You are on page 1of 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

------***------

TIỂU LUẬN

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH VÀ BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN


GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN HOME COOKING GROUP VÀ CÔNG TY
TNHH SEIN GLOBAL

Lớp tín chỉ: TMA302(2.2/2021).5


Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Cương
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT HỌ TÊN MSV MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH


1 Lưu Hồng Duyên ( nhóm trưởng) 1915510036 100%
2 Nguyễn Thanh Hảo 1915510053 100%
3 Ngô Thị Hương Loan 1915510098 100%
4 Hoàng Thị Nguyệt 1915510124 100%
5 Nguyễn Thị Hồng Lê 1915510084 100%
6 Nguyễn Thị Phương Oanh 1915510131 100%
7 Đỗ Thị Thu 1915510174 100%
8 Lê Thị Hằng 1915510045 100%
9 Nguyễn Thị Thương Huyền 1915510074 100%
10 Đỗ Thị Linh 1915510086 100%
11 Nguyễn Diệu Hương 1915510064 100%
12 Tạ Thị Mai 1915510105 100%
13 Đinh Nguyễn Phương Anh 1915510004 100%
14 Ngô Minh Tùng 1915510196 100%

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG ............................................................ 5

1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế ............................................................... 5


1.2. Tổng quan hợp đồng nhập giữa công ty TNHH SEIN GLOBAL và công ty cổ
phần Home Cooking Group ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ ............................. 9

2.1. Thời gian ký kết: Ngày 18 tháng 11 năm 2020 ..................................................... 9


2.2. Chủ thể hợp đồng: ................................................................................................ 9
2.3. Điều khoản đối tượng: Mô tả hàng hóa - Số lượng ............................................ 10
2.4. Điều khoản tài chính: Giá – Thanh toán ............................................................ 12
2.5. Điều khoản thanh toán ........................................................................................ 13
2.6. Điều khoản vận tải .............................................................................................. 16
2.7. Điều khoản pháp lý ............................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN .................................... 20

3. 1. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice ..................................................... 20


3.2. Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List:........................................................... 30
3.3 Vận đơn đường biển - Bill of Lading: .................................................................. 34
3.4. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) ......................................................... 42
3.5. Thông báo trả tiền - Payment Advice (Về việc: Thực hiện lệnh chuyển tiền) .... 71
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG .......................................... 78

4.1. Xin giấy phép nhập khẩu .................................................................................... 78


4.2. Ký hợp đồng và thanh toán lần 1 ........................................................................ 78
4.3. Thuê tàu và bảo hiểm: ........................................................................................ 80
4.4. Thủ tục nhận hàng .............................................................................................. 81
4.5 Thủ tục hải quan .................................................................................................. 82
KẾT LUẬN................................................................................................................... 88

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, sự mở cửa của nền kinh tế kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của
lĩnh vực giao dịch thương mai quốc tế. Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đang trở thành
xu hướng tất yếu của các công ty trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Hội nhập
không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa các quốc gia thông qua thương mại quốc tế.

Ngày nay, giao dịch thương mại quốc tế không chỉ đơn là hoạt động mua bán giản đơn
thông thường mà ngày càng chuyên nghiệp, được thể hiện rõ ràng trong tất cả các khâu
và ngày càng chặt chẽ, có hệ thống, được ứng dụng rộng khắp trên toàn cầu.

Có thể nói, hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế là một nội dung không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh. Do đó, việc nắm vững, hiểu rõ các quy định về hợp đồng
thương mại là điều hết sức cần thiết. Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế là các quy
trình thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi, hợp pháp và đảm
bảo lợi ích cho các bên liên quan.

Hiểu được tầm quan trọng của hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, nhóm 5 chúng
em xin quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích hợp đồng giao dịch và bộ
chứng từ liên quan giữa công ty cổ phần home cooking group và công ty tnhh sein
global” để hiểu rõ hơn thực tế quá trình giao dịch và thực hiện hợp đồng. Đồng thời có
được những nền tảng kiến thức vững chắc hơn về thương mại quốc tế nói chung và giao
dịch thương mại quốc tế nói riêng.

Trong quá trình tìm hiểu, bài làm của nhóm 5 không thể tránh được những thiếu sót
chúng em hi vọng nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài làm của nhóm 5 được
hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG
1.1. Lý thuyết về hợp đồng mua bán quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương, mại
ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ
chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản
nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
− Chủ thể hợp đồng: có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc ở các khu
vực hải quan riêng.
− Đối tượng: di chuyển qua biên giới/ biên giới hải quan của quốc gia.
− Đồng tiền: có thể là ngoại tệ với một hoặc hai bên.
− Nguồn luật điều chỉnh: đa dạng, phức tạp.
− Điều ước thương mại quốc tế
− Tập quán thương mại quốc tế
− Án lệ, tiền lệ xét xử
− Luật quốc gia

1.1.3. Nội dung hợp đồng


Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm hai phần:

− Thứ nhất, những điều khoản trình bày:

● Thông tin về chủ thể

● Số hiệu, địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng

● Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng

● Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng

− Thứ hai, các điều khoản và điều kiện:


5
● Điều khoản đối tượng (tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì, ...)

● Điều khoản tài chính (giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán)

● Điều khoản vận tải (thời gian và địa điểm giao hàng)

● Điều khoản pháp lý (luật áp dụng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng)

1.1.4. Ðiều kiện hiệu lực


Theo điều 81 của Bộ luật Thương mại Việt Nam, Hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực
khi có đủ các điều kiện sau đây:

● Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.

● Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật.

● Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.

● Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.

1.2. Tổng quan hợp đồng nhập giữa công ty TNHH SEIN GLOBAL và công ty cổ
phần Home Cooking Group
● Tên hợp đồng: Hợp đồng mua bán

● Số : 11/2020/HD/SGB-HOMECOOKING

● Ngày kí kết: 18/11/2020

1.2.1 Chủ thể hợp đồng


❖ Bên Mua: HOME COOKING GROUP JOINT STOCK COMPANY

- Công ty cổ phần Home Cooking Group.

- Địa chỉ: số :Số 11, Ngõ 71 phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Người đại diện: Ông Đặng Bình Phương - Chức vụ: Giám đốc

- Tel: +84 246649472

6
- Fax: + 84 243 368 5588

❖ Bên Bán: SEIN GLOBAL CO., LTD

- Công ty TNHH SEIN GLOBAL

- Địa chỉ: 2F, 1 Ohdujeong-gil, Wansan-gu, Jeonju-si, Jeollabuk-do, Korea

- Tel : +82-63-247-9949

- Fax : +82-63-276-9200

❖ Nhận xét:

- Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể
hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

- Các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau
là Việt Nam (bên mua) và Hàn Quốc (bên bán).

1.2.2 Đối tượng hợp đồng


Nồi cơm điện và phụ kiện

Nhận xét:
− Mặt hàng không thuộc đối tượng bị cấm nhập khẩu nên đối tượng của hợp đồng hợp
pháp.
− Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng cấm, không thuộc diện xuất nhập
khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được xuất khẩu từ khi
doanh nghiệp bên bán đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2.3. Hình thức hợp đồng


− Hợp đồng được ký kết bằng văn bản theo phương thức truyền thống, có đóng dấu và
chữ kí của đại diện hai bên.
− Nhìn chung, hợp đồng được trình bày tương đối đầy đủ và phù hợp. Các mục được
chia rõ ràng, dễ nhìn, dễ đọc hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho hai bên.
7
1.2.4. Nội dung hợp đồng
Các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng đáp ứng yêu cầu về pháp luật.

8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
Tên hợp đồng: SALES CONTRACT

Số: 11/2020/HD/SGB HOMECOOKING

2.1. Thời gian ký kết: Ngày 18 tháng 11 năm 2020


2.2. Chủ thể hợp đồng:

− Bên bán:

• Công ty TNHH SEIN GLOBAL

• Địa chỉ: 2F, 1 Ohdujeong-gil, Wansan-gu, Jeonju-si, Jeollabuk-do, Korea

− Bên mua:

• Công ty cổ phần Home Cooking Group

• Địa chỉ: Số 11, Ngõ 71 phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nhận xét:

9
• Hợp đồng chỉ mới trình bày tên, địa chỉ, phương thức liên lạc (Số điện thoại,
Fax), mã số thuế của chủ thể giao dịch mà chưa có người đại diện với chức vụ
cụ thể của bên bán.
• Đề xuất bổ sung: tên người đại diện và chức vụ cụ thể của người đại diện của
bên bán.
• Chủ thể hợp đồng là hai pháp nhân đều được cấp giấy phép hoạt động của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có đầy đủ tư cách pháp lý, có trụ sở tại 2
quốc gia khác nhau là Hàn Quốc (bên bán) và Việt Nam (bên mua).

2.3. Điều khoản đối tượng: Mô tả hàng hóa - Số lượng


Mỗi loại sản phẩm được mô tả với tên hàng, số lượng, đơn vị tính, đồng tiền giao dịch,
tổng số tiền phải trả cho mỗi loại sản phẩm, giá trị hợp đồng.

a. Điều khoản tên hàng


Hợp đồng có 4 loại hàng với các mã sản phẩm khác nhau:

10
− Nồi cơm điện (Hiệu CUCHEN) – Hàn Quốc

• CJH-TPM0601iP

• CJR-NPK1000RHW

• CJH-TVE1000SK

• CJR-PM0610RHW

• CJH-VES1030S

− Nồi cơm điện (Hiệu CUCHEN) – Trung Quốc

• CJS-FC1009F

• WM-1082

• CJE-A0601

• CJE-A0401

− Nồi cơm điện (Hiệu CUCKOO)

• CRP-JHR1060FD

• CRP-JHR0660FBM

• CRP-AHXB1060FB

• CRP-FHR107FG

• CRP-LHTR1010FB

− Phụ kiện (Hiệu CUCKOO)

• CCP-DH10

• CCP-10

• INNER POT 1.8L

11
Nhận xét:
− Trong hợp đồng này, tên mỗi mặt hàng được ghi theo Tên hàng + mã code của
hàng hóa để tiện tra cứu. Tuy nhiên phần miêu tả hàng hóa chưa đề cập tới mã
HS (Harmonized System Code). Đây là một yếu tố quan trọng, giúp các bên tránh
được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân
biệt được các sản phẩm khác cùng loại, hỗ trợ xác định thuế nhập khẩu hàng hóa
và thuận tiện cho quá trình thông quan.
− Đề xuất bổ sung: thêm mã HS

b. Điều khoản số lượng/khối lượng


Hợp đồng quy định số lượng hàng hóa theo đơn vị tính là cái, gồm tổng cộng 492 cái

c. Điều khoản về xuất xứ hàng hóa

− Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc và Hàn Quốc

− Hợp đồng có nhiều loại hàng hoá với xuất xứ khác nhau nhưng đều được nêu cụ
thể, rõ ràng về nơi xuất xứ

2.4. Điều khoản tài chính: Giá – Thanh toán

− Giá các loại sản phẩm được quy định cụ thể theo từng mặt hàng, tổng số tiền phải
trả là 39,242.00 USD.

