You are on page 1of 14

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

I. Bệnh nấm thủy mi:


1. Đối tượng mắc bệnh: Gặp trên cá tra, basa, cá lóc, cá trê, ...
2. Nguyên nhân gây bệnh:
- Do các loài nấm: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya gây ra.
- Ở những ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp thì bệnh này thường ít xảy ra.
- Nguồn nước bị ô nhiễm, nuôi với mật độ quá cao.
- Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (18 – 220C).
- Cá bị xây xát hay viêm nhiễm ngoài da.
3. Triệu chứng:
- Khi mới nhiễm nấm, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước, phần cuối của sợi nấm
đâm sâu vào cơ thể cá, có màu trắng như bông gòn.
- Cá có dấu hiệu ngứa ngáy bơi thành đàn hay cạ vào thành bè dẫn đến lở loét.
- Da trở nên sậm đen.
- Cá yếu dần và chết do phụ nhiểm các loại vi khuẩn khác.
4. Chẩn đoán:
- Bằng kính hiển vi.
- Bằng mắt thường.
5. Phòng và trị bệnh:
- Tẩy dọn ao thật kỹ và thả cá nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Dùng một số loại hóa chất sau: Iodine 70% (1 lít/8.000 – 10.000 m3 nước).
- Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn liên tục 3 – 5 ngày ngừa phụ nhiễm
(Neomycine, Kanamycine, Ampicilline, Amoxcilline, Cefalexine). Các loại thuốc trên thị
trường thường dùng:
+ Nova- Ampicol: 1kg/5 tấn cá hoặc 200 kg thức ăn.
+ Kamoxin-F: Cá nhỏ 1kg/tấn thức ăn hoặc 15 tấn cá.
Cá lớn 1,5kg/tấn thức ăn hoặc 20 tấn cá.
+ Vime-Cicep: 1kg/17 tấn cá hay 1kg/850kg thức ăn.
II. Bệnh nấm mang:
1. Nguyên nhân gây bệnh:
- Do nấm thuộc giống Branchiomyces.
- Điều kiện ao nuôi ít thay nước.
- Ao nuôi bị ô nhiễm do có nhiều chất hữu cơ.
- Nuôi với mật độ quá cao.
2. Triệu chứng:
- Mang nhợt nhạt có màu nâu hoặc màu xám.
- Mang bị hoại tử có thể bị bong ra ở giai đoạn sau, do vậy trở thành một tâm điểm
nhiễm nấm Saprolegnia aprolegnia (nấm thủy mi).
- Sợi nấm trong mang làm tắc nghẽn sự tuần hoàn của máu.
- Hoại tử tế bào biểu bì của mang.
- Bệnh xảy ra nhanh và tỷ lệ chết từ 30 – 50% xuất hiện trong 2 – 4 ngày.
- Con vật chết chủ yếu do bỏ ăn.
3. Phòng và trị bệnh:
- Sau khi thu hoạch phải tháo nước, bón vôi từ (700 – 1.000kg/ha) và phơi đáy.
- Dùng men vi sinh xử lý đáy trong quá trình nuôi.
- Không nên cho ăn quá nhiều, làm ô nhiễm ao nuôi.
- Sử dụng một trong các loại hóa chất sau:
+ Dùng Sulphát đồng (1 kg/1.600 – 2.000 m3 nước).
+ Thuốc tím (1kg/1.200 – 1.500 m3 nước).
+ Iodine 70% (1 lít/8.000 – 10.000 m3 nước).
- Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn liên tục từ 3 – 5 ngày để ngừa phụ nhiễm
(Gentamycine, Neomycine, Doxycyclin, Tiamuline, Cefalexine). Các loại thuốc thường
dùng trên thị trường:
+ Nova – Thiacol: Cá dưới 2 tháng: Trộn 4g/ kg thức ăn hoặc 1 kg/6 tấn cá;
