B(0, 1) = {y ∈ X|d2 (y, 0) < 1}
p
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 | (y1 − 0)2 + (y2 − 0)2 < 1}
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 |y12 + y22 < 1}.
B[0, 1] = {y ∈ X|d2 (y, 0) ≤ 1}
p
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 | (y1 − 0)2 + (y2 − 0)2 ≤ 1}
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 |y12 + y22 ≤ 1}.
S(0, 1) = {y ∈ X|d2 (y, 0) = 1}
p
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 | (y1 − 0)2 + (y2 − 0)2 = 1}
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 |y12 + y22 = 1}.
B(x, r) = {y ∈ X|d2 (y, x) < 1}
p
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 | (y1 − x1 )2 + (y2 − x2 )2 < 1}
= {y(y1 , y2 ) ∈ R2 |(y1 − x1 )2 + (y2 − x2 )2 < 1}.
Như vậy trong ví dụ này, hình cầu mở B(0, 1) chính là hình tròn tâm O bán kính 1,
không kể biên, hình cầu đóng B[0, 1] là hình tròn tâm O bán kính 1, bao gồm biên, mặt
cầu S(0, 1) là đường tròn tâm O bán kính 1, và hình cầu mở B(x, r) là hình tròn tâm
x(x1 , x2 ) bán kính r, không kể biên.

Nhận xét. 1. Qua các ví dụ trên, ta thấy rằng, trên cùng một tập khác rỗng X, ta có thể
định nghĩa nhiều mêtric khác nhau, từ đó sinh ra nhiều không gian mêtric khác nhau.
2. Các mêtric khác nhau sinh ra các hình cầu mở khác nhau.
3. Các hình cầu mở là đặc trưng của không gian mêtric. Hai không gian mêtric khác nhau
thì tập hợp các hình cầu mở mà nó chứa cũng khác nhau.

Le Thi Nhu Bich 3


1.2 Dãy và sự hội tụ trong không gian mêtric 1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC

1.2 Dãy và sự hội tụ trong không gian mêtric


Trước tiên học viên hãy nhắc lại một số khái niệm về sự hội tụ đã biết:
1. Dãy số thực (an )n được gọi là hội tụ về số thực a nếu .
2. Dãy hàm (fn (x))n được gọi là hội tụ (điểm) về hàm số f (x) trên đoạn [a, b] nếu
.
3. Dãy hàm (fn (x))n được gọi là hội tụ đều về hàm số f (x) trên đoạn [a, b] nếu .
Định nghĩa 1.2.1. Cho X là một tập khác rỗng. Một dãy trong X là một ánh xạ từ tập
số tự nhiên vào X. Ta ký hiệu dãy là (xn )n .
Ví dụ 1.2.1. 1. Các dãy xn = en , yn = n, zn = 1/n là các dãy số thực (dãy trong X = R).
Dãy số zn = 1/n ⊂ [0, 1] nên nó cũng là một dãy trong tập X = [0, 1].
1 1
2. Dãy (xn , yn ) = ( , n), n ∈ N là một dãy trong R2 ; Dãy (xn , yn , zn ) = ( , sin n, cos n), n ∈
n n
N là một dãy trong R3 .
3. Dãy hàm fn (x) = xn , x ∈ [0, 1] là một dãy trong X = C[0, 1].
Định nghĩa 1.2.2. Cho (xn )n là một dãy trong X và (X, d) là một không gian mêtric.
Dãy (xn )n được gọi là hội tụ về điểm x0 trong không gian mêtric (X, d) nếu khoảng
cách d(xn , x0 ) dần về 0.
Ta viết: lim xn = x0 trong không gian (X, d) ⇔ lim d(xn , x0 ) = 0,
n→∞ n→∞
hoặc viết: xn → x0 khi n → ∞ trong không gian (X, d) ⇔ lim d(xn , x0 ) = 0.
n→∞
Dãy (xn )n được gọi là hội tụ trong không gian mêtric (X, d) nếu tồn tại một điểm
x0 ∈ X, sao cho dãy (xn )n hội tụ về điểm x0 trong không gian (X, d).
1
Ví dụ 1.2.2. 1. Dãy xn = hội tụ về điểm x0 = 0 trong không gian mêtric (R, d), trong
n
đó d là mêtric thông thường trên R. Thật vậy, để chứng minh xn → 0 trong (R, d), ta cần
1
chứng minh lim d(xn , 0) = 0, tức là chứng minh lim | − 0| = 0. Điều này hiển nhiên
n→∞ n→∞ n
đúng.
1
2. Dãy xn = hội tụ trong không gian mêtric (R, d) vì tồn tại điểm x0 = 0 ∈ R sao cho
n
lim xn = x0 .
n→∞
3. Cũng với mêtric d như trên (d(x, y) = |x−y|), ta xét X = (0, 1]. Dễ dàng kiểm tra được
1
(X, d) là một không gian mêtric (SV tự kiểm tra). Ngoài ra, ra do xn = ∈ (0, 1] ∀n ∈ N
n
nên ta có (xn )n là một dãy trong X. Trong ví dụ này ta thấy rằng, dãy (xn )n này KHÔNG
hội tụ trong không gian (X, d) do không tồn tại điểm x0 nào thuộc X = (0, 1] sao cho
lim xn = x0 .
Nhận xét. Từ ví dụ và bài tập ở trên, ta có thể thấy rằng, cùng một dãy, nhưng nó có
thể hội tụ trong không gian mêtric này và không hội tụ trong không gian mêtric khác.
Do đó, khi nói đến sự hội tụ của dãy trong không gian mêtric, ta BẮT BUỘC phải ghi
rõ là đang xét trong không gian mêtric nào.
Tính chất 1.2.1. 1) Giới hạn của một dãy, nếu tồn tại, là duy nhất.
2) Nếu dãy (xn )n hội tụ về điểm x0 thì mọi dãy con của nó cũng hội tụ về điểm x0 .
3) Nếu hai dãy xn → x0 và yn → y0 thì d(xn , yn ) → d(x0 , y0 ).

4 Le Thi Nhu Bich


1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC
1.3 Các loại điểm của tập hợp. Phần trong và bao đóng.

1.3 Các loại điểm của tập hợp. Phần trong và bao đóng.
Cho (X, d) là một không gian mêtric, A là một tập con của X và x là một điểm thuộc
X.

Định nghĩa 1.3.1 (Điểm trong). Điểm x được gọi là điểm trong của tập A nếu tồn tại
số thực dương r > 0 sao cho hình cầu mở B(x, r) là tập con của tập A.
x là điểm trong của A ⇔ ∃r > 0 : B(x, r) ⊂ A.
Tập hợp chứa tất cả các điểm trong của tập A được gọi là phần trong của tập A, ký
hiệu là Å hay int(A).

Định nghĩa 1.3.2 (điểm cô lập). Điểm x được gọi là điểm cô lập của tập A nếu tồn
tại số thực dương r > 0, sao cho B(x, r) ∩ A = {x}.
x là điểm cô lập của A ⇔ ∃r > 0 : B(x, r) ∩ A = {x}.

Định nghĩa 1.3.3 (điểm biên). Điểm x được gọi là điểm biên của tập A nếu với mọi
số thực dương r > 0, hình cầu mở B(x, r) chứa ít nhất một điểm thuộc A và ít nhất một
điểm thuộc phần bù của A (phần bù của A là tập Ac = X \ A).
x là điểm biên của A ⇔ ∀r > 0, B(x, r) ∩ A 6= ∅, B(x, r) ∩ Ac 6= ∅.
Tập hợp chứa tất cả các điểm biên của tập A được gọi là biên của A, ký hiệu là b(A) hay
∂(A) hay F r(A).

Định nghĩa 1.3.4 (điểm dính). Điểm x được gọi là điểm dính của tập A nếu với mọi
số thực dương r > 0, giao của hình cầu mở B(x, r) và tập A khác rỗng.
x là điểm dính của A ⇔ ∀r > 0, B(x, r) ∩ A 6= ∅.
Tập hợp chứa tất cả các điểm đính của tập A được gọi là bao đóng của A, ký hiệu là Ā
hay cl(A).

Định nghĩa 1.3.5 (điểm tụ). Điểm x được gọi là điểm giới hạn hoặc điểm tụ của tập
A nếu với mọi số thực dương r > 0, giao của tập Ḃ(x, r) = B(x, r) r {x} với A khác rỗng.
x là điểm tụ của A ⇔ ∀r > 0, (B(x, r) r {x}) ∩ A 6= ∅.

Ví dụ 1.3.1. Trong không gian mêtric R (mêtric thông thường), cho tập A = [0, 1). Điểm
x = 1/2 là một điểm trong của A do tồn tại số thực dương r = 1/4 > 0 sao cho hình cầu
mở B(1/2, 1/4) = (1/4, 3/4), là một tập con của A. Tương tự, mọi điểm x ∈ (0, 1) đều là
điểm trong của A, vì tồn tại r = min{x/2, (1 − x)/2} > 0 sao cho hình cầu mở B(x, r) là
tập con của A.
Điểm x = 0 không phải là điểm trong của A, vì với mọi số thực dương r > 0, hình cầu
mở B(x, r) = (−r, r) không phải là tập con của A.
Trong ví dụ này, phần trong của tập A : int(A) = (0, 1).

Ví dụ 1.3.2. Trong không gian R2 với mêtric Euclid, cho tập A = {(x, y) ∈ R2 : x2 +y 2 ≤
1}. Điểm (0, 0) là một điểm trong của A do tồn tại số thực dương r = 1/2 > 0, sao cho
2 2
q cầu mở B((0, 0), 1/2) = {(y1 , y2 ) ∈ R : d2 ((y1 , y2 ), (0, 0)) ≤ 1/2} = {(y1 , y2 ) ∈ R :
hình
y12 + y22 ≤ 1/2} = {(y1 , y2 ) ∈ R2 : y12 + y22 ≤ 1/4} ⊂ A.

Le Thi Nhu Bich 5


1.4 Tập mở và tập đóng. Lân cận của một điểm1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC

Nhận xét. Vì hình cầu mở B(x, r) chứa điểm x, nên nếu x là một điểm trong của A thì
x cũng thuộc tập A. Vì vậy, để tìm các điểm trong của A, ta chỉ cần kiểm tra tất cả các
điểm của tập A có thỏa mãn điều kiện theo định nghĩa hay không.

Ví dụ 1.3.3. Trong không gian mêtric R thông thường, cho A = [0, 1) ∪ {2}. Điểm x = 2
là một điểm cô lập của A do tồn tại số thực dương r = 1/2 > 0, sao cho hình cầu mở
B(2, 1/2) = (3/2, 5/2) giao với tập A bằng {x}. Các điểm còn lại trong R không phải là
điểm cô lập của A, vì với mọi số thực r > 0, tập giao B(x, r) ∩ A khác {x}.

Ví dụ 1.3.4. Vẫn là tập A = [0, 1)∪{2} trong không gian mêtric R như trên. Điểm x = 0
là điểm biên của A vì với mọi số thực dương r > 0, hình cầu mở B(0, r) = (−r, r) có ít
nhất một điểm thuộc A, và ít nhất một điểm không thuộc A (B(0, r) ∩ A ⊃ [0, r) 6= ∅ nếu
r < 1 ; B(0, r) ∩ A ⊃ [0, 1) 6= ∅ nếu r ≥ 1; and B(0, r) ∩ Ac = (−r, 0) 6= ∅).
Tương tự, x = 1 cũng là điểm biên và x = 2 cũng là điểm biên của A.
x = 1/2 không phải là điểm biên của A do tồn tại số thực dương r = 1/4, sao cho hình
cầu mở B(1/2, r) = (1/4, 3/4) giao với Ac là tập rỗng.
Dễ thấy tập A có 3 điểm biên là 0, 1 và 2.