12
− Tổng giá trị của hàng hóa có phần số và phần chữ thể hiện cùng giá trị. Đồng tiền
sử dụng là ngoại tệ đối với cả hai bên – đồng Đô la Mỹ.
− Phương pháp giá cố định, giá được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng và
không thay đổi trong suốt quá trình giao nhận hàng.
Nhận xét:
− Giá được hai bên thỏa thuận cụ thể, rõ ràng, chính xác.
− Đồng tiền tính giá là đồng tiền mạnh, có giá trị ổn định, thanh khoản cao và thuận
tiện trong thanh toán trên thị trường quốc tế

2.5. Điều khoản thanh toán

• Phương thức thanh toán: được thực hiện theo phương thức thanh toán chuyển tiền
bằng điện (Telegraphic Transfer).
• Đồng tiền thanh toán: USD
• Bên mua sẽ thanh toán đơn hàng thành hai đợt:
+ Đợt 1: Thanh toán đặt cọc trước 70% giá trị đơn hàng.
+ Đợt 2: Thanh toán 30% cuối khi hàng về đến cảng Hải Phòng và bên bán
nhả vận đơn cho bên mua.
• Chi tiết ngân hàng người bán:
Tên ngân hàng: Jeonbuk Bank
Mã SWIFT ngân hàng: JEONKRSE
Địa chỉ ngân hàng: 669-2, Geumam-dong, Deokjin-gu, Jeollabuk-do,
Korea
Số tài khoản: 1083-01-0346180
Tên thụ hưởng: Sein Global Co., Ltd

13
• Chi tiết ngân hàng người mua:
Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân đội - chi nhánh
Điện Biên Phủ
Mã SWIFT ngân hàng: MSCBVNVX
Đại diện: Ông Đặng Bình Phương (Giám đốc)
Số tài khoản: 7261126452143

Công ty cổ phần Công ty TNHH SEIN Ngân hàng


Home Cooking GLOBAL
Group

Ưu Thủ tục chuyển tiền Thời gian chuyển tiền Ngân hàng chỉ tham
điểm đơn giản, thuận lợi ngắn nên nếu không gia với vai trò là
cho người chuyển gặp rủi ro gì, người thụ trung gian thanh
tiền. hưởng có thể nhanh toán thuần túy để
chóng nhận được tiền. hưởng phí, không có
trách nhiệm kiểm tra
về sự hợp lý của thời
gian thanh toán và
lượng tiền chuyển
đi.

Nhược - Khi trả trước thì có Cần nhanh chóng giao


điểm nguy cơ mất tiền đặt hàng, tránh chậm trễ
cọc và trở nên bị hoặc sai thời điểm giao
động vì phải chờ đợi hàng so với điều khoản
hàng. giao hàng được quy
định trong hợp đồng.

14
- Nếu vì lý do nào đó
xảy ra chậm trễ giao
hàng, công ty nhập
khẩu sẽ bị nhận hàng
trễ gây khó khăn về
dòng tiền và tăng rủi
ro cho công ty.

Nhận xét:
− Ngân hàng bên thụ hưởng cung cấp đầy đủ thông tin về tên, số tài khoản, mã ngân
hàng và địa chỉ giúp dễ dàng thực hiện thanh toán.
− Đã có thông tin về ngân hàng của người mua, thời hạn thanh toán và cách thức
thanh toán theo đợt.
− Phương thức thanh toán T/T là hình thức thanh toán khá đơn giản, trong đó một
khách hàng (người trả tiền, người nhập khẩu, người mắc nợ...) ủy nhiệm cho Ngân
hàng trích tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một người khác
(người bán, người xuất khẩu, chủ nợ...) ở một địa điểm nhất định và trong một
thời gian nhất định.

15
2.6. Điều khoản vận tải
2.6.1. Giao hàng

− Nội dung:

● Cảng xếp hàng: Cảng Busan, Hàn Quốc

● Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam

● Thời gian giao hàng: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng thỏa thuận.

16
Nhận xét:

Ưu điểm Nhược điểm Đề xuất sửa đổi bổ sung


− Hợp đồng có đề cập tới − Thời gian giao hàng − Bổ sung thời hạn giao
cảng đi và cảng đến. mang tính tương đối, hàng cụ thể ngày nào.
− Có đề cập tới thời gian chưa cụ thể chính xác
− Bổ sung khoản mục
giao hàng ngày giao
“Thông báo giao hàng”
− Được phép chuyển tải, − Chưa đề cập đến khoản cho mỗi lô hàng. Đề ra
không được giao hàng mục “Thông báo giao nghĩa vụ cụ thể cho mỗi
từng phần. hàng” (quy định thời bên thông báo cho bên
điểm, nội dung và còn lại về trạng thái
− Giao hàng cùng với các
phương thức thông báo). hàng hóa/chuyển giao
chứng từ.
Chưa đề cập đến phương nghĩa vụ trong quá trình
thức giao hàng: Giao chuyển giao hàng hóa.
nhận sơ bộ hay giao Trong đó quy định rõ
nhận cuối cùng, giao người thông báo, thời
thực tế hay giao tượng hạn thông báo, cách
trưng. thức thông báo và nội
dung thông báo từng
đợt giao. Ở điều kiện
CFR, người mua có
nghĩa vụ thông báo cho
người bán chính xác về
địa điểm nhận hàng
thuộc cảng đích và thời
gian nhận hàng.

17
2.6.2. Bảo hiểm
Hợp đồng không có các điều khoản liên quan tới bảo hiểm.

Nhận xét:

Khi giao hàng theo điều kiện CFR, ở Incoterms 2010, người bán sẽ phải chịu chi phí để
đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng. Không bên nào
có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa trong CFR Incoterms 2010. Tuy nhiên nếu
người mua yêu cầu, người bán phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người
mua cần phục vụ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa. Vì vậy, hai bên cần thỏa thuận về để
mua bảo hiểm cho hàng hóa để phòng trường hợp rủi ro xảy ra.

2.7. Điều khoản pháp lý

Bất khả kháng: Trong trường hợp bất khả kháng ngoài sự kiểm soát của Người
Bán như thiên tai, chiến tranh, bị chặn, cấm vận, cuộc cách mạng, chỉ đạo Chính
phủ, sự can thiệp của chính quyền quân sự, dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, động

18
đất, sét vv, mà ảnh hưởng tới Nhà sản xuất hoặc Người Bán thì Người Bán sẽ
không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại do chậm giao hàng
hoặc không giao hàng.
Khiếu nại và trọng tài: Trong trường hợp yêu cầu bồi thường về chất lượng hay
số lượng đối với Bên Bán, Bên Mua sẽ gửi thông báo chính thức cho Bên Bán
bằng fax/email. Bất kỳ tranh chấp giữa Bên Mua và Bên Bán trước tiên sẽ được
giải quyết một cách hữu nghị giữa hai bên. Nếu không đạt được kết quả, vấn
đề sẽ được đánh giá bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và sẽ là kết
luận cuối cùng và ràng buộc cho cả hai bên. Lệ phí trọng tài và các chi phí
liênquan sẽ do bên thua kiện.
Nhận xét:

- Hợp đồng chưa có các điều khoản pháp lý cụ thể chặt chẽ quy định về nguồn luật
điều chỉnh.

- Đề xuất bổ sung: Hợp đồng chưa ghi rõ nguồn luật nào điều chỉnh và là nguồn
luật ấy là năm nào, có thể dẫn tới tranh chấp khi các bên dẫn chiếu nguồn luật của
các năm khác nhau. Đề xuất bổ sung nguồn luật điều chỉnh và năm ban hành luật
điều chỉnh.

Kết luận:

- Nhìn chung hợp đồng đã có tương đối đầy đủ các điều khoản cần thiết: Điều
khoản đối tượng (Hàng hóa - Số lượng - Khối lượng - Chất lượng - Bao bì), Điều
khoản tài chính (Giá cả - Thanh toán), Điều khoản vận tải (Giao hàng), tuy nhiên
hợp đồng không có Điều khoản pháp lý, Điều khoản bảo hiểm và Điều khoản
phẩm chất.

- Nội dung của các điều khoản trong hợp đồng tương đối rõ ràng để bên bán và bên
mua không bị nhầm lẫn trong quá trình giao dịch.

19
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ LIÊN QUAN
3. 1. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
3.1.1 Cơ sở lý thuyết:
a) Khái niệm: Hóa đơn thương mại là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương
cũng như khi làm thủ tục Hải quan. Hóa đơn thương mại là một chứng từ dùng để
thanh toán giữa người bán và người mua. Nói cách khác, Hóa đơn thương mại là
chứng từ để người bán có thể đòi tiền người mua.
b) Nội dung của hoá đơn: Trên hóa đơn thương mại thường có rất nhiều nội dung,
có những nội dung bắt buộc phải có, có những nội dung để tham chiếu hoặc thêm
vào theo yêu cầu của các bên trong lúc thỏa thuận và đàm phán hợp đồng. Các
nội dung chính bắt buộc của một hóa đơn thương mại gồm:

• Người xuất khẩu/người gửi hàng (Exporter/Shipper): Ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể
và thông tin liên lạc.

• Người nhập khẩu/người nhận hàng (Importer/Consignee): Ghi rõ tên, địa chỉ
cụ thể và thông tin liên lạc.

