You are on page 1of 6

BỆNH NẤM NHỚT, NẤM THỦY MI

NGUYÊN NHÂN

Cá rô đầu vuông bị bệnh này chủ


yếu ở ao đất, nước bị nhiễm bẩn,
trước khi thả cá ta chưa xử lý ao hồ
kỹ, vùng đáy ao đã bị ôi nhiễm quá
lâu, nhiệt độ nước lạnh, cá bị xây xát
do quá trình đánh bắt, kí sinh trùng
bám vào các vết thương trên cá.

BIỂU HIỆN

Trên thân cá rô đầu vuông xuất hiện


các mảng nấm màu trắng, vảy cá xù
xì, khi ta bắt lên kiểm tra thì nó trơn
nhớt, bên dưới lớp vảy cá tổn
thương sâu, cá gầy ốm và dễ chết .
Giai đoạn cá bị bệnh nhiều là trên 3
tháng tuổi.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

- Bước 1: Cải thiện chất lượng nước ao


nuôi:
+ Sát khuẩn nước ao bằng
GLUTARANDEHYDE, BKC, BROPONOL
+ Xử lý sáng và chiều 2-3 ngày theo
hướng dẫn nhà cung cấp.
+ xử lý muôi 3kg/100m3
– Bước 2: giảm 50% thức ăn Cho ăn:
+ BELU 3-5g/kg thức ăn
+ Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Ghi chú:
+ Kiểm tra chất lượng nước ao, định
kỳ xử lý không để nước ao quá dơ.
- 𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 3: sau đó bổ sung men tiêu
hóa A3 Và ADE B12 nâng cao đề
kháng cho cá.
Nên bổ sung muối trước khi thả giống

CHÚC BÀ CON ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ THU HOẠCH CAO.


BỆNH DO KHUẨN

NGUYÊN NHÂN
Bệnh do vi khuẩn Aeromomas
hydrophilla hoặc Edwardsiella Tarda,
Streptococcus gây ra. Cá hay bị vào
thời điểm nhiệt độ nắng nóng kéo
dài, thỉnh thoảng có vài cơn mưa
dông to làm cho nhiệt độ ao nuôi
thay đổi đột ngột dẫn đến lượng khí
độc trong ao tăng nhanh, hàm lượng
oxi giảm, cá nuôi lúc này bị stress,
sức đề kháng giảm khuẩn phát triển
và tấn công cá.

BIỂU HIỆN

Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất


huyết, hậu môn sưng lồi, bụng
trương to, có dịch vàng hoặc hồng,
đầu và mắt cá sưng và lồi.
Khi cá bị nhiễm vi khuẩn
Streptococcus spp thường thấy có
một số biểu hiện bên ngoài như cơ
thể sậm màu, một bên hoặc hai bên
mắt bị lồi và đục, xuất huyết ở các
vây và xương nắp mang,. Cá bị bệnh
vận động khó khăn, bơi không có
định hướng. Não, thận và tỳ tạng là
những cơ quan bị tổn thương nhiều
nhất và đây là lý do gây chết cá.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ


- Bước 1: Cải thiện chất lượng nước ao
nuôi:
+ kiểm tra trên cá nếu có nấm hoặc
ngoại ký sinh phải dùng sản phẩm
điều trị chung luôn các bệnh đó từ 2-3
ngày
– Bước 2: giảm 50% thức ăn
Cho ăn:
+ XH 3-5g/kg thức ăn cho ăn kết hợp
BELU 3-5g/kg thức ăn.
+ Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
– Ghi chú:
+ Kiểm tra chất lượng nước ao, định
kỳ xử lý không để nước ao quá dơ.
+ Cho ăn giảm mồi 20 – 30 %.
- 𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 3: sau đó bổ sung men tiêu
hóa A3 Và ADE B12 nâng cao đề
kháng cho cá

CHÚC BÀ CON ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ THU HOẠCH CAO.


HỘI CHỨNG ĐEN MÌNH TRÊN CÁ RÔ

NGUYÊN NHÂN

Cá bị đen thân khi ta thay đổi môi


trường nước hay nó bị nhiễm bệnh
sán lá, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm
nấm, khuẩn, virus và môi trường
nước biến động

BIỂU HIỆN

Trong các trường hợp thời tiết thay


đổi, môi trường biến động hoặc cá
bị bệnh cá rô đều chuyển sắc tố

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

- Bước 1: Cải thiện chất lượng nước ao


nuôi:
+ kiểm tra trên cá nếu có nấm hoặc
ngoại ký sinh phải dùng sản phẩm
điều trị chung luôn các bệnh đó từ 2-3
ngày
– Bước 2: giảm 50% thức ăn và cho cá
ăn tùy theo từng trường hợp bị bệnh
– Ghi chú:
+ Kiểm tra chất lượng nước ao, định
kỳ xử lý không để nước ao quá dơ.
+ Cho ăn giảm mồi 20 – 30 % 2-3 ngày
cho đến khi cá khỏe dần
- 𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 3: sau đó bổ sung men tiêu
hóa A3 Và ADE B12 nâng cao đề
kháng cho cá

CHÚC BÀ CON ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ THU HOẠCH CAO.