Nhận xét. Điểm biên có thể thuộc A hoặc không thuộc A. Để tìm điểm biên ta phải kiểm
tra điều kiện cho tất cả các điểm thuộc A và không thuộc A.

Ví dụ 1.3.5. Vẫn tập A = [0, 1) ∪ {2} ở trên. Do với số thực dương bất kỳ r > 0, hình
cầu mở B(x, r) chứa x, nên nếu x ∈ A thì B(x, r) ∩ A 3 x, khác rỗng. Vì vậy mọi điểm
thuộc A đều là điểm dính của A.
Ta thấy rằng điểm x = 1 ∈ / A nhưng cũng là điểm dính của A (vì với mọi r > 0, tập giao
B(1, r) ∩ A ⊃ (1 − a, 1) khác rỗng, với a = min{r, 1}).
Các điểm khác (x ∈ / [0, 1] ∪ {2}) đều không phải là điểm dính của A (vì luôn tồn tại số
thực dương r > 0 sao cho B(x, r) ∩ A = ∅.)
Vì vậy, bao đóng của A, Ā = [0, 1] ∪ {2}.

Tính chất 1.3.1. 1. Tập các điểm dính bằng tập các điểm trong hợp với tập các điểm
biên ({điểm dính}={điểm trong} ∪ { điểm biên}).
2. x là một điểm dính của A nếu và chỉ nếu có một dãy trong A hội tụ về x.
3. Tập các điểm tụ bằng tập các điểm dính trừ tập các điểm cô lập ( {điểm tụ} ={điểm
dính} \ {điểm cô lập}).
4. x là một điểm tụ của A nếu và chỉ nếu tồn tại dãy (xn )n trong A, xn 6= x, hội tụ về x.

Tính chất 1.3.2. Nếu A ⊂ B thì Å ⊂ B̊ và Ā ⊂ B̄.

1.4 Tập mở và tập đóng. Lân cận của một điểm


Cho (X, d) là một không gian mêtric. A là một tập con của X.

Định nghĩa 1.4.1. Tập A được gọi là tập mở trong X nếu mọi điểm thuộc A đều là
điểm trong.

6 Le Thi Nhu Bich


1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC1.4 Tập mở và tập đóng. Lân cận của một điểm

Định nghĩa 1.4.2. Tập A ⊂ X được gọi là tập đóng trong X nếu X r A là một tập
mở.

Ví dụ 1.4.1. Trong không gian mêtric R thông thường, mọi khoảng mở (a, b) đều là tập
mở, vì mọi điểm thuộc nó đều là điểm trong.
Mọi khoảng đóng [a, b] có phần bù là (−∞, a) ∪ (b, +∞) là tập mở nên nó là tập đóng.
Tập [a, b) không phải là tập mở, cũng không phải là tập đóng.

Ví dụ 1.4.2. Trong không gian mêtric Euclid R2 , hình cầu mở B((0, 0), 1) = {(x, y) ∈
R2 : x2 + y 2 < 1} là tập mở, vì mọi điểm thuộc nó đều là điểm trong.
Hình cầu đóng B[(0, 0), 1] = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 1} là tập đóng, vì phần bù nó là tập
mở.

Tính chất 1.4.1. 1) Mọi hình cầu mở đều là tập mở, mọi hình cầu đóng đều là tập đóng
trong không gian mêtric bất kỳ (X, d).
2) Tập A ⊂ X đóng trong X nếu và chỉ nếu mọi điểm dính của A đều thuộc A.
3) TậpA ⊂ X đóng trong X nếu và chỉ nếu mọi dãy trong A đều hội tụ về điểm thuộc A.
4) Trong không gian metric X bất kỳ, X và ∅ là các tập vừa đóng vừa mở.

Tính chất 1.4.2. Chứng minh rằng:


1) A là tập mở nếu và chỉ nếu A ∩ ∂(A) = ∅.
2) A là tập đóng nếu và chỉ nếu ∂(A) ⊂ A.

Tính chất 1.4.3. 1) Hợp của các tập mở là một tập mở.
2) Giao của hữu hạn các tập mở là một tập mở.
3) Giao của các tập đóng là một tập đóng.
4) Hợp của hữu hạn các tập đóng là một tập đóng.

Tính chất 1.4.4. 1) Tập A mở nếu và chỉ nếu A = Å;


Tập A đóng nếu và chỉ nếu A = Ā
2) int(Å) = Å; cl(Ā) = Ā.
3) int(A ∩ B) = Å ∩ B̊; int(A ∪ B) ⊃ Å ∪ B̊.
4) A ∪ B = Ā ∪ B̄; A ∩ B ⊂ Ā ∩ B̄.

Định nghĩa 1.4.3. Cho x ∈ X, A ⊂ X. Tập A được gọi là một lân cận của điểm x nếu
tồn tại số thực r > 0 sao cho hình cầu mở B(x, r) nằm trong tập A.

Ví dụ 1.4.3. Trong không gian mêtric R thông thường:


1) Tập [−1, 1) là một lân cận của điểm 0 vì nó chứa hình cầu mởl B(0, 1).
2) Mọi hình cầu mở B(x, r) là lân cận của điểm x.
3) Hình cầu đóng B[x, r] cũng là lân cận của điểm x.

Nhận xét. Mọi hình cầu mở B(x, r) đều là lân cận của điểm x.

Le Thi Nhu Bich 7


1.5 Tập compact và không gian compact 1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC

1.5 Tập compact và không gian compact


Định nghĩa 1.5.1. Cho (X, d) là một không gian mêtric và A là một tập con của X.
Tập A được gọi là tập compact nếu mọi dãy trong A đều có một dãy con hội tụ về một
phần tử thuộc A.
Không gian mêtric X được gọi là không gian compact nếu tập X là một tập compact.

Ví dụ 1.5.1. 1) Đoạn thẳng [a, b] trong không gian R (với mêtric thông thường) là một
tập compact. Điều này suy ra từ định lý Bolzano-Weierstrass: “Mọi dãy bị chặn trong R
đều có một dãy con hội tụ”.
2) R không phải là tập compact vì tồn tại dãy (ví dụ xn = n) mà mọi dãy con của nó đều
không hội tụ trong R.

Tính chất 1.5.1. Nếu A là tập compact thì A là tập đóng.

Định nghĩa 1.5.2. Tập A ⊂ X được gọi là bị chặn (trong X) nếu tồn tại một điểm
x ∈ X và một số thực r > 0, sao cho hình cầu mở B(x, r) ⊃ A. Nói cách khác, tập A bị
chặn nếu A được chứa trong một hình cầu B(x, r) nào đó.

Ví dụ 1.5.2. 1) Khoảng mở (a, b) (hoặc khoảng đóng ) trong R là bị chặn vì tồn tại điểm
x = a và số thực r = b − a + 1 > 0 sao cho B(x, r) = (2a − b − 1; b + 1) ⊃ (a, b).
2) Hình cầu mở B(x, r) (hoặc hình cầu đóng) trong không gian mêtric X bất kỳ là tập
bị chặn.

Định lý 1.5.2. Trong không gian Rn (với mêtric thông thường), tập A ⊂ Rn là tập
compact nếu và chỉ nếu A đóng và bị chặn.

Ví dụ 1.5.3. 1) Trong R, đoạn thẳng [a, b] đóng và bị chặn nên nó là tập compact.
2) Mọi hình cầu đóng B[x, r] trong Rn là tập compact, vì nó đóng và bị chặn bởi hình
cầu mở B(x, 2r).

Định nghĩa 1.5.3 (phủ). Cho I ⊂ R. Gọi[(Gα )α∈I là một họ các tập con của X. (Gα )α∈I
được gọi là một phủ của tập A ⊂ X nếu Gα ⊃ A.
α∈I
Trong trường hợp phủ (Gα )α∈I có hữu hạn phần tử (nghĩa là tập I hữu hạn) thì (Gα )α∈I
được gọi là một phủ hữu hạn của tập A. Nếu mọi tập Gα đều là tập mở, thì phủ (Gα )α∈I
được gọi là một phủ mở của tập A.

[
Ví dụ 1.5.4. Ta có R = (−n, n), nên họ {(−n, n)}n∈N là một phủ của R. Hơn nữa,
n=1
nó là một phủ mở của R.

Định lý 1.5.3 (Heine-Borel). Tập A ⊂ X là tập compact nếu mọi phủ mở của A đều tồn
tại một phủ con hữu hạn.
Nghĩa là nếu họ (Gα )α∈I là một phủ mở của A, thì tồn tại một số tự nhiên N ∈ N và N
N
[
tập hợp G1 , G2 , ....GN ∈ (Gα )α∈I , sao cho Gi ⊃ A.
i=1

8 Le Thi Nhu Bich


1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC 1.6 Không gian con

Ví dụ 1.5.5. 1) Một tập hữu [ hạn là compact. Thật vậy, gọi (Gα )α∈I là một phủ mở của
tập A = {a1 , a2 , ...an }. Vì Gα 3 a1 nên tồn tại α1 ∈ I sao cho Gα1 3 a1 . Tương tự tồn
α∈I
tại α2 ∈ I sao cho Gα2 3 a2 .... Khi đó {Gαi }ni=1 là một phủ mở hữu hạn của A.
2) R không phải là tập compact vì không có phủ con nào của phủ mở {(−n, n)}n∈N
là hữu hạn.

Tính chất 1.5.4. 1) Nếu A1 và A2 là các tập compact trong X, thì A1 ∪ A2 là tập
compact. Kết quả này cũng đúng với hợp hữu hạn tập compact trong X.
2) Nếu A1 và A2 là các tập compact trong X, thì A1 ∩ A2 compact. Giao của tùy ý các
tập compact trong X là tập compact.

1.6 Không gian con


Định nghĩa 1.6.1. Cho (X, d) là một không gian mêtric và Y là một tập con khác rỗng
của X. Với mọi x, y ∈ Y , ta định nghĩa d0 (x, y) = d(x, y). Khi đó không gian (Y, d0 ) được
gọi là không gian mêtric con của (X, d).

Nhận xét. Cho Y là không gian metric con của X và x0 ∈ Y . Khi đó:
1) Hình cầu mở tâm x0 bán kính r trong (Y, d0 ) là BY (x0 , r) = {y ∈ Y |d0 (y, x0 ) < r} =
{y ∈ Y |d(y, x0 ) < r} = BX (x0 , r) ∩ Y .
2) Tương tự hình cầu đóng tâm x0 bán kính r trong (Y, d0 ) là B[x0 , r] ∩ Y .

Ví dụ 1.6.1. Cho X = R, với mêtric thông thường, và Y = [0, 2) ⊂ X. Với mọi x, y ∈ Y,


ta định nghĩa khoảng cách d0 (x, y) = |x − y| (như thông thường). Khi đó (Y, d0 ) là không
gian metric con của X.
Hình cầu mở tâm 1 bán kính 1 trong không gian con Y là
BY (1, 1) = {y ∈ Y ||y − 1| < 1} = {y ∈ [0, 2)||y − 1| < 1} = [0, 1).
Chú ý là BY (1, 1) = (−1, 1) ∩ [0, 2) = BX (0, 1) ∩ A.