• Số hiệu và ngày tháng phát hành (Invoice No. & date): Bắt buộc phải có. Số
tham chiếu và ngày tháng phát hành dùng để làm thủ tục khai báo Hải quan
và ngoài ra có thể dùng để lưu hồ sơ theo số tham chiếu.

• Phương thức vận chuyển (mode of transport): Ghi rõ phương thức vận chuyển.
Ghi rõ điều kiện giao hàng là gì, theo Incoterms thì ghi rõ ấn bản năm bao
nhiêu.

• Điều kiện thanh toán (Payment): có thể là TT, L/C, D/A, D/P,… và kèm đồng
tiền thanh toán.

• Thông tin hàng hóa (Description of Goods): Tên hàng, trọng lượng cả bì, trọng
lượng tịnh, số kiện hàng.

• Tổng giá trị hóa đơn: bao gồm đơn giá, tổng giá

20
• Các thông tin khác có thể có: Bên thông báo (Notifying Party), số hợp đồng
(Contract No.), cảng bốc (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge), người
chuyên chở (Carrier), chữ ký người lập hóa đơn (Signature),…

c) Chức năng: Hóa đơn thương mại có 4 chức năng:

• Chức năng thanh toán: Đây là chức năng quan trọng nhất của hóa đơn thương
mại. Hóa đơn thương mại có vai trò như một chứng từ hợp pháp để bên bán
có thể yêu cầu bên mua thanh toán. Vì vậy, trên hóa đơn thương mại sẽ ghi
các thông tin liên quan tới việc thanh toán như tổng giá tiền, giá của từng mặt
hàng, đơn giá, đồng tiền thanh toán,… và phải có đầy đủ con dấu hoặc chữ
ký để chắc chắn nghĩa vụ thanh toán.

• Chức năng khai giá Hải quan: Giá ghi trên hóa đơn thương mại là giá cơ sở
để tính thuế xuất nhập khẩu. Một số thông tin cũng có thể dùng để khai báo
Hải quan như số hóa đơn, ngày phát hành hóa đơn.

• Chức năng tính số tiền bảo hiểm: Giá trên hóa đơn thương mại cũng dùng làm
cơ sở để tính tiền bảo hiểm.

• Cơ sở để đối chiếu với các chứng từ khác: hóa đơn thương mại dùng để đối
chiếu các thông tin tương ứng trên vận đơn, packing list,… để chắc chắn là
đồng nhất và không có sai phạm.

3.1.2. Phân tích nội dung của một Invoice cụ thể:

21
COMMERCIAL INVOICE

Seller Invoice No. and Date

SEIN GLOBAL CO., LTD No: 11/2020/HD/SGB-HOMECOOKING


Date: 19th Nov, 2020
2F, 1 OHDUJEONG-GIL, WANSAN-
GU, JEONJU-SI, JEOLLABUK-DO,
KOREA

TEL: +82-63-247-9949

FAX: +82-63-276-9200

Consignee Notify party

HOME COOKING GROUP JOINT Same as consignee


STOCK COMPANY No 11, 71 lane,
Do Quang street, Trung Hoa
ward, Cau Giay District, Ha Noi, Viet
Nam

TEL : +84- 246649472

Tax code/ MST: 0102368096

Departure Date Terms of delivery and payment

PRICE CFR HAI PHONG - VIET NAM


Vessel/Voyage From

KMTC ULSAN BUSAN PORT,


2024S KOREAN

To HAI PHONG, VIETNAM

22
Shipping Quantity Unit Amount
marksNo. & kind Price
USD
of pkgs; Goods USD
description

Electric Cooker CJH- 4 CTNS 4 Pcs 608.00


TPM0601iP 152.00

Cuchen Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CJR- 20 CTNS 20 Pcs 3,700.00


NPK1000RHW 185.00

Cuchen Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CJH- 20 CTNS 20 Pcs 3,160.00


TVE1000SK 158.00

Cuchen Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CJR- 4 CTNS 4 Pcs 600.00


PM0610RHW 150.00

Cuchen Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CJH-VES1030S 30 CTNS 30 Pcs 3,960.00


132.00

23
Cuchen Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CJS-FC1009F 15 CTNS 30 Pcs 85.00 2,550.00

Cuchen Brand.
Made in China

Electric Cooker WM-1082 33 CTNS 130 Pcs 26.00 3,380.00

Cuchen Brand.
Made in China

Electric Cooker CJE-A0601 13 CTNS 50 Pcs 24.00 1,200.00

Cuchen Brand.
Made in China

Electric Cooker CJE-A0401 13 CTNS 50 Pcs 20.00 1,000.00

Cuchen Brand.
Made in China

Electric Cooker CRP- 20 CTNS 20 Pcs 3,600.00


JHR1060FD 180.00

Cuckoo Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CRP- 20 CTNS 20 Pcs 3,420.00


JHR0660FBM 171.00

24
Cuckoo Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CRP- 40 CTNS 40 Pcs 7,000.00


AHXB1060FB 175.00

Cuckoo Brand.
Made in Korea

Electric Cooker CRP-FHR107FG 20 CTNS 20 Pcs 4,000.00


200.00
Cuckoo Brand. Made in Korea

Electric Cooker CRP- 4 CTNS 4 Pcs 764.00


LHTR1010FB 191.00

Cuckoo Brand. Made in Korea

BASIC SPARE PARTS CCP- 1 CTNS 10 Pcs 4.00 40.00


DH10

Cuckoo Brand. Made in Korea

BASIC SPARE PARTS CCP-10 2 CTNS 20 Pcs 3.00 60.00

Cuckoo Brand. Made in Korea

BASIC SPARE PARTS INNER 20 CTNS 20 Pcs 10.00 200.00


POT 1.8L

Cuckoo Brand. Made in Korea

25
279 CTNS 492 Pcs 39,242.00

******* 1 CONT, VIETNAM *********

20DC*1 CONTAINER

Signed by:

(1) Người xuất khẩu/người gửi hàng và Người nhận hàng:


Người gửi hàng: Công ty TNHH SEIN GLOBAL

Địa chỉ: Tầng 2, Số 1 đường Ohdujeong, quận Wansan, thành phố Jeonju, tỉnh
Jeollabuk, Hàn Quốc.

Điện thoại: 82-63-247-9949.

Số Fax: 82-63-276-9200.

Người nhận hàng: Công ty cổ phần HOME COOKING GROUP

Số 11, ngõ 71, đường Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội,
Việt Nam.

Điện thoại : 84- 246649472.

Mã số thuế: 0102368096.

26
Người thông báo: Công ty cổ phần HOME COOKING GROUP

Số 11, ngõ 71, đường Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội,
Việt Nam.

Điện thoại : 84- 246649472.

Mã số thuế: 0102368096.

(2) Số hiệu và ngày phát hành của hóa đơn: 11/2020/HD/SGB-HOMECOOKING,


ngày 19 tháng 11 năm 2020.
(3) Thông tin khởi hành: Tàu thuỷ KMTC ULSAN 2024S. Từ cảng Busan, Hàn
Quốc. Đến Hải Phòng, Việt Nam.
(4) Điều kiện giao hàng và thanh toán: Thanh toán CFR tại Hải Phòng, Việt Nam.
(5) Ký, mã hiệu và số hiệu của kiện, quy cách đóng gói và mô tả hàng hoá:

Mô tả hàng Mã hàng hoá Xuất Hãng Số Đơn giá Tổng giá


hoá xứ lượng (USD) (USD)

Bếp điện CJH- Hàn Cuchen 4 152.00 608.00


TPM0601iP Quốc

Bếp điện CJR- Hàn Cuchen 20 185.00 3,700.00


NPK1000RHW Quốc

Bếp điện CJH- Hàn Cuchen 20 158.00 3,160.00


TVE1000SK Quốc

Bếp điện CJR- Hàn Cuchen 4 150.00 600.00


PM0610RHW Quốc

27
Bếp điện CJH-VES1030S Hàn Cuchen 30 132.00 3,960.00
Quốc

Bếp điện CJS-FC1009F Trung Cuchen 15 85.00 2,550.00


Quốc

Bếp điện WM-1082 Trung Cuchen 33 26.00 3,380.00


Quốc

Bếp điện CJE-A0601 Trung Cuchen 13 24.00 1,200.00


Quốc

Bếp điện CJE-A0401 Trung Cuchen 13 20.00 1,000.00


Quốc

Bếp điện CRP- Hàn Cuckoo 20 180.00 3,600.00


JHR1060FD Quốc

Bếp điện CRP- Hàn Cuckoo 20 171.00 3,420.00


JHR0660FBM Quốc

Bếp điện CRP- Hàn Cuckoo 40 175.00 7,000.00


AHXB1060FB Quốc

Bếp điện CRP- Hàn Cuckoo 20 200.00 4,000.00


FHR107FG Quốc

Bếp điện CRP- Hàn Cuckoo 4 191.00 764.00


LHTR1010FB Quốc

28
Phụ tùng thay CCP-DH10 Hàn Cuckoo 1 4.00 40.00
thế đơn giản Quốc

Phụ tùng thay CCP-10 Hàn Cuckoo 2 3.00 60.00


thế đơn giản Quốc

Phụ tùng ruột INNER POT Hàn Cuckoo 20 10.00 200.00


nồi thay thế 1.8L Quốc
đơn giản loại
1,8 lít

(6) Tổng giá: 39,242 USD CFR Hải Phòng, Việt Nam.
(7) Thông tin và chữ ký bên lập hóa đơn:

(8) Container: Sử dụng 1 container loại container 20 feet (20DC).


(9) Đóng gói: đóng thùng bằng hộp carton.

Nhận xét:

• Hóa đơn thương mại có tương đối đầy đủ các nội dung được yêu cầu bắt buộc
phải có.

29
• Các nội dung trong hóa đơn thương mại thống nhất so với các nội dung trong hợp
đồng.

• Phương thức vận tải thể hiện qua điều kiện giao hàng là vận tải đường biển.

• Chưa ghi rõ điều kiện giao hàng là theo Incoterms ấn bản năm bao nhiêu. Hóa
đơn sẽ hoàn chỉnh khi nêu rõ ấn bản Incoterms được sử dụng.

• Chưa nêu ra thông tin ngân hàng để nhận/ chuyển tiền.

• Chưa nêu ra số hiệu Container và thông tin của Container.