BỆNH THỐI MANG TRẮNG MANG TRÊN
CÁ ĐIÊU HỒNG

NGUYÊN NHÂN

Do vi khuẩn Myxococcus
piscicolas gây ra.
Vi khuẩn này phát triển mạnh ở
môi trường có pH = 6,5 – 7,5,
nhiệt độ nước 25 – 35oC.

BIỂU HIỆN

Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách


đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước.
Khả năng bắt mồi giảm đến
ngừng ăn.
Các tơ mang cá bị thối nát, ăn
mòn, rách nát, xuất huyết; thối
rữa và có lớp bùn dính rất nhiều.
Bề mặt xương nắp mang bị xuất
huyết, ăn mòn và có hình dạng
không bình thường.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

- Bước 1:Cần thực hiện tốt khâu chuẩn


bị ao nuôi, vét sạch bùn đáy ao.
Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt
môi trường để hạn chế ô nhiễm hữu
cơ thông qua việc quản lý lượng thức
ăn.
Định kỳ thay nước ao để giữ môi
trường trong sạch. diệt khuẩn và xử lý
đáy bằng heronano
+ đánh vào nước 20-30 giọt
s10/1000m3 trong 3 ngày liền tiếp
– Bước 2: giảm 50% thức ăn
cho cá ăn s10 15-20 giọt/kg thức ăn
cho ăn 3 ngày liên tục.
+ Cho ăn philoxim 7-10 g/kg thức ăn.
4-5 ngày liên tục.
- 𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 3: sau đó bổ sung men tiêu
hóa A3 Và ADE B12 nâng cao đề
kháng cho cá
CHÚC BÀ CON ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ THU HOẠCH CAO.
LỞ LOÉT TRÊN CÁ RÔ

NGUYÊN NHÂN

Cá bị lở loét chủ yếu là do môi


trường sống bị ô nhiễm, cá bị nhiễm
khuẩn rồi bị bội nhiễm thêm nấm và
ký sinh trùng

BIỂU HIỆN

những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn


hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi
nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm
lại, có vết mòn màu xám hoặc các
đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các
vây và đuôi. Những vết loét dần dần
lan rộng thành những vết loét rộng,
vẩy rụng, xuất huyết và viêm.
Những con cá bệnh nặng các vết
loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu
các cơ quan nội tạng tùy cảm nhiễm
thêm bệnh gì mà có những dấu hiệu
khác nhau.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

- Bước 1: Cải thiện chất lượng nước ao


nuôi:
+ kiểm tra trên cá nếu có nấm hoặc
ngoại ký sinh phải dùng sản phẩm
điều trị chung luôn các bệnh đó từ 2-3
ngày
+ xử lý muối 3kg/100m3
– Bước 2: giảm 50% thức ăn và cho cá
ăn tùy theo từng trường hợp bị bệnh
– Ghi chú:
+ Kiểm tra chất lượng nước ao, định
kỳ xử lý không để nước ao quá dơ.
+ Cho ăn giảm mồi 20 – 30 % 2-3 ngày
cho đến khi cá khỏe dần
- 𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 3: sau đó bổ sung men tiêu
hóa A3 Và ADE B12 nâng cao đề
kháng cho cá

CHÚC BÀ CON ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ THU HOẠCH CAO.


VIRUS TILV TRÊN CÁ RÔ

NGUYÊN NHÂN

Bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) là


bệnh mới gây ra trên cá rô. cá rô
nhiễm bệnh có tỷ lệ chết từ 20 – 90%
chủ yếu giai đoạn nhỏ từ 1-3 tháng
tuổi.

BIỂU HIỆN

hiện tượng xung huyết, xuất huyết


não; ăn mòn và lở loét từ dạng điểm
đến mảng trên da; mang tái nhợt;
mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện
tượng đục thủy tinh thể; xoang
bụng và hậu môn phình to; vẩy
dựng lên, có thể bong tróc; đuôi bị
ăn mòn.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Chưa có phương án điều trị. Cần có


biện pháp cải tạo ao nghiêm ngặt,
đánh Chlorine cho ao để diệt sạch
giáp xác hoang dã, động vật đáy có
thể mang mầm bệnh tiềm ẩn. Ổn định
môi trường nuôi bằng cách đánh vi
sinh định kỳ thậm chí đánh hằng ngày
với liều lượng thấp hoặc vừa đủ.
Bằng cách bổ sung khoáng chất,
vitamin C và men tiêu hóa phù hợp
với mỗi giai đoạn phát triển của tôm,
sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch
của tôm. Thiết kế lưới chắn cẩn thận
để kiểm soát địch hại mang mầm
bệnh từ bên ngoài vào môi trường
nuôi.

CHÚC BÀ CON ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ THU HOẠCH CAO.

You might also like