Nhận xét. Trong không gian mêtric con Y , các hình cầu mở BY (x, r) khác với các hình
cầu mở BX (x, , r) trong X. Điều này dẫn đến các điểm trong, điểm dính, điểm tụ, điểm
biên, điểm cô lập trong không gian Y cũng sẽ khác trong X (vì các loại điểm này được
định nghĩa thông qua hình cầu mở B(x, r)). Và vì vậy tính chất đóng, mở, compact trong
không gian metric con cũng khác với trong không gian mêtric mẹ. Ta cần chhú ý là, khi
nói tập A đóng/mở trong không gian nào, tức là ta đang nói nó đóng/ mở theo hệ các
hình cầu mở nào.
Định lý sau đây cho ta cách xác định tính đóng mở của các tập trong không gian mêtric
con.

Định lý 1.6.1 (tính đóng/ mở trong không gian mêtric con). Cho Y là không gian mêtric
con của X và A ⊂ Y . Khi đó A mở trong Y nếu và chỉ nếu tồn tại tập G là tập mở trong
X sao cho A = G ∩ Y.
Tập A đóng trong Y nếu và chỉ nếu tồn tại tập F là tập đóng trong X sao cho A = F ∩ Y.

Le Thi Nhu Bich 9


1.7 Ánh xạ liên tục 1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC

Ví dụ 1.6.2. Cho X = R, với mêtric thông thường, và Y = [0, 2) ⊂ X là không gian


metric con của X.
Ta có A = [0, 1) = (−1, 1) ∩ Y, mà (−1, 1) là tập mở trong X nên [0, 1) là tập mở trong
Y.
B = [1, 2) = [1, 3] ∩ Y, mà [1, 3] là một tập đóng trong X nên [1, 2) là một tập đóng trong
Y.

Định lý 1.6.2 (tính compact của không gian metric con). Cho Y là không gian metric
con của X. Nếu X là không gian compact và Y đóng (trong X) thì Y compact (trong X).

1.7 Ánh xạ liên tục


Cho (X, d) và (Y, d0 ) là 2 không gian mêtric và f : X → Y là một ánh xạ.

Định nghĩa 1.7.1 (theo “ngôn ngữ ε, δ”). Ánh xạ f được gọi là liên tục tại điểm x0 ∈ X
nếu ∀ε > 0, ∃δ > 0, sao cho với mọi x ∈ X, nếu d(x, x0 ) < δ thì ta có d0 (f (x), f (x0 )) < ε.

Định nghĩa 1.7.2 (theo “ngôn ngữ lân cận”). Ánh xạ f được gọi là liên tục tại điểm
x0 ∈ X nếu ∀ε > 0, ∃δ > 0, sao cho f (B(x0 , δ)) ⊂ B(f (x0 ), ε).

Định nghĩa 1.7.3 (theo “ngôn ngữ dãy”). Ánh xạ f được gọi là liên tục tại điểm x0 ∈ X
nếu với mọi dãy (xn )n ⊂ X, nếu dãy xn → x0 trong không gian (X, d) thì f (xn ) → f (x0 )
trong không gian (Y, d0 ).

Định lý 1.7.1. 3 định nghĩa ở trên tương đương với nhau.

Định nghĩa 1.7.4. Ánh xạ f được gọi là liên tục trên tập A ⊂ X nếu f liên tục tại mọi
điểm thuộc A. Ánh xạ f được gọi là liên tục nếu nó liên tục trên X.

Ví dụ 1.7.1. Chứng minh rằng ánh xạ sau là liên tục:


f : R2 → R xác định bởi f (x, y) = x với mọi (x, y) ∈ R2 .

Để chứng minh f liên tục, tức liên tục trên R2 , ta chứng minh nó liên tục tại mọi
điểm thuộc R2 .
Lấy (x0 ; y0 ) ∈ R2 bất kỳ, ta chứng minh f liên tục tại (x0 , y0 ).
Cách 1 (theo “ngôn ngữ ε, δ):
Lấy ε > 0 bất kỳ, ta cần tìm δ > 0 sao cho với mọi (x; y) ∈ R2 , mà
p
d2 ((x; y), (x0 ; y0 )) = (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ thì ta phải có
d(f (x, y), f (x0 , y0 )) = |x − x0 | < ε.
p
Rõ ràng |x − x0 | ≤ (x − x0 )2 + (y − y0 )2 với mọi (x, y) ∈ R2 , nên nếu chọn δ = ε thì ta
p
thấy rằng, nếu bất đẳng thức d2 ((x; y), (x0 ; y0 )) = (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ đúng, thì
bất đẳng thức d(f (x, y), f (x0 , y0 )) = |x − x0 | < δ = ε cũng đúng.
Tức là với ε > 0 tùy ý, tồn tại δ = ε > 0 sao cho với mọi (x; y) ∈ R2 , mà
p
d2 ((x; y), (x0 ; y0 )) = (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ thì ta có d(f (x, y), f (x0 , y0 )) = |x−x0 | <
ε.
Suy ra điều phải chứng minh.

10 Le Thi Nhu Bich


1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC 1.8 Phép đồng phôi

Cách 2: theo “ngôn ngữ lân cận”


Lấy ε > 0 bất kỳ, ta cần tìm δ > 0 sao cho f (B((x0 ; y0 ), δ)) ⊂ B(f (x0 , y0 ), ε).
Ta có B(f (x0 , y0 ), ε) = {y ∈ R|d(y, f (x0 , y0 )) < ε} = {y ∈ R||y − x0 | < ε} = (x0 − ε, x0 +
ε).
Lấy z ∈ f (B((x0 ; y0 ), δ)) suy ra tồn tại (x, y) ∈ B((x0 ; y0 ), δ) sao cho f (x, y) = z, ta chọn
δ sao cho z ∈ B(f (x0 , y0 ), ε) là được.
Ta thấy rằng, nếu chọn δ = ε, thì với mọi (x, y) ∈ R2 mà (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ, ta
cũng có |x − x0 | < δ = ε, suy ra |z − x0 | < ε, vì z = f (x, y) = x, tức là z ∈ B(f (x0 , y0 ), ε).
Vậy với ε > 0 tùy ý, tồn tại δ = ε > 0 sao cho f (B((x0 ; y0 ), δ)) ⊂ B(f (x0 , y0 ), ε). Ta có
điều phải chứng minh.

Cách 3: theo “ngôn ngữ dãy”


Lấy một dãy (xn ; yn )n tùy ý trong R2 , giả sử dãy này hội tụ về phần tử (x0 ; y0 ). Ta cần
chứng minh dãy số f (xn ; yn ) cũng dần về số thực f (x0 ; y0 ).
Thật vậy, vì dãy (xn ; yn )n hội tụ về phần tử (x0 ; y0 ) trong R2 , nên suy ra dãy (xn )n dần
về x0 và dãy (yn )n dần về y0 trong R.
Vì vậy lim f (xn ; yn ) = lim xn = x0 = f (x0 , y0 ). Suy ra điều phải chứng minh.
n→∞ n→∞

Vì (x0 , y0 ) lấy tùy ý trong R2 nên f cũng liên tục trên R2 .

Tính chất 1.7.2. Cho f, g là các ánh xạ liên tục từ X vào R, k ∈ R, khi đó:
f
1)f + g, f − g, kf, f g, liên tục trên miền xác định của nó.
g
2)max{f, g}, min{f, g} liên tục.

Định lý 1.7.3. Ánh xạ f liên tục trên X nếu và chỉ nếu:


1) Nếu A là tập mở tùy ý trong Y thì f −1 (A) là một tập mở trong X.
2) Nếu A là một tập đóng tùy ý trong Y thì f −1 (A) là một tập đóng trong X.

1.8 Phép đồng phôi


Định nghĩa 1.8.1. Ánh xạ f : X → Y được gọi là một phép đồng phôi nếu: 1) f là một
song ánh, 2) f liên tục trên X, 3) f −1 liên tục trên Y .
Ta gọi không gian X là đồng phôi với Y nếu có một phép đồng phôi nào đó từ X vào Y .

Nhận xét. 1) Nếu f : X → Y là một phép đồng phôi thì:


a) Một tập A ⊂ X đóng hay mở trong X khi và chỉ khi f (A) đóng hay mở trong Y .
b) Điểm x0 ∈ A ⊂ X là điểm trong (hay điểm biên, điểm dính,...) của A thì f (x0 ) cũng
là điểm trong (hay điểm biên, điểm dính...) của f (A).
2) Quan hệ “đồng phôi” là một quan hệ tương đương. Các không gian thuộc lớp tương
đương này (tức các không gian đồng phôi với nhau) có cùng cấu trúc topo (tức các tập
mở và đóng) và vì vậy ta thường đồng nhất chúng với nhau.

Le Thi Nhu Bich 11


1.9 Không gian liên thông, tập liên thông 1 ÔN TẬP KHÔNG GIAN MÊTRIC

1.9 Không gian liên thông, tập liên thông


Định nghĩa 1.9.1. Cho (X, d) là một không gian mêtric. X được gọi là không gian liên
thông nếu các tập ∅ và X là hai tập vừa đóng vừa mở duy nhất của X.
Tập A ⊂ X được gọi là liên thông nếu không gian mêtric con A liên thông.

Nhận xét. Từ định nghĩa trên ta thấy rằng, không gian X liên thông nếu nó không thể
biểu diễn dưới dạng hợp của 2 tập mở khác rỗng rời nhau (hoặc hợp của 2 tập đóng khác
rỗng rời nhau). Điều này có nghĩa là, nếu X = A ∪ B, trong đó A, B 6= ∅, A ∩ B = ∅ và
A, B đồng thời là mở (hoặc đồng thời đóng) thì X không liên thông.

Ví dụ 1.9.1. Không gian R với metric thông thường là không gian liên thông. Thật
vậy, giả sử X = A ∪ B sao cho A, B ⊂ R, A, B 6= ∅, A ∩ B = ∅ và A, B đều là tập
mở. Khi đó suy ra A, B cũng đồng thời là tập đóng. Lấy một điểm c ∈ R \ A, ta viết
A = (A ∩ (−∞, c)) ∪ (A ∩ (c, +∞)), và đặt A1 = A ∩ (−∞, c), A2 = A ∩ (c, +∞). Nếu
A1 6= ∅, ta đặt x0 = sup A1 thì x0 là một điểm dính của A, mà A đóng nên x0 ∈ A, ngoài
ra x0 ≤ c nên x0 ∈ A1 . Mặc khác A mở nên x0 là điểm trong của A(A1 ), tức là tồn tại
ε > 0 sao cho (x0 − ε, x0 + ε) ⊂ A1 , tức x0 không phải sup A1 , vô lý. Tương tự nếu A2 6= ∅.
Tóm lại ta chứng minh được R liên thông.

Nhận xét. Cho X là không gian mêtric và A ⊂ X. Tập A liên thông nếu nó không thể biểu
diễn dưới dạng hợp của 2 tập mở (trong không gian con A)), khác rỗng rời nhau (hoặc
hợp của 2 tập đóng (trong A) khác rỗng rời nhau). Điều này có nghĩa là, nếu A = B ∪ C,
trong đó B, C 6= ∅, B ∩ C = ∅ và B = U ∩ A, C = V ∩ A trong đó U, V đồng thời mở
(hoặc đóng) trong X thì A không liên thông.

Ví dụ 1.9.2. Trong không gian R với mêtric thông thường, tập Q là không liên thông.
Thật vậy, ta sẽ biểu diễn Q dưới dạng Q = B ∪ C, trong đó B, C 6= ∅, B ∩ C = ∅ và
B = U ∩ Q, C = V ∩ Q trong đó U, V đồng thời mở trong R.
√ √
Chọn U = (−∞, 2) và V = ( 2, +∞), ta thấy rằng U, V là 2 khoảng mở (tập mở)
trong R, do đó B, C cũng mở trong Q, đồng thời
√ √
Q = ((−∞, 2) ∩ Q) ∪ (( 2, +∞) ∩ Q), tức là Q tách được thành 2 tập mở rời nhau khác
rỗng, vì vậy Q không liên thông.

