You are on page 1of 3

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Hồi thứ mười bốn (trích)


- Ngô gia văn thái-
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả
- Tác giả cuốn tiểu thuyết là một tập thể các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng
Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội
- 2 tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840)
II. Tác phẩm
1. Thể loại
- Tác phẩm được viết theo kiểu tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, gồm 17
hồi viết bằng văn xuôi chữ Hán.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm do những người thuộc dòng họ Ngô Thì viết trong nhiều thời điểm nối
tiếp nhau, từ giai đoạn cuối Lê đến đầu triều Nguyễn (cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ
19)
- Ý nghĩa nhan đề: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều Lê/ nhà Lê/ vua Lê
3. Tóm tắt
III. Tìm hiểu trích đoạn
1. Hình tượng người anh hùng-Quang Trung Nguyễn Huệ
- Đoạn trích khắc họa đậm nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ và sức
mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh qua các sự kiện
lịch sử:
 Là người mạnh mẽ, hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích
và rất quyết liệt: rất giận khi nhận được tin cáo cấp; tế cáo lên ngôi hoàng
đế; xuất binh ra Bắc; tuyển mộ quân lính; bình tĩnh, mạnh mẽ, quyết đoán,
hành động nhanh trước những biến cố.
 Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Phủ dụ quân lính, kích thích lòng yêu nước;
phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan lực lượng giữa địch và ta;
sáng suốt trong việc xét đoán dùng người (cách xử trí với các tướng sĩ ở
Tam Điệp-ông rất hiểu sở trường sở đoản của tướng sĩ).
 Ý chí quyết thắng và tầm nhìn chiến lượng. Xuất quân là tin tưởng chiến
thắng, trong lòng đã rõ kế hoạch. Lại thêm, ông còn nghĩ đến việc ngoại
giao để giữ yên bờ cõi sau khi quân giặc bị đánh đuổi.
 Người anh hùng tài ba, dụng binh như thần. Tài quân sự xuất quỷ nhập
thần; trận Hà Hồi khiến kẻ thù khiếp vía…Oai phong, lẫm liệt, bậc kì tài
trong việc dùng binh bí mật, thần tốc, bất ngờ.
 Uy nghi, lẫm liệt trong chiến trận: Nguyễn Huệ là một dũng tướng thực thụ
chứ không phải là anh hùng trên danh nghĩa. Ông cầm quân xông vào trận
mạc, vừa chỉ huy vừa giết giặc, khí thế như một vị anh hùng trong sử thi.
=> Hình tượng nhân vật Quang Trung-Nguyễn Huệ được xây dựng mang đậm màu
sắc sử thi, biện pháp tả thực.
=> Đoạn trích đã khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng
Nguyễn Huệ-Quang Trung, chiến công lừng lẫy của dân tộc, đánh đuổi giặc Thanh
xâm lược dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, chiến công lừng lẫy của
dân tộc, đánh đuổi giặc Thanh xâm lược dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang
Trung đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi, và hoàng đế Quang Trung trở
thành một hình tượng người anh hùng cấp bậc đẹp nhất của văn học trung đại
dưới ngòi bút của các tác giả Ngô gia văn phái.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống
a) Thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh
- Tôn Sĩ Nghị: bất tài, kiêu căng tự mãn, hữu dũng vô mưa, vô kỷ luật, ỷ thế mạnh
không phòng bị, chủ quan khinh địch, cho quân lính mặc sức vui chơi.
- Tương quan lực lượng gấp nhiều lần nhưng chiến đấu yếu ớt; chủ tướng chạy
trước, quân lính bỏ chạy theo.
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi: “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật…hướng bắc mà chạy”
b) Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Vua tôi Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng mà cầu viện ngoại bang, cõng rắn cắn gà
nhà. Đến khi thất trận thì chạy bán sống, bán chết, cướp thuyền của dân qua
sống, nhịn đói mấy ngày. Đến biên giới, vua tôi nhìn nhau than thở oán giận, chảy
nước mắt. Bọn quan lại hữu danh vô thực, bạc nhược dựa dẫm hoàn toàn vào
quân giặc. Bởi thế mà nhận lấy kết cục thảm bại.
-> Lòng thương cảm và ngậm ngùi của tác giả đối với bọn vua quan bạc nhược,
đớn hèn.
3. Nghệ thuật
- Đoạn trích có nhiều thành công về nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện xen kẽ
miêu tả một cách sinh động cụ thể gây được ấn tượng mạnh. Nhân vật được khắc
họa rõ nét: vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung về số phận thảm bại của quân
tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống
* Nghệ thuật cả tác phẩm:
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn,
chọn lọc sự việc, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
- Lựa chọn trình tự kể chuyện theo diễn biến các sự kiện lịch sử. Khắc họa nhân
vật bằng ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động. Giọng trần thuật thể hiện thái độ
của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn cướp
nước.
B. Luyện đề
Cre: 珠英

You might also like