Cá trên 2 tháng: Trộn 3g/kg thức ăn hoặc 1 kg/8 tấn cá.
+ Vime – Cicep: 1kg Vime-Cicep/17 tấn cá hay 1kg/850kg thức ăn.
III. Trùng bánh xe
1. Đối tượng nhiễm bệnh: Gặp trên cá tra, basa, cá lóc, cá điêu hồng,...
2. Tác nhân gây bệnh: Do Trichodina sp gây ra.
3. Dấu hiệu bệnh lý:
- Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước sẽ
thấy rỏ hơn khi bắt cá lên bờ.
- Da cá chuyển sang màu xám, cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt
nước. Riêng cá tra giống thì nhô hẳn đầu lên khỏi mặt nước, người nuôi gọi là bệnh “lắc
đầu”.
- Chúng ký sinh nhiều ở mang, phá hủy các tơ mang làm cá bị ngạt thở, những con
bệnh nặng thì mang đầy nhớt và bạc trắng.
- Cá tập trung những nơi có có dòng nước chảy, hoặc cạ vào thành bè dẫn đến xay xát.
- Cá bơi lội lung tung không định hướng, sau đó cá lật bụng mấy vòng rồi chìm xuống
ao và chết.
4. Phân bố và lan truyền:
- Gây bệnh chủ yếu cho cá hương và cá giống.
- Xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, mùa khô ít gặp.
5. Chẩn đoán, phòng và trị bệnh:
- Bằng KHV.
- Không nuôi với mật độ dày.
- Phòng bệnh định kỳ vào mùa phát triển bệnh bằng 1 trong những loại hóa chất sau
để tạt xuống ao nuôi (BKC, CuSO4, Iodine). Các loại thuốc thường dùng:
+ BKC: 1lít/1.000 – 1.200m3 nước.
+ Seaweed: 2 – 2,5lít/1.000m3 nước.
- Hoặc dùng 1 trong các loại thuốc xổ nội, ngoại ký sinh trộn vào thức ăn liên tục từ 2
– 3 ngày với liều lượng như sau (Praziquantel, Ivermectin):
+ Hali-fish: Liều phòng bệnh: 1 lít/40 tấn cá; Liều trị bệnh: 1 lít /25 tấn cá.
+ Nova-parasite: Trộn 1kg/250 – 300 kg thức ăn.
+ Parasitol: 1kg/250 – 300kg thức ăn hay 1kg/10tấn cá.
IV. Trùng quả dưa:
1. Tác nhân gây bệnh: Do Ichthyophthyrius multifiliis gây ra, chúng có hình dạng
giống như quả dưa hấu, xung quanh cơ thể được bao môt lớp lông ngắn, nhân có hình
chử U hay hình móng ngựa
2. Dấu hiệu bệnh lý:
- Xuất hiện các điểm trắng trên vây, thân và mang.
- Các điểm trắng phát triển thành đốm trắng.
- Da, mang có nhiều nhớt.
- Cá gầy yếu và hoạt động chậm chạp.
3. Chẩn đoán, phòng và trị bệnh:
- Dùng KHV.
- Sử dụng 1 trong những loại hóa chất sau để tạt xuống ao nuôi (BKC,
Glutaraldehyde, Iodine):
+ BKC: 1lít/1.000 – 1.200 m3 nước.
+ Vime-protex: Phòng bệnh : 1lít/6.000 – 8.000m 3 nước; Trị bệnh: 1lít/1.500m3
– 2000 m3 nước.
- Hoặc dùng 1 trong các loại thuốc xổ nội, ngoại ký sinh trộn vào thức ăn liên tục
từ 2 – 3 ngày với liều lượng như sau (Praziquantel, Ivermectin). Các loại thuốc thường
dùng:
+ Hadaclean: 1kg/5tấn cá hoặc 1kg/350kg thức ăn.
+ Vime – Clean: 1kg/200 – 300kg thức ăn hoặc 1kg/3 – 4 tấn cá. Để phòng
bệnh định kỳ 2 tuần trộn thuốc vào thức ăn cho cá với liều 1kg/300kg thức ăn hoặc 4 tấn
cá.