Ta thấy rằng, ngoài cách chọn điểm 2 này, thì ta cũng có thể chọn các điểm khác để
tách Q thành 2 phần rời nhau, miễn là điểm này là số vô tỷ là được.
Một cách tương tự, ta có thể chứng minh I không liên thông.

Tính chất 1.9.1. 1. Nếu A liên thông thì Ā cũng liên thông.
2. Giả sử A ⊂ B ⊂ Ā. Khi đó nếu A liên thông thì B liên thông.
3. Nếu các tập Aα với α ∈ I liên thông, đồng thời ∩α∈I Aα 6= ∅ thì ∪α∈I Aα là tập liên
thông.

Định lý 1.9.2. Cho f : X → Y liên tục, A ⊂ X. Khi đó, nếu A liên thông thì f (A) liên
thông.

12 Le Thi Nhu Bich


1 ÔN TẬP KHÔNG
1.10 GIAN
Các tính
MÊTRIC
chất của ánh xạ liên tục trên tập compact và liên thông

Nhận xét. Từ định lý trên ta suy ra, nếu hai không gian X và Y đồng phôi với nhau thì
X liên thông nếu và chỉ nếu Y liên thông.

Ví dụ 1.9.3. Ta dễ dàng kiểm tra được các tập sau liên thông trong R (metric thông
thường):
(a, b), (−∞, a), (a, +∞), (−∞, +∞), do chúng cùng đồng phôi với R.
Ngoài ra, từ tính chất 1.9,1 ta cũng suy ra các tập [a, b], (a, b], [a, b)(−∞, a][a, +∞) cũng
là các tập liên thông.

Định lý 1.9.3. Một tập con của R là liên thông nếu và chỉ nếu nó là một khoảng (tức là
có một trong các dạng sau (a, b), [a, b], (a, b], [a, b), (−∞, a), (−∞, a], (a, +∞),
[a, +∞), (−∞, +∞)) .

Định nghĩa 1.9.2 (liên thông đường). Không gian X đượcc gọi là liên thông đường
nếu với 2 điểm a và b bất kỳ trong X, có một ánh xạ liên tục f : [0, 1] → X sao cho
a = f (0), b = f (1). Ánh xạ f được gọi là một đường nối a và b trong X.
Tập con A của X được gọi là liên thông đường nếu không gian con A là liên thông đường.

Định lý 1.9.4. Mọi không gian liên thông đường đều liên thông.

Ví dụ 1.9.4. 1) Trong R2 , hình tròn A = {(x, y) ∈ R2 |x2 + y 2 ≤ 1} là liên thông


đường, do với mọi cặp điểm (x1 , y1 ), (x2 , y2 ) ∈ R2 , xét ánh xạ f : [0, 1] → A sao cho
f (t) = ((1−t)x1 +tx2 , (1−t)y1 +ty2 ). Ta thấy f liên tục và f (0) = (x1 , y1 ); f (1) = (x2 , y2 ).
Vì vậy A liên thông đường, do đó liên thông. 2) Mọi không gian Rn là liên thông đường
(ta có thể xét ánh xạ tương tự như ở ví dụ 1). Suy ra Rn do đó liên thông.

1.10 Các tính chất của ánh xạ liên tục trên tập compact và liên
thông
Định lý 1.10.1. (tính chất của tập compact) Cho f : X → Y là một ánh xạ liên tục.
Khi đó:
1) Nếu A⊂ X là một tập compact thì f (A) compact.
2) Nếu A⊂ X compact thì f liên tục đều trên A.
3) Nếu Y = R và A⊂ X compact thì f bị chặn trên A. Không những thế, f đạt giá trị
lớn nhất và nhỏ nhất trên A, tức là tồn tại x1 ∈ A sao cho f (x1 ) = max f (x) và tồn tại
x∈A
x2 ∈ A sao cho f (x2 ) = min f (x).
x∈A

Định lý 1.10.2. (tính chất của tập liên thông) Cho f : X → Y liên tục, A ⊂ X. Khi đó,
nếu A liên thông thì f (A) liên thông.

Ví dụ 1.10.1. Trong không gian R3 với metric thông thường, cho A = {(x, y, z) ∈ R3 :
x = cos t, y = sin t, z = t, t ∈ [0, 4π]}. Tập A là tập compact và liên thông.
Thật vậy, xét ánh xạ f : [0, 4π] → R3 , f (t) = (cos t, sin t, t). Dễ dàng kiểm tra được f liên
tục và A = f ([0, 4π]). Vì [0, 4π] vừa compact vừa liên thông nên A vừa compact vừa liên
thông.

Le Thi Nhu Bich 13


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

Kết hợp hai định lý trên, ta có kết quả sau:

Định lý 1.10.3. Cho f : X → R liên tục, A ⊂ X. Khi đó, nếu A vừa compact vừa liên
thông thì f (A) là một khoảng đóng trong R. Hơn nữa tập giá trị của hàm f là đoạn thẳng
[min f (x), max f (x)].
x∈A x∈A

Ví dụ 1.10.2. Cho x, y ∈ R,. Tìm tất cả các giá trị của x.y nếu x, y thỏa mãn điều kiện:
max{|x|, |y|} ≤ 1.

Đặt A = {(x, y) ∈ R2 | max{|x|, |y|} ≤ 1. Dễ dàng kiểm tra được A là một tập compact
và liên thông trong R2 .
Xét hàm số f : A → R, f (x, y) = x.y. Ta có f liên tục trên A, từ đó suy ra f (A) vừa
compact, vừa liên thông trong R. Do đó f (A) là một khoảng đóng trong R.
Ngoài ra, ta thấy là −1 ≤ xy ≤ 1 với mọi (x, y) ∈ A, hơn nữa xy = −1 khi (x, y) =
(1, −1) ∈ A và xy = 1 khi (x, y) = (1, 1) ∈ A. Do đó min f (x) = −1, max f (x) = 1. Vậy
f (A) = [−1, 1].

2 Không gian tôpô

2.1 Định nghĩa không gian tôpô và các ví dụ


Định nghĩa 2.1.1. Cho X là một tập khác rỗng. Gọi P(X) là tập hợp tất cả các tập
con của X và τ là một tập con của of P(X). τ được gọi là một tôpô trên X nếu:
1) ∅, X thuộc τ.
2) Giao của 2 tập bất kỳ thuộc τ cũng thuộc τ .
3) Hợp của một họ tùy ý các tập thuộc τ cũng thuộc τ .
Khi đó cặp (X, τ ) được gọi là một không gian tôpô.

Ví dụ 2.1.1. 1) Cho X = {a, b, c}, τ = {∅, {a}, {b}, {a, b}, {a, b, c}}.
Khi đó (X, τ ) là một không gian tôpô. Thật vậy, ta kiểm tra 3 điều kiện của một tôpô
đối với τ :
1) Rõ ràng ∅ và X đều thuộc τ, do đó điều kiện 1 thỏa mãn.
2) Dễ dàng kiểm tra giao 2 tập tùy ý trong τ là một tập thuộc τ , nên điều kiện 2 được
thỏa mãn.
3) Số phần tử của τ là hữu hạn (bằng 5) nên ta có thể lần lượt kiểm tra được hợp của
2 tập thuộc τ cũng thuộc τ ; hợp của 3 tập thuộc τ cũng thuộc τ ; hợp của4 tập thuộc τ
cũng thuộc τ và hợp của 5 tập thuộc τ cũng thuộc τ ; từ đó suy ra hợp của một họ tùy ý
các tập thuộc τ đều thuộc τ . Điều kiện 3 được thỏa mãn.
Vậy τ là một tôpô trên X.
2) Cho X là một tập khác rỗng và A là tập con của X(A 6= ∅, A 6= X). Khi đó họ các
tập con τ = {∅, A, X} là một tôpô trên X.

14 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ 2.2 Các khái niệm cơ bản

3) Cho X là một tập khác rỗng và τ = {∅, X}. Khi đó τ là một tôpô trên X. Tôpô
này được gọi là tôpô “’thô” trên X.

4) Với tập X khác rỗng, đặt τ = P(X) là tập tất cả các tập con của X. Khi đó τ là
một tô pô trên X. Tôpô này được gọi là tôpô rời rạc trên X.

5) Cho X là tập có vô hạn phần tử. Đặt τ = {U ⊂ X : X \ U hữu hạn} ∪ {∅}. Chứng
minh rằng τ là một tô pô trên X. (Tôpô này được gọi là tôpô đối hữu hạn trên X).
Thật vậy, rõ ràng ∅ và X đều thuộc τ .
Lấy 2 tập A, B bất kỳ thuộc τ . Nếu một trong 2 tập này là rỗng thì giao lại cũng là rỗng
(thuộc τ ). Ngược lại nếu cả 2 tập A, B đều khác rỗng, thì các tập X \ A và X \ B đều
hữu hạn. Tập X \ (A ∩ B) = (X \ A) ∪ (X \ B) vì vậy cũng hữu hạn. Suy ra A ∩ B thuộc
τ.
Bây giờ ta lấy một họ tùy ý các tập thuộc τ, giả sử họ đó là (Aα )α∈I , với tập chỉ số I là
một tập con nào đó của R. Nếu tất cả các phần tử thuộc họ này đều là tập rỗng, thì hợp
của nó cũng là tập rỗng (thuộc τ ). Còn không, nếu tồn tại một tập Aα0 nào đó của họ
này khác rỗng, vậy thì X \ Aα0 là tập hữu hạn. Mà (X \ ∪α∈I Aα ) ⊂ (X \ Aα0 ), nên cũng
là tập hữu hạn. Vì vậy ∪α∈I Aα thuộc τ .
τ thỏa mãn 3 điều kiện của một tôpô nên nó là một tôpô trên X.
6) Cho (X, d) là một không gian mêtric. Gọi τ là tập tất cả các tập mở trong X. Khi
đó τ là một tôpô trên X. Tôpô này được gọi là tôpô cảm sinh bởi mêtric d.
Như vậy, mọi không gian mêtric đều là không gian tôpô. Tôpô cảm sinh bởi mêtric Euclid
trên Rn được gọi là tôpô thông thường trên Rn .

2.2 Các khái niệm cơ bản


Định nghĩa 2.2.1. Cho (X, τ ) là một không gian tôpô. Khi đó mỗi tập E thuộc τ được
gọi là một tập mở.
Tập F trong X được gọi là tập đóng nếu X \ F là tập mở (tức X \ F ∈ τ ).

Ví dụ 2.2.1. Cho X = {a, b, c}, τ = {∅, {a}, {b}, {a, b}, {a, b, c}}.
Ta đã chứng minh (X, τ ) là một không gian tôpô ở ví dụ trên. Trong không gian tôpô này
các tập mở là ∅, {a}, {b}, {a, b}, {a, b, c} . Suy ra các tập đóng là X, X \ {a}, X \ {b}, X \
{a, b}, ∅, hay các tập đóng của X là X, {b, c}, {a, c}, {c}, ∅.

Nhận xét. Từ định nghĩa của không gian tôpô và định nghĩa của tập đóng, tập mở, ta có
các tính chất sau:
1) Hợp của một họ (tùy ý) các tập mở là tập mở.
2) Giao của hữu hạn các tập mở là tập mở.
3) Giao của một họ (tùy ý) các tập đóng là tập đóng.
4) Hợp của hữu hạn các tập đóng là tập đóng.
Các tính chất này cũng là các tính chất mà ta đã biết đối với tập đóng và tập mở trong
không gian mêtric.