• Ta có thể thấy rằng hình thức của hóa đơn thương mại khá giống với phiếu đóng
gói hàng hóa. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở chỗ:

• Hóa đơn là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện
số lượng hàng hóa và tổng giá trị thanh toán.

• Phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu
kiện, trọng lượng, đơn vị đo lường và thể tích bao nhiêu…

3.2. Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List:


3.2.1. Tổng quan:
Phiếu đóng gói (Packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng
được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Phiếu
đóng gói thường được lập thành 3 bản:

• Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng kiểm tra hàng trong kiện khi
cần, là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi.
• Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng
từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
• Một bản còn lại lập hồ sơ lưu.

30
Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau: tên người bán và người mua, tên
hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của
kiện hàng, trọng lượng hàng hóa, thể tích kiện hàng, số lượng container và số container,...

3.2.2. Phân tích:

- Bên bán và bên mua

Bên bán - Seller Bên mua – Consignee

Tên doanh nghiệp: SEIN GLOBAL Tên doanh nghiệp: HOME COOKING
CO., LTD GROUP JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: 2F, 1 Ohdujeong-Gil, Địa chỉ: Số 11, ngõ 71, đường Đỗ Quang,
Wansan-Gu, Jeonju-Si, Jeollabuk- phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội,
Do, Korea Việt Nam.

Số điện thoại: +82-63-247-9949 Số điện thoại: +84- 246649472

Mã số thuế: 0102368096

31
+ Số đóng gói - Packing list No. : 11/2020/HD/SGB-HOMECOOKING
+ Ngày lập hóa đơn - Date: ngày 19 tháng 11 năm 2020.
+ Bên thông báo - Notify party: Bên mua
+ Sử dụng điều kiện giao hàng CFR Incoterm 2010 tại Cảng Hải Phòng, Việt Nam
+ Số hiệu tàu vận chuyển - Vessel/Voyage: KMTC ULSAN 2024S.
+ Từ Cảng Busan, Hàn Quốc đến Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
+ Mô tả hàng hóa:

32
+ Lô hàng được đóng trong 1 container 20DC.
+ Chữ kí bên xuất khẩu.

Nhận xét:
− Phiếu đóng gói này là một phiếu đóng gói chi tiết, đã thể hiện đầy đủ thông tin
cần thiết như: tiêu đề, bên bán, bên mua, cảng đến, mô tả hàng hóa, số lượng, khối
lượng, ...
− Đối chiếu với vận đơn, thông tin hoàn toàn phù hợp và chính xác . Đối chiếu với
hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng
giao trùng khớp. Đối chiếu với hợp đồng số lượng hàng hóa, loại hàng, chất lượng
đều trùng khớp với hợp đồng, đơn vị trọng lượng áp dụng trùng khớp với hợp
đồng, cảng đến và cảng đi, ...
− Phiếu đóng gói có dấu và chữ ký của bên bán.
− Ta có thể thấy rằng hình thức của hóa đơn thương mại khá giống với phiếu đóng
gói hàng hóa. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở chỗ:

33
• Hóa đơn là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể
hiện số lượng hàng hóa và tổng giá trị thanh toán.
• Phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu
kiện, trọng lượng, đơn vị đo lường và thể tích bao nhiêu…

3.3 Vận đơn đường biển - Bill of Lading:


3.3.1. Cơ sở lý thuyết:
a) Khái niệm: Vận đơn đường biển (Bill of Lading) viết tắt là B/L là chứng từ vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người
chuyên chở ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu
hoặc người hàng đã được nhận để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tế,
thuyền trưởng hoặc đại lý của hãng tàu được ủy quyền thường là người phát hành
vận đơn.
b) Chức năng: Vận đơn bao gồm các chức năng:

− Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Đây là
chức năng đầu tiên của vận đơn. Khi hàng được xếp lên tàu hoặc được nhận
để xếp lên tàu, người gửi hàng nhận biên lai xác nhận người chuyên chở đã
thực nhận hàng và người chuyên chở chỉ giao hàng cho người nào xuất trình
vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

− Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung
của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người
vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người
vận tải và người nhận hàng.

− Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận
đơn. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong hoạt
động thương mại quốc tế hiện nay. Vận đơn cho phép người cầm giữ vận đơn
có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển

34
nhượng bằng cách ký hậu. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có
giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

c) Vai trò: Vận đơn có các vai trò như sau:

• Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

• Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán
gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

• Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.

• Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người
mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

d) Phân loại vận đơn:

Phân loại theo chủ thể nhận hàng

− Vận đơn đích danh (straight Bill of Lading): là loại vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ
và các thông tin khác như số điện thoại, email,fax,… của người nhận hàng.
Chỉ người có tên trên vận đơn mới có thể nhận hàng khi xuất trình vận đơn

− Vận đơn theo lệnh (to order Bill of Landing): là loại vận đơn ghi rõ hàng hóa
sẽ giao theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn.
Đây là loại vận đơn dùng phổ biến trong buôn bán hàng hóa quốc tế

− Vận đơn vô danh (to bearer Bill of Lading): là loại vận đơn mà tên người nhận
hàng sẽ bị bỏ trống (được ghi là vô danh) hoặc phát hành theo lệnh nhưng
không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người
hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người
hưởng lợi khác. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người xuất trình vận đơn.

Phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng hóa:

− Vận đơn hàng đã bốc (Shipped on board B/L): là loại vận đơn mà người
chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa được bốc lên tàu
35
− Vận đơn nhận hàng để bốc (Received for shipment B/L): là loại vận đơn mà
người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng khi hàng hóa chưa được bốc
nhưng cam kết sẽ bốc lên con tàu được chỉ định.

Phân loại theo phê chú trên vận đơn:

− Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): còn gọi là vận đơn sạch: không có ghi chú
về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.

− Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): còn gọi là vận đơn bẩn: người
chuyển chở có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn
như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm…

Phân loại theo việc xuất trình:

− Vận đơn gốc (Original B/L): người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc
mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).

− Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): người nhận hàng không
cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.

− Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): vận đơn đã được xuất trình
cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng
(sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận
hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là
có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc.

Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn:

− Vận đơn chủ (Master Bill of Lading - MBL): do hãng tàu phát hành. Người
gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay công ty giao nhận
(hoặc đại lý).

36
− Vận đơn nhà (House Bill of Lading - HBL): do công ty giao nhận vận tải
phát hành. Người gửi hàng và nhận hàng thường là chủ hàng (công ty xuất
nhập khẩu).

e) Nội dung của B/L:

• Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề
• Tên và logo của người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công
ty hay hãng vận tải
• Tên và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường
là bên bán.
• Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích
danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô
danh thì sẽ ghi "to (the) order", "to (the) order of..."
• Bên thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc
ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con
Mặt
tàu.
trước
• Nơi nhận hàng (Place of Receive)
của
• Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
B/L:
• Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
• Nơi giao hàng (Place of Delivery)
• Tên con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
• Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
• Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
• Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)
• Mô tả hàng hóa (Description of Goods)
• Trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì
• Trọng lượng tịnh (Net Weight)
• Ngày và nơi ký phát vận đơn

37
Mặt Mặt sau của vận đơn gồm quy định chi tiết những điều khoản do hãng vận
sau chuyển chuẩn bị và in sẵn, chủ hàng chỉ có thể chấp nhận chứ không thay đổi
của được. Tuy nhiên, những nội dung này phải phù hợp với quy định của các công
vận ước, tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
đơn

38
3.2.1. Phân tích nội dung của 1 vận đơn đường biển:

1) Loại vận đơn (Bill of Lading): Vận đơn đường biển


2) Số vận đơn (Bill of Lading No.): ANBHPH20110148
3) Tên và Logo người chuyên chở: Hãng tàu ANB Global Logis
4) Người gửi hàng (Consignor/Shipper):
• Tên: Công ty TNHH SEIN Global
• Địa chỉ: Tầng 2, 1 đường Ohdujoeng, quận Wansan-gu, thành phố Jeonju-
si, tỉnh Jeollabuk-do, Hàn Quốc
39
5) Người nhận hàng (Consignee):
• Tên: Công ty cổ phần Home Cooking Group
• Địa chỉ: số 11 Ngõ 71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy,
Hà Nội, Việt Nam
• Tax: 0102368096
6) Bên nhận thông báo (Notify Party): Same as consignee chính là người nhận hàng
7) Tàu vận chuyển (Vessel / Voyage No.): KMTC Ulsan, số chuyến: 2024S
8) Nơi nhận hàng (Place of Receipt): Busan, Hàn Quốc
9) Cảng bốc hàng (Port of Loading): Busan, Hàn Quốc
10) Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Hải Phòng, Việt Nam
11) Địa điểm giao hàng (của người chở tiếp) (Place of Delivery): Hải Phòng, Việt
Nam
12) Địa điểm đích: (Final Destination)
13) Thông tin Container:
• Số Container/Số chì (Container No. & Seal No.): 00LU1270477 /
00LFWS5036
• Ký hiệu mã đóng gói và số hiệu (Marks & No.): N/M = No mark = Không
có mã ký hiệu
• Số lượng và loại kiện hàng (No. & Kinds of Containers or Packages): 279
CTN & 20’ DV x 1
14) Loại bao bì và mô tả hàng hóa (Description of Goods)
• “Shipper’s Load and Count” said to contain =việc chất hàng lên Container,
đếm hàng và đóng seal do người gửi hàng tiến hành, hãng tàu không chịu
trách nhiệm khi có sự cố về hàng hóa như có hàng cấm trong container,
hàng bị mất khi container còn nguyên và seal còn nguyên
• Mô tả hàng hóa: Electric cooker and basic spare parts
15) Trọng lượng tổng (Gross Weight): 2714000 Kg
16) Thể tích (Measurement): 19620 CBM

40
17) Phương pháp giao hàng: CY/CY là Container Yard to Container Yard (giao hàng
từ bãi container đến bãi container)
18) Thanh toán cước vận chuyển: Prepaid = cước trả trước
19) Tổng số lượng Container (bằng chữ): Một
20) Thanh toán tại (Freight Payable at): Seoul, Hàn Quốc
21) Cước và phụ phí (Freight & Charges): Freight prepaid as arranged = người
chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước phí của mình
22) Nơi và ngày phát hành vận đơn (Place and Date of Issue):
• Seoul, Hàn Quốc
• Ngày 29 tháng 11 năm 2020
23) Số lượng B/L bản chính được phát hành (No. of Original B/L): không
24) Xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu với chữ ký của người vận tải: Chữ ký
người vận tải: Signature as a Carrier = HBL được phát hành bởi đại lý của người
vận tải
25) SURRENDERED: vận đơn Điện giao hàng
26) Ngày xếp hàng lên tàu (On board date): ngày 29 tháng 11 năm 2020

Nhận xét:

− Vận đơn có đầy đủ nội dung chính.