V. Thích bào tử trùng:


1. Tác nhân gây bệnh: Do Myxobolus, Henneuya và Thelohanellus gây ra.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
- Trùng ký sinh ở nhiều bộ phận khác nhau (da, cơ, ruột). Cá bệnh thường bơi lội
không bình thường, kém ăn hoặc bỏ ăn.
- Trường hợp nặng, ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường những bào nang màu trắng
bằng hạt tấm trên da, cơ, vây và mang cá.
- Chúng ký sinh nhiều ở ruột, khi gải phẩu và xem dưới kính hiển vi thì dể dàng
phát hiện chúng.
- Thường gặp nhiều ở giai đoạn cá thịt.
- Do chúng có lớp vỏ được bao bọc bằng lớp kitin nên khi dùng thuốc không mang
lại hiệu quả.
3. Phòng bệnh:
- Sau mỗi lần nuôi phải cải tạo ao thật kỹ bằng cách: hút bùn đáy ao, vôi từ 10 –
15kg/100m2, phơi đáy từ 5 – 7 ngày.
- Kiểm tra con giống, nếu phát hiện bệnh buộc phải hủy bỏ.
- Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh này.

VI. Bệnh sán lá đơn chủ:


1. Tác nhân gây bệnh: Do Dactygyrus, Pseudodactygyrus gây ra. Mỗi loài sán chỉ ký
sinh trên một loài cá nhất định nên gọi là sán lá đơn chủ.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
- Ký sinh chủ yếu là ở mang, làm phá hủy các tổ chức của mang, làm cá tiết nhiều
dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp.
- Cá nổi đầu, tập trung thành đàn ở những chổ nước chảy.
- Kiểm tra có thể nhìn thấy bằng mắt thường một cách dễ dàng.
- Bệnh xuất hiện quanh năm, tập trung nhiều vào lúc lũ lên và lũ rút.
3. Chẩn đoán, phòng và trị bệnh:
- Bằng mắt thường.
- KHV.
- Sử dụng 1 trong những loại hóa chất sau để tạt xuống ao nuôi (Chlorine,
Glutaraldehyde, Sunphat đồng). Các loại thuốc thường dùng:
+ Avaxide: Bè: 1lít/500 – 700 m3 nước; Ao nuôi: 1lít/ 1.000 m3 nước.
+ Protectol: Phòng bệnh: 1lít/6.000 – 8.000m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần; Trị bệnh:
1lít/2.000 – 2.500 m3 nước.
+ Vime-protex: Phòng bệnh : 1lít/6.000 – 8.000m3 nước; Trị bệnh: 1lít/1.500m3 –
2000 m3 nước.
+ Fiba: 1lít/6.000 – 8.000 m3 nước.
- Hoặc dùng 1 trong các loại thuốc sau đây trộn vào thức ăn liên tục từ 3 – 5 ngày để
xổ nội, ngoại ký sinh trùng (Praziquantel, Ivermectin, Levamisol).
+ Dùng Hadaclean 1kg/500 kg thức ăn.
+ Vimax: 1lít/25 – 30 tấn cá.
+ Nova – Prazi Fish: Phòng bệnh: 1 – 1,5 kg/200kg thức ăn hoặc 1 – 1,5kg/5 tấn
cá; Trị bệnh: 1,5kg/ 200kg thức ăn hoặc 1,5kg/ 5 tấn cá.

VII. Giun tròn túi mật:


1. Tác nhân gây bệnh: Do các loài giun tròn thuộc giống Philometra gây ra.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
- Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, tập trung vào nơi có dòng nước chảy.
- Màu vàng xuất hiện từ nhạt đến đậm ở da, mang, vùng miệng, quanh mắt, rìa nắp
mang, vùng bụng.
- Bệnh xuất hiện quanh năm và gây thiệt hại đối với cá thịt trên 500g.
- Cá bị nhiễm giun thì gầy yếu, nếu nhiễm nặng thì toàn thân có màu vàng. Giun ký
sinh ở túi mật, làm tắt ống dẫn mật, cuốn mật sưng to.
- Nếu bệnh này kết hợp với bệnh gan thận có mủ thì tỷ lệ hao hụt rất cao.
3. Chẩn đoán, phòng và trị bệnh:
- Bằng mắt thường.
- Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây trộn vào thức ăn liên tục từ 3 – 5 ngày để xổ
nội ký sinh trùng (Praziquantel, Ivermectin, Levemisol). Các loại thuốc thường dùng:
+ Dùng Hadaclean 1kg/500 kg thức ăn.
+ Hali-fish: Liều phòng bệnh: 1 lít/40 tấn cá; Liều trị bệnh: 1 lít /25 tấn cá.
+ Vimax: 1lít/25 – 30 tấn cá.
+ Nova – Prazi Fish: Phòng bệnh: 1 – 1,5 kg/200kg thức ăn hoặc 1 – 1,5kg/5 tấn
cá; Trị bệnh: 1,5kg/ 200kg thức ăn hoặc 1,5kg/5 tấn cá.
- Sau khi sử dụng hết liều cuối cùng từ 2 – 3 ngày dùng 1 trong những loại hóa chất
sau để tạt xuống ao nuôi.
+ BKC 800 FISH: Xử lý nước ao khi cá mắc bệnh: 1lít/2.000 m3 nước.
+ Fresh Water: Đối với ao: 1kg/1.000 – 1.500m 3 nước; Đối với bè: 1kg thuốc cho
700 – 1.000 m3 nước.
+ Vimekon: 1kg/3.000 – 4.000 m3 nước.