Le Thi Nhu Bich 15


2.2 Các khái niệm cơ bản 2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

Định nghĩa 2.2.2. Cho X, τ là một không gian tôpô, A ⊂ X, x ∈ X. Tập A được gọi là
một lân cận của điểm x nếu tồn tại một tập mở U chứa x sao cho U ⊂ A.

Nhận xét. Mọi tập mở đều là lân cận của những điểm thuộc nó. Trong nhiều trường hợp,
lân cận của một điểm x thường được xem như là tập mở chứa điểm x đó.

Định nghĩa 2.2.3. Cho (X, τ ) là không gian tôpô , tập A ⊂ X và điểm x ∈ X.
1) Điểm x được gọi là điểm trong của A nếu tồn tại tập mở U chứa x sao cho U ⊂ A.
2) Điểm x được gọi là điểm biên của A nếu với mọi tập mở U chứa x, ta có U ∩ A 6= ∅ và
U ∩ Ac 6= ∅.
3) Điểm x được gọi là điểm cô lập của A nếu tồn tại tập mở U chứa x, sao cho U ∩A = {x}.
4) Điểm x được gọi là điểm dính của A nếu với mọi tập mở U chứa x, ta có U ∩ A 6= ∅.
5) Điểm x được gọi là điểm tụ của A nếu với mọi tập mở U chứa x, ta có (U \{x})∩A 6= ∅.

Nhận xét. Nếu ta xem các tập mở U chứa x trong các định nghĩa trên chính là hình cầu
mở B(x, r) trong không gian mêtric, thì ta sẽ thấy là khái niệm các loại điểm trong không
gian mêtric và và khái niệm các loại điểm trong không gian tôpô được định nghĩa tương
tự nhau. Khái niệm lân cận cũng được định nghĩa một cách tương tự như vậy.

Ví dụ 2.2.2. Trong không gian tôpô thông thường R, các hình cầu mở cũng là các tập
mở. Do đó, với tập A = [0, 1) ⊂ R, tập các điểm trong của A vẫn là (0, 1), tập các điểm
dính của A vẫn là [0, 1].
Các ví dụ về các loại điểm và tập đóng, tập mở trong không gian Rn với mêtric thông
thường mà ta đã lấy ở phần trước, cũng đúng cho không gian tôpô cảm sinh bởi mêtric
này.

Ngoài ra, ta cũng chứng minh được những tính chất sau:

Định lý 2.2.1. Tập A mở nếu và chỉ nếu mọi điểm của nó đều là điểm trong.
Tập A đóng nếu và chỉ nếu mọi điểm của nó đều là điểm dính.

HV tự chứng minh lại định lý này.


Khái niệm phần trong và bao đóng và biên cũng được định nghĩa tương tự như trong
không gian mêtric. Ta định nghĩa thêm khái niệm tập dẫn xuất như sau:

Định nghĩa 2.2.4. Cho (X, τ ) là không gian tôpô và tập A ⊂ X.


Phần trong của tập A, ký hiệu là Å hoặc int(A) là tập hợp tất cả các điểm trong của A.
Bao đóng của A, ký hiệu là Ā hay Cl(A) là tập tất cả các điểm dính của A.
Biên của A, ký hiệu ∂A hoặc F rA là tập tất cả các điểm biên của A.
Tập tất cả các điểm tụ của A được gọi là tập dẫn xuất của A, ký hiệu Ad .

Định lý 2.2.2. 1) Phần trong của tập A là tập mở lớn nhất chứa trong A.
2) Bao đóng của tập A là tập đóng bé nhất chứa A.

HV chứng minh lại các tính chất sau:

16 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ 2.3 Không gian tôpô con

Tính chất 2.2.3. 1) Tập A mở nếu và chỉ nếu A = Å;


Tập A đóng nếu và chỉ nếu A = Ā
2) int(Å) = Å; Cl(Ā) = Ā.
3) int(A ∩ B) = Å ∩ B̊; int(A ∪ B) ⊃ Å ∪ B̊.
4) A ∩ B ⊂ Ā ∩ B̄; A ∪ B ⊃ Ā ∪ B̄.

Ví dụ 2.2.3. Cho τ = {S ⊂ R : 0 ∈
/ S} ∪ {R}.
1) Chứng minh rằng τ là một tôpô trên R.
2) Tìm phần trong, bao đóng của A = (1, 2) and B = (−1, 1).

1) HV tự chứng minh.
2) Ta thấy rằng, U là một tập mở của không gian tôpô (R, τ ) nếu U = R hoặc U là một
tập không chứa phần tử 0. Từ đó suy ra, F là một tập đóng, nếu F là tập rỗng, hoặc F
có chứa điểm 0.
A = (1, 2) không chứa 0 nên nó là tập mở, vì vậy Å = A = (1, 2). Bao đóng của A là tập
đóng bé nhất chứa A. Gọi V là tập đóng chứa A, khi đó V chứa tập A và phải chứa điểm
0. Tập bé nhất trong số này là tập (1, 2) ∪ {0}. Vậy Ā = (1, 2) ∪ {0}.
Tương tự, B chứa 0 nên B là tập đóng, bao đóng B là chính nó. Phần trong B là tập mở
lớn nhất chứa trong B, đó là tập (−1, 1) \ {0}.

2.3 Không gian tôpô con


Định nghĩa 2.3.1. Cho (X, τ ) là một không gian tôpô và Y là một tập con khác rỗng
của X. Khi đó τY = {G ∩ Y : G ∈ τ } là một tôpô trên Y và được gọi là tôpô cảm sinh
của τ trên Y . (Y, τY ) được gọi là không gian tôpô con của (X, τ ).

Nhận xét. Nếu Y là không gian tôpô con của X và Z là không gian tôpô con của Y thì
Z cũng là không gian tôpô con của X.
Kết quả sau tương tự như kết quả ta đã có trong không gian mêtric:

Định lý 2.3.1 (tập đóng và tập mở trong không gian tôpô con). Cho Y là không gian
tôpô con của X và A ⊂ Y . Khi đó, tập A là mở trong Y nếu và chỉ nếu tồn tại tập G là
tập mở trong X, sao cho A = G ∩ Y.
Tập A là đóng trong Y nếu và chỉ nếu tồn tại tập F đóng trong X sao cho A = F ∩ Y.

2.4 Tập trù mật. Không gian khả ly.


Định nghĩa 2.4.1. Cho A là một không gian tôpô, A, B ⊂ X.
Tập A được gọi là trù mật trong B nếu Ā ⊃ B.
Tập A được gọi là trù mật trong X nếu Ā = X.
Không gian tôpô X được gọi là không gian khả ly nếu có tập A trù mật trong X và A là
tập đếm được.

Nhận xét. 1) Tập A trù mật trong B nghĩa là mọi điểm thuộc tập B đều là điểm dính
của A.
2) Nếu A trù mật trong B, B trù mật trong C thì Acũng trù mật trong C.

Le Thi Nhu Bich 17


2.5 Cơ sở của tôpô 2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

Ví dụ 2.4.1. 1) Trong R với tôpô thông thường, Q trù mật trong R vì Q = R. Mà Q


đếm được nên R khả ly.
2) Tương tự, ta cũng có Rn là không gian khả ly.

2.5 Cơ sở của tôpô


Định nghĩa 2.5.1. Cho(X, τ ) là một không gian tôpô. B là một tập con khác rỗng của
τ . B được gọi là cơ sở của không gian tôpô (X, τ ) nếu mỗi tập mở G có thể biểu diễn
thành hợp các phần tử thuộc B.
Hay nói cách khác, B ⊂ τ là một cơ sở của τ nếu với mọi tập mở G ∈ τ, với mọi điểm
x ∈ G luôn tồn tại tập U ∈ B sao cho x ∈ U ⊂ A.

Ví dụ 2.5.1. 1) Cho τ là tập hợp các tập mở của không gian mêtric R. Gọi B là tập hợp
các hình cầu mở trong R. Khi đó B là một cơ sở của τ .
Thật vậy, gọi U là một tập mở bất kỳ của R. Khi đó mọi điểm thuộc U đều là điểm trong,
tức là mọi x ∈ U, tồn tại B(x, rx ) ⊂ U . Do đó ta có thể biểu diễn U = ∪x∈U B(x, rx ). Vậy
B là một cơ sở của τ .
2) Cho X = {a, b, c} và τ là không gian tô pô rời rạc trên X. Tìm một cơ sở của τ .
Ta có τ = {∅, {a}, {b}, {c}, {a, b}, {a, c}, {b, c}, X}.
Gọi B = {{a}, {b}, {c}}, dễ thấy là B là một cơ sở của τ vì mỗi phần tử của τ đều có
thể biểu diễn dưới dạng hợp của các phần tử của B. (Ở đây ta lưu ý rằng, tập rỗng có
thể xem như là hợp của một họ rỗng các tập thuộc B).
Ta cũng thấy rằng B không phải là cơ sở duy nhất của τ, ví dụ B1 = {{a}, {b}, {c}, {a, b}}
cũng là một cơ sở của τ .

Nhận xét. Mọi không gian tô pô (X, τ ) có ít nhất một cơ sở, ví dụ chính nó.
Định lý sau cho ta điều kiện để một họ B là cơ sở cho một không gian tôpô (X, τ ):

2.5.1. Cho X là một tập khác rỗng, B ⊂ P(X). Giả sử B thỏa mãn 2 điều kiện:
Định lý [
1) X = B
B∈B
2) Với mọi tập U, V ∈ B , với mọi x ∈ U ∩ V , tồn tại W ∈ B sao cho x ∈ W ⊂ U ∩ V .
Khi đó tồn tại một tôpô τ trên X sao cho B là cơ sở của τ .

Nhận xét. Tôpô τ nhận B làm cơ sở ở định lý trên được xác định như sau:
τ = {U ⊂ X : U có thể biểu diễn thành hợp các phần tử của B}.

Ví dụ 2.5.2. 1) Xét tập B = {(a, b) : a, b ∈ R, a < b}. Ta thấy B này là một cơ sở của
tôpô thông thường trên R, trong đó các tập mở là hợp của các khoảng mở. (Học viên tự
kiểm tra 2 điều kiện).
2) Xét tập B1 = {[a, b) : a, b ∈ R, a < b}. Ta thấy B1 này cũng là một cơ sở của một tôpô
trên R (nhưng khác với tôpô thông thường ở ví dụ trên). Không gian tôpô này được gọi

18 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ 2.6 Cơ sở lân cận

là đường thẳng Sorgenfrey.


[
Thật vậy, rõ ràng R = [a, b). Ngooài ra giao của 2 phần tử bất kỳ thuộc B1 hoặc là
a,b∈R
rỗng, hoặc cũng là một phần tử thuộc B1 nên điều kiện thứ 2 cũng được thỏa mãn.
Ta gọi τ = {U ⊂ R : U có thể biểu diễn thành hợp các phần tử của B1 }. Có thể thấy là,
hợp các tập thuộc τ cũng có thể là nửa khoảng, nhưng cũng có thể là một khoảng mở, ví
[ 1
dụ [ , 1) = (0, 1), nên các tập mở trong không gian tôpô này có thể là nửa khoảng,
n∈N ∗
n
hoặc là một khoảng mở, hoặc là hợp của chúng.

Định nghĩa 2.5.2. Không gian tôpô X mà tôpô của nó có một cơ sở đếm được thì X
được gọi là không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ hai.

Định lý 2.5.2. Mọi không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ hai đều là không gian
khả ly.

HV tự chứng minh định lý.