− Vận đơn được phát hành là vận đơn đường biển. Người chuyên chở có nghĩa vụ
vận tải từ cảng đầu tới cảng đích, không phải thực hiện nghĩa vụ vận tải ngoài
cảng. Cảng dỡ hàng và địa điểm giao hàng cuối trùng nhau.

− Vận đơn là vận đơn đích danh. Ở phần Consignee ghi đích danh tên và địa chỉ
người nhận hàng.

− Vận đơn là vận đơn sạch và được đóng dấu là đã xếp hàng lên tàu.

41
− Vận đơn được làm thành 3 bản gốc, một vận đơn gửi cùng hàng hóa cho người
nhận, một vận đơn do người gửi hàng giữ, một vận đơn người chuyên chở giữ.

− Các thông tin về hàng hóa trong vận đơn thống nhất với hợp đồng, hóa đơn
thương mại và phiếu đóng gói hàng hóa.

− Cước trả trước: Vận đơn cho thấy người gửi hàng là người thuê tàu và phải trả
các khoản cước phí phù hợp với điều kiện CFR. Do bên thuê tàu là bên gửi hàng,
người thuê tàu phải thanh toán cho người chuyên chở trước khi hàng được gửi.

− Vận đơn này có chữ “SURRENDERED”: Surrendered Bill là loại B/L giúp
khắc phục được tình huống người mua phải chịu chi phí DEM/DET (khi sử dụng
B/L gốc và người mua không nhận được B/L trước khi hàng tới). Như vậy, sử
dụng Surrendered Bill có ưu điểm nhanh gọn và tiết kiệm khoản tiền, thời gian
gửi Bill gốc. Tuy nhiên nó hoàn toàn không có giá trị sở hữu như Bill gốc mà
chỉ là một tờ giấy bản copy. Hơn nữa, dùng Surrendered Bill sẽ không áp dụng
được thanh toán L/C vì nó là một vận đơn không chuyển nhượng được, và
thường không được ngân hàng chấp nhận.

3.4. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)


3.4.1. Cơ sở lý thuyết:
a) Khái niệm: Tờ khai hải quan là văn bản mà nhà xuất hay nhập khẩu cần khai báo
chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay
nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy
trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu là một loại tờ khai hải quan. Hiểu đơn giản, khi có
một lô hàng nào đó cần phải nhập về thì sẽ phải làm thủ tục hải quan ,trong đó
việc khai tờ khai hải quan là không thể thiếu ,bắt buộc phải có, nếu không có mọi
hoạt động trong quy trình nhập khẩu đều bị dừng lại.
b) Các bước mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan):

− Người nhập khẩu khai các thông tin Hải quan.

42
− Khi đã kiểm tra đầy đủ chứng cứ, nhân viên giao nhận sẽ mang bộ hồ sơ tới
Chi cục Hải Quan tại cảng để làm thủ tục Hải Quan.

− Người giao nhận sẽ đến nộp hồ sơ cho cán bộ Hải quan để họ nhập mã số thuế
kiểm tra điều kiện mở tờ khai của doanh nghiệp cũng như kiểm tra ân hạn thuế,
bảo lãnh thuế. Nếu doanh nghiệp còn nợ thuế thì Hải quan sẽ không tiến hành
mở tờ khai vì thế doanh nghiệp phải đóng toàn bộ thuế đã đến hạn nộp vào
Ngân sách nhà nước, thì mới được hải quan chấp nhận mở tờ khai.

− Trường hợp đã đóng thuế mà chưa đưa vào máy thì nhân viên giao nhận yêu
cầu nhà nhập khẩu cung cấp hóa đơn đã đóng tiền thuế, để họ xuất trình Hải
Quan xem xét và xác nhận. Nếu đúng, Hải Quan sẽ tiến hành lưu vào máy và
cho mở tờ khai. Trong trường hợp doanh nghiệp mất hóa đơn thuế thì buộc
doanh nghiệp phải đóng lại thuế mới được mở tờ khai.

c) Quy trình luân chuyển tờ khai:

− Sau khi hoàn thành tiếp nhận và đăng ký hồ sơ, công chức Hải Quan sẽ chuyển
hồ sơ sang bộ phận tính thuế. Ở cảng Hải Quan, bên cạnh một công chức HQ
tiếp nhận hồ sơ sẽ có một công chức tính thuế ngồi bên cạnh và làm việc trực
tiếp với bộ hồ sơ đó.

− Nếu tờ khai luồng xanh thì bộ phận giá thuế sẽ không kiểm tra lại nữa. Nếu tờ
khai luồng vàng hoặc đỏ thì hồ sơ sẽ được tính giá cước, sau đó qua thuế và bộ
phận này sẽ đóng dấu lên lệnh hình thức. Sau khi hồ sơ qua bộ phận tính thuế
thì bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới lãnh đạo chi cục duyệt và
phân luồng lại mức độ kiểm tra cho lô hàng và ký lên lệnh hình thức.

− Tiếp theo, bộ phận luân chuyển tờ khai sẽ mang hồ sơ đã được lãnh đạo chi
cục ký duyệt phân luồng và chuyển cho từng bộ phận. Sau khi ký thông quan
thì tất cả tờ khai chuyển cho lãnh đạo chi cục đội duyệt lần cuối trước khi
chuyển cho bộ phận thu phí và trả tờ khai. Bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ ghi
vào sổ theo dõi và ghi số tờ khai luồng đỏ cùng tên hai cán bộ kiểm hóa lên
43
bảng thông báo. Nhân viên giao nhận sẽ theo dõi xem lô hàng mình phải kiểm
thì liên hệ cán bộ kiểm hóa được phân công để kiểm hóa nếu không thì nộp
thuế và lệ phí rồi nhận tờ khai.

d) Nội dung một tờ khai Hải quan:


Các thông tin trên một tờ khai Hải quan cơ bản phải đảm bảo các thông tin gồm:

• Đơn vị Hải quan cửa khẩu

• Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu

• Phương thức và phương tiện vận chuyển

• Tên hàng, khối lượng, giá trị hàng hóa

• Nghĩa vụ thuế

• Các chỉ thị Hải quan

3.4.2. Phân tích nội dung một tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan):
Tất cả các tờ khai hải quan đều có kết cấu giống nhau, bao gồm các nội dung như: Tên
tờ khai, số tờ khai, số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng (nếu có), mã phân loại tờ khai
hải quan (có 4 loại 1,2,3,4), mã loại hình nhập khẩu, tên cơ quan nhận tờ khai, mã bộ
phận (00 hoặc 01), ngày đăng ký, ngày thay đổi đăng ký (nếu có), thời hạn tạm nhập tái
xuất (nếu có). Trong tờ khai hải quan này, nội dung được phân bố ở 3 tờ:

Tờ 1:
1. Thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan):

Tên tờ khai Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)

Số tờ khai 103703138563

Số tờ khai đầu tiên 103703138563

44
Tên cơ quan Hải quan CANGHPKVI (Chi cục HQ CK cảng Hải Phòng KV I)
tiếp nhận tờ khai

Ngày đăng ký 07/12/2020 14:43:40

Ngày thay đổi đăng ký 20/12/2020 17:26:45

Mã loại hình A11 2 [4]

Mã số hàng hóa đại diện 8516 – Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước
của tờ khai (Mã HS) nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện
làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện
làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn
tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện
gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại
thuộc nhóm 85.45.

Mã bộ phận xử lý tờ Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu


khai: 00

− Mã loại hình là thông tin giúp việc khai báo trở nên dễ dàng khi phân loại hàng
hóa và mục đích sử dụng. Mã A11 trong tờ khai là nhập kinh doanh tiêu dùng, sử
dụng trong trường hợp Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh
doanh thương mại đơn thuần hàng hóa; nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản
xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa
chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập. 2 là mã hiệu phương thức vận tải đường biển.
− Mã phân loại kiểm tra: 3C - Luồng đỏ (kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu)

Nhận lệnh hình thức và mức độ kiểm tra dừa trên Chương trình hệ thống quản lý rủi ro
của Hàn Quốc:

45
• Mức 1 (luồng xanh): Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa.

• Mức 2 (luồng vàng): Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

• Mức 3 (luồng đỏ): Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Như vậy, loại hàng hóa trong trường hợp này được Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực
tế hàng hóa.