VIII. Bệnh xuất huyết:


1. Đối tượng nhiễm bệnh: Bệnh xảy ra trên: Cá tra, cá điêu hồng,…
2. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas sp, xâm nhập vào cá qua đường
miệng, đôi khi qua mang hay da cá do bị tổn thương.
3. Thời điểm và điều kiện xuất hiện bệnh
- Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa nắng và mưa, khi lũ đổ về và lúc lũ
rút.
- Mật độ nuôi cao, môi trường ao nuôi có nhiều mùn bả hữu cơ.
4. Dấu hiệu bệnh:
- Dấu hiệu bên ngoài
+ Cá nhiễm bệnh có biểu hiện xuất huyết ở gốc vây, ở miệng, nắp mang, xung
quanh hậu môn, vây, đuôi, bụng trướng to.
+ Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nhào lộn bất thường, uống cong thân, bơi không định
hướng.
- Dấu hiệu bên trong
+ Xoang bụng có dịch màu vàng hay màu hồng có mùi hôi đặc trưng. Dạ dày và
ruột không có thức ăn, bị xuất huyết.
+ Bóng khí đầy hơi và bị xuất huyết.
+ Lách và thận bị đen bầm hoặc thận nhũn.
+ Mô mỡ và mô cơ bị xuất huyết.
5. Phòng và trị bệnh:
- Phòng: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Trị: Dùng Bio – Iodine complex for fish: 1lít/1.000 – 1.200 m3 nước.
- Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau trộn vào thức ăn liên tục từ 3 – 5 ngày
(Enrofloxacine, Norfloxacine, Flumequin, Licomycine, Doxycyllin, Kanamycine). Các
loại thuốc thường dùng.
+ Vimerocin: Cá dưới 2 tháng tuổi: 100g trộn với 25kg thức ăn viên.
- Cá trên 2 tháng tuổi: 100g trộn với 30kg thức ăn viên.
+ Kamoxcin – F: Cá nhỏ: 4kg/tấn thức ăn hoặc 1kg/3,5 tấn cá; Cá lớn: 3kg/tấn
thức ăn hay 1kg/5 tấn cá.
+ Nova – Tiadoxine: 1kg/10 tấn cá hoặc 1,5 kg/1tấn thức ăn.

IX. Bệnh đốm đỏ:


1. Đối tượng nhiễm bệnh: Bệnh xuất hiện trên cá tra giống và cá tra thịt.
2. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas sp, xâm nhập vào cơ thể qua
đường miệng, da và mang bị tổn thương, sau đó vi khuẩn lan khắp cơ thể theo dòng máu.
3. Thời điểm và điều kiện xuất hiện bệnh
- Cá bị sốc hoặc do các yếu tố môi trường
- Tổn thương da và vây.
- Nuôi mật độ quá dày
- Nhiệt độ môi trường ao nuôi xuống thấp
4. Biểu hiện của bệnh
- Mắt xuất huyết và sưng nặng.
- Các điểm xuất huyết nhỏ trên da, miệng, mang hoặc bề mặt bụng.
- Không xuất hiện màu đỏ trên vây và hậu môn.
5. Phòng và trị bệnh
- Phòng: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Trị: Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau trộn vào thức ăn liên tục từ 3 – 5 ngày
(Flofenicol, Enrofloxacine, Colistine, Ampicilline, Licomycine, Doxycyllin). Các loại
thuốc thường dùng.
+ Nova – Ampicol fish: Cá dưới 2 tháng tuổi: 1kg/4 tấn cá hoặc 1kg/150 kg thức
ăn; Cá trên 2 tháng tuổi: 1kg/5 tấn cá hoặc 1kg/200 kg thức ăn.
+ Doxery: 1kg/250 – 300kg thức ăn hoặc 1kg/500 – 600kg cá.
+ Coli-Norgent: 4kg/tấn thức ăn