2.6 Cơ sở lân cận


Định nghĩa 2.6.1. Cho(X, τ ) là một không gian tôpô, x ∈ X và U (x) là tập tất cả các
lân cận của x. Họ V (x) ⊂ U (x) được gọi là một cơ sở lân cận của x nếu mọi U thuộc
U (x) tồn tại V ∈ V (x) sao cho x ∈ V ⊂ U .
Không gian tôpô X mà tại mỗi x ∈ X đều có một cơ sở lân cận đếm được được gọi là
không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ nhất.

Ví dụ 2.6.1. 1. Tập hợp tất cả các lân cận của điểm x là một cơ sở lân cận của x.
1
2. Cho (X, d) là một không gian mêtric, x ∈ X, gọi Vn (x) = {y ∈ X : d(y, x) < , n ∈ N∗ }.
n
Khi đó Vn (x) là một cơ sở lân cận của x, vì mọi lân cận của x đều chứa ít nhât một hình
cầu mở tâm x.

Định lý 2.6.1. Giả sử X là không gian tôpô, A ⊂ X. Khi đó các mệnh đề sau là tương
đương:
1. x ∈ A
2. Với mọi cơ sở lân cận V (x) của x, với mọi tập V ∈ V (x) thì V ∩ A 6= ∅.
3. Tồn tại một cơ sở lân cận V (x) của x mà V ∩ A 6= ∅, với mọi V ∈ V (x).

HV tự chứng minh định lý này.


Từ định lý trên ta có hệ quả sau:

Hệ quả. Nếu U là tập mở và U ∩ A = ∅ thì U ∩ A = ∅.


Đặc biệt nếu U, V là các tập mở rời nhau thì U ∩ V = ∅ = V ∩ U .

2.7 Ánh xạ liên tục


Định nghĩa 2.7.1. Cho X, Y là 2 không gian tôpô, x0 là một điểm thuộc X. Ánh xạ
f : X → Y được gọi là liên tục tại điểm x0 nếu với mọi lân cận V của điểm f (x0 ), tồn

Le Thi Nhu Bich 19


2.7 Ánh xạ liên tục 2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

tại một lân cận U của x0 sao cho f (U ) ⊂ V .


Ta nói f liên tục trên A ⊂ X nếu f liên tục tại mọi điểm x ∈ A, và f liên tục nếu f liên
tục trên X.

Nhận xét. 1. Vì mỗi tập mở là lân cận của mọi điểm thuộc nó nên từ định nghĩa trên ta
suy ra, nếu ánh xạ f : X → Y liên tục tại điểm x0 thì với mọi tập mở B chứa điểm f (x0 ),
tồn tại một tập mở A chứa x0 sao cho f (A) ⊂ B.
Ngược lại, nếu với mọi tập mở B chứa điểm f (x0 ), luôn tồn tại một tập mở A chứa x0 sao
cho f (A) ⊂ B, khi đó ta lấy một lân cận V bất kỳ của f (x0 ), sẽ tồn tại tập mở B ⊂ V
và B chứa x0 . Từ đó suy ra tồn tại tập mở A chứa x0 sao cho f (A) ⊂ B ⊂ V . Đồng thời
tập mở A này cũng là lân cận U của điểm x0 .
Tóm lại, định nghĩa trên có thể phát biểu bởi mệnh đề tương đương như sau: Ánh xạ
f : X → Y được gọi là liên tục tại điểm x0 nếu với mọi tập mở B chứa f (x0 ), tồn tại một
tập mở A chứa x0 sao cho f (A) ⊂ B.
2. Trong nhiều chứng minh, ta cũng thường đồng nhất khái niệm lân cận và tập mở như
ở trên.

Ví dụ 2.7.1. 1) Cho ánh xạ f : X → Y trong đó X là không gian tô pô rời rạc. Chứng


minh rằng f liên tục trên X.
Theo định nghĩa, ta cần chứng minh f liên tục tại mọi điểm thuộc X. Lấy x0 bất kỳ
thuộc X, ta chứng minh f liên tục tại x0 . Chú ý là X là tô pô rời rạc nên mọi tập con
của X đều là tập mở trong X.
Xét tập mở V ⊂ Y bất kỳ chứa f (x0 ), ta cần chỉ ra có một tập mở U ⊂ X chứa x0 sao
cho f (U ) ⊂ V .
Chọn U = f −1 (V ), ta thấy U là một tập con của X nên U là tập mở. Ngoài ra ta cũng
có f (f −1 (V )) ⊂ V, hay f (U ) ⊂ V .
Theo định nghĩa, ta có f liên tục tại điểm x0 .
Vì x0 lấy tùy ý trên X nên f liên tục trên X.
2) Cho ánh xạ f : X → Y với Y là không gian tô pô thô . Chứng minh rằng f liên tục.
Lấy x0 thuộc X. Xét một tập mở V ⊂ Y bất kỳ chứa điểm f (x0 ). Do Y là không gian tô
pô thô nên nó chỉ có 2 tập mở là ∅ và Y . Vì vậy tập mở chứa f (x0 ) (nên khác rỗng) chỉ
có thể là Y . Ta có V = Y.
Chọn U = X, ta có U là một tập mở, U rõ ràng chứa x0 , ngoài ra f (U ) = f (X) ⊂ Y = V.
Như vậy ta tìm được tập mở U chứa x0 thỏa mãn điều kiện f (U ) ⊂ V .
Theo định nghĩa, ta có f liên tục tại x0 .
3) Xét ánh xạ f : X → Y , xác định bởi công thức f (x) = b, với mọi x ∈ X, trong đó b
là một điểm thuộc Y . Ánh xạ f cũng liên tục, thật vậy, lấy x0 ∈ X, xét một tập mở V
chứa f (x0 ). Vì f (x) = b với mọi x ∈ X nên f (X) = {b}. Vì vậy ta chỉ cần chọn U = X
là thỏa mãn điều kiện U là tập mở chứa x và f (U ) ⊂ V .

Định lý 2.7.1. Cho ánh xạ f : X → Y , trong đó X, Y là 2 không gian tô pô. Khi đó f


liên tục trên X nếu và chỉ nếu:
1) với mọi tập mở G trong Y thì f −1 (G) cũng là tập mở.
2) với mọi tập đóng F trong Y thì f −1 (F ) cũng là tập đóng.

20 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ 2.8 Các tiên đề tách

Hệ quả. Cho f : X → Y là một ánh xạ. Giả sử B là một cơ sở của tô pô trên Y . Khi đó
f liên tục nếu và chỉ nếu với mọi tập B ∈ B thì f −1 (B) cũng là tập mở.

Tính chất 2.7.2. Cho f, g là hai ánh xạ từ X vào R liên tục, k ∈ R, khi đó:
f
1) f + g, f − g, kf, f g, (nếu xác định) cũng là các ánh xạ liên tục.
g
2) max{f, g}, min{f, g} liên tục.

Tính chất 2.7.3. Cho f : X → Y ; g : Y → Z là các ánh xạ liên tục. Khi đó g ◦ f liên
tục.

Định nghĩa 2.7.2. Một ánh xạ f : X → Y được gọi là một phép đồng phôi nếu f là
song ánh, f liên tục và f −1 liên tục.

2.8 Các tiên đề tách


Định nghĩa 2.8.1. 1) Không gian tôpô X được gọi là không gian T1 nếu với hai điểm
x, y ∈ X phân biệt, tồn tại lân cận U của x và lân cận V của y sao cho x ∈ / V và y ∈
/ U.
2) Không gian tôpô X được gọi là không gian T2 (hoặc không gian Hausdorff ) nếu với
hai điểm x, y ∈ X phân biệt, tồn tại lân cận U của x và lân cận V của y sao cho U ∩V = ∅.
3) Không gian tôpô X được gọi là không gian T3 (hoặc không gian chính quy) nếu X
là T1 đồng thời với mọi x ∈ X, với mọi tập đóng F trong X không chứa x, tồn tại 2 tập
mở U, V , sao cho x ∈ U, F ⊂ V và U ∩ V = ∅.
4) Không gian tôpô X được gọi là không gian T3 1 (hoặc không gian Tychonoff hay không
2
gian hoàn toàn chính quy) nếu X là T1 và với mỗi x ∈ X, với mỗi tập đóng F ⊂ X
không chứa x, tồn tại hàm f : X → [0, 1] liên tục sao cho f (x) = 0 và f (y) = 1, ∀y ∈ F .
5) Không gian tô pô X được gọi là không gian T4 (hoặc không gian chuẩn tắc) nếu X
là T1 và với 2 tập đóng A, B ⊂ X rời nhau, tồn tại 2 tập mở U, V sao cho A ⊂ U, B ⊂ V
và U ∩ V = ∅.

Tính chất 2.8.1. Không gian tôpô X là T1 nếu và chỉ nếu mọi tập có 1 phần tử của nó
đều là tập đóng.

Thật vậy, giả sử X là T1 . Xét phần tử x ∈ X bất kỳ. Ta chứng minh X \ {x} là tập
mở.
Xét y ∈ X \ {x}, suy ra y 6= x. Vì X là T1 nên tồn tại lân cận V của y sao cho x ∈ / V,
tức là V ⊂ X \ {x}. Vậy y là điểm trong của X \ {x}, hay X \ {x} là tập mở. Suy ra {x}
là tập đóng.
Bây giờ ta giả sử mọi tập {x} với x ∈ X đều là tập đóng. Lấy 2 điểm x, y phân biệt thuộc
X. Xét tập U = X \ {y} là một tập mở, cũng là một lân cân của x không chứa điểm y.
Tương tự, tập V = X \ {x} là một tập mở, cũng là một lân cân của y không chứa điểm
x. Vậy X là T1 .

Ví dụ 2.8.1. 1) Nếu X là không gian tô pô rời rạc, khi đó mọi tập có một phần tử của
X đều là tập mở và cũng đồng thời là tập đóng, nên suy ra X là T1 .
2) Không gian tô pô đối hữu hạn là không gian T1 do các tập có một phần tử của nó đều

Le Thi Nhu Bich 21


2.9 Không gian mêtric hóa được 2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

là tập đóng.
3) Cho X = {a, b} với tô pô τ = {∅, X, {a}}. X không phải là T1 do tập {a} có một phần
tử nhưng không phải là tập đóng.

Tính chất 2.8.2. 1) Không gian tô pô X là không gian T3 nếu và chỉ nếu X là T1 và
với mọi x ∈ X và với mọi tập mở V chứa x, tồn tại tập mở U sao cho x ∈ U ⊂ Ū ⊂ V .
2) Không gian tô pô X là không gian T4 nếu và chỉ nếu X là T1 và với mọi tập đóng
A ⊂ X và với mọi tập mở G ⊂ A, tồn tại tập mở U sao cho A ⊂ U ⊂ Ū ⊂ G.
3) Nếu X là T3 và có cở sở đếm được thì X là T4 .

Nhận xét. Ta kiểm tra được các mệnh đề sau:


1. T4 ⊂ T3 ⊂ T2 ⊂ T1 .
2. Không gian hoàn toàn chính quy là không gian chính quy.
3. Không gian chuẩn tắc là không gian hoàn toàn chính quy.
(Xem chứng minh trong tài liệu tham khảo).

Định lý 2.8.3 (Bổ đề Urysohn). Cho X là không gian chuẩn tắc và A, B là 2 tập đóng
rời nhau của X. Khi đó tồn tại ánh xạ liên tục f : X → [0, 1] sao cho f (x) = 0 với mọi
x ∈ A và f (x) = 1 với mọi x ∈ B.