2. Thông tin người nhập khẩu:

Mã: 0102368096

Tên: CÔNG TY CỔ PHẦN HOME COOKING GROUP

Mã bưu chính: (+84) 43

Địa chỉ: Số 11 Ngõ 71 phố Đỗ Quang, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: 0243 368 5588

3. Thông tin người xuất khẩu

Tên: SEIN GLOBAL CO., LTD (CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU SEIN)

Địa chỉ: 2F, 1 OHDUJEONG-GIL, WANSAN-GU, JEONJU-SI, JEOLLABUK-DO,


Hàn quốc

Mã nước: KR

4. Thông tin hải quan:

Số vận đơn: 291120ANBHPH20110148

46
Địa điểm lưu kho 03CCS03 KHO BAI TAN VU

Địa điểm dỡ hàng VNHPN CAN TAN VU - HP

Địa điểm xếp hàng KRPUS BUSAN

Phương tiện vận chuyển 9999 KMTC ULSAN 2024S

Ngày hàng đến 07/12/2020

Số lượng 279 CT

Tổng trọng lượng hàng 2.714 KGM

Số lượng Container 1

Ký hiệu và số hiệu không có ghi chú

Mã văn bản pháp quy khác MO (hàng hóa chưa qua sử dụng)

Phương tiện vận chuyển có phần “9999” tức là thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng
kí vào hệ thống

5. Thông tin hóa đơn:

Số hóa đơn A - 11/2020/HD/SGB-HOMECOOKING

Ngày phát hành 19/11/2020

Phương thức thanh toán KC

47
Tổng trị giá hóa đơn A – CFR – USD - 39.242

Tổng trị giá tính thuế 904.528.100

Tổng hệ số phân bổ trị giá: 39.242 USD. Phần này nhập tổng trị giá hóa đơn trước khi
điều chỉnh

• Giấy phép nhập khẩu

1 RF02 - QG2020045690 2 BU02 - 031220-C2

• Mã phân loại khai trị giá: 6. Tức là phương pháp xác định trị giá là xác định
theo trị giá giao dịch.
• Phí bảo hiểm D: không có bảo hiểm.
• Phương thức thanh toán T/T: chuyển tiền qua đường điện.
6. Thuế

• Thuế mặt hàng phải chịu là thuế giá trị gia tăng 10% giá trị hóa đơn và thuế
nhập khẩu.
• Tổng tiền thuế phải nộp: 288.384.082 VND.
− Thuế NK: 179.937.520 VND
− Thuế GTGT: 108.446.562 VND
• Tỷ giá tính thuế USD – 23.050: 1 USD quy đổi ra 23.050 VND
• Mã xác định thời hạn nộp thuế D: Nộp thuế ngay
• Người nộp thuế: 1 tức người nhập khẩu là người nộp thuế
• Phân loại nộp thuế A: Không thực hiện chuyển khoản

48
Tờ 2: Thông tin về khai báo Hải quan điện tử:
1. Đính kèm:

• Số đính kèm khai báo điện tử ETC -721449523450: loại khác trong mã phân loại
đính kèm khai báo điện tử sử dụng nghiệp vụ HYS gồm: Hóa đơn, B/L, AWB,
Bảo hiểm, Hợp đồng, Định mức nguyên vật liệu, Tất cả hồ sơ, Loại khác.

• Số quản lý của nội bộ doanh nghiệp để trống tức doanh nghiệp không sử dụng
tính năng để quản lý nội bộ doanh nghiệp.

2. Mục thông báo của Hải quan:

Hải quan thông báo lại các nội dung như trên.

Tờ 3

− Mã số hàng hóa 85166010: Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện

− Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa
49
− Số lượng: 4 cái

− Trị giá hóa đơn 608 USD. Đơn giá hóa đơn: 152 USD/cái

− Thuế nhập khẩu

• Trị giá tính thuế (S) (do hệ thống tính): 14.014.400 VND
• Đơn giá tính thuế: 3.503.600 VND/cái
• Thuế suất: A 20%
• Số tiền thuế: 2.802.880 VND
− Nước xuất xứ: Hàn Quốc
− Thuế và thu khác: Thuế GTGT
− Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%
− Trị giá tính thuế: 16.817.280 VND
− Thuế suất: 10%
− Số tiền thuế: 1.681.728 VND. Không có miễn giảm.

Tờ 4

− Mã số hàng hóa 85166010: Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện


50
− Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

− Số lượng: 20 cái

− Trị giá hóa đơn 3.700 USD. Đơn giá hóa đơn: 185 USD/cái

− Thuế nhập khẩu

• Trị giá tính thuế (S) (do hệ thống tính): 85.285.000 VND
• Đơn giá tính thuế: 4.264.250 VND/cái
• Thuế suất: A 20%
• Số tiền thuế: 17.057.000 VND

− Nước xuất xứ: Hàn Quốc

− Thuế và thu khác: Thuế GTGT

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%
• Trị giá tính thuế: 102.342.000 VND
• Thuế suất: 10%
• Số tiền thuế: 10.234.200 VND Không có miễn giảm.

51
Tờ 5

− Mã số hàng hóa 85166010: Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện

− Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

− Số lượng: 20 cái

− Trị giá hóa đơn 3160 USD. Đơn giá hóa đơn: 158 USD/cái

− Thuế nhập khẩu

• Trị giá tính thuế (S) (do hệ thống tính): 72.838.000 VND
• Đơn giá tính thuế: 3.641.900 VND/cái
• Thuế suất: A 20%
• Số tiền thuế: 14.567.600 VND

− Nước xuất xứ: Hàn Quốc

− Thuế và thu khác: Thuế GTGT

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%
• Trị giá tính thuế: 87.405.600 VND

52
• Thuế suất: 10%
• Số tiền thuế: 8.740.560 VND. Không có miễn giảm.

Tờ 6

− Mã số hàng hóa 85166010: Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện

− Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

− Số lượng: 4 cái

− Trị giá hóa đơn 600 USD. Đơn giá hóa đơn: 150 USD/cái

− Thuế nhập khẩu

• Trị giá tính thuế (S) (do hệ thống tính): 13.830.000 VND

• Đơn giá tính thuế: 3.457.500 VND/cái

• Thuế suất: A 20%

• Số tiền thuế: 2.766.000 VND

− Nước xuất xứ: Hàn Quốc

53
− Thuế và thu khác: Thuế GTGT

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 16.596.000 VND

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 1.659.600 VND. Không có miễn giảm.

Tờ 7

• Mã số hàng hóa: 85166010. Mã HS của hàng hóa: Nồi cơm điện gia dụng Cuchen

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 30 cái

• Trị giá hóa đơn: 3.960 USD. Đơn giá hóa đơn: 132 USD/cái

54
• Trị giá tính thuế: 91.278.000 VND

• Thuế suất A 20%

• Đơn giá tính thuế: 3.042.600 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 109.533.600 VND

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 10.953.360 VND . Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 29.178.960 VND

Tờ 8

• Mã số hàng hóa: 85166010 Mã HS của hàng hóa: Nồi cơm điện gia dụng Cuchen

55
• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 30 cái

• Trị giá hóa đơn: 2.550 USD . Đơn giá hóa đơn: 85 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 58.777.500 VND

• Thuế suất: A 20%

• Đơn giá tính thuế: 1.959.250 VND/cái

• Nước xuất xứ: Trung Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 70.533.000 VND

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: . Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 18.808.800 VND

56
Tờ 9

• Mã số hàng hóa: 85166010 Mã HS của hàng hóa: Nồi cơm điện gia dụng Cuchen

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 130 cái

• Trị giá hóa đơn 3.380 USD . Đơn giá hóa đơn: 26 USD

• Trị giá tính thuế: 77.909.000 VND

• Thuế suất: A 20%

• Đơn giá tính thuế: 599.300 VND/cái

• Nước xuất xứ: Trung Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 93.490.800 VND

57
• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 9.349.080 VND . Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 24.930.880 VND

Tờ 10

• Mã số hàng hóa: 85166010 Mã HS của hàng hóa: Nồi cơm điện gia dụng Cuchen

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 50 cái

• Trị giá hóa đơn 1200 USD . Đơn giá hóa đơn: 24 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 27.660.000 VND

• Thuế suất: A 20%

58
• Đơn giá tính thuế: 553.200 VND/cái

• Nước xuất xứ: Trung Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 33.192.000 VND

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 3.319.200 VND . Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 8.851.200 VND

Tờ 11

• Mã số hàng hóa: 85166010 Mã HS của hàng hóa: Nồi cơm điện gia dụng Cuchen

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

59
• Số lượng: 50 cái

• Trị giá hóa đơn 1000 USD . Đơn giá hóa đơn: 20 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 23.050.000 VND

• Thuế suất: A 20%

• Đơn giá tính thuế: 461.000 VND/cái

• Nước xuất xứ: Trung Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 27.660.000 VND

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 2.766.000 VND . Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 7.376.000 VND

Tờ 12

60
• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện nhãn hiệu Cuckoo

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 20 cái

• Trị giá hóa đơn 3.600 USD. Đơn giá hóa đơn: 180 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 82.980.000 VND

• Thuế suất A 20%

• Đơn giá tính thuế: 4.190.000 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 99.576.000 VND là trị giá của hóa đơn

61
• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 9.957.600 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 26.553.600 VND.

Tờ 13

• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện nhãn hiệu Cuckoo

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 20 cái

• Trị giá hóa đơn 3.420 USD. Đơn giá hóa đơn: 171 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 78.831.000 VND

• Thuế suất A 20%


62
• Đơn giá tính thuế: 3.941.550 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 94.597.200 VND là trị giá của hóa đơn

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 9.459.720 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 25.225.920 VND.

Tờ 14

• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện nhãn hiệu Cuckoo

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

63
• Số lượng: 40 cái

• Trị giá hóa đơn 7.000 USD. Đơn giá hóa đơn: 175 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 161.350.000 VND

• Thuế suất A 20%

• Đơn giá tính thuế: 4.033.750 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 193.620.000 VND là trị giá của hóa đơn

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 19.362.000 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 51.632.000 VND.

64
Tờ 15

• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện nhãn hiệu Cuckoo

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 20 cái

• Trị giá hóa đơn 4.000 USD. Đơn giá hóa đơn: 200 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 92.200.000 VND

• Thuế suất A 20%

• Đơn giá tính thuế: 4.160.000 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 110.640.000 VND là trị giá của hóa đơn

65
• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 11.064.000 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 29.504.000 VND.

Tờ 16

• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: nồi cơm điện nhãn hiệu Cuckoo

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 4 cái

• Trị giá hóa đơn 764 USD. Đơn giá hóa đơn: 191 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 17.610.200 VND

• Thuế suất A 20%

• Đơn giá tính thuế:4.402.550 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

66
• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 21.132.240 VND là trị giá của hóa đơn

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 2.113.224 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 5.635.264 VND.

Tờ 17

• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: Vòng đệm bằng Sillicon nguyên
sinh

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 10 cái

• Trị giá hóa đơn 40 USD. Đơn giá hóa đơn: 4 USD/cái

67
• Trị giá tính thuế: 922.000 VND

• Thuế suất A 12%

• Đơn giá tính thuế: 92.200 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 1.032.640 VND là trị giá của hóa đơn

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 103.264 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 213.904 VND.

Tờ 18

68
• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: Vòng đệm bằng Sillicon nguyên
sinh

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 20 cái

• Trị giá hóa đơn 60 USD. Đơn giá hóa đơn: 3 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 1.383.000 VND

• Thuế suất A 12%

• Đơn giá tính thuế: 69.150 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 1.548.960 VND là trị giá của hóa đơn

• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 154.896 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 320.856 VND.