X. Bệnh đốm trắng gan, thận:


1. Đối tượng nhiễm bệnh: Xảy ra trên: Cá tra, điêu hồng, cá lóc,…
2. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri xâm nhập vào cơ thể do các
vết thương trên cơ thể do bị ký sinh trùng, qua mang hoặc qua đường ruột do nhiễm
khuẩn đường ruột.
3. Thời điểm và điều kiện xuất hiện bệnh:
- Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa nắng và mưa, khi lũ đổ về và lúc lũ
rút.
- Cá bị tổn thương do vận chuyển, do đánh bắt hoặc do ký sinh trùng.
- Sức kháng bệnh yếu do các yếu tố sau đây:
+ Nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Nuôi với mật độ dày.
+ Môi trường ao nuôi bị biến đổi nhiều là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát
triển.
4. Cách gây bệnh:
- Vi khuẩn vào máu và phát triển mạnh khi sức kháng bệnh của cá yếu do nhiễm ký
sinh trùng hay do stress môi trường.
- Khi vào máu, phá hủy máu và đi khắp nơi gây nhiễm trùng tòan bộ cơ thể: thận,
lách, gan.
5. Cách truyền lây:
- Theo chiều ngang.
- Từ nguồn nước của ao bị ô nhiễm.
- Do chim mang cá chết từ ao bị nhiễm bệnh.
- Do dùng chung dụng cụ chăn nuôi.
6. Dấu hiệu bệnh:
* Dấu hiệu bên ngoài:
- Kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, da cá bị sậm màu.
- Các vết loét đỏ, trắng xuất hiện trên thân cá.
- Xuất huyết trên da, vây cá và vùng miệng.
- Thủy tinh thể bị đục, mắt lòi ra ngoài.
- Cá bơi vòng tròn nhào lộn rồi chết do não bị viêm.
* Dấu hiệu bên trong:
- Bụng trướng to, xoang bụng bị viêm, chứa nhiều dịch nhày có mùi hôi.
- Xuất huyết nặng ở mô mở, tuyến sinh dục, dạ dày và bóng hơi.
- Ruột bị xuất huyết, trong lòng ruột chứa đầy dịch máu.
- Túi mật sưng, lách, thận, gan có nhiều ổ mủ màu trắng đục.
5. Phòng và trị bệnh:
- Phòng: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Trị:
* Dùng 1 trong các loại hóa chất sau tạt xuống ao nuôi để hạn chế mầm bệnh lây
lan và phát triển:
+ Avaxide: Bè: 1lít/ 500 – 700 m3 nước; Ao nuôi: 1lít/ 1.000 m3 nước.
+ Vimekon: 1kg/3.000 – 4.000m3 nước.
* Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau trộn vào thức ăn liên tục từ 5 – 7 ngày
(Flofenicol, Enrofloxacine, Cefalexin, Ampicilline, Neomycine, Amoxcilline
Doxycyllin). Các loại thuốc thường dùng:
+ Vime – Fenfish 2000: Cá dưới 2 tháng tuổi : 1lít/18 – 20 tấn cá hoặc 1lít/ 1,2
– 1,5 tấn thức ăn; Cá trên 2 tháng tuổi : 1lít/20 tấn cá hoặc 1 lít/ 0,8 – 1 tấn thức ăn.
+ Fofish: Đối với cá con: 1lít Forfish + 1 lít Vimenro 200 ( = 2 lít thuốc hợp
cộng) dùng cho 20 tấn cá; Cá 1 – 1,5 phân: 2 lít thuốc hợp cộng/3-4 tấn thức ăn; Cá từ
trên 1,5 – 2,0 phân: 2 lít thuốc hợp cộng/2 – 3 tấn thức ăn; Cá từ 2,5 phân: 2 lít thuốc hợp
cộng/600 kg – 1 tấn thức ăn dùng cho 20 tấn cá.
+ Doxery: 1kg trộn với 250 – 300kg thức ăn dùng cho 500 – 600kg cá.