Định lý 2.8.4 (Tietze-Urysohn). Cho M là không gian con đóng của không gian chuẩn
tắc X và f : M → R là một ánh xạ liên tục, bị chặn trên M . Khi đó tồn tại ánh xạ liên
tục F : X → R sao cho F (x) = f (x) với mọi x ∈ M và sup |F (x)| = sup |f (x)|.
x∈X x∈M

Hệ quả. Cho M là không gian con đóng của không gian chuẩn tắc X và f : M → R là
hàm liên tục. Khi đó tồn tại ánh xạ liên tục F : X → R sao cho F (x) = f (x) với mọi
x ∈ M.

2.9 Không gian mêtric hóa được


Định nghĩa 2.9.1. Cho (X, τ ) là một không gian tô pô. Nếu tồn tại một mêtric d trên
X sao cho tập các hình cầu mở trong không gian mêtric (X, d) là một cơ sở của τ thì ta
nói tô pô τ sinh ra bởi d, và không gian tôpô (X, τ ) là không gian mêtric hóa được.

Ví dụ 2.9.1. Tôpô rời rạc τ trên tập X là tôpô sinh ra bởi mêtric rời rạc trên X, trong
đó mêtric rời rạc trên X là hàm được định nghĩa như sau: d(x, y) = 0 nếu x = y và
d(x, y) = 1 nếu x 6= y, với mọi x, y ∈ X.
Thật vậy, xét một hình cầu mở tâm x bán kính r > 0 trong (X, d), ta có B(x, r) = {x}
nếu r < 1 và B(x, r) = X nếu r ≥ 1. Ta kiểm tra xem một tập mở bất kỳ (thuộc τ ) có
thể biểu diễn thành hợp các hình cầu mở này hay không. Nhắc lại, τ là tôpô rời rạc trên
X thì mọi tập con của X đều thuộc τ . Xét một tập con A bất kỳ của X, ta thấy rằng
[ 1
A= B(x, ). Như vậy tập các hình cầu mở trong (X, d) là một cơ sở của tô pô τ . Vậy
x∈A
2
τ sinh ra bởi d. Ta cũng có không gian (X, τ ) là không gian mêtric hóa được.

22 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ 2.10 Không gian compact

Định lý 2.9.1. Cho X là không gian mêtric hóa được. Khi đó X thỏa mãn tiên đề đếm
được thứ nhất, đồng thời X là không gian chuẩn tắc.

Ví dụ 2.9.2. 1) Cho X = R và τ = {∅, X, [0, 1]}. Khi đó (X, τ ) không phải là T2 nên
không mêtric hóa được.
2) Không gian tôpô thô (chứa nhiều hơn 1 điểm) không mêtric hóa được vì nó không phải
là không gian chuẩn tắc.

Định lý 2.9.2 (Urysohn). Mọi không gian chính quy (X, τ ) thỏa tiên đề đếm được thứ
hai là không gian mêtric hóa được.

2.10 Không gian compact


Trong chương trước, ta đã định nghĩa tập compact, và nhờ định lý Heine-Borel, ta đã
chứng minh được, một tập compact trong không gian mêtric nếu và chỉ nếu mọi phủ mở
của nó đều tồn tại một phủ con hữu hạn. Bây giờ ta định nghĩa tập compact trong không
gian tôpô như sau:

Định nghĩa 2.10.1. Cho X là một không gian tôpô, A là một tập con của X. Tập A
được gọi là compact nếu mọi phủ mở của A đều tồn tại một phủ con hữu hạn.
Không gian X được gọi là compact nếu tập X là tập compact.

Nhận xét. Với định nghĩa này thì các tập mà ta chứng minh compact ở chương trước cũng
thỏa mãn điều kiện compact trong không gian tôpô tương ứng.
Ta cũng có các kết quả sau:

Tính chất 2.10.1. 1) Một tập hữu hạn trong không gian tôpô là compact.
2) Hợp của hữu hạn tập compact là tập compact.

Định lý sau cho ta một cách kiểm tra một không gian không phải là compact:

Định lý 2.10.2. Không gian tôpô X là compact nếu và chỉ nếu với mọi họ F các tập đóng
\ họ hữu hạn các tập {F1 , F2 , ...Fn } bất kỳ của F, mà F1 ∩ F2 ∩ ... ∩ Fn
trong X, nếu một
khác rỗng thì F cũng khác rỗng.
F ∈F

Ví dụ 2.10.1. Trong không gian tôpô R thông thường, không gian con [0, 1) không
compact. Thật vậy, xét họ F = {[1 − 1/n, 1) : n = 1, 2...} các tập đóng trong không gian
con [0, 1), ta thấy giao của hữu hạn các tập bất kỳ thuộc F đều khác rỗng, tuy nhiên giao
các tập thuộc F thì bằng rỗng. Do đó nó không thỏa mãn điều kiện định lý ở trên, suy
ra [0, 1) không compact.

Một số tính chất của tập compact mà ta có thể dễ dàng kiểm tra được:

Tính chất 2.10.3. 1. Cho A là một tập đóng trong không gian compact X. Khi đó A
cũng là tập compact.
2. Nếu X là không gian Hausdorff và A là tập compact trong X thì A đóng.
3. Nếu X là không gian Hausdorff và X compact thì X là chuẩn tắc.

Le Thi Nhu Bich 23


2.10 Không gian compact 2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

Các kết quả sau cũng đúng trong không gian tôpô:
Định lý 2.10.4. 1. Cho f : X → Y là một ánh xạ liên tục. Khi đó nếu A ⊂ X compact
thì f (A) cũng compact.
2. Cho A là một tập compact trong không gian tô pô X và f : X → R là một hàm liên
tục. Khi đó f bị chặn và đạt được giá trị nhở nhất và lớn nhất trên A.
Ta định nghĩa khái niệm compact địa phương như sau:
Định nghĩa 2.10.2 (compact địa phương). Không gian tôpô X được gọi là compact địa
phương nếu mọi x ∈ X có một lân cận U mà U compact.
Nhận xét. Rõ ràng nếu X compact thì X compact địa phương. Tuy nhiên ta cũng thấy
rằng có những không gian compact địa phương, nhưng không compact, ví dụ như Rn .
Đối với những không gian không compact, ta có thể “ nhúng” nó vào một không gian
compact. Hành động này gọi là “compact hóa” một không gian tôpô, và được định nghĩa
như sau:
Định nghĩa 2.10.3 (compact hóa). Cho X là một không gian tôpô. Compact hóa của X
là một phép đồng phôi h : X → Y sao cho Y là một không gian compact và Y = h(X).
Giả sử (X, τ ) là một không gian tôpô compact địa phương. Ta thêm vào X một điểm
(ký hiệu điểm đó là ∞, chú ý là ∞ ∈ / X ). Gọi không gian mới là X∞ = X ∪ {∞}. Ta
định nghĩa tôpô τ∞ trên X∞ gồm các tập thuộc τ và các tập có dạng G = U ∪ {∞} trong
đó U ∈ τ đồng thời X \ U compact trong X.
Ta chứng minh được τ∞ là một tôpô trên X∞ , đồng thời phép đồng nhất id : X → X∞
là một compact hóa (compact hóa này được gọi là compact hóa một điểm). Kết quả này
được phát biểu trong định lý sau:
Định lý 2.10.5 (Alexandrov). Cho (X, τ ) là không gian compact địa phương. Nếu X là
không gian không compact thì ánh xạ h : X → X∞ là một compact hóa.
Một số kết quả về không gian Hausdorff compact địa phương:
Định lý 2.10.6. Cho X là không gian compact địa phương. Không gian X∞ là không
gian Hausdorff khi và chỉ khi X là không gian Hausdorff.
Định lý 2.10.7. Cho X là không gian Hausdorff và compact địa phương. Giả sử A là một
tập compact trong X và U là tập mở chứa A. Khi đó tồn tại ánh xạ liên tục f : X → R
sao cho:
1) 0 ≤ f (x) ≤ 1 với mọi x ∈ X.
2) f (x) = 1 nếu x ∈ A,
3) f (x) = 0 nếu x ∈
/ U.
Hệ quả. Cho X là không gian Hausdorff và compact địa phương. Khi đó với mọi tập
đóng F ⊂ X và mọi điểm x0 ∈ / F tồn tại một ánh xạ liên tục f : X → R sao cho:
1) 0 ≤ f (x) ≤ 1 với mọi x ∈ X.
2) f (x0 ) = 1,
3) f (x) = 0 nếu x ∈ F .
Hệ quả. Mọi không gian Hausdorff và compact địa phương đều là chính quy.

24 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN TÔPÔ 2.11 Không gian liên thông

2.11 Không gian liên thông


Ta định nghĩa lại khái niệm không gian liên thông và tập liên thông như ở chương
trước:

Định nghĩa 2.11.1. Cho (X, d) là một không gian mêtric. X được gọi là không gian liên
thông nếu các tập ∅ và X là hai tập vừa đóng vừa mở duy nhất của X.
Tập A ⊂ X được gọi là liên thông nếu không gian mêtric con A liên thông.

Nhận xét. 1. Không gian X liên thông nếu nó không thể biểu diễn dưới dạng hợp của 2
tập mở khác rỗng rời nhau (hoặc hợp của 2 tập đóng khác rỗng rời nhau). Điều này có
nghĩa là, nếu X = A ∪ B, trong đó A, B 6= ∅, A ∩ B = ∅ và A, B đồng thời là mở (hoặc
đồng thời đóng) thì X không liên thông.
2. Tập A ⊂ X liên thông nếu nó không thể biểu diễn dưới dạng hợp của 2 tập mở (trong
không gian con A)), khác rỗng rời nhau (hoặc hợp của 2 tập đóng (trong A) khác rỗng
rời nhau). Điều này có nghĩa là, nếu A = B ∪ C, trong đó B, C 6= ∅, B ∩ C = ∅ và
B = U ∩ A, C = V ∩ A trong đó U, V đồng thời mở (hoặc đóng) trong X thì A không
liên thông.

Ví dụ 2.11.1. 1) Mọi không gian tôpô thô đều liên thông, do ∅ và X là 2 tập duy nhất
vừa đóng vừa mở của nó.
2) Cho X là không gian tô pô rời rạc. Nếu X có nhiều hơn 1 điểm thì X không liên thông.
Thật vậy, giả sử a, b là 2 điểm thuộc X. Khi đó tập {a} và tập {b} là các tập vừa đóng
vừa mở khác rỗng và khác X, cho nên X không liên thông.
3) Cho X = {a, b} và τ = {∅, X, {a}}. Khi đó X là liên thông, vì trong X chỉ có 2 tập
vừa đóng vừa mở là ∅ và X.
4) Cho X = {a, b, c, d, e} và τ = {∅, X, {a}, {c, d}, {a, c, d}, {b, c, d, e}}.
Tập {a} là liên thông vì nó không thể biểu diễn dưới dạng (U ∩ {a}) ∪ (V ∩ {a}) sao cho
U, V là các tập mở trong X, đồng thời U ∩ {a} và V ∩ {a} là các tập khác rỗng, rời nhau.
Tập {a, c, d} không liên thông vì {a, c, d} = ({a} ∩ {a, c, d}) ∪ ({c, d} ∩ {a, c, d}).

Nhắc lại các kết quả đã biết về tập liên thông ở chương trước:

Tính chất 2.11.1. 1. Nếu A liên thông thì Ā cũng liên thông.
2. Giả sử A ⊂ B ⊂ Ā. Khi đó nếu A liên thông thì B liên thông.
3. Nếu các tập Aα với α ∈ I liên thông, đồng thời ∩α∈I Aα 6= ∅ thì ∪α∈I Aα là tập liên
thông.

Định lý 2.11.2. Cho f : X → Y liên tục, A ⊂ X. Khi đó, nếu A liên thông thì f (A)
liên thông.