69
Tờ 19

• Mã số hàng hóa 85166010. Mã HS của hàng hóa: Ruột nồi cơm điện

• Mô tả hàng hóa: Mô tả chi tiết các đặc điểm của hàng hóa

• Số lượng: 20 cái

• Trị giá hóa đơn 200 USD. Đơn giá hóa đơn: 10 USD/cái

• Trị giá tính thuế: 4.610.000 VND

• Thuế suất A 3%

• Đơn giá tính thuế: 230.500 VND/cái

• Nước xuất xứ: Hàn Quốc

• Mã áp dụng thuế suất VB901: Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với
mức thuế suất 10%

• Trị giá tính thuế: 4.748.300 VND là trị giá của hóa đơn
70
• Thuế suất: 10%

• Số tiền thuế: 474.830 VND. Không có miễn giảm.

• Tổng tiền thuế phải nộp: 613.130 VND.

Nhận xét

− Tờ khai Hải quan có nội dung đầy đủ và chính xác, rõ ràng.

− Tờ khai Hải quan được làm trực tuyến nên việc khai báo trở nên thuận tiện.

− Các thông tin trên tờ khai trùng khớp với thông tin trên hóa đơn thương mại
và B/L về thông tin các bên, thông tin về việc vận chuyển, giá trị hàng hóa.

3.5. Thông báo trả tiền - Payment Advice (Về việc: Thực hiện lệnh chuyển tiền)
3.5.1. Cơ sở lý thuyết:
a) Khái niệm: Thông báo trả tiền (Payment Advice) là một tài liệu hoặc
thư liên lạc được gửi bởi khách hàng hoặc người mua cho các doanh
nghiệp nói rằng hóa đơn đã được thanh toán để kiểm tra vide, NEFT,
RTGS hoặc bất kỳ phương tiện chuyển tiền điện tử nào.
b) Nội dung của thông báo trả tiền: Thông báo trả tiền chứa các thông tin
về khoản thanh toán, các thông số kỹ thuật và các khoản mục liên quan,
cụ thể gồm có:
− Người gửi (Sender) và số tham chiếu (Reference): Bắt buộc, ghi rõ tên cơ
quan, số tham chiếu do ngân hàng chuyển tiền quy định
− Người nhận (Receiver): Bắt buộc, ghi rõ tên cơ quan, số tham chiếu do ngân
hàng chuyển tiền quy định
− Số tham chiếu giao dịch (Transaction reference number - TRN)
− Ngày có giá trị, mã tiền tệ, số tiền chuyển: Ngày có giá trị là ngày số tiền chính
thức được hạch toán để chuyển đi (Không hẳn là ngày người nhập khẩu nộp
hồ sơ yêu cầu chuyển tiền)

71
− Người chuyển tiền (Ordering cust): Thường ghi số tài khoản, tên và địa chỉ
người nhập khẩu.
− Ngân hàng thụ hưởng(Account with bank): Ghi mã SWIFT của ngân hàng
phục vụ người xuất khẩu
− Ngân hàng chuyển tiền (Ordering bank): Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.
Ghi mã SWIFT của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.
− Người thụ hưởng (Beneficiary customer): Thường ghi số tài khoản, tên và địa
chỉ của khách hàng
− Nội dung thanh toán (Details of payment)
− Phí chuyển tiền (Details of charges): Phí chuyển tiền do người xuất khẩu và
người nhập khẩu thoả thuận trước. Thông thường phí được chia sẻ cho 2 bên
(SHA) nghĩa là phí phát sinh ở nước nhập khẩu thì do người nhập khẩu chịu,
phí phát sinh ngoài nước nhập khẩu do người xuất khẩu chịu. Phí cũng có thể
do người nhập khẩu chịu (OUR) hoặc do người xuất khẩu chịu (BEN)
− Chỉ thị từ ngân hàng gửi điện đến ngân hàng nhận điện (Sender to receiver
information-field 72)

Quy định thông tin phụ dành cho Ngân hàng nhận điện hoặc bên khác được chỉ thị

Các code thường được sử dụng: /ACC/, /INS/, /INT/ hoặc /REC/

/ACC/: Các chỉ thị đối với Tài khoản tại ngân hàng

/INT/: Các chỉ thị đối với Ngân hàng Trung gian

/REC/: Các chỉ thị dành cho Ngân hàng nhận điện

72
3.5.2. Phân tích nội dung của thông báo trả tiền

73
74
(1) Người gửi:

Ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng

Số tham chiếu: MSCBVNVX

(2) Người nhận:

Ngân hàng Standard Chartered - NewYork

Số tham chiếu: SCBLUS33

(3) UETR: d47867b0-2d16-4b8b-abc6-51867ae80782


(4) STI: 001
(5) Số tham chiếu giao dịch: FT20329663244938
(6) Mã điện (Bank operation code): CRED
(7) Ngày có giá trị, mã tiền tệ, số tiền chuyển

• Bản thông báo về việc thực hiện lệnh chuyển tiền đầu tiên

• Ngày có giá trị: 24/11/2020

• Mã tiền tệ: USD

• Số tiền chuyển: 27469

• Bản thông báo về việc thực hiện lệnh chuyển tiền thứ hai

• Ngày có giá trị: 14/12/2020

• Mã tiền tệ: USD

• Số tiền chuyển: 11773

(8) Người chuyển tiền

75
Số tài khoản: 7261126452143

Tên: Công ty cổ phần Home Cooking Group

(Home Cooking Group Joint Stock Company)

Địa chỉ: Số 11 ngõ 71, Đỗ Quang, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

(9) Ngân hàng chuyển tiền: Mã Swift: MSCBVNVX001


(10) Ngân hàng thụ hưởng: Mã Swift: JEONKRSE
(11) Khách hàng thụ hưởng
Số tài khoản: 1083010346180
Tên: SEIN GLOBAL CO., LTD (Công ty trách nhiệm hữu hạn SEIN GLOBAl)
Địa chỉ: 2F, 1 Ohdujeong-Gil, quận Wansan-Gu, thành phố Jeonju-Si, tỉnh
Jeollabuk-Do, Hàn Quốc
(12) Nội dung thanh toán
− Ở bản thông báo trả tiền đầu tiên:

/RFB/PMT 70PCT FOR CONTRACT:

11/2020/HD/SGB-HOMECOOKING

− Ở bản thông báo trả tiền thứ hai:

/RFB/BALANCE PMT 30PCT CONTRACT NO 11/2020/HD/SGB-


HOMECOOKING

− Lô hàng này được thanh toán 2 lần, lần thứ nhất được chuyển trước 70% và
phần 30% còn lại được chuyển vào đợt sau.
(13) Phí chuyển tiền: OUR (Phí do người nhập khẩu chịu)
(14) Chỉ thị từ ngân hàng gửi điển đến ngân hàng nhận điện: /REC/GTYOUR/
Nhận xét:

76
− Các thông báo trả tiền trên có tương đối đầy đủ các chi tiết cần thiết để người
đọc và người xử lý thông tin dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ. Chúng đã bám sát
motip của lệnh chuyển tiền.

− Quan trọng nhất, các thông báo trên đã thể hiện được mục đích “ xác nhận hóa
đơn đã được thanh toán”, như vậy lô hàng có thể được kiểm tra vide, NEFT,
RTGS hoặc bất kỳ một cách thuận lợi.

77
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
4.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Vì
thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để
thực hiện hợp đồng đó.

Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng phải xin phép nhập khẩu. Tùy theo quy định
từng quốc gia và tùy từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng phải xin phép nhập khẩu
cũng khác nhau. Nếu mặt hàng nằm trong diện phải xin phép NK quốc gia đó, đơn vị
kinh doanh bắt buộc phải xin phép mới có thể thực hiện được hợp đồng NK.

Tại Việt Nam, nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động được thiết kế để nấu cơm
bằng cách hấp hơi gạo. Doanh nghiệp nhập khẩu không phải xin giấy phép nhập khẩu
trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện.

4.2. Ký hợp đồng và thanh toán lần 1


a) Ký hợp đồng
Công ty cổ phần Home Cooking Group và Công ty TNHH SEIN GLOBAL cùng
thỏa thuận ký hợp đồng mua bán vào ngày 18/11/2020.

Theo hợp đồng quy định:

− Phương thức thanh toán: 100% bằng điện T/T ((Telegraphic Transfer)

− Bên mua sẽ thanh toán đơn hàng thành 2 đợt:


Đợt 1: Thanh toán đặt cọc trước 70% giá trị đơn hàng,
Đợt 2: Thanh toán 30% cuối khi hàng về đến cảng Hải Phòng và bên bán nhả
vận đơn cho bên mua.

Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan:

− Người trả tiền hoặc người chuyển tiền:

Công ty cổ phần Home Cooking Group

78
Địa chỉ: số 11, Ngõ 71 phố Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội, Việt Nam.

Tax code/ MST: 0102368096

− Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền:

Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Trần Duy Hưng.

Tài khoản số: 7261126452143.

Mã SWIFT: MSCBVNVX

− Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền:

Ngân hàng Jeonbuk Bank

Địa chỉ ngân hàng: 669-2, Geumam-dong, Deokjin-gu, Jeollabuk-do, Korea.

Mã SWIFT: JEONKRSE.

Account No: 1083-01-0346180 (USD).

− Người hưởng lợi:

Công ty TNHH SEIN GLOBAL

Địa chỉ: 2F, 1 Ohdujeong-gil, Wansan-gu, Jeonju-si, Jeollabuk-do, Korea.

− Ngân hàng trung gian:


Standard Chartered Bank, NewYork
Mã SWIFT: SCBLUS33
b) Quy trình thanh toán:

Ngày 24/11/2020, Công ty cổ phần Home Cooking Group thanh toán lần một 70% giá
trị hợp đồng bằng điện chuyển tiền sau khi ký hợp đồng, trước khi hàng lên tàu. Thanh
toán qua hệ thống SWIFT.

79
- Bước 1: Người mua làm đơn đề nghị mở TT và giấy yêu cầu mua ngoại tệ gửi
ngân hàng MB

- Bước 2: Sau khi kiểm tra, yêu cầu hợp lệ và người mua có đủ khả năng thanh
toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người mua để chuyển tiền (gián tiếp thông
qua ngân hàng trung gian)

- Bước 3: Ngân hàng người thụ hưởng chuyển tiền cho người thụ hưởng và gửi
giấy báo cho đơn vị đó.