XI. Bệnh trắng gan, trắng mang:


1. Đối tượng nhiễm bệnh:
- Thường gặp trên cá tra giống và hương.
- Tỷ lệ hao hụt cao, có những ao nuôi chết đến 100%.
2. Nguyên nhân gây bệnh:
- Chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhưng thường thấy bệnh xuất hiện ở
những ao nuôi sau.
+ Xuất hiện nhiều ở cá có kích thước từ 1 – 2 phân.
+ Không cải tạo ao thật kỹ trước khi thả vụ nuôi tiếp theo.
+ Sau khi nhập giống từ 5 – 7 ngày kết hợp với bệnh đốm trắng gan thận.
+ Nuôi với mật độ quá dày.
+ Xuất hiện nhiều vào thời điểm lũ về và lũ rút.
3. Biểu hiện bệnh:
* Dấu hiệu bên ngoài:
- Cá bơi lờ đờ trên mặt nước.
- Xuất huyết lấm tấm từ vây lưng tới phần đầu.
* Dấu hiệu bên trong:
- Màu sắc tơ mang chuyển từ màu hồng nhạt sang màu trắng.
- Các tơ mang bị một lớp nhớt màu trắng đục bao phủ.
- Những cá thể bị bệnh nặng thì toàn bộ gan, thận có màu trắng và xuất huyết.
- Dạ dày và ruột không có thức ăn.
- Mô mở bị xuất huyết.
4. Phòng và trị bệnh:
- Hiện nay chưa có thuốc đặc trị.
- Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
- Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh để điều trị, vì nếu càng dùng thì tỷ lệ
hao hụt càng cao.
- Nếu ao nuôi mắc bệnh thì dùng biện pháp sau:
+ Dùng hóa chất tạt xuống ao nuôi
+ Cải tạo nguồn nước ao nuôi bằng cách sử dụng Zeolite 1kg/1000 m3 nước,
hoặc Yucca 1 kg (1 lít)/1.800 – 2.000 m3 nước.
+ Giảm số lượng thức ăn.
+ Dùng thuốc trộn vào thức ăn liên tục từ 5 – 7 ngày:
+ Sorbitol: 0,5 kg/tấn thức ăn.
+ ß – Glucan: 1 kg/tấn thức ăn.
+ Men tiêu hóa: 0,5 – 1 kg/tấn thức ăn.
* Ghi chú: Khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần chú ý đến kích thước hay lứa tuổi của
loại thủy sản đang điều trị, để khi xuất bán chúng không tồn lưu trong sản phẩm.

XII. Bệnh lở loét, đỏ chân trên ếch:


1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Khi môi trường nước nuôi ếch
bị ô nhiễm thì loài vi khuẩn này sẽ phát triển và gây bệnh cho ếch. Bệnh xảy ra ở giai
đoạn ếch thịt là chủ yếu.
2. Dấu hiệu bệnh:
- Ếch bị bệnh sẽ xuất hiện những nốt chấm đỏ trên thân, gốc đùi có tụ huyết, chân bị
sưng, ếch bỏ ăn, chậm di chuyển, lờ đờ.
- Giải phẫu thấy xuất huyết trong ổ bụng, trong xoang bụng thường thấy máu và
dịch lỏng màu vàng.
3. Phòng bệnh:
- Thường xuyên kiểm tra môi trường nước, nếu thấy nước dơ cần thay ngay bằng
nước sạch.
- Mật độ nuôi thích hợp:
+ Trong bể: 80 – 100 con/m2.
+ Ao đất: 90 – 120 con/m2.
+ Trong vèo: 60 – 80con/m2.
- Không gây ồn ào làm ếch bị sốc.
- Bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng.
4. Trị bệnh:
- Phát hiện bệnh sớm, điều trị sẽ rất hiệu quả.
- Dùng Iodine với nồng độ 1ml/m3 nước pha loãng với nước rồi sau đó tạt vào ếch
nuôi nhằm ngăn ngừa bệnh lây lan.
- Sử dụng kháng sinh ngừa phụ nhiễm (Kanamycine, Doxycilyn, Ampicilline). Các
loại thuốc thường dùng: Doxery, Nova-ampicol, Kamoxcin,...