Định lý 2.11.3. Cho hàm f : X → R liên tục, X là không gian liên thông. Giả sử a, b
là 2 điểm thuộc X mà f (a) < f (b). Khi đó, với mọi C ∈ [f (a), f (b)], tồn tại c ∈ X sao
cho f (c) = f (C).

Le Thi Nhu Bich 25


2.12 Tích Descartes các của hai không gian tô pô 2 KHÔNG GIAN TÔPÔ

Định nghĩa 2.11.2 (liên thông đường). Không gian X đượcc gọi là liên thông đường
nếu với 2 điểm a và b bất kỳ trong X, có một ánh xạ liên tục f : [0, 1] → X sao cho
a = f (0), b = f (1). Ánh xạ f được gọi là một đường nối a và b trong X.
Tập con A của X được gọi là liên thông đường nếu không gian con A là liên thông đường.

Định lý 2.11.4. Mọi không gian liên thông đường đều liên thông.

Khái niêm thành phần liên thông của một điểm và thành phần liên thông của không
gian:

Định nghĩa 2.11.3 (Thành phần liên thông). Cho X là không gian tôpô và x ∈ X. Một
thành phần liên thông của x, ký hiệu là C(x) là hợp các tập liên thông của X có chứa x.

Tính chất 2.11.5. Thành phần liên thông của điểm x có các tính chất sau:
(a) Các không gian con C(x) đóng và liên thông.
(b) Nếu x, y ∈ X, thì C(x) và C(y) hoặc trùng nhau, hoặc rời nhau.
(c) Mọi không gian con liên thông của X đều được chứa trong một thành phần liên thông
C(x) duy nhất.

Định nghĩa 2.11.4. Thành phần liên thông của mỗi điểm x ∈ X được gọi là một thành
phần liên thông của X.

Định lý 2.11.6. Cho X là không gian tô pô. Khi đó mỗi thành phần liên thông của X
là đóng. Chúng rời nhau và có hợp là X.

Nhận xét. Để tìm các thành phân liên thông của không gian tô pô X, ta tìm thành phần
liên thông của mọi điểm x thuộc X.

2.12 Tích Descartes các của hai không gian tô pô


Cho X, Y là 2 không gian tô pô và X × Y = {(x, y) : x ∈ X, y ∈ Y } là tích Descartes
của X và Y .
Ký hiệu B là họ các tập con của X × Y có dạng U × V, trong đó U là một tập mở trong
X và V là một tập mở trong Y .
Rõ ràng B là một phủ của X × Y và giao 2 tập bất kỳ của B cũng thuộc B. Suy ra B là
một cơ sở của một tôpô nào đó trên X × Y . Tô pô này được gọi là tôpô tích (hay tôpô
Tychonoff) trên X × Y .
Như vậy M ⊂ X × Y là mở nếu mọi điểm (x, y) ∈ M luôn tồn tại tập mở U trong X
chứa x và tập mở V trong Y chứa y sao cho U × V ⊂ M .
Xét ánh xạ p1 : X × Y → X xác định bởi p1 (x, y) = x,
và ánh xạ p2 : X × Y → Y xác định bởi p2 (x, y) = y.
Ánh xạ p1 và p2 được gọi là phép chiếu chính tắc của X × Y lên X và lên Y .
Ta cũng chứng minh được p1 và p2 liên tục. (HV tự kiểm tra kết quả này).

Định lý 2.12.1. Giả sử X × Y là không gian tôpô tích được xác định như trên. Khi đó:
1. Các phép chiếu chính tắc là các ánh xạ mở.

26 Le Thi Nhu Bich


2 KHÔNG GIAN
2.13 TÔPÔ
Tôpô đầu. Tôpô cuối. Tích Descartes của một họ không gian tôpô

2. Với mỗi x0 ∈ X, ánh xạ f : Y → {x0 } × Y xác định bởi f (y) = (x0 , y) là một phép
đồng phôi.
3. Giả sử Z là một không gian tô pô và f : X × Y → Z liên tục tại điểm (x0 , y0 ) ∈ X × Y .
Khi đó ánh xạ g : Y → Z, xác định bởi g(y) = f (x0 , y) là một ánh xạ liên tục tại y0 .
4. Ánh xạ f : X × Y → Y × X xác định bởi f (x, y) = (y, x) là một phép đồng phôi.

2.13 Tôpô đầu. Tôpô cuối. Tích Descartes của một họ không
gian tôpô
Định nghĩa 2.13.1. Cho X là một tập khác rỗng và τ1 , τ2 là 2 tôpô trên X. Ta nói τ1
yếu hơn τ2 nếu τ1 ⊂ τ2 .

Ví dụ 2.13.1. Cho X là một tập khác rỗng. Khi đó tô pô rời rạc trên X là tôpô mạnh
nhất, và tô pô thô là tôpô yếu nhất trên X.

Định nghĩa 2.13.2. Cho X là một không gian tôpô và (Yi )i∈I là một họ các không gian
tôpô. fi : X → Yi , i ∈ I, là một họ các ánh xạ từ X vào Yi .
Ta biết rằng nếu X là không gian tôpô rời rạc thì các ánh xạ fi luôn liên tục.
Giả sử τ là tôpô yếu nhất trên X sao cho tất cả các ánh xạ fi đều liên tục. Khi đó τ được
gọi là tôpô đầu xác định bởi họ các ánh xạ fi , i ∈ I.

Tương tự, ta có định nghĩa tôpô cuối như sau:

Định nghĩa 2.13.3. Cho (Xi )i∈I là một họ các không gian tôpô, và Y là một không gian
tôpô. fi : Xi → Y, i ∈ I, là một họ các ánh xạ từ Xi vào Y .
Ta cũng biết rằng nếu Y là không gian tôpô thô thì các ánh xạ fi luôn liên tục.
Giả sử τ là tôpô mạnh nhất trên Y sao cho tất cả các ánh xạ fi đều liên tục. Khi đó τ
được gọi là tôpô cuối xác định bởi họ các ánh xạ fi , i ∈ I.

Ta cũng chứng minh được tôpô đầu và tôpô cuối trong các định nghĩa ở trên luôn tồn
tại (xem giáo trình).

Định nghĩa 2.13.4. Giả sử {Xi }i∈I là một họ các tập hợp, trong đó I ⊂ R là tập các
chỉ số.
[
Gọi x : I → Xi là ánh xạ sao cho x(i) ∈ Xi , ∀i ∈ I. Tập tất cả các ánh xạ x như trên
i∈I Y
được gọi là tích Descartes của họ các tập hợp {Xi }i∈I , và ký hiệu là Xi .
Y i∈I
Như vậy Xi = {x = {xi }i∈I : xi ∈ Xi }.
i∈I Y
Bây giờ ta định nghĩa tôpô trên Xi như sau:
Y i∈I Y
Gọi pj : Xi → Xj , j ∈ I là họ các ánh xạ xác định trên tập X = Xi . Khi đó
i∈I i∈I
tôpô đầu trên X, xác định bởi họ ánh xạ pYi , i ∈ I, được gọi là tôpô tích (hay tôpô
Tychonoff) trên không gian tích Descartes Xi .
i∈I

Le Thi Nhu Bich 27


3 ĐỘ ĐO DẤU

Y
Định lý 2.13.1. Giả sử X = Xi là không gian tôpô tích. Khi đó:
i∈I
1. X compact nếu và chỉ nếu Xi compact với mọi i ∈ I.
2. X liên thông nếu và chỉ nếu Xi liên thông với mọi i ∈ I.

3 Độ đo dấu
3.1 Một số khái niệm
Định nghĩa 3.1.1. Cho X là một tập khác rỗng, B là một họ khác rỗng các tập con của
X. Khi đó B được gọi là một σ−đại số trên X nếu B thỏa mãn 2 điều kiện:
1. Nếu A ∈ B thì Ac ∈ B;
[
2. Nếu (An )n∈N là một họ đếm được các tập thuộc B thì An cũng thuộc B.
n∈N

Định nghĩa 3.1.2. Cho X khác rỗng, B là một σ− đại số trên X. Hàm µ : B → R được
gọi là một độ đo trên B nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau:
1. µ(∅) = 0;
2. µ(A) ≥ 0, ∀A ∈ B;
[ ∞
X
3. Nếu (An )n∈N là một họ các tập rời nhau thuộc B thì µ( An ) = µ(An ).
n∈N n=1

Định nghĩa 3.1.3. Bộ ba (X, B, µ) được gọi là một không gian độ đo. Các tập thuộc B
được gọi là các tập đo được.

Định nghĩa 3.1.4. Cho X là một tập khác rỗng và B là một σ− đại số trên X. Hàm
µ : B → R được gọi là một độ đo dấu nếu:
1. µ(∅) = 0;
2. Hàm µ chỉ nhận một trong hai giá trị +∞ hoặc −∞;
[ ∞
X
3. Nếu (An )n∈N là một họ các tập rời nhau thuộc B thì µ( An ) = µ(An ).
n∈N n=1

Định nghĩa 3.1.5. Cho (X, B, µ) là một không gian độ đo dấu, A ⊂ X.


1. Tập A được gọi là tập dương nếu A ∩ E ∈ B với mọi E ∈ B, đồng thời µ(A ∩ E) ≥
0, ∀E ∈ B.
2. Tập B được gọi là tập dương nếu B ∩ E ∈ B với mọi E ∈ B, đồng thời µ(A ∩ E) ≤
0, ∀E ∈ B.

Định lý 3.1.1. Cho (X, B, µ) là một không gian độ đo dấu. Khi đó tồn tại tập dương A
và tập âm B sao cho X = A ∪ B và A ∩ B = ∅.
Tập A và B được gọi là một phân tích Haln của X tương ứng với độ đo dấu µ.

Định nghĩa 3.1.6. Giả sử (X, B, µ) là một không gian độ đo dấu và X có phân tích
Haln là X = A ∪ B, trong đó A là tập dương, B là tập âm.

28 Le Thi Nhu Bich


3 ĐỘ ĐO DẤU 3.1 Một số khái niệm

Gọi µ+ : B → R+ , xác định bởi µ+ (E) = µ(E ∩ A), ∀E ∈ B;


µ− : B → R+ , xác định bởi µ+ (E) = −µ(E ∩ B), ∀E ∈ B;
và |µ| : B → R+ , xác định bởi |µ|(E) = µ+ (E) + µ− (E), ∀E ∈ B;
Khi đó µ+ , µ− và |µ| là các hàm độ đo. µ+ được gọi là bỉến phân trên, µ− được gọi là
biến phân dưới và |µ| được gọi là biến phân của µ.
Độ đo dấu µ khi đó được biểu diễn thành hiệu của 2 hàm độ đo là µ = µ+ − µ− . Cách
biểu diễn này được gọi là phân tích Jordan của độ đo dấu µ.

Định nghĩa 3.1.7. Cho X là một tập khác rỗng, B là một σ− đại số trên X, µ và ν là
hai độ đo dấu trên B. Ta nói ν liên tục tuyệt đối tương ứng với µ nếu ν(E) = 0 với mọi
E ∈ B sao cho |µ|(E) = 0.
Ký hiệu ν  µ.

Định nghĩa 3.1.8. Cho X là một tập khác rỗng, B là một σ− đại số trên X, µ và ν là hai
độ đo dấu σ hữu hạn trên B sao cho νZ µ. Khi đó tồn tại hàm đo được f : X → [0, +∞)
sao cho với mọi A ∈ B ta có ν(A) = f dµ.
A

Hàm f được gọi là đạo hàm Radon-Nikodym, ký hiệu .

Hàm f ở trên tồn tại duy nhất theo nghĩa nếu có g thỏa mãn điều kiện trên thì g = f
hầu khắp nơi.

Le Thi Nhu Bich 29

You might also like