4.3. Thuê tàu và bảo hiểm:


Thuê tàu
Theo hợp đồng với điều kiện cơ sở giao hàng CFR Incoterm 2010, người thuê tàu là bên
bán: Công ty TNHH SEIN GLOBAL. Hợp đồng vận tải được người bán ký với hãng
tàu để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm giao hàng đến địa điểm được chỉ định tại cảng
đến đã thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán. Người bán có nghĩa vụ thuê tàu phù hợp và
chi trả chi phí vận chuyển chặng chính.

Theo vận đơn B/L số hiệu ANBHPH20110148 mà người bán cung cấp, hàng được vận
chuyển bằng tàu chuyên chở container có trọng tải lớn:

- Tên tàu: KMTC Ulsan

- Chuyến: V.2024S

- Số hiệu 00LU1270477 / 00LFWS5036.

- Số lượng và loại kiện hàng: 279 CTN & 20’ DV x 1

- Trọng lượng tổng (Gross Weight): 2714000 Kg

- Thể tích (Measurement): 19620 CBM

- Cảng bốc hàng: Busan, Hàn Quốc

- Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam

80
Hãng tàu có trách nhiệm kiểm đếm, sắp xếp, niêm phong container và vận chuyển
đến cảng quy định. Các khoản này đã được tính trong chi phí vận chuyển mà HOME
COOKING đã chi trả.

Bảo hiểm:
- Theo điều kiện CFR Incoterm 2010, người bán không có trách nhiệm mua bảo
hiểm.

- Người mua là Công ty cổ phần Home Cooking Group không mua bảo hiểm vì
thời gian giao hàng không quá dài, giá trị hàng không lớn, công ty sẵn sàng chịu
rủi ro nếu có trong quá trình vận chuyển.

4.4. Thủ tục nhận hàng


Người bán ủy thác cho Công ty TNHH Best Care Shipping đại diện ở VN làm người
giao nhận (Forwarder).
Mã số thuế: 031338006 – 002
Địa chỉ: P703, Tòa nhà Thời báo kinh tế Việt Nam, số 98 Hoàng Quốc Việt, phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Ngày 06/12/2020, hãng tàu Ulsan gửi “GIẤY BÁO HÀNG ĐẾN” cho Forwarder,
thông báo về việc hàng đã về đến cảng Hải Phòng.

- Ngày 14/12/2020, bên người mua thanh toán 30% còn lại cho công ty xuất khẩu
để công ty XK thông báo với hãng tàu nhả D/O (lệnh nhận hàng) cho bên
Forwarder.

- Sau khi thanh toán xong, bên công ty XK gửi lại cho công ty NK vận đơn đường
biển bằng cách scan bản cứng và gửi bản mềm qua email. Bên NK tổng hợp toàn
bộ chứng từ giao cho bên Forwarder để tiến hành làm thủ tục hải quan.

81
4.5 Thủ tục hải quan
Công ty cổ phần Home Cooking Group thực hiện nhiệm vụ khai báo hải quan thông qua
phần mềm khai hải quan điện tử và nộp thuế bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT

Sau khi thông tin hồ sơ hải quan được nhập vào máy tính, thông quan được tự động xử
lý theo chương trình quản lý rủi ro Hải quan và đưa mức độ kiểm tra.

82
- Mức (1) - luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa

- Mức (2) - luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

- Mức (3) - luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (toàn bộ
lô hàng hoặc 10% lô hàng hoặc 5% lô hàng)

Sau khi khai báo Hải quan, cơ quan Hải quan phân lô hàng vào luồng đỏ. Cơ quan Hải
quan yêu cầu kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa thực tế.

4.5.1 Về kiểm tra chi tiết hồ sơ:


Hồ sơ Hải quan bao gồm

- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính

- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản
sao

- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao

- Phiếu đóng gói hàng hóa: 01 bản chính và 01 bản sao

- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản
chính của các bản có ghi chữ copy.

- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính
nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập
khẩu nhiều lần.

- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan
kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

- Tờ khai trị giá: khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử
hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai
hải quan giấy).

83
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng
dữ liệu điện tử.

Bên cạnh hồ sơ hải quan, chủ hàng hoặc người làm thủ tục hải quan phải xuất trình cho
nhân viên hải quan các giấy tờ chứng minh tư cách của chủ hàng, bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận Mã số thuế: bản gốc nếu
giao dịch lần đầu, bản copy nếu trước đó đã từng làm thủ tục hải quan

- Giấy giới thiệu của cơ quan

- Thẻ làm thủ tục hải quan

Sau khi kiểm tra hồ sơ thì Hải quan hẹn Doanh nghiệp thực hiện tham vấn giá vào ngày
24/12/2020. Kết quả trả về cho thấy giá từng mặt hàng trong lô hàng đều được Hải quan
chấp nhận.

4.5.2. Về kiểm tra hàng hóa thực tế:


Khi hàng về đến cảng, cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp đưa các container hàng
hoá đến nơi bãi được chỉ định. Cơ quan hải quan cử người xuống tận nơi, tiến hành cắt
chì niêm phong và bắt đầu kiểm tra lô hàng. Thực tế cho thấy lô hàng của DN đạt yêu
cầu về quy định tên hàng và mã số HS đúng với hồ sơ khai báo và mã HS quy định, số
lượng lô hàng, chất lượng hàng hoá, giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu lô hàng,
xuất xứ hàng hoá, hải quan phân lại lô hàng vào luồng xanh và tiến hành làm thủ tục hải
quan.

● Forwarder trả phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản

84
- Mang biên lai lại nộp phí, 3 bản D/O cùng Commercial Invoice và Packing list
đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây
lưu 1 bản D/O

- Mang 2 bản D/O còn lại đến kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ lại
1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.

Bên Forwarder nhận hàng nhưng lúc này hàng đang ở trong kho của hàng tàu bên trong
cảng.

Sau khi hoàn thành các thủ tục hàng nhập khẩu nhận quyết định thông quan, bên
Forwarder có lệnh giao hàng D/O và tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực Hải quan
giám sát thì sẽ đưa hàng về cơ sở của mình. Sau đó, bên công ty Home Cooking thanh
toán chi phí cho bên Forwarder để đưa hàng về.

4.5.3. Lấy kết quả kiểm định hàng hóa


− Sau khi đưa hàng về tạm bảo quản tại kho của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tiến hành
bước lấy mẫu mang đi kiểm tra hiệu suất năng lượng và chất lượng. Theo tinh thần nghị
định 200/CP ngày 31/12/1973 và thông tư liên bộ giao thông vận tải-ngoại thương số

85
52/TTLB ngày 25/1/1975 thì hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu phải được kiểm tra
kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình tiến hành công việc đó.

− Cơ quan ga, cảng phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương
tiện vận chuyển. Nếu hàng có tổn thất hoặc xếp không theo lô, vận đơn thì cơ quan giao
thông mời bên giám định lập biên bản giám định dưới tàu. Nếu hàng chuyên chở mà bị
thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

− Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn phải lập thư dự
kháng nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất phải yêu cầu công ty bảo
hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủi ro đã mua bảo hiểm.

Ngày 07/03/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2006/QĐ-TTG quy
định cụ thể danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và 08 Bộ liên quan chịu trách
nhiệm kiểm tra chất lượng hàng NK với hàng thuộc phạm vi quản lý của mình.

Quyết định 3482/QĐ-KHCN ngày ban hành 8 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và
Công Nghệ ban hành công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công
Nghệ.

Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 về việc ban hành QCVN


4:2009/BKHCN, có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đối với thiết bị điện số thứ tự từ 1 đến 6
của Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 4:2009/BKHCN.

Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” (Danh mục hàng hóa nhập khẩu
phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-
BKHCN)

86
Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN
ngày 16/6/2017

Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 quy định danh mục dán nhãn
năng lượng và lộ trình thực hiện

Như vậy, mặt hàng nồi cơm điện nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo
QCVN 4:2009/BKHCN và dán nhãn năng lượng

Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp
cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không
cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản .

Vì vậy, nếu doanh nghiệp có sẵn mẫu tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm Hiệu
suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi để được thông
quan lô hàng. Mẫu sẽ được test ở Trung tâm 1 (Quatest 1) hoặc Trung tâm 3 (Quatest 3),
hoặc Vinacomin để thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng
lượng có giá trị vô thời hạn cho modem cùng chủng loại.

Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với
xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng.

Sau khi kiểm tra hàng không có tổn thất, công ty Home Cooking Group viết đơn xin đưa
hàng về bảo quản (dd/mm/yyyy). Ngày dd/mm/yyyy, Công ty Home Cooking Group
thuê công ty vận tải chở hàng về Hà Nội (có hóa đơn kèm theo).

87
KẾT LUẬN

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang dần nỗ lực trên con đường hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu để hòa mình vào xu thế chung của thời đại. Trong giao
dịch thương mại quốc tế, việc phân tích chính xác và hiểu rõ hợp đồng được đánh giá là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn tới một thương vụ mua bán thành công.
Việc phân tích hợp đồng là hết sức cần thiết cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu
nói chung, các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác nói riêng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một
cách có hệ thống và nền tảng.

Qua quá trình phân tích, đánh giá nội dung hợp đồng và tái hiện lại các bước trong quy
trình thực hiện hợp đồng, nhóm chúng em đã cơ bản nắm được quy trình và cách thức
thực hiện một hợp đồng, nội dung và hình thức để xây dựng một bộ hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Chúng em cũng đã hiểu rõ về tầm quan trọng của hợp đồng trong việc
giúp đỡ các doanh nghiệp có thể chuẩn bị được những chứng từ, tài liệu cần thiết trong
quá trình giao nhận hàng hóa, làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, nhờ đó mà chúng
em được mở mang nhiều hơn những kiến thức về quá trình thực hiện một giao dịch
thương mại quốc tế để có thể phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc sau
này.

Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu sót
trong bài tiểu luận, chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét từ thầy để bài làm
của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

88
89

You might also like