XIII. Bệnh chướng hơi ở ếch:


1. Nguyên nhân:
- Thường xảy ra với ếch ở giai đoạn nhỏ.
- Nguyên nhân:
+ Ăn quá nhiều nên không tiêu hóa được.
+ Do thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc.
+ Nguồn nước bị dơ cũng làm ếch bị chướng hơi sình bụng.
+ Sau khi ăn xong gặp trời mưa.
2. Biểu hiện bệnh:
- Khi bị chướng hơi thấy bụng ếch phồng lên, nằm yên một chổ, vận động khó khăn.
- Một số con có hậu môn lòi ra.
- Giải phẩu thấy ruột bị sưng lên, mỏng và  có màu đỏ. Trong ruột có dịch lỏng lẫn
một ít thức ăn.
3. Phòng bệnh:
- Vệ sinh kỹ môi trường nuôi, cho ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, chất lượng.
- Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, không nên cho ăn quá dư thừa.
- Thức ăn phải được bảo quản kỹ không bị ẩm mốc, hôi thối, không quá hạn sử
dụng.
- Sau khi cho ăn 4 – 6 giờ phải dọn sạch thức ăn thừa, vệ sinh sàn ăn và phơi cho
khô ráo.
- Định kỳ trộn các men tiêu hóa vào thức ăn của ếch.
- Không cho ăn khi gặp trời mưa.
4. Trị bệnh:
- Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi
- Ngưng cho ăn từ 1 – 2 ngày.
- Giảm 50% lượng thức ăn ban đầu.
- Dùng men tiêu hóa (dạng enzyme).
- Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn: Nhóm Sulfamide,
Flumequin, Colistin, Tiamulin. Các loại thuốc thường dùng: Trimesul, Sulfatrim,
Vimequine, Cotrimin (ANOVA),... liên tục từ 3 – 5 ngày.

XIV. Bệnh phù mắt, quẹo cổ trên ếch


1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra.
2. Biểu hiện bệnh:
- Khi ếch bị bệnh có triệu chứng mắt có mủ ở mí mắt, mắt bị viêm sưng, trắng đục.
Thông thường xảy ra trên một mắt trước rồi sau đó lây qua mắt còn lại làm mù cả hai
mắt.
- Cột sống bị biến dạng làm cho cổ quẹo, thân hơi cong nghiêng, ếch không bơi lội
được bình thường mà chỉ xoay tròn hoặc nằm ngữa bụng.
- Ếch bị bệnh không ăn được thức ăn và chết sau đó.
3. Phòng và trị bệnh:
- Môi trường ao nuôi phải sạch sẽ.
- Cách ly ao nuôi bị bệnh.
- Dùng Avaxide tạt xuống ao nuôi để hạn chế lây lan mầm bệnh.
- Sử dụng 1 trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn liên tục từ 3 – 5 ngày
(Doxycylin, Neomycin, Flofenicol). Các loại thuốc thường dùng: Nova-tiadoxine, Nova
– Thiacol, Doxery,...
- Nếu bị nặng thì có thể hủy bỏ để khỏi lây lan sang ao nuôi khác.

XV. Ếch ăn nhau


1. Nguyên nhân:
- Thường xảy ra khi thiếu thức ăn, thức ăn không đủ chất lượng.
- Nuôi quá dày, kích cỡ nuôi không đồng đều.
- Thả nhiều lần trong 1 vèo (bể) nuôi.
- Khi đói những con ếch to có thể ăn thịt những con nhỏ hơn.
2. Phòng bệnh:
- Khi ếch có chênh lệch kích cỡ thì chúng tự phân đàn, vì vậy nên chọn những con
cùng cỡ nuôi chung một bể.
- Nuôi với mật độ vừa phải.
- Cho ăn đủ lượng và đủ chất, chia đều trong ngày không để ếch bị đói.

You might also like